Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Tài liệu Nàng Ngón Út docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.8 KB, 10 trang )

N à n g N g ó n Ú t
Tác giả: Phạm Xuân Thông










Xưa có một nhà nọ, tuy hai vợ chồng tuổi đã ngoài bốn mươi nhưng không
con. Hai người rất lấy làm buồn phiền về sự hẩm hiu của mình.

Một hôm, hai vợ chống bàn với nhau sắm lễ vật đến tháp cầu con. Họ khấn
rằng:

- Cúi lạy thánh thần, xin ngài xuống phước cho chúng con, ban cho một đứa
con, dù là gái, xấu xí bé nhỏ cũng được, vì chúng con tuổi mỗi ngày một già
mà không có tiếng trẻ làm vui.

Sau đó mấy hôm thì người vợ quả nhiên có nghén. Bà nói cho người chồng
biết. Hai vợ chồng rất lấy làm vui mừng. Họ ngày đêm hy vọng đứa bé sắp
ra đời sẽ khôn ngoan, xinh đẹp hơn các đứa bé khác.

Nhưng lạ thay, đã mười tháng mà chưa chuyển dạ. Rồi hai năm qua, ba năm
trôi qua. Hai vợ chồng rất lo sợ, buồn phiền.

Rồi cũng đến ngày bà chuyển dạ. Bà sinh ra một bé gái chỉ bằng ngón tay út.
Hai vợ chồng nhìn con mà lòng đau như cắt. Tuy nhiên, họ cũng hy vọng rồi


đứa bé sẽ lớn dần.

Hai vợ chồng đặt tên cho con gái là Ka Điêng. Từ ngày sinh Ka Điêng, hai
vợ chồng ít đi thăm bà con hàng xóm. Họ thấy tủi hổ về đứa con quái dị.

Thấm thoắt đã được mười sáu năm, đứa bé vẫn không lớn lên thêm được tí
nào, nhưng cũng biết nói, biết đi như người thường. Hai vợ chồng già ngày
càng buồn chán và lo sợ. Họ càng than phiền về số phận hẩm hiu của mình.

Rồi một hôm, hai vợ chồng to nhỏ bàn với nhau tìm cách bỏ chết đứa bé.
Người chồng trước mặt vợ thì thuần tình đem đứa bé bỏ vào rừng sâu, gửi
nó cho thú dữ, nhưng khi nhìn lại đứa con ruột thịt thì không nỡ lòng.

Đêm hôm ấy, người chồng lén sắp cơm gạo, mắm muối đủ chừng một tháng.
Sáng hôm sau ông gạt nước mắt bồng con gái vào rừng, cùng với số lượng
đồ dự trữ hồi đêm ông đã dấu ngoài bụi. Vào đến rừng sâu, ông chặt cây làm
một cái chòi nhỏ. Dựng xong chiếc chòi thì trời đã quá trưa. Ông lấy gói
cơm mở ra rồi hai cha con cùng ăn. Đang ăn. Ka Điêng thấy cha tự dưng
nước mắt chảy ròng bèn hỏi:

- Ơ kìa, tại sao cha lại khóc, hay cha sợ thú rừng?

Người cha nhìn con ngậm ngùi rằng:

- Cha không sợ thú rừng đâu con ạ! Cha khóc vì một lát nữa hai cha con sẽ
tạm xa nhau. Mẹ con từ khi sinh con đến nay đã mười sáu năm, nhưng
không lúc nào được khuây khoả, vì con không được như những đứa con
hàng xóm, mặc dù cha mẹ đã hết lòng chăm sóc con. Cha mẹ nghĩ không nở
tâm, nhưng không còn cách nào hơn. Nay cha dựng cho con cái chòi này,
cùng miếng rẫy kia, để con trồng dưa sống tạm qua ngày. Thỉnh thoảng cha

sẽ đến thăm con. Cha cầu trời phù hộ cho con được an lành, thoát khỏi các
tai hoạ.

Nàng Ka Điêng nghe cha nói vậy cũng mủi lòng. Thế rồi hai cha con ngậm
ngùi chia tay.

Từ khi đem con vào rừng sâu, thỉnh thoảng cha nàng lại ghé thăm và chăm
sóc đám dưa dùm Ka Điêng. Với ngày tháng, Ka Điêng vẫn sống bình
thường, rẫy dưa hấu ngày một tốt tươi và ra hoa kết quả.

Một hôm, có một hoàng tử dẫn đoàn quân đi săn bắn. Khi trở về, đoàn quân
đi qua đám dưa của nàng Ka Điêng. Đoàn quân lấy làm lạ không hiểu tại sao
giữa nơi rừng sâu này lại có trơ trọi mỗi rẫy dưa. Họ muốn ghé vào hái ăn.
Nhưng thấy vắng chủ, bèn đến trình hoàng tử, và xin vào hái trái ăn đỡ khát.
Nghe nói có rẫy dưa hấu tốt quả ở chốn rừng sâu, hoàng tử đích thân vào
đám dưa xem thử chủ rẫy là ai. Hoàng tử nhìn thấy những trái dưa to thì làm
lạ lắm. Nhưng chưa gặp được chủ dưa nên chưa dám hái. Chàng hái thử một
trái bổ ra ăn nếm. Mới ăn được nửa trái, hoàng tử đã thấy no, dưa rất ngọt
mà lại nhiều nước. Nửa còn lại hoàng tử đành bỏ đấy.

Chờ cho đoàn người lạ đi khỏi, nàng Ka Điêng mới từ chỗ nấp ra thăm dưa.
Thấy nửa trái dưa bỏ dở còn đỏ tươi, nàng thấy tiếc, bèn nhặt lên ăn nốt.

Từ khi Ka Điêng ăn nửa quả dưa thừa ấy, người nàng tự nhiên trở nên khác
thường. Nàng đã thụ thai.

Một năm sau, Ka Điêng sinh ra một bé trai mặt mày rất khôi ngô tuấn tú.
Nàng không còn quạnh hiu như lúc trước. Mặc dù không biết người cha của
đứa bé là ai nhưng nàng vẫn cảm thấy vui sướng.


Bẵng đi hơn một năm trời. Một hôm hoàng tử lại đem quân đi săn bắn. Lúc
đi ngang rẫy dưa năm trước bỗng chàng nghe có tiếng hát ru con với giọng
buồn quyến rũ, mà lại như oán than. Hoàng tử lấy làm lạ, định vào nhưng
trời sắp tối, nên chàng lưỡng lự. Tiếng hát não nề cứ cất lên, khiến cho
hoàng tử càng mê mẫn không đành rời bước. Hoàng tử quyết ở lại để tìm
xem ai mà có tiếng hát quyến rũ lòng người đến thế.

Nàng Ka Điêng vừa trông thấy một chàng trai xinh đẹp từ xa đang xăm xăm
bước tới chỗ mình, liền liền bỏ con trên nôi mà lẫn trốn. Hoàng tử bước vào
chòi tranh thấy đứa bé đang nằm trên nôi một mình. Nhìn đứa bé, hoàng tử
tự nhiên thấy mình yêu nó lạ lùng. Không cón do dự, chàng bèn cuối xuống
bồng đứa bé lên hôn. Chàng ẵm đứa bé đi quan chòi tìm ngóng tìm xem mẹ
đứa bé ở đâu, mà mãi vẫn không thấy. Rồi trời sập tối lúc nào không rõ. Còn
về nàng Ka Điêng, khi nhìn thấy chàng trai lạ ẵm con mình thì định ra giành
lấy, nhưng lại thôi vì sợ người lạ thấy mặt, xấu hổ. Nàng nhìn lên chàng trai
thì rất ngạc nhiên, vì thấy mặt con mình giống chàng như một. Nàng suy
nghĩ, nhưng lại cảm thấy vô lí, vì nàng chưa hề chung đụng với chàng cũng
như với bất cứ người con trai nào bao giờ.

Đang miên man suy nghĩ thì đứa bé khóc ré lên, nàng hốt hoảng bối rối, bèn
lên tiếng:

- Xin người khách hãy trả đứa bé vào nôi cho tôi. Và xin khách lạ vui lòng đi
khỏi chòi tranh xấu xí này.

Nghe có tiếng người, hoàng tử đưa mắt tìm tứ phía, nhưng vẫn chẳng thấy ai
cả. Hoàng tử bèn lên tiếng:

- Hỡi người mẹ đứa bé khôi ngô tuấn tú này, hãy vui lòng cho tôi thấy mặt,
dù chỉ một đôi chút cũng cam lòng. Nếu nàng từ chối thì tôi sẽ ở trọn đêm

nay lại đây, ngày mai tôi sẽ bắt luôn đứa bé đem về.

Nàng Ka Điêng nghe hoàng tử nói vậy bèn từ chỗ nấp bước ra. Hoàng tử hết
sức ngạc nhiên khi thấy một người đàn bà vô cùng bé nhỏ mà lại là mẹ của
một đứa bé to lớn như những đứa trẻ con khác. Mãi một lúc sau hoàng tử
mới ngẫm nghĩ và nói:

- Nói thật cùng em, ý anh đã quyết, dù có gian lao cực nhọc đến đâu anh
cũng cam lòng cùng chung sống với em và đứa trẻ khôi ngô này. Mong em
đừng từ chối, biết đâu đấy chẳng là duyên trời định.

Nàng Ka Điêng lấy làm cảm động bởi những lời lẽ chân tình của chàng, nên
bằng lòng chấp nhận cuộc kết nghĩa trăm năm. Hai người nên vợ nên chồng
từ đó.

Việc hoàng tử lấy một người vợ vô cùng nhỏ bé dần dần đã đến tai vua cha
và hoàng hậu, cùng hai người anh.

Một hôm, hai người anh vào tâu vua cha để tìm cách ly gián hoàng tử với
nàng Ka Điêng, vì cho rằng Ka Điêng là một yêu quái hiện hình, dùng tà
thuật mê hoặc em mình, biết đâu chẳng có ngày nó lại làm đổ triều chính gia
phong.

Nghe hai hoàng tử nói có lý, một hôm nhà vua cho gọi cả ba con trai lại, rồi
truyền rằng:

- Ta truyền cho các con, nội trong bảy hôm, các con hãy dẫn đến cho ta nhìn
mặt ba nàng dâu cùng với lễ vật. Mỗi người con dâu phải mang cho ta một
bộ y phục, gồm đầy đủ hia mũ, áo quần, cùng quà bánh. Nếu lễ vật của ai
vừa ý ta thì sẽ nhường ngôi, nhưng nếu ai không tuân lệnh thì sẽ bị nghiêm

trị không dung thứ.

Hoàng tử út nghe lệnh vua ban khắc khe như vậy thì rất lo sợ. Chàng lấy làm
chán nản không muốn trở lại chòi tranh, nhưng lại nhớ đến đứa bé và người
vợ, nên đành quay gót trở về.

Nàng Ka Điêng thấy chồng trở về với bộ mặt lo buồn, thì hỏi:

- Hình như chàng có điều gì sầu muộn, chẳng hay tại triều nội có việc gì?
Chàng có thể cho em biết được chăng?

Hoàng tử bèn thuật lại cho vợ nghe những điều mà vua cha vừa ban. Nghe
xong câu chuyện, nàng Ka Điêng mỉm cười với chồng:

- Xin chàng đừng buồn, em sẽ lo liệu mọi việc chu toàn. Xin chàng chớ bận
tâm về những chuyện nhỏ mọn ấy.

Hoàng tử nghe nàng nói mà lòng vẫn hồ nghi, nhưng không còn cách nào
khác, nên cũng yên lòng chờ xem.

Sắp đến ngày hẹn mà vẫn chưa thấy vợ sắm sửa được gì, hoàng tử càng sốt
ruột. Nàng Ka Điêng thấy chồng không được bình tâm chỉ cười mà không
nói gì, nên chàng càng thêm lo lắng.

Đến ngày hẹn, hoàng tử vô cùng bối rối, lo nghĩ. Chàng định nói với vợ về
những lo lắng của mình, thì bỗng trong chớp mắt hiện lên một người con gái
vô cùng xinh đẹp đứng mỉm cười trước mặt chàng. Nàng Ka Điêng đã hiện
nguyên hình. Nàng cười nói với hoàng tử:

- Chàng không nhận ra em ư? Em là Ka Điêng vợ chàng đây. Chúng ta hãy

sớm lên đường về kinh kẻo muộn, phiền đến vua cha cùng các anh trông đợi.

Lúc bấy giờ hoàng tử vẫn chưa hế ngạc nhiên, nhưng cũng rất sung sướng.
Hai vợ chồng vội vàng sắm sửa lễ vật cùng hành trang để lên đường về kinh.
Tại triều nội, đức vua và hoàng hậu ngừ trên ngai vàng, hai bên đủ mặt bá
quan văn võ. Nhà vua cho gọi từng người con lên dâng lễ. Đầu tiên là hai vợ
chồng anh cả, rồi tiếp đến vợ chồng hoàng tử hai. Cả hai đôi vợ chồng người
anh đều dâng mũ, áo, quà bánh, nhưng đều bị vua cha và hoàng hậu loại, vì
quà bánh thì không có gì lạ và ngon hơn những loại vua và hoàng hậu đã
từng ăn, áo mũ thì cũng không có cái nào vừa cả.

Đến lượt hoàng tử út, đức vua và hoàng hậu vừa trông thấy vợ chàng thì
tưởng như có tiên nga giáng thế. Vua cha và hoàng hậu cùng bá quan phải
trầm trồ khen ngợi vì sắc đẹp của nàng. Khi nàng Ka Điêng dân quà bánh
lên, vừa mở ra, mùi vị đã bốc lên ngào ngạt. Vua cha và hoàng hậu dùng
bánh của nàng rất ngon lành. Đến bộ cẩm bào, món đồ quý giá toàn là trân
châu, mã não, vua xỏ thử thì thứ nào cũng vừa như in. Dùng thử xong mọi
thứ đâu đấy, vua cha hỏi cô con dâu út:

- Con hãy tâu cho cha rõ tên và ý nghĩa của hai loại bánh này?

Nàng Ka Điên cúi đầu thưa:

- Muôn tâu đức phụ hoàng và mẫu hậu, bánh hình tròn màu đỏ gọi là Sakaya
làm bằng trứng gà và đường, chưng cách thuỷ, tượng trưng cho thần thái
dương hệ, ví như phụ hoàng, thuộc về dương. Còn loại bánh làm bằng nếp
hương, giữa có nhân đậu tên là Pay nung tường trưng mặt đất, thuộc âm ví
như mẫu hậu. Ý nghĩa của hai loại bánh trên là tỏ lòng kính biếu bậc sinh
thành. Kính mong phụ hoàng cùng mẫu hậu nhận sự biết ơn chân thành của
chúng con.


Nhà vua cùng hoàng hậu khi nghe vợ hoàn tử út nói vậy lấy làm cảm động,
và cùng khen nàng dâu thảo. Nhà vua phán:

- Trẫm nay tuổi già sức yếu. Xét hoàng tử út là người trung can, nghĩa khí,
một gươn tốt soi chung toàn dân. Vậy trước đông đủ các mặt các khanh, ta
truyền cho hoàn tử út được kế vị ngai vàng. Còn hai loại bánh Sakaya và Pay
nung phải truyền khắp bàn dân thiên hạ, để từ nay mỗi khi làm lễ cầu hôn,
hoặc giỗ tổ tiên, mọi người đều phải dùng hai loại bánh này.

Truyền lệnh xong thì nhà vua bãi triều. Hôm sau triều đình tổ chức đại lễ tôn
hoàng tử út lên làm vua và nàng Ka Điêng lên làm hoàng hậu.

Bàn dân thiên hạ quanh vùng nghe tin cũng tự tổ chức ăn mừng vị tân vương
và tân hoàng hậu. Còn hai người anh và hai chị dâu từ lấy hổ thẹn kéo nhau
ra về.



×