Tải bản đầy đủ (.pdf) (253 trang)

Tình yêu hạnh phúc có tồn tại ?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.65 MB, 253 trang )

TÌNH U HẠNH PHÚC
CĨ TỒN TẠI ?
N’Y A-T-IL PAS AMOUR HEUREUX?
Tác giả: Guy Corneau

Người dịch: Vũ Phi Yên

1


Tình u hạnh phúc có tồn tại ?
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
CHƯƠNG I: CHIẾN TRANH TRONG TÌNH YÊU ................................................... 8
CHƯƠNG II: SINH RA ĐÃ LÀ ĐÀN ÔNG HOẶC ĐÀN BÀ .................................... 17
CHƯƠNG III: CHA VÀ CON GÁI: TÌNH THƯƠNG TRONG IM LẶNG ................... 55
CHƯƠNG IV: CHỮA LÀNH ẢNH HƯỞNG CỦA NGƯỜI CHA .............................. 87
CHƯƠNG V: MẸ VÀ CON TRAI: MỘT ĐÔI “ BẤT KHẢ THI” ............................. 103
CHƯƠNG VI: CÁI GIÁ PHẢI TRẢ CHO “ LOẠN LUÂN VỀ TÌNH CẢM” .............. 127
CHƯƠNG VII: BI KỊCH CỦA “ CHÀNG TRAI NGOAN” ...................................... 156
CHƯƠNG VIII: SUY NGẪM VỀ VAI TRÒ CỦA NGƯỜI MẸ ................................. 174
CHƯƠNG IX: TÌNH YÊU ĐAU KHỔ ...................................................................177
CHƯƠNG X: TÌNH U HẠNH PHÚC ............................................................... 216
CHƯƠNG XI: THẤU HIỂU CHÍNH MÌNH ........................................................... 233
KẾT LUẬN ....................................................................................................... 247
ĐOẠN KẾT ...................................................................................................... 250


MỞ ĐẦU
Bên tách cà phê creme...
Bên tách cà phê creme, tơi đã từng nói tơi u em...


Phải, tơi từng nói yêu em trong khung cảnh lãng mạn đó. Cũng như
lần, bên cánh rừng nhỏ, gần ngôi nhà tuổi thơ của tơi, tơi đã trộm hơn
em. Một nụ hơn nhỏ xíu thơi, vì khi đó tơi chỉ mười bốn tuổi. Tim tôi
đập tưởng đến vỡ lồng ngực. Một bài hát về tình u đầu của Jacques
Brel ngân nga trong đầu, lịng ngây ngất của tôi đối với em, hương thơm
của cánh rừng nhỏ, nụ cười của người tôi thương, tất cả hồ quyện một
cách tuyệt vời, tơi thề với các bạn là tơi đã tưởng chừng mình mọc cánh
bay lên...
Thời ấy, tuổi trẻ cho tơi cánh, tơi khơng nhìn thấy trở ngại nào. Tơi
đã tưởng chừng chỉ cần mình gặp được người thích hợp vậy là mọi việc
đều êm đẹp. Thế nhưng, tình u đã chơi tơi nhiều vố...
Năm nay tơi bốn mươi lăm tuổi, không bạn đời và không con cái.
Tơi có một người u khơng cùng sống chung. Từng nghĩ tình yêu sẽ
làm cuộc sống trở nên dễ dàng, sự thật nó đã làm rắc rối cuộc đời tơi
khơng biết bao nhiêu mà kể.
Từng quen nhiều người phụ nữ, từng phiêu lưu trong cuộc sống lứa
đôi vài lần. Những người tơi u thật sự thì sợ tơi, mà tơi lại trốn chạy
những người u tơi thật sự. Lịng nhiệt tình ngây thơ của tơi đã vỡ vụn
trên những ghềnh đá quá cứng của cuộc đời, trên những ghen tuông và
phản bội. Từng mong muốn yêu thương bằng mọi giá, cũng từng đóng
cửa tim mình trong gần 10 năm; từng thề sẽ chung thủy với tình u, tơi
cũng đã từng thề sẽ là sở khanh để khơng bị tình u làm mình đau đớn
nữa.
Nếu tơi từng nhìn thấy trong bản thân mình người tình sáng rực
nhiệt tình, người yêu rộng lượng và đầy tình cảm, người đàn ơng dấn
1


thân và đầy trách nhiệm; thì tơi cũng đã nhìn thấy trong tơi một con
người trả thù đàn bà vì một món nợ nào xa xưa, con người trả thù, con

người hung bạo, con người sở hữu, con người chạy trốn, con người dối
trá... Tất cả những con người xa lạ mà tơi thà rằng khơng biết đến đó, họ
đều hiện hữu ở đó trong sâu thẳm con người tơi, bắt buộc tôi ngày hôm
nay phải giảm nhẹ đi những phán xét, những thành kiến của mình đối
với người khác, vì chính tơi mang trong mình những gì tốt đẹp nhất,
nhưng đồng thời cũng có những phần tối tăm nhất.
Về lâu về dài, tôi đã nhận thấy rằng, tôi yêu chỉ để lấp đầy một
khoảng trống mà tôi mang trong lịng. Tơi cho đi trái tim mình cho cả
những người tơi quen chưa lâu, chẳng qua vì tơi chẳng biết làm gì với
trái tim mình cả. Tơi tìm một người đàn bà chăm sóc tơi, để khỏi phải tự
chăm sóc chính mình. Để hiểu rõ mình hơn, đến một thời kỳ tơi phải
lắng lại, lục lọi tìm tịi trong tuổi thơ của mình tìm nguồn gốc của những
khó khăn mà tôi đang gặp, tôi phải suy ngẫm về quá khứ của những
người tơi u, và phân tích q khứ của những người nhờ tôi trị liệu tâm
lý.
Dần dần tôi hiểu ra rằng tình yêu là một sức mạnh khủng khiếp, nó
quăng chúng ta rơi chồng chất trên đam mê và đau khổ, đến khi chúng
ta hiểu ra rằng trong tình u, chúng ta thật sự gặp gỡ chính mình và gặp
gỡ người đồng hành. Tất cả những trở ngại xuất hiện trước mặt chúng ta
làm chúng ta bị thương và qua những vết thương mở rộng đó, chúng ta
nhìn được vào nội tâm của mình và người khác. Tình yêu quật ngã, hành
hạ chúng ta nhưng đồng thời lại đang chuẩn bị cho chúng ta có bản lĩnh
đón nhận nó trong vẻ đẹp siêu phàm của nó.
Hơm nay tim tơi lại hát với nhiệt tình. Được làm n lịng bởi
chuyến du hành nội tâm đầy khó khăn mà tơi đã thực hiện, tơi hiểu tình
u khơng phụ thuộc vào con người cụ thể mà chúng ta đang nắm giữ
bên cạnh mình, khơng bị mất đi cùng lúc với một người yêu rời xa mà
nó nằm sẵn trong tim ta và chúng ta phải liên tục đổi mới nó từng ngày.

2



Chiến tranh trong tình yêu
Cuộc chiến đã nổ ra trong lãnh địa tình yêu.
Làm thế nào mà cuộc sống của chúng ta tràn đầy xung đột, đặc biệt
với người mình yêu thương nhất, trong khi mỗi người chúng ta đều tha
thiết đi tìm hạnh phúc? Cuộc chiến tranh đó nhằm mục đích gì? Ai là
người gây chiến? Phần thưởng cho người chiến thắng là gì? Và câu hỏi
nhức nhối nhất: làm thế nào để chấm dứt nó?
Mọi cuộc chiến tranh trên thế giới này đều có điểm chung là sự
tranh giành quyền lực và lãnh địa, khi hai đất nước tranh giành một
mảnh đất, khi ranh giới giữa hai bang không được xác định rõ ràng hoặc
đã bị mờ đi theo thời gian... Nơi những giới hạn rõ ràng được thiết lập
và tơn trọng, sẽ khơng có sự mù mờ và cũng khơng có xung đột.
Trong hồn cảnh xã hội đang rung chuyển và đảo lộn, đặc biệt trong
sự xác định vai trò của mỗi người và các giới hạn, nhiệm vụ ngăn ngừa
các xung đột thật không đơn giản. Tình hình hỗn độn này dẫn đến các
xung đột nổ ra trong mọi lĩnh vực, và đặc biệt rõ ràng trong lĩnh vực
tình gia đình, tình yêu. Lật lại những tiền đề của xã hội phụ hệ đang trở
nên lỗi thời, dám đặt các câu hỏi như: thế nào là một người cha, một
người mẹ, một người đàn ông, một người đàn bà, một người đồng tính,
một người yêu khác giới... chúng ta có thể hiểu là dĩ nhiên, một cuộc
chiến công khai sẽ phải nổ ra trong lĩnh vực tình cảm, trong quan hệ
giữa đàn ơng và đàn bà.
Về một khía cạnh nào đó, cuộc chiến tranh này là không thể thiếu để
cắt đứt các mối liên hệ cùng các lối vận hành xã hội đã lỗi thời của chế
độ phụ hệ. Xung đột đưa chúng ta đến một điểm sơi, cũng như tự nhiên
cần sức nóng mãnh liệt để nung chảy các mối hàn, tách biệt các hợp
chất, tạo ra các phân tử mới. Dù trên lĩnh vực vật lý hay tình cảm,
nguyên tắc này đều áp dụng được. Những phân tử mới ở đây là những

mối quan hệ tương thân tương ái và công bằng giữa đàn ông vả đàn bà.

3


Nhưng cũng quá rõ là mỗi cuộc khủng hoảng đều mang theo nguy
cơ. Nó là cơ hội, cũng là nguy hiểm. Có thể nói, nó cho chúng ta một cơ
hội mạo hiểm để tiến hoá.
Cần sáng tạo ra hạnh phúc
Khi tôi tổ chức các hội thảo về sự thấu hiểu thật sự giữa đàn ông và
đàn bà, tôi thường bắt đầu bằng câu hỏi: ai có mặt ở đây quen biết ít
nhất một đơi hạnh phúc, hầu hết những người có mặt giơ tay. Nhưng khi
nâng con số lên ba, thường chỉ còn mươi người giơ tay. Khi hỏi về 5 đơi
hạnh phúc, khơng ai nghĩ mình quen biết được đến con số đó.
Một thống kê thật đáng kinh ngạc. Cả lồi người đều đi tìm cuộc
sống có đơi hy vọng sẽ cùng nhau tìm được hạnh phúc, mà hạnh phúc
thì cứ lẩn trốn mãi khơng tìm thấy đâu. Giống như củ cà rốt treo lơ lửng
trước mũi con lừa làm lừa ta thèm quá cứ mãi tiến về phía trước, liệu có
một ngày chúng ta đạt được điều chúng ta tìm?
Tơi có khuynh hướng (cùng một vài người đồng nghiệp phân tâm
học khác) nghĩ rằng sự thấu hiểu thật sự giữa đàn ông và đàn bà chưa
từng bao giờ hiện hữu trên trái đất này, may lắm thì cũng là trường hợp
của một vài đơi riêng lẻ. Nó khơng phải một điều mà những thế hệ trước
đã biết nhưng ngày nay chúng ta khơng cịn tìm được nữa. Hạnh phúc
lứa đôi và sự thấu hiểu giữa đàn ông và đàn bà cịn ở phía trước chúng
ta, đợi chúng ta khám phá. Chúng ta đang tiến tới một cái gì mới, đẹp
mà xưa nay con người chưa từng biết.
Đi tìm sự thấu hiểu
Bắt đầu thiên niên kỷ thứ ba, trên con đường thám hiểm này tơi có
mục tiêu là điểm qua các khó khăn hiện hữu. Khơng phải tơi muốn đưa

ra một cơng thức thần diệu nào để tìm hạnh phuc lứa đơi, mà tơi cũng
khơng tin là có cơng thức đó. Tơi muốn dành nỗ lực của mình chỉ ra
những điểm mắc míu, những yếu tố dẫn dắt đến những khó khăn mà
ngày nay chúng ta đều gặp phải, hy vọng rằng một khi có cái nhìn rõ
ràng chúng ta có thể tìm được cách để vượt qua.
4


Quyển sách này mở đầu bằng một miêu tả ngắn về những khó khăn
các đơi gặp phải trong khung cảnh chế độ phụ hệ mất thăng bằng, tiếp
đó ta cùng nhau làm sáng tỏ một số khái niệm lý thuyết sẽ được sử dụng
nhiều lần để biện luận trong các phần tiếp theo: hình thành cái tơi, các
phức cảm cha mẹ, lịng tự trọng, Animus et Anima... Sau đó chúng tôi
tập trung vào các quan hệ cha - con gái và mẹ - con trai, vì chúng quyết
định hình dạng của quan hệ lứa đôi của các người con trong tương lai.
Những thiếu thốn trong quá khứ giải thích được hầu hết những ngõ cụt
chúng ta lâm vào trong hiện tại. Bằng cách nào sự hờ hững của người
cha tạo nên những “ người đàn bà yêu quá nhiều” và sự ân cần quá đáng
của người mẹ tạo ra những “ người đàn ơng sợ tình u” ? Chúng tơi
cũng trình bày bi kịch nội tâm của những “ cơ gái ngoan” trong mong
muốn thoát khỏi sự thụ động và những “ chàng trai ngoan” muốn tìm lại
khả năng yêu thương. Tơi cũng bàn luận về vai trị của người mẹ, vì
cuốn sách “ Thiếu cha – con trai bất thành” của tôi làm các bà mẹ, nhất
là các bà mẹ một mình ni con, vơ cùng lo lắng.
Phần sau của cuốn sách nói về quan hệ yêu đương của lứa đôi.
Trong đau khổ - khi chúng ta chịu đựng những xung đột đau lịng lập đi
lập lại khơng tìm thấy lối ra, khi các chàng trai mắc hội chứng “ bị dây
thừng quàng cổ” và các cô gái mắc hội chứng “ quăng dây săn bắt” .
Chúng ta cùng bàn luận về sự thách thức hiện tại để tìm thấy một quan
hệ thấu hiểu thật sự giữa hai giới, và đem lại vài câu trả lời giúp chúng

ta vượt qua khủng hoảng, xây dựng được lứa đôi sống được trong khung
cảnh hiện tại.
Quyển sách đóng lại với niềm tin chúng ta không thể thấu hiểu thực
sự người khác nếu khơng thấu hiểu chính mình. Những khủng hoảng
trong tình u nên được nhìn nhận như một cơ hội tuyệt vời để chúng ta
nghiên cứu thấu hiểu nội tâm của chính mình, và như một chiếc cầu dẫn
chúng ta đến với người khác và với cả vũ trụ.
Tuy các ví dụ của tôi thường đưa ra các đôi khác giới, nhưng dĩ
nhiên các đơi đồng giới cũng sẽ tìm được những thơng tin bổ ích. Vì
cuộc sống hai người có nhiều điểm giống nhau lạ thường, cho dù
5


khuynh hướng giới tính có nhiều dạng. Cũng như các trục cha – con gái,
mẹ - con trai cũng có giá trị tương đối và có thể đổi vai trong từng gia
đình cụ thể.
Suy luận theo tâm lý học khơng phải giáo điều
Tơi khơng tự cho mình là người nắm được “ sự thật” thật sự của vấn
đề. Đối với tơi, sự thật là những gì vận hành thích hợp với tình hình thực
tế cuộc sống. Nó sẽ là tương đối trong bối cảnh chung.
Người thổ dân Philippine tự cho mình là con thần mặt trời, thờ cúng
chu đáo và tin rằng nếu họ sơ sót, mặt trời có thể giận và từ chối không
mọc nữa. Niềm tin này làm họ thấy cuộc sống của họ có ý nghĩa và họ
tự thấy mình gắn liền và hồ hợp với thiên nhiên. Lấy đi niềm tin này,
họ sẽ ngã bệnh. Đó là sự thật tâm lý của họ, thích hợp với thời đại đó,
nhưng ngày nay khơng cịn mấy hợp thời. Mỗi con người đều cần một
dạng sự thật như vậy để hướng dẫn đường đi của mình. Sự thật này có
khách quan hay khơng, có kiểm chứng được hay khơng khơng quan
trọng bằng nếu nó giúp chúng ta sống ngày qua ngày với lịng nhiệt tình
cần thiết để chúng ta muốn tiến bước.

Đó là loại sự thật mà tơi tìm kiếm, sự thật giúp chúng ta nhìn những
xung đột giữa hai giới nam nữ dưới một góc cạnh mới, giúp chúng ta
tìm thấy ý nghĩa của những khó khăn đang trải qua, giúp chúng ta còn
muốn tiếp tục tiến bước và yêu thương. Nếu các độc giả của tôi sử dụng
cuốn sách như một công cụ nghiên cứu, rút ra những gì hợp với trường
hợp của mình và bỏ qua những gì khơng hợp, tơi sẽ rất mãn nguyện.

6


Tình u hịa bình
Tơi khơng biết con đường chắc chắn dẫn đến hạnh phúc lứa đôi.
Nhưng tôi chắc chắn một điều, rằng các cố gắng của chúng ta quay vào
nội tâm nhằm thấu hiểu chính mình, khơng phán xét, nhằm giảng hồ
với chính ta, với cha mẹ, với những người chia sẻ với ta cuộc sống này
sẽ là nguồn đem đến sự thanh thản và đem lại niềm vui rất lớn. Những
bi kịch thường gặp trong cuộc đời sẽ làm ta ít đau khổ hơn rất nhiều.
Chúng ta có thật nhiều việc phải làm, một cuộc chiến tình yêu cần
phải đương đầu, một cuộc chinh phục cần thực hiện. Đây là cuộc chiến
chống lại sự hỗn độn mù mờ để đạt được quyền là chính mình, giữa quỷ
sứ và thần thánh, giữa duy linh và duy vật, giữa các giá trị nữ tính và
nam tính. Giữa các giá trị đó, một con đường hiện ra, và chúng ta có thể
tiến bước bàn chân áp chặt lấy mặt đất.

7


CHƯƠNG I: CHIẾN TRANH TRONG TÌNH YÊU
Chàng và nàng trên ghế sofa
Nàng

Chàng vừa đi làm về, và vừa ngồi xuống ghế sofa trong phòng
khách, vẻ mệt mỏi nhưng hài lòng. Chàng ngáp và vươn vai sau khi cởi
giầy. Chàng có thật nhiều điều muốn kể lể nàng nghe, chàng nói liên tục
ngay cả khi nàng vào bếp lấy mấy cái ly và chai rượu. Chàng đang mặc
cái áo sơ mi mà nàng rất thích (cái áo đó chính nàng đã chọn) vì nó làm
chàng trơng lém lỉnh và nhẹ nhàng, xua bớt vẻ trịnh trọng của chàng.
Nàng thích giây phút này, khi chàng hơi mệt mỏi nên có vẻ bng thả,
và chịu nói chuyện dơng dài với nàng. Câu chuyện chàng nói khơng có
gì đặc biệt hấp dẫn, nhưng chí ít chàng cũng chịu nói chuyện. Chàng
nói, và nàng từ từ tiến tới đi-văng, nàng bỗng muốn hôn chàng, chẳng vì
lý do gì, chỉ để hoan nghênh giây phút này, lần này nàng sẽ chủ động.
Đây là một điều nàng ít làm (và chàng cũng thường trách cứ về điều
này). Vậy là nàng tiến gần lại, vẻ lả lơi và khiêu gợi.
Chàng nhìn thấy nàng tiến tới, mỉm cười, đặt cái ly lên bàn, hôn trả
lại cái hôn đầu tiên của nàng với sự thích thú rõ ràng. Nhưng nàng càng
tiếp tục, mọi chuyện lại tồi tệ đi. Nàng cảm thấy sự không thoải mái
hiển nhiên của chàng. Nàng cảm thấy thân hình chàng trở nên cứng
nhắc, nụ cười vẫn cịn đó nhưng gương mặt chàng có vẻ đơng cứng lại.
Chàng ngừng nói chuyện và lại cầm lấy cái ly.
Rõ ràng chàng khó chịu, và nàng khơng hiểu gì cả. Ừ, thật ra thì
nàng hiểu, nhưng khơng muốn hiểu. Mỗi khi nàng chủ động, mọi
chuyện sẽ không đi xa được, lúc nào cũng là chọn nhầm lúc, chẳng hạn
như chàng sẽ viện cớ đang nhức đầu. Cứ như thể... như thể chàng là đứa
con nít sợ mẹ. Ồ khơng, nàng khơng phải mẹ chàng. Nàng chẳng dính
dáng gì tới mẹ chàng cả, và bây giờ nàng những muốn đóng gói chàng
8


lại gửi ngược lại cho mẹ chàng trong cái thùng với dịng chữ: hàng hố
hư hại.

Chàng
Nàng đã về nhà trước chàng, và mùi nàng đã tỏa đầy khắp căn hộ,
cùng ánh nắng tràn trề rọi qua cửa sổ. Nàng hỏi chàng có muốn uống
một cốc rượu vang, và chàng nói tại sao lại khơng nhỉ. Chàng rất thích
nàng phục vụ chàng một thứ thức ăn hay thức uống gì đó, khi nàng đang
vui và đầy ân cần. Những lúc như vậy, chàng cảm thấy được cưng chiều
và cuộc đời thật đẹp. Chàng kể lể một vài điều linh tinh để làm nàng
cười, vì chàng biết nàng thích nghe chàng nói chuyện. Chàng cứ nói, cứ
nói và đột nhiên, chàng cảm thấy muốn làm tình với nàng. A, giá như
nàng chủ động nhỉ, hầu như nàng chẳng làm thế bao giờ. Ồ nếu nàng
làm thế, chàng sẽ nhai sống nàng ngay.
Nhưng đúng lúc ấy, nàng chủ động thật, nàng đang tiến về phía
chàng với vẻ khiêu gợi. Mong đợi thành hiện thực. Nhưng có cái gì đó
khơng ổn ở đây. Là vẻ say đắm trong ánh mắt nàng, sự khát khao trong
cử chỉ của nàng, cứ như thể cuộc sống của nàng phụ thuộc vào đó. Cứ
như thể nhu cầu tình cảm của nàng lớn đến nỗi không người đàn ông
nào có thể đáp ứng nổi.
Nàng đặt cái ly xuống bàn, ôm hôn chàng, xiết chặt người nàng và
người chàng. Lúc này đây, nàng đang muốn nghe chàng nói “ anh yêu
em” . Không chứ, mọi chuyện lại bắt đầu rồi. Nàng muốn nghe chàng
nói “ anh yêu em” từ sáng đến tối, mọi lúc mọi nơi. Cái câu “ anh yêu
em” đó, chắc chàng phải thâu băng lại cho nàng có thể nghe mỗi khi
nàng thích. Chàng bắt đầu thấy bực mình rồi. Ở đâu ra cái nhu cầu tình
cảm lớn đến vậy, cứ như cái hang sâu hút mà chàng tránh đến gần sợ
nhỡ sảy chân rơi xuống thì hỏng. Chắc chắn nàng sẽ giải thích lập lại
nữa “ em thiếu tình thương của cha mà” . Thiếu tình thương của cha! Cứ
làm như chàng thì được cha thương yêu lắm không bằng.
Sau cái hôn thứ tư, chàng chộp lấy ly rượu. Chàng hy vọng nàng
không nhận ra sự khó chịu trong lịng mình. Nhưng nhạy cảm như nàng,
9



dĩ nhiên là nàng đã thấy. Chỉ còn cách là chàng làm đổ một ít rượu
xuống thảm và quyết định chạy vào nhà vệ sinh, để tâm trạng bình
thường lại một chút.
Nàng
Vậy đó, lại thêm một lần nữa chàng chạy biến mất. Nhưng lần này,
nàng thề sẽ không chạy theo đuôi chàng đâu nhé. Nàng ngán tới tận cổ
cái thứ đàn ông lãnh cảm này rồi. Nàng đã chán ngấy đóng cái vai cơ
gái dễ thương rồi. Nàng đã chán cứ phải chuẩn bị các món ăn ngon cho
chàng, phải chiều những trị chơi chàng ham thích trên giường, với hy
vọng đổi lại được sự trìu mến dịu dàng khơng bao giờ đến. Nàng nổi
giận thật sự rồi, nhưng nàng sẽ cáu giận trong yên lặng, vì những gì
nàng muốn nói bây giờ có vẻ thơ lỗ, độc địa q. Mới năm phút trước
đây thơi nàng cịn muốn hơn chàng, nhưng giờ nàng chỉ muốn tìm cách
trả đũa. Chàng mà thò đầu ra khỏi nhà vệ sinh xem...
Chàng
Chàng thấy tự trách phản ứng của mình. Nói cho cùng, nàng làm
những điều đó chỉ nhằm làm chàng vui lịng. Nếu như chàng chiều theo
sự chủ động của nàng một lần này, nếu chàng cho nàng sự âu yếm lãng
mạn mà nàng mong đợi, có thể trận chiến bắt đầu từ vài ngày nay sẽ kết
thúc. Thế là chàng trở lại phòng khách, lịng đầy dự định tốt lành.
Chàng nhìn thấy nàng lúc đó trơng xa lạ, lạnh lẽo, đanh đá, ngồi lùi
sát một góc sofa. Những dự định tốt lành bay biến hết. Nàng muốn
chiến tranh chứ gì, nàng sẽ có chiến tranh! Chàng không để bị áp đảo
được. Nhất là từ khi nàng bắt đầu đi tư vấn tâm lý và bắt đầu học khẳng
định mình, nàng khơng bỏ sót một dịp gây hấn nào, mọi chuyện như
càng tồi tệ hơn. Nàng bắt đầu bản trường thoại của nàng về cuộc sống
hai người và những hiệp ước, máu chàng bắt đầu sôi lên. Chàng nuốt
một ngụm rượu, nhưng rượu lúc này có vị chua như giấm. Cái gì nàng

động đến cũng chua như giấm. Buổi tối nay thế là hỏng bét. Chàng chỉ
còn muốn mỗi một điều là bỏ đi khỏi nhà. Đang định mở miệng nói,
nhưng nàng đã chặn trước: tôi cá rằng anh lại muốn bỏ đi chứ gì. Anh
10


thấy tơi q phiền chứ gì? Anh tưởng rằng đàn bà khác sẽ chịu được anh
và xử sự khác tôi à? Có thật anh nghĩ một ngày anh sẽ tìm được người
đàn bà lý tưởng sao, nhìn lại mình đi đã, anh chàng thân mến!!
Sức nặng của một giấc mơ
Vậy là bắt đầu điệu vũ của những lời chê bai và kết tội. Cả hai sẽ
ngày càng lớn tiếng, sẽ dẫn đến vài cú sấm sét theo kiểu đóng sập cửa,
bỏ đi và trở lại vân vân... Sẽ có vài tiếng la hét, vài giọt nước mắt, cay
đắng về cả hai phía, hối hận, hơn nhau, và nếu là một tối may mắn, sẽ
kết thúc bằng một pha làm tình. Và vài ngày sau mọi chuyện lại tiếp tục.
Tôi biết, bạn nghĩ rằng chuyện này chỉ xảy ra trong nhà bạn. Xin lỗi
phải làm bạn thất vọng, chuyện này xảy ra ở khắp nơi. Dĩ nhiên bạn có
thể thêm thắt vào vài điểm nhấn cá nhân, có khi câu chuyện xảy ra giữa
hai người đàn ông, hoặc hai người đàn bà, khi thì nàng là người lãnh
cảm khơng muốn chàng lại gần, có khi cuộc cãi nhau dẫn đến ẩu đả...
Nhưng nói chung kịch bản khơng thay đổi nhiều lắm, đến nỗi chúng ta
có cảm giác là chuyện tình cảm của con người diễn ra theo một chương
trình đã định sẵn.
Nàng tự thấy đã sẵn sàng và đi tìm một người đàn ơng có ý muốn ổn
định và quyết định ràng buộc. Nàng muốn nhận được ấm áp và an tồn,
từ xưa đến giờ nàng chưa có được cảm giác đó, cha đã khơng cho nàng.
Nhưng sức nặng của một sự chờ đợi như thế làm chàng phát sợ. Hơn
nữa chàng khơng hiểu biết chút gì về cái gọi là quan hệ hòa hợp thấu
hiểu giữa hai giới, chàng còn khơng thấu hiểu chính mình nữa là. Chàng
biết cái gì là quyền lực, là chiến thắng, là cơ khí, là vận dụng đầu óc.

Nhưng những gì liên quan tới tình cảm lại là chuyện khác. Hình như
chàng thiếu hiểu biết về một thứ gia vị gì để nấu món ăn tình yêu, mà
nàng thì tự cho là mình biết. Đột nhiên chàng thấy mình thật khơng ra gì
trên lĩnh vực tình cảm. Chàng thấy có lỗi vì khơng thể thoả mãn cho
nàng giấc mơ mà nàng tha thiết đến thế từ lâu, có lẽ chàng khơng thích
hợp để giúp nàng điều đó. Nàng thì cảm thấy đau khổ vì đã không đủ
khả năng làm chàng hạnh phúc. Vậy mà nàng đã cố gắng bao nhiêu để
11


giúp chàng trở thành giống mẫu hoàng tử mà nàng mong muốn. Chàng
thì cảm thấy bị kiểm sốt, dắt mũi, ép uổng thành một mẫu người không
phải bản chất chàng. Cảm giác khó chịu này giống như khi chàng đứng
trước mặt mẹ. Bà cũng thế, bà lúc nào cũng chỉ muốn ép chàng thành
một chàng hoàng tử nhỏ. Cùng một dạng áp lực, nàng đè nặng lên chàng
mà không tự biết.
Nàng không nhận thấy sức nặng của giấc mơ của mình. Chàng
khơng nhận thấy sức nặng của những khó tính, của sự hờ hững của
mình. Chàng khơng nhận thấy là mình muốn nàng phải trả giá, phải
nhận một bài học vì cái giấc mơ q đáng đó của nàng. Và cứ thế, sự
tình dần dần trở nên khó chấp nhận nổi. Nàng, chờ đợi và theo chàng.
Chàng, im lặng và lẩn trốn. Bằng những cử chỉ của mình, mỗi người tiết
lộ những gì mình mong đợi ở người kia, và lần lượt làm nhau thất vọng.
Hai người có thể duy trì tình trạng này ngày này sang ngày khác để xem
sức chịu đựng của mình và người kia tới đâu, để xem người kia thất
vọng và để tang giấc mơ của mình như thế nào. Họ tiếp tục vì nhu
nhược, cho đến một ngày nhận thấy mình đã bị dắt mũi quá lâu, đã dậm
chân tại chỗ quá lâu, họ sẽ bỏ nhau trong chán chường. Nàng thì thấy
mình đã bị lừa lần nữa. Chàng tự thấy mình lại mắc bẫy. Và cả hai đều
đau khổ vì phải chia tay.

Điệu valse của những tiếng thở dài từ hai phía này không phải mới,
chúng ta quan sát thấy nhiều từ hơn một phần tư thế kỷ nay. Chúng ta
cần một cuộc khủng hoảng tận gốc để mong thay đổi nó.

12


Khi lứa đôi là một chiến trường
Chế độ phụ hệ mất thăng bằng
Nàng và chàng đang trong cuộc khủng hoảng, cũng như nhiều lứa
đôi đương đại. Tuy nhiên, cuộc chiến này đã nổ ra trước họ nhiều, bắt
nguồn từ sự mất ổn định của chế độ phụ hệ, nghĩa là chế độ xã hội mà
quyền lực của người cha và các giá trị nam tính nắm ưu thế. Trong hồn
cảnh đó, câu nói: yêu nhau, là hai người trở thành một - phải trả lời
thêm: nhưng một đó là ai, người đàn ông hay đàn bà? Và trong một cặp
cổ điển, sự hồ bình trong gia đình chủ yếu dựa trên sự khuất phục, hy
sinh của người phụ nữ cho người đàn ơng. Hai người hồ hợp để xây
dựng mái ấm của người đàn ông, một mái ấm sẽ tuân theo các chỉ dụ
của chế độ phụ hệ. Người đàn bà thường phải chối bỏ cá tính của mình,
nghĩa là những sở thích, những tham vọng, tính sáng tạo của mình để
tập trung vào việc ni dạy con cái.
Cái ngày mà nhiều người phụ nữ bắt đầu không chấp nhận tình
trạng trên, các lứa đơi dĩ nhiên sẽ lâm vào khủng hoảng, vì chúng ta
khơng biết, khơng có hình mẫu trong lịch sử dạy ta biết làm thế nào để
chung sống hoà hợp mà vẫn là hai con người toàn diện và tự chủ.
Chế độ phụ hệ là một hệ thống tư tưởng chi phối chủ thể tâm lý của
mọi người đàn ông và đàn bà. Ý thức hệ này đặt vị trí của người đàn bà
là phục tùng đàn ông, dựa trên các thành kiến là những gì người đàn ơng
thực hiện, sản xuất thì hiển nhiên quan trọng hơn những gì người đàn bà
thực hiện, cảm thấy... Các thành kiến này kéo theo những gì liên quan

đến nữ tính, tình cảm, nội trợ thì bị đánh giá thấp. Chính vì thế, ý thức
phụ hệ bị khủng hoảng khi ngày càng nhiều phụ nữ khẳng định mình là
những con người toàn diện. Cuộc chiến nổ ra dưới mỗi mái nhà, trong
mỗi gia đình. Một câu hỏi giản dị được đặt ra: ai phục vụ, và ai được
phục vụ. Chúng ta có thể xem phụ nữ như các mật thám của sự hiện đại
hoá xã hội. Tuy từ xưa, thời nào cũng có những ví dụ của các phụ nữ
đứng lên địi cơng bằng và tơn trọng cho phái nữ, nhưng hiện tượng này
chỉ mới phổ biến gần đây, cùng với thuốc ngừa thai, đến làn sóng phụ
13


nữ làm việc kiếm sống sau chiến tranh thế giới thứ hai. Phụ nữ thốt
khỏi sự làm mẹ khơng chủ động và sự lệ thuộc về kinh tế. Phong trào nữ
quyền tích cực bắt đầu từ 1968 cho đến nay đã chứng kiến sự tham gia
tích cực của phái nữ trên mọi lĩnh vực hoạt động.
Biến chuyển này dĩ nhiên có ảnh hưởng sâu đậm trong lĩnh vực
quan hệ lứa đôi. Và như thế, lức đôi hiện đại đã trở thành bãi chiến
trường, nơi chế độ phụ hệ bị đe dọa, nơi hai nền tư tưởng nam tính và
nữ tính đụng độ nảy lửa trong cuộc sống ngày thường, trong các nhà
bếp, trong các phòng ngủ...
Chế độ phụ hệ nằm trong tâm tưởng mỗi chúng ta
Trong cuộc tranh chấp này, muốn phân biệt kẻ tốt ngưòi xấu, kẻ
đúng người sai chỉ là một ảo tưởng. Bởi chế độ phụ hệ khơng chỉ đàn áp
và làm khổ phụ nữ, nó cũng cắt mất người đàn ông khỏi một phần quan
trọng của chính họ bằng cách đưa ra kiểu mẫu người đàn ông anh hùng,
cứng nhắc, không biểu hiện ra những gì mình cảm thấy. Đến nỗi nhiều
người đàn bà cứ tưởng đàn ơng khơng có tình cảm gì cả và khơng biết gì
trong việc tổ chức gia đình và chuyện dạy dỗ con cái. Đó là phần ngược
lại của thành kiến đặt trên người đàn bà, cho rằng họ không biết suy
nghĩ.

Tiếp tục duy trì những tư tưởng kiểu như trên là một cách để duy trì
mãi chế độ phụ hệ. Tốt hơn chúng ta nên nhìn đàn ơng và đàn bà là hai
phe hiện đang đoàn kết, từng cùng chịu một bi kịch lịch sử, từ cả hai
phía đều có những đao phủ và nạn nhân. Hai phái phải nên bước ra khỏi
vị trí xác định sẵn cho họ trong tiềm thức. Chúng ta từng thấy nhiều phụ
nữ trong dòng chảy chung cố gắng học lấy sự nghiệt ngã cứng rắn để
tìm thấy một chỗ đứng trong các lĩnh vực của đàn ông. Những luật lệ
khắc nghiệt của chế độ phụ hệ đã thấm sâu trong mỗi con người chúng
ta, dù là đàn ơng hay đàn bà: muốn sống sót, chúng ta phải cứng rắn,
khơng có chỗ đứng cho những người mềm yếu tình cảm.
Một đơi lứa thấu hiểu hịa hợp có thể nói là khơng thể có được trong
bối cảnh này, khi một ý thức hệ như thế còn ngự trị trong xã hội. Nam
14


tính được quan niệm như cắt rời khỏi cơ thể và trái tim, đổng nghĩa với
trấn áp sự nhạy cảm và cảm xúc, và dựa trên sự phong toả các biểu hiện
của cảm tình. Mọi đau khổ đều được đề nghị chữa trị bằng lý trí thống
trị, bằng các nguyên tắc trừu tượng. Chúng ta đưa công việc lên trước
vui chơi, nghĩa vụ lên trước quyền lợi, lý trí lên trước tình cảm. Sự tham
gia của mỗi người chúng ta, đàn ông, đàn bà, vào niềm tin hoang đường
tập thể này đã làm hai giới ngày càng cách xa. Vì chế độ phụ hệ không
chỉ là một hệ thống tổ chức xã hội và chính trị, nó hiện hữu trong mỗi
con người chúng ta. Và cũng chính vì lý do đó, cơng cuộc xây dựng một
mối quan hệ thấu hiểu sâu sắc giữa nam và nữ, trong công bằng và hỗ
trợ nhau, là liều thuốc duy nhất có thể cứu chúng ta khỏi những đau khổ
ấy.
Đi tìm một sự thấu hiểu thực sự
Sự thấu hiểu giữa đàn ông và đàn bà có thể nói là chưa hiện hữu.
Cũng gần đây thơi, chúng ta bắt đầu lấy nhau vì tình u, và mới hơn

nữa, chúng ta cố gắng không chia tay vì tình u. Trong khi trước đó,
hơn nhân chủ yếu để sống sót về kinh tế, để thăng tiến trong xã hội, để
bảo quản hoặc tăng thêm của cải... Những cặp vợ chồng thế hệ trước
thường cố gắng ở lại bên nhau để họ hàng, nhà thờ, người quen biết khỏi
đàm tiếu. Đối với họ, sự thấu hiểu giữa hai vợ chồng, và ngay cả giữa
cha mẹ và con cái, không nằm trong danh sách các nhiệm vụ phải thực
hiện. Với họ, vai trò của người cha, người mẹ, cũng tức là người chồng,
người vợ đã được xác định từ trước. Và quan niệm tĩnh lặng này dần
dần làm khô héo cuộc sống.
Đó là lý do tại sao, ngày nay tất cả đều bùng nổ. Vai trò của cha mẹ,
chồng vợ đối với chúng ta khơng cịn rõ ràng như trước. Chúng ta đặt
câu hỏi ngay cả thế nào là một người đàn ông, thế nào là một người đàn
bà... Những câu hỏi tầm cỡ này, trên diện rộng như thế này chưa nền
văn minh nào có cơ hội để đặt ra. Cuộc khủng hoảng này chưa từng có,
và nó cho chúng ta một cơ hội tiến hóa khơng gì so sánh được. Và cũng
vì thế, thời đại chúng ta đang sống vừa quyến rũ, kích thích, vừa làm
chúng ta bối rối.
15


Trước sự bi quan nhiều người sẽ cảm thấy trước cuộc tàn sát này,
nhà báo và nhà tâm lý học Ariane Émond trả lời: chưa bao giờ quan hệ
giữa đàn ông và đàn bà lại tốt hơn bây giờ, vì lần đầu tiên trong lịch sử,
hai giới bắt đầu vượt khỏi những vai trò quy định sẵn để đối thoại thực
sự với nhau.
Với những hình mẫu đàn ơng và đàn bà của chế độ phụ hệ, một
“đơi” hạnh phúc có thể nói là khơng thể tồn tại. Cuộc phiêu lưu mới này
đầy thách thức và kích thích. Cái được thua trong cuộc chiến này khơng
cịn là ai sẽ phải hy sinh cho ai, mà là: làm thế nào để sống hịa hợp làm
một trong khi mỗi người vẫn là chính mình.


16


CHƯƠNG II: SINH RA ĐÃ LÀ ĐÀN ÔNG HOẶC ĐÀN BÀ
Khái niệm chủ thể
“Sự hô hấp” cơ bản của một con người
Làm thế nào hòa hợp với người khác trong khi vẫn là chính mình, là
một cá thể tồn diện. Đó là câu hỏi cơ bản trong vấn đề thành lập một
lứa đôi hạnh phúc, đồng thời cũng cơ bản cho đời sống tâm lý của con
người.
Để bàn luận và trả lời câu hỏi này, chúng ta cần vài điểm mốc, vài
khái niệm lý thuyết cơ bản.
Chúng ta bắt đầu bằng khái niệm sự “ hô hấp” căn bản của con
người, là cái khung hình thành nên cảm nhận về cái tôi. Trên thực tế,
chủ thể của chúng ta giữ một chuyển động kép: tiến gần lại người khác
để tìm lấy tình yêu, và giữ khoảng cách để khẳng định sự khác biệt của
mình. Trong chuyển động tiến gần lại, chúng ta muốn phụ thuộc vào
người khác, trong chuyển động tách xa, chúng ta tìm cách thám hiểm cá
tính của mình. Cái cách chúng ta hịa hợp hai chuyển động này giống
hệt như những gì xảy ra giữa đàn ơng và đàn bà trong cuộc sống tình
cảm. Tất cả dao động giữa hai cực hợp nhất và tách rời này.
Giai đoạn đầu tiên của cuộc sống, đứa trẻ sống trong sự hợp nhất,
cộng sinh với mơi trường xung quanh nó. Sự sinh ra khỏi bụng mẹ là
một cú sốc đầu tiên đến để kích thích ý thức cá nhân của đứa trẻ. Nhưng
trong nhiều tháng sau đó, đứa trẻ tiếp tục coi mình và mơi trường xung
quanh chỉ là một. Nó cảm thấy người mẹ như là một phần của chính nó.
Với những thất vọng nho nhỏ như cái bình sữa không đến đúng giờ, hay
bà mẹ không xuất hiện khi nó la khóc, cuối cùng đứa trẻ dần ý thức
được sự tách biệt giữa cá nhân nó và những người xung quanh. Từ

những va chạm giữa cá thể và những người khác, cuộc sống có ý thức
dần hình thành.
17


Tuy nhiên cần lưu ý, các va chạm, thất vọng không tự tạo ra ý thức,
mà đúng hơn chúng là các yếu tố để đánh thức ý thức tiềm ẩn của đứa
trẻ, cho nó thấy là nó hiện hữu. Ý thức về bản thân là sản phẩm của sự
co hẹp lại, sự lắng lại với chính bản thân để đáp lại những kích thích của
mơi trường. Nhưng sự co hẹp lại này lại kéo theo một sự mở rộng ra thế
giới bên ngồi, vì một cá thể có ý thức sẽ biến đổi các phản ứng sơ cấp
của mình thành những sản phẩm mới, sẽ được tung ra đáp trả lại mơi
trường xung quanh, đó là khả năng sáng tạo bao la của con người. Cứ
thế vịng tuần hồn của cuộc sống được hình thành: tác nhân kích thích,
phản ứng, biến đổi, đáp trả lại môi trường...
Áp lực giữa chủ thể và người khác, giữa cá thể và môi trường ni
dưỡng đời sống tinh thần của con người. Đó có thể so sánh với q trình
hơ hấp cơ bản của một sinh vật sống. Để bảo đảm sự quân bình của con
người, áp lực này phải được chấp nhận vì nó giúp đưa đến sự chuyển
động và thay đổi, và trên hết, nó giúp một con người trở thành chính
mình. Khái niệm chủ thể (identity) của con người sinh ra trong sự hỗn
độn. Đầu tiên, nó dính chặt lấy các chủ thể khác, bị ngập bởi thật nhiều
yếu tố, mà nó phải tự tách dần ra khỏi để tìm lấy một hình dạng riêng.
Cái áp lực nói trên thúc đẩy con người đi ra khỏi khối dung nham hỗn
độn ban đầu, cái chồi trở thành chiếc lá.
Sự hình thành “ cái tôi”
Đứa trẻ lớn lên dần, các ý thức về chính nó dần trở thành ổn định và
cảm thấy sự hiện hữu khơng đứt đoạn của mình trong thời gian. Chúng
ta có thể nói, dần dần “ cái tơi” của đứa trẻ kết tinh lại. Đến giai đoạn
gọi là “ giai đoạn soi gương” , đứa trẻ nhận thấy hình phản chiếu trong

gương, nhận ra mình, thích thú với hình ảnh của chính mình như
Narcisse đâm phải lịng cái bóng của chính mình phản chiếu trên mặt
nước. Giai đoạn tự u mình này, khi cái tơi chiếm vị trí cái rốn của vũ
trụ, là giai đoạn cần thiết cho sự hình thành tâm lý của cá thể, để một
con người có thể dùng từ “ tơi” để nói về chính mình.

18


Sự mê thích của một con người với hình ảnh của chính mình được
các nhà phân tâm học gọi là sự tự yêu mình, sự ái kỷ lành mạnh. Trẻ em
tự yêu mình, tự coi mình là trung tâm một cách hồn nhiên. Giai đoạn
này rất cần thiết cho sự hình thành tình u đối với chính mình sau này.
Tiếp theo đó, “ cái tơi” của trẻ em tự khẳng định mình, giúp cá tính
của nó dần được hình thành một cách ngày càng có ý thức. Đầu tiên
tưởng mình hợp nhất với mẹ, sau đó thấy mình giống cha, tự đồng nhất
mình với hệ giá trị của cha và mẹ, đứa trẻ sẽ dần dần tách biệt ra khỏi
những mong muốn của cha mẹ, của mơi trường gia đình nhờ vào trường
học. Bước chuyển biến quan trọng này giúp đứa trẻ tách biệt mình khỏi
gia đình, nhúng nó vào mơi trường mới, các giá trị mới mà nó lại phải
vừa học hỏi để sát nhập, vừa tìm cách giữ khoảng cách để giữ cá tính
của nó và con đường đi riêng. Chuyện tương tự lại lập lại khi cuộc sống
nghề nghiệp bắt đầu, và trong mỗi giai đoạn chuyển biến khác.
Tuy nhiên cũng cần xác định rằng, thiếu những người khác, thiếu
tình cảm của người khác, cái tơi khơng thể phát triển. Trong suốt cuộc
đời của chúng ta, cái tôi luôn cần tiếp xúc với những người khác để tự
nhận ra mình, để bắt chước người khác, để tự đào tạo, phát triển, và tự
phân biệt mình với người xung quanh. Nói tóm lại, để khẳng định những
khác biệt và vui vì những tương đồng. Hơn nữa, những quan hệ của
chúng ta với những người khác khuấy động những cảm xúc của chúng

ta, chúng ta nhào nặn và lại biểu hiện cảm xúc ra bên ngồi. Tóm lại,
tiếp xúc với người khac làm chúng ta sống động và hào hứng sáng tạo.
Dù người khác đây có thể thân thiện hay thù địch, người khác không chỉ
đơn thuần là các yếu tố cần đối phó của cuộc sống, mà họ là yếu tố
không thể thiếu để chúng ta trở thành chính mình.

19


Trở thành chính mình
Chúng ta phải cơng nhận một điều: rất nhiều người tự đè nén cá tính
của mình, sự phát triển của mình vì sợ làm mất lịng người khác. Đối
với mỗi người chúng ta, khuynh hướng này có sức hút rất mạnh. Ngưng
lại ở một giai đoạn phát triển, hoặc khơng bao giờ thốt khỏi ảnh hưởng
của gia đình, giữ khư khư một hình tượng sự nghiệp, trở thành những
thành viên vơ danh của một nhóm người, một tập đoàn, một đảng phái,
sống lặng lẽ và mờ nhạt với chồng hay vợ trong một gia đình ln cố
gắng giống một gia đình “ bình thường” , bằng cách đó chúng ta tìm
được một cảm giác an tồn. Nhưng trong những hồn cảnh này, cá tính
của chúng ta bị đàn áp, và chắc chắn sẽ tìm cách nào đó thoát ra, dưới
dạng các bệnh tật của cơ thể hay bệnh tâm lý, tâm thần...
Xây dựng cá tính và trở thành chính mình cịn hơn là một nhu cầu
tâm lý mà nó là một nhu cầu căn bản mà nếu chúng ta phớt lờ khơng
chú ý đến thì chắc chắn phải trả giá đắt. Hơn nữa, đáp ứng được nhu cầu
lớn lao này giúp con người cảm thấy thỏa mãn một cách sâu sắc và thấy
cuộc đời của mình trịn vẹn, cảm thấy mình tìm được chỗ đứng của
mình trong cuộc đời và cuộc đời của mình có ý nghĩa.
Q trình này trở thành chính mình, động lực mãnh liệt tìm sự tự
chủ này được nhà phân tâm học Thụy Sĩ Carl Gustave Jung gọi là tiến
trình Thành tồn tự ngã (Individuation). Đây là quá trình thúc đẩy một

cá nhân trở thành chính mình trong nghĩa sâu sắc của nó, mà đồn thời
vẫn hoàn toàn liên hệ chặt chẽ với thế giới xung quanh. Tiến trình này
diễn ra theo các giai đoạn:
Giai đoạn 1: cá thể dần dần trở nên độc lập với cha mẹ mình và các
phức cảm liên quan đến cha mẹ.
Giai đoạn 2: cá thể ngày càng có nhiều khả năng trong quan hệ với
người xung quanh.
Giai đoạn 3: cá thể ngày càng giống với hình ảnh mà nó tự hình
dung về mình.
20


Giai đoạn 4: cá thể trở nên toàn diện hơn, có nghĩa là vừa tập trung
vào chính mình vừa rộng mở, hòa hợp với cuộc sống xung quanh về mọi
phương diện.
Trong giai đoạn cuối cùng của tiến trình này, nghịch lý giữa sự hòa
nhập và tách rời tự nhiên được giải quyết. Với mức độ phát triển sâu sắc
nhất của “ cái tơi” , con người sẽ khơng cịn thấy sự tách biệt giữa “ tôi”
và ngoại cảnh nữa. Cái tôi lúc ấy vừa “ cá nhân” một cách rất đặc sắc,
lại vừa hòa làm một với ngoại cảnh. Chúng ta có thể đạt đến trạng thái
này, đây là một trong những tính chất rất bí hiểm của con người. Chúng
ta vừa có tính cá nhân vừa có tính cộng đồng, vừa là một vừa là tất cả.
Nhưng trước khi đến được đó, đường phải đi cịn dài, rất dài.
Vẫn là chính mình bên cạnh một người u, một người bạn đời, và
vẫn cảm thấy được hỗ trợ dù không có mặt ai bên cạnh, đó là những
mục tiêu rất mâu thuẫn mà chúng ta cần đi tới. Sự xung đột không thể
tránh khỏi giữa cái cá nhân và cái tồn thể chính là một nguồn sáng tạo
lớn lao, cho con người năng lượng sống.
Sự hình thành của các “ phức cảm”
Vượt qua các phức cảm cha mẹ là nhiệm vụ khó khăn nhất trong

tiến trình thành tồn tự ngã. Chính là các phức cảm này thường ngăn trở
mỗi người khẳng định cá tính thật sự của mình, cũng như thường “ thọc
gậy bánh xe” trong các mối quan hệ yêu đương. Vì sự quan trọng này,
chúng ta cần dành vài trang để bàn luận về sự hình thành của các phức
cảm nói chung và đặc biệt là các phức cảm cha mẹ.
Những phức cảm là sự ghi vào tâm thức những gì chúng ta đã trải
qua trong thời thơ ấu với những người thân, thường là những sự kiện có
ý nghĩa tình cảm sâu đậm đối với ta. Những ký ức này làm tổ, đóng kén
trong tâm thức chúng ta, giống như một khối cấu trúc phản xạ có điều
kiện rất phức tạp và còn hơn thế nữa. Chúng trở thành những sức mạnh
nội tâm thúc đẩy chúng ta ln phản ứng theo cách quen thuộc trong
những tình huống tương tự, và có thể cầm tù chúng ta trong những mẫu
xử sự tiêu cực.
21


Tuy nhiên, các phức cảm tự nó khơng có ý nghĩa tiêu cực như chúng
ta phán đoán ngay từ đầu, vì chúng ta đã quen với từ “ phức cảm tự ti”
nên gán cho chữ phức cảm một sắc thái tiêu cực. Phức cảm là những
khối cấu trúc tâm lý của chúng ta, được cấu thành từ tập hợp các phản
ứng trí tuệ và tình cảm của chúng ta trước cuộc sống.
Mỗi phức cảm có “mơi trường” riêng của nó, được “ nhuộm” một
sắc thái tình cảm dựa trên một sự kiện tình cảm nổi bật. Tình cảm này
hành động như một nam châm, thu hút những sự kiện, suy nghĩ, liên
tưởng... có nội dung tình cảm tương tự. Những sự kiện này hòa lẫn vào
nhau trong tiềm thức và tự tổ chức thành một chuỗi liên tưởng. Những
quan niệm này khiến Freud phát biểu: xuất phát từ một suy nghĩ bất kỳ,
chúng ta có thể lần ngược trở lại tìm phức cảm đứng sau nó. Và ơng đã
sáng lập các phương pháp tìm hiểu thăm dị tâm lý con người dựa trên
khám phá này, với cái tên “phương pháp liên tưởng tự do” .

Để có một ý niệm về những gì vừa được trình bày, bạn thử tập trung
vào chữ “tởm” . Chữ này làm bạn liên tưởng đến điều gì? Hãy để chữ
này vang vọng trong đầu bạn, bạn sẽ dần thấy những hình ảnh, những
ký ức xuất hiện, có những ký ức từ rất xa xưa giờ nổi lại lên bề mặt
nhận thức. Với tôi, tôi liên tưởng ngay đến bầy chuột mà tôi thấy trong
bếp một nhà trọ miền quê mà tôi mướn cách đây vài năm, các thùng rác
đủ loại, những người bạn thời tôi cịn nhỏ đã ăn những con sâu trước đơi
mắt sợ hãi của tơi... Bạn có thể thử với từ “vui” , từ “xinh đẹp” hay bất
kỳ từ nào khác. Bạn sẽ nhận thấy có một số từ đối với bạn nhiều ý nghĩa
và giàu hình ảnh hơn những từ khác, đặc biệt những từ liên quan đến
những ký ức mà bạn khơng thích nhớ lại, hoặc bạn tự cấm mình nghĩ
đến. Dấu hiệu này trong phân tâm học được gọi là “ lực cản” hay “ sự
đối kháng” (resistance). Cái tơi khơng thích suy nghĩ về những điều khó
chịu (hay q dễ chịu) này. Cái tơi thích có một lãnh địa quang quẻ và
an toàn. Những ký ức, cảm giác quá mạnh làm nó muốn lảng tránh, nên
nén chúng vào tiềm thức. Những kìm nén này thuộc về những phức cảm
mà chúng ta muốn lảng tránh, và vì thế nghĩ về chữ phức cảm chúng ta
thường có ngay những đánh giá tiêu cực.

22


Thật ra, khi những phức cảm được hình thành một cách tích cực,
chúng ta thậm chí khơng để ý đến. Những phức cảm tích cực giúp chúng
ta sống hiệu quả, hài hòa trong cuộc sống, và giữ vai trò trung gian giữa
nội tâm chúng ta và mơi trường bên ngồi.
Các phức cảm cha mẹ
Những lưu ý trên cũng áp dụng được trong trường hợp các phức
cảm cha mẹ. Phức cảm liên quan đến người cha và người mẹ là hai
trong số những phức cảm mạnh nhất chi phối cuộc sống của con người.

Chúng cũng nhưốm một sắc thái tình cảm đặc biệt, tùy thuộc mối quan
hệ của chúng ta với cha mẹ hoặc tốt đẹp, hay thích đáng, hay tệ hại.
Chúng là kết tinh của các mối quan hệ của chúng ta với cha mẹ. Ở đây,
chúng ta cần hiểu rõ là những phức cảm này thuộc về chúng ta một cách
rất chủ quan, chúng là ký ức của chúng ta về mối quan hệ với cha và
mẹ, và không tương ứng hoàn toàn với con người thật, khách quan của
cha mẹ chúng ta.
Tôi từng tư vấn tâm lý cho một cô gái đã từng nhiều lần bị cha mẹ
gửi đi sơ tán trong thời gian chiến tranh. Ở tuổi trưởng thành, cô gái
luôn sợ sẽ bị bỏ rơi, luôn tự kết tội mình và tự cảm thấy ln bị người
khác ghét và mưu hại, và phải tìm trợ giúp về tâm lý. Các phức cảm cha
mẹ của cơ có nội dung rất tiêu cực, làm cơ ln cho mình khơng có giá
trị gì, và khơng thể làm gì để thay đổi cuộc đời chính cơ. Trong khi đó,
cha mẹ của cô thật ra là những người tốt, thương con và biết cách xử sự
thích đáng với con. Nhưng ký ức bị bỏ rơi khi tuổi còn nhỏ, khi đứa trẻ
hết sức cần sự hiện diện và lệ thuộc vào cái nhìn của cha mẹ, đã để lại
trong cơ một dấu ấn rất khó phai nhạt.
Phức cảm mẹ khơng chỉ liên quan đến người mẹ, nó là kết tinh của
tất cả những kinh nghiệm chúng ta đã nhận được về tình mẫu tử, trong
một số trường hợp có thể bao gồm cả những quan hệ với một người bà,
cơ dì, vú ni... nếu những người này đã từng đóng một vai quan trọng
trong cuộc sống của ta. Cũng tương tự đối với trường hợp phức cảm
cha, liên quan đến mọi hình ảnh người cha đã đi qua cuộc đời chúng ta.
23


×