Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tài liệu Báo cáo " Mối quan hệ giữa pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế trong xu thế toàn cầu hoá " pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.45 KB, 6 trang )



nghiên cứu - trao đổi
48
Tạp chí luật học số 2/2003



PGS.TS. Thái Vĩnh Thắng *
1. Toàn cầu hoá và tác động của nó
đối với mối quan hệ giữa pháp luật quốc
gia và pháp luật quốc tế
Toàn cầu hoá là khái niệm dùng để chỉ
những hiện tợng trớc đây cha có tính
toàn cầu nhng hiện nay đang và sẽ là hiện
tợng toàn cầu nhờ sử dụng những thành tựu
mới của khoa học và công nghệ. Theo nhà
nghiên cứu Phan Don Nam hiện nay chúng
ta có thể thấy các hiện tợng sau đây đ
mang tính chất toàn cầu hoá:
- Mạng lới thông tin toàn cầu (Global
information Village). Đây là hệ thống đờng
thông tin siêu cao tốc qua hệ thống Internet
với mạng thông tin diện rộng toàn cầu
World Wide Web (W W W).
- Sản phẩm văn hoá toàn cầu (Global
cultural product). Đây là các sản phẩm văn
hoá nh phim ảnh, tivi, radio, nhạc, tạp chí,
các trò chơi thể thao nh bóng đá, bóng bàn,
bóng chuyền, tenic, đánh gôn
- Hệ thống siêu thị toàn cầu (Global


shopping Mall). Đây là công cụ của các
công ti siêu quốc gia để toàn cầu hoá các
sản phẩm của họ. Nhờ hệ thống này, nớc
uống coca-cola của Mĩ, rợu vang Bordeaux
của Pháp, rợu Uytski của Scotland, phomát
Hà Lan và các đặc sản của các quốc gia
khác đợc tiêu thụ một cách rộng ri khắp
nơi trên thế giới.
- Trụ sở lao động toàn cầu (Global
Workplace). Đây là mạng lới gồm các nhà
máy, công xởng, văn phòng luật s, văn
phòng kiến trúc s, trung tâm nghiên cứu,
công ti xuyên quốc gia. Ngày nay, các công
ti bảo hiểm nh Prudential, AIA có các chi
nhánh khắp nơi trên thế giới. 60% hàng hoá
Mĩ đợc sản xuất ở nớc ngoài, ngợc lại
nhiều xởng phim Hollywood là tài sản của
công ti Nhật.
- Mạng lới tài chính toàn cầu (Global
Financial Network) hoạt động 24/24h làm
thay đổi cả chu chuyển tài chính trên thế
giới. Hàng ngàn tỉ đôla đ đợc chu chuyển
trên khắp thế giới qua các thị trờng hối
đoái với tốc độ tính bằng giây.
(1)

- Ngoài những vấn đề mang tính toàn
cầu trên đây chúng ta còn có thể thấy những
hiện tợng mang tính toàn cầu khác nh bảo
vệ môi trờng, chống chiến tranh xâm lợc,

giải trừ vũ khí hạt nhân, chất độc hoá học,
chống các tệ nạn x hội nh ma tuý, bạo lực,
mi dâm, tham nhũng, xây dựng nhà nớc
pháp quyền, bảo vệ quyền công dân và
quyền con ngời
Toàn cầu hoá làm cho các quan hệ quốc
tế phát triển và vì vậy làm cho hệ thống
pháp luật quốc tế phát triển. Toàn cầu hoá
làm cho thế giới xích lại gần nhau, các hệ
* Giảng viên chính Khoa hành chính - nhà nớc
Trờng đại học luật Hà Nội


nghiên cứu - trao đổi
Tạp chí luật học số 2/2003 49
thống pháp luật khác nhau có dịp va chạm,
tiếp xúc nhiều hơn và vì vậy có sự ảnh
hởng lẫn nhau nhiều hơn. Toàn cầu hoá tạo
ra những sân chơi chung mà ở đó ngời ta
muốn không bị loại ra khỏi sân chơi thì phải
tuân thủ luật chơi chung. Và vì vậy các quốc
gia khác nhau buộc phải giao lu, hợp tác,
đấu tranh, thoả nhợng để cùng đợc xây
dựng luật chơi chung và tham dự vào sân
chơi chung mà không bị phụ thuộc. Trong
vòng khoảng mời lăm năm kể từ thời kì đổi
mới, Việt Nam đ kí kết trên 70 hiệp định
thơng mại song phơng và có quan hệ
thơng mại song phơng với trên 150 quốc
gia, có trên 70 nớc và khu vực, lnh thổ

đầu t vào Việt Nam, có 167 nớc có quan
hệ ngoại giao với Việt Nam. Việt Nam là
thành viên của ASEAN, AFTA, APEC và
của nhiều tổ chức, diễn đàn quốc tế và khu
vực.
(2)
Việt Nam đ kí kết hiệp định thơng
mại với Hoa Kì và đang trên lộ trình gia
nhập Tổ chức thơng mại thế giới (WTO).
Việt Nam đ sớm nhận thức đợc rằng:
"Toàn cầu hoá là xu thế khách quan, lôi
cuốn các nớc, bao trùm hầu hết các lĩnh
vực, vừa thúc đẩy hợp tác, vừa tăng sức ép
cạnh tranh và tuỳ thuộc lẫn nhau giữa các
nền kinh tế. Quan hệ song phơng, đa
phơng giữa các quốc gia ngày càng sâu
rộng cả trong kinh tế, văn hoá và bảo vệ
môi trờng phòng chống tội phạm, thiên tai
và các đại dịch".
(3)

Cùng với quá trình toàn cầu hoá, pháp
luật Việt Nam từ chỗ chủ yếu là điều chỉnh
quan hệ quốc nội giờ đây phát triển nhanh
cả việc điều chỉnh quan hệ có tính quốc tế.
Vị trí, vai trò của các công ớc quốc tế, hiệp
ớc quốc tế, hiệp định quốc tế, tập quán
quốc tế ngày càng gia tăng trong đời sống
x hội.
2. Toàn cầu hoá và thực tiễn giải quyết

mối quan hệ giữa pháp luật quốc tế và
pháp luật quốc gia ở Việt Nam hiện nay
Toàn cầu hoá làm cho hệ thống pháp
luật Việt Nam trở thành hệ thống pháp luật
mở. Các điều ớc quốc tế mà Việt Nam kí
kết hoặc tham gia cùng với các tập quán
quốc tế mà Việt Nam thừa nhận trở thành
một bộ phận trong hệ thống pháp luật Việt
Nam. Thực tiễn đó buộc chúng ta phải giải
quyết tốt mối quan hệ giữa các nguồn của
pháp luật quốc tế và các nguồn của pháp luật
quốc gia.
Theo Serge Sur - giáo s đại học Paris X,
quan điểm phổ biến hiện nay về các nguồn
của pháp luật quốc tế bao gồm điều ớc
quốc tế, tập quán quốc tế, các nguyên tắc cơ
bản của pháp luật quốc tế, các quyết định
của toà án quốc tế, các học thuyết của các
nhà luật học công pháp có uy tín đợc thừa
nhận rộng ri trên thế giới.
(4)

Trong các nguồn trên của pháp luật quốc
tế thì ba nguồn đầu là nguồn chính, hai
nguồn sau là nguồn phụ. Trong phạm vi bài
viết này chúng tôi chỉ muốn bàn về mối
quan hệ giữa các nguồn chính của pháp luật
quốc tế với các nguồn chính của pháp luật
quốc gia.
2.1. Các nguyên tắc cơ bản của pháp

luật quốc tế
Đó là các nguyên tắc sau đây:
- Nguyên tắc bình đẳng chủ quyền của
các quốc gia.
- Nguyên tắc không dùng vũ lực và đe
doạ dùng vũ lực trong các quan hệ quốc tế.


nghiên cứu - trao đổi
50
Tạp chí luật học số 2/2003

- Nguyên tắc hoà bình giải quyết các
tranh chấp quốc tế.
- Nguyên tắc không can thiệp vào công
việc nội bộ của quốc gia khác.
- Nguyên tắc tự nguyện thực hiện các
cam kết quốc tế.
- Nguyên tắc dân tộc tự quyết.
- Nguyên tắc các quốc gia có trách
nhiệm hợp tác với nhau.
Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật
quốc tế là t tởng chỉ đạo bắt buộc các
quốc gia và các chủ thể khác khi tham gia
các quan hệ quốc tế phải thực hiện. Các
nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế
cũng có thể đợc coi là các nguyên tắc cơ
bản của pháp luật quốc gia, bởi hiến pháp
của các quốc gia thông thờng đợc xây
dựng phù hợp với những nguyên tắc cơ bản

của pháp luật quốc tế. Nếu quốc gia nào đó
có điều luật nào trong hiến pháp mâu thuẫn
với những nguyên tắc cơ bản của pháp luật
quốc tế thì ngời ta chỉ có thể sửa đổi các
quy định đó cho phù hợp với các nguyên tắc
cơ bản của pháp luật quốc tế chứ không thể
làm điều ngợc lại. Từ đây có thể đi đến kết
luận các nguyên tắc cơ bản của pháp luật
quốc tế có vị trí cao hơn hiến pháp của các
quốc gia.
2.2. Đối với điều ớc quốc tế
Việc thực hiện các chức năng đối nội và
đối ngoại của Nhà nớc cộng hoà XHCN
Việt Nam cũng nh các nhà nớc khác đợc
tiến hành trên cơ sở quy định của Hiến pháp
- đạo luật cơ bản của nhà nớc. Nh vậy, khi
đàm phán và kí kết các điều ớc quốc tế
trớc hết các nhà chức trách phải xem xét
điều ớc quốc tế đó có trái với quy định của
Hiến pháp và các nguyên tắc cơ bản của
pháp luật quốc tế không. Vì vậy, chúng ta có
thể suy ra vị trí của điều ớc quốc tế mà Chủ
tịch nớc hay Chính phủ kí kết hoặc quyết
định tham gia phải có vị trí thấp hơn Hiến
pháp của quốc gia. Minh chứng vấn đề này
chúng ta có thể lấy Điều 3 Pháp lệnh quy
định về nguyên tắc kí kết điều ớc quốc tế
1998 làm ví dụ: "Điều ớc quốc tế đợc kí
kết trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền
và toàn vẹn lnh thổ quốc gia, không can

thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình
đẳng và cùng có lợi, phù hợp với những
nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế và
các quy định của Hiến pháp nớc Cộng hoà
x hội chủ nghĩa Việt Nam".
Trong mối quan hệ với luật và văn bản
dới luật thì điều ớc quốc tế có hiệu lực
pháp lí cao hơn. Ngoại trừ Hiến pháp, các
văn bản luật và dới luật đều có quy định
chung trong trờng hợp các văn bản đó mâu
thuẫn với điều ớc quốc tế thì áp dụng điều
ớc quốc tế.
Ví dụ: Khoản 4 Điều 15 Bộ luật dân sự
Việt Nam năm 1995 quy định: "Bộ luật dân
sự cũng đợc áp dụng đối với các quan hệ
dân sự có yếu tố nớc ngoài trừ trờng hợp
điều ớc quốc tế mà Cộng hoà x hội chủ
nghĩa Việt Nam kí kết hoặc tham gia có quy
định khác". Điều 6 Bộ luật hàng hải Việt
Nam năm 1990 quy định: "Nếu điều ớc
quốc tế mà Việt Nam kí kết hoặc công nhận
có quy định khác với Bộ luật này thì áp dụng
điều ớc quốc tế".
Khoản 2 Điều 5 Bộ luật hình sự năm
1999 quy định: "Đối với ngời nớc ngoài
phạm tội trên lnh thổ nớc Cộng hoà x
hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc đối tợng


nghiên cứu - trao đổi

Tạp chí luật học số 2/2003 51
đợc hởng các quyền miễn trừ ngoại giao
hoặc quyền u đi và miễn trừ về lnh sự
theo pháp luật Việt Nam, theo các điều ớc
quốc tế mà Việt Nam kí kết hoặc tham gia
hoặc theo tập quán quốc tế thì vấn đề trách
nhiệm hình sự của họ đợc giải quyết bằng
con đờng ngoại giao". Điều 13 Luật quốc
tịch Việt Nam năm 1998 quy định: "Trong
trờng hợp điều ớc quốc tế mà Việt Nam kí
kết hoặc tham gia có quy định khác với quy
định của Luật này thì áp dụng điều ớc quốc
tế". Từ những quy định trên của pháp luật
Việt Nam có thể xác định các điều ớc quốc
tế mà Việt Nam kí kết hoặc tham gia có hiệu
lực thấp hơn Hiến pháp nhng cao hơn các
văn bản luật, bộ luật và các văn bản pháp
luật khác và nh vậy có thể xếp nó có vị trí
thứ 2 trong hệ thống các văn bản pháp luật
Việt Nam.
2.3. Đối với tập quán quốc tế
Đối với các tập quán quốc tế thì việc xác
định vị trí của nó trong hệ thống các văn bản
quy phạm pháp luật Việt Nam hiện nay
không phải là công việc dễ dàng. Lí do là có
rất ít văn bản quy phạm pháp luật đề cập
việc áp dụng tập quán quốc tế và các văn
bản đó lại quy định khác nhau. Theo khoản
3, Điều 5 Bộ luật hình sự năm 1999 thì đối
với ngời nớc ngoài phạm tội trên lnh thổ

Việt Nam thuộc các đối tợng đợc hởng
các quyền miễn trừ ngoại giao hoặc quyền
u đi và miễn trừ về lnh sự theo pháp luật
Việt Nam việc áp dụng tập quán quốc tế sẽ
đợc thực hiện. Nh vậy, tập quán quốc tế
chiếm u thế so với quy định của Bộ luật
hình sự Việt Nam. Theo quy định của Pháp
lệnh về quyền u đi miễn trừ dành cho cơ
quan đại diện ngoại giao, cơ quan lnh sự và
cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt
Nam ban hành năm 1993
(5)
thì Pháp lệnh
này bao gồm các quy định phù hợp với các
điều ớc quốc tế mà Việt Nam kí kết hoặc
tham gia và tập quán quốc tế. Trong trờng
hợp này, tập quán quốc tế có vị trí cao hơn
pháp lệnh. Tuy nhiên trong những trờng
hợp khác thì tập quán quốc tế có vị trí thấp
hơn pháp luật Việt Nam. Ví dụ, khoản 3
Điều 4 Luật thơng mại Việt Nam năm
1997 quy định: "Các bên trong hợp đồng
đợc thoả thuận áp dụng tập quán thơng
mại quốc tế, nếu tập quán thơng mại quốc
tế không trái với pháp luật Việt Nam".
Khoản 4, Điều 827 Bộ luật dân sự Việt Nam
quy định: "Trong trờng hợp quan hệ dân sự
có yếu tố nớc ngoài không đợc Bộ luật
này, các văn bản pháp luật khác của Cộng
hoà x hội chủ nghĩa Việt Nam, điều ớc

quốc tế mà cộng hoà x hội chủ nghĩa Việt
Nam kí kết hoặc tham gia hoặc hợp đồng
dân sự giữa các bên điều chỉnh thì áp dụng
tập quán quốc tế, nếu việc áp dụng tập quán
quốc tế không trái với các nguyên tắc cơ
bản của pháp luật Cộng hoà x hội chủ
nghĩa Việt Nam.
2.4. Thực tiễn giải quyết mối quan hệ
giữa điều ớc quốc tế và các nguồn chính
của pháp luật quốc gia ở một số nớc
Để thực hiện các điều ớc quốc tế, nhiều
quốc gia trên thế giới có cơ chế mềm dẻo
nhng rõ ràng và chặt chẽ đảm bảo cho điều
ớc quốc tế đợc tôn trọng và thực hiện.
Hiến pháp năm 1958 của Cộng hoà Pháp tại
Điều 55 đ quy định: "Các hiệp ớc hay
hiệp định quốc tế đ đợc phê chuẩn theo


nghiên cứu - trao đổi
52
Tạp chí luật học số 2/2003

thủ tục, sau khi công bố có hiệu lực cao hơn
luật và đợc thực hiện với điều kiện hiệp
ớc hay hiệp định đó cũng đợc phía bên
kia thực hiện".
(6)
Cùng với quy định trên
đây, còn có quy định tại Điều 53, theo đó:

"Các hiệp định về hoà bình, về thơng mại,
các hiệp ớc hay hiệp định về tổ chức quốc
tế, về tài chính quốc gia, các hiệp ớc hay
hiệp định liên quan đến việc phải sửa đổi
luật quốc gia, liên quan đến địa vị pháp lí
của con ngời và công dân, liên quan đến sự
chuyển nhợng, trao đổi hay mở mang lnh
thổ chỉ có thể phê chuẩn bằng một đạo
luật".
(7)
Khoản 4 Điều 15 Hiến pháp Cộng
hòa liên bang Nga năm 1993 cũng quy định:
"Những nguyên tắc và quy phạm phổ biến
của luật quốc tế cũng nh các hiệp ớc quốc
tế của Liên bang Nga là một bộ phận của hệ
thống pháp luật Liên bang Nga. Nếu các
điều ớc quốc tế mà Cộng hoà liên bang
Nga kí kết hoặc tham gia có các quy định
khác với quy định của các luật Liên bang thì
áp dụng quy định của điều ớc quốc tế".
Điều 25 Hiến pháp Cộng hoà liên bang Đức
năm 1949 quy định: "Các quy phạm pháp
luật chung của pháp luật quốc tế có u thế
hơn luật và trực tiếp tạo ra các quyền và
nghĩa vụ cho những ngời sống trên lnh thổ
Liên bang".
(8)
Bằng các quy định trên Pháp,
Đức, Nga đ thực hiện chuyển hoá chung
các điều ớc quốc tế. Riêng đối với Pháp thì

một số điều ớc quốc tế quan trọng (đ nêu
trên) phải thực hiện chuyển hoá bằng đạo
luật. ở Việt Nam, trong Hiến pháp cũng nh
trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp
luật không có điều luật nào xác định vị trí
của điều ớc quốc tế trong hệ thống pháp
luật quốc gia. Trong một số văn bản luật
khác (đ nêu ở mục 1) đ đề cập việc u tiên
áp dụng điều ớc quốc tế so với văn bản quy
phạm pháp luật trong nớc. Tuy nhiên, nếu
không quy định trong Hiến pháp hay trong
Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật
thì việc quy định về vấn đề này sẽ lặp đi lặp
lại trong các văn bản quy phạm pháp luật và
không bao giờ bao quát hết các văn bản.
2.5. Các biện pháp cần thiết để giải
quyết tốt mối quan hệ giữa pháp luật quốc tế
và pháp luật quốc gia ở Việt Nam hiện nay
- Việt Nam cần phải đổi mới quan điểm
từ trớc đến nay nhìn nhận hệ thống pháp
luật của mình chỉ có văn bản luật và văn bản
dới luật mà không kể đến các điều ớc
quốc tế mà Việt Nam kí kết hoặc tham gia.
Cần phải bổ sung vào Hiến pháp và Luật ban
hành văn bản quy phạm pháp luật điều luật
nói về điều ớc quốc tế, trong đó quy định
rõ công ớc, hiệp ớc và hiệp định quốc tế
mà Chủ tịch nớc và Chính phủ Việt Nam
thay mặt Nhà nớc và Chính phủ Việt Nam
kí kết hoặc tham gia và đợc Quốc hội phê

chuẩn là bộ phận của hệ thống pháp luật
Việt Nam, có hiệu lực dới Hiến pháp và
cao hơn các luật.
- Tất cả các điều ớc quốc tế mà Việt
Nam đ kí kết hoặc tham gia cần phải đợc
đăng công báo, hệ thống hoá, phổ biến
tuyên truyền và giải thích rộng ri cho nhân
dân biết.
- Để đảm bảo tính minh bạch của pháp
luật tất cả các văn bản quy phạm pháp luật do
các cơ quan nhà nớc ban hành buộc phải
đăng công báo và chỉ sau khi đăng công báo
mới có hiệu lực pháp luật. Vì vậy, chúng tôi
kiến nghị sửa đổi Điều 5 Nghị định số 101/CP


nghiên cứu - trao đổi
Tạp chí luật học số 2/2003 53
ngày 23/9/1997 của Chính phủ về Quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật ban
hành văn bản quy phạm pháp luật theo
hớng không phải chỉ văn bản quy phạm
pháp luật của cơ quan nhà nớc trung ơng
mà văn bản quy phạm pháp luật ở tất cả các
cơ quan nhà nớc phải đăng công báo trong
thời hạn chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày
công bố hoặc kí ban hành. Tất cả các văn
bản quy phạm pháp luật chỉ có hiệu lực sau
khi đ đăng công báo 15 ngày.
- Công báo phải đợc phát hành rộng ri

hơn nữa, sao cho mọi công dân có thể mua
công báo một cách dễ dàng.
- Đề nghị sửa đổi Điều 7 Nghị định số
101/CP ngày 23/9/1997 của Chính phủ về
Quy định chi tiết một số điều của Luật ban
hành văn bản quy phạm pháp luật theo
hớng Chính phủ chịu trách nhiệm về việc
dịch Hiến pháp, các luật tổ chức bộ máy nhà
nớc và một số văn bản pháp luật cần thiết
ra tiếng nớc ngoài. Bản dịch văn bản quy
phạm pháp luật ra tiếng nớc ngoài phải
đảm bảo đúng nội dung văn bản quy phạm
pháp luật đợc dịch và khi đ có sự xác
nhận của cơ quan có thẩm quyền về tính
chính xác của bản dịch thì chúng có giá trị
nh bản gốc (hiện nay bản dịch văn bản
quy phạm pháp luật ra tiếng nớc ngoài
theo quy định tại Điều 7 nói trên chỉ có
giá trị tham khảo).
- Cần nghiên cứu thành lập Toà án Hiến
pháp để xem xét và phán quyết về tính hợp
hiến của các luật và các điều ớc quốc tế.
Đối với các luật, Toà án Hiến pháp có thể
xem xét tính hợp hiến sau khi luật có hiệu
lực còn đối với điều ớc quốc tế Toà án hiến
pháp phải xem xét tính hợp hiến trớc khi
Quốc hội phê chuẩn.
- Để đảm bảo các điều kiện thuận lợi
cho Việt Nam hội nhập quốc tế và khu vực,
Việt Nam cần hoàn thiện khung pháp luật

phù hợp với chuẩn mực của nhà nớc pháp
quyền, không những hoàn thiện khung pháp
luật quản lí hoạt động kinh tế mà còn hoàn
thiện các thiết chế dân chủ, chống tham
nhũng trong bộ máy nhà nớc nh ban hành
đạo luật trng cầu dân ý, x hội hoá hoạt
động báo chí, xuất bản, vô tuyến truyền
hình nh đ x hội hoá giáo dục. Cần
khôi phục lại quyền tự do xuất bản của công
dân đ đợc quy định trong Điều 10 Hiến
pháp năm 1946 cho phù hợp với Tuyên ngôn
thế giới về nhân quyền 1948 và Công ớc
quốc tế về quyền dân sự và chính trị 1966
mà Việt Nam đ tham gia ngày 24/9/1982./.

(1).Xem: Phan Don Nam - Toàn cầu hoá, Tạp chí
Cộng sản 8/1996.
(2).Xem: Tài liệu hớng dẫn nghiên cứu Văn kiện
trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng,
Nxb. Chính trị quốc gia 2000, tr.41.
(3).Xem: Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ
IX, Nxb. Chính trị quốc gia 2001, tr.157.
(4).Xem: Droit international public par Hubert
Thierry, Serge Sur, Jean Combacau, charles Vallee.
Editions Montchrestien 1986, tr.34.
(5). Pháp lệnh này đợc Uỷ ban thờng vụ Quốc hội
thông qua ngày 23/8/1993.
(6).Xem: Les constitutions de la France - Charles
Debbasch et Jean - Marie Pontier, DALLOZ, Paris
1989, tr.290.

(7). Sđd, tr.2.
(8).Xem: Các hiến pháp nớc ngoài, Nxb. BEK
Matxcơva, 1997, tr.165 (bản tiếng Nga).

×