TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA LÍ LUẬN CHÍNH TRỊ
=======================
TIỂU LUẬN
KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊ NIN
LỊCH SỬ RA ĐỜI, ĐẶC TRƯNG VÀ ƯU THẾ CỦA
SẢN XUẤT HÀNG HÓA. LIÊN HỆ THỰC TIỄN TẠI
VIỆT NAM HIỆN NAY.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Ánh Nguyệt
Mã SV: 2014410108
Lớp: Anh 06, Khối 2 KTQT, Khóa 59
Giảng viên hướng dẫn: TS Nguyễn Ngọc Lan
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
1. Phần mở đầu....................................................................................... 3
2. Phần nội dung:
2.1.Lịch sử ra đời, điều kiện sản xuất của hàng hóa............................ 4
2.2.Đặc trưng của sản xuất hàng hóa.................................................. 8
2.3.Ưu thế của sản xuất hàng hóa........................................................ 9
2.4.Liên hệ thực tiễn Việt Nam hiện nay............................................. 12
3. Phần kết thúc.......................................................................................15
4. Tài liệu tham khảo.............................................................................. 16
PHẦN MỞ ĐẦU
Trong thời kì đầu của phát triển xã hội lồi người, sản xuất xã hội
mang tính tự cung tự cấp, nhu cầu của con người bị gói gọn trong
một giới hạn nhất định do sự hạn chế của lực lượng sản xuất. Sự
phát triển của lực lượng sản xuất cũng chính là nhân tố dẫn đến sự
thay đổi từ nền kinh tế tự nhiên sang nền kinh tế sản xuất hàng hóa
và đỉnh cao là nền kinh tế thị trường.
Trong nền kinh tế thị trường, nhu cầu về hàng hóa của con người
được đáp ứng, thỏa mãn tối đa . Tuy nhiên, nền kinh tế thị trường
vẫn tồn tại các hạn chế nhất định, đặc biệt trong chế độ xã hội tư
bản chủ nghĩa (TBCN). TBCN xem lợi nhuận là yếu tố quan trọng
hàng đầu dẫn đến quyền bình đẳng trong xã hội bị xem nhẹ. Điều
này đã được Mac-Ănghen nhận biết trong quá trình nghiên cứu về
hình thái xã hội chủ nghĩa: TBCN chắc chắn sẽ bị thay thế bởi một
chế độ xã hội hoàn thiện hơn, nơi mà con người có quyền tự do,
bình đẳng hơn– Chủ nghĩa xã hội(CNXH).
Từ sau khi giải phóng hồn tồn miền Bắc Việt Nam, Đảng ta đã
xác định đưa đất nước đi lên theo con đường xã hội chủ nghĩa. Đại
hơi. Theo đó, xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo
định hướng XHCN dưới sự quản lí của nhà nước là chủ trương
chiến lược lâu dài trong thời kì q độ lên XHCN.
Chính vì vậy, em đã lựa chọn Phân tích lịch sử ra đời, đặc trưng
và ưu thế của sản xuất hàng hóa. Liên hệ thực tiễn tại Việt Nam
làm đề tài cho bài tiểu luận kinh tế chính trị Mác-Lenin của mình để
tìm hiểu sâu hơn về q trình ra đời của hàng hóa, từ đó liên hệ với
bản thân và với nước ta , nhằm làm cho q trình sản xuất hàng hóa
ở nước ta ngày càng phát triển với chất lượng cao hơn.
PHẦN NỘI DUNG
1. Lịch sử ra đời, điều kiện của sản xuất hàng hóa:
Thực tế nền kinh tế thế giới cho thấy khơng nước nào mà nền kinh tế
hàng hóa hay kinh tế thị trường lại vận động hoàn toàn dưới sự điều
khiển “vơ hình” của các quy luật kinh tế khách quan. Mà chúng đều
vận động theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của các doanh nghiệp
và nhà nước và với mức độ và phạm vi khác nhau tùy nhau tùy thuộc
điều kiện lịch sử của mỗi nước. Lịch sử ra đời của nền sản xuất hàng
hóa đã và đang trải qua hai kiểu tổ chức kinh tế, đó là sản xuất tự
cung tự túc và sản xuất hàng hóa. Sản xuất tự cung tự túc là kiểu tổ
chức kinh tế mà sản phẩm do lao động tạo ra là nhằm để thỏa mãn
trực tiếp nhu cầu của người sản xuất. Sản xuất hàng hóa ra đời cách
đây 8000 năm, từ cuối công xã nguyên thủy đến đầu chế độ chiếm
hữu nô lệ và liên tục phát triển cho đến nay. Cho đến nay xã hội loài
người đã đang trải qua ba kiểu sản xuất hàng hóa: sản xuất hàng háo
giản đơn, sản xuất hàng hóa tư bản chủ nghĩa và sản xuất hàng hóa
xã hội chủ nghĩa. Sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức kinh tế mà ở đó
sản phẩm được sản xuất ra là để trap đỏi hoặc mau bán trên thị
trường. Sản xuất hàng hóa ra đời là bước ngoặt căn bản trong lịch sử
phát triển của xã hội loài người, đưa lào người thốt khỏi tình trạng
mơng muội, xóa bỏ nền kinh tế tự nhiên, phát triển nhanh chóng lực
lượng sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội.
Kinh tế hàng hóa là mơ hình kinh tế trong đó hầu hết các quan
hệ trong đó hầu hết các quan hệ kinh tế được thực hiện trên thị
trường dưới hình thái hàng hóa và dịch vụ, vận đọng theo cơ chế thị
trường có sự quản lí của nhà nước. Sản xuất hàng hóa khơng hiện
đồng thời với sự xt hiện của xã hội lồi người. Nền kinh tế hàng
hóa có thể hình thành và phát triển khi có các điều kiện:
- Thứ nhất, phân công lao động xã hội .
Phân công lao động xã hội là sự phân chia lao động xã hội một
cách tự phát thành các ngành, nghề khác nhau. Phân cơng lao
động xã hội tức là có sự chun mơn hóa sản xuất, phân chia lao
động xã hội vào các ngành các lĩnh vực sản xuất khác nhau. Phân
công lao động xã hội tạo ra sự chuyên mơn hóa lao động, do đó
dẫn đến chun mơn hóa trong sản xuất. Do phân công lao động
xã hội nên mỗi người sản xuất sẽ làm một công việc cụ thể, vì
vậy họ chỉ tạo ra một hoặc vài sản phẩm khác nhau. Để thỏa mãn
nhu cầu, đòi hỏi họ phải có mối quan hệ phụ thuộc vào nhau, phải
trao đổi sản phẩm cho nhau. Là có sự chun mơn hóa sản xuất,
phân chia lao động XH vào các ngành, các lĩnh vực sản xuất
khác. Sự phân chia lao động XH sẽ làm cho việc trao đổi sản
phẩm trở nên tất yếu vì khi đó mỗi người khi đó sẽ chỉ sản xuất
một hay một vài sản phẩm trong khi họ có nhu cầu sử dụng nhiều
loại sản phẩm khác nhau. Do đó, tất yếu dẫn đến trao đổi mua
bán. Sự phân công lao động cũng làm cho năng suất lao động
cũng làm cho năng suất lao động tăng lên, sản phẩm thặng dư
ngày càng nhiều và trao đổi sản phẩm ngày càng phổ biến...Đây
là tiền đề, cơ sở cho sản xuất hàng hóa.C.Mác đã nói về phân
cơng lao động : trong xã hội Ấn Độ , lao động có sự phân công xã
hội, nhưng các sản phẩm không trở thành hàng hóa... Chỉ có sản
phẩm của những lao động tư nhân độc lập và không phụ thuộc
vào nhau mới đối diện nhau như là những hàng hóa. Như vậy,
phân công lao động xã hội là cơ sở, là tiền đề của sản xuất hàng
hóa, Mác chỉ rõ: “Sự phân công lao động xã hội xã này là điều
kiện tồn tại của nền sản xuất hàng hóa, mặc dù ngược lại, sản
xuất hàng hóa khơng phải là điều kiện tồn tại của sự phân công
lao động xã hội”. Phân công lao động xã hội càng phát triển, thì
sản xuất và trao đổi hàng hóa càng mở rộng hơn, đa dạng hơn.
Tuy nhiên, nếu chỉ phân cơng lao động xã hội thì chưa đủ, Mac
đã chứng minh rằng , trong công xã thị tộc Ấn Độ thời cổ , đã có
sự phân cơng lao động xã hội khá chi tiết , nhưng sản phẩm lao
động chưa đủ để trở thành hàng hóa. Bởi vì, tư kiệu sản xuất là
của chung nên sản phẩm từng nhóm sản xuất chun mơn hóa
cũng là của chung; cơng xã phân phối trực tiếp cho từng thành
viên để thỏa mãn nhu cầu nên cần có điều kiện khác.
- Thứ hai: sự tách biệt về mặt kinh tế của các chủ thể sản xuất.
Tách biệt về mặt kinh tế của các chủ thể sản xuất tức là những
người sản xuất trở thành chủ thể sản xuất, độc lập nhất định. Do
đó, sản phẩm làm ra thuộc quyền sở hữu hoặc do họ chi phối này
thì phải thơng qua trao đổi, mua bán sản phẩm. Trong lịch sử, sự
tách biệt này là do chế dọ tư hữu về tư liệu sản xuất quy định, do
các quan hệ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất, mà khởi thủy là
chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất: người sở hữu tư liệu sản xuất là
người sở hữu sản phẩm lao động. Do đó, sản phẩm làm ra thuộc
quyền sỡ hữu hoặc quyền chi phối của chủ thể kinh tế , người này
muốn tiêu dùng sản phẩm lao động của người khác Còn trong
nền sản xuất hiện đại , sự tách biệt này còn do chế độ tư hữu về
tư liệu sản xuất quy định . sự tách biệt về mặt kinh tế giữa các
chủ thể sản xuất làm cho giữa những sản xuất đọc lập với nhau,
có sự tách biệt về lợi ích. Trong điều kiện đó, người này muốn
tiêu dùng sản phẩm của người khác phải thông qua trao đổi, mua
bán, tức là phải trao đổi dưới hình thức hàng hóa. C.Mác viết :
“chỉ có sản phẩm của những lao động tư nhân độc lập và không
phụ thuộc vào nhau mới đối diện với nhau như là những hàng
hóa”. Sự tách biệt về kinh tế giữa những người sản xuất là điều
kiện đủ để nền sản xuất hàng hóa ra đời và phát triển.
Hai điều kiện trên cho thấy , phân công lao động xã hội làm cho
người phụ thuộc vào nhau, còn chế độ tư hữu làm cho sự tách
biệt tương đối về mặt kinh tế giữa những người sản xuất , làm
cho họ độc lập với nhau. Đây là một mâu thuẫn. vì thế Mác cho
rằng hai điều kiện trên là hai điều kiện cần và đủ của sản xuất
hàng hóa, thiếu một trong hai điều kiện thì sản xuất đó khơng
phải là sản xuất hàng hóa. Ở đâu cịn tồn tại hai điều kiện trên thì
ở đó cịn tồn tại sản xuất hàng hóa khơng kể chế độ xã hội nào
Hai điều kiện trên cũng chính là những mâu thuẫn của sản xuất
hàng hóa của sản xuất tự cung tự cấp khi mà cung và cầu không
đảm bảo. Cho nên sự ra đời của sản xuất hàng hóa đã giải quyết
những mâu thuẫn đó, đảm bảo cho sự thích ứng giữa cung và cầu
trong xã hội. Ta biết rằng trong sản xuất tự cung tự cấp thì mỗi
người sản xuất ra những thứ phục vụ cho mình, cho chính nhu
cầu sử dụng của mình, mà thực tế mỗi người rất khó để đáp ứng
tồn bộ nhu cầu của mình, thường mỗi người chỉ có thể sản xuất
đáp ứng một số nhu cầu nhất định nào đó, cho nên sự ra đời của
nền sản xuất hàng hóa đã giải quyết được những vấn đề đó , mỗi
người khơng cần thiết đáp ứng tồn bộ những nhu cầu tiêu dùng
của bản thân mà thay vào đó chỉ cần sản cuất một lĩnh vực nhất
định rồi trao đổi với những người sản xuất ra những hàng hóa mà
mình cần khác.
Trong lịch sử , sự tách biệt về mặt kinh tế giữa các chủ thể sản
xuất thể hiện khách quan dựa trên sự tách biệt về sở hữu. Xã hội
loài người càng phát triển, sự tách biệt về sở hữu ngày càng sâu
sắc, hàng hóa sản xuất ra ngày càng phong phú.
Khi còn sự tồn tại của hai điều kiện nêu trên, con người không
thể dùng chủ ý chủ quan mà xóa bỏ nền sản xuất hàng hóa được.
Việc cố tình xóa bỏ nền sản xuất hàng hóa, sẽ làm xã hội đi đến
chỗ khan hiếm và khúng hoảng. Với ý nghĩa đó, cần khẳng định
nền sản xuất hàng hóa có ưu thế tích cực vượt trội so với nền sản
xuất tự cung, tự cấp.
2. Đặc trưng của sản xuất hàng hóa:
Sản xuất hàng hóa là sản xuất để trao đổi mua bán.
Theo chủ nghĩa Mác-lenin thì trong lịch sử lồi tồn tại hai kiểu tổ
chức kinh tế khác nhau là sản xuất tự cung, tự cấp và sản xuất
hàng hóa. Sản xuất tự cung tự túc là kiểu tổ chức kinh tế trong đó
sản phẩm được sản xuất ra nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của
chính bản thân người sản xuất như sản xuất của người dân trong
thời kì công xã nguyên thủy, sản xuất của những người nông dân
gia trưởng dưới chế độ phong kiến... trong khi dó, sản xuất hàng
hóa là kiểu sản xuất kinh tế trong đó sản phẩm được sản xuất ra
để bán chứ khơng phải là để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của chính
người trực tiếp sản xuất ra nó, tức là để đáp ứng nhu cấu tiêu
dùng cỉa người khác, thông qua việc trao đổi mua bán.
Lao động của người sản xuất hàng hóa vừa mang tính tư nhân
vừa mang tính xã hội.
Lao động của người sản xuất hàng hóa mang tính chất xã hội vì
sản phẩm làm ra đẻ cho xã hội, đáp ứng nhu cầu của người khác
trong xã hội. Nhưng với sự tách biệt tương đối về kinh tế thì lao
động của người sản xuất vừa mang tính tư nhân , vì việc sản xuất
cái gì , như thế nào là cơng việc riêng , mang tính độc lập của
mỗi người. Tính chất tư nhân đó có thể phù hợp hoặc khơng phù
hợp với bản chất của xã hội. Đó chính là mâu thuẫn cơ bản của
sản xuất hàng hóa. Theo chủ nghĩa Mac- lenin thì mâu thuẫn giữa
lao động tư nhân và lao động xã hội là cơ sở, mầm mống của
khủng khoảng trong nền kinh tế hàng hóa.
Mục đích của sản xuất hàng hóa là giá trị lợi nhuận chứ khơng
phải giá trị sử dụng.
Sự phát triển của sản xuất hàng hóa là từ thấp đến cao, từ quy mô
nhỏ đến quy mơ lớn. Sản xuất hàng hóa quy mơ nhỏ (sản xuất
hàng hóa giản đơn) được đặc trưng bởi kỹ thuật sản xuất kém
hiện đại, lao động thủ công lạc hậu, khơng có sự hỗ trở của các
máy móc thiết bị hiện đại, năng suất lao động kém, chưa cao , số
lượng hàng hóa thấp. Sản xuất quy mơ hàng hóa lớn (sản xuất
hiện đại) đặc trưng bởi trình độ kĩ thuật của sản xuất ngày càng
tiến bộ, hiện đại, lao động sử dụng nhiều máy móc, trang thiết bị
hỗ trợ , năng suất lao động tăng cao, số lượng và chất lượng hàng
hóa ngày càng nhiều và được cải thiện đáng kể.
3. Ưu thế của sản xuất hàng hóa:
So với sản xuất tự cung tự cấp , sản xuất hàng hóa có những ưu
thế hơn hẳn. Cụ thể như sau:
Sản xuất hàng hóa ra đời trên cơ sở của phân cơng lao động xã
hội, chun mơn hóa sản xuất chính vì thế , nó khai thác được
những lợi thế về tự nhiên , xã hội, kỹ thuật của từng người, từng
cơ sở sản xuất cũng như từng vùng, từng địa phương. Bên cạnh
đó, sự phát triển của sản xuất hàng hóa lại có tác động trở lại,
thúc đẩy sự phát triển của phân công lao động xã hội, làm cho
chun mơn hóa lao động ngày càng tăng, mối liên hệ giữa các
ngành, các vùng ngày càng trở nên mở rộng, sâu sắc. Phá vỡ tính
tự cấp, tự túc, bảo thủ, trì trệ, lạc hậu của mỗi ngành, mỗi địa
phương làm cho năng suất lao động xã hội tăng lên nhanh chóng,
nhu cầu của xã hội được đáp ứng đày đủ hơn, đẩy mạnh q trình
xã hội hóa sản xuất và lao động. Khi sản xuất và trao đổi hàng
hóa mở rộng giữa các quốc gia, thì nó cịn khai thác được lợi thế
của các quốc gia với nhau.
Trong nền sản xuất hàng hóa, quy mơ sản xuất khơng cịn bị giới
hạn bởi nhu cầu và nguồn lực mang tính hạn hẹp của mỗi cá
nhân, gai đình, mỗi cơ sở, mỗi vùng, mõi địa phương mà nó mở
rộng , dựa trên cơ sở nhu cầu và nguồn lực xã hội và phù hợp với
nền kinh tế hiện đại , phù hợp với xu thế thời đại ngày nay. Vì
vậy quy mơ sản xuất lớn là hình thức tổ chức kinh tế-xã hội hiện
đại phù hợp với xu thế thời đại ngày nay. Điều đó lại tại điều kiện
thuận lợi cho việc ứng dụng những thành tựu khoa học kĩ thuật
vào sản xuất... thúc đẩy sản xuất phát triển.
Trong nền sản xuất hàng hóa, sự tác động của quy luật vốn có
của trao đổi và sản xuất hàng hóa là quy luật gái trị, quy luật
cung-cầu, quy luật cạnh tranh... buộc người sản xuất hàng hóa
phải ln ln năng dộng, nhạy bén, biết tính tốn, cải thiện kĩ
thuật, hợp lí hóa sản xuất, cải tiến hình thức, quy cách và chủng
loại hàng hóa, làm cho chi phí sản xuất hạ thấp đáp ứng nhu cầu
của người tiêu dùng ngày càng cao hơn .
Trong nền sản xuất hàng hóa, sự phát triển của các sản xuất, sự
mở rộng và giao lưu kinh tế giữa các cá nhân, giữa các vùng,
giữa các nước ...không chỉ làm cho đời sống vật chất mà cả đời
sống tinh thần nâng cao hơn, phong phú hơn,tích cục hơn, đa
dạng hơn hiện tại hơn bao giờ hết.
Một ưu thế nữa của nền sản xuất hàng hóa ở nước ta chính là
nguồn lao động dồi dào, giá rẻ. Năm 2010, trên 60% người Việt
Nam ở độ tuổi lao động(16-64 tuổi). Giai đoạn 2011-2020, lực
lượng lao động Việt Nam tăng thêm 1%/năm , tương ứng mức
47,82 triệu người năm 2011, 50,4 triệu người năm 2015 và 53,15
triệu người năm 2020. Với mức tăng nguồn lao động hiện nay,
mỗi năm nước ta có thêm hơn một triệu lao động. người lao động
nước ta cần cù, sáng tạo, có kinh nghiệm sản xuất phong phú gắn
liền với truyền thống dân tộc được tích lũy qua nhiều thế hệ. Giá
nhân cơng nước ta lại rẻ, đây chính là điều kiện thuận lợi làm cho
giá thành sản phẩm ở Việt Nam rẻ hơn các nước khác. Nguyên
vật liệu ở nước ta rẻ, rất dồi dào ( nhất là nguyên vật liệu cho các
ngành sản xuất , chế biến lương thực thực phẩm, vật liệu xây
dựng...). Như vậy,nếu biết tận dụng sẽ giảm được chi phí mua
nguyên liệu, giảm chi phí sản xuất nên sẽ làm giảm giá cả của
háng hóa, sẽ làm cho hàng hóa tăng thêm sức cạnh tranh về giá.
Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực , sản xuất hàng hóa cũng có
những mặt trái của nó như phân hóa giàu-nghèo giữa những
người sản xuất hàng hóa, tiềm ẩn những khả năng khủng hoảng,
phá hoại môi trương, hệ sinh thái, xã hội...
4. Liên hệ thực tiễn tại Việt Nam hiện nay:
Trong thời điểm hiện nay, ở nước ta những điều kiện chung của
sản xuất hàng hóa vẫn cịn bởi vậy nên sản xuất hàng hóa tồn tại
như một điều tất yếu khách quan. Phân công lao động xã hội với
tư cách là cơ sở của trao đổi chẳng những không mất đi, trái lại
ngày một phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu. Sự chun
mơn hóa và hợp tác lao động đã vượt khỏi biên giới quốc gia và
ngày càng mang tính quốc tế. Phân cơng lao động xã hội đã phá
vỡ các mối quan hệ truyền thống của nền kinh tế tự nhiên khép
kín, tạo cơ sở thống nhất , phụ thuộc lẫn nhau giữa những người
sản xuất và hệ thống hợp tác lao động. Sự phân công lao động
của ta đã ngày càng chi tiết hơn đến từng ngành, từng cơ sở và ở
phạm vi rộng hơn nữa là toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Hiện nay
ta đã có hàng loạt thị trường được hình thành nhờ sự phân cơng
lao động đó là: Thị trường công nghệ. Thị trường các yếu tố sản
xuất,... Tạo đà cho nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần phát
triển giúp ta nhanh chóng hịa nhập với nền kinh tế trong khu vực
và trên thế giới. Trong nền kinh tế đã và đang tồn tại nhiều hình
thức sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất và sản phẩm lao động
có ngày càng nhiều sở hữu tồn dân, sở hữu tập thể của những
người sản xuất hàng hóa nhỏ, sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa,
sở hữu hỗn hợp, đồng sở hữu,... Chế độ xã hội hóa sản xuất giữa
các ngành, các xí nghiệp trong cùng một hình thức sở hữu vẫn
chưa đều nhau. Sở dĩ như vậy là do cơ cấu kinh tế của ta giờ là
cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, sự tồn tại của các thành phần
kinh tế là một tất yếu khách quan. Trình độ tay nghề được nâng
lên do tích lũy kinh nghiệm, tiếp thu được tri thức mới , lĩnh hội
nhiều kĩ năng mới vào sản xuất. Công cụ chuyên môn được cái
tiến, kỹ thuật được nâng lên, kỹ thuật mới được áp dụng do đó
cạnh tranh ngày càng gay gắt khiến cho năng suất lao động nâng
lên, chất lượng sản phẩm ngày càng tốt lên . Hiệu quả kinh tế
được chú trọng làm mục tiêu đánh giá sự hoạt động của các thành
phần kinh tế. Việc trao đổi hàng hóa dựa trên nguyên tắc ngang
giá khiến cho người sản xuất ln tìm cách giảm đến mức tối đa
những chi phí cá biệt, giảm giá trị hàng hóa cá biệt để có lợi
nhuận khi trao đổi. Trên cơ sở phân công lao động, sản xuất hàng
hóa phát triển. Khi sản xuất hàng hóa phát triển sẽ làm phân công
lao động xã hội ngày càng cao hơn, sâu hơn.
Đặc điểm của nền sản xuất hàng hóa ở nước ta:
Nước ta tiến lên CNXH từ một nền kinh tế tiểu nông lạc hậu, lực
lượng sản xuất chưa phát triển, lại bỏ qua giai đoạn TBCN nên
nền sản xuất hàng hóa nước ta khơng giống với các nước khác
trên thế giới.
Thứ nhất, nền kinh tế nước ta đang trong quá trình chuyển biến
từ một nền kinh tế hàng hóa kém phát triển mang nặng tính tự
cấp tự túc sang một nền kinh tế hàng hóa phát triển từ thấp đến
cao, đưa nền kinh tế hàng hóa phát triển cả về số lượng lẫn chất
lượng và nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế nước ta.
Thứ hai: nền kinh tế hàng hóa dựa trên cơ sở tồn tại của nền kinh
tế nhiều thành phần.
Thứ ba: nền kinh tế hàng hóa theo cơ cấu kinh tế ‘mở’ giữa nước
ta với các nước trên thế giới. Trước kia với cơ cấu kinh tế “khép
kín” , với tình trạng “bế quan tỏa cảm” nên nền kinh tế nước ta
lâm vào tình tạng bế tắc, kém phát triển, thậm chí nghèo nàn, lạc
hậu, không tiếp thu được những tiến bộ về khoa học kĩ thuật trên
thế giới lúc bấy giờ để áp dụng vào sản xuất hàng hóa, phát triển
nền kinh tế.
Thứ tư: phát triển kinh tế hàng hóa theo hướng XHCN với vai trò
chủ đạo của kinh tế nhà nước và sự quản lí kinh tế vĩ mơ của nhà
nước. Nền kinh tế hàng hóa bên cạnh mặt tích cực là làm thay đổi
bộ mặt đất nước không tránh khỏi những khuyết tật nhất định về
mặt xã hội như : phá sản, khủng hoảng, áp bức bất cơng, tàn phá
mơi trường, phân hóa giàu nghèo,...
Sau mười năm đổi mới nước ta đã đạt được nhiều thành tựu
đáng kể , bằng những công cụ rất riêng: pháp luật kế hoạch, thiết
kế về tài chính, tiền tệ và những phương tiện vật chất khác, mở
rộng tiếp thu, áp dụng nhiều thành tựu khoa học kĩ thuật, máy
móc để phục vụ sản xuất.
PHẦN KẾT THÚC
Với bài tiểu luận kinh tế về đề tài Phân tích lịch sử ra đời, đặc
trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa. Liên hệ thực tiễn tại Việt
Nam , em hi vọng sẽ cung cấp được một cái nhìn rõ nét hơn, cụ thể
hơn, sâu sắc hơn về những khía cạnh cơ bản trong nền sản xuất hàng
hóa bao gồm lịch sử ra đời, những đặc trưng cơ bản của sản xuất
hàng hóa, ưu thế của sản xuất hàng hóa và những thực trạng hiện tại
về sản xuất hàng hóa trong xã hội Việt Nam hiện nay cũng như giúp
nền kinh tế sản xuất hàng hóa ở nước ta phát triển hơn, bền vững
hơn. Sản xuất hàng hóa hiện hữu ở mọi nơi, cùng với khoa học kĩ
thuật và công nghệ hiện đại , sản xuất hàng hóa đã biến tướng vơ
cùng hiện đại, đa dạng. Chính vì vậy, việc nghiên cứu về những đặc
điểm của sản xuất hàng hóa cịn giúp đưa ra những giải pháp nhằm
nâng cao sức cạnh tranh cho hàng hóa. Quốc gia nào muốn trở thành
cường quốc thì khơng chỉ kinh tế, xã hội vững mạnh mà còn cần một
nền kinh tế phát triển mạnh mẽ. Việt Nam cũng vậy , với nền kinh tế
đang phát triển mạnh mẽ thì việc nâng cao cơng cuộc sản xuất hàng
hóa sẽ góp phần to lớn đẩy nền kinh tế khởi sắc sánh ngang với các
cường quốc như Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore,..Song song với
việc phát triển kinh tế vững mạnh, chúng ta cần phải đảm bảo hài hòa
giữa các yếu tố phát triển bền vững , đặc biệt là giải quyết các vấn đề
xã hội, khắc phục khoảng cách chênh lệch giàu nghèo, giải quyết tình
trạng lãng phí và ơ nhiễm mơi trường...như thế một tương lai khơng
xa chúng ta có thể chứng kiến Việt Nam với một bước nhảy vọt, một
sự chuyển mình ngoạn mục .
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình kinh tế chính trị Mac- Lenin.
2. Tài liệu E-book về sản xuất hàng hóa.
3. Bách khoa toàn thư mở Wikipedia.
4. Thư viện tham khảo, chia sẻ luận văn: Luanvan.co.
5. 123document.
6. Báo kinh tế.