Tải bản đầy đủ (.docx) (116 trang)

XÂY DỰNG BÀI TẬP PHÁT TRIỂN LÒNG TỰ TRẮC ẨN CHO SINH VIÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 116 trang )

XÂY DỰNG BÀI TẬP PHÁT TRIỂN LÒNG TỰ TRẮC ẨN CHO SINH VIÊN
Nguyễn Hồng Huân, Trần Văn Toản, Trần Thị Diễm Quỳnh, Trần Thu Hạnh

Các cơng trình nghiên cứu cho thấy lịng tự trắc ẩn là một cơng cụ hữu ích có thể giúp sinh viên
cải thiện sức khỏe tâm thần và nâng cao đời sống. Các nghiên cứu cho thấy lịng tự trắc ẩn có
thể rèn luyện được thơng qua các chương trình can thiệp thời gian dài bao gồm nhiều bài tập và
các hoạt động thiền, và cũng có nghiên cứu ghi nhận được hiệu quả nâng cao LTTA chỉ bằng
một bài tập. Nhóm nghiên cứu đã ghi nhận được tám bài tập độc lập của tác giả Neff trên trang
web chính thức của tác giả.
Từ những bài tập rèn luyện LTTA đã có sẵn, nhóm nghiên cứu tiến hành phân tích sau đó xây
dựng sáu bài tập rèn luyện LTTA cho SV và tiến hành khảo sát. Kết quả cho thấy bài tập “Tâm
sự cùng điện thoại” được các khách thể đánh giá cao nhất. Từ đó, nhóm nghiên cứu tiến hành
thực nghiệm thử nghiệm hiệu quả của bài tập.
Kết quả của nghiên cứu thử nghiệm bài tập rèn luyện LTTA cho sinh viên, có thể có những kết
luận sơ bộ sau:
-

Bài tập có sự tác động nhất định đến với LTTA của các nghiệm thể.

-

Bài tập có sự tác động khiến mức độ lo âu của các nghiệm thể tăng lên và giảm mức độ căng
thẳng qua thời gian. Chỉ có mức độ trầm cảm được bài tập tác động có ý nghĩa khiến cho có sự
biến thiên theo thời gian. Nhìn chung LTTA tăng sau thực nghiệm nhưng sau đó lại giảm mạnh
sau theo dõi một tuần. Hiện tượng này được tác giả Neff giải thích rằng các thành tố tiêu cực
đang được “lọc” ra khỏi các khách thể.

-

Thu ý kiến của các khách thể sau khi thực hiện bài tập cho thấy các khách thể hài lòng với bài
tập ở mức độ cao, và có những góp ý giúp bài tập hồn thiện hơn.




MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC BẢNG
STT
1

Bảng
1.1

2

1.2

3

1.3

4

1.4

5

1.5

6

2.1


7

2.2

8

2.3

9

2.4

Tiêu đề
Bảng đối chiếu cấu trúc của lòng trắc ẩn và cấu trúc của
lòng tự trắc ẩn
Bảng tóm tắt một số nghiên cứu tương quan giữa lịng tự
trắc ẩn và các hiện tượng tâm lý tích cực
Bảng tóm tắt một số nghiên cứu tương quan giữa lòng tự
trắc ẩn và các hiện tượng tâm lý tiêu cực
Bảng tóm tắt chỉ số tương quan giữa các mặt của LTTA với
nhau và với LTTA trong nghiên cứu của Beard, Eames &
Withers (2017) và Neff et al. (2018)
Khái niệm, biểu hiện và ý nghĩa của cấu trúc ba mặt đối lập
của LTTA ở SV
Nội dung theo thang điểm likert 5 mức của bảng hỏi khách
thể khảo sát
Số điểm trung bình tương ứng với từng mức độ của bảng
hỏi khách thể khảo sát
Số điểm trung bình tương ứng với từng mức độ của bảng

hỏi nghiệm thể
Các tiểu thang đo và mệnh đề tương ứng của thang đo SCS-

Trang
22
24
27
30
34
45
45
46
47


10
11

2.5
2.6

12

2.7

13
14
15

2.8

2.9
2.10

16

2.11

17
18
19

2.12
2.13
2.14

26
Các mức độ điểm của thang đo SCS-26
Các tiểu thang đo và mệnh đề tương ứng của thang đo
DASS-21
Các mức độ điểm của từng tiểu thang đo của thang đo
DASS-21
Phân bố khách thể khảo sát
Nhận thức của khách thể về khái niệm LTTA
Phân tích tám bài tập rèn luyện LTTA của tác giả Neff trên
trang web chính thức của tác giả
Điểm trung bình các đánh giá về các bài tập của các khách
thể
Mức độ LTTA và các thành tố qua các giai đoạn
Mức độ trầm cảm, lo âu và căng thẳng qua các giai đoạn
Đánh giá của khách thể về bài tập sau thực nghiệm


47
48
48
51
53
57
61
63
68
70

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH, BIỂU ĐỒ
STT Biểu đồ
Tiêu đề
1
2.1
Biểu đồ mức độ LTTA của các nhóm qua các giai đoạn

Trang
65


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT

Viết đầy đủ

Viết tắt


1

Điểm trung bình

ĐTB

2

Độ lệch chuẩn

ĐLC

3

Lịng tự trắc ẩn

LTTA

4

Sinh viên

SV

5

Thành phố Hồ Chí Minh

TP.HCM



5
TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1. Lý do chọn đề tài
Thống kê từ Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia (National Institute of Mental Health) của
Hoa Kỳ năm 2018, 30% dân số Việt Nam đang mắc phải các rối loạn sức khỏe tâm thần, trong
đó 25% đang đối mặt với trầm cảm; và theo Bộ Y tế, 15% dân số Việt Nam đang mắc các rối
loạn tâm thần liên quan đến căng thẳng (Dân Trí International, 2018). Những số liệu trên cho
thấy sức khỏe tâm thần luôn là chủ đề cần phải được quan tâm. Đặc biệt đối với các sinh viên,
tầng lớp trí thức và đang tham gia vào lực lượng lao động trẻ, nhưng thường xuyên gặp phải
các khó khăn trong cuộc sống, cần phải quan tâm nhiều hơn hết. Do đó, cần thiết có những
cơng cụ, kỹ năng giúp phòng ngừa và can thiệp giúp các sinh viên bảo vệ và chăm sóc sức khỏe
tâm thần của mình.
Một cơng cụ hữu ích là lịng tự trắc ẩn (self-compassion), có thể giúp các sinh viên cải thiện
sức khỏe tâm thần của mình. Một số tác dụng của lịng tự trắc ẩn có thể kể đến như giữ được
động lực cao sau khi thất bại (Neff, Hseih, & Dejitthirat, 2005), có những hành vi tích cực hơn
trong các mối quan hệ (Neff & Beretvas, 2013), nâng cao lòng tự trọng (Reilly, Rochle, &
Awad, 2013; Marshall & Brockman, 2016), giảm căng thẳng (Bluth, Roberson, & Gaylord,
2015; Hu, Wang, Sun, Arteta-Garcia, & Purol, 2018), làm giảm mức độ trầm cảm (Marshall &
Brockman, 2016), giảm mức độ lo âu (Marshall & Brockman, 2016; Cȃndea & SzentágotaiTătar, 2018), và nâng cao hạnh phúc (Neff & McGeeHee, 2010). Nhìn chung, lịng tự trắc ẩn có
tương quan thuận với các hiện tượng tâm lý tích cực và tương quan nghịch với các hiện tượng
tâm lý tiêu cực có thể giúp các SV cải thiện sức khỏe tâm thần và nâng cao đời sống.
Năm 2019, nhóm tác giả Nguyễn Hồng Huân, Trần Văn Toản, Trần Thu Hạnh và Trần Thị
Diễm Quỳnh đã bước đầu xây dựng ứng dụng phát triển lòng tự trắc ẩn dành cho sinh viên
trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh bằng cách kết hợp những nguồn lực có sẵn.
Tuy nhiên, những nguồn lực này khơng có các bài tập được chỉ định dành riêng cho sinh viên
và được thử nghiệm độ hiệu quả, cũng như độ phù hợp với hứng thú và đặc điểm tâm lý của
sinh viên. Từ đó, đặt ra nhu cầu xây dựng bài tập giúp rèn luyện LTTA dành riêng cho đối
tượng là SV.



6
Từ những cơ sở trên, đề tài “Xây dựng bài tập rèn luyện lòng tự trắc ẩn cho sinh viên”
được xác lập.
2. Mục đích nghiên cứu
Xây dựng bài tập giúp rèn luyện LTTA dành cho SV.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận liên quan đến đề tài như: lòng trắc ẩn, lòng tự trắc ẩn, bài tập
rèn luyện, bài tập rèn luyện LTTA,…
- Xây dựng bài tập giúp rèn luyện LTTA cho SV.
- Thử nghiệm hiệu quả bài tập rèn luyện LTTA cho SV.
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: bài tập rèn luyện LTTA cho SV.
- Khách thể nghiên cứu chính là 88 SV của các trường đại học trên địa bàn TP.HCM.
5. Giả thuyết khoa học
- Việc xây dựng bài tập rèn luyện LTTA cho SV là khả thi.
- Nếu xây dựng bài tập rèn luyện LTTA phù hợp thì bài tập sẽ giúp cho SV đạt hiệu quả giúp
nâng cao LTTA cho SV sau khi thực hiện.
6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu chỉ tập trung vào xây dựng bài tập rèn luyện LTTA dành cho SV dựa trên khảo
sát đánh giá từ các SV.
- Bài tập rèn luyện LTTA được thực nghiệm kiểm nghiệm độ hiệu quả trong 2 tuần.
- Phạm vi khách thể nghiên cứu chính là 88 SV trên địa bàn TP.HCM.
7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp luận
7.1.1. Quan điểm hệ thống – cấu trúc
Quan điểm hệ thống – cấu trúc được thể hiện ở các chỉ báo nghiên cứu của đề tài. Nội dung
đề tài được xây dựng theo cấu trúc thống nhất với nhau xuyên suốt đề tài. Vận dụng quan điểm



7
hệ thống cấu trúc để xây dựng khung lý luận của đề tài và nghiên cứu được tiến hành trên cấu
trúc đã xác lập.
7.1.2. Quan điểm thực tiễn
Đề tài được xây dựng dựa trên nhu cầu thực tiễn về rèn luyện LTTA dành cho sinh viên. Các
số liệu thu thập được đều là số liệu từ thực tiễn nghiên cứu thông qua khảo sát và thực nghiệm.
7.2. Phương pháp nghiên cứu
7.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
7.2.1.1. Mục đích
Thu thập thông tin khoa học trên cơ sở nghiên cứu văn bản, tài liệu đã có bằng các thao tác
tư duy logic rút ra kết luận khoa học cần thiết, xây dựng cơ sở lý luận của đề tài.
7.2.1.2. Cách tiến hành
- Nghiên cứu văn bản, tài liệu lý luận về các thuật ngữ khoa học: lòng trắc ẩn, lòng tự trắc
ẩn, bài tập rèn luyện, bài tập rèn luyện lòng tự trắc ẩn.
- Sắp xếp các tài liệu, thông tin, lý thuyết đã thu thập được để tạo thành một hệ thống lý
thuyết đầy đủ, sâu sắc, có tính logic, chặt chẽ về các vấn đề trên.
7.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.2.1. Phương pháp trắc nghiệm
a. Mục đích
- Đo lường mức độ lòng tự trắc ẩn của các SV.
- Đo lường mức độ trầm cảm, lo âu và căng thẳng của SV đại học để xem xét tác động của
bài tập rèn luyện LTTA.
b. Cách tiến hành
- Sử dụng thang đo lòng tự trắc ẩn SCS-26 của các tác giả Neff (2003a) đã được các tác Trần
Thu Hương và Trần Minh Điệp (2017) thích ứng tại Việt Nam vào năm 2017;
- Sử dụng thang đo trầm cảm, lo âu và căng thẳng DASS-21 (Lovibond & Lovibond, 1995)
đã được chuẩn hóa tại Việt Nam bởi tác giả Trần Đức Thạch và các cộng sự vào năm 2013.


8

7.2.2.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
a. Mục đích
- Khảo sát đánh giá của SV về các bài tập rèn luyện LTTA;
- Khảo sát trải nghiệm của các khách thể thực hiện thực nghiệm kiểm định mức độ hiệu quả
của bài tập rèn luyện LTTA.
b. Cách tiến hành
Dựa trên cơ sở lý luận của đề tài và các phương pháp luận để xây dựng bảng hỏi phù hợp với
mục đích khảo sát đánh giá của SV về các bài tập rèn luyện LTTA và các trải nghiệm của các
khách thể sau khi thực hiện thực nghiệm kiểm định mức độ hiệu quả của bài tập rèn luyện
LTTA.
7.2.2.3. Phương pháp phỏng vấn
a. Mục đích
Thu thập ý kiến của sinh viên tham gia thực nghiệm bài tập rèn luyện lòng tự trắc ẩn để làm
rõ thêm thực trạng hứng thú, khả năng áp dụng và mức độ hài lòng về bài tập.
b. Cách tiến hành
- Xác định đối tượng cần được phỏng vấn, chuẩn bị trước nội dung câu hỏi để phỏng vấn,
chọn địa điểm thích hợp để phỏng vấn và ghi chép cẩn thận;
- Soạn thảo hợp đồng phỏng vấn, thỏa thuận qua email;
- Gặp gỡ, trao đổi với sinh viên để làm rõ thêm thực trạng hứng thú, khả năng áp dụng và
mức độ hài lòng về bài tập.
7.2.2.4. Phương pháp chuyên gia
a. Mục đích
Tham khảo ý kiến chuyên gia về những tiêu chí cần có để đánh giá một bài tập.
b. Cách tiến hành
(1) Xây dựng tiêu chí chọn chuyên gia;
(2) Chọn chuyên gia;


9
(3) Liên lạc với chuyên gia và phỏng vấn;

7.2.2.5. Phương pháp nghiên cứu ứng dụng
a. Mục đích
Xây dựng bài tập độc lập giúp rèn luyện LTTA cho SV.
b. Cách tiến hành
(1) Phân tích các bài tập có sẵn của tác giả Neff và chọn ra những điểm chung cốt lõi;
(2) Tiến hành lên ý tưởng, xây dựng và đề xuất bài tập rèn luyện LTTA cho SV dựa trên
những phân tích đã có;
(3) Phỏng vấn sơ bộ một vài SV để chỉnh sửa các bài tập và hoàn thiện;
(4) Khảo sát đại trà để chọn ra bài tập được SV đánh giá cao nhất;
(5) Tiến hành thực nghiệm xem xét mức độ hiệu quả của bài tập. Quan sát các vấn đề xảy ra
(nếu có) và tiến hành cải tiến, chỉnh sửa bài tập.
7.2.2.6. Phương pháp thực nghiệm
a. Mục đích
Thử nghiệm mức độ hiệu quả của bài tập rèn luyện LTTA dành cho SV.
b. Mô tả
Biến số độc lập: bài tập rèn luyện LTTA “Tâm sự với điện thoại”
Biến số phụ thuộc: kết quả rèn luyện LTTA và các hiện tượng tâm lý khác (trầm cảm, lo âu
và căng thẳng) của các khách thể sau thực nghiệm
Khách thể thực nghiệm: 12 sinh viên trên địa bàn TP.HCM.
b. Cách tiến hành
- Sàng lọc nghiệm thể, loại trừ các nghiệm thể có mức độ trầm cảm, lo âu và căng thẳng
nặng theo thang DASS-21;
- Chia khách thể thành hai nhóm: nhóm thực nghiệm được thực hiện bài tập mỗi ngày và
nhóm đối chứng khơng thực hiện bài tập, mỗi nhóm gồm 1 nam và 5 nữ.


10
- Tiến hành đo lường mức độ LTTA bằng thang đo SCS-26, và mức độ trầm cảm, lo âu và
căng thẳng bằng thang đo DASS-21 của nghiệm thể trước và sau thực nghiệm và sau khi theo
dõi 1 tuần.

7.2.3. Phương pháp thống kê toán học
Phần mềm IBM SPSS Statistics 24 sẽ được dùng để xử lí những dữ kiện thu thập, phục vụ
cho việc phân tích số liệu cũng như đảm bảo tính khách quan của q trình nghiên cứu.
7.2.3.1. Mục đích
Đề tài sử dụng phương pháp thống kê tốn học để xử lý và phân tích các số liệu thu thập
được từ bảng hỏi, nhằm định lượng các kết quả nghiên cứu.
7.2.3.2. Nội dung nghiên cứu
- Thống kê mô tả: tính tổng, trị số trung bình, tần số, tỉ lệ phần trăm.
- Kiểm nghiệm ANOVA lặp một chiều
7.2.3.3. Cách tiến hành
Sử dụng phần mềm IBM SPSS Statistics 24 để xử lý các dữ kiện thu được phục vụ cho việc
phân tích số liệu trong q trình nghiên cứu.
8. Đóng góp mới của đề tài
- Hệ thống hóa một số khái niệm: bài tập rèn luyện LTTA, xây dựng bài tập rèn luyện LTTA
dành cho SV,…
- Xây dựng sáu bài tập độc lập rèn luyện LTTA và đánh giá hiệu quả của một bài tập rèn
luyện LTTA dành cho SV.


11
CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BÀI TẬP RÈN LUYỆN LÒNG TỰ TRẮC ẨN CỦA SINH
VIÊN
1.1. Lịch sử nghiên cứu về bài tập rèn luyện lòng tự trắc ẩn
1.1.1. Lịch sử nghiên cứu về bài tập rèn luyện lòng tự trắc ẩn trên thế giới
Các tác giả Shapiro, Astin, Bishop và Cordova (2005) đã tiến hành một can thiệp dựa trên
chánh niệm để giảm căng thẳng dài tám tuần, mỗi tuần một phiên dài hai giờ, bao gồm các nội
dung: (1) thiền ngồi (sitting mediation – nhận thức về các giác quan, cảm xúc và suy nghĩ trong
khi tập trung vào hơi thở), (2) quét cơ thể (body scan – dịch chuyển sự chú ý đến từng bộ phận
trên cơ thể), (3) Hatha yoga – các tư thế yoga giúp gia tăng nhận thức và tăng cường hệ thống

xương khớp, và (4) thiền thở ba phút (three-minute breathing space – tập trung vào hơi thở, cơ
thể và những gì diễn ra trong hiện tại) được triển khai bởi một nhà tâm lý học lâm sàng có
chun mơn. Khách thể tham gia nghiên cứu là các nhà chăm sóc sức khỏe (healthcare
professionals) như y tá, nhà tâm lý học hay nhà trị liệu, được chia thành hai nhóm gồm nhóm
can thiệp gồm 10 khách thể được nhận can thiệp, và nhóm chờ can thiệp (wait-list) gồm 18
khách thể được nhận can thiệp ngay sau nhóm can thiệp. Nhóm can thiệp có mức độ LTTA
(16.48) thấp hơn hẳn so với nhóm chờ (19.51) nhưng có sự cải thiện rõ rệt (20.15) hơn nhóm
chờ được can thiệp (20.07). Theo các tác giả, nghiên cứu chưa đủ dữ liệu để giải thích những
sự thay đổi trong số liệu và cần được nghiên cứu thêm (Shapiro, Astin, Bishop & Cordova,
2005).
Các tác giả Albertson, Neff và Dill-Shackleford (2014) đã thực hiện can thiệp dài ba tuần,
trong đó mỗi tuần khách thể sẽ được nhận một podcast hướng dẫn thiền dài 20 phút theo chủ đề
từng tuần là: (1) quét cơ thể cách trắc ẩn (compassionate body scan), (2) thở theo cách đầy cảm
xúc (affectionate breathing), và (3) lòng tốt và yêu thương (loving-kindness), và được yêu cầu
nghe mỗi ngày một lần trong cả tuần. Khách thể nghiên cứu gồm 98 phụ nữ có độ tuổi trung
bình là 38.42 ở nhóm can thiệp và 130 phụ nữ có độ tuổi trung bình là 36.42 ở nhóm đối
chứng. Kết quả cho thấy ở nhóm can thiệp, ĐTB LTTA tăng từ 2.65 trước can thiệp lên 3.15
sau can thiệp, có sự thay đổi rõ rệt hơn so với nhóm đối chứng chỉ tăng từ 2.62 đến 2.74. Các


12
tác giả kết luận rằng rèn luyện lòng tự trắc ẩn là phương pháp hữu dụng giúp cải thiện hình ảnh
cơ thể ở phụ nữ trung niên (Albertson, Neff & Dill-Shackleford, 2014).
Nghiên cứu năm 2015 của các tác giả Bluth, Roberson và Gaylord trên 28 thanh thiếu niên
có độ tuổi từ 10 – 18 tuổi, sử dụng chương trình can thiệp chánh niệm “Learning to
BREATHE”, chương trình gồm sáu tuần gồm một buổi gặp mặt dài 1.5 giờ mỗi tuần, trong đó
khách thể sẽ được hướng dẫn cách luyện tập chánh niệm theo chủ đề riêng từng tuần. Kết quả
cho thấy ĐTB LTTA tăng từ 2.85 trước can thiệp lên 3.16 sau can thiệp. Các tác giả kết luận
rằng can thiệp chánh niệm có thể là phương pháp tốt cải thiện cảm xúc và giảm căng thẳng ở
các thanh thiếu niên (Bluth, Roberson & Gaylord, 2015).

Năm 2016, các tác giả Finlay-Jones, Kane và Rees đã thực hiện chương trình can thiệp nâng
cao LTTA cho 37 SV cao học Tâm lý học đang công tác lâm sàng ở Úc (89% khách thể là nữ).
Chương trình can thiệp được thực hiện trên mạng dài 6 tuần, với nội dung mỗi tuần bao gồm:
(1) giới thiệu về LTTA và một số bài tập ngắn, (2) giới thiệu về chánh niệm và một số bài tập
chánh niệm, (3) giới thiệu về lòng nhân ái với bản thân và một số bài tập, (4) giới thiệu về tính
tương đồng nhân loại và một bài tập, (5) giới thiệu về việc ứng dụng LTTA để đối phó với các
cảm xúc tiêu cực, và (6) giới thiệu về việc tích hợp LTTA vào bối cảnh lâm sàng. Kết quả cho
thấy, sau can thiệp, với số lượng khách thể chỉ còn 20, ĐTB LTTA tăng từ 2.76 lên 3.43, và sau
đó tăng lên 3.49 sau khi theo dõi 12 tuần với số lượng khách thể chỉ còn là 13. Bên cạnh đó,
ĐTB mức độ trầm cảm đo bằng thang DASS-21 giảm từ 7.40 xuống 4.00 và giữ nguyên sau
khi theo dõi, tất cả đều ở mức độ bình thường. ĐTB mức độ lo âu cũng giảm từ 5.24 xuống
3.50 và sau đó là 1.64, cũng đều ở mức bình thường. ĐTB mức độ stress giảm từ 15.13, mức
độ nhẹ, xuống 9.10 và sau đó là 8.92, mức độ bình thường. Nghiên cứu cho thấy chương trình
can thiệp của tác giả thành công trong việc nâng cao LTTA trên nhóm đối tượng là những người
có chun mơn về lâm sàng (Finlay-Jones, Kane & Rees, 2016)
Các tác giả Wong và Mak (2016) đã tiến hành thực nghiệm dài ba ngày viết trên 112 sinh
viên Hồng Kơng, chia thành 2 nhóm: nhóm thực nghiệm viết về trải nghiệm theo khung ba mặt
của lịng tự trắc ẩn, nhóm thứ hai là nhóm đối chứng viết tự do về những gì đã làm và những gì
sắp làm. Bài tập viết theo khung ba mặt của LTTA của các tác giả được xây dựng trên bài tập
của tác giả Neff, nhưng chỉ dài ba ngày thay vì một tuần, các khách thể được yêu cầu nghĩ về


13
một thất bại gần đây hay những lần mình tự phán xét bản thân và sau đó tiếp cận những điều đó
theo cách chấp nhận và trắc ẩn hơn. Các tác giả không đo lường LTTA chung mà chỉ đo ba
thành tố tích cực của LTTA ở ba khoảng thời gian là trước thực nghiệm, sau khi theo dõi một
tháng và sau khi theo dõi ba tháng. Kết quả cho thấy ĐTB của cả ba thành tố của cả hai nhóm
đều có sự biến thiên phức tạp và tương đối khơng khác biệt, chỉ có ở thành tố tính tương đồng
nhân loại nhóm thực nghiệm viết theo LTTA có sự thay đổi rõ rệt hơn so với nhóm đối chứng.
Các tác giả cũng đề xuất các nghiên cứu sau đó tìm hiểu sâu hơn về phương pháp này (Wong &

Mak, 2016).
Năm 2017, tác giả Campo cùng các cộng sự đã thực hiện chương trình can thiệp LTTA thơng
qua video trực tuyến dành cho 23 bệnh nhân ung thư là người trưởng thành trẻ tuổi. Chương
trình bao gồm tám video dài 90 phút theo từng tuần, sau đó khách thể sẽ nhận được ghi âm
hướng dẫn thực hiện bài tập theo từng tuần. Nội dung video và bài tập từng tuần như sau: (1)
giới thiệu LTTA với bài tập thiền “một người bạn trắc ẩn” (a compassionate friend mediation),
(2) giới thiệu về chánh niệm phần 1 với bài tập quét cơ thể, (3) giới thiệu về chánh niệm phần 2
với bài tập viên đá tại đây và bây giờ (here and now stone), (4) hiểu sâu về LTTA với bài tập
thiền thở cảm xúc (affectionate breathing meditation), (5) so sánh lòng tự tôn với LTTA với bài
tập thiền yêu thương dành cho một người thân (loving kindness for a loved one meditation), (6)
tìm kiếm giọng nói trắc ẩn với bài tập thiền yêu thương dành cho bản thân (loving kindness for
oneself meditation), (7) các giá trị cốt lõi và chiến lược trắc ẩn để quản lý các cảm xúc khó
khăn và bài tập thiền xoa dịu và cho phép (soften-soothe-allow mediation), và (8) tận hưởng
cuộc sống – lòng biết ơn và sự trân trọng bản thân với bài tập chụp ảnh biết ơn bằng điện thoại
(gratitude phone photos). Kết quả so sánh giữa trước và sau can thiệp cho thấy mức độ LTTA
nói chung cùng các thành tố tích cực tăng đáng kể, trong khi đó các thành tố tiêu cực giảm
mạnh đáng kể (Campo et al., 2017).
Nghiên cứu của các tác giả Kelly và Waring (2018) sử dụng can thiệp bằng cách viết thư
theo khuôn mẫu LTTA trên 40 phụ nữ được chẩn đoán mắc chán ăn tâm thần hoặc chán ăn tâm
thần khơng điển hình. Chương trình can thiệp dài hai tuần, các khách thể được yêu cầu viết một
lá thư đầy lịng trắc ẩn gửi cho chính mình, các khách thể được gửi liên kết qua email vào 6 giờ
sáng mỗi ngày và được yêu cầu dành 15-20 phút mỗi ngày cho hoạt động này. Kết quả cho thấy


14
ở nhóm can thiệp có sự cải thiện LTTA rõ rệt hơn ở nhóm chờ được can thiệp, ĐTB LTTA của
nhóm can thiệp tăng từ 2.46 trước can thiệp đến 2.66 sau một tuần can thiệp và 2.85 sau can
thiệp, trong khi đó ĐTB LTTA của nhóm chờ tăng từ 2.46 đến 2.47 và sau đó là 2.48. Các tác
giả kết luận rằng phương pháp viết theo khuôn mẫu LTTA có thể là một phương pháp khả thi
giúp giảm những rào cản trong việc tìm kiếm hỗ trợ tâm lý đối với những phụ nữ mắc chán ăn

tâm thần (Kelly & Waring, 2018).
Các tác giả Cȃndea và Szentágotai-Tătar (2018) đã tiến hành nghiên cứu trên 136 sinh viên
Tâm lý học trải qua hai tuần thực nghiệm. Các khách thể được chia thành ba nhóm: nhóm tái
thẩm định nhận thức, nhóm LTTA và nhóm đối chứng. Ngoại trừ nhóm đối chứng, hai nhóm
cịn lại được nhận hướng dẫn online cả bằng hình thức văn bản lẫn video bao gồm sáu bài tập
để các khách thể nắm được những khái niệm mình sắp sử dụng, khái niệm về LTTA hoặc tái
thẩm định nhận thức. Sau đó các khách thể được yêu cầu nghĩ về một sự kiện tiêu cực xảy ra
trong hai ngày gần đó, bao gồm cả bối cảnh, suy nghĩ và cảm xúc của họ. Nhóm tái thẩm định
nhận thức được hướng dẫn nhận biết các niềm tin phi lý và suy nghĩ theo cách hợp lý. Nhóm
LTTA được yêu cầu viết theo khung ba mặt của LTTA theo thứ tự: (1) tính tương đồng nhân
loại – liệt kê những trường hợp người khác gặp phải giống với họ, (2) lòng nhân ái với bản thân
– động viên, an ủi mình như cách mình sẽ an ủi một người bạn, và (3) chánh niệm – miêu tả sự
kiện theo cách khách quan nhất có thể. Các khách thể sẽ thực hiện bài tập trong hai tuần, mỗi
tuần ba lần, mỗi lần cách nhau hai ngày, sau khi thực hiện yêu cầu, họ sẽ được các nhà nghiên
cứu góp ý để đảm bảo họ thực hiện bài tập đúng cách. Kết quả cho thấy ĐTB LTTA của cả ba
nhóm đều tăng nhưng nhóm LTTA tăng mạnh và rõ rệt nhất, cùng với đó có sự giảm ở các triệu
chứng lo âu xã hội nhiều nhất (Cȃndea, Szentágotai-Tătar, 2018).
Nhìn chung ở trên thế giới cho thấy đã có nhiều nghiên cứu quan tâm đến việc rèn luyện và
nâng cao LTTA. Có những nghiên cứu thực hiện chương trình dài với quy mơ lớn và thời gian
dài cùng với nội dung phong phú bao gồm nhiều bài tập và các hoạt động thiền, cũng có những
nghiên cứu chỉ thực hiện một bài tập với thời gian ngắn. Tuy các nghiên cứu thuần về một bà
tập khơng nhiều, nhưng cũng có những đóng góp cho nội dung của đề tài. Những nghiên cứu
chỉ sử dụng một bài tập để rèn luyện LTTA đều là bài tập viết thư cho mình theo góc nhìn của
một người bạn theo khuôn mẫu ba mặt của LTTA.


15
1.1.2. Lịch sử nghiên cứu về bài tập rèn luyện lịng tự trắc ẩn trong nước
Lịng tự trắc ẩn khơng còn là một khái niệm quá xa lạ ở Việt Nam nhưng vẫn còn chưa được
hiểu biết và nghiên cứu nhiều. Có rất ít các cơng trình nghiên cứu khoa học có liên quan đến

lịng tự trắc ẩn. Nhóm nghiên cứu ghi nhận được hai cơng trình nghiên cứu có liên quan đến
LTTA trên khách thể là SV.
Bài nghiên cứu đầu tiên về lòng tự trắc ẩn ở Việt Nam được ghi nhận là nghiên cứu “Đánh
giá lòng tự trắc ẩn: Một nghiên cứu định lượng ở SV Việt Nam” năm 2017 của tác giả Trần Thu
Hương và Trần Minh Điệp. Nghiên cứu đã bước đầu thích ứng thang đo lòng tự trắc ẩn SCS-26
của tác giả Neff tại Việt Nam và dùng để tiến hành nghiên cứu trên 529 sinh viên trên khắp cả
nước. Kết quả cho thấy các sinh viên thực hành thành tố chánh niệm nhiều nhất và thành tố
lịng nhân ái với bản thân ít nhất. Ngồi ra nghiên cứu cịn có những kết quả cụ thể về sự khác
biệt về các thành tố của lòng tự trắc ẩn của các sinh viên theo giới tính, hoàn cảnh và vùng
miền. Cụ thể, các sinh viên miền nam có lịng tự trắc ẩn cùng với chỉ số của các thành tố cao
hơn của sinh viên miền trung, và khơng có sự khác biệt giữa sinh viên thành thị và sinh viên
nơng thơn. Các sinh viên nam có các thành tố sự đồng nhất quả mức, sự cô lập, lịng nhân ái
với bản thân và tính tương đồng nhân loại thấp hơn các sinh viên nữ. Bên cạnh đó, các sinh
viên có hồn cảnh gia đình giàu có có lịng nhân ái với bản thân cao hơn các sinh viên thuộc
diện gia đình trung bình và nghèo. Các sinh viên thuộc nhóm ngành kinh tế được tìm thấy có
lịng nhân ái với bản thân và tính tương đồng nhân loại cao hơn so với các sinh viên thuộc
nhóm ngành khoa học tự nhiên, công nghệ và sư phạm. Hơn nữa, các sinh viên có học lực khá
có lịng nhân ái với bản thân cao hơn so với các sinh viên có học lực trung bình, yếu. Nghiên
cứu đã có những kết quả thống kê vơ cùng cụ thể, cho thấy được có sự khác biệt giữa các nhóm
khách thể theo các tiêu chí nhân chủng học khác nhau. Từ đó cho thấy việc phát triển lịng tự
trắc ẩn cho các sinh viên Việt Nam cần quan tâm đến những sự khác biệt về các tiêu chí như
giới tính, ngành học, vùng miền và học lực (Trần Thu Hương & Trần Minh Điệp, 2017).
Nghiên cứu năm 2019 của các tác giả Nguyễn Hồng Huân, Trần Văn Toản, Trần Thu Hạnh
và Trần Thị Diễm Quỳnh trên khảo sát trên 240 sinh viên trường Đại học Sư phạm Thành phố
Hồ Chí Minh cho thấy các sinh viên nhìn chung có lịng tự trắc ẩn ở mức độ trung bình và mức
độ của các thành tố của lòng tự trắc ẩn là lịng nhân ái với bản thân, tính tương đồng nhân loại


16
và chánh niệm cũng ở mức trung bình. Ngồi ra lịng tự trắc ẩn của các sinh viên có tương quan

thuận với cảm nhận hạnh phúc, với tư duy tích cực vượt qua các biến cố trong cuộc sống và với
khả năng vượt qua các cảm xúc tiêu cực. Từ đó khảo sát cho thấy các sinh viên có nhu cầu phát
triển lòng tự trắc ẩn để mức độ cao, do đó nhóm nghiên cứu đã bước đầu xây dựng ứng dụng
điện thoại với mong muốn giúp các sinh viên tự thực hành phát triển lòng tự trắc ẩn cho chính
mình. Ứng dụng điện thoại của nhóm nghiên cứu được các chuyên gia về nghiên cứu và giáo
dục đánh giá có tiềm năng phát triển cao (Nguyễn Hồng Huân, Trần Văn Toản, Trần Thu Hạnh
& Trần Thị Diễm Quỳnh, 2019).
Vậy, tổng hợp kết quả cho thấy ở Việt Nam chưa có nghiên cứu về việc xây dựng bài tập rèn
luyện LTTA, đặc biệt là cho đối tượng người dùng là SV. Tuy nhiên, các nghiên cứu ở Việt
Nam cung cấp những lưu ý cần thiết, cần quan tâm đến đặc điểm của các đối tượng SV, trong
việc xây dựng bài tập rèn luyện LTTA.
1.2. Lý luận về lòng tự trắc ẩn của SV
1.2.1. Lý luận về lòng trắc ẩn
1.2.1.1. Khái niệm lịng trắc ẩn
Theo từ điển tiếng Việt Hồng Phê định nghĩa “trắc ẩn” là “thương xót trong lịng” (Hồng
Phê, 2018). Ngồi ra, “trắc ẩn” cịn được từ điển Soha định nghĩa là “thương xót một cách kín
đáo trong lịng” và từ điển Cồ Việt định nghĩa là “thương xót trong lịng với những nỗi khổ của
người khác”. Có thể thấy trong tiếng Việt, khái niệm lòng trắc ẩn được đồng hóa với lịng
thương xót, cảm thấy thương và tội nghiệp cho những đau khổ, khó khăn của những người
khác.
Cịn định nghĩa theo tiếng Hán thì trong tiếng Hán, 惻惻 (Trắc ẩn) có cấu tạo: trắc - ẩn.
+ Trong từ 惻 là sự kết hợp giữa bộ Tâm - 惻 và bộ Tắc - 惻 (trong từ điển Hán – Việt của
tác giả Thiều Chửu: tâm (tim, lòng dạ), tắc (quy tắc, quy định));
+ Trong từ 惻 có sự kết hợp giữa bộ Phụ - 惻 (trong từ điển Hán – Việt của tác giả Trần
Văn Kiệm: phụ (bộ thủ: u đất, cái gị)).
Phân tích cấu tạo tiếng Hán của từ “trắc ẩn” có thể thấy: Trắc ẩn chính là “những cảm nhận
bên trong con người về những điều đau buồn thầm kín được che dấu, theo chuẩn mực làm


17

người”. Có thể thấy trong tiếng Hán, khái niệm lịng trắc ẩn được hiểu là sự đồng cảm, cảm
nhận được những nỗi đau của người khác.
Tóm lại, với nền văn hóa phương Đơng, khái niệm “lịng trắc ẩn” là “sự thương xót với
những nỗi khổ của người khác”. Lịng trắc ẩn theo quan niệm của phương Đông là sự đồng
cảm với những khó khăn, nỗi khổ của những cá nhân khác, cảm nhận được những sự đau đớn
của họ và cảm thấy xót thương cho họ.
Quan điểm của phương Tây có cái nhìn khách hơn về khái niệm lịng trắc ẩn. Theo từ điển
tiếng Anh Oxford thì “lịng trắc ẩn” (compassion) nghĩa là “sự thương xót và quan tâm một
cách thấu cảm những nỗi đau và sự không may của người khác”. Cịn theo từ điển Cambridge,
thì “lịng trắc ẩn” có nghĩa là “đau buồn và thương xót trước nỗi đau của một người khác”. Từ
điển American Heritage thì định nghĩa “lòng trắc ẩn” là “nhận thức sâu (deep awareness) về nỗi
đau của một người khác kèm với mong muốn giải tỏa nỗi đau đó”. Từ điển Collins định nghĩa
“lịng tự trắc ẩn” là “cảm giác phiền muộn hoặc thương hại dành cho nỗi đau hay sự không may
của người khác, thường đi kèm với mong muốn giảm bớt nỗi đau đó”. Tham khảo các từ điển
tiếng Anh phổ biến, có thể thấy cách định nghĩa lịng trắc ẩn trong tiếng Anh rộng hơn và cũng
cụ thể hơn ở chỗ cảm nhận nỗi đau nơi người khác là chưa đủ, mà cần phải có mong muốn giải
tỏa những nỗi đau đó. Nói cách khác, lịng trắc ẩn là “sự thấu hiểu và thương xót những nỗi
đau của người khác đồng thời mong muốn giảm bớt nỗi đau cho họ”.
Nhà tâm lý học Neff (2003a) thì dẫn từ quan niệm Tâm lý học Phật giáo rằng “lòng trắc ẩn”
nghĩa là “thương xót người khác như chính bản thân mình, mở lịng và động lòng trước những
đau khổ của người khác, để rồi mong muốn giải tỏa những nỗi đau đó.”
Trên thực tế, trong ngôn ngữ đời thường cũng như ngôn ngữ khoa học, “lòng trắc ẩn” là một
thuật ngữ khá quen thuộc với rất nhiều người. Lòng trắc ẩn liên quan tới việc chúng ta trở nên
nhạy cảm với nỗi đau của người khác, nhận thức được sự đau khổ của họ, mong muốn làm lắng
dịu nỗi đau khổ của họ và khi họ mắc lỗi, chúng ta hiểu họ mà khơng phán xét (Deniz, Kesici
& Sumer, 2008). Do đó, có thể thấy biểu hiện của lòng trắc ẩn rất dễ gặp trong đời sống và hiện
hữu hầu hết ở mỗi người.
Từ những khái niệm được dẫn ra theo nhiều nguồn khác nhau ở trên, trong phạm vi nghiên
cứu, nhóm nghiên cứu chọn hướng tiếp cận của tác giả Neff và phát biểu khái niệm lòng trắc ẩn



18
như sau: “Lòng trắc ẩn là sự nhạy cảm với nỗi đau của người khác, nhận thức được sự đau
khổ của họ, mong muốn làm lắng dịu nỗi đau khổ của họ và khi họ mắc lỗi, chúng ta thấu hiểu
họ mà khơng phán xét”.
1.2.1.2. Cấu trúc lịng trắc ẩn
Tác giả Neff khơng đưa ra câu trúc của lịng tự trắc ẩn. Nhóm nghiên cứu đã ghi nhận được
cấu trúc lòng trắc ẩn theo các tác giả Snyder và Lopez (2009), lòng trắc ẩn gồm ba thành tố cơ
bản mà tác giả không gọi tên ra mà được miêu tả ra thành các mệnh đề. Nhóm nghiên cứu đã
dựa trên những miêu tả của các tác giả để đặt tên cho các thành tố như sau:
-

Thành tố thứ nhất được tác giả miêu tả là: “con người phải cảm nhận được những rắc rối
làm nảy sinh cảm xúc ở họ là nghiêm trọng”. Các tác giả tập trung vào cảm xúc của
chính người thể hiện lịng trắc ẩn và nhấn mạnh tính chủ thể. Các tác giả đưa ra một ví dụ
rằng vì sao chúng ta vẫn cảm thấy thương xót những trẻ em sống trong chiến tranh mặc
dù các em đã quen với việc đó. Từ đó các tác giả nhận định rằng độ nghiêm trọng của các
nhân tố gây ra sự đau khổ của người khác, mà từ đó gây ra cảm xúc đau khổ cho người
thể hiện lịng trắc ẩn phải do chính người đó tự đánh giá.

-

Thành tố thứ hai được tác giả miêu tả là: “hiểu được rằng những rắc rối của người đang
chịu đau khổ không phải do họ tự gây ra”. Ở thành tố này, các tác giả cho rằng người thể
hiện lòng trắc ẩn nên nhìn những người đang đau khổ là những nạn nhân của những đau
khổ và không đổ lỗi cho họ.

-

Thành tố thứ ba được tác giả miêu tả là: “khả năng tưởng tượng bản thân mình trong tình

thế đó mà khơng phát xét hay đổ lỗi.” Các tác giả đưa ra nhận định của Aristotle rằng
chúng ta dễ cảm thơng hơn với đau khổ của những người có cùng tuổi, giới tính, vị trí xã
hội,… vì ta lo sợ rằng những điều tương tự sẽ xảy ra với ta, và nỗi sợ đó khiến chúng ta
cảm thơng với nỗi đau của người khác. Thành tố này một lần nữa nhấn mạnh tính chủ thể
của người có lịng trắc ẩn. Tuy nhiên, các tác giả không đề cập đến việc cảm thơng với
những người khác với chúng ta.

Cịn nhóm tác giả Lee và Seomun (2016) miêu tả năng lực lòng trắc ẩn đặc biệt ở các nhân
viên y tá cũng gồm ba thành phần là:


19
-

Có nhiều kiến thức về chun mơn

-

Phát triển kỹ năng giao tiếp giàu cảm xúc, có sự nhạy cảm và điều chỉnh bản thân

-

Phát triển thái độ tôn trọng và thấu cảm

Có thể thấy các mơ hình cấu trúc lịng trắc ẩn của các tác giả trên không đầy đủ và khơng
tương thích với khái niệm lịng trắc ẩn nhóm đã xác lập từ khái niệm của tác giả Neff. Từ đó,
nhóm nghiên cứu đề xuất cấu trúc lịng trắc ẩn của nhóm dựa trên khái niệm đã xác lập, bao
gồm hai thành phần:
-


Khả năng hiểu được nỗi đau của người khác mà không phán xét: Dựa trên khái niệm đã
xác lập, thành tố đầu tiên của lòng trắc ẩn chính là khả năng thấu hiểu được sự đau khổ
của người khác, hiểu được lý do vì sao có sự đau khổ của họ mà khơng có sự phán xét
với những nỗi đau của họ, khơng bới móc lý do, khơng chỉ trích.

-

Mong muốn làm giảm nỗi đau khổ của người khác: Khái niệm đã xác lập của lòng trắc
ẩn đề cập đến mong muốn làm giảm nỗi đau khổ của người khác. Chỉ hiểu được sự đau
khổ của người khác vẫn chưa đủ, người có lịng trắc ẩn cần phải muốn giúp những người
đang đau khổ bớt đau khổ hơn, và có thể thể hiện bằng cách hành động hỗ trợ người
khác.

Nhóm nghiên cứu cho rằng cấu trúc lịng tự trắc ẩn do nhóm xác lập là phù hợp.
1.2.1.3. Đặc điểm lòng trắc ẩn
Dựa trên khái niệm đã xác lập cùng với những lý luận của các tác giả khác, nhóm nghiên
cứu cho rằng lịng trắc ẩn có những đặc điểm như sau:
a. Lòng trắc ẩn là một năng lực, có tính bền vững và ổn định
Lịng trắc ẩn là một trong những đặc điểm nhân cách mang tính bền vững và đặc trưng cho
một hoặc một nhóm người nhất định. Nó quy định hành vi và cách ứng xử mang ý nghĩa xã hội
của con người trong những tình huống khác nhau trong quan hệ giao tiếp và hoạt động. Lịng
trắc ẩn bao gồm những thuộc tính tâm lý biểu hiện mặt tư tưởng, tính cách, ý chí, năng lực,
phong cách của con người (Nguyễn Văn Tập, 2005). Các tác giả Lee và Seomun (2016) cũng
đã miêu tả lòng trắc ẩn của các ý tá là một loại năng lực đặc trưng của ngành nghề. Các tác giả


20
khác cũng đồng ý rằng lịng trắc ẩn có những đặc điểm mang tính bền vững và mang tính cá
nhân (Neff, 2003a; Neff et al., 2005; Deniz et al., 2008).
Nhóm nghiên cứu đồng ý với quan điểm cho rằng lòng trắc ẩn là một dạng năng lực, là một

thuộc tính của nhân cách, có thể được rèn luyện, mang bản sắc cá nhân, chịu ảnh hưởng từ giáo
dục, hoạt động, hồn cảnh sống và mang tính tương đối ổn định.
b. Lòng trắc ẩn được quy định bởi năng lực nhận thức cảm xúc (đồng cảm)
Cũng như khái niệm và cấu trúc nhóm đã đề cập, lịng trắc ẩn cho phép con người nhận thức
được sự đau khổ nơi người khác. Năng lực nhận thức cảm xúc của cá nhân được biểu hiện bằng
khả năng nhận biết sự đau khổ và gọi tên cảm xúc âm tính của người khác, và hiểu được
nguyên nhân dẫn đến sự đau khổ đó và đồng cảm với họ. Năng lực này được thể hiện trong đời
thường là độ “nhạy” về mặt đời sống tình cảm, được biểu hiện ở lòng trắc ẩn là sự rung động
khi nhận thấy nỗi đau của người khác. Năng lực nhận thức xúc cảm của lòng trắc ẩn còn giúp
con người có những thái độ, hành vi phù hợp khi đối phó với sự đau khổ của người khác.
c. Lịng trắc ẩn mang tính tích cực
Trong khái niệm và cấu trúc của lòng trắc ẩn, chỉ cảm nhận và đồng cảm với nỗi đau của
người khác là chưa đủ, mà lòng trắc ẩn còn giúp con người mong muốn và thực hiện giải tỏa
những nỗi đau đó. Tính tích cực của lòng trắc ẩn cũng được thể hiện qua thái độ (quan tâm,
cảm thông, chia sẻ,…) và hành vi (giúp đỡ, trò chuyện,…) (“Lòng trắc ẩn và hương vị của sự
yêu thương”, 2018).
d. Đối tượng của lòng trắc ẩn là cảm xúc âm tính ở người khác
Cấu trúc của lịng trắc ẩn do nhóm đã xác lập cho thấy lòng trắc ẩn tập trung vào sự đau khổ
và những cảm xúc âm tính của người khác. Lịng trắc ẩn giúp con người gọi tên những cảm xúc
đó và mong muốn giải tỏa những cảm xúc đó. Động cơ của lịng trắc ẩn là làm giảm những cảm
xúc khơng mong muốn đó.
Đối tượng của lịng trắc ẩn cũng giống như của lòng thương hại, là sự đau khổ của người
khác. Nhưng lòng thương hại khiến cho cảm xúc của người thể hiện lòng trắc ẩn cũng bị ảnh
hưởng từ những cảm xúc đau khổ của người khác. Còn lòng trắc ẩn là trạng thái hòa hợp với


21
cảm xúc của người khác và có ý định phải giảm bớt đau khổ cho người đó bằng những hành
động cụ thể (“Lòng trắc ẩn và hương vị của sự yêu thương”, 2018).
1.2.2. Lý luận về lòng tự trắc ẩn

1.2.2.1. Khái niệm lòng tự trắc ẩn
Khái niệm “lòng tự trắc ẩn” do tác giả Kristen Neff đưa ra năm 2003 dựa trên lý luận của
khái niệm lòng trắc ẩn. Thuật ngữ lòng tự trắc ẩn được tác giả đưa ra trong tiếng Anh là “selfcompassion”, gồm hai phần là tiền tố “self” nghĩa là thuộc về chính cái bên trong, hướng về
bên trong, thuộc về bản thân của con người, và từ “compassion” nghĩa là lòng trắc ẩn. Vậy,
lòng tự trắc ẩn cũng được tác giả định nghĩa đơn giản là “lịng trắc ẩn hướng vào bên trong
chính mình” (Neff, 2003a; Germer & Neff, 2013). Cụ thể, tác giả nói rõ hơn trong một cơng
trình khác rằng: “Lịng tự trắc ẩn là cảm động và cởi mở trước những đau khổ của bản thân,
khơng tránh né hay thốt ly khỏi nó, và có mong muốn làm dịu nỗi đau đó bằng sự tử tế của
chính bản thân mình, và có sự thấu hiểu không phán xét đối với những nỗi đau, khuyết điểm và
thất bại của chính bản thân mình, nhận ra rằng những trải nghiệm này là một phần của trải
nghiệm làm người” (Neff, 2003b). Vậy tác giả Neff xây dựng khái niệm lịng tự trắc ẩn khơng
tách rời với khái niệm lịng trắc ẩn
Ngồi đưa ra khái niệm lòng tự trắc ẩn, tác giả Neff (2003b) cũng nhận định rằng khái niệm
lòng tự trắc ẩn cũng phù hợp với trường phái Tâm lý học Nhân văn (Humanistic Psychology).
Cụ thể, tác giả Neff dẫn chứng rằng Abraham Maslow nhấn mạnh rằng giúp cho người khác
nhận diện và chấp nhận nỗi đau và thất bại của họ là cần thiết để họ phát triển, giúp họ phát
triển nhận thức về sự tồn tại (B-perception) theo cách chấp nhận, thấu hiểu và không phán xét.
Tác giả cũng cho rằng khái niệm lịng tự trắc ẩn có sự tương đồng với khái niệm quan tâm tích
cực vơ điều kiện (unconditional positive regard) của Carl Rogers giúp con người chấp nhận và
ý thức về bản thân hơn, và khái niệm chấp nhận bản thân vô điều kiện (unconditional selfacceptance) của Albert Ellis, điều kiện quan trọng để có được hạnh phúc tâm lý. Có thể thấy
khái niệm lịng tự trắc ẩn có sự đóng góp lớn đối với trường phái Tâm lý học Nhân văn.
Tiếp theo sau định nghĩa lòng tự trắc ẩn của tác giả Neff, các tác giả khá cũng có đóng góp
những định nghĩa tương tự. Lịng tự trắc ẩn còn được xem là đối xử tốt với bản thân chúng ta


22
trong điều kiện dù tốt hay xấu, trong khi khỏe mạnh hay đau ốm (Sawyer Cohen, 2010;
Abrams, 2017). Định nghĩa này nhấn mạnh đến tính bền vững của lịng tự trắc ẩn đối với đời
sống tâm lý cá nhân. Theo Sawyer Cohen, lịng tự trắc ẩn có thể được diễn ra bất kỳ lúc nào
trong đời sống thường ngày và chỉ thông qua những hành vi đơn giản là đối xử tốt với bản thân

trong mọi hoàn cảnh. Tức là, dù khi cá nhân đó có gặp chuyện đau khổ thì cũng nên đối xử với
bản thân bằng thái độ tích cực. Hay theo trang Good Therapy (2019), lịng tự trắc ẩn được xem
là khả năng định hướng sự thấu hiểu, sự chấp nhận và sự yêu thương vào bên trong bản thân
mình. Khái niệm này cũng nhấn mạnh đến nghịch lý con người có thể cảm thơng và trắc ẩn với
nỗi đau của người khác nhưng khó cảm thơng với nỗi đau của chính mình.
Như vậy có thể thấy tác giả Neff đã đặt nền móng cho khái niệm lòng tự trắc ẩn dựa trên
khái niệm về lòng trắc ẩn. Khái niệm của tác giả Neff đưa ra được đại đa số các tác giả khác
đồng tình. Trong khn khổ đề tài, nhóm nghiên cứu đồng tình với khái niệm “lòng tự trắc ẩn
là lòng trắc ẩn hướng vào bên trong chính mình” của tác giả. Nhóm nghiên cứu phát biểu cụ thể
hơn khái niệm lòng tự trắc ẩn như sau: “Lòng tự trắc ẩn là khả năng trở nên cởi mở và thương
cảm với nỗi đau khổ của bản thân, trải nghiệm cảm xúc quan tâm và nhân ái với chính mình,
đem lại sự thấu hiểu, thái độ không phán xét với thiếu hụt và thất bại của bản thân, nhận ra
kinh nghiệm của mình là một phần của kinh nghiệm của nhân loại”.
1.2.2.2. Cấu trúc lòng tự trắc ẩn
Cùng với việc đưa ra khái niệm lòng tự trắc ẩn, tác giả Neff cũng đưa ra mơ hình cấu trúc
của lòng tự trắc ẩn. Nghiên cứu ban đầu của tác giả chỉ đưa ra cấu trúc ba thành tố tích cực của
lịng tự trắc ẩn gồm lịng nhân từ hay nhân ái với bản thân (self-kindness), tính tương đồng
nhân loại (common humanity), chánh niệm (mindfulness) (Neff, 2003b). Sau đó, khi phát triển
thang đo lịng tự trắc ẩn, Neff (2003a) đã đưa ra thêm ba thành tố tiêu cực là sự tự phán xét
(self-judgment), sự cô lập (isolation) và sự đồng hóa quá mức (over-identification) để cân bằng
với ba thành tố tích cực, tạo thành ba cặp đối lập, trong đó thành tố tích cực càng cao và thành
tố tiêu cực càng thấp thì lịng tự trắc ẩn càng cao và ngược lại. Nhóm nghiên cứu nhận thấy
trong đa số các cơng trình của mình, tác giả Neff sử dụng tên của thành tố tích cực làm tên gọi
cho các mặt của LTTA, từ đó nhóm nghiên cứu cho rằng các thành tố tiêu cực chỉ mang vai trò
phụ, làm biến số nghịch, để tăng vai trò của các thành tố chính.


23
Ba cặp đối lập của lòng tự trắc ẩn như sau:
a. Mặt thứ nhất: Lòng nhân từ hay nhân ái với bản thân (self-kindness)

Tác giả Neff (2003b) định nghĩa lòng nhân từ với bản thân là “mở rộng lòng nhân từ và thấu
hiểu đối với bản thân thay vì sự tự chỉ trích và tự phán xét nặng nề”. Nhóm nghiên cứu đồng ý
với khái niệm của tác giả Neff. Có thể thấy định nghĩa trên phù hợp nhận xét ở trên của nhóm
nghiên cứu, mỗi một mặt của LTTA được tác giả Neff gọi tên bằng thành tố tích cực, các thành
tố tiêu cực được đóng vai trị là một biểu hiện khơng nên có của LTTA.
Thành tố tích cực của mặt thứ nhất là lòng nhân ái với bản thân (self-kindness). Tác giả Neff
(2003a) đề cập đến biểu hiện của lòng nhân ái với bản thân là yêu mến bản thân mặc dù bản
thân có những thiếu sót, biết thơng cảm với chính mình khi gặp khó khăn, thử thách hoặc thất
bại. Người có lịng nhân ái với bản thân biết cách an ủi mình khi đối diện với đau khổ của
những thất bại và thử thách. Trong thang đo Lòng tự trắc ẩn SCS-26 của tác giả Neff, các mệnh
đề miêu tả biểu hiện lòng nhân ái của bản thân là “Tôi cố gắng tự yêu lấy bản thân mình khi
cảm thấy đau khổ”, “Khi đang cố vượt qua giai đoạn khó khăn, tơi biết tự chăm sóc và u
thương bản thân mình”, “Khi đang chịu đựng sự đau khổ, tôi đối xử tử tế với bản thân mình”,
“Tơi khoan dung với những thiếu sót và khuyết điểm của bản thân mình”, và “Tơi cố gắng chấp
nhận và thơng cảm cho những đặc điểm tính cách của bản thân mà tơi vốn khơng thích.”
Thành tố tiêu cực của mặt thứ nhất là sự tự phán xét (self-judgment). Biểu hiện của sự tự
phán xét được tác giả Neff (2003a) miêu tả là chỉ trích, hà khắc với bản thân của mình khi gặp
những đau khổ. Người tự phán xét chính mình khó chấp nhận những khuyết điểm và thiếu sót
của chính mình và cảm thấy thất vọng về chính mình. Người tự chỉ trích chính mình sẽ thường
xun có những từ ngữ tiêu cực để mơ tả về bản thân mình như “lười biếng”, “vơ dụng”,... và
thường hay đổ lỗi cho chính mình. Trong thang đo SCS-26, các mệnh đề nêu lên biểu hiện của
sự tự phán xét là “Tôi hay chê trách và phán xét những lỗi lầm và thiếu sót của bản thân”,
“Những khi thực sự khó khăn, tơi có xu hướng trở nên nghiêm khắc với bản thân mình”, “Tơi
khơng dung thứ và khơng chấp nhận được một vài đặc điểm tính cách của tơi mà tơi vốn khơng
thích”, “Khi nhận ra những khía cạnh của bản thân mà tơi vốn khơng thích, tơi thất vọng về
chính mình”, và “Tơi tự hành hạ bản thân mình khi tơi chịu đựng đau khổ.”


24
Ở mặt thứ nhất, tác giả Neff muốn đề cập đến một sự thông cảm, xoa dịu nỗi đau của chính

mình thay vì những phán xét, chỉ trích chính mình khi gặp những thất bại, đau khổ.
b. Mặt thứ hai: Tính tương đồng nhân loại (common humanity)
Đối với thành tố thứ hai, tính tương đồng nhân loại được tác giả Neff (2003b) định nghĩa là
“nhìn nhận những trải nghiệm của chính mình như là một trải nghiệm lớn hơn của việc làm
người thay vì nhìn nhận chúng một cách riêng lẻ và cơ lập”. Nhóm nghiên cứu đồng ý với khái
niệm của Neff.
Thành tố tích cực trọng tâm của mặt thứ hai là tính tương đồng nhân loại (common
humanity). Tác giả Neff (2003a) miêu tả biểu hiện của người có tính tương đồng nhân loại là
biết nhìn nhận những thất bại và khó khăn của mình, như bị điểm kém, bị mất việc,… cũng là
những trải nghiệm thông thường người khác cũng có. Và những trải nghiệm đau khổ và thất bại
này cũng là một phần trong trải nghiệm làm người. Trong thang đo SCS-26, các mệnh đề mô tả
biểu hiện của tính tương đồng nhân loại là “Khi mọi thứ trở nên tồi tệ, tơi coi những khó khăn
như một phần trong cuộc sống mà mọi người phải vượt qua”, “Khi “sa cơ lỡ vận”, tôi tự nhắc
nhở bản thân mình rằng cũng có nhiều người cảm thấy như tơi”, “Khi cảm thấy thiếu sót ở một
vài khía cạnh nào đó, tơi cố gắng tự nhắc nhở bản thân mình rằng cảm giác thiếu sót này có ở
phần lớn mọi người”, và “Tơi nhìn nhận rằng đã là con người thì ai cũng có những thất bại.”
Thành tố tiêu cực của mặt thứ hai là sự cô lập (isolation). Tác giả Neff (2003a) miêu tả biểu
hiện của sự cô lập là cho rằng mọi người khác đều giỏi giang và có cuộc sống tốt hơn mình. Sự
cơ lập khiến con người tự so sánh mình với người khác và cho rằng mọi người đều tốt hơn
mình và từ đó thu mình lại với mọi người. Sự cơ lập khiến con người cho rằng chỉ có mình mới
gặp những thất bại, khó khăn này, khiến họ cảm thấy mình là nạn nhân và bất lực. Họ thường
không nhận ra rằng những thất bại và khó khăn của mình cũng có ở những người khác và họ
thường đổ lỗi cho chính mình, khó tìm kiếm sự giúp đỡ. Trong thang đo SCS-26, sự cô lập
được mô tả bằng những mệnh đề “Khi nghĩ về những thiếu sót của bản thân, tơi có khuynh
hướng tự cơ lập và cách ly với mọi người”, “Khi cảm thấy tinh thần sa sút, tơi có xu hướng
nhận thấy rằng hầu hết mọi người đều hạnh phúc hơn tôi”, “Khi cảm thấy chật vật với cuộc
sống, tơi có cảm giác rằng chắc mọi người đang có khoảng thời gian dễ dàng hơn tôi”, và “Khi
bản thân thất bại trong một việc quan trọng, tơi có khuynh hướng thu mình lại.”



25
Vậy, ở mặt thứ hai, tác giả Neff muốn nói đến việc nhận thức được rằng những nỗi đau và
khó khăn của mình là một phần của trải nghiệm làm người để chống lại sự cô lập, là xu hướng
khiến cho con người chỉ nhìn những nỗi đau của mình một cách phiến diện và cho rằng chỉ có
mình mới gặp phải những nỗi đau này.
c. Mặt thứ ba: Chánh niệm (mindfulness)
Trong bối cảnh khoa học, đặc biệt là Tâm lý học, Neff (2003b) định nghĩa chánh niệm là
“giữ cho những cảm xúc và suy nghĩ đau khổ của bản thân ở trạng thái ý thức cân bằng thay vì
đồng hóa với chúng q mức”. Nhóm nghiên cứu đồng tình với khái niệm này của tác giả Neff.
Chánh niệm (mindfulness) là thành tố tích cực của mặt thứ ba của LTTA theo tác giả Neff,
cũng là một thành tố đặc biệt. Chánh niệm là khái niệm đã được nghiên cứu nhiều trước khi tác
giả Neff đề cập trong khái niệm lịng tự trắc ẩn của mình. Chánh niệm được bắt nguồn và được
nghiên cứu nhiều trong Phật giáo. Có nhiều định nghĩa về chánh niệm khác nhau theo quan
điểm của phương Đơng. Theo như một nguồn tài liệu nhóm nghiên cứu tìm được về việc tổng
hợp các định nghĩa của chánh niệm thì chánh niệm được định nghĩa đầy đủ nhất là “Chánh
niệm là ghi nhận, là chú tâm đúng, trọn vẹn, toàn diện, chân xác đối tượng, bất kể đối tượng ấy
đẹp hay xấu, méo hay tròn, thiện hay ác” (Giáo hội Phật giáo Việt Nam, 2019). Có thể thấy
trong phương Đông, chánh niệm cũng là một hoạt động nhận thức địi hỏi sức mạnh của ý chí,
làm cho đúng, cho chính xác, và tồn diện.
Cách tiếp cận của tác giả Neff (2003a) miêu tả biểu hiện của chánh niệm là người có khả
năng biết tự cân bằng cảm xúc của chính mình, nhìn nhận và đón nhận những nỗi đau và những
cảm xúc theo cách thực tế, không phớt lờ hay phóng đại chúng. Thang đo SCS-26 có những
mệnh đề miêu tả biểu hiện của chánh niệm là “Khi có điều gì gây xáo trộn, tơi cố gắng tự cân
bằng cảm xúc của mình”, “Khi gặp điều gì đó đau khổ, tơi cố gắng nhìn nhận mọi việc trong
trạng thái cân bằng”, “Khi thất bại ở một điều gì quan trọng đối với tơi, tơi cố để hướng tới mục
tiêu và suy nghĩ tích cực”, và “Khi cảm thấy tinh thần sa sút, tơi cố gắng tìm hiểu những cảm
xúc của mình bằng sự hiếu kì và cởi mở.”
Thành tố tiêu cực của mặt thứ ba là sự đồng nhất quá mức (over-identification). Neff
(2003b) định nghĩa sự đồng nhất quá mức là “quá trình mà ý thức của một người về bản thân
họ bị chìm đắm trong các phản ứng cảm xúc chủ quan khiến cho việc tách bản thân khỏi tình



×