Tải bản đầy đủ (.pdf) (163 trang)

(Luận án tiến sĩ) Bảo đảm lực lượng lao động cho các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh đến năm 2025

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.32 MB, 163 trang )

Bộ giáo dục và đào tạo
Trờng đại học kinh tế quốc dân
---------------

Đỗ TUấN SƠN

BảO ĐảM LựC LƯợNG LAO ĐộNG
CHO CáC KHU CÔNG NGHIệP TỉNH BắC NINH
ĐếN NĂM 2025
Chuyên ngành: kinh tÕ ph¸t triĨn
M· sè: 62310105

Ng−êi h−íng dÉn khoa häc: PGS.TS. PHẠM NGỌC LINH

Hµ Néi - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật.
Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng sự nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và
không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.
Hà Nội, ngày

tháng

Tác giả Luận án

Đỗ Tuấn Sơn

năm 2017



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC VÀ TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH VẼ
DANH MỤC CÁC HỘP
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 1
2. Mục đích nghiên cứu .......................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 3
4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 3
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án........................................................ 5
6. Kết cấu của luận án ............................................................................................ 5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ BẢO ĐẢM LỰC LƯỢNG LAO
ĐỘNG CHO CÁC KHU CƠNG NGHIỆP ............................................................... 6
1.1. Tình hình nghiên cứu ngồi nước ................................................................... 6
1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ................................................................. 15
1.3. Khoảng trống nghiên cứu .............................................................................. 18
Kết luận Chương 1................................................................................................... 20
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢO ĐẢM LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG
CHO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP ......................................................................... 21
2.1. Khu công nghiệp và LLLĐ trong khu công nghiệp ..................................... 21
2.1.1. Khu công nghiệp ....................................................................................... 21
2.1.2. Lực lượng lao động trong KCN ................................................................. 28
2.2. Bảo đảm lực lượng lao động cho các khu công nghiệp ................................ 45
2.2.1. Khái niệm và nội hàm bảo đảm LLLĐ trong KCN .................................... 45
2.2.2. Các tiêu chí đánh giá bảo đảm LLLĐ cho các KCN ................................. 50
2.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến bảo đảm LLLĐ cho các KCN......................... 52

Kết luận Chương 2................................................................................................... 63
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG BẢO ĐẢM LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG CHO CÁC
KHU CÔNG NGHIỆP Ở TỈNH BẮC NINH.......................................................... 64
3.1. Phát triển các KCN ở tỉnh Bắc Ninh ............................................................ 64
3.1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tỉnh Bắc Ninh ....................... 64


3.1.2. Q trình phát triển các KCN và vai trị các KCN tỉnh Bắc Ninh ............... 71
3.2. Kết quả bảo đảm LLLĐ các khu công nghiệp ở tỉnh Bắc Ninh .................. 78
3.2.1. Bảo đảm số lượng LLLĐ các KCN tỉnh Bắc Ninh ..................................... 78
3.2.2. Bảo đảm chất lượng LLLĐ các KCN tỉnh Bắc Ninh .................................. 87
3.2.3. Bảo đảm tiến độ cung cấp LLLĐ cho các KCN tỉnh Bắc Ninh .................. 88
3.3. Đánh giá việc bảo đảm LLLĐ cho các KCN ở tỉnh Bắc Ninh ..................... 89
3.3.1. Đánh giá việc bảo đảm số lượng LLLĐ cho các KCN ............................... 89
3.3.2. Đánh giá bảo đảm chất lượng LLLĐ cho các KCN.................................... 91
3.3.3. Đánh giá bảo đảm tiến độ cung cấp LLLĐ cho các KCN........................... 92
Kết luận Chương 3................................................................................................... 97
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG
CHO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP Ở TỈNH BẮC NINH ...................................... 98
4.1. Bối cảnh kinh tế - xã hội có lien quan đến bảo đảm lực lượng lao động KCN
tỉnh Bắc Ninh ........................................................................................................ 98
4.1.1 Bối cảnh quốc tế ......................................................................................... 98
4.1.2. Bối cảnh trong nước ................................................................................ 101
4.1.3. Bối cảnh tỉnh Bắc Ninh ........................................................................... 102
4.2. Quan điểm, định hướng về bảo đảm LLLĐ cho các KCN......................... 104
4.2.1. Quan điểm ............................................................................................... 104
4.2.2. Định hướng ............................................................................................. 105
4.3. Dự báo lực lượng lao động .......................................................................... 106
4.3.1. Dự báo cung lao động.............................................................................. 106
4.3.2. Dự báo nhu cầu lao động của các KCN đến năm 2025 ............................ 107

4.4. Giải pháp ...................................................................................................... 111
4.4.1. Nhóm giải pháp từ phía nhà nước ............................................................ 111
4.4.2. Nhóm giải pháp từ phía doanh nghiệp ..................................................... 123
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 126
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CƠNG BỐ CĨ LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ......................................................................................... 128
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................... 129
PHỤ LỤC .............................................................................................................. 137


DANH MỤC VÀ TỪ VIẾT TẮT
FDI:

Foreign Direct Investment

ILO:

International Labour Organization

JICA:

Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản

KCN:

Khu công nghiệp

KCX:

Khu chế xuất


LLLĐ:

Lực lượng lao động

NNL:

Nguồn nhân lực

R&D:

Research & Development

STEP:

Skills Toward Employment and Productivity

TVET:

Giáo dục và Đào tạo nghề

UN:

United Nations

UNIDO:

United Nations Industrial Development Organization



DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Giải thích tên biến phụ thuộc và độc lập .................................................... 60
Bảng 3.1: Tổng sản phẩm theo giá hiện hành giai đoạn 2006-2015 ............................ 65
Bảng 3.2: Cơ cấu tổng sản phẩm qua các năm ........................................................... 67
Bảng 3.3: Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi qua các năm................................................ 69
Bảng 3.4: Dân số từ 15 tuổi trở lên phân theo trình độ qua các năm ........................... 70
Bảng 3.5: Kết quả ước lượng vai trò của LLLĐ đến tăng trưởng giá trị gia tăng ........ 77
Bảng 3.6. Cơ cấu LLLĐ theo giới tính trong các KCN .............................................. 80
Bảng 4.1. Dự báo cung LLLĐ đến năm 2025........................................................... 106
Bảng 4.2. Kết quả ước lượng mơ hình cầu lao động theo kỹ năng ............................ 107
Bảng 4.3. Nhu cầu lao động trong KCN đến năm 2025 ............................................ 111


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1: Các yếu tố cấu thành LLLĐ trong KCN ..................................................... 32
Hình 2.2: Các dạng cơ cấu lực lượng lao động KCN.................................................. 33
Hình 2.3: Cấu trúc nguồn nhân lực cơng nghiệp ........................................................ 35
Hình 2.4: Ba khía cạnh của kỹ năng trong khảo sát STEP .......................................... 37
Hình 2.5: Các yếu tố cấu thành chất lượng lao động .................................................. 39
Hình 2.6: Khung nghiên cứu của Luận án .................................................................. 62
Hình 3.1: GRDP (giá hiện hành) qua các năm............................................................ 65
Hình 3.2: Tốc độ tăng trưởng kinh tế qua các năm ..................................................... 66
Hình 3.3: Cơ cấu tổng sản phẩm qua các năm ............................................................ 67
Hình 3.4: Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi .................................................................... 69
Hình 3.5: Cơ cấu LLLĐ theo trình độ ........................................................................ 70
Hình 3.6: Diện tích đất có thể cho th của các KCN tỉnh Bắc Ninh .......................... 71
Hình 3.7: Diện tích đã cho thuê của các KCN ............................................................ 72
Hình 3.8: Quy mô, cơ cấu vốn đầu tư vào các KCN giai đoạn 2006-2015 .................. 73
Hình 3.9: Số lượng dự án đầu tư giai đoạn 2006-2015 ............................................... 74
Hình 3.10: Giá trị xuất khẩu giai đoạn 2006-2015...................................................... 75

Hình 3.11: Quy mơ LLLĐ trong KCN giai đoạn 2006-2015 ...................................... 79
Hình 3.12. So sánh LLLĐ trong KCN với LLLĐ khu vực CN và DV và LLLĐ của
cả tỉnh ............................................................................................................ 80
Hình 3.13: Cơ cấu LLLĐ theo giới tính ..................................................................... 81
Hình 3.14: Cơ cấu LLLĐ theo nhóm tuổi trong KCN so với lao động đang làm việc và
dân số từ 15 tuổi trở lên ............................................................................................. 82
Hình 3.15: Cơ cấu LLLĐ theo nguồn cung trong các KCN ........................................ 86
Hình 3.16: Cơ cấu LLLĐ theo trình độ trong KCN .................................................... 87


DANH MỤC CÁC HỘP

Hộp 3.1. Đặc điểm LLLĐ của các doanh nghiệp KCN .............................................. 82
Hộp 3.2. Đặc điểm sử dụng lao động của doanh nghiệp trong KCN ........................... 85
Hộp 3.3. Thời gian doanh nghiệp tuyển lao động ....................................................... 93


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cho đến nay, trên thế giới khu cơng nghiệp đã có lịch sử phát triển trên một
trăm năm, với nhiều thế hệ phát triển, từ các quốc gia đầu tiên như Italia, Anh, Mỹ…
cho đến các nước có nền kinh tế mới nổi như Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore và các
quốc gia đang phát triển... Mơ hình KCN đã tạo ra cơ hội phát triển mạnh mẽ công
nghiệp, trở thành động lực phát triển kinh tế. Sự thành công của các nước đã chứng
minh rằng, mỗi quốc gia với mơ hình phát triển KCN phù hợp sẽ đẩy nhanh và rút
ngắn quá trình thực hiện cơng nghiệp hóa.
Tại Việt Nam, KCN được xây dựng và phát triển từ những năm 90 của thế kỷ
trước. Các KCN đã tạo ra khu vực công nghiệp tập trung, là công cụ quan trọng thu

hút các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp FDI. KCN đã trở thành một bộ
phận đặc biệt quan trọng cấu thành của nền kinh tế, tạo ra diện mạo mới đối với q
trình phát triển cơng nghiệp, lan tỏa mạnh mẽ và góp phần quan trọng trong chuyển
đổi kinh tế một cách toàn diện và sâu sắc, giúp Việt Nam đã đạt được thành tựu to lớn:
từ một nước nghèo kém phát triển, Việt Nam đã trở thành nước đang phát triển có thu
nhập trung bình và nền kinh tế thị trường năng động, hội nhập mạnh mẽ, sâu rộng với
thế giới với tăng trưởng kinh tế nhanh, ổn định và tồn diện.
Đối với Bắc Ninh, sau hơn 17 năm hình thành và phát triển, các KCN đã mở
ra một hướng phát triển mới, trở thành động lực chủ yếu của quá trình phát triển,
tác động nhiều mặt đến kinh tế - xã hội, nhất là các địa bàn có KCN. KCN là một
yếu tố quyết định tăng trưởng nhanh và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đưa
Bắc Ninh từ địa phương kém phát triển, từ tỉnh thuần nông trở thành tỉnh phát triển
với các chỉ tiêu kinh tế - xã hội đứng trong tốp đầu của cả nước (năm 2016, GRDP
chiếm 2,8%, giá trị sản xuất công nghiệp chiếm 12,3%, giá trị xuất khẩu chiếm
13% tổng giá trị của cả nước).
Theo quy hoạch, Bắc Ninh có 14 KCN, diện tích quy hoạch 4705 ha, diện
tích đất cho thuê 3225,6ha. Trong đó có 9 KCN đang hoạt động, diện tích cho thuê
đạt 1385ha, thu hút 12,5 tỷ USD, tốc độ tăng diện tích thuê đất đạt 11,8%, vốn đầu
tư đạt 29,7%, lao động đạt 38,1%. Số lượng các dự án tăng nhanh, quy mơ đầu tư
và trình độ cơng nghệ ngày càng cao đã và đang đặt ra nhu cầu cao đối với các yếu
tố đầu vào. Trong đó việc bảo đảm lực lượng lao động cho các KCN là vấn đề rất
bức thiết, trong 10 năm qua, trung bình mỗi năm nhu cầu lao động KCN khoảng
trên hai vạn lao động.


2
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định “Thực hiện đồng
bộ các cơ chế, chính sách, giải pháp phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất
lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội”. Trong những năm qua, Chính
phủ đã có nhiều chính sách về lao động, trong đó có nhiều biện pháp đảm bảo lực lượng

lao động cho phát triển các KCN. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, tại các địa phương đang
phát triển KCN, nhất là các địa phương có KCN có số lượng lớn các dự án đầu tư và
công nghệ hiện đại, hiện nay đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt lao động cả về
chất lượng và số lượng. Số lượng dự án đầu tư tăng nhanh dẫn đến gia tăng đột biến về
nhu cầu lao động, cả lao động phổ thông và lao động chất lượng cao, trong khi cung lao
động chưa đáp ứng được, dẫn đến mất cân đối giữa cung và cầu về lao động cho các
KCN. Doanh nghiệp không chỉ mất nhiều thời gian để tuyển lao động mà còn mất nhiều
thời gian để đào tạo lại lao động, thậm chí khơng tuyển được lao động cho nhiều vị trí
cơng việc địi hỏi có trình độ chun mơn cao. Vấn đề trên ảnh hưởng trực tiếp đến quá
trình đầu tư của doanh nghiệp, tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh, làm
chậm quá trình phát triển công nghiệp của các địa phương, đồng thời làm giảm sức hấp
dẫn của mơi trường đầu tư, từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội của
địa phương nói riêng và cả nước nói chung. Là một trong những địa phương tiêu biểu về
phát triển KCN (năm 2016, so với cả nước Bắc Ninh đứng thứ 5 về thu hút vốn FDI,
đứng thứ 2 về quy mô giá trị sản xuất công nghiệp), Bắc Ninh hiện đang thường xuyên
phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt lao động. Vì vậy, một trong những vấn đề cấp thiết
để phát triển các KCN hiện nay đó là đề ra các giải pháp khắc phục tình trạng mất cân
đối giữa cung và cầu lao động các KCN.
Mặc dù, đối với chủ đề KCN, đến nay đã có nhiều đề tài nghiên cứu như phát
quy hoạch, hạ tầng, an sinh xã hội, vốn, nguồn nhân lực, lao động... Tuy nhiên, những
nghiên cứu về bảo đảm LLLĐ cho các KCN cịn rất hạn chế, thiếu tính hệ thống cũng
như nền tảng lý luận và những vấn đề thực tiễn đang đặt ra. Luận án “Bảo đảm lực
lượng lao động cho các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh đến năm 2025” nhằm góp
phần làm sóng tỏ một số khoảng trống nghiên cứu như xác định nội hàm bảo đảm
LLLĐ cho các KCN, các tiêu chi chí đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến bảo đảm
LLLĐ cho các KCN mà các nghiên cứu trước đây còn hạn chế; mặt khác giải quyết
những vấn đề thực tiễn đang đặt ra hiện nay khi nghiên cứu trường hợp tỉnh Bắc Ninh.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, luận án hình thành khung nghiên cứu về bảo
LLLĐ trong các KCN, trên cơ sở đó, phân tích thực trạng bảo đảm LLLĐ cho các

KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh và đề xuất các giải pháp bảo đảm LLLĐ cho các


3
KCN tỉnh Bắc Ninh đến năm 2025.
Để đạt được mục đích nghiên cứu, Luận án tập trung tìm câu trả lời cho các câu
hỏi nghiên cứu cụ thể như sau:
(1) Nội hàm của bảo đảm LLLĐ cho các KCN ? Các tiêu chí đánh giá bảo đảm
LLLĐ cho các KCN ? Vai trò và các nhân tố ảnh hưởng bảo đảm LLLĐ cho các KCN ?
(2) Mơ hình dự báo cung cầu lao động được áp dụng trong đảm bảo lực lượng
lao động cho các khu công nghiệp như thế nào ?
(3) Thực trạng bảo đảm lực lượng lao động trong các KCN tỉnh Bắc Ninh như
thế nào ?
(4) Giải pháp bảo đảm LLLĐ cho các KCN tỉnh Bắc Ninh đến năm 2025 là gì ?
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu lý luận và thực tiễn về bảo đảm LLLĐ cho các KCN. Bảo
đảm lực lượng lao động bao gồm 3 nội dung: bảo đảm về quy mô, cơ cấu và chất
lượng. Chất lượng lực lượng lao động thường bao gồm kỹ năng, kỷ luật, thái độ và sức
khỏe của người lao động. Tuy nhiên luận án chỉ tập trung nghiên về kỹ năng, kỷ luật,
thái độ, sự thích ứng với việc làm, đây là những vấn đề lớn đặt ra trong việc bảo đảm
chất lượng của LLLĐuarong các KCN tỉnh Bắc Ninh nói riêng trên phạm vi cả nước
nói chung.

3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về mặt không gian: Luận án nghiên cứu bảo đảm LLLĐ cho các KCN tỉnh Bắc Ninh.
Trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh hiện nay có 14 KCN trong đó 9 KCN đang hoạt động. Đây
chính là các đối tượng nghiên cứu khi đánh giá thực trạng bảo đảm LLLĐ trong các
KCN tỉnh Bắc Ninh

Về mặt thời gian: Phần thực trạng, Luận án sẽ nghiên cứu tình hình bảo đảm
LLLĐ cho các KCN giai đoạn 2006-2015 và kiến nghị các giải pháp bảo đảm LLLĐ
cho các KCN đến năm 2025.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để phù hợp với nội dung, yêu cầu và mục đích nghiên cứu, Luận án sử dụng
một số phương pháp sau:
Phương pháp phân tích và tổng hợp: Để đánh giá các nghiên cứu về đối tượng


4
của Luận án, từ đó xác định khoảng trống nghiên cứu và xây dựng khung nghiên cứu
cho Luận án. Mặt khác, phương pháp này cịn được dùng để phân tích thực trạng bảo
đảm LLLĐ cho các KCN tỉnh Bắc Ninh để rút ra những kết luận có ý nghĩa lý thuyết
và thực tiễn.
Phương pháp so sánh: Để so sánh một số nội dung liên quan đến bảo đảm
LLLĐ cho các KCN tỉnh Bắc Ninh với các nghiên cứu đã có.
- Phương pháp thống kê: Các dữ liệu sử dụng trong luận án được tổng hợp từ
các nguồn chủ yếu là : Tổng cục Thống kê, World Bank, UBND tỉnh Bắc Ninh, Cục
Thống kê, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Ban Quản lý các KCN Bắc Ninh…
- Phương pháp so sánh đối chứng: Trên cơ sở số liệu thu thập, tác giả đánh giá
biến động theo từng năm, so sánh với các nghiên cứu đã có.
- Luận án kết hợp phương pháp định lượng và định tính nhằm thực hiện mục
tiêu nghiên cứu. Luận án xây dựng khung nghiên cứu, quy trình nghiên cứu, phương
pháp thu thập dữ liệu và xử lý dữ liệu.
- Phương pháp thu thập dữ liệu:
(1) Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp:
Tác giả thu thập, tổng hợp các tài liệu nước ngoài và trong nước về bảo đảm
LLLĐ cho các KCN, gồm sách tham khảo, giáo trình, luận án, đề tài khoa học, các tài
liệu trên internet.
Sau khi có các dữ liệu thứ cấp, tác giả tiến hành phân loại, tổng hợp, lựa

chọn sử dụng dữ liệu phù hợp để xây dựng cơ sở lý luận, hình thành khung nghiên
cứu của Luận án.
(2) Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp:
Tác giả thực hiện điều tra bằng phiếu hỏi đối với doanh nghiệp; phỏng vấn trực
tiếp các cán bộ làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước về lao động.
Phiếu hỏi doanh nghiệp được thiết kế trên cơ sở tham khảo các tài liệu của
Tổng cục Thống kê, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, các loại mẫu phiếu của
các cuộc điều tra về lao động của các cơ quan, tổ chức.
Kích thước mẫu: Tác giả gửi 100 phiếu hỏi đến các doanh nghiệp trong KCN
được phân theo ngành và quy mô sử dụng lao động và thu về được 100 phiếu. Đồng
thời, phỏng vấn các cán bộ làm việc tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Ban
Quản lý các KCN Bắc Ninh.


5
- Phương pháp xử lý dữ liệu: Sau khi có các dữ liệu sơ cấp và thứ cấp, tác giả
kiểm tra, làm sạch các dữ liệu và sử dụng phần mềm làm công cụ xử lý dữ liệu phục
vụ mục tiêu nghiên cứu.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
1. Xuất phát từ các nghiên cứu về LLLĐ, KCN, Luận án đã làm rõ nội hàm lực
lượng lao động KCN, bảo đảm LLLĐ cho các KCN. Đưa ra các tiêu chí đánh giá việc
bảo đảm LLLĐ và phân tích các nhân tố tác động đến bảo đảm LLLĐ cho các KCN.
2. Luận án xây dựng khung nghiên cứu về bảo đảm LLLĐ cho các KCN nói
chung và tỉnh Bắc Ninh nói riêng trên cơ sở lý thuyết về cung cầu lao động.
3. Từ nghiên cứu lý thuyết, đánh giá thực trạng bảo đảm LLLĐ cho các KCN,
Luận án đưa ra nhiều kết luận có ý nghĩa lý luận và thực tiễn.
Việc giải quyết vấn đề bảo đảm LLLĐ cho các KCN phải trên cơ sở cân đối
cung cầu lao động.
Xác định 02 chủ thể chính trong bảo đảm LLLĐ cho các KCN đó là nhà nước
có vai trị quản lý vĩ mơ với các chính sách hỗ trợ nhằm tạo nguồn cung lao động, kết

nối cung cầu lao động; doanh nghiệp với vai trò tạo ra cầu lao động, tự bảo đảm, tạo
các yếu tố bên trong nhằm thu hút, sử dụng lao động; chủ thể khác là tổ chức góp phần
tạo nguồn cung và kết nối cung cầu lao động.
Trên cơ sở phân tích bảo đảm LLLĐ cho các KCN tỉnh Bắc Ninh giai đoạn
2006-2015, Luận án chỉ ra những kết quả, hạn chế, đánh giá, nguyên nhân từ đó đề
xuất các giải pháp bảo đảm LLLĐ cho các KCN tỉnh Bắc Ninh.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án được chia
thành 4 chương:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về bảo đảm LLLĐ cho các KCN.
Chương 2: Cơ sở lý luận về bảo đảm LLLĐ cho các KCN.
Chương 3: Thực trạng bảo đảm LLLĐ cho các KCN ở tỉnh Bắc Ninh.
Chương 4: Một số giải pháp bảo đảm LLLĐ cho các KCN ở tỉnh Bắc Ninh


6

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ BẢO ĐẢM LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG
CHO CÁC KHU CƠNG NGHIỆP
1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Năm 1896, đánh dấu sự ra đời của KCN đầu tiên trên thế giới tại Trafford Park,
Manchester bởi một tập đoàn tư nhân. Tại Mỹ năm 1899 ra đời một địa hạt cơng
nghiệp cũng bởi một tập đồn tư nhân. Năm 1904, khu công nghiệp của Napels ở Italia
được thành lập bởi một đạo luật của thành phố (Goss Anthony, 1962).
Trong 30-40 năm tiếp theo, chỉ có một vài tập đoàn tư nhân ở Anh và Mỹ cùng
một vài thành phố ở Ý tiếp tục thành lập các khu công nghiệp. Tất cả đều thuộc tư
nhân, nhằm mục tiêu lợi nhuận và hoạt động mang tính thương mại.
Các nỗ lực đầu tiên trong việc sử dụng các KCN cho mục đích cơng nghiệp hóa
được Chính phủ Anh thực hiện từ giai đoạn suy giảm kinh tế trong những năm ba

mươi của thế kỷ XX. Trên thực tế khái niệm này được đưa ra và cân nhắc từ sau Thế
chiến II, khi Chính phủ Anh thơng qua một chính sách quốc gia về các điểm công
nghiệp hướng đến các ngành cơng nghiệp mới ở các khu vực bị trì trệ, khu vực không
may bị tàn phá và các trung tâm dân cư mới để giúp các nơi đó phân bố dân cư tốt hơn
và đa dạng khu vực của ngành cơng nghiệp.
Tại Hoa Kỳ, sáng kiến của Chính phủ đưa ra tương đối muộn và áp dụng các ý
tưởng về bất động sản ở quy mơ lớn, chúng được kích cầu bởi sự bùng nổ to lớn của
các ngành công nghiệp chỉ từ trong và sau Thế chiến II. Những năm 1950, các KCN
lớn đã được lên kế hoạch xây dựng, phát triển ở Mỹ và Canada.
Tiến trình trong lĩnh vực này được tối đa hóa vào những năm 1950. Sau đó, kỹ
thuật của các khu đất cơng nghiệp đã nhận được sự chú ý trên toàn thế giới do việc sử
dụng thành cơng của nó, đặc biệt là ở Anh. Kể từ đó, đã có một hiện tượng tăng lên
nhanh chóng trong việc thành lập các khu đất cho công nghiệp, cả ở nước công nghiệp
tiên tiến và các nước mới cơng nghiệp hóa.
Trong những năm 1970 – 1980 của thế kỷ XX, chứng kiến sự loại bỏ dần các
ngành công nghiệp nặng trong KCN và hướng tới phát triển nghiên cứu chuyên sâu;
nhiều nước xây dựng khu chế xuất để thu hút đầu tư từ các nước có lợi thế vốn và
công nghệ. Tuy nhiên, không phải quốc gia nào cũng gặt hái được thành công khi áp
dụng mơ hình này. Vì vậy, một số quốc gia tìm cách áp dụng các mơ hình mới và hiệu


7
quả hơn: Hàn Quốc áp dụng mơ hình KCN tập trung; Trung Quốc áp dụng mơ hình
KCN Hương Trấn (thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước đặc biệt
ở khu vực nông thôn đang phát triển), mơ hình khu kinh tế mở (với quy mơ rất lớn, thu
hút đầu tư từ các doanh nghiệp trong và ngồi nước).
Khu cơng nghiệp đã trải qua nhiều thế hệ phát triển. Thế hệ KCN đầu tiên được
xây dựng vào những năm 1970 cấu trúc đơn giản, trong đó khu vực văn phịng chiếm
10% - 15% diện tích. Thế hệ khu công nghiệp thứ hai phát triển trong giai đoạn 1975
– 1985 với cấu trúc phức tạp hơn, khu vực văn phịng rộng hơn được các cơng ty phân

thành các bộ phần như khoa học, công nghệ và kinh doanh. Thế hệ khu công nghiệp
thứ ba phát triển kể từ nửa cuối những năm 1980 với một khu vực linh hoạt và danh
mục đầu tư dịch vụ cũng như sự gia tăng số lượng các nhân viên văn phòng, đặc biệt là
việc tập trung cho công nghệ thông tin. Thế hệ khu công nghiệp thứ tư được phát triển
từ giữa những năm 1990 với danh mục đầu tư được mở rộng, sử dụng công nghệ cao
và trở thành một phần của mạng lưới hợp tác quốc tế. Ngày nay, các nước trên thế giới
đã và đang xây dựng mô hình KCN sinh thái (Eco-Industrial Parks). Trong đó doanh
nghiệp hợp tác hợp tác với nhau và với địa phương trong một nỗ lực để tăng trưởng lợi
ích kinh tế và bảo đảm lợi ích mơi trường, phát triển bền vững.
Cho đến nay, trên thế giới khu cơng nghiệp đã có lịch sử phát triển trên một
trăm năm, từ các quốc gia đầu tiên như Italia, Anh, Mỹ… cho đến các quốc gia có nền
kinh tế mới nổi như Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore... và các quốc gia đang phát triển
như Ấn Độ, Thái Lan, Việt Nam. Tại Việt Nam nhận thức về KCN với tư cách là khu
vực phát triển cơng nghiệp theo quy hoạch nhất định dần được hình thành trong quá
trình đổi mới, đặc biệt là kể từ khi đầu tư nước ngồi gia tăng và có vai trị quan trọng
đối với phát triển cơng nghiệp và cả nền kinh tế.
Quá trình xây dựng và phát triển KCN bắt nguồn từ q trình phát triển của
cơng nghiệp với tư cách là ngành sản xuất đặc thù với tính tập trung cao. Sự phát triển
của ngành công nghiệp biểu hiện sự phát triển của sản xuất tập trung quy mô lớn, đồng
thời là sự phát triển của lao động tập thể với số lượng lớn. Ở giai đoạn đầu, tính tập
trung của sản xuất cơng nghiệp được thực hiện chủ yếu trong phạm vi của từng chủ
thể. Các xí nghiệp tập trung ở những khu vực nhất định, gắn với sự phát triển của các
địa phương, tuy nhiên các xí nghiệp này thường khơng tập trung mà phân bố tương đối
tách rời về không gian, trong sự xen lẫn với các khu dân cư. Khi ngành công nghiệp
phát triển ngày càng mạnh mẽ, sự tập trung các xí nghiệp ngày càng cao, với gia tăng
về số lượng và quy mô các nhà máy, mật độ ngày càng cao đặt ra yêu cầu đối với tổ
chức, phân bố các xí nghiệp. Điều này địi hỏi sản xuất cơng nghiệp phải có khơng













×