Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Tài liệu Mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân và đạo đức xã hội trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (207.07 KB, 7 trang )

Mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân và đạo đức xã hội trong
nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay
Nguồn: fpe.hnue.edu.vn

Có thể nói, lợi ích cá nhân trong nền kinh tế thị trường
đã tác động đến đạo đức theo hai hướng trái ngược nhau. Theo hướng tích cực,
lợi ích cá nhân góp phần tạo nên các giá trị và các chuẩn mực đạo đức mới theo
hướng tiêu cực, vì lợi ích cá nhân mà con người có thể làm băng hoại các giá
trị đạo đức truyền thống của mình. Cả hai xu hướng đó đều song song tồn tại
trong nền kinh tế thị trường
Công cuộc đổi mới đất nước trong 15 năm qua đã thu được những thành tựu
to lớn. Nền kinh tế của Việt Nam tăng trưởng với tốc độ nhanh, đời sống của nhân
dân từng bước được cải thiện. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công về mặt kinh
tế, công cuộc đổi mới đang đặt ra cho Việt Nam nhiều vấn đề xã hội đáng quan
tâm, trong đó có vấn đề sự xuống cấp của đạo đức. Điều đó có liên quan đến mặt
trái của cơ chế thi trường, đến sự tác động tiêu cực của cơ chế thị trường tới các
lĩnh vực của đời sống xã hội.
Trước tình hình đó, một số người cho rằng, sự xuống cấp về đạo đức xã hội
bắt nguồn từ việc khuyến khích lợi ích cá nhân của người lao động, rằng lợi ích cá
nhân và đạo đức xã hội là hai yếu tố hoàn toàn không dung hợp với nhau. Bên
cạnh đó, một số tác giá lại khẳng định rằng, sự chấp nhân và khuyến khích lợi ích
cá nhân (cố nhiên là lợi ích cá nhấn chính đáng), tạo điều kiện thuận lợi cho sự
phát triển cua mỗi cá nhân về nhiều phương diện, nhất là phương diện tài năng và
trí tuệ. Nói cách khác, cơ chế thị trường là môi trường thuận lợi để phát huy vai trò
chủ thể cá nhân, là cơ chế tất cho nhân cách phát triển trong điều kiện hiện nay.
Để góp phần làm rõ vấn đề này, theo chúng tôi, cần làm sáng tỏ mối quan hệ giữa
lợi ích cá nhân và đạo đức xã hội, cũng như sự tác động của lợi ích cá nhân đối với
đạo đức xã hội ấy trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay nói riêng:
Song, trong phạm vi bài viết này, chúng tôi chủ yếu bàn đến sự tác động của lơi
ích cá nhân đối với đạo đức xã hội, chứ chua bàn đến sự tác động ngược trở lại của
đạo đức xã hội đối với lợi ích cá nhân.


Khi nghiên cứu hệ thống các động lực thúc đẩy con người hành động, người
ta thường nhắc đến vai trò của nhu cầu, lợi ích, cũng như của các động cơ tư
tưởng.
Hơn 100 năm trước, Ph.Ăngghen đã từng chỉ ra rằng: "Đáng lẽ phải giải
thích hoạt động của mình từ nhu cầu của mình thì người ta lại quen giải thích
hoạt động của mình từ tư duy của mình ". Sở dĩ như vậy vì nhu cầu là đòi hỏi của
con người, của từng cá nhân, của các nhóm xã hội khác nhau hay của toàn xã hội
muốn có những điều kiện nhất định để tồn tại và phát triển. Có thể nói, không chỉ
các nhà triết học mácxít, mà cả các nhà triết học phương Tây cũng thừa nhận vai
trò to lớn của nhu cầu trong việc thúc đẩy hoạt động của con người. Chính vì vậy,
một trong những tiêu chuẩn của xã hội hiện đại là khả năng đáp ứng nhanh chóng
các nhu cầu mới nảy sinh.
Nhu cầu là động lực hết sức quan trọng thúc đẩy con người hành động. Sự
thoả mãn nhu cầu ấy, đối với chủ thê hành động, là lợi ích. Vì vậy, lợi ích là cái
đáp ứng nhu cầu và nó chỉ có nghĩa là lợi ích khi được đặt trong quan hệ với nhu
cầu. Ngoài mối quan hệ đó, cái được coi là lợi ích không còn là lợi ích nữa. Xét về
bản chất, lợi ích chính là mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng của thế giới bên
ngoài chủ thể với nhu cầu của chủ thể, còn về mặt nội dung, lợi ích là cái thoả mãn
nhu cầu, đáp ứng lại nhu cầu.
Trong mối quan hệ giữa nhu cầu và lợi ích, nhu cầu quyết định lợi ích. Do
đó, nó là cơ sở của lợi ích, còn.lợi ích thì ngược lại, xuất phát' từ nhu cầu, dựa trên
nhu cầu là sự thể hiện của nhu cầu.
Như vậy tính chất động lực của nhu cầu được thực hiện không phải một cách
trực tiếp mà gián tiếp thông qua lợi ích, còn lợi ích là khâu trực tiếp hơn cả trong
việc tạo nên động cơ tư tưởng thúc đẩy con người hành động nhằm thoa mãn nhu
cầu. Nhu cầu ngày càng lớn thì sự hấp dẫn của lợi ích đối với chủ thể càng lớn và
do đó động cơ tư tưởng nảy sinh trên cơ sở của lợi ích này cũng càng cuốn hút con
người, thúc đẩy con người lao vào hành động.
Chính C.Mác cũng đã từng nhấn mạnh, tất cả những gì mà con người đấu
tranh để giành lấy đều gắn liền với lợi ích của họ. C.Mác và Ph.Ăngghen đã từng

nói rằng, lịch sử chẳng qua chỉ là hoạt động của con người đang theo đuổi những
mục đích của mình. Trong cuộc đấu tranh vì sự sống còn của bản thân mình, con
người có nhu cầu chung phải liên kết với nhau. Bản thân những nhu cầu chung này
là cơ sở nảy sinh những lợi ích chung giữa họ. Song, ngoài những lợi ích chung
đó, mỗi con người lại có những lợi ích riêng nảy sinh trên cơ sở của các nhu cầu
được hình thành từ những hoàn cảnh lịch sử - cụ thể. Bên cạnh đó, bản thân những
nhu cầu chung của cộng đồng và xã hội, cũng như những nhu cầu riêng của cá
nhân lại có nhiều loại: nhu cầu vật chất, nhu cầu tinh thần Những nhu cầu này là
cơ sở để hình thành nên các lợi ích vật chất, lợi ích tinh thần
Như vậy, tất cả những gì thúc đấy con người hành động đều gắn liền với nhu
cầu và lợi ích của họ. Điềm khác nhau chỉ là ở chỗ có hành vi chịu sự chi phối của
lợi ích vật chất, có hành vi bị chi phố bởi lơi ích tinh thần, có hành vi chịu sự thúc
đẩy của lợi ích cá nhân, có hành vi chịu sự thúc đẩy của lợi ích tập thể, xã hội.
Khống có hành vi nào của con người hoàn toàn thoát khỏi sự thúc đẩy của lợi ích.
Song, trong xã hội, các lợi ích khác nhau đó, đặc biệt là giữa lợi ích riêng và
lợi ích chung lợi ích tập thế và lợi ích xã hội), có thể phù hợp với nhau, cũng có
thể không phù hợp, thậm chí còn trái ngược nhau. Điều đó còn xảy ra đối với cả
những lợi ích chung của các cộng đồng khác nhau, cũng như đối với các lợi ích
riêng khác nhau. Để những hành vi và những hoạt động của từng người cụ thể
đang theo đuổi các lợi ích khác nhau không triệt tiêu nhau và làm rối loạn xã hội,
xã hội cần đến những phương thức điều tiết hành vi của con người mang ý nghĩa
phổ biến. Đạo đức là một trong những phương thức như vậy và là phương thức
đầu tiên mà loài người sử dụng. Cùng với sự phát triển xã hội, khi mà sự phân
công xã hội càng chặt chẽ, khi khả năng và tính tất yếu của sự hợp tác giữa người
và người càng lớn, thì người ta càng tuân thủ những yêu cầu đạo đức và quy phạm
pháp luật nhất định; cần áp dụng các biện pháp không gây tổn hại đối với người
khác. Vì vậy, C.Mác và Ph.Ăngghen đã từng nói rằng lợi ích được hiểu một cách
đúng đắn là toàn bộ cơ sở của đạo đức.
Với tư cách là phương thức đặc thù điều tiết hành vi của con người trong mọi
lĩnh vực hoạt động, đao đức là một hình thái ý thức xã hội phản ánh lợi ích trực

tiếp của các giai cấp, dân tộc, thời đại. Vì đạo đức bao giờ cũng có mối quan hệ
trực tiếp với những lợi ích chung nên khách thể của ý thức đạo đức bao gốm
những quan hệ giữa người và người trong xã hội, quan hệ giữa con người với
những sự kiện của đời sống xã hội và quan hệ của con người với chính bản thân
mình với tư cách là một thành viên của một đơn vị xã hội nhất định.
Khác với phương thức điều tiết bằng pháp luật, tức là phương thức điều tiết
có tính chất cưỡng chế, đạo đức thuộc lĩnh vực của sự tự nguyện, của hành vi vị
tha vì người khác và vì xã hội. Tất nhiên, tính vị tha của đạo đức hoàn toàn không
có nghĩa là loại bỏ tất cả những gì thuộc về cá nhân, cá tính của con người. Trái
lại, tính vị tha của đạo đức chỉ loại bỏ những gì thuộc về cá nhân và cá tính đối lập
với xã hội; có hại cho xã hội. Những lợi ích cá nhân của từng người cụ thể với tính
cách là thành viên của xã hội, nếu không đối lập với lợi ích xã hội thì luôn là động
cơ của những hành vi đạo đức chân chính.
Vì vậy, hành vi đạo đức cao thượng được thề hiện rõ khi có sự xung đột giữa
lợi ích cá nhân và lợi ích của người khác hoặc của tập thể, cộng đồng; trong
trường hợp đó, chủ thể đạo đức có thể tiết chế hoặc hy sinh những lợi ích cá nhân
của mình. Điều đó hoàn toàn không có nghĩa là đạo đức gạt bỏ hết lợi ích cá nhân.
Trái lại, trong phạm vi hợp lý và chính đáng, đạo đức vẫn cho phép con người đạt
tới những lợi ích cá nhân. Những hành vi tìm kiếm lợi ích cá nhân với tiền đề đã
được xã hội chấp nhận và bảo đảm, đồng thời không làm tổn hại đến xã hội, đến
tập thể, đến người khác đều không phải là hành vi phi đạo đức. Đó chính là cơ sở
lý luận để xem xét mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân và đạo đức xã hội trong nền
kinh tế thị trường của Việt Nam.
Kể từ khi Việt Nam áp dụng cơ chế thị trường, những thay đổi to lớn trong
các quan hệ kinh tế đã tác động mạnh mẽ tới các lợi ích của con người. Bơi lẽ lợi
ích của con người được biểu hiện tập trung ở các quan hệ kinh tế. Sự thay đổi của
quan hệ kinh tế được thể hiển trên các lĩnh vực: sở hữu, phân phối và quản lý.
Trong lĩnh vực sơ hữu với đường lối đổi mới, từ chỗ chỉ có hai hình thức toàn dân
và tập thể, Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương đa dạng hoá các hình thức sở hữu
trên cơ sở chế độ. công hữu về các tư liêu sản xuất chủ yếu, chủ trương phát triển

nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần.
Sự thay đổi trong lĩnh vực phân phối được thể hiện ở chỗ, nếu như trước đây,
Việt Nam chủ yếu chỉ sử đụng hình thức phân phối theo lao động thì hiện nay, các
hình thức phân phối ngày càng trở nên đa dạng hơn. Chính sự đa dang của các
hình thức phân phối đã góp phần thực hiện công bằng xã hội - một mục tiêu quan
trọng của sự phát triển đất nước theo định hướng xã hối chủ nghĩa, đồng thời huy
động được vốn đầu tư để phát triển sản xuất.
Trong lĩnh vực quản lý, cơ chế thị trường thay cho cơ chế kế hoạch hoá, tập
trung quan liêu bao cấp. Chính cơ chế đó đã cho phép các cơ sở sản xuất, các
doanh nghiệp có được quyền tự chủ trong sản xuất, kinh doanh.
Nói đến kinh tế thị trường là nói đến con người kinh tế và khi tiến hành hoạt
động kinh tế, con người chịu sự chi phối của lợi ích cá nhân. Lợi ích cá nhân đã có
vai trò đáng kể trong việc thúc đẩy con người hành động. Nhờ việc theo đuổi các
lợi ích cá nhân khác nhau mà hoạt động của con người không những tạo ra những
sản phẩm thoả mãn các nhu cầu cá nhân của mình, góp phần làm giàu cho bản
thân, mà còn góp phần xoá đói, giảm nghèo, làm giàu cho xã hội.
Nhờ những thay đổi trên đây, chỉ tính riêng từ năm 1996 đến nay, hàng năm
nước ta đã giải quyết được 1,2 triệu việc làm mới. Điều đó góp phần giảm bớt sự
căng thắng trong xã hội. Bởi lẽ, không có một chính sách xã hội nào tất hơn là tạo
ra cho những người có khả năng lao động đi và muốn lao động, đó là cơ hội kiếm
được việc làm. Nhờ tiến hành công tác xoá đói, giảm nghèo có được những bước
tiến bộ đáng kể, chúng ta đã giảm tỷ lệ hộ nghèo (theo tiêu chuẩn của nước ta) từ
trên 30% xuống 10%.
Như vậy, hoạt động vì lợi ích cá nhân chính đáng của con người đã góp phần
làm giàu cho bản thân con người, đồng thời góp phần giảm bớt sự nghèo đói cho
xã hội. Đến lượt nó, sự giàu có chính đáng của cá nhân đã làm nảy sinh ở con
người những tấm lòng hào phóng, từ thiện, sự thân ái, lòng vị tha. Điều đó không
những góp phần giảm bớt gánh nặng cho xã hội, mà còn tạo ra bầu không khí thân
ái trong xã hội, góp phần tạo cơ sở cho việc xây dựng đạo đức mới.
Mặt khác, dưới sự tác động của lợi ích trong nền kinh tế thị trường, một số

quan niệm về những chuẩn mực đạo đức cũng có sự thay đổi. Một số hành vi
trước đây bị coi là phi đạo đức thì hiện nay, trở thành hành vi có đạo đức. Ví dụ,
nếu như trước đây, việc thuê lao động bị coi là hành vi bóc lột và vô nhân đạo, thì
hiện nay, việc thuê mướn lao động mà người thuê và người được thuê đã thoả
thuận hợp lý, hợp tình về quyền lợi của nhau thì lại được coi là hành vi nhân đạo,
bởi nó không những góp phần giúp xã hội tạo công ăn việc làm cho người lao
động, tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội, mà còn trực tiếp góp phần cải thiện đời
sống cho người lao động, giúp họ thoát khỏi cảnh thất nghiệp.
Có thế nói rằng, lợi ích cá nhân có vai trò tích cực đối với sự hình thành các
quan hệ đạo đức, cũng như làm thay đổi một sô quan niệm về các chuẩn mực đạo
đức.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, lợi ích cá nhân cũng có tác động tiêu cực đối với
đạo đức Khi nghiên cứu chủ nghĩa tư bản, C.Mác và Ph.Ăngghen đã khẳng định
rằng, trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, mọi quan hệ xã hội có thể bị
biến thành quan hệ tiền nong, mua bán, trao đổi.
Mặc dù Việt Nam mới chuyển sang kinh tế thị trường 15 năm, song tình hình
đó cũng diễn ra tương tự. Đồng tiền bắt đầu thâm nhập sâu vào các quan hệ xã hội.
Vì tiền, vì lợi ích cá nhân, người ta sẵn sàng hy sinh lợi ích xã hội, bất chấp luân
thường đạo lý. Tình trạng thương mại hoá đã thâm nhập sâu vào những lĩnh vực
vốn xưa kia là mảnh đất nuôi dưỡng những hành vi đạo đức, như giáo dục - đào
tạo và y tế .
Kinh tế thị trường, thông qua lợi ích cá nhân, đã có tác động tiêu cực tới đạo
đức truyền thông. Những biểu hiện của sự tác động tiêu cực đó là:
Thứ nhất, xuất hiện thái độ coi thường đạo đức truyền thống, bất chấp luân
thường đạo lý, chạy theo lối sống xa hoa, trụy lạc.
Trong những năm gần đây, do kinh tế phát triển nhiều gia đình trở nên giàu
có Tuy nhiên, điều đáng lưu ý là ở chỗ, bên cạnh những gia đình giàu có đó chịu
khó làm ăn, biết kinh doanh, sản xuất giỏi, thì một số kẻ giàu có, do lợi dụng chức
quyền, đã làm giàu bất chính. Khi đồng tiền kiếm được một cách quá dễ dàng,
không phải độ lao động thì nó rất dễ dẫn con người đến chỗ ăn chơi sa đọa. Mặt

khác, trong điều kiện kinh tế thị trường, do chây lười hoặc không biết làm ăn
nhưng lại thích ăn ngon, mặc đẹp, một số người đã rơi vào cảnh khốn quẫn. Để tồn
tại, không ít kẻ trong số đó đã đi vào con đường phạm tội. Không ít kẻ chỉ vì vài
ngàn đông mà có những hành vi vô đạo đức, mất tính người.
Chúng ta cũng có thể nhận thấy sự suy thoái về đạo đức trong điều kiện kinh
tế thị trường thông qua một số dẫn chứng về tệ nạn xã hội và tội phạm hình sự
trong những năm gần đây.
Chẳng hạn, theo thống kê của các cơ quan bảo vệ pháp luật, số vụ hiếp dâm
nói chung và hiếp đâm trẻ em nói riêng có xu hướng ngày càng tăng lên. Nếu như
năm 1993 phát hiện được 500 vụ hiếp dâm, trong đó có 73 vụ nạn nhân là trẻ em
(chiếm 14,6%), năm 1994 phát hiện được 861 vụ hiếp dâm, trong đó có 143 vụ
nạn nhân là trẻ em (chiếm 16,6%), thì đến năm 1997 phát hiện 1097 vụ hiếp dâm,
tăng 27% so với năm 1996, trong đó vụ hiếp dâm trẻ em tăng 41%. Trong vài năm
gần đây do nhiều nguyên nhân khác nhau, số vụ trọng án giết người, cướp của, cố
ý gây thương tích đối với người thân tăng lên. Chẳng hạn, nghiên cứu những vụ
trọng án, đặc biệt là những vụ giết người cho thấy, có 90 % các vụ giết người có
nguyên nhân mang tính xã hội; trong số các vụ án giết người được nghiên cứu
trong mấy năm gần đây thì có tới 24,4% số vụ nạn nhân lại chính là thân nhân của
thủ phạm (nạn nhân là vợ, chồng, con cái,.anh, chị, em ruột). Tính chất côn đồ,
trắng trợn của hành vi giết người không chỉ phản ánh sự xem thường pháp luật của
kẻ phạm tội, mà còn thể hiện sự biến đổi trong tính nhân bản thuộc về đạo đức của
con người.
Thứ hai, phản ứng của xã hội đối với các hành vi phi đạo đức cũng giảm đi.
Chẳng hạn, nếu như trước đây, những hành vi suy đồi về đạo đức như rượu chè bê
tha, trai gái đĩ điếm, ăn gian, nói dối, đã bị xã hội lên án hết sức mạnh mẽ, thì ngày
nay, sự phản ứng của xã hội cũng có mức độ.
Thứ ba, trong xã hội xuất hiện thứ đạo đức giả. Thực ra, bất cứ xã hôi nào
cũng có hiện tượng đạo đức giả tồn tại. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, ở
nước ta đã xuất hiện hiện tượng đạo đức giả được che đậy hết sức tinh vi vừa qua
chúng ta đã phát hiện ra không ít những hiện tượng làm ăn phi pháp, nhưng lại núp

dưới danh nghĩa từ thiện, nhận nuôi dưỡng Mẹ Việt Nam anh hùng xây nhà tình
nghĩa, tài trợ cho các hoạt động thể dục, thể thao nhằm tạo vỏ bọc, trốn tránh sự
truy cứu của pháp luật.
Tất cả những biểu hiện trên đây đều bắt nguồn từ lối sống thực dụng, chạy
theo đồng tiền và lợi ích vật chất đơn thuần. Mọi mối quan hệ xã hội trong xã hội
đều được giải quyết chỉ dựa trên lợi ích kinh tế. Chính điều đó vừa là nguyên
nhân, vừa là hậu quả của những sự xung đột giữa các thế hệ, giữa các thành viên
trong giạ đình, giữa những người có trình độ và hiểu biết khác nhau về xã hội.
Như vậy, có thể nói, lợi ích cá nhân trong nền kinh tế thị trường đã tác động
đến đạo đức theo hai hướng trái ngược nhau. Theo hướng tích cực, lợi ích cá nhân
góp phần tạo nên các giá trị và các chuẩn mực đạo đức mới theo hướng tiêu cực,
vì lợi ích cá nhân mà con người có thể làm băng hoại các giá trị đạo đức truyền
thống của mình. Cả hai xu hướng đó đều song song tồn tại trong nền kinh tế thị
trường. Vì vậy, không thể nói một cách chung chung rằng lợi ích cá nhân có tác
động tích cực hay tiêu cực đến đạo đức xã hội. Để đánh giá tính tích cực hay tiêu
cực của lợi ích cá nhân đối với đạo đức, cần xem xét hiệu quả mà lợi ích đó đem
lại có phù hợp với lợi ích chung của xã hội hay không. Đồng thời không thể nói
một cách giản đơn răng, sự xuống cấp về đạo đức hoàn toàn bắt nguồn từ việc
khuyên khích lợi ích cá nhân của người lao động.

×