Tải bản đầy đủ (.doc) (78 trang)

Bai giang Chỉ Huy Dàn Dựng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.17 MB, 78 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG
KHOA SƯ PHẠM XÃ HỘI

BÀI GIẢNG HỌC PHẦN

CHỈ HUY, DÀN DỰNG HÁT TẬP THỂ
(HỆ CAO ĐẲNG SƯ PHẠM)

Giảng viên: Lê Quang Trường Hải
Tổ bộ môn: Nhạc - Hoạ

Quảng Ngãi - 2021
1


LỜI NÓI ĐẦU
Học phần Chỉ huy, dàn dựng hát tập thể là môn học thực hành biểu diễn, có vai
trò, vị trí quan trọng trong việc đào tạo âm nhạc nói chung và ngành cao đẳng sư phạm
Âm nhạc nói riêng. Môn Chỉ huy dàn dựng hát tập thể là môn học mang tính tổng hợp về
Âm nhạc như: hình thức, thể loại âm nhạc, kỹ năng cơ bản trong chuyên môn chỉ huy dàn
dựng tác phẩm hợp xướng và khả năng biểu diễn tác phẩm đó. Ngoài ra sinh viên cần
được trang bị những kiến thức về tâm lý con người, có những kỹ năng và phương pháp
khi làm việc trước tập thể.
Nội dung bài giảng học phần chủ yếu mang tính chất truyền đạt cho sinh viên
những tri thức kĩ năng chuyên môn, dựa trên các bài tập và các tác phẩm thực hành.
Mục tiêu của bài giảng nhằm giúp cho sinh viên nắm vững các khái niệm về nghệ
thuật hợp xướng, những vấn đề cơ bản của người chỉ huy để có thể tổ chức, tập luyện và
biểu diễn hợp xướng với những tác phẩm ở mức độ cơ bản, đồng thời trang bị cho sinh
viên một số kiến thức về hoạt động văn nghệ ngoại khoá
Để học tập đạt hiệu quả môn học này, sinh viên cần phải nắm vững các kiến thức
một số môn học: Lý thuyết âm nhạc cơ bản, Đọc- ghi nhạc, Hình thứcvà thể loại âm nhạc,


Hát, Nhạc cụ…

2


Chương 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ HỢP XƯỚNG
1. 1. Khái niệm về hợp xướng
Hợp xướng là một nghệ thuật trình diễn bằng giọng hát, gồm nhiều bè, nhiều
giọng. Qua tác phẩm, hợp xướng có thể diễn tả những vấn đề lớn của xã hội. Với đặc
điểm là giọng hát và lời ca, khác với loại hình khí nhạc, hợp xướng có điều kiện dễ phổ
cập và gần gũi quần chúng.
Trong nhà trường, học sinh tham gia hát hợp xướng không chỉ được nâng cao về tư
tưởng, tình cảm, khiếu thẩm mĩ mà còn được rèn luyện đức tính kỉ luật và tinh thần tập
thể. Những tiết mục hợp xướng của các em góp phần động viên phong trào thi đua học
tập, rèn luyện một cách sinh động và có hiệu quả.
1.2. Các hình thức hợp xướng
Trước hết chúng ta cần phân biệt hợp xướng và hát tập thể, đồng ca.
- Hát tập thể là một số đông quần chúng tham gia hát. Vì số lượng đông đảo cho
nên có những người hát không đúng về cao độ, trường độ hoặc có thể có một số người hát
một cách tự do, ngẫu hứng như thêm, bớt lời ca. Một số bài hát xuất bản, dưới tên bài có
ghi “bài hát tập thể” để chỉ hình thức này.
Đồng thời cũng có quan niệm hát tập thể là một hình thức bao gồm cả đồng ca, hợp
xướng.
- Đồng ca là một đội hát những bài cùng một bè, có tổ chức (một cách đơn giản) và
có sự luyện tập nhất định.
- Hợp xướng để chỉ một đội hát gồm nhiều giọng, nhiều bè, có tổ chức, có chương
trình tập luyện, có chỉ huy, có hoặc không có dàn nhạc (hoặc tốp nhạc đệm)
Trong hợp xướng lại chia ra nhiều hình thức: hợp xướng thiếu nhi, hợp xướng nữ,

hợp xướng nam, hợp xướng hỗn hợp (gồm nam và nữ, hoặc nam nữ và thiếu niên), hợp
xướng không nhạc đệm (a capella)
1.3. Các loại giọng hát
1.3.1. Giọng thiếu nhi: là loại giọng đang phát triển, chưa ổn định, không phân biệt giới
tính.
Từ 5 đến 8 tuổi: Giọng các em còn non nớt, âm thanh nhỏ, tập hát nhiều thanh đới
dễ bị tổn thương (như đau họng, giọng khàn). Tuổi càng nhỏ, tầm cữ càng hẹp.
Từ 9 đến 13 tuổi: giọng các em tương đối ổn định, có độ vang và đầy đặn hơn, đã
xuất hiện những giọng trầm. Lứa tuổi này rất thuận tiên trong việc tập hát. Nếu được tập
luyện, tầm cữ có thể được mở rộng hơn nữa. Việc phân bè cho các em chủ yếu dựa vào
âm vực, vì âm sắc của giọng thiếu nhi gần với giọng nữ. Tên bè của các em cũng gần
giống như tên bè của giọng nữ.
Tầm cữ giọng:

5 – 6 tuổi

7 – 8 tuổi

9 – 13 tuổi
3


Từ 14 đến 16 tuổi: thanh quản của các em phát triển nhan. Nhiều em, nhất là các
em nam, bị “vỡ giọng” do thanh đới thường sưng lên và giọng khàn. Người hướng dẫn
cần nắm được phương pháp luyện tập thanh nhạc mới để có thể bảo vệ và phát triển giọng
hát của các em. Riêng một số em nam ở lứa tuổi 15 -16 có thể chuyển sang giọng nam
người lớn. Cũng có em trong độ tuổi này, khi thì hát giọng thiếu nhi, khi thì chuyển thành
giọng nam người lớn (xuống thấp 1 quãng 8)
1.3.2. Giọng nữ:
- Giọng nữ cao (Soprano) tính chất trong sáng, đẹp. Trong giọng nữ cao còn chia

ra: nữ cao trữ tình, nữ cao kịch tính, nữ cao hoa mĩ.
- Giọng nữ trung (Mezzo Soprano) mang màu sắc ấm áp, êm dịu và hơi tối.
- Giọng nữ trầm (Alto) vang khỏe, trầm hùng.
Ngoài ra còn có giọng nữ cực trầm (Contralto) rất hiếm gặp.
Tầm cữ giọng:

Soprano
Mezzo Soprano
Alto
1.3.3. Giọng nam:
- Giọng nam cao (Tenor) là giọng có nhiều khả năng diễn tả, tính chất linh hoạt,
sáng sủa, khỏe mạnh. Có thể hát giả thanh (falsatto) âm thanh nhỏ lại, vang trong đầu,
nghe xa xăm rất lạ. Giọng nam cao cũng chia ra: nam cao trữ tình, nam cao hài hước, nam
cao kịch tính.
- Giọng nam trung (Baryton) là giọng pha giữa nam cao và nam trầm, màu sắc ấm
áp, đầy đặn.
- Giọng nam trầm (Basse) mang màu sắc khỏe, vững chắc, trầm hùng, làm nền cho
hợp xướng, có đắc điểm là chuyển động ít, khó hát nhanh.
Ngoài ra còn có giọng nam cực trầm (Octavist) rất hiếm có.

Tenor
Baryton
Basse
Ngoài các giọng thiếu nhi, giọng nữ, giọng nam, còn một số loại giọng khác:
Giọng dân ca, giọng nghệ nhân: có âm sắc độc đáo, phong cách hát tự do, có nhiều
luyến láy tinh vi mà kí hiệu âm nhạc không thể ghi chép tỉ mĩ và chính xác được.
Giọng hát nhạc nhẹ chia làm 4 giọng: nữ cao, nữ trầm, nam cao, nam trầm. Cách
hát gần với giọng nói, không cộng minh nên có ưu điểm nghe rất rõ lời. Giọng hát nhạc
nhẹ cần phải có nhạc đệm và bộ phận phóng thanh, nếu không sẽ mất tác dụng.
1.4. Thành phần của hợp xướng

Việc phân chia các bè trong các hình thức hợp xướng rất phong phú, đa dạng.
Riêng hợp xướng thiếu nhi cùng xếp loại với hợp xướng nữ vì chất giọng thiếu nhi và
giọng nữ giống nhau.
1.4.1 Hợp xướng 2 bè:
a) Hợp xướng nữ: Nữ cao – bè 1
Nữ trầm – bè 2
b) Hợp xướng nam: Nam cao – bè 1
4


Nam trầm – bè 2
c) Hợp xướng hỗn hợp: Nữ cao + nam cao – bè 1
Nữ trầm + nam trầm – bè 2
1.4.2 Hợp xướng 3 bè:
a) Hợp xướng nữ: Nữ cao – bè 1
Nữ trung – bè 2
Nữ trầm – bè 3
b) Hợp xướng nam: Nam cao – bè 1
Nam trung – bè 2
Nam trầm – bè 3
c) Hợp xướng hỗn hợp: Nữ cao + nam cao – bè 1
Nữ trầm – bè 2
Nam trầm – bè 3
Ở các đội hợp xướng nghiệp dư thường có trường hợp nữ đông hơn nam hoặc nam
đông hơn nữ, có thể sắp xếp như sau:
Nữ cao – bè 1
Nữ trầm – bè 2
Nam cao, nam trầm – bè 3
hoặc
Nữ cao + nữ trầm – bè 1

Nam cao – bè 2
Nam trầm – bè 3
Tất nhiên bè toàn nam hoặc bè toàn nữ phải được hát với giai điệu có tầm cữ
không quá rộng (cao quá hoặc thấp quá)
1.4.3 Hợp xướng 4 bè
a) Hợp xướng nữ: Nữ cao – bè 1 và bè 2
Nữ trung – bè 3
Nữ trầm – bè 4
b) Hợp xướng nam: Nam cao – bè 1 và bè 2
Nam trung – bè 3
Nam trầm – bè 4
c) Hợp xướng hỗn hợp: Nữ cao – bè 1
Nữ trầm – bè 2
Nam cao – bè 3
Nam trầm – bè 4
1.4.4 Quan hệ giữa các bè
Bè nữ cao âm sắc trong sáng, âm vực cao nhất trong hợp xướng, là bè chính,
thường đảm nhận bè giai điệu. Bè nữ trầm âm sắc ấm áp, duyên dáng, thường đi kèm với
bè nữ cao. Bè nam cao tính chất linh hoạt, sáng sủa, làm phong phú màu sắc hòa âm. Bè
nam trầm tính chất trầm hùng vững chắc, như cái nền của hợp xướng.
Khi kết hợp 4 bè, âm vực của hợp xướng hỗn hợp được mở rộng, mỗi bè đều phát
huy những đặc điểm giọng hát trong âm vực của mình, hiệu quả hòa thanh cũng được
tăng lên rõ rệt. Vì vậy, hợp xướng hỗn hợp 4 bè được sử dụng nhiều nhất.
Một bài hợp xướng viết cho hình thức nào là có dụng ý của tác giả. Nếu một bài
hợp xướng hỗn hợp mà chuyển cho hợp xướng nam thì 3 bè dưới sẽ át bè giai điệu (bè 1).
Trong hợp xướng hỗn hợp, giọng nam cao thấp hơn giọng nữ cao một quãng 8 cho nên
5


không thể át được. Ngược lại, nếu chuyển một bài hợp xướng nam thành hợp xướng hỗn

hợp thì các bè rỗng quá, hiệu quả sẽ kém đi. Trường hợp muốn chuyển như vậy cần phải
cải biên, sửa lại bè cho thích hợp.
1.4.5 Tỉ lệ số người trong các bè
Về tỉ lệ số người của các bè phải lấy sự cân đối chung giữa các giọng làm căn cứ.
Trên thực tế có người âm lượng to khỏe bằng 2, 3 người khác. Vì thế số lượng người
trong từng bè không thể cố định một cách máy móc. Tuy nhiên, bình thường ta vẫn có thể
quy định một cách tương đối.
Nếu như đội khoảng 24 người, có thể chia như sau:
- Nữ cao: 6 người
- Nữ trầm: 6 người
- Nam cao: 6 người
- Nam trầm: 6 người
Cũng có thể tăng cường cho 2 bè ngoài: bè nữ cao (đảm nhận bè giai điệu), bè nam
trầm (đảm nhận bè nền của hòa thanh)
- Nữ cao: 7 người
- Nữ trầm: 6 người
- Nam cao: 6 người
- Nam trầm: 7 người
Nếu đội hợp xướng lớn hơn, ta có thể nhân rộng tỉ lệ này. Trong trường hợp thể
hiện bài hát trầm hùng, khỏe, cần tăng tỉ lệ nam trầm một chút. Nhưng đối với bài hát vui
tươi nhẹ nhàng thì việc tăng cường nam trầm lại không cần thiết.
Trên thực tế ở Việt Nam hiếm giọng trầm nên bè Baryton chia đôi, một số người
tầm cữ thấp hơn sẽ đảm nhận bè Basse.
1.5. Đội hình của hợp xướng
Việc sắp xếp chỗ đứng của các bè trong đội hình hợp xướng không có một sự quy
định tuyệt đối nào mà thường do thói quen của người chỉ huy mà thôi. Tuy nhiên, có
nhiều người chỉ huy sắp xếp đội hình hợp xướng cũng giống như dàn nhạc, từ bè thấp đến
bè cao, chuyển dần từ tay phải sang tay trái người chỉ huy. Dàn nhạc đệm sắp xếp ngồi
phía trước. Nếu có lĩnh xướng, thường đứng bên tay trái người chỉ huy.
 Dưới đây là một số cách sắp xếp đội hình:

Hợp xướng thiếu nhi:

6


Hợp xướng người lớn:

----------------o0o---------------BÀI TẬP ỨNG DỤNG NHỊP 2 PHÁCH, 3 PHÁCH
1. Tác phẩm nhịp 2 phách
Hành khúc tới trường (nhạc Pháp), nhịp 2/4, hình thức một đoạn đơn.
a. Dàn dựng
- Tập hát đuổi, chia làm 4 tốp, mỗi tốp 5 người. Tốp I hát hết tiết 1, sang tiết 2 của
câu 1 thì tốp II hát vào tiết 1 của caai 1. Lần lượt như thế đến tốp IV. Cuối cùng, tốp I sẽ
hát sang câu kết 4 lần, tốp III hát 3 lần, tốp II hát 2 lần, tốp IV hát 1 lần, tất cả cùng kết
thúc.
7


b. Chỉ huy
- Khi tập chỉ huy, để bài học được đơn giản, cả lớp hát đồng ca (không hát đuổi),
đến lần 2 thì sang kết. Sau vài buổi tập, khi SV đã quen nhịp 2/4, GV sẽ cho SV hát đuổi
và tập chỉ huy kiệu các bè.
- Lấy đà mở đầu (phách 2) cho dạo nhạc, sau đó kiệu cho hát, lấy đà câu, kèm theo
lấy hơi. Chú ý, lất đà mở đầu là quan trọng nhất, động tác cần rõ ràng, chính xác.
- Kết thúc, nốt nhạc cuối bài ngân 1 phách rưỡi, lấy đà vào phách 1, cắt ở phách 2
rồi thu tay về trước ngực.
- Hai tay có thể cùng đánh nhịp cả bài.
Hành khúc đội (Phong Nhã), nhịp 2/4, hình thức hai đoạn đơn.
a. Dàn dựng
- Lần 1: Hợp xướng. Lần 2, đoạn a: lĩnh xướng hoặc hát 1 bè (nam hoặc nữ); đoạn

b: hợp xướng.
- Cách hát portato (khỏe khoắn, nhấn tiếng)
- 3 nhịp cuối bài có bè phụ trên bè giai điệu (gọi là bè leo), nên tách 1/3 số lượng
bè I thành một nhóm nhỏ hát bè này (đủ độ vang cần thiết của bè leo)
b. Chỉ huy
-Lấy đà mở đầu cho dạo nhạc, (phách 2). Cách đánh cả bài: portato.
- Đoạn a (lần 2) sử dụng tay phải chỉ huy cho lĩnh xướng (hoặc 1 bè)
- Đoạn b (lần 2) sử dụng 2 tay chỉ huy hợp xướng. Tiết 2 của câu 2 hơi chậm lại.
- Kết thúc: nốt nhạc cuối bài ngân 3 phách, lấy đà mạnh vào phách 2, cắt vào
phách thứ 3.
Bài hát cổ nước Pháp (P.I.Tchaikovsky), nhịp 2/4, hình thức 3 đoạn đơn.
Yêu cầu chỉ huy: đây là bài tập về cách đánh legato
- Lấy đà mở đầu: gồm 2 phách, phách 1 (phụ) rất nhẹ, phách 2 (chính) rõ ràng và
nhấn mạnh hơn.
- Đoạn a: tính chất legato, cường độ p. Chú ý xử lý chấm dôi kép (nhấn nhẹ vào
phách 2)
- Đọan b: cường độ p, sử dụng tay phải, tay trái thu về trước ngực. Đến giữa câu,
cường độ mạnh dần, dùng 2 tay để thể hiện. Cuối đoạn cường độ nhẹ dần và hơi chậm lại
một chút. Đến đoạn a’ trở lại nhịp độ cũ (a tempo), lấy đà và tiếp tục sử dụng 2 tay. Cuối
bài hơi chậm lại.
Kết thúc: nốt nhạc cuối bài ngân 2 phách, đà nhẹ vào phách 2, cắt vào phách 3,
động tác nhỏ và chậm dần (rit)

8


2. Tác phẩm nhịp 3 phách
Quê em (Nguyễn Đức Toàn), nhịp 3/4, hình thức hai đoạn đơn.
Yêu cầu chỉ huy:
- Đoạn a: lấy đà mở đầu phách 2 – cách đánh legato, cường độ p.

- Đoạn b: cường độ từ mf tăng lên f. Hai câu đầu, cách đánh legato; hai câu sau
cách đánh marcato xen kẽ legato. Chú ý, lấy đà cho động tác marcato và lấy đà cho động
tác legato.
Kết thúc: nốt nhạc cuối bài ngân 3 phách, lấy đà mạnh vào phách thứ 3, cắt vào
phách thứ 4.
Con chim non (nhạc Pháp), nhịp 3/4, hình thức một đoạn đơn.
a. Dàn dựng
- Cả bài dùng cách hát legato, nhẹ nhàng, tình cảm, tốc độ vừa phải. Đặc biệt chú ý
sắc thái biến đổi to nhỏ cho mềm mại, tự nhiên.
- Lần thứ 2 có dấu miễn nhịp ngân dài và nhỏ lại. Kết chậm dần và sâu lắng.
b. Chỉ huy
- Lấy đà mở đầu cho dạo nhạc: gồm 2 phách, phách 2 (phụ) và phách 3 (chính).
Dạo nhạc tính chất staccato (như tiếng chim hót) nhưng bài hát tính chất legato, nên chú
ý kiệu cho hợp xướng hát legato. Có thể sử dụng 2 tay để thể hiện cường độ mạnh dần.
Cuối câu 1 và cuối câu 2 cường độ nhỏ lại, tay trái thu về trước ngực, chỉ cần tay phải thể
hiện tiếp.
9


- Dấu miễn nhịp (lần thứ 2): 2 tay đánh vào phách 1, nảy nhẹ lên, giữ 2 tay trên cao
rồi thu tay nhỏ lại (thể hiện cường độ nhẹ dần), tay trái cắt âm thanh, dừng lại một chút,
sau đó lấy đà phách 2 để hợp xướng hát tiếp.
- Kết thúc: nốt nhạc cuối bài ngân 4 phách, 2 tay đánh vào phách 1, dừng lại phách
2, lấy đà nhẹ vào phách 3 và cắt rất nhỏ vào phách 4.
Bài hát Đức (P.I.Tchaikovsky), nhịp 3/4, hình thức ba đoạn đơn.
Yêu cầu chỉ huy:
- Trong bài có những nốt nhạc chỉ xuất hiện ở bè giai điệu, trong khi bè trầm nghỉ,
cần thể hiện những chỗ đó cho hợp lý.
- Đoạn a: tinh chất legato. Lấy đà mở đầu gồm 2 phách (phách 1 và phách 2) bằng
tay trái, cho bè giai điệu, tay phải lấy đà phách 3 cho bè trầm ở nhịp sau. Người chỉ huy

cần nhìn vào tay trái (bè giai điệu) rồi lại nhìn vào tay phải (bè trầm). Vì âm nhạc chuyển
động liên tục nên cần chú ý lấy đà cho câu 2 (vào phách 2, nhịp thứ 4). Tiếp đến phách
cuối của đoạn a: bè trầm nghỉ 1 phách, sử dụng tay trái kiệu bè giai điệu, tay phải dừng lại
một chút rồi lấy đà tiếp cho bè trầm
- Đoạn b: cường độ f, tính chất đan xen giữa legato và portato, sử dụng hai tay.
Chú ý lấy đà cho câu 2 (vào phách 3, nhịp thứ 4). Tiếp đến phách cuối của đoạn b cũng xử
lý như cuối đoạn a.
- Đoạn a’: cần xử lý từ động tác portato, cường độ f (đoạn b) sang động tác legato,
mf (đoạn a’) cho tự nhiên, thoải mái. Cuối đoạn a’ chậm dần.
- Kết thúc: tay trái dừng lại trên cao (bè giai điệu ngân tự do), tay phải đánh thêm
phách 2 (bè trầm vẫn chuyển động), dừng lại một chút (có dấu lặng tự do ở bè trầm), hai
tay lấy đà nhẹ và cắt

10


Chương 2

KĨ THUẬT CƠ BẢN VỀ CHỈ HUY
2.1. Tư thế, hai tay và các bộ phận cánh tay
2.1.1 Tư thế
Khi chỉ huy hợp xướng, người chỉ huy cần đứng thẳng, hai chân luôn giữ làm trụ,
hai bàn chân có thể song song hoặc một bàn chân chếch lên phía trước một chút. Không
ưỡn ngực, không cúi về phía trước hoặc ngã về phía sau. Không nên nhún nhảy hoặc dậm
nhịp bằng chân, như thế không đẹp mắt, làm cho diễn viên mất tập trung và người xem sẽ
khó chịu.
Đôi khi người chỉ huy cũng có thể tiến lên hoặc lùi lại một bước, nhưng những
động tác đó phải sử dụng một cách hạn chế, tránh lạm dụng.

2.1.2 Phạm vi hoạt động của hai tay

Hai tay lấy ngực làm trung tâm, cao không quá đỉnh đầu, thấp không quá dưới
bụng. Nên tránh để hai tay giao nhau. Không dang thẳng hai tay một cách quá rộng, cũng
như không khép chặt khuỷu tay lại. Tuy nhiên, nếu đội hợp xướng quá đông hoặc tác
phẩm có những chỗ sắc thái rất nhẹ hoặc rất mạnh thì động tác của đôi tay có thể được
mở rộng hơn hoặc thu hẹp lại cho phù hợp.

11


2.1.3 Sử dụng động tác ở các bộ phận cánh tay
- Động tác ngón tay: dùng các ngón tay khẽ đưa lên đưa xuống theo các đường nét
cơ bản của nhịp.
- Động tác cổ tay: cánh tay dưới không cần cử động, chỉ dùng ngón tay và cổ tay.
- Động tác cánh tay dưới: dùng cách tay dưới để chỉ huy, lấy khuỷu tay làm điểm
tựa. Cánh tay trên cũng hơi di chuyển, đưa đà theo một cách nhẹ nhàng.
- Động tác cả cánh tay: dùng cả cánh tay để chỉ huy, lấy vai làm điểm tựa.

2.2. Cách đánh một số nhịp cơ bản
2.2.1 Nhịp 2 phách: Gồm các nhịp 2/4 , 2/8 , 2/2
- Phách 1 (phách mạnh): từ trên đánh xuống, tới điểm rơi thì nảy ra ngoài theo một
đường cong hơi chếch lên.
12


- Phách 2 (phách nhẹ): tay đưa lên cao theo chiều ngược lại phách 1 với biên độ
hẹp hơn một chút.

2.2.2 Nhịp 3 phách: Gồm các nhịp 3/4 , 3/8 , 3/2 , 9/8
- Phách 1: từ trên đánh xuống, tới điểm rơi thì nảy nhẹ vào phía trong
- Phách 2: từ trong đưa ra ngoài, đường nét hơi lượn một cách tự nhiên.

- Phách 3: từ ngoài đưa ngược lên cao, trở về vị trí cũ.

2.2.3 Nhịp 4 phách: Gồm các nhịp 4/4 , 4/8 , 4/2 , 12/8
- Phách 1: từ trên đánh xuống
- Phách 2: lượn vào trong
- Phách 3: lượn ra ngoài
- Phách 4: hất lên trên, lượn vào đầu phách 1.
hướng đi
đường nét cơ bản

13


2.2.4 Nhịp 6 phách: Gồm các nhịp 6/8 , 6/4

2.3. Một số phương pháp diễn tả thường dùng
2.3.1 Tư thế chuẩn bị
- Đưa hai tay lên, lòng bàn tay hướng về phía trước, tay phải cao hơn tay trái một
chút để biểu thị tay phải làm nhiệm vụ chính. Đồng thời đưa mắt nhìn bao quát đội hợp
xướng để nhắc nhở mọi người hết sức chú ý, chuẩn bị diễn tấu.
2.3.2 Động tác lấy đà
- Căn cứ vào tác phẩm, phách lấy đà phải thể hiện tốc độ, cường độ, tính chất âm
thanh sắp vang lên. Đó là một động tác quan trọng, chỉ cần sơ suất, lúng túng sẽ khiến cho
mọi người bắt vào diễn tấu chuệch choạc, không đều, ảnh hưởng đến chất lượng biểu
diễn.
- Lấy đà được dùng ở đầu tác phẩm, đầu đoạn nhạc, câu nhạc, sau những phách
nghỉ, hoặc những chỗ lấy hơi của các bè.
- Có hai cách lấy đà:
14



+ Lấy đà trọn vẹn: bài hát bắt đầu bằng phách mạnh (hoặc mạnh vừa) thì lấy đà
vào phách nhẹ. Ngược lại, bài hát bắt đầu bằng phách nhẹ thì lấy đà vào phách mạnh
(hoặc mạnh vừa). Cách lấy đà này bằng 1 phách
+ Lấy đà không trọn vẹn: bài hát bắt đầu bằng một phần của phách mạnh (hoặc
phách nhẹ) thì động tác lấy đà cần tăng thêm một phách để giúp diễn viên có thời gian
chuẩn bị bắt vào bài cho chính xác.
- Dưới đây là động tác lấy đà mở đầu vào các phách khác nhau của một số loại
nhịp. Đường nét đen là phách lấy đà, đường nét chấm chấm là các phách tiếp theo của tác
phẩm
Nhịp 2 phách

Nhịp 4 phách

2.3.3 Cách đánh legato
Động tác chỉ huy cần mềm mại, uyển chuyển. Mỗi phách tạo thành đường nét uốn
lượn như sóng đẩy nhẹ nhàng. Về mặt không gian, ta thấy đường nét tạo thành hình khối
chứ không phải hình phẳng như đường nét cơ bản. Vẫn phải có điểm rơi, nhưng điểm rơi
trượt trên điểm thấp nhất của đường lượn

15


2.3.4 Cách đánh staccato
Đường nét chỉ huy thành những góc nhọn. Các phách được thể hiện bằng những
động tác đập và nảy liên tục. Tay chỉ huy cần thả lỏng, mềm mại, nếu lên gân hoặc căng
cứng, cơ bắp sẽ mệt mỏi, động tác không đều, dần dần sẽ không điều khiển được. Không
nhất thiết phải dùng cả cánh tay, thường chỉ dùng cổ tay hoặc cánh tay dưới (từ khuỷu tay
tới ngón tay)


2.3.5 Cách xử lý cường độ
- pp (rất nhẹ): dùng động tác ngón tay, chủ yếu là ngón trỏ.
- p (nhẹ, êm, dịu): dùng động tác ngón tay kết hợp với cổ tay.
- mp (nhẹ vừa): dùng động tác cổ tay và bàn tay.
- mf (mạnh vừa): dùng động tác cổ tay kết hợp với cánh tay dưới.
- f (mạnh): dùng động tác cánh tay dưới kết hợp với một phần cách tay trên.
16


- ff (rất mạnh): dùng động tác cả cánh tay.
- crescendo (mạnh dần): dùng động tác ngón tay, cổ tay dần dần mở rộng biên độ tới cánh
tay dưới, rồi cả cánh tay.
- decrescendo (nhẹ dần): động tác ngược lại với crescendo

2.3.6 Động tác kết thúc
a. Kết thúc dài: đánh vào phách đầu của nốt ngân dài, dừng lại, hai tay giơ hơi cao lên
phía trước, đếm nhẩm đến phách cuối thì lấy đà và cắt.
b. Kết thúc ngắn: lấy đà vào phách cuối bài và cắt vào sau phách đó.

2.4. Phối hợp động tác của hai tay và cách sử dụng tay trái
2.4.1 Phối hợp động tác của hai tay
Tay phải là chính, tay trái là phụ. Nhiệm vụ chủ yếu của tay phải là đánh nhịp,
đồng thời thực hiện một số nhiệm vụ mang tính chất kĩ thuật và diễn tả tình cảm. Tuy
nhiên vì tay phải luôn luôn phải bám theo đường nét của sơ đồ đánh nhịp nên các mặt
khác bị hạn chế. Chức năng của tay trái không bị gò ép vào việc đánh nhịp, nó tương đối
được tự do để có thể hỗ trợ tay phải trong việc đánh nhịp và xử lí các cách diễn tả.

17



2.4.2 Cách sử dụng tay trái
- Nét nhạc nhẹ nhàng: tay trái đưa lên phía trước, gần với ngực, bàn tay hơi khum
lại, lòng bàn tay hướng về các diễn viên.
- Nét nhạc rất nhẹ: tay trái đưa lên phía trước, bàn tay hơi nắm lại, một ngón trỏ để
trước miệng.
- Nét nhạc cần sáng lên, mạnh lên một chút: tay trái đưa lên phía trước, mu bàn tay
hướng về các diễn viên.
- Nét nhạc mạnh mẽ, kiên quyết: tay trái nắm lại, đưa lên phía trước, mu bàn tay
hướng về các diễn viên.
- Nét nhạc mạnh dần: tay trái đưa lên phía trước, bàn tay hơi khum lại, lòng bàn
tay ngửa lên trên, dần dần đưa từ thấp lên cao.
- Nét nhạc nhẹ dần: tay trái đưa lên phía trước, bàn tay hơi khum lại, lòng bàn tay
ngửa lên trên, dần dần đưa từ cao xuống thấp.
- Về cuối bài, có thể giơ bàn tay trái lên cao để báo hiệu bài hát sắp kết thúc.

2.5. Hướng dẫn cách luyện tập
2.5.1. Tác phẩm nhịp 4 phách
Người nông dân vui tính (R.Schumann), nhịp 4/4, hình thức 3 đoạn đơn.
Yêu cầu chỉ huy:
- Tốc độ nhanh, tính chất legato có xen kẽ portato và staccato. Cường độ tương
phản giữa f và p.
- Đoạn a: tính chất legato, cường độ f, lấy đà mở đầu phách 3 và 4, sử dụng hai tay.
Chú ý cao trào nhỏ giữa câu.
- Đoạn b: nhịp 1, phách 1 portato, nhịp 2 staccato, sử dụng tay phải.
- Từ nhịp thứ 5: trở lại tính chất legato, cường độ f, sử dụng hai tay.
- Kết thúc hai tay lấy đà mạnh vào phách 3, cắt vào phách 4.
Chào mừng Đảng Cộng sản Việt Nam (Đỗ Minh), nhịp 4/4, hình thức một đoạn
kép.
a. Dàn dựng
- Câu 1: hợp xướng, tính chất mạnh mẽ, trang nghiêm, cường độ f, hát legato. Nửa

đầu câu thứ 2 hát portato, nửa câu sau hát legato.
18


- Câu 3: 2 bè nữ, cường độ mf, tính chất trong sáng, lạc quan, hát legato. Tiết 3 của
câu 4, cường độ f, hợp xướng hát portato.
b. Chỉ huy
- Dạo nhạc: cường độ f, sử dụng hai tay, chú ý tay trái trong nét nhạc đối đáp.
- Câu 1: lấy đà cho hợp xướng, sử dụng hai tay. Cuối câu 2, tay trái ngắt âm thanh
của hợp xướng, đồng thời tay phải lấy đà cho hai bè nữ hát vào câu sau.
- Câu 3 (2 bè nữ): cường độ mf, sử dụng tay phải. Tiết 1 của câu 4 cường độ mạnh
dần, tay trái hỗ trợ tay phải. Tiết 2 tay trái ghìm cường độ, sau đó chỉ cần sử dụng tay
phải, cuối câu cường độ nhẹ dần. Tiết 2 của câu 4, hợp xướng cường độ mạnh, sử dụng
hai tay. Nốt cuối bài (lần 1), tay trái ngắt âm thanh đồng thời hai tay lấy đà mạnh cho câu
dạo nhạc.
- Kết thúc: nốt cuối bài ngân 5 phách, hai tay lấy đà mạnh vào phách 4, cắt vaò
phách 5.
2.5.2. Tác phẩm nhịp 6 phách
Bài ca hy vọng (Văn Ký), nhịp 6/8, hình thức hai đoạn đơn.
Yêu cầu chỉ huy:
- Tốc độ moderato. Cách đánh cả bài: legato
- Đoạn a: cuối câu 3 có dấu miễn nhịp, dùng tay trái ngắt âm thanh, tay phải lấy đà
phách 3 để bắt vào nốt tiếp theo ở phách 4.
- Đoạn b: cuối nhịp 4 và đầu nhịp 5 của câu 1, lấy đà nhẹ vào dấu lặng đơn để bắt
vào nốt nhạc tiếp theo cho chính xác. Để chuẩn bị cho cao trào, nên giãn nhịp một chút từ
nhịp 4 của câu 2, sau đó lại trở lại tốc độ cũ.
- Kết thúc: nốt nhạc cuối bài ngân 5 phách, dừng tay ở phách 1 (nhẩm đếm phách)
lấy đà nhẹ và từ từ vào phách 4 và 5, cắt vào phách 6.
Chú bé kị sĩ (R.Schumann), nhịp 6/8, hình thức ba đoạn đơn.
Yêu cầu chỉ huy:

- Tập theo nhịp 2 phách, vì tốc độ nhanh (Allegretto) không thể thực hiện được
nhịp 6 phách. Cách đánh staccato.
- Lấy đà mở đầu gồm 2 phách: phách 1 và phách 2, sử dụng tay phải là chính, tay
trái hỗ trợ sắc thái.
- Kết thúc: hai tay lấy đà vào phách 1, cắt ở phách 2.

19


Chương 3

MỘT SỐ CƠNG VIỆC CỦA NGƯỜI CHỈ HUY
3.1.

Vai trị và nhiệm vụ của người chỉ huy
Bạn hãy tưởng tượng: một đội hợp xướng với khối lượng 50- 60 người, thậm chí
lên đến hàng trăm người cùng hát một bài . làm thế nào để thống nhất một âm điệu,
nhịp điệu, sắc thái, tình cảm, hoà hợp với nhau thành một khối hữu cơ? Đó là môn
nghệ thuật đòi hỏi sự thống nhất cao độ, dưới sự lãnh đạo của một người: người
chỉ huy.
Nhiệm vụ của người chỉ huy không phải chỉ có việc đánh nhịp mà thôi, đánh nhịp
là một hình thức của công việc, người chỉ huy phải hiểu biết một cách sâu sắc nội
dung tác phẩm, biết sử dụng âm thanh của người hát để biểu hiện tác phẩm một
cách chân thực, sinh động, sáng tạo, một công trình nghệ thuật tràn đầy sức sống.
Người chỉ huy là người tổ chức, tập luyện, dàn dựng, chỉ huy và biểu diễn cùng với
dội hợp xướng. Muốn làm được những công việc trên đây, người chỉ huy phải có
trình độ âm nhạc vững vàng, có khả năng tổ chức, có đạo đức tốt và được mọi
người yêu mến, tín nhiệm. (Nếu người chỉ huy “có vấn đề” về đạo đức, khi tập
luyện cũng như khi biểu diễn, các diễn viên và khán giả sẽ có ấn tượng không tốt,
ảnh hưởng đến việc dàn dựng và kết quả biểu diễn). Có thể nói, người chỉ huy có

trình độ và uy tín càng cao thì sự phát triển và thành công của đội hợp xướng càng
lớn.

3.2.

Tổ chức hợp xướng
Khác với hát tập thể, mọi người tham gia có tính chất phong trào, đội hợp xướng
cần phải có tổ chức, tuyển lựa diễn viên, có chương trình luyện tập mới có thể biểu
diễn thành công và hoạt dộng lâu dài được.
3.2.1. Một số kinh nghiệm về tổ chức đội hợp xướng
- Bàn bạc thống nhất với lãnh đạo nhà trường về mục đích, ý nghĩa, kế hoạch tổ
chức tập luyện và biểu diễn đội hợp xướng.
- Chuẩn bị cơ sở vật chất như phòng tập, đàn đệm (piano hoặt đàn phím điện tử),
nếu có điều kiện nên chuẩn bị cả bục biễu diễn, máy nghe, đĩa hình, đĩa nhạc.
- vận động học sinh toàn tường, hoặc một số lớp tham gia một cách tự nguyện.
- Tuyển chọn diễn viên.
- Họp đội, thông qua chương trình tập luyện và biểu diễn. Bầu ban phụ trách đội để
lo việc tự quản. Chỉ định bè trưởng, tổ chức tốp nhạc đệm ( nếu có). Thông qua nội
quy, phân công trực nhật, mỗi bè trực nhật một buổi với một số việc như: sắp xếp
ghế ngồi, vệ sinh phòng học, chuẩn bị bảng và phấn, nước uống cho giáo viên,…).
Nếu thành lập đội hợp xướng của Câu lạc bộ hoặc Nhà văn hoá thì người chỉ huy
còn phải dành thời gian vận động lãnh đạo cơ sở và tở chức đồn thể để có thể phối
hợp xây dựng đội phát triển lâu dài được.
3.2.2. Tuyển chọn diễn viên
Không phải ai cũng có thể hát được hợp xướng. Yêu cầu thối thiểu đối với diễn viên hợp
xướng, dù là nghiệp dư, là phải có giọng “hát được”. và tương đối có năng khiếu âm nhạc.
20


Cách tuyển chọn không nên khắt khe quá, nên đơn giản, nhanh chóng để tránh cho mọi

người bị căng thẳng, tự ti, mất hứng thú.
Cần thử giọng từng người. Mỗi người hát một bài hát ngắn. có thể hát theo tên của nốt
nhạc hoặc các âm la, nô, na
Tầm cử giọng:

Soprano
Mezzo Soprano
Alto
Một đội hợp xướng chỉ được học hát theo kiểu truyền khẩu, với trình độ bản năng
thì không thể dàn dựng được những tác phẩm mang tính nghệ thuật. Vì vậy cần
phải có chương trình tập luyện để nâng cao về kiến thức cũng như kỹ năng về âm
nhạc
3.2. Tổ chức hợp xướng
Hợp xướng không chỉ là nghệ thuật dùng âm thanh giọng người làm phương tiện phản
ánh cuộc sống, mà nó thực sự là mét khoa học. Nhà soạn nhạc phản ánh thế giới không
phải bằng sự ngẫu hứng thuần túy, tùy tiện mà bao giờ cũng dựa trên những nguyên tắc
khoa học về sự kết hợp, nối tiếp cũng như khả năng hòa hợp giữa âm nhạc và lời ca, khúc
thức, phối giọng, phối khí sao cho phù hợp với sự phát triển tâm – sinh lý của người nghe.
Để tạo nên sự thống nhất mang tính chỉnh thể của một tác phẩm âm nhạc, đặc biệt là sự ăn
nhập giữa âm nhạc và lời ca, giữa giọng người và dàn nhạc, người sáng tác không thể
khiên cưỡng, gò ép mà phải xuất phát từ chính cảm xúc chân thực cùng sự lao động khoa
học nhằm không ngừng hoàn thiện tác phẩm nghệ thuật. Đó còn là quá trình kết hợp giữa
cái riêng, cảm xúc tức thời của nghệ sĩ với cái phổ quát từ dấu ấn, hơi thở của dân tộc,
thời đại – một quá trình đòi hỏi người nghệ sĩ cũng như người thưởng thức phải có sự
hiểu biết khoa học về âm nhạc. Sự thống nhất giữa khoa học và nghệ thuật trong hợp
xướng cũng chính là chìa khóa để con người nâng cao cảm xúc, thị hiếu và lý tưởng thẩm
mỹ âm nhạc trong hoạt động xã hội, giúp họ phân biệt được cái giản dị với sự nghèo nàn,
giữa tâm hồn giàu tình cảm với sự đa cảm bệnh hoạn… Càng hiểu biết âm nhạc hợp
xướng một cách đúng đắn, khoa học, sâu sắc thì con người càng gắn bó với âm nhạc, sử
dụng âm nhạc để phát triển trí tuệ và nuôi dưỡng tâm hồn mình, bồi bổ cốt cách và không

ngừng vươn tới chân, thiện, mỹ.
Công việc chỉ huy hợp xướng bắt đầu từ nghiên cứu tác phẩm hợp xướng, phân tích cấu
trúc của nó, chia tác phẩm hợp xướng ra thành từng đoạn để hiểu các đoạn này hòa nhập
vào chỉnh thể thống nhất… Để xử lý thành công tổng phổ hợp xướng và dàn nhạc, người
chỉ huy cần phải biết tự đặt mình vào các vị trí khác trong dàn hợp xướng, dù đó chỉ là vị
trí khiêm tốn của một diễn viên hát bè. Mặt khác, việc xử lý tác phẩm, đảm bảo sự cân
bằng giữa dàn nhạc và hợp xướng là vấn đề hết sức phức tạp. Người chỉ huy hợp xướng
dễ mắc sai lầm, khiếm khuyết nếu không am hiểu về thanh nhạc, cũng như không cân đối
được liều lượng để đạt hiệu quả hài hòa, phá vỡ cấu trúc tổng thể của hợp xướng. Điều đó
sẽ dẫn đến việc biểu diễn tác phẩm không thành công, cho dù tác phẩm đó có giá trị.
3.3.

Học tập chun mơn
3.3.1. Học tập xướng âm – Nhạc lí
21


Xướng âm là quá trình giúp cho người học rèn luyện khả năng nghe nhạc, cách xác định
và ghi nhớ cao độ âm thanh cũng như đọc đúng cao độ và tiết tấu của tác phẩm. Khi đọc
nốt nhạc, chúng ta sử dụng bảy từ để đọc cao độ nốt nhạc: đô, rê, mi, fa, son, la, si. Hiện
nay có hai phương pháp trong xướng âm là phương pháp cố định (fixed do) và phương
pháp bất định (movable do).
Phương pháp cố định là dùng các từ chỉ cao độ cố định với cao độ mà nó áp dụng, chẳng
hạn, từ “Đô” chỉ được dùng với cao độ của nốt C mà thôi. Với phương pháp này thứ tự
các từ chỉ cao độ ứng với nốt nhạc như sau: Đô – C; Rê – D; Mi – E ; Fa – F; Sol – G; La
– A; Si – B. Phương pháp này hiện đang được sử dụng ở Việt Nam.
Phương pháp bất định là dùng từ chỉ cao độ với các cao độ khác nhau tuỳ theo từng
trường hợp. Phương pháp bất định sử dụng bảy từ chỉ cao độ và áp dụng với bất cứ giọng
nào. Khi đó người ta sử dụng số bậc trong thang âm để ghi nhớ và dịch chuyển sang các
giọng khác nhau.


3.3.2. Học tập thanh nhạc:
Điều đầu tiên mà bạn cần phải làm trước khi bắt đầu vào những bài học đó là phân chia
thời gian biểu trong ngày để dành thời gian cho việc luyện tập. Tiếp sau đó sẽ sự tập
trung, bạn cần chọn một không gian yên tĩnh, không bị ai làm phiền hoặc các yếu tố bên
ngoài tác động làm ảnh hưởng đến quá trình tập luyện, đặc biệt nhớ “cách ly” xa chiếc
điện thoại cỉa bạn.
Việc dành một khoảng thời gian hợp lý và có được sự tập trung tư tưởng trong quá trình
tập luyện sẽ giúp bạn không chỉ nâng cao được hiệu quả của việc luyện thanh mà còn tiết
kiệm thời gian học tập của bạn, đây là điều mà bạn cần nhớ và thực hiện nếu muốn có kết
quả.
Tập thở được xem là một bước khá quan trọng khi học thanh nhạc, nếu bạn bỏ qua bước
này bạn sẽ không thể có được một kết quả học thanh nhạc tốt. Bởi nếu không tập thở và
luyện thở đủ thời gian, bạn sẽ rất dễ bị hụt hơi hoặc phải ngưng giữa chừng, không thể
thực hiện các kiến thức luyện thanh tiếp theo. Để việc luyện thanh được diễn ra một cách
thoải mái và đảm bảo, bạn nên tập thở khoảng 15 phút trước khi bắt đầu luyện thanh.
Học bất kì kiến thức âm nhạc nào cũng vậy, học thanh nhạc cũng không ngoại lệ bạn nên
bắt đầu từ những kiến thức đơn giản, cơ bản đến những kiến thức phức tạp, nâng cao.
22


Điều này sẽ giúp bạn có những kiến thức nền tảng, tạo đà cho việc nâng cao khả năng
luyện thanh sau này. Khi luyện thanh, bạn nên bắt đầu với tốc độ chậm, sau đó tăng dần
tốc độ lên để đảm bảo bạn đã luyện thành thạo các mẫu âm.
Tạo điểm tựa hơi: để không bị hụt hơi, không cảm thấy bị vấp khi tiết tấu của bài hát
nhanh. Cách duy nhất giúp bạn là hãy tạo điểm tựa hơi vững chắc từ cùng xương chậu
hướng đến sống mũi, luôn đảm bảo có một làn hơi dồi dào. Để làm được điều này bạn cần
phải tập hơi và tập thở hàng ngày, đều đặn. Hai hoạt động này nên được duy trì song song
và đan xen với nhau, luyện tập càng nhiều bạn sẽ thấy lượng hơi của bạn sẽ luôn dồi dào,
bạn sẽ không còn bị hụt hơi hoặc phải dừng giữa chừng khi lên những âm cao.

Việc nắm bắt được phương pháp và cách học thanh nhạc phù hợp, bạn sẽ biết được bản
thân cần học gì, cần luyện tập gì và kiến thức gì quan trọng, bạn phải luyện tập những
kiến thức và kỹ năng như thế nào.
Một số bài tập luyện thanh:
Mẫu luyện thanh số 1:

Mẫu luyện thanh số 2:

Mẫu luyện thanh số 3:

23


Mẫu luyện thanh số 4:

Mẫu luyện thanh số 5:

3.4.

Sự phối hợp giữa chỉ huy và hợp xướng

Chỉ huy được hiểu là người điều khiển một tập thể diễn tấu tác phẩm âm nhạc (hợp
xướng, dàn nhạc, tốp ca, tốp nhạc,...), vở diễn nhạc kịch hoặc vũ kịch. Người chỉ huy phụ
trách công việc diễn tập với tập thể diễn tấu trước khi ra công diễn. Người chỉ huy sử
dụng các động tác điều khiển để chỉ ra tốc độ, những sắc thái, cường độ, thời điểm “nhập
cuộc” của các nhóm diễn tấu hoặc của những bè đơn ca/độc tấu riêng lẻ. Các yêu cầu về
thủ pháp điều khiển của người chỉ huy là vừa có sức truyền cảm, lại vừa thu hút được cả
tập thể tập trung tinh thần, thực hiện thống nhất việc trình diễn. Xuất phát từ các tập thể
diễn tấu các thể loại âm nhạc khác nhau mà có các tên gọi: Chỉ huy hợp xướng, Chỉ huy
dàn nhạc, Chỉ huy đội kèn nhà binh…

Với dàn hợp xướng, hơi thở là nền móng quyết định đến chất lượng của câu hát. Việc dàn
hợp xướng thể hiện từng câu nhạc, đoạn nhạc với các kiểu hơi khác nhau (lấy hơi trộm,
lấy hơi nhanh…), đòi hỏi động tác của chỉ huy luôn phải tạo cho diễn viên lấy hơi được
đầy đủ. Động tác giơ tay đánh nhịp của chỉ huy hợp xướng thường ở mức trung bình (tay
không cao và cũng không thấp) là nhằm tạo sự ổn định dây thanh đới cho diễn viên khi
hát. Thêm vào đó, các động tác còn phải gắn với việc xử lý từng ngôn ngữ khác nhau, tạo
cho người hát ngắt phụ âm, nguyên âm được đồng đều. Đối với chỉ huy dàn nhạc không
có vấn đề về ngôn ngữ và không cần phải chú ý giơ tay cao hay tay thấp khi đánh nhịp.
Người chỉ huy dàn nhạc thường ít chú ý hướng dẫn dàn hợp xướng cách nào đó (cách
phát âm, nhả chữ, các kiểu lấy hơi…), còn người chỉ huy hợp xướng thường khó có thể
điều khiển khéo léo và tinh tế phần nhạc của một tác phẩm.
Khi điều khiển dàn hợp xướng biểu diễn, người chỉ huy không chỉ điều khiển đúng nhịp,
đúng tốc độ mà điều quan trọng là phải bằng cảm xúc, tâm trạng, trái tim mới là gốc rễ
24


của âm nhạc. Việc luôn phải tập trung tư tưởng, ý chí mãnh liệt của người chỉ huy là
không thể thiếu để đảm bảo sự truyền cảm, sự quả quyết/rõ ràng đối với các hợp xướng
viên khi thực hiện những ý đồ nghệ thuật. Đối với chỉ huy hợp xướng, trong thời gian
biểu diễn không thể hình thành thêm ý tưởng mới, bởi vì, khi chưa thông qua việc dàn
dựng thì các hợp xướng viên không thể hiểu ý đồ của người chỉ huy định biểu đạt hình
tượng nghệ thuật như thế nào. Người chỉ huy mà làm khác đi, việc biểu diễn sẽ bị đổ vỡ.
Để điều khiển buổi biểu diễn thành công như mong muốn, người chỉ huy hợp xướng phải
chuẩn bị cho từng buổi tập, giúp cho các hợp xướng viên trở nên quen thuộc với bản nhạc
cả về kỹ thuật và tinh thần diễn cảm. Người chỉ huy hợp xướng vừa là người quản lý, vừa
là người trùn cảm hứng. Nếu khơng hồn thành tốt nhiệm vụ đó thì người chỉ huy sẽ
đánh mất vai trò của người chỉ đạo, khiến các hợp xướng viên thiếu tin tưởng, khó phục
tùng. Người chỉ huy chỉ dựa vào tài năng âm nhạc của mình là chưa đủ mà còn phải có
năng lực lãnh đạo, tạo uy tín thì mới có thể dẫn dắt, phát triển dàn hợp xướng thành một
tập thể đạt được nhiều thành công lớn.

3.5.

Lựa chọn bài hát

Quá trình tập luyện, dàn dựng một bài hợp xướng rất công phu, đòi hỏi nhiều công sức,
thời gian, cho nên phải lựa chọn được những bài hát hợp xướng có nội dung có nội dung
tư tưởng và chất lượng nghệ thuật tốt, đồng thời phải phù hợp với trình độ của đội để có
thể làm tiết mục lâu dài được
Các tác phẩm được lựa chọn phải phong phú, đa dạng như: Tác phẩm Việt Nam, tác phẩm
nước ngoài, dân ca cải biên, tác phẩm kinh điển
Trong việc tổ chức, chỉ đạo một chương trình liên hoan văn nghệ của trường, người giáo
viên âm nhạc phải biết lựa chọn nhiều tiết mục âm nhạc cho các hình thức biểu diễn khác
nhau như: đơn ca, song ca, tốp ca…
Trước hết phải nắm vững chủ điểm của buổi biểu diễn là gì?, đội tượng khán giả là ai, có
thể là ngày khai trường, ngày nhà giáo Việt Nam hoặc 26/3. Trên thực tế ở nước ta, những
bài hát hợp xướng tương đối hiếm, nhưng các hình thức hát khác rất phong phú, có rất
nhiều bài hát haty có thể phục vụ tốt cho yêu cầu đêm diễn.
3.6. Nghiên cứu và dàn dựng tác phẩm hợp xướng
Sau khi đã chọn được bài hợp xướng, người chỉ huy phải nghiên cứu nắm vững về nội
dung và nghệ thuật. Cần đi sâu phân tích lời ca, cấu trúc tác phẩm, giai điệu, hoà thanh,
điệu thức, tốc độ, sắc thái, tầm cữ… Ghi rõ trên tác phẩm những điểm cần thiết như tốc
độ, sác thái, chỗ lấy hơi… Suy nghĩ cách khác phục những chỗ khó hát, cách xử lí câu
đoạn, mở đầu, cao trào, kết thúc. Chuẩn bị cách diễn tả trên động tác chỉ huy. Dự kiến
thời gian tập từng bài, thời gian tổng duyệt. Chuẩn bị địa điểm, phương tiện như phòng
học, đàn, bảng, phấn, photocopy bài hát…
Nội dung mỗi buổi tập hợp xướng có thể như sau:
- Học xướng âm – nhạc lí, luyện thanh.
- Tập tác phẩm mới ( thời gian nhiều nhất).
- Ôn tác phẩm cũ.
25



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×