Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

đề thi môn sinh lớp 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.39 KB, 4 trang )

SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO

ĐỀ THI KSCL LẦN 2 NĂM HỌC 2017  2018
MÔN THI: SINH HỌC 11
Thời gian làm bài 50 phút không kể thời gian phát đề
(40 câu trắc nghiệm)
Mã đề thi 200

Câu 1: Nguyên nhân nào sau đây có thể dẫn đến hạn hán sinh lý?
I. Trời nắng gay gắt kéo dài
II. Cây bị ngập úng nước trong thời gian dài
III. Rễ cây bị tổn thương hoặc bị nhiễm khuẩn
IV. Cây bị thiếu phân
A. III, IV
B. II, III
C. I, IV
D. II
Câu 2: Cách nhận biết rõ rệt nhất thời điểm cần bón phân là:
A. Căn cứ vào dấu hiệu bên ngoài của lá cây.
B. Căn cứ vào dấu hiệu bên ngoài của quả mới ra.
C. Căn cứ vào dấu hiệu bên ngoài của hoa.
D. Căn cứ vào dấu hiệu bên ngoài của thân cây.
Câu 3: Sự tiêu hóa thức ăn ở dạ múi khế diễn ra như thế nào?
A. Tiết pepsin và HCl để tiêu hóa prơtêin có ở vi sinh vật và cỏ.
B. Hấp thụ bớt nước trong thức ăn.
C. Thức ăn được trộn với nước bọt và được vi sinh vật cộng sinh phá vỡ thành tế bào và tiết ra enzim tiêu
hóa xenlulơzơ.
D. Thức ăn được ợ lên miệng để nhai kĩ lại.
Câu 4: Điều kiện để quá trình cố định nitơ khí quyển xảy ra là
A. Có vi khuẩn rhizobium, có enzim nitrogenaza, ATP, thực hiện trong điều kiện hiếu khí.


B. Có enzim nitrogenaza, ATP, lực khử mạnh, thực hiện trong điều kiện hiếu khí.
C. Có vi khuẩn rhizobium, có enzim nitrogenaza, ATP, thực hiện trong điều kiện kị khí.
D. Có enzim nitrogenaza, ATP, lực khử mạnh, thực hiện trong điều kiện kị khí.
Câu 5: Trong q trình lên lactic 6 phân tử glucozo đã tạo ra bao nhiêu phân tử NADH?
A. 12NADH
B. 18NADH
C. 16NADH
D. 14NADH
Câu 6: Vai trò của thận trong trường hợp người bị tiêu chảy
A. Tái hấp thu nước trả về máu
B. Tăng thải nước
C. Tăng hấp thụ các chất tan
D. Giảm hoạt động
Câu 7: Những ưu điểm của tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa so với trong túi tiêu hóa:
I. Thức ăn đi theo 1 chiều trong ống tiêu hóa khơng bị trộn lẫn với chất thải (phân) cịn thức ăn trong túi tiêu
hóa bị trộn lẫn chất thải.
II. Trong ống tiêu hóa dịch tiêu hóa khơng bị hịa lỗng
III. Thức ăn đi theo 1 chiều nên hình thành các bộ phận chun hóa, thực hiện các chức năng khác nhau: tiêu
hóa cơ học, hóa học, hấp thụ thức ăn
IV. Thức ăn đi qua ống tiêu hóa được biến đổi cơ học, hóa học trở thành những chất dinh dưỡng đơn giản và
được hấp thụ vào máu.
A. I, III, IV.
B. I, II, IV.
C. II, III, IV.
D. I, II, III
Câu 8: Bộ hàm và độ dài ruột ở động vật ăn tạp có gì khác so với động vật ăn thịt?
A. Răng nanh, răng trước hàm không sắc nhọn bằng và ruột dài hơn.
B. Răng nanh, răng trước hàm không sắc nhọn bằng và ruột ngắn
C. Răng nanh, răng trước hàm sắc nhọn và ruột ngắn hơn.
D. Răng nanh, răng trước hàm sắc nhọn hơn và ruột dài hơn.

Câu 9: Đường đi của máu trong hệ tuần hồn kín của động vật là :
A. tim -> Động mạch -> Mao mạch ->Tĩnh mạch
-> Tim
B. tim -> Tĩnh mạch -> Mao mạch -> Động mạch -> Tim
C. tim -> Mao mạch ->Tĩnh mạch -> Động mạch -> Tim
D. tim -> Động mạch -> Tĩnh mạch -> Mao mạch -> Tim
Câu 10: Hãy tính tốn số phân tử ATP được hình thành khi ơxi hố triệt để 2 phân tử glucozơ?
Trang 1/4 - Mã đề thi 200


A. 78 ATP.
B. 76 ATP.
C. 74 ATP
D. 72 ATP.
Câu 11: Vì sao cá lên cạn sẽ bị chết trong thời gian ngắn?
A. Vì nhiệt độ trên cạn cao.
B. Vì độ ẩm trên cạn thấp.
C. Vì khơng hấp thu được O2 của khơng khí.
D. Vì diện tích trao đổi khí cịn rất nhỏ và mang bị khô nên cá không hô hấp được.
Câu 12: Khi được chiếu sáng, cây xanh giải phóng ra khí O2. Các phân tử O2 đó được bắt nguồn từ:
A. Sự khử CO2.
B. Quang hô hấp.
C. Phân giải đường
D. Sự phân li nước.
Câu 13: Hô hấp hiếu khí có ưu thế hơn so với hơ hấp kị khí ở điểm nào?
A. Hơ hấp hiếu khí tạo ra sản phẩm là CO2 và H2O, nước cung cấp cho sinh vật khác sống.
B. Hơ hấp hiếu khí xảy ra ở mọi lồi sinh vật cịn hơ hấp kị khí chỉ xảy ra ở 1 số loài sinh vật nhất định.
C. Tích lũy được nhiều năng lượng hơn từ 1 phân tử glucôzơ được sử dụng trong hô hấp phân giải hiếu khí /
kị khí = 38/2 = 19 lần.
D. Hơ hấp hiếu khí cần O2 cịn kị khí khơng cần O2.

Câu 14: Ý nào không phải là ưu điểm của tuần hồn kín so với tuần hồn hở?
A. Tim hoạt động ít tiêu tốn năng lượng.
B. Máu chảy trong động mạch với áp lực cao hoặc trung bình.
C. Máu đến các cơ quan nhanh nên dáp ứng được nhu cầu trao đổi khí và trao đổi chất.
D. Tốc độ máu chảy nhanh, máu đi được xa.
Câu 15: Vì sao ở người già, khi huyết áp cao dễ bị xuất huyết não?
A. Vì mạch bị xơ cứng, máu bị ứ đọng, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch.
B. Vì mạch bị xơ cứng nên khơng co bóp được, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch.
C. Vì mạch bị xơ cứng, tính đàn hồi kém, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch.
D. Vì thành mạch dày lên, tính đàn hồi kém đặc biệt là các mạch ơt não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch.
Câu 16: Máu người pH của máu ổn định là:
A. pH = 5,5 -> 6,5
B. pH7,35 -> 7,45
C. pH = 4,5 -> 5
D. pH = 4,5 -> 5
Câu 17: Độ mở của khí khổng phụ thuộc chủ yếu vào:
A. nhiệt độ
B. gió
C. hàm lượng nước trong tế bào
D. hàm lượng Kali
Câu 18: Sự tiến hoá của các hình thức tiêu hố diễn ra theo hướng nào?
A. Tiêu hoá ngoại bào  Tiêu hoá nội bào kết hợp với ngoại bào  tiêu hoá nội bào.
B. Tiêu hoá nội bào  Tiêu hoá nội bào kết hợp với ngoại bào  tiêu hoá ngoại bào.
C. Tiêu hoá nội bào  tiêu hoá ngoại bào Tiêu hoá nội bào kết hợp với ngoại bào.
D. Tiêu hoá nội bào kết hợp với ngoại bào  Tiêu hoá nội bào  tiêu hoá ngoại bào.
Câu 19: Sản phẩm quang hợp đầu tiên của chu trình C4 là:
A. AM (axitmalic).
B. ALPG (anđêhit photphoglixêric).
C. Một chất hữu cơ có 4 các bon trong phân tử ( axit ôxalô axêtic – AOA).
D. APG (axit phốtphoglixêric).

Câu 20: Trong các ví dụ sau đây, ví dụ nào nói về sự lên men diễn ra ở cơ thể thực vật ?
A. Cây sống nơi ẩm ướt.
B. Cây bị khơ hạn.
C. Cây sống bám kí sinh hoặc kí sinh.
D. Cây bị ngập úng.
Câu 21: Các giai đoạn của hô hấp tế bào diễn ra theo trật tự nào?
A. Đường phân  Chuỗi chuyền êlectron hô hấp  Chu trình crep.
B. Đường phân  Chu trình crep  Chuổi chuyền êlectron hơ hấp.
C. Chu trình crep  Đường phân  Chuỗi chuyền êlectron hô hấp.
D. Chuổi chuyền êlectron hơ hấp  Chu trình crep  Đường phân.
Câu 22: Hãy tính tốn số phân tử ATP và NADPH hình thành từ pha sáng được sử dụng để tổng hợp 2 phân tử
glucozơ?
A. 26ATP và 37NADPH
B. 25ATP và 35NADPH
C. 24ATP và 36NADPH
D. 27 ATP và 38NADPH
Câu 23: Nguyên tắc quan trọng nhất trong bảo quản nông phẩm là
Trang 2/4 - Mã đề thi 200


A. Giảm cường độ quang hợp
B. Tăng cường độ quang hợp
C. Tăng cường độ hô hấp
D. Giảm cường độ hô hấp
Câu 24: Tiêu hoá ở đâu là giai đoạn quan trọng nhất trong q trình tiêu hố?
A. Ở ruột
B. Ở răng
C. Ở dạ dày
D. Ở miệng
Câu 25: Nhận định không đúng khi nói về đặc điểm của mạch gỗ là:

A. tế bào mạch gỗ gồm 2 loại là quản bào và mạch ống.
B. thành của mạch gỗ được linhin hóa.
C. mạch gỗ gồm các tế bào chết.
D. đầu của tế bào mạch gỗ gắn với đầu của tế bào quản bào thành những ống dài từ rễ đến lá để cho dòng
mạch gỗ di chuyển bên trong.
Câu 26: Trật tự tiêu hóa thức ăn trong dạ dày ở trâu như thế nào?
A. Dạ cỏ → Dạ múi khế → Dạ tổ ong → Dạ lá sách
B. Dạ cỏ → Dạ múi khế → Dạ lá sách → Dạ tổ ong
C. Dạ cỏ → Dạ lá sách → Dạ tổ ong → Dạ múi khế.
D. Dạ cỏ → Dạ tổ ong → Dạ lá sách → Dạ múi khế.
Câu 27: Ý khơng đúng khi giải thích vì sao da giun đất đáp ứng được nhu cầu trao đổi khí của cơ thể?
A. Da ln ẩm ướt giúp các chất khí dễ dàng khuếch tán
B. Dưới lớp da có nhiều mao mạch và có sắc tố hơ hấp.
C. Các tế bào tiếp xúc trực tiếp với khơng khí thơng qua hệ thống ống khí.
D. Tỉ lệ giữa diện tích bề mặt cơ thể và thể tích cơ thể (tỉ lệ S/V) khá lớn.
Câu 28: Vì sao động vật có phổi khơng hơ hấp dưới nước được?
A. Vì nước tràn vào đường dẫn khí cản trở lưu thơng khí nên khơng hơ hấp được.
B. Vì phổi khơng hấp thu được O2 trong nước.
C. Vì phổi khơng thải được CO2 trong nước.
D. Vì cấu tạo phổi không phù hợp với việc hô hấp trong nước.
Câu 29: Trong mao mạch máu chảy chậm có tác dụng gì?
A. Máu đi xa hơn
B. Duy trì thể tích máu cho cơ thể
C. Dự trữ được nhiều máu cho cơ thể
D. Máu trao đổi chất với tế bào qua thành mao mạch
Câu 30: Dưới bóng cây mát hơn dưới mái che bằng vật liệu xây dựng vì:
A. cả 2 đều có q trình trao đổi chất nhưng ở cây quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh hơn.
B. vật liệu xây dựng hấp thụ nhiệt làm cho nhiệt độ tăng cao, cịn lá cây thốt hơi nước làm hạ nhiệt môi
trường xung quanh giúp CO2 khuếch tán vào bên trong lá.
C. vật liệu xây dựng toả nhiệt làm môi trường xung quanh nóng hơn.

D. vật liệu xây dựng và cây đều thoát hơi nước nhưng cây thoát mạnh hơn.
Câu 31: Huyết áp là:
A. áp lực dòng máu khi tâm thất co
B. áp lực dòng máu tác dụng lên thành mạch
C. dosự ma sát giữa máu và thành mạch
D. áp lực dòng máu khi tâm thất dãn
Câu 32: Hậu quả khi bón liều lượng phân bón cao quá mức cần thiết cho cây:
1. Gây độc hại đối với cây.
2.Gây ô nhiễm nơng phẩm và mơi trường.
3. Làm đất đai phì nhiêu nhưng cây không hấp thụ được hết.
4. Dư lượng phân bón khống chất sẽ làm xấu lí tính của đất, giết chết các vi sinh vật có lợi.
A. 1, 2.
B. 1, 2, 3.
C. 1, 2, 4.
D. 1, 2, 3, 4.
Câu 33: Ở sâu bọ, sự trao đổi khí diễn ra ở
A. phổi.
B. mang.
C. hệ thống ống khí.
D. màng tế bào hoặc bề mặt cơ thể
Câu 34: Sự vận chuyển nước và muối khoáng theo con đường gian bào là:
A. Con đường vận chuyển nước và khống đi theo khơng gian giữa các tế bào.
B. Con đường vận chuyển nước và khoáng đi theo các các cầu nối nguyên sinh chất giữa các tế bào
C. Con đường vận chuyển nước và khống đi theo khơng gian giữa các tế bào và khơng gian giữa các bó sợi
xenlulơzơ bên trong thành tế bào.
Trang 3/4 - Mã đề thi 200


D. Con đường vận chuyển nước và khoáng đi xuyên qua tế bào chất của các tế bào
Câu 35: Cây xương rồng khổng lồ nước Mĩ hấp thụ khoảng bao nhiêu g nước/ 1 ngày?

A. 2 tấn nước/1 ngày thì có
B. 3 tấn nước/1 ngày thì có
C. 1 tấn nước/1 ngày
D. 4 tấn nước/1 ngày thì có
Câu 36: Chứng huyết áp cao biểu hiện khi:
A. Huyết áp cực đại lớn quá 130mmHg và kéo dài
B. Huyết áp cực đại lớn quá 160mmHg và kéo dài.
C. Huyết áp cực đại lớn quá 140mmHg và kéo dài.
D. Huyết áp cực đại lớn quá 150mmHg và kéo dài.
Câu 37: Cho các nguyên tố : nitơ, sắt, kali, lưu huỳnh, đồng, photpho, canxi, coban, kẽm. Các nguyên tố đại
lượng là:
A. Nitơ, photpho, kali, canxi, và đồng
B. Nitơ, photpho, kali, lưu huỳnh và canxi
C. Nitơ, photpho, kali, lưu huỳnh và sắt
D. Nitơ, kali, photpho, và kẽm
Câu 38: Những cây thuộc nhóm thực vật CAM là:
A. Lúa, khoai, sắn, đậu.
B. Dứa, xương rồng, thuốc bỏng.
C. Mía, ngô, cỏ lồng vực, cỏ gấu.
D. Rau dền, kê, các loại rau.
Câu 39: Thứ tự nào dưới đây đúng với chu kì hoạt động của tim
A. pha giãn chung -> pha co tâm thất -> pha co tâm nhĩ
B. Pha co tâm nhĩ -> pha co tâm thất -> pha giãn chung
C. Pha co tâm thất -> pha co tâm nhĩ -> pha giãn chung
D. Pha co tâm nhĩ -> pha giãn chung -> pha co tâm thất
Câu 40: Các biện pháp giúp cho q trình chuyển hóa các muối khống trong đất từ dạng khơng tan thành dạng
hịa tan dễ hấp thụ đối với cây:
A. tháo nước ngập đất, để chúng tan trong nước
B. bón vơi cho đất kiềm
C. trồng các loại cỏ dại, chúng sức sống tốt giúp chuyển hóa các muối khống khó tan thành dạng ion

D. làm cỏ, sục bùn phá váng sau khi đất bị ngập úng, cày phơi ải đất, cày lật úp rạ xuống, bón vơi cho đất
chua.
-----------------------------------------------

----------- HẾT ----------

Thí sinh khơng được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh:.......................................................Số báo danh:..............................

Trang 4/4 - Mã đề thi 200



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×