Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

SKKN Một số kinh nghiệm trong công tác huy động các nguồn lực XHH về xây dựng CSVC trường TH Sơn Điệ...

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (205.76 KB, 9 trang )

1. MỞ ĐẦU

1.1. Lý do chọn đề tài.
Tại Hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện Nghị quyết 05 của Chính phủ về đẩy
mạnh xã hội hố trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo và dạy nghề, Phó Thủ tướng
Nguyễn Thiện Nhân đã khẳng định: “Bản chất của XHHGD là Nhà nước và
nhân dân cùng làm. Nhân dân làm theo khả năng của mình, Nhà nước thì đảm
bảo khơng giảm đầu tư nhưng tăng cường quản lý”.
Nghị quyết số 08/NQ-HU ngày 20/09/2017 của Ban Thường vụ Huyện ủy
Quan Sơn về đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo huyện Quan Sơn
đến năm 2020 cũng đã nêu rõ “Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục nhằm tạo sự
chuyển biến và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện đến năm 2020”. Mà cụ
thể huy động sự tham gia vào cuộc của các cá nhân, doanh nghiệp đầu tư vào
lĩnh vực giáo dục; huy động nguồn lực trong nhân dân, cá nhân, tổ chức, doanh
nghiệp hỗ trợ, đầu tư cùng nhà trường phát triển kỹ năng sống cho học sinh và
xây dựng môi trường, trường học xanh, sạch, thân thiện.
Một trong những nội dung trọng tâm của công tác XHHGD là việc huy
động Chính quyền và cộng đồng xây dựng cơ sở vật chất trường học. Những
năm qua, cơng tác XHHGD trong địa bàn huyện Quan Sơn nói chung và xã Sơn
Điện nói riêng đã được cấp ủy Đảng và Chính quyền các cấp quan tâm. Song
việc xây dựng CSVC vẫn đang cịn trơng chờ vào các cơng trình dự án của Nhà
nước. Cịn việc cải tạo khn viên, làm đẹp cảnh quan mơi trường, trang trí nội
thất phịng học, văn phịng… ngồi việc sử dụng một phần kinh phí hoạt động
sự nghiệp của đơn vị để thực hiện phải huy động nguồn lực từ xã hội, cộng động
bao gồm cả nhân lực, vật lực và tài lực. Tuy nhiên, nội dung này đối với trường
TH Sơn Điện 2 từ khi thành lập (năm 2002) cho tới nay chưa có hiệu quả. Với
yêu cầu phát triển của xã hội hiện nay, trọng tâm của chất lượng giáo dục là:
Phát triển con người, phát triển giáo dục - chính là phát triển nhân cách, phát
triển nguồn lực, là động lực thúc đẩy sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hoá
đất nước, là yếu tố quyết định sự phát triển kinh tế xã hội. Chúng ta đang bước
vào thời đại của cơng nghệ thơng tin, tồn cầu hố, kinh tế tri thức, nên vấn đề


con người được đặt lên hàng đầu, chất lượng giáo dục, chất lượng con người
đang là sự quan tâm hàng đầu của toàn xã hội, của mọi người, của mọi nhà. Để
đáp ứng nhu cấu của đất nước trong thời kỳ đổi mới, việc tham mưu xây dựng
CSVC nhà trường là một việc hết sức cần thiết đối với những người làm công
tác quản lý.
Công tác Hiệu trưởng tham mưu huy động cộng đồng xây dựng CSVC
trường học không phải là vấn đề mới mẻ. Song tùy thuộc vào thực tế từng địa
phương, cách vận dụng như thế nào để đạt hiệu quả để đáp ứng sự nghiệp giáo
dục trong giai đoạn hiện nay và Nghị quyết huyện đảng bộ huyện Quan Sơn lần
thứ V và đặc biệt Nghị quyết số 08/NQ-HU ngày 20/09/2017 của Ban Thường
vụ Huyện ủy Quan Sơn về đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo
huyện Quan Sơn đến năm 2020 về công tác giáo dục là rất quan trọng. Trên cơ
sở thực tế địa bàn trường TH Sơn Điện 2, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ
1
SangKienKinhNghiem.net


năm học, để xây dựng và phát triển nhà trường trước yêu cầu ngày càng cao của
toàn xã hội, bản thân đã rút ra được: “Một số kinh nghiệm trong công tác huy
động các nguồn lực XHH về xây dựng CSVC trường TH Sơn Điện 2”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng công tác XHHGD về huy động cộng đồng tham gia
xây dựng CSVC trường học nhằm tìm giải pháp giải quyết phù hợp với điều
kiện thực tế địa phương trường đóng.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Giải pháp trong cơng tác XHHGD về xây dựng CSVC trường TH Sơn Điện 2.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp Nghiên cứu tài liệu.
Phương pháp Điều tra đánh giá.
Phương pháp Phân tích tổng hợp.

1.5. Những điểm mới của sáng kiến
Làm tốt nội dung tuyên truyền trong phụ huynh và các cấp chính quyền về
quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học..

2
SangKienKinhNghiem.net


2. NỘI DUNG

2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
XHHGD là: “Huy động toàn xã hội làm giáo dục, động viên các tầng lớp
nhân dân đóng góp cơng sức xây dựng nền giáo dục quốc dân dưới sự quản lý
của nhà nước. Thực hiện xã hội hóa giáo dục nhằm phát triển tiềm năng về trí
tuệ và vật chất trong nhân dân, huy động tồn xã hội đóng góp về trí lực, nhân
lực, vật lực, tài lực chăm lo cho sự nghiệp giáo dục” (Tài liệu bồi dưỡng cán bộ
quản lý và giáo viên tiểu học – NXB GD).
Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã khẳng
định: “Phát triển giáo dục là sự nghiệp của toàn xã hội, của nhà nước và của mỗi
cộng đồng, của từng gia đình và của mỗi công dân”.
Đảng và Nhà nước ta đã chỉ rõ công tác XHHGD: “Phát triển giáo dục,
xây dựng xã hội học tập là sự nghiệp của Nhà nước và của toàn dân. Nhà nước
giữ vai trò chủ đạo trong phát triển sự nghiệp giáo dục; thực hiện đa dạng hóa các
loại hình trường và các hình thức giáo dục; khuyến khích, huy động và tạo điều
kiện để tổ chức, cá nhân tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục. Mọi tổ chức, gia
đình và cơng dân có trách nhiệm chăm lo sự nghiệp giáo dục, phối hợp với nhà
trường thực hiện mục tiêu giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh và
an toàn.” (Điều 12, Luật Giáo dục năm 2005). Xã hội hóa là một tư tưởng chiến
lược, coi sức mạnh tổng hợp của toàn dân, của xã hội tham gia vào công tác giáo
dục là điều kiện tiên quyết để phát triển tồn diện và có hiệu quả sự nghiệp giáo

dục thế hệ trẻ nói riêng và nền giáo dục quốc dân nói chung.
Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP ngày 18/4/2005 về dẩy mạnh xã hội hóa
hoạt động giáo dục, y tế, thể thao đã nêu quan điểm: Thứ nhất là phát huy tiềm
năng trí tuệ và vật chất trong nhân dân, huy động toàn xã hội chăm lo sự nghiệp
giáo dục, y tế, văn hoá, thể dục thể thao; Thứ hai là tạo điều kiện để toàn xã hội,
đặc biệt là các đối tượng chính sách, người nghèo được thụ hưởng thành quả
giáo dục, y tế, văn hoá, thể dục thể thao ở mức độ ngày càng cao. Tại Kết luận
hội nghị Trung ương VI khoá IX Đảng ta đã chỉ rõ: “Nhà nước khuyến khích
mọi đóng góp, mọi sáng kiến của xã hội cho giáo dục, coi giáo dục là sự nghiệp
của toàn dân”.
XHHGD về xây dựng CSVC nhà trường là một cuộc vận động lớn có sự
lãnh đạo chỉ đạo chặt chẽ của Đảng uỷ, Chính quyền địa phương và vai trò nòng
cột của nhà trường huy động mọi nguồn lực trong xã hội cho giáo dục. Các
nguồn huy động này được dùng bổ sung cho xây dựng cơ sở vật chất trường
học, cải tạo nâng cấp môi trường sư phạm trong nhà trường. Môi trường giáo
dục được thể hiện bằng sự phối hợp của liên ngành chức năng trong xã hội, tuỳ
từng hoạt động giáo dục mà các ngành sẽ có phần việc tham gia. Đối với giáo
dục những ngành có sự phối hợp thường xuyên là: Mặt trận tổ quốc, Hội phụ nữ,
Đoàn thanh niên, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh. Sự phối hợp liên ngành
không đơn thuần là một hoạt động hỗ trợ nhất thời, nó phải được xác định trong
một chương trình dài hạn, được xây dựng trên cơ sở chiến lược con người nói
3
SangKienKinhNghiem.net


chung và mục tiêu đào tạo của ngành giáo dục nói riêng trên một địa bàn dân cư
nhất định.
2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XHHGD Ở TRƯỜNG TH SƠN ĐIỆN 2.
2.2.1 Khái quát đặc điểm, tình hình địa phương
Sơn Điện là một xã có địa bàn rộng, tồn xã có 11 chịm bản và 2 tiểu

khu, trong đó 5 chịm bản và 1 tiểu khu có học sinh thuộc trường TH Sơn Điện
2, dân cư phân bố không tập trung, các chòm bản ở cách xa nhau. Là xã vùng
cao biên giới nên được hưởng nhiều chế độ chính sách ưu đãi của Đảng và Nhà
nước. Tuy vậy, đời sống của người dân vẫn cịn nghèo, tồn xã có 131 hộ nghèo,
trong đó hộ nghèo có học sinh thuộc nhà trường là 30 hộ. Nhân dân sinh sống
chủ yếu bằng nghề trồng lúa, trồng luồng và tận dụng khai thác vầu, nứa trên đất
rừng được phân chia. Trình độ dân trí thấp cùng với mức sống chưa cao nên
cũng ảnh hưởng không nhỏ đến công tác giáo dục.
Đảng bộ xã Sơn Điện trực tiếp chỉ đạo Chi bộ nhà trường, Chi bộ trường
luôn đạt danh hiệu trong sạch vững mạnh. Các cấp lãnh đạo, các đồn thể trong
xã ln có sự quan tâm tạo điều kiện giúp đỡ nhà trường. Các Chỉ thị, Nghị
quyết của Đảng và Nhà nước luôn được Đảng ủy và Chi bộ triển khai kịp thời.
Hội đồng giáo dục xã đã xây dựng kế hoạch phát triển công tác giáo dục xã nhà.
Tuy nhiên, do các thành viên kiêm nhiệm ở xã và các chòm bản nên hiệu quả
công tác chưa cao, đặc biệt là trong công tác xây dựng cơ sở vật chất các khu
trường. Hội khuyến học cũng đã thành lập và hoạt động có hiệu quả tạo điều
kiện cho công tác giáo dục phát triển.
2.2.2. Thực trạng cơ sở vật chất trường TH Sơn Điện 2
Trường TH Sơn Điện 2 được thành lập tháng 8 năm 2002 theo Quyết định
2883/2002/QĐ-UBND của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa. Hiện nay, nhờ các
chương trình dự án, nhà trường có 13 phịng học, trong đó khu Nhài 6 phòng và
khu Km 61 là 7 phòng. Hiện tại, sử dụng làm lớp học 11, 2 phòng khu Nhài sử
dụng làm phòng học âm nhạc và phụ đạo học sinh. Nhà ở giáo viên 9 phịng.
Trong đó 4 phịng phải sử dụng làm phòng làm việc của BGH và phòng Tài vụ.
Năm học 2017 – 2018 nhà trường được biên chế 12 lớp. Như vậy số phòng học
thiếu ở khu Km 61 là 1 phịng và khơng có văn phòng.
Nhiệm vụ trọng tâm năm học 2017 – 2018 nhà trường xây dựng các tiêu
chí của trường đạt chuẩn quốc gia; thực hiện dạy học trên 7 buổi trên tuần để
nâng cao chất lượng; xây dựng khuôn viên, cây xanh, cây cảnh theo các nội
dung của “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Tuy vậy, trong 2 điểm

trường thì mới chỉ có điểm trường Nhài là có tường rào khn viên đạt chuẩn.
Cịn điểm trường Km 61 chưa có tường rào đúng quy định, chưa xây được bồn
hoa cây cảnh, cây bóng mát...
2.2.3. Thực trạng về cơng tác XHHGD nội dung xây dựng CSVC nhà
trường
Sơn Điện là xã có mặt bằng dân trí khơng đồng đều, song được các cấp
ủy đảng và chính quyền quan tâm tới giáo dục. Nhà trường tranh thủ sự quan
tâm này để tham mưu các nguồn lực cho giáo dục qua các kì họp HĐND, họp
4
SangKienKinhNghiem.net


BCH Đảng ủy mở rộng, họp Ban ĐDCMHS, qua làm việc trực tiếp với chính
quyền các chịm bản. Song có lẽ cách tiếp cận và cách làm việc chưa có hiệu quả
nên kết quả chưa đạt được như mong muốn như đã nêu thực trạng CSVC hiện có
của nhà trường ở phần trên.
Xuất phát từ thực trạng đó, ngay sau khi nhận công tác về đơn vị TH Sơn
Điện 2 theo sự điều động của Huyện từ ngày 01 tháng 8 năm 2010, tôi đã họp
BGH và Hội đồng sư phạm lắng nghe về các công việc nhà trường đã tiến hành,
về xây dựng CSVC và kế hoạch chiến lược về xây dựng và phát triển nhà trường
mà người tiền nhiệm và tập thể Hội đồng sư phạm nhà trường đã xây dựng, triển
khai. Tôi đã cùng tập thể CBGV-NV nhà trường thống nhất trong việc xây dựng
kế hoạch nhiệm vụ năm học từ năm học 2010 – 2011 và các năm học tiếp theo là
xây dựng các tiêu chí “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”; Xây dựng cơ
quan văn hóa; Xây dựng trường chuẩn quốc gia. Muốn vậy, trước hết phải có
CSVC chất đảm bảo cho dạy học 2 buổi trên ngày, các phịng học phải có điện
phục vụ giảng dạy và học tập của thầy và trị, lớp học phải có hệ thống khẩu
hiệu thi đua, học sinh phải có khu vui chơi và tập luyện, các điểm trường phải có
cây bóng mát, cây cảnh làm đẹp khn viên, phải có nhà vệ sinh đảm bảo cho cả
giáo viên và học sinh, học sinh được sử dụng nước lọc để uống,.... Tính đến

tháng 10 năm 2017, các nội dung trên đã được thực hiện thể hiện cách làm đúng
về các giải pháp huy động cộng đồng trong công tác XHHGD về xây dựng
CSVC nhà trường.
2.3. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CÔNG TÁC XHHGD VỀ XÂY DỰNG
CSVC TRƯỜNG TH SƠN ĐIỆN 2

2.3.1. Phát huy nội lực nhà trường
Muốn làm tốt công tác XHHGD về xây dựng CSVC nhà trường trước hết
phải phát huy trí tuệ, nội lực trong trường, phát huy tiềm lực của các tổ chức
trong trường để thực hiện tốt XHHGD về xây dựng CSVC tạo biện pháp kích
cầu trong cơng tác tham mưu, tun truyền các lực lượng xã hội và nhân dân
chăm lo, đầu tư xây dựng CSVC nhà trường.
Mỗi cá nhân CBGV-NV nhà phải đồng tình, nhiệt tình trong thực hiện
nhiệm vụ năm học và trong việc tuyên truyền cộng đồng địa phương trong công
tác XHHGD. Mỗi cá nhân phải thực sự là tuyên truyền viên, là sức hút, lôi cuốn
mọi người, mọi ngành trong địa bàn cùng tham gia.
Thông qua các buổi sinh hoạt hội đồng, chuyên môn nhà trường thông báo
rõ chủ trương mục đích huy động XHHGD, xây dựng nội dung cụ thể chi tiết
cho giáo viên khi triển khai tới từng phụ huynh học sinh thông qua các buổi họp
định kỳ trong năm, giáo viên lắng nghe phản hồi của phụ huynh học sinh, tổng
hợp những ý kiến chung nhất để xây dựng kế hoạch thực hiện. Sau đó thơng
báo lại cho ban đại diện các lớp để tạo được sự đồng thuận cao nhất. Trong điều
kiện cần thiết nhà trường gửi giấy thông báo kèm theo lời kêu gọi huy động và
nói rõ mực đích để phụ huynh cùng được biết. Đồng thời cũng giao trách nhiệm
cụ thể cho từng khu, từng giáo viên phụ trách các điểm trường, các lớp phải có
5
SangKienKinhNghiem.net


mối liên hệ với chính quyền chịm bản và phụ huynh học sinh trong việc quan

tâm đầu tư xây dựng CSVC điểm trường, lớp học.
Nhà trường phối hợp với công đoàn tổ chức cho CBGV-NV nhà trường
gương mẫu, tiên phong trong việc đóng góp ngày cơng làm đẹp khn viên ở
các điểm trường, đóng góp kinh phí mua cây xanh, cây cảnh ở tất cả các điểm
trường.
2.3.2. Phát huy hiệu quả của Ban ĐDCMHS trong công tác xây dựng
CSVC nhà trường
Ban ĐDCMHS và phụ huynh học sinh là lượng lượng lớn và trực tiếp
nhất hỗ trợ nhà trường về mọi hoạt động trong công tác giáo dục và phát triển
nhà trường. Để phát huy hiệu quả hoạt động của Ban ĐDCMHS, hàng năm ngay
từ đầu năm học, nhà trường kiện toàn Ban Thường trực, đưa các thành viên Ban
Thường trực vào Hội đồng tư vấn của nhà trường. Phổ biến Điều lệ Ban
ĐDCMHS để ban tuyên truyền cho tất cả phụ huynh hiểu về các quan điểm,
chính sách và nhiệm vụ của Ban, của phụ huynh trong công tác giáo dục.
Tổ chức huy động phụ huynh đóng góp ngày cơng cải tạo khn viên để
có sân chơi bãi tập cho học sinh, rào trường, làm cổng biển trường, đóng góp
kinh phí trang trí lớp học, văn phịng nhà trường, đóng góp cơng sức, kinh phí
trong các dịp lễ hội của nhà trường.
2.3.3. Phát huy vai trò của giáo viên chủ nhiệm
Giáo viên chủ nhiệm là “cầu nối” giữa phụ huynh học sinh và nhà
trường.Vì vậy, cần thường xuyên liên lạc giữa giáo viên chủ nhiệm với phụ
huynh học sinh bằng các hình thức: Qua sổ liên lạc, qua các cuộc họp phụ
huynh của trường, của lớp để tuyên truyền cũng như u cầu đóng góp cơng
sức, kinh phí đầu tư xây dựng CSVC nhà trường mà cụ thể cải tạo khn
viên, trang trí lớp học theo kế hoạch của nhà trường.
Giáo viên chủ nhiệm phải tổ chức thăm gia đình học sinh để nắm bắt
tình hình quan tâm đầu tư các điều kiện học tập cho con em mình để có biện
pháp kích cầu trong huy động đóng góp chung.
2.3.4. Tạo lập uy tín, niềm tin thơng qua việc nâng cao chất lượng
và vị thế của nhà trường

Trong việc tạo lập niềm tin đối với phụ huynh học sinh và các cấp
chính quyền, nhà trường cần thể hiện sự quan tâm đối với học sinh đặc biệt là
học sinh con hộ nghèo, hộ đặc biệt khó khăn trong việc tạo điều kiện cho con
em họ tới trường. Nhóm này thường có nguy cơ bỏ học, nhà trường huy động
và tạo điều kiện cho các em tham gia học tập bằng cách tranh thủ sự quan tâm
của Hội Khuyến học xã, Chi hội khuyến học nhà trường để huy động kinh phí
từ giáo viên, huy động trong dịp lễ khai giảng, huy động từ các nhà hảo tâm,
các gia đình bn bán dịch vụ trong địa bàn để trao quà như quần áo, sách vở
và đồ dùng học tập để các em đến trường, nhà trường còn vận động để
CBGV-NV nhà trường đăng ký bảo trợ các em trong năm học.
6
SangKienKinhNghiem.net


Để tạo lập được uy tín cao với phụ huynh học sinh và lãnh đạo địa
phương, nhà trường xây dựng đội ngũ giáo viên vững vàng về chuyên môn,
gương mẫu trong đạo đức nghề nghiệp, tập thể sư phạm đoàn kết, xây dựng hệ
thống chính trị trong nhà trường vững mạnh. Chú trọng việc dạy thật, học thật,
chất lượng thật bằng việc tăng cường công tác kiểm tra nghiêm túc, duy trì và
thực hiện tốt cuộc vận động: ‘Hai khơng với bốn nội dung” do Ngành Giáo dục
phát động. Tạo điều kiện và sắp xếp nhân sự, yêu cầu Tổ Chuyên môn nâng
cao chất lượng đội ngũ, chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt là chất lượng
mũi nhọn qua các kì thi cấp huyện. Nhìn chung các giải qua dự thi cấp huyện,
cấp tỉnh chưa đạt giải cao. Song nội dung nào nhà trường tham gia đều đạt
giải; Tính đến thời điểm tháng 4 năm 2018, qua các kì thi học sinh giỏi nhà
trường đã đạt 1 giải nhì 2 giải Ba và 1 giải khuyến khích giao lưu câu lạc bộ
Tốn – Tiếng Việt, tồn đồn đạt giải ba; Kì thi TDTT cấp huyện đạt giải nhì
tồn đồn và đạt 2 giải khuyến khích tập thể cấp tỉnh. Kết quả đó tạo lập cho
nhà trường có uy tín và niềm tin với chính quyền và phụ huynh học sinh.
Thơng qua đó mà việc vận động, huy động đóng góp xây dựng trường lớp

cũng thuận lợi hơn…
2.3.5. Tham mưu, tuyên truyền và cùng cấp cấp uỷ chính quyền xã,
các chịm bản, Hội Khuyến học và các Ban ngành, Đồn thể xã trong công
tác XHHGD về xây dựng CSVC nhà trường
Tham mưu với các cấp cấp cấp uỷ chính quyền xã, các chòm bản Hội
đồng giáo dục xã, Hội Khuyến học và các Ban ngành, Đồn thể xã trong cơng
tác XHHGD về xây dựng CSVC nhà trường thông qua lập kế hoạch đề xuất các
nội dung cần xây dựng trong năm học để xã có sự đầu tư, sự quan tâm chỉ đạo
các chòm bản thực hiện theo kế hoạch của nhà trường như làm nhà vệ sinh giáo
viên và học sinh khu chính, nhà trường đã lên kế hoạch mời xã dự chỉ đạo hội
nghị với các trưởng bản, trong đó các bản phải quan tâm đầu tư nhiều hơn là bản
các bản Na Nghịu, Na Lộc, Tiểu khu 61, Ngàm. Là thành viên của Ban chấp
hành Hội Khuyến học xã, tôi cũng đã chủ động tham mưu về xây dựng hội viên
của các chi hội, đặc biệt là chi hội chịm bản về số lao động chính trong gia đình
nên tham gia là hội viên, chứ khơng phải mỗi gia đình chỉ có một hội viên, tham
mưu thành lập các chi hội dịng họ và hoạt động có hiệu quả, tham mưu các chi
hội nhà trường cùng chung góp kinh phí để tập trung kinh phí thực hiện được
các nội dung lớn về xây dựng CSVC trường học.
Làm tốt công tác tuyên truyền phải làm sao để mọi người và các cấp
Chính quyền, Đồn thể hiểu ra rằng: “Nếu toàn xã hội, nhân dân và phụ huynh
quan tâm với cơng tác XHHGD thì con em họ được hưởng môi trường giáo dục
tốt hơn”. Việc tuyên truyền phải là một chủ trương đúng đắn với mục đích dành
những gì đẹp nhất cho thế hệ trẻ, tạo điều kiện cải thiện việc học tập của các em,
đổi mới cách dạy của thầy và cách học của trò.
Xây dựng tốt mối quan hệ với lãnh đạo địa phương, tham gia ý kiến có
chất lượng, trọng tâm khi dự các cuộc họp với địa phương góp phần xây dựng
nghị quyết thực hiện cụ thể nhiệm vụ cho từng giai đoạn phát triển của nhà
7
SangKienKinhNghiem.net



trường nói riêng và sự nghiệp giáo dục xã nhà nói chung, thu thập ý kiến đóng
góp của mọi lực lượng xã hội, để thể hiện trách nhiệm của xã hội đối với sự
nghiệp phát triển giáo dục. Công tác huy động xã hội hóa giáo dục để xây dựng
và phát triển nhà trường mới trở thành Nghị quyết của Đảng, chính quyền, đồn
thể địa phương. Từ Nghị quyết này nhà trường mới có cơ sở để xây dựng kế
hoạch hành động. Và cũng từ Nghị quyết này mới huy động được sức mạnh
tổng hợp của các Ban ngành, Đoàn thể, mới kêu gọi được sự đóng góp hỗ trợ
của các nhà hảo tâm, các đơn vị kinh tế đóng trên địa bàn. Đặc biệt là sự đồng
thuận, sự đóng góp của từng phụ huynh học sinh.
Tổ chức tuyên dương kịp thời những điển hình tiên tiến để nhân rộng
phong trào. Duy trì thường xuyên liên tục việc tuyên truyền các chủ trương, nội
dung XHHGD của Đảng và Nhà nước thơng qua các đợt sơ kết, tổng kết đồn
thể của xã, các cuộc họp mở rộng của xã... Khi được mời dự, Hiệu trưởng tranh
thủ kêu gọi sự đóng góp của cộng đồng, phân tích cặn kẽ các chủ trương huy
động của nhà trường, nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi người dân và cộng
đồng xã hội trong việc chăm lo phát triển giáo dục.
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục
4.1. Kết quả đạt được
Kết quả công tác lập kế hoạch, tham mưu huy động chính quyền, cộng
đồng và phụ huynh trong công tác XHHGD về xây dựng CSVC trường TH
Sơn Điện 2 trong năm học đạt được như sau:
Huy động từ phụ huynh học sinh về ngày công tham gia cải tạo khn viên,
rào trường, làm rãnh thốt nước là 10 lượt ngày cơng. Đóng góp kinh phí làm
nhà văn phịng năm học 2016 – 2017 là 69 900 000 đồng; năm học 2017 – 2018
huy động tu sửa bồn hoa khu Nhài, làm đường vào nhà vệ sinh, sửa, lát lại nền
phòng học khu Km 61, mua chậu rửa nhà vệ sinh với số tiền là 55 695 000 đồng.
4.2. Bài học kinh nghiệm:
Trong tình hình hiện nay CSVC trrường học đang là vấn đề thời sự của mỗi
cán bộ quản lý ở từng cấp học. Nó đang là mối quan tâm của các cấp lãnh đạo

Đảng, chính quyền ở các địa phương. Xây dựng trường sở đáp ứng yêu cầu phát
triển trong thời đại hiện nay là vấn đề hết sức khó khăn, vì nó cịn phụ thuộc vào
điều kiện kinh tế xã hội ở mỗi địa phương. Bởi vậy người cán bộ quản lý phải
thấy được những thuận lợi, khó khăn cơ bản của địa phương mình để từ đó tìm
ra được các giải pháp hữu hiệu trong quá trình xây dựng cơ sở vật chất và cảnh
quan sư phạm nhà trường.
Nhà trường giữ vai trò chủ động, nòng cốt trong việc huy động cộng đồng
với tư cách nhà trường là cơ quan chuyên môn, người Hiệu trưởng hiểu rõ hơn
ai hết về nhu cầu của mình, về những hoạt động nhằm thực hiện mục đích, nội
dung và tổ chức thực hiện. Nhà trường giữ vai trò chủ động trong việc phát hiện
nhu cầu giáo dục, chủ động trong giải quyết các phương án và các nhu cầu đó,
chủ động trong việc thực hiện. Nhà trường phải làm tốt công tác tuyên truyền
với những nội dung thiết thực, dưới nhiều hình thức phong phú thơng qua các
phương tiện thông tin đại chúng, thông qua tổ chức liên hệ giữa lãnh đạo trường
8
SangKienKinhNghiem.net


và lãnh đạo địa phương, thông qua đại hội giáo dục cơ sở. Từ đó nhận thức của
cán bộ địa phương, của nhân dân về giáo dục được nâng lên, sự đồng tình với
chủ trương của đảng về việc huy động cộng đồng tham gia xây dựng trường có
hiệu quả.
Đưa việc thực hiện chủ trương xã hội hoá giáo dục vào các chương trình sinh
hoạt của Đảng bộ, của Hội đồng nhân dân. Biến công tác XHHGD thành Nghị
quyết của Đảng bộ, của Hội đồng nhân dân xã. Nghị quyết này được tuyên
truyền đến tận người dân. Qua đó, người dân nắm bắt được chủ trương của địa
phương, của nhà trường, tạo sự thống nhất cao nên tiến hành được thực hiện
thuận lợi.
3. KẾT LUẬN
Xã hội hoá giáo dục là một tư tưởng chiến lược của Đảng ta đã được thể

hiện trong nhiều Nghị quyết. Có thể nói xã hội hố giáo dục là q trình huy
động cộng đồng để xây dựng một xã hội học tập, một cộng đồng trách nhiệm.
Sự đa dạng hố về loại hình đào tạo cũng như nguồn lực xã hội dành cho giáo
dục Việt Nam vẫn chưa được khai thác có hiệu quả vì thế để thực hiện có hiệu
quả q trình xã hội hoá giáo dục chúng ta phải nắm vững các hệ thống nguyên
tắc cũng như quy trình huy động các lực lượng trong xã hội.
Muốn làm tốt công tác XHHGD trước hết phải làm tốt cơng tác tun
truyền bằng chính nội lực của mình, phải tạo uy tín với cộng đồng bằng việc
nâng cao chất lượng giáo dục, sử dụng có hiệu quả nguồn huy động, trân trọng
sự đóng góp của cộng đồng, quan tâm chăm lo đến mọi đối tượng học sinh,
đồng thời phải chăm lo đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học tạo
được môi trường học tập cho học sinh mới được phụ huynh và cộng đồng quan
tâm ủng hộ, công tác xã hội hóa giáo dục mới được lâu bền và liên tục. Có như
vậy ta mới có thể thực hiện được mục tiêu xây dựng và phát triển nhà trường,
xây dựng trường học là mơi trường văn hóa tiến tới xây dựng trường chuẩn quốc
gia. Trọng tâm là nâng cao chất lượng giáo dục mà cốt lõi là phát triển nhân
cách, phát triển và hoàn thiện nhân cách tức là phát triển nguồn nhân lực con
người, phục vụ cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước tiến tới xã hội công
bằng, dân chủ, văn minh, làm cho dân giàu nước mạnh. Vì vậy, xây dựng đủ cơ
sở vật chất trường học là nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược con người của
các cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương và các trường Tiểu học.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Quan Sơn, ngày 20 tháng 4 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, khơng sao chép nội dung của
người khác.
Người thực hiện
Hoàng Văn Sáu


9
SangKienKinhNghiem.net



×