Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

SKKN Giáo dục giới tính nhằm hạn chế hệ lụy tình yêu học đường cho học sinh lớp 10 Trường THPT Như T...

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1 MB, 20 trang )

A. MỞ ĐẦU

I. Lí do chọn đề tài
Muốn giáo dục con người về mọi mặt thì phải hiểu con người về mọi
mặt. Giáo viên chủ nhiệm khi đã hiểu rõ về từng học sinh thì cơng tác chủ
nhiệm sẽ khơng có gì là khó khăn mà sẽ là niềm vui, là hứng thú, niềm say mê
trong nghề đối với giáo viên chủ nhiệm lớp.
Ngày nay, do chất lượng cuộc sống ngày càng nâng lên, sự bùng thông
tin với nhiều phương tiện nghe, nhìn, sách, báo, phim ảnh về cuộc sống gia
đình, tình bạn, tình yêu, quan hệ nam nữ… là nguyên nhân dẫn đến sự phát
triển sớm về giới tính ở trẻ, đặc biệt là học sinh THPT.
Theo kết quả thống kê gần đây của Google, Việt Nam là một trong những
nước có số câu lệnh tìm kiếm chứa từ “sex” nhiều nhất thế giới và hiện là quốc
gia có tỉ lệ phá thai ở tuổi vị thành niên cao nhất Đông Nam Á và đứng thứ năm
trên thế giới. Con số này khiến khơng ít người e ngại về tình hình giáo dục giới
tính ở Việt Nam. Có bao nhiêu bạn trẻ đã biết gạn lọc những kiến thức lành
mạnh và cần thiết cho mình?
Là một giáo viên đang trực tiếp giảng dạy tại trường phổ thông, tôi nhận
thấy việc giáo dục giới tính cho học sinh là việc làm rất cần thiết. Vì học sinh
THPT thuộc lứa tuổi thanh niên mới lớn, đây là giai đoạn đẹp nhất trong cuộc
đời của mỗi con người nhưng cũng chứa đựng nhiều yếu tố phức tạp. Do vậy,
để học sinh THPT có kiến thức và hiểu biết về giới tính thì vấn đề giáo dục giới
tính cho các em vơ cùng quan trọng. Giáo dục giới tính trong trường THPT sẽ
trang bị cho các em có thái độ, hành vi đúng đắn trong giải quyết các mối quan
hệ với bạn bè khác giới đặc biệt sẽ làm chủ trong việc giải quyết các vấn đề liên
quan đến tình u, hơn nhân và gia đình để góp phần xây dựng cuộc sống lành
mạnh, tốt đẹp.
Nhiều năm qua làm công tác chủ nhiệm ở Trường THPT Như Thanh 2
tôi rất buồn và nhức nhối mỗi khi nhìn thấy học sinh phải bỏ học giữa chừng để
lấy chồng; nhiều học sinh phải nạo phá thai khi đang đi học… Làm thế nào để
hạn chế những hệ lụy đáng tiếc xảy ra ở học sinh khi yêu sớm? Tôi thiết nghĩ


các em phải được trang bị kiến thức về sức khỏe sinh sản và an tồn tình dục
một cách đầy đủ và tồn diện ngay từ khi bắt đầu bước vào trường THPT.
Công việc này phải được thực hiện như giờ học quan trọng do chính giáo viên
chủ nhiệm đảm trách. Đó chính là lí do tôi muốn chia sẻ với đồng nghiệp sáng
kiến kinh nghiệm về việc “ Giáo dục giới tính nhằm hạn chế hệ lụy tình yêu
học đường cho học sinh lớp 10 Trường THPT Như Thanh 2”.
II. Mục đích nghiên cứu
Trang bị cho học sinh những kiến thức cần thiết về sức khỏe giới tính sức khỏe sinh sản, tình dục, hơn nhân. Từ đó giúp các em thay đổi nhận thức,
hành vi về sức khỏe giới tính, có cuộc sống lành mạnh, có trách nhiệm, hạn chế
những sai lầm liên quan đến tình dục ở tuổi vị thành niên, hạn chế tỉ lệ có thai
ngồi ý muốn, các bệnh lây truyền qua đường tình dục, tảo hơn.
1
SangKienKinhNghiem.net


Đồng thời giúp học sinh có những kĩ năng giải quyết được những vấn đề
khó khăn gặp phải trong thực tiễn liên quan đến sức khỏe giới tính.
III. Đối tượng nghiên cứu
Tình u - an tồn tình dục; Hậu quả việc nạo phá thai và tảo hôn.
Kiến thức về Luật Hơn nhân và Gia đình.
Học sinh lớp 10A6 trường THPT Như Thanh 2.
IV. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu tài liệu
Khảo sát, quan sát điều tra thực tế
Tổng kết kinh nghiệm

2
SangKienKinhNghiem.net



B. NỘI DUNG

I. Cơ sở lí luận
Theo định nghĩa của ngành y tế, giáo dục giới tính là một thuật ngữ rộng
miêu tả việc giáo dục về giải phẫu sinh dục, sinh sản, quan hệ tình dục, sức
khoẻ sinh sản, các quan hệ tình cảm, quyền sinh sản và các trách nhiệm, tránh
thai, và các khía cạnh khác của thái độ tình dục lồi người..
Vấn đề tổ chức hoạt động giáo dục giới tính ở nước ta trong thời gian gần
đây đã được nhiều nhà khoa học, các nhà quản lý, các tổ chức chính trị - xã hội
quan tâm nghiên cứu.
Trong Chỉ thị số 176A ngày 24/12/1974 do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng
PhạmVăn Đồng kí đã nêu rõ: “Bộ giáo dục, Bộ Đại học và Trung học chuyên
nghiệp, Tổng cục dạy nghề phối hợp với các tổ chức có liên quan xây dựng
chương trình chính hố và ngoại khoá nhằm bồi dưỡng cho học sinh những kiến
thức về khoa học giới tính, về hơn nhân gia đình và nuôi dạy con cái.”. Bộ Giáo
dục đã đưa ra Chỉ thị về việc giáo dục dân số và giáo dục giới tính trong tồn
bộ hệ thống trường học các cấp và các ngành học của cả nước.
Từ năm 1985, những cơng trình nghiên cứu của các tác giả về giới tính,
về tình u, hơn nhân gia đình đã bắt đầu được cơng bố. Các tác giả Đặng Xn
Hồi, Bùi Ngọc Oánh, Minh Đức… đã nghiên cứu nhiều vấn đề, nhiều khía
cạnh chi tiết của giới tính và giáo dục giới tính. Những cơng trình này đã nêu
lên nhiều vấn đề rất phong phú đa dạng về vấn đề giới tính và giáo dục giới tính
ở Việt Nam.
Các tác giả, các nhà nghiên cứu giáo dục, các chuyên gia đầu ngành
trong và ngồi nước đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về vấn đề giáo dục giới
tính trong nhà trường, về vai trò của các nhà giáo dục nhằm nâng cao hiệu quả
giáo dục như :
- Tác giả J.P MA-SƠ-LÔ-VA (Tiệp Khắc) đã nghiên cứu các vấn đề về
giới tính cho rằng:''Nhiều người trong chúng ta biết rằng không nên để con cái
phải tự lần mị tìm hiểu lấy chuyện tình dục, song lại không biết hướng dẫn, tác

động, không biết khi nào cần nói và nói như thế nào. Thế hệ trẻ ngày nay khác
rất xa thế hệ chúng ta. Vì vậy phải dẫn dắt họ theo kiểu khác.”, “Mục đích của
tồn bộ chương trình giáo dục tình dục từ tuổi ấu thơ tới tuổi trưởng thành
không chỉ là trang bị kiến thức, xây dựng ý thức tình dục mà điều quan trọng là
xây dựng những quan niệm đúng đắn về vai trị, trách nhiệm của người đàn ơng
và phụ nữ trong cuộc sống vợ chồng, trong gia đình và trong xã hội''. [1; 38]
- Tác giả Nguyễn Quang Dương lại nói:'' Trở ngại lớn trong việc giáo
dục giới tính trẻ vị thành niên là do thầy cô và cha mẹ thường chỉ chú trọng
việc giáo dục bằng sức ép từ trên dội xuống và tác động một chiều, không cởi
mở, thiếu lắng nghe. Điều đó càng tạo thêm hố sâu, khoảng cách giữa thầy cô,
cha mẹ và con cái, làm giảm thiểu (có khi phản tác dụng) về hiệu quả giáo
dục... Chính vì vậy, mà việc liên kết giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong
vấn đề này là vô cùng quan trọng”.[2; 56]
3
SangKienKinhNghiem.net


- Tác giả Võ Hưng, tại Hội thảo khoa học ''Đề xuất và thử nghiệm giải
pháp đưa giáo dục giới tính vào trường trung học tại Tp. HCM'' khẳng
định:''Các bậc cha mẹ cần hiểu rõ mục đích giáo dục giới tính là giúp con em
biết tự tin, tự trọng và tự bảo vệ để sau này trở thành người có trách nhiệm với
xã hội, biết tôn trọng nhau trong quan hệ nam nữ, tạo điều kiện để xây dựng
cuộc sống hạnh phúc''.[3;41]
- Đặc biệt từ năm 1988, một đề án với quy mô lớn nghiên cứu về giáo
dục đời sống gia đình và giới tính cho học sinh (gọi tắt là Giáo dục đời sống gia
đình) có kí hiệu VIE/88/P09 (gọi tắt là đề án P09) đã được Hội đồng Chính
phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam thông qua và
cho phép thực hiện. Đề án đã nghiên cứu khá sâu rộng nhiều vấn đề như: quan
niệm về tình bạn, tình u, hơn nhân, nhận thức về giới tính và giáo dục giới
tính của giáo viên, học sinh, phụ huynh… ở nhiều nơi trong cả nước, để chuẩn

bị tiến hành giáo dục giới tính cho học sinh phổ thông từ lớp 9 đến lớp 12.
- Giáo sư Trần Trọng Thuỷ, Giáo sư Đặng Xuân Hồi cho rằng, giáo dục
giới tính có phạm vi rất rộng lớn, tác động tồn diện đến tâm lí, đạo đức con
người, “là hình thành tiêu chuẩn đạo đức của hành vi có liên quan đến lĩnh vực
thầm kín của đời sống con ngưịi, hình thành những quan niệm đạo đức lành
mạnh giữa em trai và em gái, thanh nam và thanh nữ, giáo dục những sự “kiềm
chế có đạo đức”, sự thuần khiết và tươi mát về đạo đức trong tình cảm của các
em.”[4;19].
- Theo giáo sư Phạm Hồng Gia, giáo dục giới tính phải được xem xét
như một bộ phận hợp thành của nền giáo dục xã hội. Nó có mối liên hệ mật
thiết với giáo dục dân số, kế hoạch hố gia đình, hơn nhân-gia đình và với các
mặt giáo dục khác trong nhà trường phổ thông. Do vậy cần phải tiến hành công
tác giáo dục giới tính một cách đồng thời, đồng bộ trong mối quan hệ có tính
chất hệ thống với các mặt giáo dục khác, phải gắn bó mật thiết với các mặt giáo
dục khác trong nền giáo dục toàn diện.
Từ những quan niệm trên, PGS.TS. Bùi Ngọc Oánh đã kết luận: “Giáo
dục giới tính là q trình giáo dục con người (thanh thiếu niên), nhằm làm cho
họ có nhận thức đầy đủ, có thái độ đúng đắn về giới tính và quan hệ giới tính,
có nếp sống văn hố giới tính, hướng hoạt động của họ vào việc rèn luyện để
phát triển nhân cách tồn diện, phù hợp với giới tính, giúp cho họ biết tổ chức
tốt nhất cuộc sống riêng cũng như xây dựng gia đình hạnh phúc, xã hội phát
triển.”[5; 27].
Những cơng trình này thực sự đã nghiên cứu những mảng đề tài hết sức
thiết thực, cụ thể trong công tác quản lý, xây dựng đội ngũ làm công tác giáo
dục giới tính trong các trường phổ thơng.
II. Thực trạng vấn đề
II.1. Thực trạng học sinh
Học sinh trường THPT Như Thanh 2 nói chung và học sinh lớp 10A6 nói
riêng hầu hết là con em dân tộc điều kiện kinh tế khó khăn vì thế việc tiếp thu
những giá trị văn hóa mới mẻ, tiến bộ cịn hạn chế. Các em đều đã được tiếp

4
SangKienKinhNghiem.net


cận với cơng nghệ thơng tin nhưng chưa có khả năng chọn lọc những thơng tin
có giá trị. Mặt khác, đa số học sinh ở trọ xa nhà thiếu sự quan tâm sát sao của
gia đình bên cạnh đó lại phải chịu ảnh hưởng những yếu tố tiêu cực từ môi
trường xung quanh, kĩ năng sống yếu kém nên không tránh khỏi việc sa ngã
trước cám dỗ nhất là đua nhau yêu và học đòi chơi bời lêu lổng.
Qua thăm dò thực tế tại trường THPT Như Thanh 2 đã cho thấy, chuyện
tình u ở lứa tuổi học trị ngay nay khơng cịn là chuyện lạ lẫm, thậm chí nó đã
trở nên như “chuyện thường ngày ở huyện”. Khi hai phái thích nhau, dù là ở
tuổi học trị, họ cũng không che giấu những cử chỉ thân mật và gần gũi. Trong
đó, chuyện nắm tay người mình u được các bạn thừa nhận là nhiều nhất,
ngồi ra cũng khơng thiếu những cử chỉ bày tỏ tình u như ơm ấp, âu yếm,
hơn nhau… Và xa hơn nữa, có một số bạn cũng thừa nhận đã làm "chuyện ấy"
lần đầu với người mình thích.
Theo thống kê từ năm học 2013- 2016, tại trường THPT Như Thanh 2 đã
có 25 học sinh nữ bỏ học ở cả 3 khối 10, 11, 12 để lấy chồng vì lí do đã có thai
với người yêu. Chỉ tính riêng năm hoc 2015-2016 ở lớp khối 11 đã có 6 em đã
có thai được 3, 4 tháng phải bỏ học để cưới “chạy”. Trong số đó có cả những
học sinh là học sinh tiên tiến, học sinh trong đội tuyển ôn thi học sinh giỏi. Số
học sinh vì yêu sớm mà sa sút học tập thì khơng thể kể hết. Đó là thực trạng
đáng buồn của học sinh hiện nay.
Nhiều học sinh yêu sớm, học tập giảm sút; quan hệ tình dục bừa
bãi..Nhiều học sinh đã mang thai phải giấu bố mẹ đi nạo phá thai. Khơng ít học
sinh bị kỉ luật vì đánh ghen tranh giành người yêu. Có nhiều học sinh đã bỏ học
trốn theo người u vì khơng được gia đình chấp thuận hôn nhân khi đã lỡ
mang thai….
II.2. Thực trạng giáo viên

Nhà trường đã lồng ghép giáo dục giới tính vào nhiều môn học nhưng
nội dung, phương pháp chưa giải quyết vấn đề một cách triệt để, trọn vẹn, mới
chỉ dừng lại ở bước tìm hiểu nên dễ tạo tâm lí băn khoăn, tò mò của học sinh.
Tuy nhiên phương tiện giảng dạy còn thiếu; tài liệu rất hạn chế, chủ yếu
giáo viên tự khai thác thông tin từ các nguồn trên internet. Một số giáo viên đã
ý thức được sự cần thiết về việc giáo dục giới tính cho học sinh nhưng chưa có
giáo viên nào tổ chức giảng dạy một cách bài bản đầy đủ, quy mô mà chủ yếu
chỉ là những lời nhắc nhở có tính chất răn đe. Nhiều giáo viên vì ngại vấn đề có
tính chất nhạy cảm nên cách làm còn hời hợt. Hơn nữa, giáo dục giới tính liên
quan đến nhiều ngành khác nhau địi hỏi giáo viên phải có kiến thức rộng và
nhiều kinh nghiệm khi giảng dạy.
Nguyên nhân của thực trạng trên: Tuổi vị thành niên là độ tuổi phát triển
nhanh về thể chất, có nhiều thay đổi tâm sinh lí. Thứ hai là do điều kiện xã hội
phát triển học sinh tiếp cận với thông tin, kiến thức mới nhiều dễ đối mặt với
những nguy hiểm đe dọa đến sức khỏe như thơng tin, hình ảnh kích động, các tệ
nạn xã hội…Mặt khác, học sinh chưa có kinh nghiệm sống, kĩ năng sống nên dễ
bị lạm dụng, ép buộc, sa ngã…Hơn nữa chương trình giáo dục giới tính trong
5
SangKienKinhNghiem.net


nhà trường giảng dạy cịn hạn chế. Trong khi đó học sinh lại ngại tìm hiểu một
cách chính thống. Chính sự thiếu hiểu biết cả học sinh dẫn đến hậu quả khơn
lường. Ngồi ra phải kể đến sự thiếu quan tâm của gia đình về giáo dục sức
khỏe giới tính cho học sinh.
Thực tế ở trường THPT Như Thanh 2 cũng gặp những khó khăn trên
.Việc giáo dục giới tính cho học sinh được giao cho các giáo viên bộ môn Sinh
học. Nhưng việc giảng dạy, tổ chức thảo luận các chun đề giới tính như thế
nào thì các giáo viên cũng phải tự mày mị vì chưa được đào tạo, khơng có
hướng dẫn cụ thể ,chưa được trang bị đầy đủ kĩ năng, kiến thức, nắm bắt được

tâm lí học sinh để thực hiện các bài dạy giáo dục giới tính, giáo dục sức khoẻ
sinh sản vị thành niên, tình dục an tồn một cách hiệu quả. Khơng biết nên dạy
cho học sinh những kiến thức và kĩ năng gì ? tổ chức như thế nào?
III. Một số kinh nghiệm giáo dục giới tính cho học sinh.
III.1. Nội dung giáo dục giới tính cho học sinh lớp 10
- Tình u - tình dục
- Cách phịng tránh mang thai và nạo phá thai
- Các bệnh lây nhiềm đường tình dục
- Tảo hôn
- Quyền lợi nghĩa vụ và trách nhiệm trong hôn nhân.
III.2. Nguyên tắc giáo dục:
- Không sử dụng biện pháp cấm đốn thơ bạo
- Trình bày nội dung phải khách quan, rõ ràng, trong sáng, giản dị, dễ
hiểu
- Lựa chọn thời gian, địa điểm cung cấp thơng tin có tính chất định
hướng cho học sinh.
- Nội dung giáo dục phải phù hợp tâm sinh lí đối tượng tiếp thu
- Phát huy vai trị và tính tự giáo dục của học sinh.
- Giáo dục theo phương châm “mưa dầm thấm lâu”, khơng nóng vội.
III.3. Thời gian thực hiện:
- Giờ sinh hoạt hàng tuần
- Hoạt động ngoài giờ lên lớp
- Giáo viên chủ nhiệm tùy đặc điểm tình hình của lớp để bố trí thời gian
thực hiện phù hợp.
III.4. Tiến trình thực hiện
III.4.1. Khảo sát mức độ hiểu biết của học sinh
III.4.1.1.Mục đích: Nắm bắt được mức độ hiểu biết của học sinh về các nội
dung về sức khỏe giới tính để từ đó giáo viên có cơ sở để biên soạn nội dung
giảng dạy phù hợp.
III.4.1.2.Hình thức tổ chức:

- Gv chuẩn bị hệ thống câu hỏi trắc nghiệm (Phụ lục)
- Phát phiếu cho học sinh làm.
-Thu phiếu và đánh giá kết quả, phân loại mức độ hiểu biết của học sinh
để lựa chọn nội dung cần biên soạn.
6
SangKienKinhNghiem.net


Kết quả khảo sát mức độ hiểu biết của học sinh
Phiếu 1:
STT Mức độ
Số
Tỉ lệ % Tổng
lượng
số
1
Rất đầy đủ
0
0
35
2
Chưa đầy đủ
21
60
35
3
Rất ít
9
26
35

4
Khơng
hồn 5
14
35
tồn biết
Phiếu 2:
* Nhận thức của học sinh về các kiến thức giới tính:
- Học sinh trả lời chính xác: 8/35 học sinh ( 23%)
- Học sinh trả lời sai: 27/35 học sinh (77%)
Từ kết quả khảo sát trên tơi nhận thấy mình cần phải biên soạn những nội
dung nào, mức độ ra sao để giáo dục cho học sinh làm sao để đầy đủ nhất, toàn
diện nhất.
III.4.2. Biên soạn nội dung chương trình và giáo dục học sinh
III.4.2.1. Mục đích:
+ Cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản, tồn diện về sức khỏe giới
tính
+ Giáo dục cho các em có quan niệm đúng về tình yêu và tình dục. Hiểu được
giá trị của tình yêu trong sáng, lành mạnh của tuổi học trò.
+ Hiểu được hậu quả của yêu sớm và quan hệ tình dục sớm,
+ Có kĩ năng xử lí để bảo vệ mình tránh bị xâm hại tình dục; Kĩ năng để nói
khơng với quan hệ tình dục sớm.
III.4.2.2. Hình thức : Thảo luận, trao đổi kết hợp thuyết trình qua hình ảnh.
III.4.2.3.Thời gian và địa điểm : tại lớp học
III.4.2.4. Đối tượng tham gia : Học sinh lớp 10 A6
III.4.2.5.Phương tiện cần sử dụng : Máy chiếu
* Tiến trình thực hiện:
Chia lớp thành 4 tổ, mỗi tổ thảo luận một nội dung sau đó đại diện nhóm
trình bày.


Học sinh lớp 10A6 đang thảo luận; Tổ 1 trình bày
7
SangKienKinhNghiem.net


Tổ 1: Tình yêu học đường và những hệ lụy.
- Thế nào là tình yêu ?
- Khi em cảm thấy
+Muốn chia sẻ với người ấy mọi điều.
+ Muốn gần gũi và chạm vào người ấy.
+ Cảm thấy bối rối ,hồi hộp và căng thẳng khi gần người ấy
+ Luôn nghĩ và nhớ về người ấy.
đó có phải là em đã u khơng ?
- Ở độ tuổi học sinh có nên yêu không ?
- Một số quan niệm cho rằng : “ Trong tình yêu nếu chấp nhận quan hệ tình dục
với người u thì tình u mới bền vững”em có đồng ý với ý kiến này hay
không ?
Tổ 2: Hậu qủa của yêu sớm và quan hệ tình dục ở tuổi vị thành niên.
- Yêu sớm gây ra những hệ lụy gì?
- Thế hệ trước,người ta quan niệm chỉ quan hệ tình dục sau khi kết hơn. Hiện
nay xu hướng quan hệ tình dục trước hơn nhân ngày càng tăng, theo em nguyên
nhân là do đâu?
- Ở tuổi vị thành niên có nên quan hệ tình dục khơng?
Tổ 3: Kĩ năng phịng chống xâm hại tình dục và Quan hệ tình dục sớm:
- Phải làm gì để tránh quan hệ tình dục ở tuổi vị thành niên ?
- Hậu quả của việc quan hệ tình dục ở tuổi vị thành niên?
- Các biện pháp an tồn tình dục mà em biết?
Tổ 4: Tảo hơn và hệ lụy của nó
-Tảo hơn là gì?
-Tảo hơn có vi phạm pháp luật khơng?

-Tảo hơn gây ra những hậu quả gì?
* Sau khi học sinh thảo luận giáo viên thuyết trình những nội dung cơ bản
trên máy chiếu kèm những hình ảnh về hệ lụy tình yêu học đường, nhấn
mạnh những nội dung quan trọng.
Đặc điểm tình u học trị
Tình u học trị là thứ tình cảm khác giới cuốn hút nhau một cách mãnh
liệt từ những cái cảm tính bên ngồi. Đó là thứ tình cảm trong sáng, thuần khiết
và lí tưởng., họ rất nhạy cảm

Hình ảnh minh họa
8
SangKienKinhNghiem.net


Tình u lứa tuổi học trị ẩn chứa sâu bên trong nó là tình bạn, sự đồng
cảm sẻ chia với nhau. Tình u ở lứa tuổi học trị nó sẽ có những mặt lợi nhất
định sau:
Nếu như biết định hướng rõ ràng, và thơng minh khi u thì tình u ở
thời điểm tuổi học trị có động lực rất lớn trong việc giúp cả hai bạn tiến bộ hơn
trong học tập. Vì u nên bạn sẽ ln có cảm giác cần cố gắng, hoặc có chút gì
đó cạnh tranh để khơng muốn thua kém người ấy.
Chính cảm giác vui vẻ, hạnh phúc trong tình u giúp cả hai ln cảm
thấy phấn chấn, u đời. Tình u tuổi học trị rất đẹp, khơng toan tính, khơng
vụ lợi. Khi u cả hai có thể giúp đỡ nhau mọi thứ trong cuộc sống, từ việc học
hành đến những vấn đề nhỏ trong cuộc sống hàng ngày.

(Hình ảnh minh họa)
Tình cảm của học sinh lúc này chỉ là cảm giác thích nhau đơn thuần mà
thôi. Tuyệt nhiên họ không thể định nghĩa được yêu là gì, chỉ thấy thích thích
và thế là u thơi. Vì cảm xúc nhất thời và nhận thức chưa chín chắn, chưa ổn

định nên tình cảm rất dễ thay đổi, dễ dàng chia tay sau một thời gian ngắn.
Thực trạng về tình u học trị hiện nay.
Ở lứa tuổi này nhiều bạn cịn ngộ nhận giữa tình bạn và tình yêu. Có bạn
yêu đơn phương âm thầm chịu đau khổ vì chống ngợp trước một thần tượng
nào đó mà mình tơn thờ. Đó là thứ tình u sét đánh. Nó mau đến và cũng mau
tan như một tia chớp lóe lên trong tâm hồn. Có bạn ơm mộng u một sao ca
hát, hoặc cầu thủ nổi tiếng nào đó. Lại có bạn chạy theo các chàng cơng tử con
nhà giàu để thỏa mãn thú ăn chơi…

Hôn nhau lại là chuyện quá bình thường, tình yêu phải gắn liền với tình dục.
(Ảnh minh họa)
Sự tò mò trở thành nỗi ám ảnh và khát khao được thử nghiệm cùng với
quan niệm "thoáng" trong tình u dẫn đến cách sống bng thả, dễ dãi. Các
bạn trai trở nên cuồng nhiệt và liều lĩnh, trong khi các bạn gái lại ở thế thụ
động, dễ bị xiêu lòng. Và bi kịch “thử nghiệm” từ những mối tình học trị ấy là
hậu quả của việc có thai ngoài ý muốn. Yêu như là cách để khẳng định lối sống,
9
SangKienKinhNghiem.net


chứng tỏ bản thân của thế hệ 9X. Có những cuộc tình tay ba, tay tư ở tuổi học
trị dẫn đến ghen tuông, trả thù một cách hèn hạ, mù quáng. Rồi có bạn bỏ nhà
đi bụi, sống kiểu một túp lều tranh, hai quả tim vàng ở một phương trời nào đó.
Xót xa hơn là có bạn lao vào tình yêu như con thiêu thân, sớm ăn chơi sa đọa,
để rồi làm bạn với xì ke, ma túy, mãi dâm, HIV/AIDS và bao căn bệnh khác, và
khi tỉnh ra thì đã quá muộn.
Hệ lụy của tình yêu học đường.
Ở lứa tuổi mới lớn, sự phát triển tâm lý lại đặt ra cho các bạn một thách
đố: Bản năng giới tính và những phản ứng sinh lý khá phức tạp và mạnh mẽ.
Nếu cộng thêm tác động xấu của môi trường (phim ảnh, sách báo “đen”) thì từ

những rung cảm đầu đời sẽ dẫn đến những hậu quả đáng tiếc:
1. Sao nhãng việc học hành
Khi yêu ở tuổi học sinh, nếu cả hai biết đặt việc học lên hàng đầu, thì tình
yêu sẽ là chất xúc tác giúp cả hai tiến bộ hơn. Tuy nhiên, trường hợp ấy khá ít.
Trước hết, việc sớm sa vào “chuyện yêu đương” có thể ảnh hưởng xấu tới việc
học tập của học sinh. Do phải dành thời gian để “chat”, gọi điện, nhắn tin hay đi
chơi với “người yêu”, thời gian học tập thực tế trên lớp cũng như ở nhà bị cắt
xén nhiều. Cùng với đó, việc thường xuyên sống trong trạng thái nhớ nhung,
mất ăn mất ngủ khiến cho lực học của học sinh trở nên sa sút do kiến thức “rơi
rụng” dần.
2. Nông nổi, bồng bột, dễ làm chuyện mà không suy nghĩ
Sự nơng nổi của tuổi mới lớn, sự tị mò về mọi thứ xung quanh, cộng
với sự thiếu tâm lý của các bậc phụ huynh đã dẫn đến nhiều câu chuyện thương
tâm ở các bạn học sinh. Yêu nhau thề nguyền sống chết, song bố mẹ không
đồng ý, cấm đốn, dẫn đến nhiều cặp đơi rủ nhau tự tử hoặc bỏ đi. Nếu không
đủ tỉnh táo, khi yêu ở tuổi học trò rất dễ dẫn đến những hậu quả đáng buồn.
3. Bế tắc khi bị tung ảnh nóng
Khơng chỉ yêu sớm, thể hiện tình yêu một cách bạo dạn, quá trớn ngay cả
trong lớp học hay ở nơi công cộng gây phản cảm, sở thích muốn ghi lại những
“khoảnh khắc đáng nhớ” bằng các thiết bị chụp ảnh, ghi hình đã gây ra những
tác động xấu. Nhất là khi những hình ảnh, clip “riêng tư” ấy được phát tán rộng
rãi trên mạng. Do suy nghĩ nông nổi, hầu hết những tấm ảnh “nóng”, clip
“nóng” được tạo ra đều do sự đồng ý của cả hai. Tuy vậy, khi những hình ảnh
“riêng tư” ấy bị nhiều người chú ý do vơ tình hay bị kẻ khác phát tán với ý đồ
xấu, những “người trong cuộc” thường phải đối mặt với sự phản ứng từ dư luận
xã hội, sự chỉ trích, phê phán từ phía bạn bè, gia đình và người thân. Mọi
chuyện có thể đi q đà, thậm chí dẫn tới những bi kịch khi nạn nhân của
những tấm ảnh, clip “nóng” vì cùng quẫn, bế tắc mà tìm đến cái chết như một
lối thoát duy nhất.


10
SangKienKinhNghiem.net


Hình ảnh minh họa

4. Đánh ghen
Hầu hết các vụ bạo lực học đường xảy ra đối với các bạn nữ chủ
yếu là do ghen khi yêu. Có rất nhiều vụ việc đáng tiếc đã xảy ra: thuê người
đánh ghen; trực tiếp ra tay đánh ghen; đe dọa tình địch; đánh ghen tung ảnh lên
mạng xã hội…Khi yêu hành động trên càng trở nên mù quáng. Hậu quả là một
số học sinh đã bị nhà trường đuổi học, đình chỉ học; hoặc gia đình khơng cho đi
học tiếp; một số học sinh khác sau khi đánh bạn vì sợ hãi đã tìm cách bỏ trốn.
Những hành động ấy cho thấy sự nơng nổi, thiếu văn hóa của học sinh. Đồng
thời, nó là dấu hiệu báo động sự xuống cấp về đạo đức của học sinh hiện nay.

Đánh ghen (Hình ảnh minh họa)

11
SangKienKinhNghiem.net


5. Dễ để lại hậu quả về tình dục: Nạo phá thai và các bệnh phụ khoa

Làm mẹ quá sớm (Hình ảnh minh họa")
Hậu quả của việc nạo phá thai
Một số dấu hiệu nguy hiểm của hút, nạo thai:
- Có thể bị choáng do đau, do sợ hoặc do chảy máu nhiều: Bởi vị thành
niên đường sinh dục chưa phát triển đầy đủ, âm đạo hẹp nên khi tiến hành các
thủ thuật khó khăn hơn, thời gian nong, nạo lâu hơn hút nên hậu quả của phản

ứng đau càng gia tăng.
- Dễ chảy máu nhiều do cổ tử cung nhỏ, khó cặp; Sót rau hoặc sót thai
- Thủng tử cung; Những sẹo thủng do nạo được điều trị bảo tồn có thể là
nguyên nhân gây vỡ tử cung khi chuyển dạ.
- Nhiễm trùng, viêm tiểu khung gây đau bụng dưới và ra khí hư, đau khi
giao hợp, đau khi làm việc nặng…
- Viêm dính buồng tử cung sẽ gây vơ kinh hoặc vơ sinh.
- Viêm tắc vịi trứng gây vơ sinh; Hở eo tử cung, gây sảy thai liên tiếp.
- Nếu có thai sẽ dễ bị: Chửa ngồi tử cung.
- Vơ sinh, khơng có khả năng sinh con nữa.
6. Kết hôn bất đắc dĩ. (tảo hôn)
Thực tế cũng cho thấy, một số học sinh chưa có nhận thức và sự hiểu biết
về Luật Hơn nhân và gia đình nên đã bỏ học để lấy chồng theo tiếng gọi của
tình yêu bồng bột. Một bộ phận học sinh khác do yêu q thống dẫn đến phải
cưới vội, cưới chạy…Những cuộc hơn nhân bất đắc dĩ ấy đã vi phạm pháp luật
và không được đảm bảo quyền lợi trước pháp luật. Những cặp vợ chồng ở tuổi
vị thành niên, có con ngồi giá thú đã đã để lại hậu quả khôn lường cho gia
đình và xã hội.
Đó là lời báo động về tình trạng bất bình đẳng giới, nghèo đói, sinh con
sớm, mâu thuẫn, bạo lực gia đình… Xa hơn nữa là ảnh hưởng đến sự phát
triển của một thế hệ trẻ sau này khi các em thiếu sự chăm sóc và chuẩn bị đầy
đủ từ bố mẹ.
Tình dục an tồn
Tình dục an tồn có trách nhiệm là tình dục giữa bạn nam và bạn nữ
khơng dẫn đến có thai ngồi ý muốn và lây nhiễm các bệnh do quan hệ tình dục
và HIV/AIDS. Để có tình dục an tồn, hai người đều phải có trách nhiệm cùng
nhau thống nhất lựa chọn sử dụng biện pháp tránh thai phù hợp, biện pháp tốt
12
SangKienKinhNghiem.net



nhất là sử dụng bao cao su để tránh mang thai ngồi ý muốn và khơng mắc các
bệnh lây truyền qua đường tình dục, kể cả HIV/AIDS.
Các biện pháp tránh thai ngoài ý muốn cho vị thành niên
Theo Hướng dẫn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc SKSS, Bộ Y tế,
các BPTT dành cho VTN bao gồm:
1. Kiêng giao hợp
2. Viên thuốc tránh thai kết hợp
3.Thuốc tiêm tránh thai
4.Thuốc cấy tránh thai
5.Thuốc tránh thai khẩn cấp 6.Bao cao su nam, nữ
7.Tính vịng kinh
8.Xuất tinh ngồi âm đạo

Hình ảnh minh họa

III.4.3. Vận dụng kiến thức giải quyết tình huống thực tế.
III.4.3.1. Hình thức : GV đưa ra tình huống và u cầu rút ra thơng điệp về
tình u học đường; học sinh giải quyết tình huống, giáo viên nhận xét.
III.4.3.2.Thời gian và địa điểm : phòng học
III.4.3.3.Đối tượng tham gia : Học sinh lớp 10 A6 chia làm 4 tổ tham gia
III.4.3.4.Phương tiện cần sử dụng : Máy chiếu, phần câu hỏi thiết kế trên
Power Point.
Tình huống 1:
Thu đang là học sinh lớp 11 nhưng gia đình khó khăn bố mẹ bắt Thu
phải nghỉ học để lấy chồng. Theo em Thu phải làm cách nào để có thể tiếp tục
được đi học?
Tình huống 2:
Hai bạn Mạnh và Hằng chơi rất thân với nhau. Thời gian gần đây Mạnh
tỏ ra quan tâm đặc biệt tới Hằng. Hằng cảm thấy khó chịu rồi xa lánh Mạnh vì

nghĩ Mạnh yêu mình. Theo bạn những hành động của Mạnh có phải là biểu
hiện của tình u hay khơng? Nếu là Hằng, bạn sẽ cư xử như thế nào?
Tình huống 3:
Một bạn gái thân tâm sự với em là đã trót quan hệ tình dục với bạn trai
và lo sợ sẽ có thai. Là bạn thân của bạn em sẽ giúp bạn như thế nào?
Tình huống 4:
Khi em đến nhà bạn trai chơi, bố mẹ của bạn khơng có nhà,chỉ có em và
bạn trai ở nhà , em nên xử lí thế nào?
* Học sinh suy nghĩ và thảo luận trả lời tình huống và rút ra thơng điệp về
những điều nên tránh trong tình yêu học đường.
Thông điệp học sinh rút ra:

13
SangKienKinhNghiem.net


- Nam nữ vị thành niên không nên quan hệ tình dục sớm, vì đó là cách tốt
nhất để phịng tránh mang thai, phá thai; để bảo vệ sức khỏe, hạnh phúc
và tương lai của bạn.
- Giữ gìn tình bạn, tình yêu trong sáng; chú trọng học tập; phải biết chọn
lọc các thơng tin văn hóa lành mạnh.
- Quan tâm, chăm sóc sức khỏe của bản thân; tuyên truyền bạn bè, gia đình
cùng tham gia bảo vệ sức khỏe sinh sản tuổi vị thành niên.
III.4.4. Tuyên truyền pháp luật: Luật Hơn nhân và gia đình.
III.4.4.1. Mục đích: Gv lựa chọn nội dung pháp luật phù hợp để phổ biến cho
học sinh. Trong sáng kiến này tôi đã lựa chọn vấn đề tảo hơn thơng qua một
tình huống phổ biến trong đời sống để tuyên truyền pháp luật cho các em.
Thông qua việc giải quyết tình huống học sinh có kiến thức pháp luật về Luật
Hơn nhân và gia đình giúp các em tránh được hành vi vi phạm pháp luật đồng
thời các em có thể tuyên truyền đến mọi người cùng chấp hành tốt pháp luật.

III.4.4.2.Cách thức thực hiện: Gv nêu tình huống học sinh suy nghĩ và trả
lời, Gv nhận xét, đưa ra đáp án.
III.4.4.3Nội dung cụ thể như sau: Vấn đề cần giải quyết
1. Tảo hơn là gì? Hậu quả pháp lý của việc tảo hôn.
2. Tổ chức lễ cưới hỏi cho con khi chưa đủ tuổi đăng ký kết hôn bị xử lý
như thế nào?
3. Do thủ tục lạc hậu và hiểu biết kém về pháp luật nên gia đình Mạnh
đã cho con trai kết hơn khi chưa đủ tuổi. Tại thời điểm tổ chức đám cưới năm
2014 con trai 19 tuổi và con dâu15 tuổi. Vì chưa đủ tuổi nên không đăng ký kết
hôn, nhưng đến nay do đời sống vợ chồng khơng hịa hợp nên muốn lý hơn.
Vậy Mạnh có phạm tội gì khơng? Nếu có thì phải chịu trách nhiệm như thế
nào?
Đáp án: Vấn đề được giải đáp như sau:
1. Theo quy định của Luật hơn nhân và gia đình năm 2014, tảo hơn là
việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn, cụ thể
là nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên (điểm a khoản 1 Điều 8).
2. Tảo hơn khơng chỉ vi phạm pháp luật mà cịn gây ra hậu quả rất lớn
đối với cá nhân, gia đình và xã hội; làm gia tăng nhanh số lượng và giảm chất
lượng dân số, trực tiếp ảnh hưởng đến việc chăm sóc, giáo dục trẻ em. Tảo hơn
ảnh hưởng trực tiếp đến thể chất, tâm sinh lý, sức khỏe sinh sản của người phụ
nữ, nhất là trẻ em gái. Bởi chưa đủ tuổi trưởng thành, cơ thể phát triển chưa
hoàn thiện, việc quan hệ tình dục sớm, mang thai, sinh đẻ, ni con sớm làm
chậm q trình phát triển thể chất tự nhiên của con người, dẫn tới thối hóa và
các di chứng bệnh tật, làm suy kiệt sức khỏe của bố, mẹ và con
3. Về hành vi chung sống với nhau như vợ chồng với người 15 tuổi:
Luật hôn nhân và gia đình quy định rõ độ tuổi được phép đăng ký kết
hôn, Từ đủ 20 tuổi trở lên đối với nam và từ đủ 18 tuổi trở lên đối với nữ. Như
vậy, việc con trai ông Mạnh chung sống như vợ chồng với bé gái 15 tuổi đã vi
phạm quy định của Luật hơn nhân và gia đình.
14

SangKienKinhNghiem.net


Dù con trai ơng Mạnh có đăng ký kết hơn hay chưa nhưng nếu bố mẹ
của người vợ làm đơn tố cáo gửi đến Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì con
trai ơng Mạnh có khả năng bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi giao cấu
với trẻ em.
Căn cứ theo Điều 115, Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung năm
2009 quy định về tội giao cấu với trẻ em:
“Điều 115. Tội giao cấu với trẻ em
1. Người nào đã thành niên mà giao cấu với trẻ em từ đủ 13 tuổi đến
dưới 16 tuổi, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba
năm đến mười năm:
a) Phạm tội nhiều lần;
b) Đối với nhiều người;
c) Có tính chất loạn luân;
d) Làm nạn nhân có thai;
đ) Gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 31%
đến 60%.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy
năm đến mười lăm năm:
a) Gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên;
b) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội.”
*Về hệ quả pháp lý của việc kết hôn trái pháp luật:
Nếu hai người đã chung sống với nhau như vợ chồng nhưng đến nay
không muốn sống cùng nhau nữa thì vấn đề về tài sản thì nghĩa vụ của hai bên
được giải quyết theo quy định tại Điều 16 Luật hơn nhân và gia đình 2014 như
sau:
“Điều 16. Giải quyết quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ

chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn
1. Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với
nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận
giữa các bên; trong trường hợp khơng có thỏa thuận thì giải quyết theo quy
định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp
của phụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì
đời sống chung được coi như lao động có thu nhập.”
Như vậy chế độ tài sản sẽ được giải quyết theo thỏa thuận, trong trường
hợp khơng thỏa thuận được thì sẽ gải quyết theo quy định của Bộ luật Dân
sự hoặc các quy định có liên quan khác của pháp luật.
Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con (nếu hai người đã có con với
nhau) được thực hiện theo quy định tại Điều 15 Luật hơn nhân và gia đình
2014:
“Điều 15. Quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con trong trường hợp nam, nữ
chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn
15
SangKienKinhNghiem.net


Quyền, nghĩa vụ giữa nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng và con
được giải quyết theo quy định của Luật này về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và
con.
III.4.5.Giáo viên chủ nhiệm là nhà tư vấn tâm lí tin cậy của học sinh lớp
chủ nhiệm.
III.4.5.1. Mục đích: Học sinh thường e ngại khi thảo luận, diễn đạt những
vấn đề nhạy cảm như tình dục. thường ngại hỏi những vấn đề về tình yêu, tình
dục vì sợ người khác nghĩ sai về mình và nếu có thắc mắc cũng không biết hỏi
ai
Khi học sinh gặp phải những vướng mắc về tâm lí, tình cảm thầy cơ là

người sẵn sàng lắng nghe các em chia sẻ; giúp các em tìm cách tháo gỡ, vượt
qua khó khăn để có thể hành động đúng đắn. Giáo viên chủ nhiệm lớp phải trở
thành nhà tư vấn tâm lí tin cậy của mỗi học sinh.
III.4.5.2.u cầu:
-Tơn trọng học sinh cần tư vấn.
-Giữ bí mật thơng tin tư vấn
- Đảm bảo tính khách quan
-Tránh quan hệ nhiều tuyến học sinh cần tư vấn.
III.4.5.3.Cách thức cụ thể:
Học sinh có thể trao đổi với giáo viên về những vấn đề khó khăn tâm lí
qua các kênh:
-Nhắn tin qua điện thoại, qua messenger của facebook.
-Gọi điện
- Gặp trực tiếp
- Tâm sự qua thư.
- Giới thiệu những cuốn sách hay về giới tính như: * Sách: “Trị
chuyện về tình yêu, giới tính, sức khoẻ”-NXB Phụ nữ Năm 2000. * Sách:"Vì
tương lai cuộc sống"- BS. Mai Huy Hồng, BGD&ĐT 2001. * Sách: “ Tuổi dậy
thì”-Đặng Xn Hồi, NXB Cà Mau, 1990.
IV. Hiệu quả của đề tài:
- Hoạt động giáo dục giới tính có hiệu qủa rõ rệt tới nhận thức của học
sinh, giúp cho học sinh lớp 10 có hiểu biết hơn về kiến thức giới tính, sức khỏe
sinh sản, giá trị tình yêu tình bạn, các bệnh lây truyền qua đường tình dục … Từ
đó các em sẽ có những hành vi, cách ứng xử đúng đắn; giữ gìn một tình yêu
trong sang, phấn đấu học tập.
- Kết quả khảo sát: (tính theo tỷ lệ %) theo nội dung phiếu khảo sát trên
phát ra cho học sinh lớp 10A6 là:
* Trước khi tổ chức hoạt động :
C 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 1 1 1 1 6 1 1 1 2
â

1 2 3 4 5
7 8 9 0
u
Đ 42 36 39 43 46 85 12 27 69 42 4 3 2 1 3 4 3 2 3 4
.8 .4 .3 .1 .2 .9 .8 .6 .7 .9 4 3 2 9 4 1 6 9 2 5
16
SangKienKinhNghiem.net


S

57 63 61 57 53 14 87 72 30 57 5 6 7 8 6 5 6 7 6 5
.2 .6 .7 .9 .8 .1 .2 .4 .3 .1 6 7 8 1 6 9 4 1 8 5
* Sau khi tổ chức hoạt động :
C 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 1 1 1 1 6 1 1 1 2
â
1 2 3 4 5
7 8 9 0
u
Đ 42 36 39 43 46 85 12 27 69 42 4 3 2 1 3 4 3 2 3 4
.8 .4 .3 .1 .2 .9 .8 .6 .7 .9 4 3 2 9 4 1 6 9 2 5
S 57 63 61 57 53 14 87 72 30 57 5 6 7 8 6 5 6 7 6 5
.2 .6 .7 .9 .8 .1 .2 .4 .3 .1 6 7 8 1 6 9 4 1 8 5
+ Đối với giáo viên:
Hiểu rõ học sinh lớp chủ nhiệm; điều chỉnh các biện pháp giáo dục học
sinh sát sao hơn, phù hợp hơn.
+ Đối với học sinh :
- Khắc sâu được kiến thức cơ bản về giới tính và bước đầu định hướng
được các giá trị cuộc sống mình lựa chọn.
- Hình thành được các kĩ năng giải quyết vấn đề xảy ra trong thực tiễn,

nhất là những vấn đề về sức khỏe giới tính.
- Học sinh lớp 10A 6 năm học 2016- 2017 chưa có học sinh nào nảy sinh
tình u; khơng có học sinh bỏ học vì hệ lụy của tình yêu;

17
SangKienKinhNghiem.net


C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận
Sáng kiến kinh nghiệm của tơi được viết với mục đích trình bày những
kinh nghiệm thực tế đã giáo dục giới tính cho học sinh lớp chủ nhiệm năm học
2016- 2017.
Qua SKKN này quan điểm của tơi khơng phải là "giải phóng tình dục"
một cách cực đoan cho học sinh của mình mà là giáo dục chúng để tránh những
sai lầm đáng tiếc trong các vấn đề giới tính.
Chúng ta cũng khơng thể chối bỏ hiện thực. Vấn đề đặt ra là: chúng ta
muốn con của chúng ta có quan hệ tình dục an tồn hay nhiễm HIV? Chúng ta
muốn con có tương lai tốt đẹp hay dở dang con đường học tâp? Là giáo viên
chủ nhiệm theo tôi chúng ta cần phải là người cung cấp thông tin cả tâm lý, sinh
lý, luật pháp... để khi đối mặt với thực tế, các em biết cách tự bảo vệ mình,tự
quyết định và tự chịu trách nhiệm trước những người thân.
2. Kiến nghị
- Đề tài này có khả năng áp dụng cho tất cả các khối lớp trong trường
trung học phổ thông .
- Thông qua đề tài tôi cũng xin đề xuất một số kiến nghị như sau:
+ Cần tổ chức tập huấn hoặc có chương trình đào tạo ngắn hạn cho giáo
viên chủ nhiệm về kỹ năng và kiến thức giảng dạy về giáo dục giới tính và sức
khỏe sinh sản vị thành niên.

+ Có thêm các tài liệu giáo dục giới tính trong thư viện trường để giáo
viên và học sinh tham khảo.
+ Tổ chức các câu lạc bộ , đào tạo những tư vấn viên trong trường học để
công tác giáo dục thường xuyên và hiệu qủa hơn.
+ Tổ chức sinh hoạt đầu tháng chuyên đề giáo dục giới tính với hình thức
giống như sinh hoạt dưới cờ.
+Thiết kế một trang web hay blog để những em ngại hỏi đáp trực tiếp có
thể bày tỏ những thắc mắc thầm kín của mình về GDGT

18
SangKienKinhNghiem.net


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giới tính tuổi hoa - J.PMa-sơ-lơ-va - NXB Trẻ - 1998.
2. Tạp chí phát triển giáo dục - Nguyễn Quang Dương số 165/1999
3. Đề xuất và thử nghiệm giải pháp đưa giáo dục giới tính vào trường trung học
tại Tp Hồ Chí Minh- Võ Hưng- Báo giáo dục và thời đại số 37/2004
4. Vấn đề giáo dục đời sống gia đình và giới tính cho thế hệ trẻ - Giáo sư Trần
Trọng Thủy, GS Đỗ Xuân Hoài - Báo cáo khoa học của đề án 09.
5. Tâm lí học giới tính và giáo dục giới tính - PGS.TS Bùi Ngọc Oánh - NXB
Giáo dục - 2006.
6. Sức khỏe sinh sản và tình dục - Sakavidro - NXB Văn hóa thơng tin 2012
7. Tài liệu những điều giáo viên cần biết để giáo dục kĩ năng sống và sức khỏe
sinh sản vị thành niên - Tổng cục dân số năm 2009
8. Tài liệu giáo dục giới tính tuổi vị thành niên – ThS.Bs Nguyễn Ngọc Thiệu.
9. Nguồn tư liệu từ internet

XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG


Thanh Hóa, ngày 20 tháng 05 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, khơng sao chép nội dung của người
khác.
(Ký và ghi rõ họ tên)
Nguyễn Thị Hoa

19
SangKienKinhNghiem.net


MỤC LỤC
ĐỀ MỤC
A.Mở đầu
I. Lí do chọn đề tài
II.Mục đích nghiên cứu
III.Đối tượng nghiên cứu
IV.Phương pháp nghiên cứu
B.Nội dung
I.Cơ sở lí luận
II.Thực trạng vấn đề
II.1. Thực trạng học sinh
II.2.Thực trạng giáo viên
III.Một số kinh nghiệm giáo dục giới tính cho học sinh lớp 10
III.1.Nội dung giáo dục giới tính cho học sinh lớp 10
III.2.Nguyên tắc thực hiện
III.3.Thời gian thực hiện

TRANG
1

1
2
2
2
3
3
4
4
5
6
6
6
6

III.4.Tiến trình thực hiện
III.4.1.Khảo sát mức độ hiểu biết của học sinh
III.4.2.Biên soạn nội dung
III.4.3.Vận dụng kiến thức giải quyết tình huống thực tế
III.4.4.Tuyên truyền pháp luật: Luật hôn nhân và gia đình
III.4.5.GVCN là nhà tư vấn tâm lí tin cậy cho học sinh lớp chủ
nhiệm
IV.Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
C. Kết luận và kiến nghị
I. Kết luận
2. Kiến nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO

20
SangKienKinhNghiem.net


6
6
7
13
14
16
16
18
18
18
19



×