Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

Tiếp cận thị trường và phân phối sản phẩm thuốc thú y của doanh nghiệp Tài Thủy Phát tại Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.64 MB, 50 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

ĐẶNG THANH PHÚC
Tên chuyên đề:
“TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG VÀ PHÂN PHỐI SẢN PHẨM
THUỐC THÚ Y CỦA DOANH NGHIỆP
TÀI THỦY PHÁT TẠI THÁI NGUYÊN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo:


Chính quy

Chun ngành:

Chăn ni Thú y

Khoa:

Chăn ni Thú y

Khóa học:


2017 - 2021

Thái Ngun - năm 2021


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

ĐẶNG THANH PHÚC
Tên chuyên đề:
“TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG VÀ PHÂN PHỐI SẢN PHẨM
THUỐC THÚ Y CỦA DOANH NGHIỆP

TÀI THỦY PHÁT TẠI THÁI NGUYÊN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo:

Chính quy

Chun ngành:

Chăn ni Thú y

Lớp:


K49 – CNTY POHE

Khoa:

Chăn ni Thú y

Khóa học:

2017 - 2021

Giảng viên hướng dẫn: GS.TS.Từ Quang Hiển


Thái Nguyên - năm 2021


i

LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực tập và rèn luyện tại trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên, em đã nhận được sự giúp đỡ quý báu của các thầy cô trong Ban Giám
hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm Khoa Chăn ni Thú y, cùng tồn thể các thầy
cơ trong Khoa đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập
và rèn luyện tại trường.

Nhân dịp này em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
Ban Giám hiệu nhà trường, Ban Chủ nhiệm khoa và các thầy, cô giáo, cán
bộ khoa Chăn nuôi Thú y - Trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
Ban lãnh đạo doanh nghiệp Tài Thủy Phát cùng các cán bộ, nhân viên của
doanh nghiệp Tài Thủy Phát.
Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo hướng dẫn
GS.TS.Từ Quang Hiển đã trực tiếp giúp đỡ, hướng dẫn em hồn thành khóa
luận này.
Em cũng xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến gia đình, người thân, bạn bè đã
giúp đỡ, động viên, khích lệ em trong q trình hồn thiện khóa luận.
Em xin kính chúc các thầy giáo, cô giáo trong khoa Chăn nuôi Thú y luôn
luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và đạt được nhiều thành công trong giảng dạy và

trong nghiên cứu khoa học.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày

tháng

năm 2021

Sinh viên

Đặng Thanh Phúc



ii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ i
MỤC LỤC ............................................................................................................. ii
DANH MỤC VIẾT TẮT ..................................................................................... iv
DANH MỤC CÁC BẢNG.................................................................................... v
PHẦN I .................................................................................................................. 1
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề....................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của chuyên đề ............................................................... 2

1.2.1. Mục tiêu....................................................................................................... 2
1.2.2. Yêu cầu ........................................................................................................ 2
PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................... 3
2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập .......................................................................... 3
2.1.1. Vài nét về doanh nghiệp Tài Thủy Phát...................................................... 3
2.1.2. Điều kiện tự nhiên của tỉnh Thái Nguyên ................................................... 5
2.2. Tổng quan về thuốc thú y trong chăn nuôi................................................... 10
2.2.1. Khái niệm và đặc điểm thuốc thú y........................................................... 10
2.2.2. Vai trị của thuốc thú y đối với chăn ni ................................................. 11
2.2.3. Hiện tượng tồn dư kháng sinh và kháng kháng sinh ................................. 11
2.3. Các quy định về điều kiện sản xuất và kinh doanh thuốc thú y ................... 13
2.4. Một số quy phạm pháp luật về sản xuất, kinh doanh thuốc thú y................ 14

2.5. Danh mục chất cấm trong sản xuất thuốc thú y ........................................... 18
2.6. Tổng quan giới thiệu về các sản phẩm của công ty ..................................... 19
PHẦN 3 ............................................................................................................... 23
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH ...................... 23
3.1. Đối tượng...................................................................................................... 23
3.2. Địa điểm và thời gian thực hiện ................................................................... 23
3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi .......................................................... 23


iii

3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi .................................................................................. 23

3.4.2. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu ............................................................ 24
3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu......................................................................... 25
Phần 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................ 26
4.1. Kết quả công việc thực hiện tại cơ sở thực tập ............................................ 26
4.2. Kết quả khảo sát tình hình sản xuất thuốc thú y tại nhà máy của doanh
nghiệp Tài Thủy Phát .......................................................................................... 27
4.2.1. Kết quả các công việc thực hiện tại nhà máy sản xuất của doanh nghiệp
Tài Thủy Phát ...................................................................................................... 27
42.2 Kết quả khảo sát chế độ chăm sóc khách hàng của doanh nghiệp Tài Thủy
Phát ...................................................................................................................... 28
4.3. Kết quả khảo sát tình hình chăn ni tại một số hộ chăn nuôi trên địa bàn
tỉnh Thái Nguyên ................................................................................................. 29

4.3.1. Kết quả thực hiện các chính sách phát triển thị trường của doanh nghiệp
Tài Thủy Phát ...................................................................................................... 29
4.3.2. Sản lượng và doanh thu từ các đại lý kinh doanh thuốc thú y của doanh
nghiệp Tài Thủy Phát trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ......................................... 35
PHẦN V KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................. 37
5.1. Kết luận ........................................................................................................ 37
5.2. Đề nghị ......................................................................................................... 37
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 39
MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG ĐỢT THỰC TẬP TỐT NGHIỆP .................... 41


iv


DANH MỤC VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nghĩa của từ

BLĐ

: Ban lãnh đạo

CBNV


: Cán bộ nhân viên

CK

: Chiết khấu

CP

: Cổ phần

GMP


: Thực hành tốt sản xuất thuốc

NN&PHNT

: Nông nghiệp và phát triển nông thôn

STT

: Số thứ tự




: Vừa đủ

TL

: Tỷ lệ

SL

: Số lượng

TT


: Thể trọng

THT

: Tụ huyết trùng

&

: Và


v


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Danh mục chất cấm sử dụng trong sản xuất thuốc thú y................ 18
Bảng 2.2. Danh mục tên kháng sinh, nguyên liệu hạn chế trong thú y .......... 19
Bảng 2.3. Thống kê danh mục một số sản phẩm được phép lưu hành của
doanh nghiệp Tài Thủy Phát ........................................................................... 20
Bảng 4.1. Kết quả công việc thực hiện tại cơ sở............................................. 26
Bảng 4.2. Kết quả công việc thực hiện tại nhà máy sản xuất của công ty...... 28
Bảng 4.3. Tổng hợp kết quả công tác phát triển thị trường ............................ 30
Bảng 4.4. Cơng tác chẩn đốn bệnh cho đàn vật nuôi của các trang trại trên
địa bàn tỉnh Thái Nguyên ................................................................................ 31

Bảng 4.5. Kết quả điều trị bệnh cho đàn vật nuôi trong thời gian thực tập .... 33


1

PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, ngành chăn ni giữ một vị trí quan trọng
trong ngành nông nghiệp của Việt Nam. Con lợn, gà, vịt được xếp hàng đầu
trong số các vật nuôi cung cấp phần lớn thực phẩm cho người tiêu dùng và phân
bón cho sản xuất nông nghiệp. Mang lại thu nhập cho người chăn ni, góp

phần vào ổn định đời sống người dân. Cùng với xu hướng phát triển của xã
hội thì chăn ni cũng chuyển từ loại hình chăn ni nơng hộ nhỏ lẻ sang
chăn ni tập trung trang trại, từ đó đã giúp cho ngành chăn nuôi nước ta đạt
được bước phát triển không ngừng cả về chất lượng và số lượng. Đặc biệt
nước ta cũng có nhiều điệu kiện thuận lợi để phát triển ngành chăn nuôi như:
nguồn nguyên liệu dồi dào, điều kiện tự nhiên thuận lợi và đặc biệt là sự đầu
tư, quan tâm của nhà nước…
Theo xu thế hội nhập quốc tế, thương mại, du lịch, xuất nhập khẩu phát
triển kéo theo dịch bệnh cũng dễ du nhập, lây truyền và bùng phát. Điều này
làm nhu cầu sử dụng thuốc thú y trong nước ngày càng tăng cao. Đây là lý do
và điều kiện để ngành sản xuất, kinh doanh thuốc thú y phát triển rất mạnh
mẽ. Tuy nhiên cùng với những sự phát triển mạnh mẽ đó là những bất cập

như: Trình độ, ý thức của nhà sản xuất lẫn người sử dụng chưa cao, việc kiểm
soát thuốc thú y trên thị trường chưa được chặt chẽ,… dẫn đến việc lưu hành,
sử dụng các loại thuốc thú y không đạt tiêu chuẩn chất lượng trên thị trường
làm ảnh hưởng tới kết quả phịng trị, an tồn vệ sinh thực phẩm của người sử
dụng, gây thiệt hại về mặt kinh tế, gây nên tình trạng kháng thuốc do không
xác sử dụng thuốc một cách khoa học. Đặc biệt, vấn đề sử dụng tuỳ tiện các
sản phẩm kháng sinh, hố dược đã bị cấm trong chăn ni khơng những gây
ảnh hưởng đến sức khoẻ người tiêu dùng mà cịn gây thiệt hại lớn trong cơng
tác xuất nhập khẩu nông sản.


2


Là một sinh viên khoa Chăn nuôi Thú y, em hiểu được tầm quan trọng
của việc sử dụng các chất cấm trong trong sản xuất dẫn đến ảnh hưởng sức khỏe
người tiêu dùng lớn như thế nào và từ đó em mong muốn được truyền tải tới
người chăn nuôi các sản phẩm thức ăn chăn nuôi, vật tư chăn nuôi, thuốc thú y
đúng giá, đảm bảo chất lượng. Được sự đồng ý của khoa Chăn nuôi thú y, của
Giảng viên hướng dẫn và sự tiếp nhận của cở sở, em tiến hành thực hiện
chuyên đề tốt nghiệp: “Tiếp cận thị trường và phân phối sản phẩm thuốc
thú y của doanh nghiệp Tài Thủy Phát tại Thái Nguyên”.
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của chuyên đề
1.2.1. Mục tiêu
- Hoàn chỉnh kiến thức đã học trên giảng đường, nâng cao kỹ năng nghề

nghiệp.
- Hồn thành cơng đoạn cuối cùng của chương trình đào tạo đại học, đó
là thực tập tốt nghiệp, viết và bảo vệ khóa luận tốt nghiệp.
1.2.2. Yêu cầu
- Nắm được tình hình sản xuất, kinh doanh các mặt hàng của doanh nghiệp
Tài Thủy Phát.
- Đánh giá được hoạt động của các chi nhánh kinh doanh thuốc thú y
thuộc hệ thống của doanh nghiệp Tài Thủy Phát trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
- Đánh giá được được tình hình sử dụng thuốc thú y trong các trang
trại, hộ chăn nuôi tại tỉnh Thái Nguyên.
- Quảng bá, phân phối các sản phẩm thuốc thú y của doanh nghiệp Tài
Thủy Phát đến các chi nhánh, các trang trại và hộ chăn nuôi trong khu vực

tỉnh Thái Nguyên.
- Chủ động, tích cực và áp dụng các kĩ năng mềm trong công việc.


3

PHẦN II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập
2.1.1. Vài nét về doanh nghiệp Tài Thủy Phát
2.1.1.1. Lịch sử hình thành
- Doanh nghiệp Tài Thủy Phát là doanh nghiệp được thành lập từ năm

2015 [11], với hơn 6 năm kinh nghiệm kinh doanh thuốc thú y, cụ thể:
+ Năm 2015 : Thành lập Doanh nghiệp Tài Thủy Phát, với quy mô
nhỏ (<10 nhân viên). Sản phẩm chủ yếu là thuốc thú y.
+ Năm 2016: Thành lập thêm chi nhánh spa Thepet với các dòng sản
phẩm chuyên dùng cho thú cảnh
+ Năm 2017: Thành lập chi nhánh Petshop Tài Thủy Phát cung cấp
các dịch vụ về spa cho thú cảnh
+ Năm 2018: Thành lập chi nhánh Vnpet Clinic Thái Nguyên cung
cấp dịch vụ thăm khám chữa bệnh cho thú cảnh
+ Năm 2019: Thành lập chi nhánh Vnpet Sông Công cung cấp dịch vụ
khám chữa bệnh trên thú cảnh
Nhận thức sâu sắc vấn đề tầm nhìn, sứ mệnh và tạo giá trị cốt lõi cho

xã hội, định hướng phát triển sản phẩm chất lượng cao, lựa chọn phân khúc
khách hàng chăn ni có kỹ thuật, chun nghiệp, theo hướng công nghiệp
quy mô lớn. Ngay từ những ngày đầu, HĐQT đã định hướng cần phải đổi
mới công nghệ, đổi mới dây chuyền máy móc thiết bị, nâng cao chất lượng,
lấy phương châm “Sự an tâm của nhà chăn nuôi” làm kim chỉ nam xuyên
suốt mọi hoạt động và là tiền đề để doanh nghiệp vươn lên phát triển trở
thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam
Tập thể ban lãnh đạo, cán bộ công nhân viên doanh nghiệp Tài Thủy Phát
quyết tâm xây dựng một thương hiệu Tài Thủy Phát Việt Nam với chiến
lược sản phẩm có chiều sâu mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người sử



4

dụng. Tại đây có một tập thể các giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ có nhiều kinh
nghiệm thực tế trong ngành. Có đội ngũ bác sĩ thú y giỏi, đội ngũ công nhân
tay nghề cao. Cùng với sự phát triển của chăn ni cả nước, Tài Thủy Phát
khơng ngừng tìm tòi, nghiên cứu, phát triển các loại thuốc thú y đảm bảo
được về chất lượng, sự an toàn của sản phẩm và giá thành thấp.
2.1.1.2. Điều kiện tự nhiên và cơ sở vật chất của doanh nghiệp Tài Thủy Phát
Sau hơn 6 năm hoạt động, doanh nghiệp Tài Thủy Phát đã có những
bước phát triển vượt bậc cả về quy mô sản xuất kinh doanh, thị trường và số
lượng cán bộ nhân viên chuyên nghiệp có chiều sâu, am hiểu sâu sắc tư duy
quản trị. Hiện tại, doanh nghiệp Tài Thủy Phát đã có 5 chi nhánh trên tỉnh

Thái Nguyên. Với nhiều mặt hàng kinh doanh như: thuốc thú y, spa thú cảnh,
và các mặt hàng phục vụ thú cảnh
2.1.1.3. Cơ cấu bộ máy của doanh nghiệp
- Doanh nghiệp Tài Thủy Phát có đội ngũ nhân sự chun mơn trình
độ cao với các cử nhân kinh tế, kế toán, luật, nhân văn, quản trị kinh
doanh, marketing, cơ khí chế tạo máy, điện lạnh… có trình độ chun mơn
thường xun được tập huấn ở nước ngoài và các chuyên gia nước ngồi
sang đào tạo, đội ngũ cơng nhân thâm niên lành nghề, môi trường làm việc
thân thiện, chuyên nghiệp, nhiều cơ hội thăng tiến. Ngoài ra doanh nghiệp
đang hợp tác tốt với các Bộ, Cục, Vụ, Viện, Liên hiệp, Hội, Trung tâm và
các trường đại học trong và ngoài nước.
2.1.1.4. Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Tài Thủy Phát

Tài Thủy Phát hiện nay là một trong các doanh nghiệp kinh doanh
thuốc thú y, phòng khám , spa thú cảnh lớn trong tỉnh. Hiện nay, doanh
nghiệp đã có 5 chi nhánh phân bố khắp trên tỉnh Thái Nguyên, sản phẩm
được giới chun mơn đánh giá cao về chất lượng, an tồn và hiệu quả được
các nhà chăn nuôi tin dung.


5

2.1.2. Điều kiện tự nhiên của tỉnh Thái Nguyên
2.1.2.1. Lịch sử hình thành
Ngày 19/8/1956 Thái Nguyên là một trong sáu tỉnh và là thủ phủ của

khu tự trị Việt Bắc. Đồng thời, sáp nhập huyện Phổ Yên về tỉnh Vĩnh Phúc và
sáp nhập huyện Phú Bình về tỉnh Bắc Giang, sau khi khu tự trị này bị giải thể,
hai huyện Phổ Yên và Phú Bình lại được trả về Thái Ngun. Năm 1965,
chính quyền Việt Nam Dân Chủ Cộng Hịa đã sáp nhập hai tỉnh Thái Nguyên
và Bắc Kạn thành tỉnh Bắc Thái.
2.1.2.2. Vị trí địa lý
Tỉnh Thái Ngun có diện tích 3.562,82 km², có vị trí địa lý:
 Phía bắc giáp tỉnh Bắc Kạn
 Phía tây giáp tỉnh Vĩnh Phúc và tỉnh Tun Quang
 Phía đơng giáp tỉnh Lạng Sơn và tỉnh Bắc Giang
 Phía nam giáp thủ đơ Hà Nội.
Tỉnh Thái Nguyên trung bình cách sân bay quốc tế Nội Bài 50 km, cách

biên giới Trung Quốc 200 km, cách trung tâm Hà Nội 75 km và Trung tâm
thành phố Hải Phịng 200 km. Với vị trí địa lý là một trong những trung
tâm chính trị, kinh tế, giáo dục của khu Việt Bắc nói riêng, của vùng trung du
miền núi phía bắc nói chung, Thái Ngun là cửa ngõ giao lưu kinh tế - xã
hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ. Việc giao lưu
đã được thực hiện thông qua hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sơng hình
rẻ quạt mà thành phố Thái Nguyên là đầu nút.
2.1.2.3. Khí hậu, thủy văn
a. Khí hậu
Nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm, nhưng do địa hình nên
khí hậu Thái Ngun vào mùa đông được chia thành 3 vùng rõ rệt:



Vùng lạnh nhiều nằm ở phía bắc huyện Võ Nhai.


6


Vùng lạnh vừa gồm các huyện Định Hóa, Phú Lương và phía

nam huyện Võ Nhai.



Vùng ấm gồm: Thành phố Thái Nguyên, thành phố Sông Công,

thị xã Phổ Yên và các huyện Đồng Hỷ, Phú Bình, Đại Từ.
Nhiệt độ trung bình của Thái Nguyên là 21,5 - 23 °C (tăng dần từ
Đông sang Tây và từ Bắc xuống Nam); chênh lệch giữa tháng nóng nhất
(tháng 6: 28,9 °C) với tháng lạnh nhất (tháng 1: 15,2 °C) là 13,7 °C. Tại thành
phố Thái Nguyên, nhiệt độ cao nhất và thấp nhất từng được ghi nhận lần lượt
là 41,5 °C và 3 °C. Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1.300 đến 1.750
giờ (giảm dần từ Đông sang Tây) và phân phối tương đối đều cho các tháng
trong năm. Khí hậu Thái Nguyên chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5
đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 10 đến tháng 5. Lượng mưa trung bình
hàng năm khoảng 2.000 đến 2.500 mm; cao nhất vào tháng 8 và thấp nhất vào

tháng 1. Nhìn chung khí hậu tỉnh Thái Nguyên thuận lợi cho phát triển ngành
nông, lâm nghiệp.
b. Thủy văn
Sơng Cầu là con sơng chính của tỉnh và gần như chia Thái Nguyên ra
thành hai nửa bằng nhau theo chiều bắc nam. Sông bắt đầu chảy vào Thái
Nguyên từ xã Văn Lăng, huyện Đồng Hỷ và đến địa bàn xã Hà Châu,
huyện Phú Bình, sơng trở thành ranh giới tự nhiên giữa hai tỉnh Thái Nguyên
và Bắc Giang và sau đó hồn tồn ra khỏi địa bàn tỉnh ở xã Thuận Thành,
huyện Phổ n. Ngồi ra Thái Ngun cịn có một số sơng suối khác nhưng
hầu hết đều là phụ lưu của sơng Cầu. Trong đó đáng kể nhất là sông Đu, sông
Nghinh Tường và sông Công. Các sông tại Thái Nguyên không thuộc lưu vực
sông Cầu là sông Rang và các chi lưu của nó tại huyện Võ Nhai, sông này

chảy sang huyện Hữu Lũng, Lạng Sơn và thuộc lưu vực sơng Thương. Ngồi
ra, một phần diện tích nhỏ của huyện Định Hóa thuộc thượng lưu sơng Đáy.


7

Ô nhiễm nguồn nước là một vấn đề đáng quan tâm, nhất là tình trạng ơ nhiễm
trên sơng Cầu.
Ngồi đập sơng Cầu, Thái Ngun cịn xây dựng một hệ thống kênh
đào nhân tạo dài 52 km ở phía đơng nam của tỉnh với tên gọi là Sông Máng,
nối liền sông Cầu với sông Thương để giúp việc giao thông đường thủy và
dẫn nước vào đồng ruộng được dễ dàng.

Thái Nguyên khơng có nhiều hồ, và nổi bật trong đó là Hồ Núi Cốc,
đây là hồ nhân tạo được hình thành do việc chặn dịng sơng Cơng. Hồ có độ
sâu 35 m và diện tích mặt hồ rộng 25 km², dung tích của hồ ước tính từ 160
triệu - 200 triệu m³. Hồ được tạo ra nhằm các mục đích cung cấp nước, thốt
lũ cho sơng Cầu và du lịch. Hiện hồ đã có một vài khu du lịch đang được quy
hoạch để trở thành khu du lịch trọng điểm quốc gia
2.1.2.4. Các đơn vị hành chính
Năm 1997, tỉnh Bắc Thái lại tách thành hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc
Kạn như ngày nay. Khi tách ra, tỉnh Thái Nguyên có 9 đơn vị hành chính
gồm: thành phố Thái Nguyên, thị xã Sơng Cơng và 7 huyện : Đại Từ, Định
Hóa, Đồng Hỉ, Phú Bình, Phú Lương, Võ Nhai, Phổ Yên
Ngày 15/5/2015 thị xã Sông Công được nâng cấp thành thành phố Sông

Công và huyện Phổ Yên được nâng cấp thành thị xã Phổ Yên
2.1.2.5. Dân số
Theo điều tra dân số ngày 1/4/2019, dân số tỉnh Thái Nguyên là
1.286.751 người, trong đó nam có 629.197 người và nữ là 657.554 người.
Tổng dân số đô thị là 410.267 người (31,9%) và tổng dân cư nông thôn là
876.484 người (68,1%). Cũng theo Tổng cục Thống kê, tỉ lệ tăng dân số tự
nhiên năm 2019 của Thái Nguyên là 1,36%. Tỷ lệ dân số sống ở thành thị của
tỉnh đứng thứ 18 so với cả nước và đứng đầu trong số các tỉnh Trung du và
miền núi phía Bắc, đứng thứ hai trong vùng Thủ đô (chỉ sau Thành phố Hà
Nội). Tỷ lệ đô thị hóa của Thái Ngun tính đến năm 2020 là 40%.



8

2.1.2.6. Phát triển kinh tế xã hội
Trong năm 2020, kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên tiếp tục chuyển
biến tích cực dù chịu ảnh hưởng tương đối do dịch bệnh COVID-19: Tăng
trưởng kinh tế đạt trên 4.24%; giá trị sản xuất công nghiệp tăng 4.45%; xuất
khẩu ước đạt 26,7 tỷ USD. Cơ cấu nền kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo
hướng tích cực là tăng dần tỷ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch
vụ, giảm dần tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản. Chỉ số sản xuất
ngành công nghiệp tăng 4,45% so với cùng kỳ; tổng mức bán lẻ hàng hóa và
doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội đạt gần 40 nghìn tỷ đồng, tăng 3,6% so
với cùng kỳ; tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên địa bàn ước đạt 41,3

nghìn tỷ đồng, tăng 2,2% so với cùng kỳ.
Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn năm 2020 ước đạt 15,56 nghìn
tỷ đồng, tiếp tục dẫn đầu vùng trung du miền núi phía bắc, đạt kế hoạch đề ra,
nhưng giảm 0,3% so với cùng kỳ; tổng chi ngân sách địa phương đạt 14,9
nghìn tỷ đồng, giảm 7,8% so với dự toán và bằng 76,5% so với cùng kỳ.
Năm 2021, tỉnh Thái Nguyên phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế trên 7%.
Tính đến tháng 12/2019, trên địa bàn tỉnh có trên 7.000 doanh nghiệp với
tổng số vốn đăng ký gần 86 nghìn tỷ đồng; các KCN trên địa bàn tỉnh đã thu
hút được 250 dự án đầu tư trong và ngoài nước, với tổng số vốn đăng ký gần
9,5 tỷ USD, thu hút được trên 120.000 lao động, với thu nhập bình quân gần 7
triệu đồng/tháng.
Thái Nguyên có tổ hợp Samsung với 2 nhà máy SEVT và SEMV với

tổng mức đầu tư hơn 7 tỉ đô la Mỹ tại Khu cơng nghiệp n Bình. Khu tổ hợp
này đóng vai trị to lớn trong sự phát triển của Thái Nguyên ngày nay. Cùng
với đó, tổ hợp khai thác chế biến khoáng sản Núi Pháo (gần 01 tỷ USD), dự
án khu du lịch quốc gia Hồ Núi Cốc và các dự án xây dựng cấp bách hệ thống
chống lũ lụt Sơng Cầu kết hợp hồn thiện hạ tầng đơ thị hai bên bờ Sông Cầu
cùng nhiều dự án công nghiệp hiện đại khác đã mang lại diện mạo mới cho


9

công nghiệp Thái Nguyên, trước kia vốn chỉ dựa vào khu công nghiệp Gang
Thép được thành lập năm 1959, là nơi đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam có

dây chuyền sản xuất liên hợp khép kín từ khai thác quặng sắt đến sản xuất
gang, phôi thép và cán thép.
Hiện Thái Nguyên đã và đang triển khai các khu công nghiệp sau:


KCN Gang Thép (160ha - là KCN đầu tiên của Thái Nguyên)



KCN Sông Công (320ha);




KCN Sông Công I (220ha);



KCN Sông Công II (250ha - đang triển khai, hiện đang mở rộng lên

450ha) thuộc thành phố Sơng Cơng;


KCN n Bình I (200ha)




KCN Yên Bình II (Đang triển khai)



KCN Nam Phổ Yên (200 ha),



KCN Tây Phổ Yên (200ha) thuộc thị xã Phổ Yên;




KCN Điềm Thuỵ A (180ha) thuộc huyện Phú Bình



KCN Điềm Thuỵ B (170ha) thuộc huyện Phú Bình



KCN Quyết Thắng (200ha - đang triển khai) thuộc thành phố Thái Nguyên




KCN Phú Bình (675 ha - đang triển khai) thuộc địa bàn xã Tân Hoà,

Tân Thành và Thị trấn Hương Sơn huyện Phú Bình.
Ngồi ra, Thái Ngun hiện đang triển khai xây dựng Khu cơng nghệ
thơng tin tập trung n Bình có diện tích 545,82ha nằm trên địa bàn thị xã
Phổ Yên và huyện Phú Bình. Tổng mức đầu tư chỉ riêng hạ tầng của dự án
này dự kiến là 4.232 tỷ đồng. Thời gian triển khai từ 2020-2025.
Thái Nguyên cũng quy hoạch một số cụm công nghiệp tại nhiều địa
phương trên địa bàn tỉnh. Đến hết năm 2019 đã có 23 cụm công nghiệp được
phê duyệt quy hoạch chi tiết với diện tích hơn 763 ha (7.63 km²), trong đó

diện tích đất cơng nghiệp là 407,6 ha (4,076 km²). Theo Đề án điều chỉnh, bổ


10

sung Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020,
tầm nhìn đến năm 2030, sẽ hình thành 35 CCN với tổng diện tích 1.259 ha.
Tuy nhiên nhà ở cho công nhân cũng là một vấn đề nan giải khi mà trong
năm 2019 Thái Nguyên có khoảng 120.000 cơng nhân, trong đó có tới 43.045
người có nhu cầu về nhà ở.
Trung bình hàng năm (từ 2016-2019) tỉnh đã giải quyết bình quân mỗi
năm trên 22 nghìn lao động có việc làm ổn định. Đến hết năm 2019, tỷ lệ lao

động qua đào tạo ước đạt 68,6%, tỷ lệ hộ nghèo tồn tỉnh cịn 4,38%
2.2. Tổng quan về thuốc thú y trong chăn nuôi
2.2.1. Khái niệm và đặc điểm thuốc thú y
2.2.1.1. Khái niệm
Theo Điều 3 Luật thú y (2015) [ 14 ] , thuốc thú y là đơn chất hoặc hỗn
hợp các chất bao gồm dược phẩm, vắc-xin, chế phẩm sinh học, vi sinh vật,
hóa chất được phê duyệt dùng cho động vật nhằm phòng bệnh, chữa bệnh,
chẩn đoán bệnh, điều chỉnh, phục hồi chức năng sinh trưởng, sinh sản của
động vật.
2.2.1.2. Đặc điểm của thuốc thú y
Đây là một loại sản phẩm địi hỏi đặc tính kỹ thuật cao. Mỗi một sản
phẩm tạo ra phải đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo được chức năng

bảo vệ sức khoẻ cho vật ni. Do đó thuốc thú y có những chức năng sau:
- Phịng và chữa bệnh cho vật nuôi.
- Giúp con vật tăng trưởng và phát triển.
- Đảm bảo ngăn ngừa các dịch bệnh lây lan từ vật nuôi sang con người,
làm nguồn thực phẩm sạch sẽ và an toàn cho người tiêu dùng.
- Là loại sản phẩm sử dụng phục vụ cho ngành chăn ni.
- Là loại sản phẩm địi hỏi đặc tính kỹ thuật cao, chất lượng bảo đảm.
- Là một dạng sản phẩm thuốc nên địi hỏi phải có sự bảo quản tốt, có
thời hạn tiêu dùng nhất định.


11


- Là một loại sản phẩm mang tính thời vụ cao.
Như vậy, qua phân tích đặc điểm sản phẩm, ta thấy sản phẩm thuốc thú
y mang tính đặc thù cao, có vai trị rất lớn trong việc bảo vệ và phát triển
ngành chăn ni nước nhà.
2.2.2. Vai trị của thuốc thú y đối với chăn nuôi
Theo Nghị quyết 10 của Bộ Chính Trị [ 1 ] về đổi mới cơ chế quản lý
Nông nghiệp đã chỉ rõ: “Từng bước đưa ngành Chăn nuôi lên một ngành sản
xuất chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong Nông nghiệp”. Để đạt được điều này
nhà nước ta không những phải coi trọng các khâu như: Cơ sở vật chất, nguồn
giống, nguồn thức ăn… cho chăn ni mà cịn phải chú trọng đến vấn đề
phịng chống dịch bệnh cho chăn nuôi. Sản phẩm thuốc thú y có vai trị bảo vệ

sức khoẻ cho vật ni, đảm bảo nguồn thực phẩm từ chăn ni có có giá trị và
chất lượng cao.
Ngồi ra thuốc thú y cịn có vai trị bảo vệ con người tránh được những
bệnh lây nhiễm trực tiếp từ động vật và những bệnh do thức ăn làm từ động
vật đó gây ra. Tóm lại, vai trò của thuốc thú y là nâng cao hiệu quả cơng tác
phịng ngừa, ngăn chặn bệnh dịch nhằm bảo vệ và phát triển ngành chăn nuôi,
cung cấp các sản phẩm làm từ vật ni có chất lượng cao phục vụ cho tiêu
dùng trong nước và xuất khẩu, bảo vệ sức khoẻ cho con người và môi trường
sinh thái.
2.2.3. Hiện tượng tồn dư kháng sinh và kháng kháng sinh
2.2.3.1. Tồn dư kháng sinh
* Khái niệm

- Theo Vi Thị Thanh Thủy (2011) [ 16] , tồn dư kháng sinh và hormone
trong cơ thể động vật là hiện tượng các chất hóa học, sinh học do con người
sử dụng vì những mục đích khác nhau trong chăn ni động vật, đã được
chuyển hóa trong cơ thể của con vật nhưng chưa đào thải hết gây tích lũy tại
các mơ, các phủ tạng. Hàm lượng này được phân tích xuất hiện dưới dạng vết


12

cho đến các giá trị vượt quá tiêu chuẩn cho phép.
* Nguyên nhân và tác hại của tồn dư kháng sinh
- Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tồn dư kháng sinh: Có thể do ý thức,

trình độ hiểu biết của người chăn nuôi về sử dụng thuốc... Dẫn lời ông Nguyễn
Như Tiệp - Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm và Thủy sản (Bộ
NN&PTNT), “Do một số cơ sở nuôi chưa tuân thủ đúng quy định về thời gian
ngừng sử dụng thuốc trước khi thu hoạch, một số cơ sở ni vẫn cịn lạm dụng
hóa chất kháng sinh cấm trong q trình ni”.
- Tác hại của tồn dư kháng sinh:
+ Ảnh hưởng đến chất lượng thịt, lượng tồn dư kháng sinh trong thực
phẩm vượt mức cho phép vừa ảnh hưởng đến giá trị cảm quan của món ăn
như: Thịt có màu nhạt, có đọng nước, mùi thịt khơng thơm. Nếu hàm lượng
thuốc kháng sinh tồn dư vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần, khi nấu thịt sẽ
có mùi của thuốc kháng sinh.
+ Một số hormone tác động lên chất lượng của thịt làm cho thịt mềm,

đồng thời làm biến đổi màu của thịt tươi hơn, đáp ứng được sở thích của một
số người tiêu dùng. Những ảnh hưởng này có thể là gián tiếp đối với sức khoẻ
con người, nhưng đây là nguy cơ có hại cho sức khoẻ của người tiêu dùng nếu
như thường xuyên ăn các loại thịt này.
2.2.3.2. Kháng kháng sinh
- Theo Alanis, (2005) [17] khi con người sử dụng kháng sinh thì sẽ gây
ảnh hưởng lâu dài về sau. Sẽ tạo ra những vi sinh vật kháng thuốc, các kháng
sinh và các tác nhân kháng khuẩn là thuốc thiết yếu đối với việc điều trị các
bệnh nhiễm vi khuẩn trên người và trên gia súc. Một số kháng sinh sử dụng
trong chăn nuôi cũng được sử dụng để chữa trị bệnh cho con người.
- Người ta đã chứng minh được sự kháng thuốc của vi khuẩn đối với
kháng sinh. Một số vi khuẩn có sự chọn lọc kháng thuốc chéo với các kháng sinh

dùng để chữa bệnh cho con người. Theo Giguere và cs (2007) [19], nguyên


13

nhân kháng thuốc của vi khuẩn đối với kháng sinh có thể do đột biến nhiễm
sắc thể, do nhập đoạn gen mới chứa các plasmide qui định tính kháng thuốc.
- Kháng kháng sinh sẽ làm giảm sự đáp ứng miễn dịch của cơ thể vật
nuôi, không sống được khi không có kháng sinh, gây dị ứng ở trên người. Thịt
có tồn dư kháng sinh gây ảnh hưởng ngay sau khi sử dụng: Gây nên phản ứng
quá mẫn cảm với những người nhạy cảm kháng sinh, gây dị ứng lâu dài khó
xác định và chữa trị. Một số kháng sinh và hố dược có thể gây ung thư cho

người tiêu thụ.
- Gassner và Wuethrich (1994) [18] đã phát hiện sự hiện diện của chất
chloramphenicol tồn dư trong các sản phẩm thịt với việc không thể chữa trị
được bệnh thiếu máu không tái tạo ở người. Do vậy, ở Mỹ mới cấm sử dụng.
2.3. Các quy định về điều kiện sản xuất và kinh doanh thuốc thú y
Căn cứ theo nghị định 35/2016 [8] và Nghị định 123/2018/NĐ-CP [8]
sửa đổi Nghị định quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực
nông nghiệp quy định:
“Điều 12. Điều kiện chung sản xuất thuốc thú y
-Địa điểm phải có khoảng cách an toàn với khu dân cư, bệnh viện, bệnh xá
thú y. Hệ thống đền chiếu sáng phù hợp. Hệ thống cấp và xử lí nước đảm bảo
cho sản xuất. Có hệ thống báo cháy. Có kho riêng bảo quản nguyên liệu.

Trang thiết bị, dụng cụ cụ phải được bố trí, lắp đặt phù hợp với quy mô và
loại thuốc sản xuất; có hướng dẫn vận hành; có kế hoạch bảo trì bảo dưỡng;
có quy trình vệ sinh và bảo đảm đạt yêu cầu vệ sinh, không gây nhiễm hoặc
nhiễm chéo giữa các sản phẩm. Kiểm tra chất lượng thuốc. Khu vực kiểm tra
phải tách biệt với khu vực sản xuất.
Điều 13. Điều kiện đối với cơ sở sản xuất thuốc thú y dạng dược
phẩm, vắc-xin
Ngoài các điều kiện theo quy định tại Điều 12 của Nghị định này, cơ sở
sản xuất thuốc thú y dạng dược phẩm, vắc-xin phải áp dụng thực hành tốt sản


14


xuất thuốc của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (GMP - ASEAN) hoặc thực
hành tốt sản xuất thuốc của Tổ chức Y tế Thế giới (GMP - WHO) hoặc thực
hành tốt sản xuất thuốc GMP tương đương nhưng không thấp hơn
(GMP - ASEAN).
Điều 17. Điều kiện buôn bán thuốc thú y
Tổ chức, cá nhân buôn bán thuốc thú y phải theo quy định tại Điều 92
của Luật thú y và đáp ứng các điều kiện sau đây:
Phải có địa điểm kinh doanh cố định, đầy đủ các tủ đồ vững chắc, có
trang thiết bị bảo quản. Có sổ sách, hóa đơn rõ ràng.
Điều 18. Điều kiện nhập khẩu thuốc thú y
Tổ chức, cá nhân nhập khẩu thuốc thú y phải theo quy định tại Điều 94

của Luật thú y, Điều 17 của Nghị định này và đáp ứng các điều kiện sau đây:
Phải có hệ thống điều hịa để đảm bảo điều kiện bảo quản trên nhãn
của sản phẩm. Có hệ thống sổ sách đảm bảo việc theo dõi xuất, nhập thuốc
thú y.”
2.4. Một số quy phạm pháp luật về sản xuất, kinh doanh thuốc thú y
Theo tôi khi sản xuất, kinh doanh thuốc thú y chúng ta cần phải tuân
thủ những quy định mà pháp luật đề ra như:
-Khi sản xuất thuốc thú y phải có hồ sơ, số lơ, hạn sử dụng
-Phải có chứng chỉ hành nghề và địa điểm đảm bảo, trang thiết bị phù hợp.
-Khi kinh doanh thuốc thú y phải có bảng giá, niêm yết giá rõ ràng.
-Kinh doanh thuốc thú y phải có những phương pháp bảo quản để đảm bảo
chất lượng thuốc tốt nhất đến tay bà con.

-Khi nhập khẩu thuốc thú y phải rõ ràng rành mạnh, có sổ sách hố đơn và
phải nộp thuế đầy đủ.
-Nhập khẩu thuốc thú y phải đạt tiêu chuẩn.
-Phải sử dụng nhãn mác sản phẩm đúng với những gì đã đăng kí.


15

-Không sử dụng các chất cấm.
Đối với những cơ sở sản xuất , kinh doanh thuốc thú y mà vi phạm
pháp luật, làm trái lương tâm đạo đức nghề nghiệp thì cần phải có những hình
thức sử phạt thích đáng. Căn cứ vào nghị định số 90/2017/NĐ-CP [ 9] do

Chính phủ ban hành ngày 31/07/2017 quy định:
“Điều 4. Quy định về mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền
Đối với cá nhân và tổ chức sẽ bị phạt từ 50.000.000 đồng đến
100.000.000 đồng nếu vi phạm hành chính lĩnh vực thú y. Đối với tổ chức có
cùng hành vi vi phạm sẽ bị phạt gấp 02 lần cá nhân.
Điều 31. Vi phạm về thủ tục trong sản xuất thuốc thú y
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng khi khơng có hồ sơ lô
sản xuất. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng khi không trung
thực trong hồ sơ đăng ký lưu hành thuốc thú y. Tịch thu giấy tờ vi phạm quy
định.



16

Điều 32. Vi phạm về điều kiện trong sản xuất, gia công, san chia thuốc thú
y
Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng khi sửa chữa Giấy
chứng nhận GMP, trực tiếp quản lí sản xuất khi khơng có chứng chỉ hành
nghề. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng khi vi phạm: Địa điểm
không đảm bảo, trang thiết bị không phù hợp. Phạt từ 15.000.000 đồng đến
25.000.000 đồng khi sản xuất thuốc ngồi phạm vi cho phép, hoặc khơng có
giấy chứng nhận GMP hoặc giấy hết hiệu lực.
Điều 34. Vi phạm về thủ tục trong buôn bán thuốc thú y
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với việc thiếu sổ

sách, hóa đơn xuất nhập hàng; Khơng có niêm yết giá bán.
2. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi
buôn bán thuốc thú y khơng thơng báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền
khi thay đổi địa điểm.
Điều 35. Vi phạm về điều kiện trong buôn bán thuốc thú y
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng khi không đủ điều kiện
về địa điểm sản xuất thuốc, bán thuốc trong khu vực hóa chất cơng nghiệp,
quản lí khơng có chứng chỉ nghề thú y. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến
5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi buôn bán vắc-xin không bảo
quản theo quy định bảo quản; khơng có nhiệt kế kiểm tra điều kiện bảo quản;
tẩy xóa sửa chữa giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán.
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với việc khơng

có giấy chứng nhận GMP hoặc giấy chứng nhận hết hiệu lực.
Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thu hồi, tiêu hủy thuốc thú y đối
với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.


17

Điều 37. Vi phạm về thủ tục trong nhập khẩu thuốc thú y, nguyên
liệu làm thuốc thú y
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng khi khơng có sổ sách
hóa đơn đối với từng loại thuốc xuất nhập khẩu. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng
đến 8.000.000 đồng khi nhập thuốc không có Giấy chứng nhận lưu hành tại

Việt Nam.
Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tái xuất hoặc tiêu hủy thuốc thú y,
nguyên liệu làm thuốc thú y. Trong trường hợp không tái xuất được buộc thu
hồi, tiêu hủy thuốc thú y, nguyên liệu làm thuốc thú y.
Điều 38. Vi phạm về điều kiện trong nhập khẩu thuốc thú y, nguyên
liệu làm thuốc thú y
Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng khi không đủ điều kiện
về địa điểm sản xuất thuốc, bán thuốc trong khu vực hóa chất cơng nghiệp,
quản lí khơng có chứng chỉ nghề thú y. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến
8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi buôn bán vắc-xin không bảo
quản theo quy định bảo quản; khơng có nhiệt kế kiểm tra điều kiện bảo quản;
tẩy xóa sửa chữa giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán.

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng khi khơng có Giấy
chứng nhận đủ điều kiện nhập thuốc hoặc Giấy đã hết hiệu lực.
Tịch thu Giấy chứng nhận đủ điều kiện nhập khẩu thuốc thú y đối với
hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.
Điều 39. Vi phạm về chất lượng trong nhập khẩu thuốc thú y,
nguyên liệu làm thuốc thú y
Phạt tiền từ 60% đến 70% giá trị lô sản phẩm (< 50.000.000 đồng) đối
với hành vi nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc thú y không đạt tiêu
chuẩn.
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi bán
mỗi loại nguyên liệu cho cơ sở chưa được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện



18

nhập khẩu thuốc thú y.
Biện pháp khắc phục hậu quả: trong trường hợp không tái xuất được,
buộc thu hồi, tiêu hủy thuốc thú y, nguyên liệu làm thuốc thú y
Điều 40. Vi phạm về nhãn sản phẩm thuốc thú y
Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi ghi
nhãn sản phẩm không đúng nội dung đã đăng ký, ghi đạt chứng nhận GMP
khi chưa được cấp Giấy chứng nhận GMP theo quy định.
Biện pháp khắc phục hậu quả. Buộc thu hồi thuốc thú y, ghi nhãn sản
phẩm không đúng nội dung đã đăng ký đối với hành vi vi phạm quy định tại

khoản 1 Điều này.”
2.5. Danh mục chất cấm trong sản xuất thuốc thú y
Ngày 25/02/2014, Bộ NN&PTNT đã ban hành Thông tư số 08/VBHNBNNPTNT [ 2] về Danh mục thuốc, hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng, hạn
chế sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thủy sản và thuốc thú y.
Bảng 2.1. Danh mục chất cấm sử dụng trong sản xuất thuốc thú y
STT
Tên hóa chất, kháng sinh
1
Chloramphenicol (Tên khác Chloromycetin;Chlornitromycin;
Laevomycin,Chlorocid, Leukomycin)
2
Furazolidon và dẫn xuất của nhóm Nitrofuran

3
Dimetridazole (Tên khác: Emtryl)
4
Metronidazole (Tên khác: Trichomonacid, Flagyl, Klion,
Avimetronid)
5
Dipterex (Tên khác: Metriphonat,Trichlorphon, Neguvon,
Chlorophos,DTHP); DDVP (Tên khác Dichlorvos; Dichlorovos)
6
Eprofloxacin
7
Ciprofloxacin

8
Ofloxacin
9
Carbadox
10 Olaquidox
11 Bacitracin Zn
12 (được bãi bỏ)
13 Green Malachite (Xanh Malachite)
14 Gentian Violet (Crystal violet)



×