Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

HÌNH TƯỢNG NHỮNG NÀNG CÔNG CHÚA TRONG PHIM HOẠT HÌNH CỦA WALT DISNEY DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA ĐẠI CHÚNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (429.2 KB, 24 trang )



BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KỲ

HÌNH TƯỢNG NHỮNG NÀNG CƠNG CHÚA
TRONG PHIM HOẠT HÌNH CỦA WALT DISNEY
DƯỚI GĨC NHÌN VĂN HĨA ĐẠI CHÚNG


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu .............................................................................................. 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 3
4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 3
5. Bố cục ..................................................................................................................... 4
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN
1.1. Các khái niệm
1.1.1. Phim hoạt hình ............................................................................................ 5
1.1.2. Văn hóa đại chúng ....................................................................................... 5
1.2. Khái quát về những nàng cơng chúa trong phim hoạt hình của Walt Disney
1.2.1. Các bộ phim có hình tượng cơng chúa của Walt Disney ............................ 5
1.2.2. Hình tượng những nàng cơng chúa của Walt Disney trong đời sống đại chúng
...................................................................................................................... 8
CHƯƠNG 2: CẤU TRÚC HỆ THỐNG PHIM HOẠT HÌNH CĨ HÌNH TƯỢNG
CƠNG CHÚA CỦA WALT DISNEY TỪ GĨC NHÌN VĂN HĨA ĐẠI CHÚNG
2.1. Hình thức thể hiện của phim ........................................................................11
2.2. Những nhân vật và biểu tượng trong phim
2.2.1. Những nhân vật ......................................................................................... 13
2.2.2. Những biểu tượng ...................................................................................... 14


2.3. Những niềm tin và những giá trị văn hóa
2.3.1. Những niềm tin và giá trị bề mặt .............................................................. 15
2.3.2. Những niềm tin và giá trị nền tảng ........................................................... 16
CHƯƠNG 3: : VAI TRÒ CỦA CÁC HÌNH TƯỢNG CƠNG CHÚA TRONG PHIM
HOẠT HÌNH CỦA WALT DISNEY TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HĨA ĐẠI CHÚNG
3.1. Giải trí .............................................................................................................17
3.2. Phản ánh đời sống .......................................................................................... 17


3.3. Giáo dục ...........................................................................................................18
KẾT LUẬN ................................................................................................................19
TÀI LIỆU THAM KHẢO ………………………………………………………... 20


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nền công nghiệp phim ảnh đang phát triển nhanh và hiện hữu khắp nơi trong đời
sống. Phim hoạt hình cũng như những thể loại phim khác trở thành món ăn tinh thần
khơng thể thiếu của phần đông người trên thế giới. Đối tượng mục tiêu của phim hoạt
hình là hướng đến trẻ em, tuy nhiên ngay cả những người lớn vẫn có thể bị hấp dẫn bởi
các bộ phim hoạt hình. Trải qua nhiều thời kỳ từ lúc bộ phim hoạt hình đầu tiên trên thế
giới được sản xuất vào năm 1911, các bộ phim hoạt hình đã khơng chỉ nâng cao chất
lượng hình ảnh mà còn nâng cao về phần nội dung. Nội dung của phim hoạt hình khơng
q khó hiểu để phù hợp với trẻ em, nhưng cũng đủ chiều sâu để khơi gợi những suy nghĩ
cho mỗi cá nhân, ở mỗi độ tuổi người xem sẽ có những cảm nhận và hướng đánh giá
khác nhau. Ở mọi lứa tuổi đều có nhu cầu giải trí thế nên phim hoạt hình là một lựa chọn
tốt với màu sắc sống động, nội dung vui nhộn hài hước. Đó là những nguyên nhân khiến
phim hoạt hình thu hút được khán giả trong nhiều lứa tuổi. Phim hoạt hình dần trở nên
thịnh hành hơn khi được nhiều người đón nhận. Do đó, những bộ phim hoạt hình buổi
đầu được sản xuất chỉ để phục vụ nhu cầu giải trí cũng dần dần được chú trọng về giá trị

thương mại.
Sự xuất hiện của các phương tiện truyền thơng đại chúng thúc đẩy văn hóa đại chúng
phát triển. Các phương tiện truyền thông đại chúng cùng với sự hỗ trợ của kỹ thuật điện
tử đã đem văn hóa phẩm đến được với lượng người tiếp nhận khổng lồ. Các rào cản về
biên giới, khoảng cách dần bị phá bỏ bởi sự phát triển công nghệ truyền thông, đặc biệt là
Internet. Điều này khiến những sản phẩm văn hóa dễ dàng trở nên đại chúng, tiếp cận
được khắp mọi nơi trên thế giới. Một thế hệ trẻ ra đời sẵn sàng tiếp thu, đón nhận những
điều mới lạ mà khơng bị gị ép trong những tư duy của thời dại cũ. Cùng với đó là những
cơng ty lớn trong lĩnh vực cơng nghiệp văn hóa xuất hiện. Từ đó các sản phẩm văn hóa
đại chúng được phát hành rộng rãi trên toàn thế giới, đem lại lợi nhuận và sự phát triển
của văn hóa đại chúng gắn chặt hơn với cơng nghiệp văn hóa và chịu tác động của kinh tế
thị trường.

1


Walt Disney là một trong những tập đồn giải trí và truyền thông đa phương tiện lớn
nhất thế giới. “Nhà chuột” Disney ngoài việc được biết đến như một hãng phim mà nó
cịn là chuỗi kinh doanh với các cơng viên giải trí, sản phẩm nhượng quyền,… Hình ảnh
gắn liền với Disney là chú chuột hoạt hình Mickey, chính vì thế khi nói đến Disney người
ta vẫn nhớ đến đây như một xưởng phim hoạt hình – nơi tạo ra các nhân vật như chuột
Mickey, vịt Donal, nàng Bạch Tuyết,… Lĩnh vực hoạt hình là nơi Walt Disney bắt đầu và
cũng là nơi mà công ty này gần như thống trị trong gần một thế kỳ qua. Disney đã chứng
minh được rằng phim hoạt hình khơng phải chỉ được trẻ em đón nhận mà nó có thể tạo
được tiếng vang và mang lại những lợi nhuận đáng kinh ngạc trên thị trường như bất kỳ
một bộ phim nào khác.
Những bộ phim hoạt hình của Disney gần như có mặt ở các bảng xếp hạng của
những bộ phim có doanh thu cao nhất năm hay doanh thu cao trong thế kỷ này. Nội dung
của mỗi câu chuyện mà Disney truyền tải, hình tượng nhân vật mà Disney tạo nên ln là
sản phẩm mang tính đại chúng. Bên cạnh những bộ phim hoạt hình với kịch bản được

viết mới, Disney cịn chuyển thể hoạt hình từ những câu chuyện cổ tích với hình tượng
các nàng cơng chúa. Qua tạo hình của Disney mà các nàng công chúa đã trở nên chân
thực hơn. Các nàng cơng chúa của Disney đã khơng cịn xa lạ gì với khán giả đại chúng,
khi họ nhìn vào một hỉnh ảnh nhân vật họ có thể nhận ra đó là nàng Bạch Tuyết, đó là
cơng chúa Lọ Lem hay đó là Elsa,…
Đề tài của tiểu luận là “Hình tượng những nàng cơng chúa trong phim hoạt hình
của Walt Disney dưới góc nhìn văn hóa đại chúng” sẽ khai thác hình tượng các cơng
chúa Disney dưới góc nhìn văn hóa đại chúng để thấy chúng đã tác động đến đời sống và
chịu những sự thay đổi của thời đại như thế nào.
2. Mục đích nghiên cứu
Hình tượng cơng chúa trong các bộ phim hoạt hình của hãng phim Walt Disney đã
trở nên rất phổ biến trong đời sống đại chúng. Bằng sự sáng tạo của mình các nhà làm
phim của Disney đã tạo nên những nàng công chúa chân thật nhất và truyền tải những nội
dung sâu sắc. Những bộ phim hoạt hình của Disney có tính giáo dục cao cho trẻ em từ
khoảng độ tuổi dưới 14 tuổi, hình tượng các nàng cơng chúa cũng ảnh hưởng khơng nhỏ
2


trong việc nhận thức của trẻ nhỏ. Các nàng công chúa của Disney đồng hành cùng các em
trong suốt thời gian thơ ấu và cũng trở thành một hình mẫu để các bậc phụ huynh dùng
giáo dục con cái những đức tính tốt đẹp. Những bộ phim hoạt hình cơng chúa ấy vẫn lấy
cốt truyện từ những câu chuyện cổ tích mọi người đã thuộc nằm lịng nhưng nó vẫn nhận
được sự thích thú khi ra mắt. Hình tượng các nàng công chúa cũng đã được các nhà làm
phim phủ lên những điều mới mẻ so với nguyên tác để thể hiện những nhận thức mới của
thời đại. Để hiểu thêm về những điều này, ta cần nghiên cứu về việc tạo dựng nên thành
cơng của các hình tượng cơng chúa nhà Disney trong văn hóa đại chúng, mức độ ảnh
hưởng của chúng đến đời sống và qua đó cũng so sánh được những thay đổi mới mẻ hay
những suy nghĩ mới của các nhà làm phim qua từng thời kỳ.
3. Đối tượng nghiên cứu
Tiểu luận tập trung nghiên cứu về hình tượng của các nhân vật cơng chúa trong các

bộ phim hoạt hình Walt Disney trong đời sống văn hóa đại chúng trên hai khía cạnh: một
là việc nó ảnh hưởng đến đại chúng và hai là việc những suy nghĩ thời đại ảnh hưởng lên
nó.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài, một số phương pháp đã được sử dụng như sau:
Phương pháp phân tích tổng hợp: đây là phương pháp được sử dụng nhiều nhất
trong đề tài. Sử dụng phương pháp này nhằm hỗ trợ trong việc chọn lọc, phân tích và
tổng hợp các thông tin từ các nguồn tài liệu như sách, bài báo, các trang mạng Internet,…
để đưa vào đề tài.
Phương pháp so sánh: phương pháp này sử dụng để tìm ra những nét khác biệt
trong hình tượng cơng chúa của phim hoạt hình so với các câu chuyện cổ tích ban đầu và
giữa hình tượng các nhà cơng chúa Disney qua các thời kỳ với nhau thơng qua tạo hình
và nội dung, ý nghãi mà bộ phim hướng đến.
Phương pháp lịch sử: sử dụng phương pháp này nhằm có cái nhìn hệ thống theo
thời gian của các hình tượng cơng chúa của Walt Disney. Từ việc tìm hiểu nàng cơng
chúa thời kỳ đầu như Bạch Tuyết cho đến nàng công chúa (sau trở thành nữ hồng) Elsa
theo thời gian để có thể đối chiếu với sự thay đổi của xã hội nhằm thấy được sự thay đổi
3


của các nàng cơng chúa. Bên cạnh đó cũng thấy được sự ảnh hưởng ngày càng lớn của
các bộ phim hoạt hình Disney qua thời gian.
5. Bố cục
Đề tài gồm có các phần gồn phần mở đầu, nội dung, kết luận và tài liệu tham khảo.
Phần nội dung tập trung phân tích các nội dung như sau:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết và thực tiễn
Khái quát các khái niệm liên quan đến đề tài như phim hoạt hình, văn hóa đại
chúng. Bên cạnh đó là đi vào thực tiễn để tìm hiểu những hình tượng các nàng cơng chúa
mà Disney đã tạo nên và những đặc điểm của chúng trong đời sống đại chúng như tính
thương mại, sự trẻ trung,…

Chương 2: Cấu trúc hệ thống phim hoạt hình có hình tượng cơng chúa của Walt
Disney từ góc nhìn văn hóa đại chúng
Dựa vào cấu trúc ngơi nhà văn hóa đại chúng của John G. Nachbar để tiến hành
phân tích các biểu hiện của hình tượng cơng chúa trong các bộ phim Disney cũng như
cách thức mà các nhà làm phim đã xây dựng nên hình tượng và nội dung của các bộ phim
hoạt hình ấy. Từ đó thấy được những giá trị, chức năng của chúng. Bên cạnh đó là so
sánh để thấy sự khác biệt giữa các hình tượng công chúa của phim và truyện, và thấy
được những cái nhìn đổi mới của nhà làm phim.
Chương 3: Vai trị của các hình tượng cơng chúa trong phim hoạt hình của
Walt Disney trong đời sống văn hóa đại chúng
Nhìn nhận những vai trị của hình tượng các nàng cơng chúa cũng như các bộ phim
hoạt hình về họ đối với đời sống xã hội như giải trí, giáo dục, phản ánh đời sống thực. Từ
đó thấy được các bộ phim hoạt hình Disney đã truyền tải những thơng điệp vơ cùng thú vị
và sâu sắc qua hình tượng các nàng công chúa của hãng.

4


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN
1.1. Các khái niệm
1.1.1. Phim hoạt hình
Theo một số nguồn trang trên Internet thì phim hoạt hình có thể hiểu nơm na là
“dòng phim dành cho thiếu nhi với các nhân vật dễ thương, vui nhộn, cũng không thiếu
những nhân vật phản diện, kết thúc phim đều giáo dục cho trẻ một bài học làm người đầy
nhân văn.”
Hay “Phim hoạt hình hay phim hoạt họa là một hình thức sử dụng ảo ảnh quang
học về sự chuyển động do nhiều hình ảnh tĩnh được chiếu tiếp diễn liên tục. Trong phim
và trong kỹ nghệ dàn dựng, hoạt họa ám chỉ đến kỹ thuật trong đó từng khung hình của
phim được chế tác riêng rẽ”.1

1.1.2. Văn hóa đại chúng
Theo Barry Brummet định nghĩa về văn hóa đại chúng là “Văn hóa đại chúng đề
cập đến những hệ thống và sản phẩm văn hóa mà phần lớn nhân loại chia sẻ và biết
đến”.
A.A. Radughin cho rằng văn hóa đại chúng là “những sản phẩm văn hóa được sản
xuất hàng ngày với khối lượng lớn, được giới thiệu cho công chúng rộng rãi nhất theo
các kênh truyền thông đại chúng khác nhau, được tiêu thụ bởi tất cả mọi người, không
phụ thuộc vào địa điểm và đất nước sinh sống”.
1.2. Khái quát về những nàng cơng chúa trong phim hoạt hình của Walt Disney
1.2.1. Các bộ phim có hình tượng cơng chúa của Walt Disney
Nhà sáng lập Walt Disney đã từng nói rằng: “Tơi khơng vẽ phim hoạt hình cho trẻ
thơ, tơi vẽ phim hoạt hình trong đứa trẻ trong mỗi chúng ta. Tơi gọi đứa trẻ đó là sự ngây
thơ. Trong cuộc sống, nếu vì bất cứ lý do nào mà để mất đi sự ngây thơ đó thì thật là
đáng tiếc”. Có thể thấy đối tượng mà Disney hướng đến là tất cả mọi người thuộc mọi
lứa tuổi bằng việc tạo những hình ảnh, thơng điệp gợi nhắc về tuổi thơ hay dựa trên
1

/>
5


những câu chuyện cổ tích kỳ diệu. Những hình tượng công chúa mà Disney xây dựng
trong các bộ phim trong gần 100 năm qua càng ngày càng được được chăm chút kỹ lưỡng
về ngoại hình, câu chuyện và cả những biểu cảm nhờ vào sự phát triển hiện đại của cơng
nghệ. Những cơng chúa mà Disney đã tạo nên:
• Snow White
Snow White hay còn gọi là Bạch Tuyết là nàng công chúa đầu tiên của Disney
được ra đời vào năm 1937 trong bộ phim Snow White and the seven dwarfs (tựa Việt là
Bạch Tuyết và bảy chú lùn). Tuy ra đời vào lúc các phương tiện truyền thông đại chúng
chưa thật sự phát triển nhưng bộ phim cũng đã gặt hái những thành cơng nhất định, hình

tượng Bạch Tuyết vẫn gây dấu ấn đến hiện tại. Bộ phim được dựa trên câu chuyện của
Nàng Bạch Tuyết (1812) trong truyện cổ tích Đức của anh em nhà Grimm.
• Cinderella
Cinderella hay cịn gọi là công chúa Lọ Lem trong bộ phim cùng tên ra mắt vào
năm 1950. Bộ phim đã giúp vực dậy công ty Walt Disney đang trên bờ vực phá sản với
mức doanh thu cao hơn rất nhiều so với chi phí sản xuất. Đây là nàng cơng chúa được ưu
ái có đến 3 phần phim và bản phim điện ảnh do người đóng (phiên bản live action) .
Cinderella dựa trên truyện cổ tích Pháp mang tên Cơ bé Lọ Lem của Chrales Perrault.
• Aurora
Aurora là nàng cơng chúa trong phim Sleeping Beauty hay cịn gọi là cơng chúa
ngủ trong rừng. Bộ phim được sản xuất vào năm 1959. Aurora lại là bộ phim tiếp theo
được chuyển thể từ truyện cổ tích Pháp mang tên Người đẹp ngủ trong rừng của Charles
Perrault năm 1697 và vở ba lê Người đẹp ngủ trong rừng của Pyotr Ilyich Tchaikovsky
năm 1890.
• Ariel
Ariel hay còn gọi là nàng tiên cá, nhân vật trong bộ phim Litte Mermaid (tên
Việt là Nàng tiên cá) ra đời vào năm 1898. Đây là một hình tượng nàng cơng chúa bước
đầu có sự thay đổi của Disney. Bộ phim được dựa trên truyện cổ tích Đan Mạch Nàng
tiên cá của Hans Christian Andersen.
• Belle
6


Belle là nàng công chúa trong bộ phim Beauty and the beast (tên Việt là Người
đẹp và quái thú) ra đời năm 1991. Belle được đánh giá là nàng công chúa thông minh và
dũng cảm, cô dành được nhiều sự tán dương khi bộ phim ra mắt. Người đẹp và quái thú
được dựa trên câu chuyện của nhân vật nữ chính trong truyện cổ tích Pháp của Jeanne Marie Le Prince de Beaumont.
• Jasmine
Cơng chúa Jasmine trong Aladin (tựa Việt là Aladin và cây đèn thần) ra mắt năm
1992 là hình tượng cơng chúa được xây dựng nhiều tầng, cơ mạnh mẽ, cá tính và thơng

minh. Bộ phim tạo hình Jasmine dựa trên Công chúa Badroulbadour trong câu chuyện
"Aladdin và cây đèn thần" trích từ bộ Nghìn lẻ một đêm.
• Pocahontas
Pocahontas là nàng công chúa trong bộ phim cùng tên ra đời năm 1995. Bộ phim
dựa trên nhân vật người con gái của thủ lĩnh người da đỏ châu Mỹ bản địa, Pocahontas
(1595–1617), và cuộc dàn xếp hòa giải ở Jamestown, Virginia vào năm 1607.
• Mulan
Mulan hay cịn gọi là Mộc Lan là nàng công chúa trong bộ phim cùng tên ra mắt
năm 1998, cơ là nàng cơng chúa có xuất thân từ Châu Á. Bộ phim được chuyển thể từ
huyền thoại về Hoa Mộc Lan (386–534).
• Tianna
Tiana hay cịn biết đến với tên gọi công chúa ếch trong bộ phim The princess
and the frog (tựa Việt là Công chúa và chàng Ếch) ra đời năm 2009. Cô là công chúa hiện
đại đầu tiên của Disney được sinh ra vào thế kỷ 21. Bộ phim của nàng dựa trên tiểu
thuyết The Frog Princess của E. D. Baker, và chính cuốn sách này lại dựa trên câu
chuyện cổ tích của anh em nhà Grimm Hồng tử ếch.
• Rapunzel
Cơng chúa Rapunzel trong bộ phim Tangled (tựa Việt là Cơng chúa tóc mây) ra
đời năm 2010, được dựa theo nữ nhân vật chính trong truyện cổ tích của Đức của anh em
nhà Grimm, hình tượng của cơ do người viết kịch bản Dan Fogelman sáng tạo ra.

7


• Merida
Merida là nàng công chúa trong bộ phim Brave (tựa Việt là Cơng chúa tóc xù) ra
mắt vào năm 2012. Bộ phim được sản xuất bởi Pixar (sau này thuộc về Disney). Hình
tượng của Merida được sáng tạo bởi đạo diễn và nhà viết kịch bản Brenda Chapman.
• Elsa và Anna
Elsa và Anna là hai nàng công chúa trong bộ phim nổi tiếng Frozen (tự Việt là

Nữ hoàng băng giá) ra mắt vào năm 2013, dựa trên truyện cổ tích Bà chúa tuyết của Hans
Christian Andersen. Đây là bộ phim đạt được tiếng vang rất lớn và có nhiều thay đổi so
với ngun bản của truyện cổ tích.
• Moana
Cơng chúa Moana ra mắt năm 2016 trong bộ phim Moana (tựa Việt là Hành
trình của Moana). Những đạo diễn được truyền cảm hứng từ thần thoại Polynesian và á
thần Mauli. Điều đặc biệt của bộ phim là việc nó được lấy cảm hứng từ văn hóa Đơng
Nam Á.
• Raya
Raya là tên của cô con gái của một vị tộc trưởng trong phim Raya and the Last
Dragon (tựa Việt là Raya và rồng thần cuối cùng) ra mắt vào năm 2021. Raya là một
công chúa khá đặc biệt của Disney và cho đến nay danh sách các nàng cơng chúa chính
thức của Disney vẫn chưa cập nhật tên của Raya.
Trên đây là tồn bộ những nàng cơng chúa theo phân loại cảm quan từ phần đơng
khán giả, do có những nàng cơng chúa khơng có xuất thân từ hồng gia nhưng vẫn được
xếp vào danh sách này. Hình tượng các nàng cơng chúa đã được xây dựng với tính cách
mạnh mẽ dần phổ biến và được chọn lựa bởi các nhà làm phim Disney, nó thể hiện được
Disney đã dần từng bước phá vỡ những rào cản truyền thống áp đặt lên nữ giới. Tuy
nhiên, trong tiểu luận chỉ tập trung phân tích những hình tượng cụ thể của cơng chúa
Bạch Tuyết, công chúa Belle và công chúa Elsa (sau này là nữ hồng Elsa).
1.2.2. Hình tượng những nàng cơng chúa của Walt Disney trong đời sống đại chúng
Bạch Tuyết và bảy chú lùn là bộ phim có doanh thu cao nhất vào năm 1937 trên thế
giới. Bộ phim được đánh giá 7.6/10 trên Imdb, chứng minh được rằng bộ phim được
8


đánh giá khá cao trên trang thông tin về phim hàng đầu này. Năm 1994 khi Disney đưa
bộ phim trở lại màn ảnh rộng ở Mỹ, McDonald’s đã tận dụng sự kiện này để sản xuất
hàng loạt 8 món đồ chơi làm bằng nhựa dựa trên bộ phim với tên gọi Happy Meal (một
món cho mỗi bữa ăn). Sau gần 60 năm ra mắt, nàng công chúa Bạch Tuyết vẫn không hề

bị lãng quên, và cho đến tận ngày hôm nay những món đồ chơi ấy vẫn được rao bán trên
các trang thương mại điện tử lớn. Hình ảnh mà Disney tạo nên cũng được sử dụng trong
hàng loạt ấn phẩm sách, báo sau này, khi nhắc đến Bạch Tuyết người ta sẽ hình dung ra
cơ nàng mặc chiếc váy vàng, áo xanh đen cùng với chiếc nơ cài trên tóc – đó là hình ảnh
nàng Bạch Tuyết của Walt Disney. Với hệ thống nhượng quyền hình ảnh của Disney,
Bạch Tuyết hơn 80 năm tuổi vẫn tiếp tục xuất hiện ở nhiều nơi trên thế giới, qua nhiều
sản phẩm như đồ chơi, trị chơi điện tử,… Tại cơng viên của Disney trên tồn thế giới,
các trị chơi hay địa điểm mô phỏng câu chuyện từ nàng Bạch Tuyết vẫn được nhiều
người đến tham quan. Bạch Tuyết và bảy chú lùn được xem là Thành tựu điện ảnh vĩ đại
nhất của Disney, được công nhận là sự đổi mới và tiên phong trong ngành sản xuất phim
hoạt hình, giờ đây phiên bản phim hoạt hình Bạch Tuyết và bảy chú lùn hầu như đã thay
thế tất cả những câu chuyện khác trong trí tưởng tượng của nhiều người. Các giải thưởng
mà bộ phim mang về Giải Oscar Danh dự, Giải của Hội Phê bình phim New York – Giải
đặc biệt, Giải Grand Biennale Art Trophy, Artist Jackie Coogan Award, Saturn Award
for Best Classic Film DVD Release (2002) và DVD Exclusive Award for Best Overall
New Extra Features, Library Title (2001). Vào ngày 5 tháng 10 năm 2001, khi Disney
tung ra đĩa DVD cho bộ phim đã bán được 1 triệu bản ngay trong ngày đầu.
Người đẹp và quái thú tiếp tục là bộ phim có lợi nhuận cao từ Disney, với chi phí
sản xuất chỉ 25 triệu USD và doanh thu lên đến 425 triệu USD (tính theo doanh thu
phịng vé). Bộ phim đã chiến thắng giải Quả cầu vàng cho hạng mục Phim ca nhạc hoặc
phim hài hay nhất, là phim hoạt hình đầu tiên chiến thắng hạng mục này. Nó cũng là tác
phẩm điện ảnh hoạt hình đầu tiên nhận đề cử giải Oscar cho phim hay nhất tại lễ trao giải
Oscar lần thứ 64, bên cạnh đó phim cịn đoạt giải Oscar cho hạng mục Nhạc phim hay
nhất và ca khúc trong phim hay nhất (cho bài hát chủ đề), đồng thời nhận thêm các đề cử
khác cho ca khúc trong phim (Be Our Guest) hay nhất và hòa âm hay nhất. Với sự thành
9


cơng của mình, đây là tác phẩm đã truyền cảm hứng cho vở nhạc kịch của Broadway.
Năm 2003, hình tượng Belle của Disney được đề cử vào danh sách 100 anh hùng và kẻ

phản diện của Viện phim Mỹ và là nhân vật phim hoạt hình duy nhất trong danh sách
này. Các hàng hóa và sản phẩm dựa trên hình tượng của Belle được bày bán khắp nơi
trên thế giới, bao gồm tạp chí, đồ chơi, các bộ sưu tập nhạc và phim, trò chơi điện tử, các
mặt hàng quần áo. Belle cũng xuất hiện rất nhiều trong các công viên giải trí của Disney,
và hình tượng Belle cũng tiếp tục góp mặt trong nhiều tác phẩm sau này được chuyển thể
sang bản điện ảnh người đóng.
Tiếp theo là Elsa, nhân vật hư cấu có sức ảnh hưởng lớn nhất trong năm 2014 do
Tạp chí Time bình chọn. Bộ phim Frozen trở thành bộ phim có doanh thu cao nhất năm
2013, nằm trong top 20 những bộ phim có doanh thu cao nhất mọi thời đại và cũng từng
là phim hoạt hình có doanh thu cao nhất mọi thời đại cho đến khi bị phá kỷ lục bởi chính
phần hai của bộ phim – Frozen 2 (khơng tính phiên bản Vua sư tử năm 2019). Bộ phim
đã giành được hai giải Oscar ở hạng mục Phim hoạt hình hay nhất và Ca khúc trong phim
hay nhất (Let It Go), một giải Quả cầu vàng cho hạng mục Phim hoạt hình hay nhất, giải
BAFTA cho Phim hoạt hình hay nhất, năm giải Annie (trong đó có hạng mục Phim hoạt
hình hay nhất), hai giải của Hiệp hội Phê bình Phim Phát sóng ở hạng mục Phim hoạt
hình hay nhất và Bài hát trong phim hay nhất (Let It Go). Riêng Elsa giành được ba giải
thưởng ở cả ba hạng mục được đề cử tại Visual Effects Society Awards năm 2013. Sau
khi phim ra mắt vào năm 2013 đã có đến 46 phiên bản lồng tiếng chính thức. Trong năm
2014, Elsa đã trở thành biểu tượng trên toàn thế giới, hàng ngàn bé gái ra đời được đặt
tên Elsa, tên “Elsa” vươn lên vị trí thứ 286 trong dang sách 500 cái tên phổ biến nhất tại
Mỹ, và đây là lần đầu tiên cái tên Elsa xuất hiện trong top 500 kể từ năm 1917. The New
York Times ví von sự kiện này là thời kỳ “bùng nổ em bé Elsa” hậu Frozen. Mơ hình
Elsa cũng vượt qua búp bê Barbie, trở thành đồ chơi bán chạy nhất nước Mỹ. Các sản
phẩm của bộ phim cũng trở nên cực kỳ ăn khách. Tháng 12/2013, Disney tung ra thị
trường hàng loạt sản phẩm như búp bê, quần áo, cốc chén, đồ trang trí, tranh truyện…
Tới đầu năm 2014, các sản phẩm này đã được tiêu thụ hết. Ba triệu bộ đồ hóa trang theo
Frozen được tiêu thụ hết trong một năm, trong đó trang phục Elsa chiếm tỉ lệ cao nhất.
10



Doanh thu từ hình tượng Elsa đạt hơn 3,39 triệu USD, là mức doanh thu cao nhất trong
số các công chúa Disney. Ngồi ra, Frozen cịn được chiếu khắp các trường học ở Mỹ để
nâng cao nhận thức về sức khỏe tâm thần cho thiếu niên, nhi đồng thông qua hình tượng
Elsa.
Đó là những minh chứng cho thấy những hình tượng cơng chúa mà Disney xây
dựng đã có những tác động lên đời sống đại chúng. Những hình tượng này được chấp
nhận rộng rãi. Chúng không chỉ mang về những giải thưởng danh giá từ giới chun gia
mà cịn có sức hút cực kì mạnh mẽ trong giới đại chúng, mang về doanh thu khổng lồ. Ba
nàng công chúa nêu trên điển hình cho những lần thay đổi tư duy làm phim của Disney
trong việc tạo dựng hình tượng nhân vật, chọn tuyến nhân vật để khai thác, và những
thông điệp nhân văn được truyền tải. Và công chúng đã ln đón nhận những sự thay đổi
này một cách vơ cùng tích cực.
CHƯƠNG 2: CẤU TRÚC HỆ THỐNG PHIM HOẠT HÌNH CĨ HÌNH TƯỢNG
CƠNG CHÚA CỦA WALT DISNEY TỪ GĨC NHÌN VĂN HĨA ĐẠI CHÚNG
2.1. Hình thức thể hiện của phim
Walt Disney đã thành công trong việc chuyển thể truyện cổ tích Nàng Bạch Tuyết
của truyện cổ Grimm thành bộ phim Bạch Tuyết và bảy chú lùn. Đây được xem là bước
đi tiên phong trong lĩnh vực hoạt hình và nó cũng tạo tiền đề cho hàng loạt thành cơng
sau này của hãng. Hầu hết các phim hoạt hình của Disney được lấy cảm hứng từ các câu
chuyện cổ tích và nó cịn thành cơng hơn cả bản gốc. Các bộ phim của Disney giúp tái
hiện sinh động các câu chuyện trên màn ảnh rộng, giúp nó càng trở nên phổ biến trên
tồn thế giới hơn nữa. Hình thức thể hiện của các bộ phim là một trong những nhân tố
khiến những khán giả dù đã thuộc lòng những câu chuyện cổ tích vẫn khơng thể rời mắt
khỏi phim khi xem.
Phim của Disney luôn tràn ngập màu sắc tươi vui, những chuyển động mượt mà giúp
các nhân vật có những hành động giống thực hơn. Trong bộ phim đầu tay về nàng công
chúa, Bạch Tuyết đã được tạo ra với màu sắc sáng đẹp và chuyển động sống động, các
khung cảnh nền xung quanh có độ sâu. Bạch Tuyết đượcc phác thảo bày bản và kĩ càng
11



khi phải tốn nhiều cơng sức chọn một hình mẫu thực cho cô để diễn tả được hết dáng đi
uyển chuyển, nhẹ nhàng. Belle trong Người đẹp và quái thú cũng được đầu tư kĩ lượng
cùng với sự giúp đỡ của công nghệ hiện đại mà cảnh phim cô và quái thú được diễn tả hết
sức sinh động. Elsa là nàng công chúa được diễn tả với định dạng 3D, có những phân
cảnh đã khiến đồn làm phim mất đến 6 tháng để hoàn thành. Khác với kịch bản gốc, Nữ
hoàng băng giá mang màu sắc tươi sáng phù hợp với thiếu nhi. Có thể thấy các bộ phim
của Disney ln được xây dựng hình ảnh với màu sắc tươi sáng, trẻ trung để phù hợp với
trẻ em. Các bộ phim của Disney ln được đầu tư về hình thức từ những chi tiết nhỏ nhất.
Dù ở định dạng 2D hay 3D, hình ảnh mà “nhà chuột” xây dựng cho các nàng cơng chúa
của mình ln rất khác biệt để khi nhìn vào ai cũng có thể biết nàng cơng chúa này đến từ
Disney.
Ngồi hình thức bên ngồi, yếu tố kịch bản không thể bỏ qua. Cách mà Disney xây
dựng kịch bản cho câu chuyện của mình trong suốt gần 100 năm qua đã tạo nên một nét
đặc trưng cho họ. Đầu tiên, kịch bản chuyển thể căn bản vẫn trung thành với nguyên tác.
Các câu chuyện của Disney được chuyển thể gần với nguyên tác, giữ hệ thống nhân vật
và các sự kiện của nguyên bản nhưng vẫn có những yếu tố thay đổi sáng tạo. Cách
chuyển thể này vừa thể hiện mức trung thành tương đối với nguyên tác vừa có một khơng
gian đủ để tạo điều kiện cho các nghệ sĩ thể hiện ý đồ nghệ thuật và sáng tạo của mình
đối với các nhân vật trong phim. Thứ hai, kiểu nhân vật được xây dựng phù hợp với cách
kể chuyện tuyến tính. Câu chuyện được bắt đầu từ mục tiêu mà nhân vật đặt ra, tiếp nối
bởi các nút thắt và những bước ngoặt mà nhân vật chính sẽ phải vượt qua, nhân vật chính
đưa ra những lựa chọn để tháo gỡ nút thắt rồi kết thúc tại cao trào. Thứ ba, các nhân vật
trong phim đều có chức năng rõ ràng, đa dạng và sinh động. Mỗi nhân vật đều có chức
năng riêng để kể câu chuyện chính, nhưng Disney cũng linh hoạt khi một nhân vật có đa
dạng chức năng. Chính yếu tố này đã lôi cuốn mạnh mẽ người xem. Thứ tư, tạo xung đột
theo suốt kịch bản cho đến khi được tháo gỡ bởi nhân vật chính. Và cuối cùng là cách kể
chuyện đa dạng. Disney vô cùng linh hoạt trong việc thể hiện các bộ phim của mình bằng

12



nhiều ngơi kể, ln tạo những sự kiện mang tính quãng đệm trước khi đến cao trào và tạo
nên cái kết đáp ứng mong muốn người xem.
2.2. Những nhân vật và biểu tượng trong phim
2.2.1. Những nhân vật
Bạch Tuyết là nhân vật cơng chúa đầu tiên của Disney với tính cách tốt bụng và lạc
quan. Các chú lùn cũng được đặt tên theo từng tính cách của họ như Doc (Bác sĩ),
Grumpy (cáu kỉnh), Happy (vui vẻ), Sneezy (hắt xì), Bashful (ngượng ngùng), Sleepy
(buồn ngủ) và Dopey (câm điếc nhưng vui vẻ). Đây cũng là một trong những thay đổi thu
hút khán giả của phim so với truyện gốc. Bạch Tuyết được xây dựng như một nhân vật
luôn may mắn khi nhận được sự hỗ trợ từ những người tốt bụng điển hình là bảy chú lùn
hay hồng tử dù cô kém may mắn khi phải sống với mẹ kế độc ác sau khi cha mẹ qua đời.
Cô hiền lành đến mức yếu đuối để rất nhiều lần bị kẻ xấu hãm hại và không hề lên tiếng
khi nhận sự đối xử bất cơng. Hình tượng của Bạch Tuyết khơng có nhiều chiều sâu do
hạnh phúc mà cơ có được hoàn toàn nhờ vào sự may mắn khi gặp những người tốt như
bảy chú lùn hay sự cảm thông của người thợ săn. Cô không hề đấu tranh cho hạnh phúc
của chính mình và dường việc duy nhất mà Bạch Tuyết làm trong suốt bộ phim là chạy
trốn và chờ đợi chàng hồng tử của mình đến.
Belle là hình tượng nhân vật mang tính đột phá của Disney. Cơ được tạo ra bởi
quyết tâm tạo nên một nhân vật nữ chính “muốn làm một điều gì đó hơn là chỉ chờ đợi
hồng tử của mình đến” của các nhà làm phim. Hình tượng của Belle là một cơ gái bình
thường, khơng là hiện thân cho cái đẹp hồn mỹ, cơ u thích việc đọc sách , tìm tịi cái
mới và sẵn sàng tiếp nhận những điều mới mẻ. Belle là một hình tượng của người phụ nữ
hiện đại, khơng đi tìm một người đàn ơng cho cuộc sống mơ ước của mình mà thay vào
đó là tìm kiếm những kiến thức, những cuộc phiêu lưu và tự tìm một cuộc sống tốt hơn
cho bản thân và gia đình. Để xây dựng nên nhân vật Belle như thế các nhà làm phim đã
thay đổi chi tiết của phim so với truyện gốc. Trong câu chuyện cổ tích ban đầu, Belle bị
ép phải thế chỗ cho cha mình làm tù nhân của Quái thú. Nhưng để tạo nên một Belle
mạnh mẽ, dũng cảm và ưa phiêu lưu khám phá, biên kịch đã quyết định thay đổi cốt

13


truyện và viết lại kịch bản để cho Belle không chỉ mạo hiểm đi khỏi làng tìm người cha bị
mất tích, mà cịn khi khám phá ra nơi ơng ở, cô đã đối chất với Quái thú và tự nguyện hy
sinh, thuyết phục Quái thú bắt mình làm tù nhân để đổi lấy việc trả tự do cho cha, và hứa
sẽ ở với Quái thú suốt đời.
Elsa là nhân vật được thay đổi hoàn toàn so với Bà Chúa Tuyết trong bộ truyện gốc.
Tính cách cảu Elsa nhiều lần được các nhà làm phim của Disney thay đổi, cho đến khi
nghe bản nhạc Let It Go biên kịch đã quyết định tạo nên một Elsa đa chiều, có những tổn
thương nhưng cũng dễ được cảm thông và thấu hiểu. Elsa là một bước thay đổi mới của
“nhà chuột” Disney cho nhân vật cơng chúa của mình. Họ đã xây dựng một Elsa khơng
hồn hảo, gặp khó khăn với năng lực của bản thân nhưng cơ có một trái tim u thương
chân thành và khát khao kiểm soát năng lực bản thân để trở thành một người phụ nữ
mạnh mẽ, quyền lực và phi thường. Phân đoạn Elsa hát Let It Go được đánh giá rất cao
và là bước chuyển mình của nhân vật, cơ rũ bỏ hình tượng một nàng cơng chúa hồn hảo
cố gắng kiềm chế bản thân cả cuộc đời để mặc kệ tất cả và trở về với chính bản thân. Elsa
là hình tượng cơng chúa có chiều sâu nhất của Disney cho đến hiện tại.
Hình tượng công chúa mà Disney xây dựng đã thay đổi qua từng thời kỳ để phù hợp
với sự phát triển cảu nhận thức xã hội. Từ nàng Bạch Tuyết yếu đuối chỉ biết chạy trốn và
mong chờ chàng hoàng từ của mình cho đến Belle bình thường nhưng mạnh mẽ, ham tìm
tịi và sẵn sàng dũng cảm đứng lên để bảo vệ người khác và cuối cùng là Elsa với nỗi sợ
bao trùm tuổi thơ, tự cô độc bản thân nhưng đầy mạnh mẽ để làm chủ cuộc đời mình và
yêu thương để bảo vệ em gái và vương quốc. Một số chi tiết trong phim cũng đã được
thay đổi để phù hợp với cách xây dựng hình tượng của những nàng công chúa.
2.2.2. Những biểu tượng
Những biểu tượng gắn liền với hình ảnh của các nàng cơng chúa, nó làm khắc họa
sâu sắc thêm tính cách nhân vật. Gắn liền với Bạch Tuyết là những bộ trang phục thể hiện
sự mảnh mai, dịu dàng, trong sáng, thánh thiện của cô. Áo của cơ có màu xanh đậm với
cổ áo trắng cao, tay áo phồng ngắn. Váy dài màu vàng nhạt đến mắt cá chân và tóc được

cài chiếc một chiếc nơ. Màu xanh là màu sắc gắn liền với rất nhiều nàng công chúa của
14


Disney không chỉ riêng Bạch Tuyết. Theo giám đốc của việc nghiên cứu màu sắc Pantone
Colour Leatrice Eiseman, mọi người thường có xu hướng thích màu xanh, bởi vì đơn
giản đó là màu trời. “Đó là thứ để người ta ngước nhìn về phía trước. Nó đáng tin cậy, bất
biến và ln ở đó. Một thứ mà chúng ta biết rằng nó vẫn tồn tại”. Leatrice Eiseman cũng
giải thích rằng, màu xanh tượng trưng cho sự lạc quan, hy vọng cũng như niềm tin, sự
bình ổn, thanh thản và tự tin. Ơng cho biết “Đó như một cách nói rằng: Này các cơ gái,
các em cũng có thể được trao quyền, sức mạnh và niềm tin vào những điều lớn lao”.
Biểu tượng quái thú trong bộ phim Người đẹp và quái thú dường mang một ý nghĩa
đặc biệt. Với hình dạng quái thú với lông lá và hung tợn, người ta có thể nghĩ ngay đến
những điều tiêu cực, xấu xa nhưng đó cũng là yếu tố khiến Belle trở nên đặc biệt khi dám
đối diện với quái thú. Cô khơng q nặng nề về vẻ bề ngồi của người dối diện, đó cũng
là cách khiến hình tượng của Belle được khen gợi, cô dũng cảm tiếp nhận những thứ khác
xa lạ với mình và u thương, thấu cảm nó. Và khi lời nguyền được hóa giải, quái thú trở
thành một chàng trai tử tế bên cạnh cô suốt đời. Đó là một thơng điệp rằng ẩn sâu trong
mỗi con người ln là bản tính hướng thiện, bên trong vẻ ngồi xấu xí và gai góc có thể
là bất kỳ thứ tốt đẹp nào trên đời; thế nên đừng vội vàng đánh giá hay phán xét ai hay
điều gì trong cuộc sống này. Năng lực đóng băng đặc biệt của Elsa đã trở thành một biểu
tượng gắn liền với cô và bộ phim Frozen. Đó vừa là điều đưa cơ đến những đấu tranh tâm
lý nhưng cũng là một năng lực đáng có với một lâu đài băng được xây được lộng lẫy hay
những bơng tuyết vơ cùng hồn mỹ. Và sau này năng lực đó của Elsa lại là thứ mang đến
niềm vui cho vương quốc. Ngồi ra, đơi găng tay của Elsa cũng là một biểu tượng như
“hàng rào” ngăn cách cô với thế giới, là phép ẩn dụ về chứng rối loạn tâm thần.
2.3. Những niềm tin và những giá trị văn hóa
2.3.1. Những niềm tin và giá trị bề mặt
Theo thời gian hình tượng của các nàng công chúa Disney đã thay đổi rõ rệt, dịch
chuyển theo quan điểm về giới và phản ánh những tiến bộ xã hội của thời đại. Sự thay đổi

này khiến người xem dễ dàng đồng cảm với nhân vật và dễ hiểu khi xem phim hơn. Các

15


nàng công chúa cũng được xây dựng đa dạng hơn để phù hợp với sự đa dạng văn hóa, từ
đó hãng hướng đến việc chinh phục thị trường tồn cầu.
Cơng chúa Bạch Tuyết là hiện thân của tình yêu cổ tích khi hồng tử sẽ đến bên cơ
để giúp cơ sống một cuộc đời tốt hơn, tình cảm của Bạch Tuyết và hồng tử cũng phát
triển rất nhanh. Đó là quan niệm về tình yêu rất phổ biến của thời đại cũ. Đối với Belle
yếu tố nữ quyền đã được đề cập đến qua hình tượng của cơ. Belle được cơng nhận như
một nhân vật mang tính biểu tượng văn hóa, là cơng chúa nữ quyền đầu tiên của Disney.
Belle là một nàng công chúa thế hệ mới với những phẩm chất của mới của người phụ nữ.
Hình tượng của cơ đã tạo nên bức chân dung của lịng dũng cảm, biết nhìn thấu qua vẻ bề
ngồi và ln chiến đấu vì những gì mình tin tưởng. Có rất nhiều đánh giá về hình tượng
Belle trong thời kỳ này, tuy nhiên đây vẫn là một bước đi đột phá đầy tâm huyết của
Disney. Elsa là một hình tượng mang tính thay đổi tiếp theo. Katherine Webb, một nhà
phê bình cho Wall St. Cheat Sheet, cho rằng những phân cảnh Elsa có được sự tự tin và
tự chủ mang tới “một thông điệp đầy thú vị cho các bé gái đang tìm kiếm một hình tượng
cơng chúa mới để noi theo”. Hình tượng của Elsa định nghĩa hình ảnh nữ quyền hiện đại
với những tâm lý dằn vặt và sức mạnh khơng thể kiểm sốt, đó là tượng trưng cho tinh
thần nữ giới không bị giới hạn - mạnh mẽ và duyên dáng, với sức mạnh có thể thay đổi
thế giới. Và câu nói của Elsa với em gái mình “Em không thể lấy một người khi chỉ mới
lần đầu gặp nhau” đã là một lời khẳng định về quan điểm thay đổi của Disney đến với
khán giả về những hình tượng công chúa trước kia của hãng như Bạch Tuyết hay Lọ
Lem. Tình u khơng đến một cách nahnh chóng, sẽ khơng có chàng hồng tử nào đến
hơn một nàng cơng chúa chỉ với vài lần gặp gỡ. Đó là một quan điểm mới của hãng về
vấn đề tình yêu.
2.3.2. Những niềm tin và giá trị nền tảng
Tuy trải qua nhiều sự thay đổi với những nhận thức nhận thức xã hội khác nhau

nhưng nhìn chung các bộ phim Disney vẫn truyền tải đến cho đại chúng một hình tượng
cơng chúa ln hướng thiện. Tấ cả đều có một trái tim ấm áp, cởi mở với thế giới xung
quanh và sống tử tế. Kết thúc của các nàng công chúa luôn tràn ngập niềm hạnh phúc sau
16


khi đã trải qua những thử thách. Mọi thử thách, mọi đắng cay rồi sẽ được bù dắp bằng
những điều hạnh phúc, tất cả chúng ta rồi sẽ ổn thôi, đây là một niềm tin bất biến trong
gần một thế kỷ của hãng.
CHƯƠNG 3: VAI TRỊ CỦA CÁC HÌNH TƯỢNG CƠNG CHÚA TRONG PHIM
HOẠT HÌNH CỦA WALT DISNEY TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HĨA ĐẠI CHÚNG
3.1. Giải trí
Các nàng cơng chúa của Disney đã đáp ứng được nhu cầu giải trí của mọi lứa tuổi.
Đối với trẻ nhỏ các nàng công chúa như là người bạn đồng hàng đưa các em đến những
thế giới kỳ diệu để những mơ mộng thỏa sức bay bổng. Các em có thể đắm chìm vào thế
giới của các nàng công chúa để biết yêu, biết thương, biết ghét, biết cảm thông đối với
từng nhân vật. Những màu sắc tươi sáng sẽ giúp các em thấy thoải mái hơn và mang lại
nguồn năng lượng tích cực.
Đối với người lớn, các nàng công chúa như một người bạn cũ vẫn ln nằm trong trí
nhớ của mỗi người. Xem phim hoạt hình là cách mà người lớn có thể giảm căng thẳng,
trở về nguyên bản nhất. “Vấn đề không phải trưởng thành mà là lãng quên”, khi chúng ta
lãng quên những ký ức tuổi thơ đó tức là chúng ta đã lãng quên mất đứa trẻ trong mình.
Và những bộ phim của Disney sẽ là khoảng không gian để giúp chúng ta về lại với tuổi
thơ, nhìn lại thế giới mà chúng ta đã từng nhìn theo cách một đứa trẻ để có thể tận hưởng
cuộc sống.
Phim hoạt hình, đặc biệt là phim hoạt hình Disney cịn là thứ gắn kết những thế hệ
trong gia đình với nhau. Thời gian xem phim sẽ là khoảng thời gian tuyệt vời nhất đối với
mỗi người trong gia đình.
3.2. Phản ánh đời sống
Những giá trị hiện tại của cuộc sống được truyền tải thơng q các hình tượng cơng

chúa như vấn đề về nữ quyền, bình đẳng giới, đa dạng văn hóa hay quan niệm về tình
u. Bên cạnh việc ảnh hưởng đến đời sống đại chúng, hình tượng cơng chúa của Disney
là sản phẩm của đại chúng, chịu tác động của những quan niệm mới trong đời sống xã
17


hội. Vì chính các nhân vật khơng tự nhiên mà có, cũng khơng lấy ngun mẫu từ truyện
cổ tích mà nó được sáng tạo bởi các nhà làm phim, và họ cũng là một phần tiếng nói
chung của đại chúng vào thời điểm đó. Mỗi một nhân vật đều được tính tốn kĩ càng để
có thể biểu hiện hết thơng điệp mà Disney hướng đến cho cơng chúng, đó là những thông
điệp nhân văn mang giá trị thời đại.
3.3. Giáo dục
Bộ phim Người đẹp và quái thú được xem là nguồn tham khảo cho các bài học về
giáo dục dành cho thiếu nhi hay Nữ hoàng băng giá được sử dụng trong các chiến dịch
tuyên truyền nâng cao nhận thức về bệnh tâm thần cho trẻ em. Và Bạch Tuyết là câu
chuyện về lòng tử tế và niềm tin vào những giá trị tốt đẹp. Không chỉ dừng lại ở ba hình
tượng vừa nêu mà tất cả các nàng cơng chúa của Disney đều mang một sứ mệnh truyền
tải những thông điệp giáo dục khác nhau đến với trẻ em. Với câu chuyện và nhân vật
trong phim được kể rõ ràng nên thông điệp cũng được dễ dàng đến với người xem, tạo
dấu ấn trongg lòng cả trẻ em và người lớn. Đó là những bài học chung về tình bạn, tình
yêu, tình cảm gia đình được đề cập một cách tinh tế, tự nhiên và nhiều cảm xúc.
Các em nhỏ có thể được khơi gợi lịng trắc ẩn của mình đối với các nàng cơng chúa
đề cùng đồng cảm với họ. Các nàng cơng chúa có thể trở thành một hình thức để các bậc
phụ huynh giáo dục con em mình. Hình tượng các nàng cơng chúa mạnh mẽ cịn là một
tấm gương để các em có thể noi theo, nó như một lời động viên, khích lệ các em thể hiện
bản thân mình.

18



KẾT LUẬN
Hình tượng các nàng cơng chúa của Disney trong phân hóa đại chúng có sức hút
khơng hề nhỏ và là một trong những nhân vật có tầm ảnh hưởng nhất. Các nàng công
chúa cũng được thay đổi linh hoạt để phù hợp với đời sống xã hội. Qua việc phân tích cấu
trúc ngơi nhà văn hóa đại chúng đề thấy rõ những hình tượng nhân vật và những biểu
tượng gắn liền là những yếu tố được tạo nên để làm rõ giá trị của bộ phim. Những giá trị
này có thể thay đổi theo quan điểm của mỗi thời đại nhưng nhìn chung chúng vẫn hướng
đến những giá trị tốt đẹp, những bản chất nguyên bản nhất của con người.
Thế giới diệu kỳ của các nàng công chúa Disney mãi là một ký ức tuổi thơ cho mọi lứa
tuổi trên thế giới. Nhà sáng lập Walt Disney đã từng nói rằng: “Tơi khơng vẽ phim hoạt
hình cho trẻ thơ, tơi vẽ phim hoạt hình trong đứa trẻ trong mỗi chúng ta. Tơi gọi đứa trẻ
đó là sự ngây thơ. Trong cuộc sống, nếu vì bất cứ lý do nào mà để mất đi sự ngây thơ đó
thì thật là đáng tiếc.” Và thật sự như vậy, trong gần 100 năm tồn tại Disney vẫn ln
hồn thành sứ mệnh truyền tải những giá trị nhân văn đến cho trẻ em và kéo những người
lớn về lại ký ức tuổi thơ của mình.

19


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ngô Anh Đào (2021), Bài giảng mơn Văn hóa đại chúng, Trường Đại học Khoa
học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
2. Phạm Hồng Mai (2021), Nghệ thuật xây dựng nhân vật phim truyện hoạt hình
Walt Disney, Luận án tiến sĩ Nghệ thuật, Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội
3. Nguyễn Thảo Vy (2019), Gameshow âm nhạc truyền hình từ góc nhìn văn hóa đại
chúng (trường hợp “Sao Mai” và “Solo cùng Bolero”), Luận văn thạc sĩ Văn hóa học,
Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí
Minh
4. FROZEN: Đã từng có một phiên bản rất khác?,
truy cập tháng 11 năm 2021

5. Tổng hợp những công chúa Disney | All Disney Princesses,
truy cập tháng 11 năm 2021
6. Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn (phim 1937),
/>%C3%A0_b%E1%BA%A3y_ch%C3%BA_l%C3%B9n_(phim_1937), truy cập tháng 11
năm 2021
7. Disney Princess, truy cập tháng 11
năm 2021
8. “Văn hóa cơng chúa” của Disney liệu có ảnh hưởng tiêu cực đến trẻ em khơng?,
truy cập tháng 11 năm 2021
9. Belle (Người đẹp và quái vật),
/>B9p_v%C3%A0_qu%C3%A1i_v%E1%BA%ADt), truy cập tháng 11 năm 2021
10. Người đẹp và quái vật (phim 1991),
/>%C3%A0_qu%C3%A1i_v%E1%BA%ADt_(phim_1991)#Doanh_thu_ph%C3%B2ng_v
%C3%A9, truy cập tháng 11 năm 2021
20


11. Elsa (Nữ hoàng băng giá),
/>C3%A1), truy cập tháng 11 năm 2021
12. Nữ hoàng băng giá (phim 2013),
/>1_(phim_2013), truy cập tháng 11 năm 2021
13. Bạn có bao giờ để ý công chúa Disney rất hay mặc trang phục màu xanh và ý
nghĩa thực sự đằng sau là gì?,
truy cập tháng 11 năm
2021
14. Từ Snow White cho đến Frozen - Công chúa Disney đã thay đổi thế nào sau 80
năm?,
truy cập tháng 11 năm 2021

21




×