Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Cau hoi bao ve do an he dai hoc 2022

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.54 KB, 4 trang )

BỘ CÂU HỎI BẢO VỆ ĐỒ ÁN CHI TIẾT MÁY
I. CÂU 1 : CÁC BỘ TRUYỀN
1. Tại sao người ta chọn bánh răng nhỏ chủ động (quay nhanh) thường có vật liệu tốt
hơn bánh răng bị động (quay chậm)?
2. Tại sao phải chọn giá trị môđun bánh răng theo tiêu chuẩn?
3. Xác định lực ăn khớp của bộ truyền bánh răng ( về phương, chiều, trị số) ?
4. Trong bộ truyền đai anh (chị) đã thiết kế, các chi tiết nào phải được chọn theo tiêu
chuẩn? Tại sao?
5. Kể tên các thông số ăn khớp của bộ truyền bánh răng anh(chị) đã thiết kế?
6. Anh(chị) đã kiểm nghiệm bộ truyền bánh răng về những độ bền nào? Với mỗi loại
độ bền, chỉ tiêu nào đã được sử dụng?
7. Tại sao truyền động trục vít bánh vít phải tính kiểm nghiệm nhiệt, trình bày cách
tính cho truyền động trục vít bánh vít?
8. Chọn vật liệu bánh vít dựa trên thơng số nào, tại sao?
9. Hãy nêu cơ sở lựa chọn vật liệu bánh răng ?Tại sao người ta chọn vật liệu bánh răng
nhỏ tốt hơn bánh răng lớn , vật liệu của bánh răng cấp chậm tốt hơn cấp nhanh ?
10. Trong hộ giảm tốc anh (chị ) thiết kế có dùng bánh răng nghiêng không? Nếu thay
bằng bánh răng trụ răng thẳng có được khơng? Tại sao?
II. CÂU 2: TRỤC - Ổ - VỎ HỘP
1. Trình bày và giải thích biểu đồ nội lực trục 1và cách chọn đường kính các đoạn trục
của trục đó?
2. Tại sao phải chọn đường kính thân trục và ngõng trục theo tiêu chuẩn?
3. Góc nghiêng đường nối tâm bộ truyền ngồi đóng vai trị như thế nào trong đồ án
của anh (chị) ?
4. Nêu cơ sở chọn loại ổ lăn cho trục 2 đang dùng trong đồ án của anh (chị) ?
5. Lắp ghép giữa bánh răng và trục là lắp ghép theo hệ thống gì? Kiểu lắp gì?
Biên soạn và tổng hợp: Th.S Trần Nguyên Quyết


6. Các loại dầu bôi trơn? Nêu cơ sở chọn mức dầu cao nhất và mức dầu thấp nhất trong
hộp giảm tốc?


7. Trên cùng 1 trục nên chọn cùng loại ổ, rãnh then giống nhau, tại sao?
8. Nói chung, với loại ổ lăn có số vịng quay n > 1(vịng/phút), có bốn bước cơ bản để
tính tốn lựa chọn ổ. Anh(chị) hãy trình bày bốn bước đó theo đồ án của anh(chị)?
9. Nói chung, tính tốn thiết kế trục có ba bước cơ bản. Anh(chị) hãy nêu ba bước cơ
bản đó? Nêu bốn bước cụ thể của bước thứ hai ở trên trong đồ án của anh(chị)?
10. Trình bày và giải thích biểu đồ nội lực trục 2 và cách chọn đường kính các đoạn
trục của trục đó?
11. Tại sao phải bôi trơn hộp giảm tốc ? Các phương pháp bôi trơn?
12. Tại sao trên bản đồ mô men uốn của trục lại xuất hiện bước nhảy?
13. Góc nghiêng đường nối tâm của bộ truyền ngoài ảnh hưởng thế nào đến việc tính
tốn đồ án của anh (chị)?
III. CÂU 3: BẢN VẼ LẮP
1. Nêu kết cấu cụm trục chủ động trong hộp giảm tốc anh ( chị) đã thiết kế (bao gồm
những chi tiết nào)?
2. Nêu kết cấu cụm trục bị động trong hộp giảm tốc anh ( chị) đã thiết kế (bao gồm
những chi tiết nào)?
3. Xác định vị trí đệm vênh trên bản vẽ lắp? Tại sao lại phải dùng đệm vênh đó?
4. Giải thích lắp ghép giữa bánh răng và trục bị động? Tại sao anh (chị) lại chọn lắp
ghép đó?
5. Xác định số ổ lăn và loại ổ lăn anh ( chị) đã dùng trong hộp giảm tốc đã thiết kế?
Tại sao anh (chị) lại chọn loại ổ lăn đó?
6. Nêu cấu tạo và vai trị của cụm chi tiết cửa thăm?
7. Tại sao phải ghi kích thước khoảng cách tâm lỗ bu lơng nền trên bản vẽ lắp?
8. Xác định chi tiết vòng chắn dầu và nêu vai trị của nó?
Biên soạn và tổng hợp: Th.S Trần Nguyên Quyết


9. Các kích thước nào cần ghi dung sai trên bản vẽ chi tiết, tại sao?
10. Hãy chỉ rõ và nêu tên gọi của các kích thước cơ bản của bộ truyền bánh răng trên
bản vẽ lắp?

11. Xác định vị trí, loại, số lượng của bu lơng cạnh ổ trong hộp giảm tốc anh (chị) đã
thiết kế? Nêu cơ sở lựa chọn?
12. Xác định vị trí, loại, số lượng của bu lông nắp ổ trong hộp giảm tốc anh (chị) đã
thiết kế? Nêu cơ sở lựa chọn?
13. Xác định trục chủ động và trục bị động? Trục nào quay nhanh hơn và nhanh hơn
bao nhiêu lần? Tại sao?
14. Công dụng của các tấm đệm ở chỗ lắp nắp ổ lăn?
15. Nêu vị trí bánh đai chủ động? Theo anh(chị), tại sao bộ truyền đai thường được
đặt ở cấp nhanh?
16. Tại sao phải ghi kích thước dài, rộng, cao nhất của HGT trên bản vẽ lắp?
17. Anh(chị) đã sử dụng loại nối trục nào? Tại sao anh(chị) lại chọn loại nối trục đó?
18. Trên bản vẽ anh (chị) dùng bao nhiêu đệm vênh? Thông thường đệm vênh nghiêng
trái nếu nghiêng phải có được khơng tại sao?
19. Theo anh(chị), có những phương pháp cố định bánh răng trên trục theo phương
dọc trục nào? Anh(chị) đã dùng phương pháp nào trong đồ án của mình? Chỉ rõ vị trí đã
dùng phương pháp cố định đó trên bản vẽ lắp?
20. Theo anh(chị), có những sơ đồ bố trí gối đỡ trục cơ bản nào? Phạm vi sử dụng
từng sơ đồ? Anh(chị) đã sử dụng sơ đồ nào trong các sơ đồ trên? Tại sao?
21. Hãy chỉ vị trí và nêu cơng dụng của chốt định vị?
22. Trên bản vẽ có gân tăng cứng khơng? Khi nào cần gân tăng cứng?
23. Nêu vật liệu chế tạo bánh răng và vỏ hộp giảm tốc anh(chị) đã thiết kế? Giải thích
cơ sở để chọn vật liệu như vậy?
Biên soạn và tổng hợp: Th.S Trần Nguyên Quyết


24. Nêu các phương pháp cố định bánh đai (hoặc đĩa xích) tại đầu cơng xơn của trục?
Anh(chị) đã dùng phương pháp nào trong đồ án của mình?
25. Lắp ghép giữa trục và bánh răng là lắp ghép theo kiểu lắp nào? Hệ thống lắp nào?
Giải thích kí hiệu kiểu lắp trên bản vẽ? Theo anh(chị), tại sao lại chọn kiểu lắp và hệ thống
lắp đó?

26. Lắp ghép giữa trục và ổ lăn là lắp ghép theo kiểu lắp nào? Hệ thống lắp nào? Giải
thích kí hiệu kiểu lắp trên bản vẽ? Theo anh(chị), tại sao lại chọn kiểu lắp và hệ thống lắp
đó?
27. Lắp ghép giữa ổ lăn và thân hộp là lắp ghép theo kiểu lắp nào? Hệ thống lắp nào?
Giải thích kí hiệu kiểu lắp trên bản vẽ? Theo anh(chị), tại sao lại chọn kiểu lắp và hệ thống
lắp đó?
28. Trình bày kết cấu bánh răng chủ động trong đồ án của anh(chị)? Theo anh(chị),
bánh răng liền trục được sử dụng trong những trường hợp nào? Ưu, nhược điểm của nó?
29. Trong đồ án của anh( chị) có dùng vít tách khơng? Theo anh(chị), có nên dùng vít
tách trong hộp giảm tốc khơng? Tại sao?
30. Nêu các phương pháp để tháo lắp ổ lăn?
31. Hãy giải thích cụm kí hiệu dung sai lắp  50

H7
ghép
k6

Lắp ghép này được dùng trong mối ghép giữa các chi tiết nào trong hộp giảm tốc? Tại
sao?
32. Tại sao bề rộng vành răng bánh răng chủ động lại lớn hơn bề rộng vành răng bánh
răng bị động? Nêu các kích thước cơ bản của bộ truyền bánh răng dùng trong hộp giảm
tốc anh(chị) đã thiết kế?
33. Nêu trình tự lắp ghép hộp giảm tốc anh(chị) đã thiết kế?
34. Nêu phương pháp chế tạo vỏ hộp giảm tốc anh(chị) đã thiết kế? Theo anh(chị), vỏ
hộp giảm tốc được chế tạo theo những phương pháp nào?

Biên soạn và tổng hợp: Th.S Trần Nguyên Quyết




×