Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Phân tích về ảnh hưởng của Fintech đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng PG bank

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (597.34 KB, 21 trang )

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA NGÂN HÀNG

BÀI TẬP LỚN

ĐỀ TÀI: Phân tích về ảnh hưởng của Fintech đến hoạt động
kinh doanh của Ngân hàng PG bank
Học phần

: Ngân hàng thương mại

Mã học phần : FIN17A
NHTM lựa chọn nghiên cứu : PG bank
Số từ : 6990
Giảng viên hướng dẫn

: Phạm Ngọc Huyền

Nhóm sinh viên thực hiện : Nhóm 3
Họ và tên

Mã sinh viên

Nguyễn Thị Tươi ( NT)

22A4030031

Nguyễn Thị Thu Trang

22A4020414


Đinh Thị Diễm Quỳnh

23A4010545

Nguyễn Xuân Hoàng

23A4030338

Phạm Hoàng Vũ

22A4010366

Hà nội, ngày 9 tháng 12 năm 2021


MỤC LỤC
1. Giới thiệu chung về ngân hàng PG bank và Fintech............................................... 1
1.1. Giới thiệu về ngân hàng PG bank................................................................. 1
1.1.1. Lịch sử hình thành..............................................................................1
1.1.2. Các loại hình sản phẩm dịch vụ........................................................ 1
1.1.3 . Mạng lưới hoạt động......................................................................... 1
1.2. Khái quát chung về Fintech...........................................................................1
1.2.1 . Khái niệm về Fintech........................................................................ 1
1.2.2 . Các nhóm đối tượng của Fintech...................................................... 2
1.2.3. Những nhóm sản phẩm chính............................................................ 3
1.2.4. Vai trị của Fintech............................................................................. 3
1.2.5. Xu hướng ứng dụng của Fintech trong những năm gần đây............. 4
1.2.6. Ảnh hưởng của Fintech đối với hệ thống ngân hàng........................6
2. Tác động của Fintech tới hoạt động kinh doanh của PG bank................................ 9
2.1. Ứng dụng Fintech trong PG bank................................................................. 9

2.2. Cơ hội và thách thức đặt ra với ngân hàng PG bank.................................. 12
3. Xu hướng phát triển của Fintech tại Việt Nam và một số giải pháp phù hợp cho
ngân hàng PG bank.....................................................................................................15
3.1.Xu hướng phát triển của Fintech tại Việt Nam............................................15
3.2.Đề xuất một số chiến lược phù hợp cho ngân hàng PG bank......................16
4. Kết luận...................................................................................................................17
TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Giới thiệu chung về ngân hàng PG bank và Fintech
1.1. Giới thiệu về ngân hàng PG bank
1.1.1. Lịch sử hình thành
PG bank tên đầy đủ là Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex, tiền thân là
ngân hàng TMCP Nông thôn Đồng Tháp Mười, được thành lập ngày 13/11/1993
với số vốn điều lệ ban đầu là hơn 700 triệu đồng. Trụ sở chính của ngân hàng được
đặt ở tịa nhà Mipec 229 Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội.
1.1.2. Các loại hình sản phẩm dịch vụ
PG bank cung cấp đầy đủ các sản phẩm dịch vụ truyền thống , bao gồm sản
phẩm huy động vốn, tín dụng, thanh tốn quốc tế, tài trọ thương mại và sản phẩm
thẻ. Hướng tới mục tiêu phục vụ tốt nhất các nhu cầu của khách hàng, đội ngũ nhân
viên PG bank luôn nỗ lực không ngừng để mang đến cho khách hàng những sản
phẩm dịch vụ tài chính mới, đa dạng và hữu ích, tiêu biểu là dịch vụ tư vấn tài chính
và phái sinh hàng hóa.
Bên cạnh đó, PG cịn cung cấp dịch vụ trên nền tảng ngân hàng điện tử giúp cho
khách hàng dễ dàng thực hiện các giao dịch chỉ với vài thao tác đơn giản thơng qua
mạng internet với độ an tồn thông tin cao, các giao dịch được thực hiện chỉ trong
vài giây, khách hàng có thể tiết kiệm được thời gian và chi phí .
1.1.3 . Mạng lưới hoạt động
Tính đến 31/12/2020, PG bank có tổng 79 chi nhánh và phòng giao dịch trải dài
các tỉnh và thành phố lớn trên mọi miền đất nước với 1678 nhân viên. Hiện tại PG

bank đã thiết lập mạng lưới ngân hàng đại lý với khoảng 200 ngân hàng và chi
nhánh ngân hàng trên tồn thế giới, trong đó PG bank ln đặt quan hệ đại lý với
các ngân hàng đầu tại từng quốc gia và vùng lãnh thổ
PG bank đã không ngừng lớn mạnh và từng bước tao được niềm tin đối với khách
hàng, mang đến cho khách hàng những trải nghiệm tốt nhất.
1.2. Khái quát chung về Fintech
1.2.1 . Khái niệm về Fintech
Fintech là sự kết hợp giữa Finance (tiền tệ, tài chính) và Technology (cơng
nghệ), hiểu nơm na là cơng nghệ tài chính. Giải thích một cách đơn giản, thì fintech
1


đề cập đến việc tận dụng sự sáng tạo công nghệ để sử dụng trong các hoạt động,
dịch vụ tài chính. Fintech khơng bắt nguồn từ những hệ thống tiền tệ hiện có, mà nó
đánh dấu sự xâm lấn của IT vào những hệ thống tiền tệ đó.
Fintech hiện tại đang hoạt động cho tất cả các công ty đang sử dụng Internet,
điện thoại di động, phần mềm mã nguồn mở, cơng nghệ điện tốn đám mây hay tiền
mã hóa như Bitcoin, nhằm mục đích giúp giao dịch đơn giản, thuận tiện và cải thiện
tính hiệu quả của các hoạt động ngân hàng và đầu tư.
1.2.2 . Các nhóm đối tượng của Fintech
Một thị trường tài chính truyền thống sẽ bao gồm 2 đối tượng: Các định chế
tài chính (ngân hàng, đầu tư, bảo hiểm, chứng khốn, cơng ty tài chính,…) và khách
hàng.
Đối với fintech, các đối tượng sẽ bao gồm 3 bên, giữ mối quan hệ tác động
qua lại lẫn nhau
- Các công ty Fintech:
+ Đây là các công ty độc lập, chuyên hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin,
cung cấp các sản phẩm, dịch vụ mới trong lĩnh vực tài chính.
+ Khách hàng của các cơng ty Fintech có thể là người sử dụng cuối cùng và cũng có
thể là các định chế tài chính.

- Các định chế tài chính:
+ Đây là thực thể quan trọng trong ngành tài chính.
+ Các định chế ngày càng hợp tác sâu rộng với các công ty fintech, do nhận thấy
tầm quan trọng của công nghệ. Mặt khác, bản thân các định chế này cũng trực tiếp
đầu tư vào các công ty fintech hoặc các hoạt động nghiên cứu, từ đó chủ động nắm
giữ cơng nghệ mới và chiếm lĩnh thị trường.
- Khách hàng:
+ Đối tượng khách hàng ở đây, là người sử dụng sản phẩm dịch vụ tài chính nói
chung.
+ Có thể nói rằng, với những ứng dụng cơng nghệ mới, thì khách hàng chính là
những người hưởng lợi nhiều nhất từ sự cạnh tranh giữa các định chế tài chính, các
cơng ty hay những tiện ích mà cơng nghệ mới có thể mang lại.

2


1.2.3. Những nhóm sản phẩm chính
Dựa theo đối tượng sử dụng mà các sản phẩm trong fintech được chia làm 2
nhóm khác nhau, bao gồm:
- Nhóm thứ 1:
Là các sản phẩm phục vụ cho người tiêu dùng, các công cụ kỹ thuật số và
cơng nghệ khác. Mục đích là cải thiện cách các cá nhân vay mượn, quản lý tiền bạc
và tài trợ vốn cho các startup.
- Nhóm thứ 2:
Là các sản phẩm cơng nghệ “back-office”. Nhóm sản phẩm này hỗ trợ hoạt
động của các định chế tài chính cũng như bản thân các fintech.
Trên thực tế thì ngồi những dịch vụ thơng thường như cho vay, chuyển tiền, thanh
tốn,… Fintech còn cung cấp nhiều dịch vụ trải rộng hơn, chẳng hạn:
+ Cho vay ngang cấp (peer to peer lending)
+ Gọi vốn cộng đồng (crowdfunding)

+ Tư vấn tài chính (personal finance)
+ Quản trị dữ liệu (data management)
+ Công nghệ bảo hiểm (insurtech)
+ Tiền tệ số (crypto blockchain)
1.2.4. Vai trò của Fintech
- Cơng nghệ Fintech đóng vai trị khơng nhỏ trong sự thay đổi thói quen người tiêu
dùng trong vấn đề tài chính ngân hàng.
- Cơng nghệ Fintech đem đến 3 vai trị lớn sau đây:
Thứ nhất, trong cách mạng cơng nghệ 4.0 như hiện nay, Fintech góp phần
đem đến ứng dụng cơng nghệ cao nhằm phân tích hành vi người tiêu dùng, từ đó
giảm chi phí cho các hoạt động nghiên cứu thị trường và chăm sóc khách hàng cho
các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp.
Thứ hai, công nghệ Fintech làm thay đổi thị trường công nghệ khi đem đến
nhiều cơ hội việc làm hơn. Tuy nhiên để có thể làm được cơng việc ngành cơng
nghệ Fintech thì phải có trình độ cơng nghệ thơng tin cao, thành thạo nhiều
dạng ngơn ngữ lập trình khác nhau và am hiểu về lĩnh vực tài chính ngân hàng.

3


Cuối cùng, cơng nghệ Fintech góp phần thay đổi xu hướng dịch vụ tài chính.
Sự xuất hiện của các dịch vụ như internet banking, mobile banking đã thu hút được
nhiều người dùng là minh chứng rõ ràng cho điều này.
1.2.5. Xu hướng ứng dụng của Fintech trong những năm gần đây
*Xu hướng ứng dụng của Fintech trên thế giới
Theo The Global Fintech Index 2020, với hơn 7.000 công ty Fintech, tổng
giá trị hoạt động đầu tư vào Fintech toàn cầu tăng từ 60,2 tỷ USD năm 2017 lên đến
150,3 tỷ USD vào năm 2019, tương ứng tăng 250% sau hai năm (Findexable, 2019).
Những hoạt động đầu tư vào Fintech tập trung vào các lĩnh vực liên quan đến các
hoạt động mua bán - sáp nhập, vốn đầu tư mạo hiểm và cổ phần tư nhân. Thống kê

giá trị hoạt động đầu tư của ba mảng trên toàn cầu được thể hiện trong Hình 1.

Số lượng giao dịch về hoạt động đầu tư cho Fintech trên tồn cầu giai đoạn
2017-2019 có sự gia tăng đáng kể từ 2.914 giao dịch vào năm 2017 lên 3.639 giao
dịch vào năm 2018 và 3.286 giao dịch vào năm 2019 (Hình 2). Những con số trên
cho thấy sự phát triển mạnh mẽ và toàn diện của thị trường Fintech. Trong tổng đầu
tư vào Fintech trên tồn cầu, có thể thấy vai trị đáng kể của các hoạt động mua bán
- sáp nhập. Tính đến năm 2019, đầu tư vào hoạt động này chiếm gần 60% tổng giá
trị đầu tư. Trong 6 tháng đầu năm 2020, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, tổng
giá trị đầu tư toàn cầu vào Fintech giảm cả về số lượng giao dịch và giá trị giao dịch.
Các công ty Fintech gặp nhiều khó khăn để bảo tồn vốn trong bối cảnh nền kinh tế

4


phải chịu nhiều áp lực, nhưng hoạt động đầu tư vào Fintech lại thu hút mạnh mẽ các
quỹ đầu tư mạo hiểm, khi các giao dịch liên quan quỹ đầu tư mạo hiểm chiếm gần
80% tổng giá trị giao dịch và 83% tổng số lượng giao dịch toàn cầu trong lĩnh vực
này.
*Xu hướng ứng dụng của Fintech tại Việt Nam
Fintech ở Việt Nam cịn khá mới, mặc dù những cơng ty Fintech đầu tiên đã
được NHNN cấp giấy phép hoạt động từ năm 2008, hoạt động chủ yếu ở lĩnh vực
thanh tốn. Theo NHNN, năm 2020 số lượng cơng ty Fintech tại Việt Nam tăng gần
4 lần so với năm 2016. Tính đến năm 2019, Việt Nam có hơn 150 cơng ty hoạt động
trong lĩnh vực Fintech. Trong đó, 65% các cơng ty hoạt động trong mảng thanh tốn,
10,5% các công ty làm việc trong lĩnh vực gọi vốn cộng đồng . Nhìn chung, Fintech
ở Việt Nam chủ yếu hoạt động ở mảng thanh toán, cho vay ngang hàng và huy động
vốn cộng đồng, còn những mảng khác vẫn trong quá trình sơ khai như: dịch vụ
quản lý tài sản, quản lý thanh khoản, quản lý đầu tư, bảo hiểm, dịch vụ tư vấn tài
chính tự động. Trong năm 2019, việc nổi lên một số công ty Fintech trong lĩnh vực

quản lý tài sản và bảo hiểm cho thấy trong tương lai sẽ có sự chuyển dịch cơ cấu và
nguồn vốn đầu tư giữa các lĩnh vực khác so với lĩnh vực thanh tốn, hiện đang
chiếm vị trí quan trọng tại Việt Nam
Việt Nam cũng là thị trường tiềm năng cho phát triển Fintech khi quy mô
dân số đông, tỷ lệ sử dụng thiết bị di động và internet cao. Theo Appota, 2018, với
gần 100 triệu dân, khoảng 72% dân số sử dụng điện thoại thông minh, người dùng
lên mạng bằng điện thoại thông minh lên tới 68%, thời gian kết nối trực tuyến lên
tới 48 giờ/tuần bằng các thiết bị khác nhau là cơ hội cho các công ty Fintech phát
triển thị trường.
Theo bảng xếp hạng các trung tâm Fintech toàn cầu, Việt Nam xếp hạng 51
của thế giới (Bảng 1), đây cũng là vị trí đáng khích lệ khi so sánh với các quốc gia
có thị trường Fintech còn non trẻ khác.

5


Điểm xếp hạng Fintech các thành phố trong khu vực châu Á - Thái Bình
Dương cho thấy TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội có vị trí khá tốt trong khu vực này khi
xếp hạng lần lượt là 27 và 30 (Bảng 2). Trong năm 2019, thị trường Fintech Việt
Nam có sự phát triển mạnh mẽ là nhờ tài trợ lớn 300 triệu USD dành cho công ty
VNPay và 500 triệu USD cho vòng gọi vốn của MoMo. Đây là 2 giao dịch lớn thứ
ba và thứ nhất trong khu vực Asean. Trong một báo cáo được đưa ra bởi ba tổ chức
là PricewaterhouseCoopers (PWC), United Overseas Bank (UOB) và Hiệp hội
Fintech Singapore đã chỉ ra rằng Việt Nam đứng thứ hai trong khu vực Asean về
thu hút đầu tư trong lĩnh vực Fintech năm 2019. Số vốn mà Việt Nam huy động
được trong lĩnh vực Fintech chiếm 36% tổng số vốn Asean trong lĩnh vực này năm
2019 và chỉ đứng sau Singapore 51%. Đây là sự tăng trưởng ngoạn mục của Việt
Nam trong khu vực bởi vì con số này vào năm 2018 chỉ là 0,4%. (Singapore Fintech
Association- SFA, 2019).
1.2.6. Ảnh hưởng của Fintech đối với hệ thống ngân hàng

* Ảnh hưởng tích cực
Các ứng dụng đa dạng của Fintech đang tác động đến hầu hết mọi lĩnh vực
hoạt động của cả hệ thống tài chính - ngân hàng. Tuy chỉ mới hình thành hơn 10

6


năm qua song những sản phẩm của Fintech đã và sẽ thay đổi hoàn toàn diện mạo,
hệ thống cũng như các phương thức giao dịch tài chính truyền thống.
Một là, Fintech tạo ra những mơ hình kinh doanh mới làm thay đổi kênh
phân phối và các sản phẩm dịch vụ tài chính truyền thống, đặc biệt là dịch vụ ngân
hàng, ví dụ: Internet banking, Mobile banking, QR code, ngân hàng số, ví điện tử...
Hai là, sự phát triển và ứng dụng các công nghệ mới như Big data,
blockchain, hệ thống định dạng cá nhân sinh trắc học, định danh khách hàng điện
tử... giúp các tổ chức tài chính thu thập dữ liệu, đơn giản hóa quy trình phân tích
hành vi khách hàng, cải tiến chất lượng dịch vụ, tiết giảm chi phí hạ tầng kỹ thuật,
tăng cường tính minh bạch, nhưng vẫn đảm bảo an tồn, nhanh chóng, hiệu quả, đặc
biệt trong giao dịch ngân hàng mang lại giá trị gia tăng cũng như sự hài lòng hơn
cho khách hàng.
Ba là, Fintech thu hút rất nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp trong 1 thập kỷ
qua do được phát triển trên nền tảng hệ thống công nghệ thông tin và viễn thông
nên không yêu cầu nguồn vốn lớn và không cần nhiều mạng lưới chi nhánh như
ngân hàng truyền thống.
Bốn là, Fintech tạo ra các giải pháp tài chính cho khách hàng ở vùng sâu,
vùng xa hoặc những khách hàng gặp khó khăn trong việc tiếp cận các dịch vụ tài
chính do những rào cản về thủ tục hoặc địa lý. Đặc biệt, Fintech hỗ trợ tốt hơn cho
nhóm khách hàng cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ, siêu nhỏ. Những khách hàng
này thường bị các ngân hàng từ chối do không đáp ứng được các yêu cầu về vốn và
tài sản.
Năm là, Fintech giúp cung cấp danh mục các sản phẩm tài chính đa dạng cho

khách hàng nhờ sự phát triển của công nghệ, giúp bảo đảm sự cung ứng dịch vụ
24/7 theo cả khơng gian và thời gian. Ví dụ: Hiện tại các công ty cho vay P2P (kết
nối trực tiếp người đi vay với người cho vay trên Internet) hoạt động khá hiệu quả,
giúp rút ngắn thời gian phê duyệt các khoản vay từ vài tuần xuống chỉ còn vài giờ.
Cùng với sự phát triển của cuộc CMCN 4.0, ngày càng nhiều người tiêu
dùng sử dụng các sản phẩm, dịch vụ từ Fintech. Qua Fintech, khả năng tiếp cận dịch
vụ tài chính - ngân hàng được nâng cao, gia tăng giá trị cho khách hàng sử dụng
dịch vụ. Cũng bởi ưu thế phát triển trên nền tảng công nghệ thông tin không cần

7


mạng lưới phòng giao dịch như ngân hàng, nên các sản phẩm dịch vụ do doanh
nghiệp Fintech cung ứng đã và đang thu hút được số lượng lớn khách hàng; đặc biệt
là những người gặp khó khăn trong việc tiếp cận dịch vụ ngân hàng.
Nhìn chung, tồn thế giới chào đón làn sóng Fintech bởi nó giúp cho các
giao dịch tài chính dễ dàng, minh bạch hơn và có chi phí thấp hơn.
* Ảnh hưởng tiêu cực
Bên cạnh những lợi ích mà Fintech đem lại, các hoạt động của Fintech có thể
mang lại một số tác động bất lợi đến hệ thống tài chính.
Một là, nguy cơ bị tấn cơng bởi chính cơng nghệ. Các sản phẩm Fintech
được tạo ra trên nền tảng công nghệ nên việc gặp phải các nguy cơ tấn công từ công
nghệ là điều không tránh khỏi. Giải pháp công nghệ thông tin càng hiện đại thì rủi
ro càng dễ xảy ra, một sự cố có thể dẫn đến rủi ro cả hệ thống. Các doanh nghiệp
phải đối mặt với nhiều nguy cơ tiềm ẩn đến từ việc gian lận tài chính, lỗi
hệ thống, tội phạm công nghệ ăn cắp dữ liệu, phát tán mã độc...
Hai là, Fintech phát triển quá nhanh so với hệ thống pháp luật hiện hành. Sản
phẩm Fintech là dựa trên những đổi mới và sáng tạo liên tục của công nghệ, do đó,
nhiều trường hợp các quy định của pháp luật hiện hành chưa theo kịp. Chính điều
này là một trong những nguyên nhân gây ra nhiều vụ lừa đảo liên quan đến fintech

thời gian qua như lừa đảo góp vốn mua máy đào tiền ảo, lừa đảo ICO, kinh doanh
tiền điện tử…
Ba là, sự thuận tiện của Fintech làm cho khách hàng đôi khi sử dụng mà
chưa thực sự hiểu về sản phẩm, khơng có kiến thức cơ bản về tài chính, thậm chí
khơng hề biết cách bảo mật các thông tin cá nhân. Đây là kẽ hở cho tội phạm tài
chính tấn cơng. Ví dụ, lập các website giả mạo làm người dùng lộ tài khoản và mật
khẩu để chiếm đoạt tài sản…
Bốn là, thị phần của các ngân hàng có thể bị giảm bớt do có sự chia sẻ thị
phần với các công ty Fintech.
Năm là, sự phát triển mạnh mẽ của cơng nghệ có thể thay thế cho lượng lớn
nhân viên của các ngân hàng đang làm việc trực tiếp tại các quầy giao dịch truyền
thống. Xu hướng “ngân hàng khơng giấy”, “tổ chức tài chính khơng giấy”, trí tuệ

8


nhân tạo, robot sẽ ngày càng phổ biến. Các chi nhánh, phòng giao dịch của các ngân
hàng ngày càng thu hẹp cả về qui mô và số lượng...
=> Mối quan hệ giữa Fintech và PG bank
Trước đây, cả 2 bên được coi là đối thủ của nhau khi phải đối mặt vừa thúc
đẩy cạnh tranh để cùng phát triển, vừa gợi ý cho mơ hình hợp tác trong việc phát
triển giữa khu vực Fintech và ngân hàng. Hiện tại các ngân hàng đang có khuynh
hướng chuyển từ phương thức cạnh tranh sang hợp tác cùng Fintech với vai trò là
đối tác. Cơ sở của sự hợp tác này dựa trên thuyết Win-Win, đơi bên cùng có lợi.
Fintech cho ra được dịch vụ tối ưu và hiện đại nhưng thiếu lượng khách hàng cịn
ngân hàng thừa lượng khách hàng sẵn có tuy nhiên loại hình sản phẩm/dịch vụ đã
cũ và nhiều thiếu sót so với sự phát triển ở hiện tại và đòi hỏi, nhu cầu ngày càng
cao của khách hàng. Fintech và ngân hàng tương xứng với vai trò bù trừ cho nhau,
hạn chế được điểm yếu của mình và tận dụng được lợi thế của đối tượng còn lại.
Với những cơ hội và tiện ích như cung cấp dịch vụ tài chính trên nền tảng kỹ thuật

số, tối ưu hóa tiện ích, tiết giảm chi phí, tạo ra những giá trị và trải nghiệm mới cho
người sử dụng, các cơng ty Fintech góp phần quan trọng vào việc đổi mới dịch vụ
tài chính, có tác động tích cực đến các lĩnh vực ngân hàng số, thanh tốn, bảo hiểm.
Vì vậy, việc hợp tác giữa ngân hàng với các công ty Fintech là xu hướng tất yếu và
là cơ hội lớn chưa từng có đối với ngân hàng trong làn sóng đổi mới cơng nghệ.
Đối với PG bank, việc ứng dụng cơng nghệ tài chính vào trong hoạt động ngân hàng
đã mang lại cho ngân hàng nhiều lợi ích đồng thời các cơng ty Fintech cũng có
nhiều cơ hội để phát triển sản phẩm hồn thiện hơn, có thể khai thác được mạng
lưới khách hàng, dữ liệu và nguồn vốn của ngân hàng để cung cấp sản phẩm, dịch
vụ, đáp ứng nhu cầu của thị trường.
2. Tác động của Fintech tới hoạt động kinh doanh của PG bank
2.1. Ứng dụng Fintech trong PG bank
① PG Bank ra mắt tính năng tra cứu Sơ tiêt kiệm nhanh chóng với QR Code
QR Code (Quick response code) là “mã phản hồi nhanh” hay còn gọi là “mã
vạch ma trận” đang được áp dụng phổ biến trong các hoạt động tra cứu thông tin,
thanh tốn…. Bởi tính năng hiện đại, tiện lợi. Là một trong những ngân hàng tiên
9


phong áp dụng QR Code, PG Bank cho phép khách hàng chủ động dễ dàng tra cứu
thơng tin về tình trạng sổ tiết kiệm trên hệ thống PG Bank mọi lúc, mọi nơi.
Trước tình trạng nhiều nhân viên ngân hàng lợi dụng chức vụ chiếm đoạt tiền tiết
kiệm của khách hàng, ngân hàng đã áp dụng công nghệ mã QR Code trên sổ tiết
kiệm nhằm tăng tính bảo mật. Chỉ cần quét mã QR Code, khách hàng đã có thể
kiểm tra thơng tin in trên sổ tiết kiệm có khớp đúng với số tiền gửi được nhập vào
hệ thống của ngân hàng hay khơng mà cịn cho biết trạng thái sổ có đang bị phong
tỏa hay cầm cố.
Theo đó, khách hàng chỉ cần quét mã QR được in trên sổ bằng cách sử dụng thiết bị
thơng minh (smartphone, máy tính bảng….) có sẵn chức năng quét mã QR (Scan
QR) hoặc sử dụng những phầm mềm được trang bị chức năng quét mã QR miễn phí

như : Zalo, Facebook, iCheck, Scanner Barcode… (có thể dễ dàng tải về từ Apple
Store nếu sử dụng iPhone/iPad, hoặc Play Store nếu sử dụng smartphone Android).
Sau khi qt mã thành cơng, trên màn hình thiết bị sẽ hiển thị tồn bộ các thơng tin
về sổ tiết kiệm. Khách hàng không cần phải đến các điểm giao dịch để hỏi thơng tin
mà vẫn có thể truy vấn được các thông tin sổ tiết kiệm thông qua các thiết bị máy
tính, điện thoại của mình.
② Phát hành Flexicard – Thẻ đa năng kết hợp đầy đủ hai tính năng ghi nợ và trả
trước. Đây cũng là thẻ thanh tốn xăng dầu đầu tiên tại Việt Nam
Tính năng trả trước cho phép khách hàng nạp tiền vào thẻ và thực hiện các giao dịch
tại Điểm chấp nhận thẻ (POS) (mua xăng dầu, hàng hóa, dịch vụ,...) trong phạm vi
số tiền được nạp vào thẻ. Với thẻ trả trước, khách hàng khơng cần mở tài khoản tại
ngân hàng.
Tính năng ghi nợ cho phép khách hàng thực hiện các giao dịch tại máy ATM (rút
tiền, chuyển khoản,...) và tại POS (rút tiền, mua xăng dầu, hàng hóa, dịch vụ,...).
Khách hàng đăng ký mở tài khoản và phát hành thẻ tại các cửa hàng xăng dầu, văn
phịng cơng ty/chi nhánh/xí nghiệp xăng dầu trực thuộc Petrolimex hoặc chi nhánh
PG Bank.
③ Thẻ F- card
Tính năng

10


Thẻ F-card chỉ được phép thực hiện giao dịch mua xăng dầu qua POS của PG Bank
tại các Cửa hàng xăng dầu Petrolimex, đổi mã PIN tại POS và ATM của PG Bank;
Tên của Khách hàng và biển số các xe sẽ được in lên trên thẻ;
Thẻ có hạn mức sử dụng theo ngày và/hoặc theo tháng, tùy theo yêu cầu của khách
hàng
Tất cả các thẻ được phát hành trên một Tài khoản duy nhất của Khách hàng;
Khách hàng có thể truy vấn số dư và in sao kê chi tiết từng thẻ tại các Chi

nhánh/Phòng giao dịch PG Bank hoặc thông qua dịch vụ Internet Banking.
=>Với việc sử dụng thẻ Flexicard hoặc F- card, mạng lưới 2.200 cây xăng
thuộc sở hữu của Petrolimex và 4.000 cây xăng của các đại lý của Petrolimex,
khách hàng có thể dễ dàng sử dụng dịch vụ thanh toán xăng dầu bằng thẻ tại các
POS ở các cửa hàng của Petrolimex. Các công ty vận tải có thể kiểm sốt lượng
xăng dầu được mua vào, tránh trường hợp nhân viên tài xế lấy cắp nhiên liệu, biển
thủ tiền mua nhiên liệu. Thanh toán nhanh gọn, người mua nhiên liệu đỡ mất thời
gian trả tiền và đợi lấy tiền thừa. Điều này giúp rất hữu ích cho các công ty vận tải,
nâng cao trải nghiệm của khách hàng khi sử dụng thẻ, dẫn đến thu hút khách hàng.
④. PG Bank đang sử dụng hệ thống ngân hàng lõi Corebanking “ I-Flex” do
FlexCube cung cấp, trong khi hệ thống bảo mật thông tin hiện đại và đồng bộ
được xây dựng bởi hãng Checkpoint.
Hệ thống T24 (24h/ ngày) có thể tự động hóa được tất cả các lịch trình cơng việc
đưa ra và phục hồi nhanh chóng và đầy đủ các yêu cầu của khách hàng. Với core
banking, 1000 giao dịch có thể thực hiện trong 1 giây và quản trị được hơn 50 triệu
tài khoản khác nhau.

 Quản lý nội bộ đạt hiệu quả tốt hơn
Tích hợp quản lý lõi banking giúp các ngân hàng quản lý vấn đề nội bộ chặt chặt
chẽ, hiệu quả hơn. Đối với hệ thống lõi core banking, khách hàng chỉ cần có một mã
duy nhất tại ngân hàng là có thể thực hiện được các giao dịch với nhiều sản phẩm và
dịch vụ khác nhau.
11


Ở bất cứ thời điểm nào, bất cứ nơi nào mà khách hàng muốn, thậm chí là khơng
cùng hệ thống ngân hàng cũng có thể thực hiện giao dịch một cách thuận tiện nhờ
có core banking.
 Hỗ trợ quản trị rủi ro tốt hơn cho ngân hàng
Việc tích hợp quản lý lõi ngân hàng giúp thực hiện quản lý rủi ro tốt hơn như: rủi ro

thị trường, rủi ro về tín dụng, hay các vấn đề liên quan đến thanh tốn và tác
nghiệp,... ở nhiều mức độ, khía cạnh quản lý khác nhau.
Hơn nữa, nhờ có sự ưu việt và tập trung hóa của core banking, ngân hàng dễ
dàng nâng cao cách thức quản lý hệ thống các tài khoản của khách hàng. Đồng thời
cung cấp những dịch vụ tiện ích nhất đến khách hàng của mình.
Rút ngắn thời gian chạy xử lý cuối ngày, cuối tháng và cuối năm. Ngân hàng dễ
dàng làm chủ được quá trình vận hành hệ thống và phát triển sản phẩm, dịch vụ. Từ
đó tiết kiệm thời gian triển khai hệ thống, tiết kiệm nguồn lực triển khai.
⑤. Ra đời ứng dụng PG Bank Flexiapp vào đầu năm 2021
Khách hàng cũng có thể dùng các thông tin khác như tài khoản Ngân hàng điện
tử, số điện thoại, số căn cước công dân… để truy cập và sử dụng. Đây là điểm rất
hữu ích khi có thể sử dụng bất kỳ thơng tin định danh nào đã đăng ký với ngân hàng
đều có thể truy cập Flexiapp và sử dụng.
PG Bank Flexiapp cung cấp đầy đủ các tính năng giúp khách hàng có thể quản lý tài
chính cá nhân một cách chủ động và an toàn bảo mật tuyệt đối. Khách hàng dễ dàng
thực hiện tất cả các giao dịch ngay từ lần đầu đăng nhập như: dịch vụ thanh toán,
tiền gửi, chuyển khoản, quản lý tài khoản, thẻ, khoản vay và nhiều tiện ích dịch vụ
hỗ trợ khác. Ngoài ra, Flexiapp cũng được thiết kế với giao diện thân thiện, linh
hoạt và tùy biến theo nhu cầu, sở thích của khách hàng.
2.2. Cơ hội và thách thức đặt ra với ngân hàng PG bank
Ngày nay xu hướng phát triển của các Fintech không chỉ tập trung cung cấp
sản phẩm dịch vụ tài chính, ngân hàng cũ theo một phương thức mới mà đang có
chiều hướng ngày càng đa dạng. Đặc biệt, tác động của cách mạng công nghệ số
đến sự phát triển của hệ thống ngân hàng ngày càng rõ nét với việc xuất hiện của
hàng loạt sản phẩm, dịch vụ ngân hàng đổi mới sáng tạo, cũng như sự ra đời các
kênh phân phối dịch vụ ngân hàng mới dựa trên nền tảng cơng nghệ tài chính 12


Fintech. Điều này mang lại cho PG bank những cơ hội để thay đổi cũng như nhiều
thách thức, cụ thể:

Thứ nhất, việc mở rộng mạng lưới chi nhánh ngân hàng khơng cịn là ưu tiên
trong cuộc cạnh tranh giữa các tổ chức tài chính, ngân hàng. Nếu như các hệ thống
ngân hàng lõi được thiết kế vào cuối những năm 80 và đầu những năm 90 của thế
kỷ XX không linh hoạt, khơng tập trung vào khách hàng thì các mơ hình ngân hàng
kỹ thuật số được xây dựng dựa trên các giải pháp Fintech nhằm tối ưu hóa trải
nghiệm, phù hợp với điều kiện thực tế và nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
Những tiện ích cơ bản mà một ngân hàng cung cấp ln sẵn có tại mọi thời điểm
trong không gian kỹ thuật số thông qua các ứng dụng dịch vụ được dễ dàng tải về
điện thoại di động, hoặc được thực hiện trực tuyến trên Internet mà khơng cịn phụ
thuộc vào hệ thống chi nhánh và phòng giao dịch.
Thứ hai, sự dịch chuyển của khách hàng sử dụng dịch vụ từ các kênh truyền
thống sang kênh điện tử, trực tuyến. Công nghệ di động đã làm chuyển dịch nhu cầu
sử dụng dịch vụ của khách hàng sang các kênh giao dịch trực tuyến và điện thoại di
động thơng minh thay vì phải tới các chi nhánh của ngân hàng để thực hiện các thủ
tục rườm rà. Báo cáo của Ngân hàng thế giới năm 2020 cho thấy, sự dịch chuyển
nhu cầu thanh toán của khách hàng từ kênh truyền thống sang kênh điện tử đã vượt
ngưỡng 50% trên tồn cầu, trong đó kênh thanh tốn điện tử đã trở thành kênh chủ
đạo tại các nước phát triển với tỷ lệ gần 90% khách hàng trưởng thành có tài khoản
sử dụng. Đây cũng chính là cơ hội cho các tổ chức tài chính và ngân hàng quy mô
nhỏ thu hút thêm đối tượng khách hàng sinh sống ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa
tại các nước đang phát triển.
Thứ ba, sự chuyển hướng sang các giải pháp ngân hàng hợp kênh (Omni channel banking). Trong tiến trình của cuộc cách mạng cơng nghệ số, các tổ chức
tài chính đã khơng cịn tập trung vào việc phát triển ngân hàng đa kênh nữa mà
chuyển hướng sang phát triển giải pháp ngân hàng hợp kênh, vốn được thiết kế để
nâng cao tối đa trải nghiệm của khách hàng. Thơng qua giải pháp ngân hàng hợp
kênh, khách hàng có thể truy cập các dịch vụ ngân hàng mọi lúc, mọi nơi, bằng mọi
thiết bị có kết nối Internet theo thời gian thực; đồng thời có thể trải nghiệm sự đồng

13



bộ và liền mạch dịch vụ trên mọi kênh giao dịch Internet Banking, Mobile Banking,
ATM... Phương pháp tiếp cận này cịn cho phép các ngân hàng phân tích dữ liệu về
các hoạt động của khách hàng thông qua các kênh khác nhau, qua đó dự đốn chính
xác hơn nhu cầu và sở thích của khách hàng cũng như tăng cường khả năng giao
tiếp hiệu quả hơn với khách hàng; đồng thời, làm tăng hiệu quả và cải thiện hiệu
suất hoạt động nhờ thay thế các quy trình xử lý thủ công bằng các giao dịch kỹ thuật
số.
Thứ tư, sự xuất hiện và tham gia mạnh mẽ của các công ty Fintech vào thị
trường tài chính - ngân hàng. Sự bùng nổ của các giải pháp Fintech do các tổ chức
phi ngân hàng phát triển trong thời gian qua đã có một tác động đáng kể đối với lĩnh
vực tài chính, ngân hàng, đặc biệt trong việc thúc đẩy mở rộng tiếp cận dịch vụ tài
chính. Do được phát triển trên nền tảng hệ thống công nghệ thông tin và viễn thơng,
khơng cần mạng lưới chi nhánh và phịng giao dịch, các công ty Fintech đã và đang
thu hút được một lượng lớn khách hàng, đặc biệt là người dân sống ở khu vực nông
thôn, vùng sâu, vùng xa và hải đảo vốn khơng có tài khoản ngân hàng. Xu thế chủ
đạo trong thời gian qua vẫn là mơ hình kết hợp giữa Fintech và ngân hàng. Sự kết
hợp giữa Fintech và ngân hàng tạo ra các dịch vụ tài chính, ngân hàng với chất
lượng cao, nhiều trải nghiệm và tiện ích hơn, thời gian xử lý nhanh hơn trong khi
chi phí dịch vụ lại có thể thấp hơn, nhờ đó ngân hàng có thể thu hút được thêm
nhiều khách hàng sử dụng dịch vụ, nhất là các dịch vụ giá trị gia tăng.
Mặc dù đã có sự phát triển đáng kể, song việc phát triển Fintech trong lĩnh
vực thanh toán tại Việt Nam vẫn còn đứng trước những thách thức bao gồm: (i) thói
quen thanh tốn tiền mặt vẫn phổ biến và lo ngại các dịch vụ tài chính mới dựa trên
cơng nghệ, (ii) thanh tốn khơng dùng tiền mặt vẫn cịn hạn chế trong khu vực cơng;
(iii) khn khổ pháp lý không theo kịp sự phát triển nhanh của cơng nghệ, (iv) phí
dịch vụ thanh tốn qua biên giới vẫn cao, dịch vụ thanh toán qua biên giới vẫn còn
là thách thức lớn, (v) hiểu biết của khách hàng và đào tạo khách hàng còn hạn chế…

14



3. Xu hướng phát triển của Fintech tại Việt Nam và một số giải pháp phù hợp
cho ngân hàng PG bank
3.1.Xu hướng phát triển của Fintech tại Việt Nam
Không nằm ngoài guồng quay phát triển của Fintech toàn cầu, những năm
gần đây, Việt Nam đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ, sâu rộng của lĩnh vực
Fintech. Số lượng các công ty Fintech tham gia cung ứng dịch vụ trên thị trường
Việt Nam đã tăng hơn 2 lần, từ con số khoảng 40 công ty cuối năm 2016 lên tới gần
100 công ty ở thời điểm hiện tại, trải rộng trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Không chỉ
các startup Fintech mới vào cuộc, mà nhiều ngân hàng thương mại đã và đang dần
chuyển đổi, vận hành hệ thống ngân hàng số trên nền tảng công nghệ hiện đại như:
BIDV, Vietinbank, VPBank, TPBank… nhằm đáp ứng yêu cầu phục vụ khách hàng
nhanh chóng, thơng suốt. Đến nay, Việt Nam đã có 48 công ty Fintech và 48% công
ty tham gia vào hoạt động thanh toán, cung cấp cho khách hàng và các nhà bán lẻ
các dịch vụ thanh toán trực tuyến hoặc các giải pháp thanh toán kỹ thuật số (2C2P,
VTPay, OnePay, VTCPay, BankPlus,VinaPay, VNPay, Senpay, NganLuong,
ZingPay, BaoKim, 123Pay…). Một số ít công ty hoạt động trong lĩnh vực gọi vốn
(FundStart, Comicola, Betado, Firststep), chuyển tiền (Matchmove, Cash2vn,
Remittance Hub), Blockchain (Bitcoin Vietnam, VBTC Bitcoin, Copyrobo,
Cardano Labo), quản lý tài chính cá nhân, quản lý POS, quản lý dữ liệu, cho vay và
so sánh thông tin (Mobivi, Money Lover, Timo, kiu, Loanvi, Tima, Hottab, SoftPay,
ibox, BankGo, gobear…). Tuy nhiên, so với một số quốc gia trong khu vực, số
lượng các công ty Fintech tại Việt Nam cịn khá ít (Indonesia có 120, Singapore có
hơn 300 cơng ty…).
Việt Nam với gần 67% dân số hiện đang sinh sống ở khu vực nông thôn,
vùng sâu, vùng xa vốn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các dịch vụ tài chính,
ngân hàng. Hệ thống các chi nhánh, phòng giao dịch ngân hàng hay mạng lưới
ATM của các ngân hàng có độ bao phủ thấp do hiệu quả kỳ vọng mang lại so với
chi phí đầu tư thấp và chưa đáp ứng được yêu cầu kinh doanh của các ngân hàng.

Do không thể tiếp cận dịch vụ của các ngân hàng nên trên thực tế hiện nay, người
dân sinh sống ở các khu vực này đang phải sử dụng các kênh thanh tốn, chuyển
tiền khơng chính thức có độ an tồn thấp.
15


Thống kê cho thấy, Việt Nam có khoảng 64 triệu người sử dụng Internet, đứng thứ
6 khu vực ở châu Á - Thái Bình Dương và 13 trên thế giới. Sự am hiểu lĩnh vực
công nghệ thông tin của người trẻ, sự bùng nổ của thương mại điện tử, tỷ lệ người
dân có tài khoản ngân hàng thấp… là những yếu tố thuận lợi để phát triển các dịch
vụ tài chính - ngân hàng dựa trên nền tảng Fintech tại Việt Nam trong tương lai.
Tuy nhiên, sự đổi mới sáng tạo của Fintech khơng chỉ đem lại những lợi ích
to lớn đối với các tổ chức ngân hàng - tài chính mà nó cũng đặt ra những thách thức
khơng nhỏ đối với các quốc gia trong cách ứng xử và quản lý hoạt động này. Sự
xuất hiện và phát triển với tốc độ nhanh của Fintech - một lĩnh vực hồn tồn mới
đã khiến hệ thống tài chính của các quốc gia phải đối mặt với nhiều thách thức, khó
khăn như nguy cơ rửa tiền và tài trợ khủng bố, rủi ro liên quan tới an ninh, an toàn,
bảo mật thơng tin..
Để từng bước xây dựng các chính sách quan trọng trong trung và dài hạn cho hoạt
động Fintech trong lĩnh vực ngân hàng, điều quan trọng nhất lúc này là cần tiếp tục
hoàn thiện khung pháp lý nhằm khuyến khích phát triển Fintech; tập trung nghiên
cứu và đưa ra giải pháp quản lý đối với một số vấn đề trọng tâm như việc ứng dụng
công nghệ chuỗi khối (Blockchain)/Sổ cái phân tán (DLT); cho vay ngang hàng
(P2P Lending); định danh khách hàng điện tử (e-KYC); giao diện lập trình ứng
dụng mở (Open API) và thanh toán điện tử (e-payments). Bên cạnh đó, cần sớm
hình thành một trung tâm đổi mới sáng tạo Fintech (Innovation Hub) với sự hợp tác
của một số ngân hàng và doanh nghiệp lớn với ba hoạt động chính là: (i) tạo khơng
gian làm việc chung cho các doanh nghiệp khởi nghiệp Fintech với cơ sở vật chất
đầy đủ, đạt chuẩn quốc tế; (ii) mời chuyên gia giàu kinh nghiệm hỗ trợ các doanh
nghiệp khởi nghiệp Fintech hồn thiện giải pháp, mơ hình kinh doanh đảm bảo tính

tuân thủ pháp luật và được thị trường chấp nhận; (iii) hỗ trợ kêu gọi vốn đầu tư từ
các quỹ, nhà đầu tư cá nhân trong và ngoài nước để hỗ trợ về vốn cho hoạt động của
những doanh nghiệp này.
3.2.Đề xuất một số chiên lược phù hợp cho ngân hàng PG bank
(1)

Hoàn thiện giao diện và các kênh tương tác khách hàng

+ Tăng trải nghiệm cho khác hàng

16


+ Xây dưng các chương trình khuyến mãi
+ Nâng cao kỹ năng tương tác với khách hàng
+ Sử dụng các phần mềm quản lý khách hàng hiệu quả
(2)

Số hóa các quy trình

+ Xây dựng mơ hình kinh doanh lấy khách hàng làm trung tâm
+ Tối ưu hóa hệ thống phân phối
+ Đơn giản hóa mơ hình hoạt động và kinh doanh
+ Chủ động quản lý rủi ro, quản lý vốn và quản lý các thay đổi về quy định, luật
định
(3)

Phân tích dữ liệu lớn

+ Maketing theo hướng cá nhân hóa

+ Thay đổi cách thức cung cấp dịch vụ đến khác hàng
+ kiểm soát rủi ro
+ Ngăn chặn hành vi lừa đảo ,vi phạm pháp luật
(4)

Mở rộng hệ sinh thái sản phẩm đa dạng.

+ Đa dạng ứng dụng liên kết với nhà nước , doanh nghiệp trường học,...
4. Kêt luận
Fintech đã, đang và sẽ là một xu hướng phát triển trong lĩnh vực ngân hàng
tại Việt Nam bởi những ứng dụng sáng tạo đầy tiềm năng của nó. Tuy nhiên, để có
thể phát huy tối đa các đóng góp của Fintech thì ngân hàng PG bank nói riêng và hệ
thống ngân hàng thương mại nói chung cần có các chính sách kiểm soát những rủi
ro tiềm ẩn của Fintech. Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý Nhà nước cần phải có
những chính sách cụ thể nhằm điều chỉnh một số hoạt động của các công ty Fintech
trong một số lĩnh vực nhạy cảm như huy động vốn và cho vay trực tuyến, điều này
sẽ góp phần đảm bảo cho sự phát triển bền vững của chính lĩnh vực Fintech và tồn
bộ thị trường tài chính nói chung trong tương lai.

17


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 . />2. />3. />4. />5. />6. />7. />8. />9. />10. />



×