ĐẠI HỌC CƠNG NGHỆ GIAO THƠNG VẬN TẢI
KHOA CHÍNH TRỊ - QPAN - GDTC
*****
TIỂU LUẬN
HỌC PHẦN: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN
Câu hỏi tiểu luận: Phân tích điều kiện ra đời, đặc trưng và ưu thế của sản
xuất hàng hoá? Liên hệ với việc phát triển nền kinh tế thị trường ở
Việt Nam hiện nay?
Sinh viên thực hiện: Đoàn Xuân Trường
Mã sinh viên: 72DCTM20057
Lớp: 72DCTM22
Khóa: K72
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Tho
HÀ NỘI – 2022
0
MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU: ......................................................................................................... 2
B. NỘI DUNG:
..................................................................................................... 3
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ SẢN XUẤT HÀNG HOÁ:
1. Khái niệm sản xuất hàng hoá:
2. Điều kiện ra đời:
............................ 3
.................................................................... 3
......................................................................................... 3
3. Đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hoá:
............................................... 5
II. Liên hệ với việc phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện
nay: .................................................................................................................... 6
C. KẾT LUẬN:
..................................................................................................... 9
D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:
................................................... 10
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT:
CNTB: Chủ nghĩa tư bản
CNXH: Chủ nghĩa xã hội
1
A. MỞ ĐẦU:
Trong thời kì đầu của xã hội lồi người do sự lạc hậu của lực lượng sản xuất,
nên sản xuất xã hội mang tính tự cung tự cấp khiến nhu cầu của con người bị bó
hẹp trong một giới hạn nhất định. Khi lực lượng sản xuất phát triển và có nhiều
thành tựu mới, con người dần thốt khỏi nền khinh tế tự nhiên và chuyển sang nền
kinh tế sản xuất hàng hoá. Nền kinh tế hàng hoá phát triển càng mạnh mẽ và đến
đỉnh cao của nó là nền kinh tế thị trường. Kinh tế thị trường có những ưu việt của
nó, đó là sự thoả mãn tối đa nhu cầu của con người vói một khối lượng hàng hố
khổng lồ. Tuy nhiên nó cũng bộc lộ những hạn chế, nhất là trong chế độ xã hội
TBCN, một chế độ xã hội ở đó chỉ có lợi nhuận được chú trọng hàng đầu dẫn đến
sự phân hoá xã hội sâu sắc và quyền bình đẳng trong xã hội bị xem nhẹ.
Nhận biết trước tình hình đó, trong quá trình nghiên cứu về hình thái kinh tế xã
hội Mac và Ăng-ghen đã đưa ra dự đoán: CNTB sớm muộn cũng bị thay thế bởi
một chế độ xã hội cao hơn, chế độ xã hội trong đó con người hồn tồn tự do, văn
minh và bình đẳng, có nền kinh tế phát triển bền vững, xã hôị công bằng. Đó là chủ
nghĩa cộng xản mà giai đoạn thấp của nó là CNXH - thời kì chun chính của giai
cấp vô sản.
Nước ta sau khi giành được độc lập ở miền bắc, Đảng đã xác định đưa đất
nước lên tiến lên CNXH bỏ qua giai đoạn phát triển TBCN. Khi miền bắc hồn
tồn được giải phóng thì cả nước bước vào thời kì quá độ lên CNXH. Đại hội Đảng
VI (1986) là một bước ngoặt lịch sử của nền kinh tế vói đường lối mới của Đảng
để phát triển đất nước. Theo đó ta xây dựng và phát triển nền kinh tế hàng hoá
nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định
hướng XHCN. Tư tưởng ấy càng được nhấn mạnh trong các kì đại hội tiếp theo
của Đảng.
Bài viết dưới đây sẽ phần nào giúp ta hiểu rõ hơn về thực trạng của nước ta trong
thời kì quá độ này.
2
B. NỘI DUNG:
I.
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ SẢN XUẤT HÀNG HOÁ:
1. Khái niệm sản xuất hàng hoá:
Trong lịch sử phát triển của nền sản xuất xã hội, có hai loại hình kinh tế là kinh
tế tự nhiên và kinh tế hàng hóa.
Kinh tế tự nhiên là hình thức tổ chức kinh tế mà sản phẩm làm ra chỉ dùng để
thỏa mãn các nhu cầu của người sản xuất trong nội bộ đơn vị kinh tế. Đó là kiểu
sản xuất tự cấp, tự túc. Kinh tế hàng hóa là hình thức tổ chức kinh tế, trong đó diễn
ra q trình sản xuất và trao đổi hàng hóa.
Sản xuất hàng hóa là sản xuất ra sản phẩm để nhằm mục đích trao đổi, mua bán.
Nói cách khác, sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức sản xuất trong đó sản phẩm làm
ra khơng phải để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của chính người trực tiếp sản xuất mà
là để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người khác, thông qua việc trao đổi, mua bán.
– Các kiểu sản xuất hàng hóa trong lịch sử:
•
Sản xuất hàng hóa giản đơn
•
Sản xuất hàng hóa tư bản chủ nghĩa
•
Sản xuất hàng hóa xã hội chủ nghĩa
2. Điều kiện ra đời:
Sản xuất hàng hoá chỉ ra đời, khi có đủ hai điều kiện sau đây:
Thứ nhất, có sự phân cơng lao động xã hội:
Phân cơng lao động xã hội là sự chun mơn hóa sản xuất, phân chia lao động
xã hội vào các ngành, các vùng, các lĩnh vực sản xuất khác nhau.
Phân công lao động xã hội làm cho việc trao đổi sản phẩm trở thành tất yếu, bởi
vì, khi có phân cơng lao động xã hội, mỗi người, mỗi cơ sở chỉ sản xuất một hoặc
một vài thứ sản phẩm nhất định, nhưng nhu cầu của cuộc sống địi hỏi họ phải có
nhiều loại sản phẩm khác nhau, do đó, họ cần đến sản phẩm của nhau, trao đổi với
nhau. Mặt khác, nhờ có phân cơng lao động xã hội, chun mơn hóa sản xuất làm
cho năng suất lao động tăng lên, sản phẩm thặng dư ngày càng nhiều và trao đổi
sản phẩm ngày càng phổ biến.
3
Như vậy, phân công lao động xã hội là cơ sở, là tiền đề của sản xuất hàng hóa.
Phân cơng lao động xã hội ngày càng phát triển, thì sản xuất và trao đổi hàng hóa
càng mở rộng, đa dạng hơn. Tuy nhiên, nếu chỉ có phân cơng lao động xã hội thơi
thì chưa đủ. Để sản xuất hàng hóa ra đời và tồn tại cịn phải có một điều kiện nữa.
Thứ hai, sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế của những người sản xuất:
Sự tách biệt này do các quan hệ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất, mà khởi
thuỷ là chế độ tư hữu nhỏ về tư liệu sản xuất, đã xác định người sở hữu tư liệu sản
xuất là người sở hữu sản phẩm lao động.
C.Mác viết: “Chỉ có sản phẩm của những lao động tư nhân độc lập và không phụ
thuộc vào nhau mới đối diện với nhau như là những hàng hố”.
Như vậy, chính quan hệ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất đã làm cho những
người sản xuất độc lập, đối lập với nhau, nhưng họ lại nằm trong hệ thống phân
công lao động xã hội nên họ phụ thuộc lẫn nhau về sản xuất và tiêu dùng.
Trong điều kiện ấy người này muốn tiêu dùng sản phẩm của người khác phải
thông qua sự mua – bán hàng hố, tức là phải trao đổi dưới những hình thái hàng
hoá.
Là những người sản xuất trở thành những chủ thể sản xuất, độc lập nhất định.
Do đó, sản phẩm làm ra thuộc quyền sở hữu hoặc do họ chi phối. Trong lịch sử, sự
tách biệt này là do chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất quy định còn trong nền sản
xuất hiện đại, sự tách biệt này còn do các hình thức sở hữu khác nhau về tư liệu
sản xuất và sự tách rời giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng đối với tư liệu sản xuất
quy định.
Đây là hai điều kiện cần và đủ của sản xuất hàng hoá. Thiếu một trong hai điều
kiện trên sẽ khơng có sản xuất hàng hố.
Từ sự phân tích trên, sản xuất hàng hố chì ra đời khi có đồng thời hai điều kiện
nói trên, nếu thiếu một trong hai điều kiện ấy thì khơng có sản xuất hàng hố và
sản phẩm lao động khơng mang hình thái hàng hố.
4
3. Đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hoá:
a. Đặc trưng của sản xuất hàng hoá:
Sản xuất hàng hoá ra đời từ sản xuất tự cấp tự túc và thay thế nó trong q trình
lịch sử lâu dài. Ở các xã hội trước chủ nghĩa tư bản, sản xuất hàng hoá là sản xuất
giản đơn chỉ giữ vai trị phụ thuộc. Tuy nhiên chính sản xuất hàng hố giản đơn đã
tạo khả năng phát triển lực lượng sản xuất thiết lập các mối liên hệ kinh tế giữa các
đơn vị kinh tế trước đó vốn tách biệt nhau.
Quan hệ hàng hố phát triển nhanh chóng ở thời kỳ chế độ phong kiến tan rã và
góp phần thúc đẩy q trình đó diễn ra mạnh mẽ hơn.
Hình thức điển hình nhất, cao nhất, phổ biến nhất của sản xuất hàng hoá là sản
xuất hàng hoá TBCN. Dưới CNTB quan hệ hàng hoá thâm nhập vào mọi lĩnh vực,
mọi chức năng của nền sản xuất xã hội, hàng hoá trở thành tế bào của nền sản xuất
xã hội. Nó mang đặc điểm: Dựa trên sự tách rời tư liệu sản xuất với sức lao động
trên cơ sở bóc lột lao động làm thuê dưới hình thức chiếm đoạt giá trị thặng dư.
Sản xuất hàng hoá tiếp tục tồn tại và phát triển dưới CNXH. Đặc điểm của sản
xuất hàng hoá XHCN là nó khơng dựa trên cơ sở chế độ người bóc lột người và nó
nhằm mục đích thoả mãn nhu cầu vật chất, tinh thần của mọi thành viên xã hội trên
cơ sở sản xuất kinh doanh.
b. Ưu thế của sản xuất hàng hoá:
Sản xuất hàng hoá tiếp tục tồn tại và phát triển ở nhiều xã hội là sản phẩm của
lịch sử phát triển sản xuất của loài người. Bởi vậy nó có nhiều ưu thế, và là một
phương thức hoạt động kinh tế tiến bộ hơn hẳn so với sản xuất tự cấp tự túc.
So với sản xuất tự cung tự cấp, sản xuất hàng hóa có những ưu thế hơn hẳn:
Thứ nhất: Sản xuất hàng hóa ra đời trên cơ sở của phân công lao động xã hội,
chun mơn hóa sản xuất. Do đó, nó khai thác được những lợi thế về tự nhiên xã
hội, kỹ thuật của từng người, từng cơ sở cũng như từng vùng, từng địa phương.
Đồng thời, sự phát triển của sản xuất hàng hóa lại có tác động trở lại, thúc đẩy sự
phát triển của phân công lao động xã hội, làm cho chun mơn hóa lao động ngày
càng tăng, mối liên hệ giữa các ngành, các vùng ngày càng trở nên mở rộng sâu
5
sắc. Từ đó, nó phá vỡ tính tự cấp tự túc, sự bảo thủ, trì trệ, lạc hậu của mỗi ngành,
mỗi địa phương làm cho năng suất lao động xã hội tăng lên nhanh chóng, nhu cầu
của xã hội được đáp ứng đầy đủ hơn. Khi sản xuất và trao đổi hàng hóa mở rộng
giữa các quốc gia, thì nó còn khai thác được lợi thế của các quốc gia với nhau.
Thứ hai: Trong nền sản xuất hàng hóa, quy mơ sản xuất khơng cịn bị giới hạn
bởi nhu cầu và nguồn lực mang tính hạn hẹp của mỗi cá nhân, gia đình, mỗi cơ sở,
mỗi vùng, mỗi địa phương, mà nó được mở rộng, dựa trên cơ sở nhu cầu và nguồn
lực của xã hội. Điều đó lại tạo điều kiện thuận lợi cho việc ứng dụng những thành
tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thúc đẩy sản xuất phát triển.
Thứ ba: Trong nền sản xuất hàng hóa, sự tác động của những quy luật vốn có
của sản xuất và trao đổi hàng hóa như quy luật giá trị, cung – cầu, cạnh tranh buộc
người sản xuất hàng hóa phải ln ln năng động, nhạy bén, biết tính tốn, cải
tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh
tế, cải tiến hình thức, quy cách và chủng loại hàng hóa, làm cho chi phí sản xuất hạ
xuống đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng ngày càng cao hơn.
Thứ tư: Trong nền sản xuất hàng hóa, sự phát triển của sản xuất, sự mở rộng và
giao lưu kinh tế giữa các cá nhân, giữa các vùng, giữa các nước không chỉ làm cho
đời sống vật chất mà cả đời sống văn hóa, tinh thần cũng được nâng cao, phong
phú và đa dạng hơn.
II. Liên hệ với việc phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay:
Nền sản xuất hàng hóa ở nước ta thời gian qua là một nền sản xuất vận hành theo
cơ chế thị trường có sự điều chỉnh của chính phủ theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Đứng trước vận hội mới của đất nước, nền sản xuất hàng hóa ở nước ta có những
thuận lợi nhất định và những khó khăn khơng nhỏ.
•
Về thuận lợi: là một nền kinh tế đang lên với tốc độ phát triển cao, tạo được
niềm tin với các nhà đầu tư và bạn bè quốc tế. Việt Nam có giá nhân cơng rẻ, trình
độ dân chí khá cao, thị trường lớn với dân số đông, một đất nước ổn định về chính
trị và một quyết tâm đổi mới mạnh mẽ của chính phủ, về tài nguyên, về vị trí địa
lý...
6
•
Về khó khăn: phải khẳng định là nền kinh tế nước ta phải đối mặt với rất
nhiều khó khăn và thách thức lớn. đi lên từ một nền nông nghiệp nhỏ lạc hậu, nền
kinh tế ta có đặc thù là sản xuất nhỏ lẻ mang nặng tính tự cung tự cấp, sức cạnh
tranh yếu. trình độ cơng nghệ sản xuất, quản lý, cơ sở hạ tầng còn nhiều yếu kém.
chất lượng lao động được đào tạo chưa đáp ứng được nhu cầu ngày một khắt khe
của nền kinh tế, người dân nước ta chưa có được cách nghĩ năng động, chính sách
dù được cải thiện cịn nhiều bất cập... bên cạnh đó, các nền kinh tế khác và đặc biệt
là, Trung Quốc, khu vực Đông Nam Á đã và đang lên mạnh mẽ và cạnh tranh gay
gắt với Việt Nam...
Do mục đích của sản xuất hàng hố khơng phải để thoả mãn nhu cầu của bản
thân người sản xuất như trong kinh tế tự nhiên mà để thoả mãn nhu cầu của người
khác, của thị trường. Sự gia tăng không hạn chế nhu cầu của thị trường là một động
lực mạnh mẽ thúc đẩy sản xuất phát triển.
- Cạnh tranh ngày càng gay gắt, buộc mỗi người sản xuất hàng hoá phải năng
động trong sản xuất - kinh doanh, phải thường xuyên cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá
sản xuất để tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, nhằm tiêu thụ
được hàng hoá và thu được lợi nhuận ngày càng nhiều hơn. Cạnh tranh đã thúc đẩy
lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ.
- Sự phát triển của sản xuất xã hội với tính chất "mở" của các quan hệ hàng hoá
tiền tệ làm cho giao lưu kinh tế, văn hoá giữa các địa phương trong nước và quốc
tế ngày càng phát triển. Từ đó tạo điều kiện ngày càng nâng cao đời sống vật chất
và văn hoá của nhân dân.
Phương hướng khắc phục: Kinh tế hàng hoá thúc đẩy quan hệ hợp tác, liên kết
và cạnh tranh giữa các đơn vị kinh tế trong khuôn khổ pháp luật buộc người sản
xuất phải tuân theo sự lựa chọn của người tiêu dùng thay cho sự điều chỉnh bằng
mệnh lệnh hành chính.
Ở nước ta cần xác định nền kinh tế theo định hướng XHCN là nền kinh tế hàng
hố, điều đó do chính bản thân sự vận động của nền kinh tế nước ta quy định.
7
+ Muốn phá vỡ tính chất tự cấp, tự túc của nền kinh tế, tất yếu phải phát triển
sản xuất hàng hoá để phát huy những ưu thế của nền kinh tế.
+ Các điều kiện chung cho sự tồn tại và phát tiển của nền kinh tế hàng hoá đã
tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế nước ta đó là phân công lao động xã hội ngày
càng phát triển, mở rộng trong nền kinh tế.
+ Phát triển kinh tế hàng hoá là con đường dân chủ đời sống kinh tế, phải giải
phóng tiềm năng phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế.
Phát triển công nghiệp theo hướng tập trung đầu tư khai thác có hiệu quả tiềm
năng về thuỷ điện; khai thác lợi thế về nguồn nguyên liệu để đẩy mạnh phát triển
công nghiệp chế biến nông, lâm sản như công nghiệp chế biến cao su, điều, cà phê,
bông vải và các loại nông sản khác, chế biến sản phẩm chăn nuôi, hàng mộc cao
cấp xuất khẩu, vật liệu xây dựng, các ngành hàng tiểu thủ công nghiệp truyền
thống...
Tăng cường đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, đây là yếu tố nền tảng, tạo tiền đề
cho quá trình phát triển, là trọng điểm xuyên suốt trong quy hoạch phát triển 10 15 năm tới. Ưu tiên đầu tư hồn thiện mạng lưới giao thơng và hệ thống thuỷ lợi.
Tiếp tục xây dựng các mạng lưới điện, cấp nước, bưu chính viễn thơng. Đầu tư cơ
sở hạ tầng vùng biên giới; mở cửa khẩu Đăk Ruê. Phát triển và mở rộng hệ thống
đô thị, xây dựng thành phố Buôn Ma Thuột trở thành đô thị hạt nhân và là trung
tâm chính trị, kinh tế, văn hố, giáo dục đào tạo, khoa học kỹ thuật, y tế, dịch vụ,
du lịch, thể dục thể thao của tỉnh Đăk Lăk và vùng Tây Nguyên. Phối hợp chặt chẽ
với các Bộ, ngành Trung ương trong việc tham gia tích cực vào quá trình phát triển
cùng với các địa phương, lãnh thổ trong Tam giác Việt Nam - Lào - Campuchia.
Tạo bước chuyển biến vượt bậc trong du lịch, dịch vụ với mức tăng trưởng cao.
Tập trung đầu tư các cụm du lịch trọng điểm Buôn Ma Thuột, Buôn Đôn, hồ Lăk
v.v… Nâng cao năng lực và chất lượng, tăng sức cạnh tranh của các sản phẩm hàng
hóa, dịch vụ. Tăng cường liên doanh liên kết với các vùng lân cận và cả nước, đặc
biệt là với TP. Hồ Chí Minh, vùng Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Duyên Hải miền
Trung trong phát triển du lịch, dịch vụ, xuất khẩu, trao đổi hàng hóa. Phát triển
8
nông, lâm, nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng hiện đại hố, cơng nghiệp hố,
đầu tư chiều sâu, tăng cường áp dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng suất và
chất lượng sản phẩm. Hình thành các vùng trọng điểm, sản xuất tập trung cây trồng,
vật nuôi chủ lực, mũi nhọn của tỉnh. Đẩy mạnh việc giao đất giao rừng, tổ chức
khuyến nông, khuyến lâm và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ổn định sản
xuất, nâng cao đời sống.
Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đào tạo tăng cường đội ngũ
cán bộ khoa học kỹ thuật, quản lý, các doanh nhân, công nhân lành nghề; xây dựng
tiềm lực khoa học công nghệ và tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ vào sản
xuất và đời sống.
C. KẾT LUẬN:
Tóm lại, nếu như sản xuất tự cung tự cấp bị giới hạn bởi nhu cầu và nguồn lực
mang tính hạn hẹp của mỗi cá nhân, mỗi gia đình, mỗi địa phương, quy mơ sản
xuất nhỏ, không tạo được động lực thúc đẩy sản xuất phát triển. nên đời sống vật
chất, văn hóa, tinh thần của mỗi người cịn nghèo nàn, lạc hậu, thì ngược lại, sản
xuất hàng hóa tạo được động lực thúc đẩy sản xuất phát triển, làm cho sản xuất phù
hợp với nhu cầu, từ đó mà góp phần nâng cao đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần
của mỗi cá nhân và tồn xã hội.
Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực, sản xuất hàng hóa cũng có những mặt trái của
nó như phân hóa giàu – nghèo giữa những người sản xuất hàng hóa, tiềm ẩn những
khả năng khủng hoảng, phá hoại môi trường sinh thái, xã hội…
Để phát triển nền sản xuất hàng hóa ở Việt Nam hiện nay, một mặt phải chuyển
đổi cơ cấu kinh tế (vùng, ngành nghề, lao động, tăng cường đào tạo nghề) để tạo ra
tính chun mơn hóa, tăng cường tham gia phân cơng và hợp tác quốc tế, xây dựng
và phát triển hệ thống thị trường; mặt khác, phải đa dạng hóa sở hữu và các hình
thức tổ chức kinh tế, hồn thiện hệ thống luật pháp và chính sách kinh tế – xã hội,
phát triển cơ sở hạ tầng…
9
D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1.
Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh – Khoa Kinh tế chính trị, Giáo
trình Lịch sử các học thuyết kinh tế, Nxb. CTQG, Hà nội, từ năm 2000 đến nay;
2.
(truy cập ngày 20/05/2022);
3.
(truy cập ngày
20/05/2022);
4.
/>
3%A2n+t%C3%ADch+%C4%91i%E1%BB%81u+ki%E1%BB%87n+ra+%C4%
91%E1%BB%9Di+%C4%91%E1%BA%B7c+tr%C6%B0ng+v%C3%A0+%C6
%B0u+th%E1%BA%BF+c%E1%BB%A7a+s%E1%BA%A3n+xu%E1%BA%A
5t+h%C3%A0ng+h%C3%B3a.htm (truy cập ngày 20/05/2022);
5.
/>
hoa.aspx (truy cập ngày 20/05/2022);
6.
Một số địa chỉ website khác:
- ;
- ;
- />
10
2