Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Tài liệu Báo cáo " Đổi mới nội dung chương trình và phương pháp đào tạo môn luật hành chính " doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.03 KB, 7 trang )



đào tạo
Tạp chí luật
học số 2/2003



59




1. Sự cần thiết phải đổi mới nội dung và
phơng pháp đào tạo môn luật hành chính
Trong quá trình đào tạo cử nhân luật ở nớc
ta, việc đổi mới nội dung từng môn học và cải
tiến phơng pháp giảng dạy không chỉ là đòi hỏi
của công tác đào tạo hiện nay, là yêu cầu tất yếu
đối với đội ngũ cán bộ giảng dạy mà còn là yêu
cầu đối với ngời học trong quá trình nghiên cứu
cả trong và ngoài lớp.
Từ xa đến nay, nội dung chơng trình đào
tạo môn luật hành chính đợc thiết kế gồm
nhiều vấn đề cấu thành yếu tố tĩnh. Chính yếu
tố này đ tạo nên luật hành chính sơ cứng,
mang đậm nét của thời tập trung quan liêu bao
cấp, mâu thuẫn với đòi hỏi và những biến đổi
hiện nay của công cuộc đổi mới; thời lợng
phân chia tỉ lệ giảng và thảo luận cho từng
chơng chậm đợc thay đổi nên một số nội


dung cũ chậm đợc khắc phục, nội dung mới
khó bổ sung kịp thời. Đây là một trong những
nguyên nhân lớn đ làm hạn chế nhận thức của
ngời học đối với sự phát triển của nền hành
chính cũng nh yêu cầu của công cuộc cải
cách hành chính hiện nay và sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nớc. Cũng vì lí
do này mà ngời đọc và ngời học dờng nh
có cảm nhận luật hành chính là bảo thủ vì một
số lớn khối lợng kiến thức cấu thành những
chế định luật hành chính - là sản phẩm của cơ
chế tập trung, tồn tại từ trớc công cuộc đổi
mới (1986) đến nay vẫn cha đợc tập hợp và
pháp điển một cách đầy đủ nhằm loại bớt
những gì không phù hợp với nền hành chính
hiện nay.
Từ thực trạng ấy mà bấy lâu nay khi nói về
luật hành chính là chúng ta đồng cảm ngay với
quan niệm luật hành chính là mệnh lệnh, đơn
phơng, đồng nghĩa với cứng nhắc. Phải
chăng quan điểm đó cha đánh giá đầy đủ về
nội dung mà chỉ hiểu luật hành chính một cách
hình thức, phù hợp với nền hành chính bao
cấp? Ngày nay, trớc đòi hỏi của nền kinh tế
thị trờng định hớng x hội chủ nghĩa, chúng
ta phải làm rõ hai yếu tố quyền lực và dân chủ
là hai mặt của một vấn đề phải tồn tại song
song trong nội dung của các chế định luật
hành chính.
Nội dung chơng trình đào tạo môn luật

hành chính hiện nay, ngoài việc phải khắc
phục những bất cập nêu trên còn phải tự đổi
mới, để phù hợp với mục tiêu của công cuộc
cải cách hành chính và xây dựng nền hành
chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh
Vì thế, nội dung chơng trình cũng nh
phơng pháp đào tạo môn luật hành chính phải
đợc tiếp tục nghiên cứu để phù hợp với việc
đổi mới công tác đào tạo luật hiện nay.
2. Đổi mới nội dung, phơng pháp và
thời lợng môn luật hành chính hiện nay
a. Đổi mới nội dung và thời lợng
Trớc đòi hỏi của thực tiễn nền kinh tế
* Giảng viên chính Khoa hành chính - nhà nớc
Trờng đại học luật Hà Nội

T
h
S. Hoàng văn sao
*



đào tạo

60





Tạp chí luật học số 2/2003

nớc ta hiện nay, luật hành chính cần đổi mới
một số nội dung sau đây:
* Theo kết cấu chơng trình đào tạo hiện
nay, chơng I là chơng đề cập những vấn đề
chung của luật hành chính. Đây là chơng rất
quan trọng, là cơ sở để nghiên cứu và phân tích
các vấn đề ở các chơng tiếp theo. Thời lợng
chơng này là 20 tiết. Nội dung của nó đề cập
những vấn đề mang tính tổng quát, giới thiệu
về luật hành chính bao gồm những vấn đề về
quản lí, quản lí nhà nớc, quản lí hành chính
nhà nớc, quy phạm và quan hệ pháp luật hành
chính, nguồn của luật hành chính. Ngoài ra,
chơng này cũng khái quát khoa học luật hành
chính cũng nh mối quan hệ giữa ngành luật
hành chính với các ngành luật khác.
Tuy nhiên, những nội dung nói trên còn
mang nặng tính lí luận khoa học pháp lí của
các nớc anh em trong phe x hội chủ nghĩa
trớc đây, đặc biệt là Liên Xô cũ. Còn trong
tình hình hiện nay, trớc yêu cầu của việc cải
cách chơng trình đào tạo luật thì những vấn
đề quan trọng nh đối tợng điều chỉnh,
phơng pháp điều chỉnh, quan hệ pháp luật
hành chính không thể giữ nguyên mà phải tiếp
tục nghiên cứu, chẳng hạn trớc đây chúng ta
chỉ nêu một cách khái quát về quản lí, quản lí
nhà nớc, quản lí hành chính nhà nớc mà

cha làm rõ bản chất của chúng nên không
phân biệt đợc một cách rạch ròi giữa hành
chính quản lí và hành chính phục vụ. Nhà nớc
không chỉ quản lí x hội mà cao hơn thế, Nhà
nớc còn có nghĩa vụ phục vụ x hội, phục vụ
dân. Chừng nào Nhà nớc phục vụ dân cha
tốt tức là Nhà nớc còn nợ dân. Chính vì thế
mà hoạt động dịch vụ công và dịch vụ hành
chính công khẩn trơng ra đời để ngày càng
phục vụ dân đợc nhiều hơn và thuận tiện hơn.
Thế thì, đối tợng điều chỉnh của luật hành
chính không còn giới hạn ở những quan hệ
chấp hành - điều hành đợc nữa mà phải mở
rộng hơn để tiếp cận các quan hệ thuộc hành
chính công và phân biệt giữa nó với hành
chính t. Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến
những cuộc tranh luận gay gắt là có nên đa
hợp đồng hành chính là một trong những nội
dung của luật hành chính hay không? Hoặc
vấn đề quan trọng khác nh khái niệm quyền
hành pháp, chức năng hành pháp phải đợc bổ
sung ngay ở chơng này. Quyền hành pháp
khác với quyền hành chính; hoạt động hành
pháp khác với quản lí hành chính ở chỗ nào,
theo tiêu chí nào? Từ đây, phơng pháp điều
chỉnh của luật hành chính cũng phải đợc tiếp
tục nghiên cứu và nhận thức lại. Tơng tự nh
vậy thì mối quan hệ giữa luật hành chính với
các ngành luật khác cũng phải đợc rà soát lại
khi mà đối tợng điều chỉnh và phơng pháp

điều chỉnh không còn là tiêu chí độc quyền
để phân biệt giữa các ngành luật. Hơn nữa,
hiện nay còn nổi lên quan điểm mới cho rằng
nên phân biệt luật hành chính với các ngành
luật khác theo tiêu chí luật công và luật t nh
nhiều nớc trên thế giới đ làm. Đây là quan
điểm rất cần đợc nghiên cứu.
* Chơng II khái quát về những nguyên tắc
cơ bản trong quản lí hành chính nhà nớc với
thời lợng 5 tiết. Những nguyên tắc này trong
các giáo trình luật hiện nay đợc hình thành từ
thực tiễn quản lí hành chính Nhà nớc Việt
Nam. Do đó, nếu từ góc độ lí luận, các cuộc
tranh luận về cơ sở lí luận cũng nh cơ sở pháp
lí hình thành những nguyên tắc nêu trên ngày
càng trở nên gay gắt là điều không thể tránh
khỏi. Chẳng hạn câu hỏi: Vì sao nguyên tắc
quyền lực hay nguyên tắc phân cấp - phân
quyền cha đợc các nhà khoa học và các
chuyên gia thực tiễn pháp lí thừa nhận nó là
những nguyên tắc quản lí hành chính cơ bản
trong các giáo trình luật hành chính hay trong


đào tạo
Tạp chí luật
học số 2/2003




61

công tác đào tạo luật ở nớc ta hiện nay khi
mà nội dung xuyên suốt toàn bộ chơng trình
luật hành chính vẫn khẳng định luật hành
chính là ngành luật quản lí nhà nớc, khi đó
muốn quản lí có hiệu quả liệu không cần đến
nguyên tắc quyền lực đợc không?
* Hình thức và phơng pháp quản lí hành
chính nhà nớc đợc bố cục ở chơng III với
thời lợng 5 tiết. Chơng này đề cập những
hình thức pháp lí và những hình thức mang
tính tổ chức tồn tại tất yếu (thuyết phục, cỡng
chế, quản lí hành chính và phơng pháp kinh
tế) trong quản lí nhà nớc. Tuy nhiên, ở
chơng này, nếu xem xét từ góc độ ý nghĩa
của chúng thì mỗi hình thức, mỗi phơng pháp
lại đòi hỏi cách thức thực hiện khác nhau bởi
các chủ thể khác nhau. Vì thế, cần thay đổi
cách tiếp cận cũng nh lập luận trong các giáo
trình luật hành chính hiện nay là không chỉ
dừng ở việc phân tích nội dung của các hình
thức, phơng pháp mà phải làm rõ cách thức
thực hiện chúng bởi các chủ thể khác nhau. Do
đó, vấn đề hợp đồng hành chính, mặc dù đ
đợc đề cập ở chơng I nhng nội hàm của
khái niệm này không phải là hợp đồng dân sự
mà là hành chính kinh tế nên ở chơng này cần
đợc tiếp tục đề cập nh là phơng pháp thực
hiện quyền lực hành pháp của Nhà nớc.

Chính điều này đ đợc rất nhiều nớc quan
tâm nh Đức, Pháp, Nhật Bản.
* Vi phạm hành chính và xử lí vi phạm
hành chính là những nội dung đợc thực hiện
trong 20 tiết. Nội dung của chơng này bao
gồm: Khái niệm vi phạm hành chính, trách
nhiệm hành chính, xử phạt hành chính, nguyên
tắc xử phạt, thời hiệu xử phạt - những biện
pháp bảo đảm xử phạt vi phạm hành chính
cũng nh quyền khiếu nại tố cáo của công dân
và những biện pháp bảo đảm quyền của công
dân trong quản lí hành chính nhà nớc. Mặc
dầu vậy, ở chơng này vẫn cha khái quát đầy
đủ nội dung các vấn đề dới góc độ lí luận
khoa học pháp lí mà hầu nh chỉ bám sát luật
thực định để lí giải từng vấn đề. Do đó, không
tránh khỏi những bất cập mỗi khi luật thực
định thay đổi (mà thực tế các văn bản pháp
luật về phạt hành chính luôn đợc sửa chữa, bổ
sung). Điều đó đ làm hạn chế sức thuyết phục
khi chúng ta muốn lí giải vi phạm hành chính
nào đó mới phát sinh trong thực tiễn quản lí
hành chính nhà nớc. Vì vậy, vấn đề trọng tâm
là chúng ta phải làm rõ khái niệm vi phạm
hành chính? Nếu có khái niệm vi phạm hành
chính đủ sức thuyết phục và khoa học thì mới
đủ cơ sở để phân tích các nội dung tiếp theo
một cách có hệ thống. Khái niệm vi phạm
hành chính là vấn đề khá phức tạp nhng rất
tiếc là từ Điều lệ phạt vi cảnh đến Pháp lệnh xử

lí vi phạm hành chính, cha có văn bản nào
nêu đợc định nghĩa đầy đủ và chuẩn xác về vi
phạm hành chính. Điều này dẫn đến nhận thức
khác nhau và cách xử lí đối với vi phạm hành
chính ở các lĩnh vực đều không thống nhất. Từ
thực trạng này, khoa học luật hành chính cần
phải đa ra khái niệm chuẩn về vi phạm hành
chính, đặt cơ sở cho việc xử lí vi phạm hành
chính có hiệu quả trong quản lí.
Gắn bó mật thiết với vi phạm hành chính
(VPHC) là trách nhiệm hành chính (TNHC).
Khi bàn về khái niệm này, có quan điểm cho
rằng TNHC là trách nhiệm pháp lí của ngời
hay tổ chức VPHC phải gánh chịu thông qua
các hình thức và biện pháp phạt hành chính.
Quan điểm khác lại cho rằng TNHC thực chất
là việc áp dụng các chế tài hành chính. Ngoài
ra, về vấn đề này còn có sự lẫn lộn giữa TNHC
và kỉ luật hành chính ngay trong cả văn bản
pháp luật của Nhà nớc, dẫn đến tình trạng
trong nhiều trờng hợp (cả văn bản pháp luật
lẫn thực tiễn áp dụng) không phân biệt rõ


đào tạo

62





Tạp chí luật học số 2/2003

TNHC với trách nhiệm kỉ luật. Từ đó việc truy
cứu trách nhiệm vật chất của cán bộ công chức
rất khó khăn nếu họ vi phạm pháp luật trong
khi thi hành công vụ hoặc nhiệm vụ nhà nớc.
Đây lại là nội dung quan trọng liên quan đến
chủ thể của luật hành chính. Vì thế, việc làm
rõ các khái niệm và nội dung chủ thể luật hành
chính sẽ có ý nghĩa to lớn trong việc xây dựng
quyền và nghĩa vụ pháp lí hành chính của chủ
thể luật hành chính. Từ việc xác định vấn đề
trọng tâm của chơng này mà thời lợng của
chơng nên giảm xuống 10 tiết.
* Các chủ thể của luật hành chính là một
trong những nội dung rất quan trọng của luật
hành chính, đợc kết cấu với 20 tiết.
Nội dung này nêu rõ địa vị pháp lí của cơ
quan hành chính nhà nớc, cán bộ công chức,
các tổ chức x hội, công dân và ngời nớc
ngoài. Những chủ thể này tham gia vào hoạt
động quản lí hành chính nhà nớc trong
những điều kiện khác nhau và có những
quyền và nghĩa vụ pháp lí hành chính khác
nhau. Ngoài ra, nội dung chơng này còn đề
cập trách nhiệm pháp lí đặt ra đối với các chủ
thể khi họ vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, khi
bàn về những chủ thể, tôi đồng ý với TS.
Nguyễn Cửu Việt - Đại học quốc gia Hà Nội

đ nhận xét: Việc nghiên cứu mới chỉ dừng ở
bề mặt, ở những lối mòn, cha tầm cỡ, cha
toàn diện. Điều đó có nghĩa rằng những nội
dung này mới đợc khai thác từ khía cạnh địa
vị pháp lí của các chủ thể mà cha làm rõ về
mặt lí luận khi cải cách hành chính, khi nền
hành chính đợc hiện đại hoá, khi Nhà nớc
đợc tăng cờng hiệu lực quản lí vĩ mô, khi
mà các cơ quan công quyền tách khỏi tổ chức
sự nghiệp - khuyến khích và hỗ trợ các tổ chức
hoạt động không vì lợi nhuận mà vì nhu cầu và
lợi ích của nhân dân, tạo điều kiện thuận lợi
cho các tổ chức thực hiện một số dịch vụ
công
(1)
thì các chủ thể đó phải đổi mới nh
thế nào và phải đợc đánh giá theo tiêu chí
nào? Ví dụ, khi bàn về quyền và nghĩa vụ của
cán bộ, công chức nhà nớc thì không thể bàn
chung vì những quyền và nghĩa vụ ấy đều gắn
với việc thi hành các công vụ hoặc nhiệm vụ
khác nhau. Khi họ thực thi công vụ hoặc
nhiệm vụ khác nhau thì họ cũng có những
quyền năng chủ thể khác nhau và chịu trách
nhiệm ở những mức độ khác nhau. Do đó,
chơng này phải đợc đổi mới theo hớng
phân tích các chủ thể vừa nằm trong quan hệ
hớng nội (giữa cán bộ, công chức cùng cơ
quan, đơn vị hoặc giữa các cơ quan, đơn vị
trực thuộc nhau về tổ chức), vừa nằm trong

quan hệ hớng ngoại (giữa cán bộ, công chức
với công dân hoặc với cán bộ, công chức
thuộc các cơ quan, đơn vị khác không trực
thuộc nhau về tổ chức).
* Những bảo đảm pháp chế trong quản lí
hành chính nhà nớc (5 tiết) là những biện
pháp mang tính tổ chức và pháp lí bảo đảm cho
quản lí hành chính có hiệu quả, phát huy dân
chủ và quyền của ngời lao động trong việc
giám sát, kiểm tra của các cơ quan nhà nớc,
tổ chức x hội cũng nh cán bộ, công chức nhà
nớc trong việc thực hiện pháp luật. Tuy
nhiên, trong tình hình hiện nay, việc xây dựng
pháp luật, nhất là các thể chế về quản lí hành
chính và việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của
chủ thể luật hành chính là những biện pháp
bảo đảm pháp chế cực kì quan trọng, rất cần
đợc nghiên cứu và bổ sung vào chơng trình
đào tạo cử nhân luật.
* Phần riêng của luật hành chính gồm các
nhóm quy phạm quy định về hoạt động quản lí
hành chính nhà nớc trong các lĩnh vực cụ thể
của đời sống x hội. Những hoạt động quản lí
này có thể đợc chia thành 2 nhóm: Nhóm


đào tạo
Tạp chí luật
học số 2/2003




63

những hoạt động quản lí chức năng nh tài
chính, kế hoạch v.v.; nhóm quản lí ngành nh
công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng, văn hoá,
giáo dục, t pháp, hải quan v.v
Trong tình hình của đất nớc ta hiện nay,
việc nghiên cứu phần riêng của luật hành chính
là rất cần thiết. Vì vậy, nên bổ sung những nội
dung cấp thiết sau đây:
- Quản lí nhà nớc về hành chính - chính trị;
- Quản lí nhà nớc về giáo dục;
- Quản lí nhà nớc về trật tự an toàn x hội;
- Quản lí xây dựng và đô thị.
Tóm lại, để đổi mới nội dung của luật hành
chính cần làm tốt các công việc sau đây:
- Tiếp tục tổ chức nghiên cứu để làm rõ,
tiến tới hoàn thiện các khái niệm cơ bản của
luật hành chính;
- Bổ sung để làm rõ hơn đối tợng điều
chỉnh và phơng pháp điều chỉnh của luật hành
chính trong nền kinh tế thị trờng định hớng
x hội chủ nghĩa;
- Xây dựng các nguyên tắc quản lí hành
chính vừa thể hiện tính quyền lực nhà nớc,
vừa thể hiện tính dân chủ tạo nên sự linh hoạt
giúp chúng ta xử lí có hiệu quả các tình huống
phát sinh trong thực tiễn quản lí hành chính

nhà nớc;
- Khi bàn đến chủ thể của luật hành chính
không chỉ dừng ở việc phân tích địa vị pháp lí
của chúng mà phải đi sâu nghiên cứu để làm
sáng tỏ những cách thức tác động của chủ thể
trong từng quan hệ pháp luật hành chính;
- Tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện khái
niệm TNHC và trách nhiệm vật chất trong
quản lí hành chính nhà nớc.
b. Đổi mới phơng pháp đào tạo đại học
Môn luật hành chính đợc giảng dạy từ
những ngày đầu thành lập trờng đại học luật.
Tuy phơng pháp đào tạo môn học này có
đợc cải tiến hàng năm nhng cho đến nay căn
bản vẫn là phơng pháp thuyết trình theo lối
kinh điển có pha chút đối thoại trong các giờ
thảo luận. Nhng vì kết cấu chơng trình theo
tỉ lệ 2 tiết giảng - 1 tiết thảo luận nên ngời
nghe thờng thụ động, ít cơ hội tranh luận, đặc
biệt không mạnh dạn nêu những quan điểm
khác nhau, dẫn đến việc nhận thức đối với kiến
thức cơ bản, đặc biệt đối với việc áp dụng pháp
luật trong thực tế còn hạn chế. Đây là một
trong những nguyên nhân dẫn đến việc khá
nhiều cử nhân luật sau khi ra trờng 5 năm vẫn
thiếu tự tin hoặc còn rất lúng túng khi xử lí các
tình huống trong thực tế. Do đó, cùng với sự
đổi mới nội dung, chơng trình đào tạo môn
luật hành chính, phơng pháp đào tạo môn học
này cần đợc cải tiến nhằm mục đích tăng tính

chủ động của sinh viên và sử dụng những
phơng tiện, kĩ thuật mới để hỗ trợ giảng dạy.
Trên cơ sở sử dụng phơng pháp giảng dạy
trong điều kiện đợc cải thiện về cơ sở vật chất
(trang thiết bị, phơng tiện giảng dạy, giáo
trình và tài liệu tham khảo ), thời lợng phân
chia cho các giờ lên lớp có thể đợc rút ngắn
với điều kiện nội dung không cắt giảm. Theo
hớng này, có thể đổi mới phơng pháp giảng
dạy môn luật hành chính với t cách là môn
khoa học pháp lí chuyên ngành bằng việc thực
hiện các phơng pháp sau đây:
* Kết hợp nghe và nhìn
Đây là phơng pháp mà ngời giảng vừa
dùng lời, vừa dùng những hình ảnh minh họa
(Microsoft PowerPoint) để diễn đạt hình ảnh
hoặc để minh hoạ vấn đề nào đó. Phơng pháp
này cũng đợc hiểu là phơng pháp mà ngời
dạy cùng một lúc tạo ra hai kênh giao tiếp:
Một kênh bằng lời và một kênh bằng hình ảnh.
Đây là phơng pháp nhằm đa tiến bộ khoa
học kĩ thuật (dùng đèn chiếu, máy vi tính hay
các phơng tiện nghe nhìn khác) vào việc
giảng và thảo luận, làm cho ngời học dễ tiếp


đào tạo

64





Tạp chí luật học số 2/2003

thu những nội dung chính của luật hành chính
cần truyền đạt. Kinh nghiệm cho thấy vấn đề
cần truyền đạt theo phơng pháp này sẽ giúp
ngời nghe tiếp thu đợc 40% qua nghe và
60% qua nhìn trực quan. Trong việc giảng dạy
các môn khoa học pháp lí chuyên ngành nh
luật hành chính thì phơng pháp này càng có
tác dụng thiết thực. Từ đó ngời học dễ hình
dung ra phơng pháp và cách thức xử lí các
vấn đề thực tiễn của cơ quan bảo vệ pháp luật,
ví dụ thông qua hình ảnh, ngời học dễ hiểu
các hoạt động nh hoạt động của phiên toà
hoặc hoạt động công chứng. Theo cách này,
chắc hẳn ngời học sẽ có cách tiếp cận vấn đề
và phân tích vấn đề tốt hơn. Ngời học có thể
chủ động chuẩn bị các nội dung cơ bản của
luật hành chính bằng các mô hình để trình bày
trong các giờ thảo luận.
Ngoài ra phơng pháp này còn tạo nên
nhận thức chung khá thống nhất ở đa số ngời
nghe. Ai cũng biết sự thông minh, cần cù và
khả năng t duy ở mỗi ngời đều khác nhau.
Vì thế nếu chỉ dùng lời, cho dù ngời giảng
thao thao bất tuyệt với những lời lẽ rõ ràng thì
ngời học cũng chỉ tiếp thu đợc một số lợng

thông tin hạn chế giống nh khi chúng ta nghe
đài. Khi cơ thể mỏi mệt, nhất là ở những tiết
cuối buổi học, nếu chỉ theo phơng pháp nghe,
sự hiểu biết của ngời nghe chắc chắn có hạn
chế. Vì lí do đó, phơng pháp diễn thuyết phải
kết hợp với phơng pháp sử dụng các mô hình
(để nhìn). Phơng pháp dạy bằng mô hình thu
hút ngời nghe nhiều hơn, buộc họ phải t duy
nhiều hơn và do đó no của họ buộc phải làm
việc nhiều hơn. Tuy nhiên, nếu chỉ có thói
quen sử dụng ngôn ngữ qua hình ảnh với mục
đích nhằm trình bày các vấn đề qua sơ đồ hoặc
muốn biểu thị dàn ý tóm tắt, tức là thiên về
khái quát thì phơng pháp này nhiều khi sẽ
làm cho ngời học lúng túng (giống nh khi
xem phim không lời) vì ngời học quen tìm
các lời lẽ đầy đủ để mô tả sự vật. Do đó, sự kết
hợp này vừa khắc phục đợc những bất cập
nêu trên, vừa đem lại cho ngời học sự sảng
khoái, tạo nên tiếng nói chung cho đa số
ngời học từ nhiều kênh khác nhau.
* Phơng pháp phân tích gắn với minh hoạ
thực tế
Phơng pháp này thực chất là việc phân
tích các chế định pháp lí hoặc vấn đề khoa học
pháp lí nào đó thờng gắn với hiện tợng hay
sự việc có thật mà mọi ngời có thể đ chứng
kiến hoặc thừa nhận qua kinh nghiệm thực
tiễn. Phơng pháp giảng dạy này có tác dụng
rèn cho ngời học khi tiếp nhận những thông

tin mới phải đồng thời rèn năng lực hoạt động
của trí óc, chứ không phải thụ động công nhận.
Điều đó làm cho họ không thể thờ ơ, thụ động
với việc giảng dạy của giáo viên. Trái lại
phơng pháp này tạo cho ngời học ý thức chủ
động tiếp thu có chọn lọc, có phân tích các vấn
đề nêu ra, từ đó có thể sẵn sàng tranh luận với
giáo viên về những biện pháp, giải pháp giải
quyết các vấn đề mà x hội đang quan tâm
hoặc đòi hỏi. Phơng pháp này cũng đòi hỏi
ngời học phải quan sát, tìm hiểu thực tế trớc
khi muốn tham gia giải quyết vấn đề nào đó
theo quy định của pháp luật. Ví dụ, khi nhìn
thấy tấm biển ở trụ sở cơ quan chính quyền địa
phơng có ghi phía trên là HĐND, phía dới là
UBND thì khi đối chiếu với lí luận, chúng ta
hiểu rằng UBND là cơ quan phải báo cáo và
chịu trách nhiệm trớc HĐND cùng cấp. Điều
này đ đợc Hiến pháp quy định. Nếu đổi lại
phía trên là UBND, phía dới là HĐND thì
không thể đợc vì điều đó trái với quy định
của Hiến pháp. Nhìn tấm biển trên, ngời học
có điều kiện để kiểm nghiệm lại kiến thức lí
luận đ học.
* Phơng pháp suy luận logic và tởng


đào tạo
Tạp chí luật
học số 2/2003




65

tợng, sáng tạo
Phơng pháp suy luận logic là phơng
pháp buộc ngời học phải quan sát, phân tích
để suy luận về vấn đề theo trật tự thời gian,
không gian, để làm rõ sự tác động của các quy
định của Nhà nớc đối với các quan hệ x hội
và sự tác động trở lại của quan hệ x hội đối
với các quy định của Nhà nớc. Phơng pháp
này giúp ngời học có thói quen suy luận, luôn
suy nghĩ để tìm sự thống nhất hoặc sự đối lập
của các hiện tợng, sự vật cũng nh mối quan
hệ giữa các chủ thể trong quan hệ pháp luật
nào đó. Chẳng hạn, quan hệ nhân quả là một
trong những nội dung quan trọng của luật hành
chính. Nếu nghiên cứu quan hệ này theo
phơng pháp trên thì sẽ rất phong phú và dễ
tìm ra bản chất của sự vật hay hiện tợng.
Phơng pháp này có tác dụng làm cho ngời
học hiểu vấn đề và nhớ rất lâu, nhớ các sự kiện
có sự liên hệ mật thiết với nhau; ngời học vận
dụng kiến thức triết học để phân tích các hiện
tợng x hội, trên cơ sở đó xác định bản chất
x hội của các quan hệ x hội mà luật hành
chính điều chỉnh; làm cho ngời học, ngời
nghiên cứu có thói quen làm việc khoa học.

Tuy nhiên phơng pháp này cũng có những
hạn chế, khiến ngời học phải nhớ máy móc
cái gì trớc, cái gì sau. Nếu quên cái trớc thì
không có nguyên liệu để phân tích cái sau.
Vì thế, phơng pháp suy luận logic phải kết
hợp với phơng pháp tởng tợng, sáng tạo.
Phơng pháp tởng tợng, sáng tạo sẽ làm cho
ngời học mong ớc vơn tới cái mới, hiện đại
mà dũng cảm vợt qua cái khuôn mẫu cũ, khắc
phục mọi khó khăn trở ngại để chiếm lĩnh cái
mới, cái hiện đại.
Sự kết hợp giữa suy luận logic với tởng
tợng, sáng tạo không chỉ khắc phục đợc
cách suy nghĩ giản đơn và cách làm phiến
diện, tức là khắc phục những hạn chế trong t
duy của ngời học mà còn tạo tiền đề cho họ
có lí trí và nghị lực, có nhận thức đầy đủ để
đánh giá sự vật khách quan hơn, tiến tới có thể
phát minh những quan điểm mới. Đó chính là
khoa học./.

(1).Xem: Văn kiện Đại hội IX của Đảng cộng sản Việt
Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội 2001, tr. 217.

Đính chính
Trong Số tháng 3 năm 2003, Tạp chí luật học có một điểm sai sót, Ban biên tập xin đợc đính
chính nh sau:

STT


Dòng Cột Trang

Đã in Sửa lại
1 7 tx 1 85 -Văn bản quy phạm pháp luật
của Quốc hội, Uỷ ban thờng
vụ Quốc hội có hiệu lực sau
30 ngày, kể từ ngày Chủ tịch
nớc kí lệnh công bố;
- Văn bản quy phạm pháp
luật của Quốc hội, Uỷ ban
thờng vụ Quốc hội có hiệu
lực kể từ ngày Chủ tịch nớc
kí lệnh công bố;
Thành thật xin lỗi độc giả.
BBT

×