Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Nghiên cứu thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và nhận thức giảm thiểu rủi ro sức khỏe trong nông nghiệp trên địa bàn huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (372.23 KB, 9 trang )

KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA:
ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
VÀ NHẬN THỨC GIẢM THIỂU RỦI RO SỨC KHỎE TRONG NƠNG NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BÌNH CHÁNH, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Vũ Thị Ánh Ngọc*, Nguyễn Kim Thoa*,
Lê Thị Hồng Phượng*, Nguyễn Minh Kỳ*1
TĨM TẮT
Bài viết trình bày kết quả khảo sát thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
(BVTV) và nhận thức giảm thiểu rủi ro sức khỏe trong nơng nghiệp - nghiên cứu điển
hình ở huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh. Trong bài viết này, nghiên cứu
trả lời các câu hỏi về tình hình sử dụng thuốc BVTV giữa các nhóm trồng rau theo
tiêu chuẩn VietGAP và nhóm trồng rau thơng thường (RTT); mức độ nhận thức và
các biện pháp phòng hộ của người nông dân về tác hại của thuốc BVTV và rủi ro sức
khỏe khi tiếp xúc với thuốc. Kết quả nghiên cứu chỉ ra tần suất tiếp xúc thuốc BVTV
của nhóm trồng RTT cao hơn nhóm trồng rau VietGAP. Đồng thời, liên quan đến các
biện pháp bảo vệ sức khỏe, cả hai nhóm trồng RTT và VietGAP ưu tiên lựa chọn giải
pháp sử dụng các loại thuốc an tồn.
Từ khóa: Thực trạng, thuốc bảo vệ thực vật, nông nghiệp, rủi ro, sức khỏe, VietGAP.
1. Đặt vấn đề
Ngộ độc thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) là một trong những nguy cơ lớn ảnh hưởng
đến sức khỏe của nông dân. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO, 1990) ước tính mỗi
năm có khoảng 3 triệu trường hợp ngộ độc cấp tính thuốc trừ sâu và khoảng 20 ngàn
ca tử vong chủ yếu ở các nước đang phát triển. Tỷ lệ nông dân nhiễm độc do thuốc
BVTV không ngừng gia tăng với khoảng 3% lao động trong nông nghiệp ở các nước
đang phát triển (WHO, 2009). Tại Việt Nam, từ khi thực hiện cải cách kinh tế và nông
nghiệp những năm 1980 thì cũng sự gia tăng sản lượng cũng như việc sử dụng hóa
chất nơng nghiệp. Do đó, nguy cơ đối mặt với việc suy giảm sức khỏe do tình trạng
tiếp xúc với thuốc BVTV trong khoảng thời gian dài. Rõ ràng, việc sử dụng thuốc
BVTV quá mức gây ra những ảnh hưởng kinh tế và các nguy cơ sức khỏe cần được


quan tâm. Nhận thức được điều đó, một số phương pháp canh tác mới như sản xuất
rau an toàn đã được nghiên cứu và ứng dụng nhằm giảm thiểu rủi ro từ thuốc BVTV
cũng như mang lại lợi ích kinh tế cao hơn cho người sản xuất. Tuy nhiên, nếu như
các yêu cầu về việc sử dụng thuốc BVTV trong sản xuất không nghiêm ngặt, người
*Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh
1
E-mail:

280


KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA:
ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI

nông dân trực tiếp tiếp xúc với thuốc vẫn có nguy cơ ngộ độc cao (Luke & Steffanie,
2008). Để hạn chế những mối nguy cơ đó, Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn
(NN&PTNT) đã ban hành Quyết định số 79/QD-BNN-KHCN về “Thực hành tốt cho
rau quả tươi Việt Nam - VietGAP”. Sản xuất rau theo hướng VietGAP là hình thức cao
của sản xuất rau an tồn cho người sản xuất bằng những cải thiện trong cách sử dụng
thuốc BVTV. Xem xét ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện có 9 hợp tác xã (HTX) và 33
tổ HTX xuất rau an tồn. Trong đó, HTX Phước An nằm trên địa bàn xã Tân Quý Tây,
huyện Bình Chánh là một trong những đơn vị chuyên trồng rau, củ sạch của Thành
phố đạt chứng nhận VietGAP. Khi áp dụng sản xuất rau sạch theo tiêu chuẩn VietGAP
tại HTX Phước An có nhiều cải thiện so với phương thức sản xuất rau thông thường
(RTT), đặc biệt trong sử dụng thuốc BVTV. Như vậy, việc cải thiện này đã tác động
như thế nào đến kết quả sản xuất và sức khỏe của người dân trồng rau? Để trả lời câu
hỏi đó, nghiên cứu này được tiến hành nhằm đánh giá thực trạng sử dụng thuốc BVTV
và nhận thức giảm thiểu rủi ro sức khỏe, trường hợp điển hình ở huyện Bình Chánh,
Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Phương pháp nghiên cứu

2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Các hộ nông dân có các hoạt động nơng nghiệp (canh tác
rau) trong và ngoài HTX sản xuất Phước An, xã Tân Quý Tây trên địa bàn huyện Bình
Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh. Sản phẩm rau khảo sát là các loại rau ăn lá chính của
HTX gồm rau muống, rau dền và mùng tơi.
- Phạm vi nghiên cứu: Xã Tân Quý Tây, huyện Bình Chánh là một xã nơng nghiệp
có diện tích là 145 ha đất trồng rau các loại, bình quân sản xuất 7 vụ rau/năm, mỗi
ngày cung cấp gần 8 tấn rau các loại. HTX gồm có 64 hội viên canh tác các loại rau củ.
Trong đó, sản phẩm rau của 30 hội viên canh tác trên 13,9 ha đạt tiêu chuẩn VietGAP.
HTX Phước An hiện nay là một trong những HTX trồng rau quy mô lớn, cung cấp
4 - 6 tấn rau/ngày cho 20 đơn vị lớn, nhỏ trên địa bàn Thành phố.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thu thập số liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp được thu thập bằng cách phỏng vấn người trực tiếp phun thuốc
BVTV ở các hộ dân trồng rau. Căn cứ số lượng hộ xã viên của HTX Phước An áp
dụng phương pháp trồng rau tiêu chuẩn VietGAP là 30 hộ nên tổng số mẫu điều tra
được chọn tương ứng 60 hộ với cơ cấu 30 nông hộ sản xuất rau VietGAP và 30 nông
hộ sản xuất RTT.

281


KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA:
ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI

Trong đó, bảng câu hỏi là cơng cụ thu nhập dữ liệu, bằng cách đưa ra những câu
hỏi nhằm lấy được những thông tin cần thiết. Nội dung bao gồm: (i) Các câu hỏi về
đặc điểm kinh tế - xã hội của người dân; (ii) Các câu hỏi về tình hình sử dụng thuốc
BVTV mùa vụ chính để thu thập các loại thuốc, liều lượng sử dụng giữa các nhóm
trồng RTT và VietGAP; (iii) Các câu hỏi về nhận thức, biện pháp phịng hộ của người

nơng dân về tác hại của thuốc BVTV và rủi ro khi tiếp xúc với thuốc.
2.2.2. Phương pháp thống kê và xử lý số liệu
Số liệu thu thập được phân tích thống kê, tiến hành xử lý bằng phần mềm Excel và
Eview 6.0 với mức ý nghĩa α = 0,05. Trong đó, phương pháp thống kê mô tả, so sánh
sử dụng thuốc BVTV như loại, liều lượng, số lần sử dụng và trang thiết bị bảo hộ lao
động giữa các nhóm có và khơng thực hiện VietGAP. Q trình tìm hiểu nhận thức về
rủi ro sức khỏe do sử dụng thuốc BVTV của người nông dân thông qua thống kê mô
tả về nhận thức ngộ độc cấp tính và mãn tính khi sử dụng thuốc BVTV. Đồng thời,
tiến hành xem xét các biện pháp giảm rủi ro khi sử dụng thuốc BVTV lên người dân.
3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
3.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội mẫu nghiên cứu
Bảng 1 trình bày đặc điểm kinh tế - xã hội nhóm đối tượng nông hộ thuộc những
người trực tiếp phun thuốc BVTV ở địa bàn nghiên cứu. Độ tuổi trung bình, số năm
kinh nghiệm của người được phỏng vấn tương đối cao. Kết quả cho thấy khơng có sự
khác biệt lớn về độ tuổi trung bình, trình độ học vấn và kinh nghiệm trồng rau giữa
hai nhóm nơng hộ (p > 0,05). Tuy nhiên, có sự khác biệt thống kê về số lần tham gia
khuyến nơng ở hai nhóm nghiên cứu (p < 0,05). Nhóm nơng hộ trồng rau theo tiêu
chuẩn VietGAP có số lần tham gia khuyến nơng cao hơn nhóm RTT. Ngồi ra, tổng
thu nhập giữa hai nhóm nghiên cứu cũng có sự chênh lệch đáng kể (p < 0,05).
Bảng 1. Đặc điểm kinh tế - xã hội nhóm nơng hộ
Nhóm hộ trồng rau
VietGAP (A)

Nhóm hộ trồng
RTT (B)

Chênh lệch
(A-B)

Tuổi (năm)


47,8

49,03

-1,23ns

Học vấn (năm)

7,53

6,67

0,86ns

Kinh nghiệm (năm)

18,5

17,5

1,0ns

Khuyến nông (lần)

2,97

0,47

2,5*


Thu nhập (triệu đồng)

12,25

9,7

2,8*

Đặc điểm

282


KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA:
ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI

3.2. Hiện trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và biện pháp bảo hộ
* Hiện trạng sử dụng thuốc BVTV
Theo thống kê, trên toàn thế giới, mỗi năm có hơn 2,36 tỷ kg thuốc BVTV được
sử dụng và hơn 85,0% dùng trong nông nghiệp (Grube et al., 2011). Trong nghiên cứu
này, đánh giá số lần sử dụng thuốc BVTV cho thấy, các mối đe dọa đối với sức khỏe
khi tiếp xúc với thuốc BVTV không chỉ do tiếp xúc với nồng độ cao mà còn do mức
độ thường xuyên sử dụng thuốc BVTV độc tính cao. Kết quả khảo sát bệnh hại rau
mùa nắng thường gặp như bệnh rỉ trắng, vàng lá, rầy, đốm lá,… trong nghiên cứu đã
chỉ ra tần suất tiếp xúc thuốc BVTV của nhóm trồng RTT cao hơn nhóm trồng rau
VietGAP (Hình 1). Trong đó, đối với thuốc trừ cỏ nhóm trồng RTT cao hơn nhóm
trồng rau VietGAP 0,4 lần; thuốc trừ sâu rầy 1,2 lần và thuốc trừ nấm bệnh là 1,6 lần.
Ngoài ra, căn cứ số lần tiếp xúc với thuốc BVTV mùa vụ tháng 6 - 7 trong năm thì
nơng hộ VietGAP phun thuốc trung bình 4,3 lần, trong khi đó nơng hộ trồng RTT phun

thuốc 5,2 lần. Từ đó cho thấy lượng thuốc phun của nông dân trồng RTT cao hơn so
với nơng hộ VietGAP.
Hình 1. Tần suất sử dụng thuốc BVTV mùa nắng (tháng 6 - 7 trong năm)

Đối với mùa vụ mùa mưa (tháng 9 - 10 trong năm), đây là thời điểm cỏ dại và sâu
rầy phát triển mạnh nên số lần phun thuốc cao hơn so với mùa nắng. Tổng số tần suất
nông dân VietGAP phun thuốc mùa mưa là 5,2 lần, trong khi nông dân sản xuất RTT
là 8,5 lần.

283


KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA:
ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI

Hình 2. Tần suất sử dụng thuốc BVTV mùa mưa (tháng 9 - 10 trong năm)

* Tình hình bảo hộ lao động trong quá trình sản xuất
Các biện pháp bảo hộ lao động nhằm đảm bảo an toàn cũng như giảm rủi ro sức
khỏe cho người sử dụng. Người nông dân khi sử dụng cần mang dụng cụ bảo hộ đầy
đủ như kính, găng tay, khẩu trang, quần áo, mũ,... Thực tế, người nông dân được tập
huấn về bảo hộ lao động thơng qua các chương trình khuyến nông do các công ty
thuốc BVTV và địa phương tổ chức. Đặc biệt, đối với nông hộ VietGAP, các tài liệu
lưu hành nội bộ đảm bảo nguyên tắc “4 đúng” đối với phun thuốc BVTV, trong đó có
hướng dẫn cách thức đảm bảo an tồn người sử dụng.
Bảng 2. Tình hình sử dụng thiết bị bảo hộ lao động
Hạng mục
Đội mũ
Đeo găng tay
Đeo khẩu trang

Đi giày, ủng
Đeo kính
Quần áo lao động

Sản xuất theo VietGAP
n
Tỷ lệ, %
24
80
24
80
30
100
26
87
16
53
27
90

Sản xuất RTT
n
15
20
15
12
6
12

Tỷ lệ, %

50
67
50
40
20
40

Chênh lệch
30
13
50
47
33
50

Kết quả điều tra cho thấy, nông dân trong hai nhóm hộ đều có sử dụng bảo hộ lao
động khi sử dụng thuốc BVTV; tuy nhiên, tỷ lệ sử dụng bảo hộ lao động lại khác nhau
giữa hai nhóm. Nhóm trồng rau VietGAP có tỷ lệ sử dụng dụng cụ bảo hộ cao hơn
nhiều so với nhóm trồng RTT. Nghiên cứu chỉ ra rằng nhóm trồng rau theo hướng
VietGAP có ý thức cao hơn trong việc sử dụng các thiết bị bảo hộ so với nhóm trồng
RTT. Điều này có tác dụng tích cực trong việc hạn chế ảnh hưởng của thuốc BVTV
đến sức khỏe.
284


KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA:
ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI

3.3. Nhận thức về rủi ro sức khỏe sử dụng thuốc BVTV của nông dân
* Thông tin tác hại thuốc BVTV đối với sức khỏe con người

Nhìn chung, thuốc trừ sâu có thể gây những ảnh hưởng tiêu cực, nhất là đối với các
đối tượng nhạy cảm như phụ nữ, trẻ em (Hồng Thịnh, 2009). Nơng dân ở hai nhóm
hộ đều nhận thức được tác hại của thuốc BVTV đến sức khỏe. Đối với nhóm hộ trồng
rau theo hướng VietGAP, nguồn thông tin về hậu quả của việc sử dụng thuốc đa dạng
và theo thứ tự: Khuyến nông -> Phương tiện truyền thông -> Tự nhận thức -> Nhãn
mác. Đối với nhóm trồng RTT, ngồi sự hướng dẫn của chương trình khuyến nơng
(16,7%) và phương tiện truyền thơng (34,9%), nguồn thông tin về tác hại của thuốc
chủ yếu do tự nhận thức (41,8%), điều này cho thấy người nơng dân đã có những sự
quan tâm đến rủi ro sức khỏe khi tiếp xúc với thuốc BVTV.
Bảng 3. Thông tin về tác hại sử dụng thuốc BVTV
Hạng mục

Sản xuất rau VietGAP

Sản xuất RTT

n

Tỷ lệ, %

n

Tỷ lệ, %

Phương tiện truyền thơng

10

22,2


15

34,9

Nhãn mác

3

6,7

5

11,6

Khuyến nơng

25

55,5

5

16,7

Tự nhận thức

7

15,6


18

41,8

Ngồi ra, các nhóm nơng hộ đều nhận thức được mức độ ảnh hưởng khi sử dụng
thuốc BVTV đối với sức khỏe con người (Hình 3). Tuy nhiên, nhóm hộ trồng rau
VietGAP nhận thức mức độ nghiêm trọng (24,5%) của việc sử dụng thuốc cao hơn
nhóm người trồng RTT (15,7%).
Hình 3. Nhận thức mức độ ảnh hưởng của thuốc BVTV

285


KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA:
ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI

* Nhận thức rủi ro khi sử dụng thuốc BVTV
Hình 4. Nhận thức rủi ro khi sử dụng thuốc BVTV

Nhìn chung, nhận thức rủi ro sức khỏe có vai trị quan trọng và ảnh hưởng
đến việc thực hiện các biện pháp bảo hộ lao động để tránh nguy cơ bệnh tật. Kết quả
nghiên cứu cho thấy 82,3% nông dân trồng rau VietGAP nhận thức thuốc BVTV gây
rủi ro sức khỏe cấp tính; 52,7% nhận thức triệu chứng ngộ độc mãn tính. Trong khi
đó, 17,7% nơng dân của nhóm hộ trồng RTT nhận thức được rủi ro cấp tính và 47,3%
nhận thức rủi ro mãn tính. Qua đó thấy rằng, nơng dân đã có những chuyển biến nhận
thức về những rủi ro trong tương lai có thể gặp phải khi sử dụng thuốc BVTV.
* Biện pháp giảm rủi ro sức khỏe sử dụng thuốc BVTV
Kết quả nghiên cứu về hoạt động phòng tránh rủi ro sức khỏe do thuốc BVTV ước
tính các khoản chi phí rất lớn (Wang et al., 2018). Do đó, rất cần biện pháp giảm thiểu
phòng ngừa các tác hại của thuốc BTTV. Bảng 4 trình bày kết quả khảo sát lựa chọn

biện pháp giảm thiểu rủi ro sức khỏe do thuốc BVTV. Đối với cả hai nhóm trồng RTT
và rau VietGAP cho thấy phần lớn nông dân lựa chọn giải pháp sử dụng các loại thuốc
an toàn lần lượt là 56,7% và 46,7%.
Bảng 4. Các biện pháp làm giảm rủi ro sức khỏe
Hạng mục

Sản xuất rau VietGAP

Sản xuất RTT

n

Tỷ lệ, %

n

Tỷ lệ, %

Đầu tư trang thiết bị bảo hộ

10

33,3

14

46,7

Sử dụng thuốc an toàn


17

56,7

14

46,7

Khám định kỳ

3

10,0

2

6,6

286


KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA:
ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI

Ngồi ra, đối với nơng dân sản xuất RTT cũng chỉ ra biện pháp sử dụng trang thiết
bị bảo hộ lao động chiếm tỷ lệ cao, ứng với 46,7%. Lựa chọn phương án khám định kỳ
có tỷ lệ thấp với lần lượt 10,0% với nhóm VietGAP) và 6,6% với nhóm RTT. Như vậy,
có thể thấy việc chọn lựa các loại thuốc an tồn, thân thiện mơi trường sẽ là phương
án khả thi đối với người sản xuất rau trên địa bàn nghiên cứu.
4. Kết luận

Thuốc BVTV đóng vai trò quan trọng trong việc phòng trừ sâu bệnh, bảo vệ sản
xuất, góp phần đảm bảo an tồn lương thực, thực phẩm. Sử dụng thuốc BVTV đã trở
thành một yếu tố quan trọng trong sản xuất nông nghiệp hiện đại. Bên cạnh những tác
dụng tích cực thì việc sử dụng thuốc BVTV q mức khơng những gây lãng phí tài
chính mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân. Kết quả nghiên cứu chỉ ra
tần suất tiếp xúc thuốc BVTV của nhóm trồng RTT cao hơn nhóm trồng rau VietGAP.
Nghiên cứu cho thấy mặc dù nông dân trong hai nhóm hộ đều sử dụng bảo hộ lao động
khi sử dụng thuốc BVTV nhưng có sự khác nhau.
Về đánh giá rủi ro, nghiên cứu cho thấy 82,3% nông dân trồng rau VietGAP nhận
thức thuốc BVTV gây rủi ro sức khỏe cấp tính; 52,7% nhận thức sẽ gặp triệu chứng ngộ
độc mãn tính. Đối với nhóm nơng hộ sản xuất RTT có 17,7% nhận thức rủi ro cấp tính
và 47,3% nhận thức rủi ro mãn tính. Liên quan đến biện pháp bảo vệ ở cả hai nhóm trồng
RTT và VietGAP cho thấy phần lớn nông dân lựa chọn giải pháp sử dụng các loại thuốc
an toàn lần lượt 56,7 và 46,7%. Tuy nhiên, về lâu dài cần có giải pháp thích hợp kiểm
sốt chặt chẽ việc sử dụng thuốc BVTV và bảo vệ sức khỏe của nông dân.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2008), Quyết định số 379/QĐ-BNNKHCN ngày 28/01/2008 Ban hành quy trình thực hành sản xuất nơng nghiệp tốt
cho rau, quả tươi an toàn, Hà Nội.
2. Grube A., Donaldson, D., Kiely, R., Wu, L. (2011), Pesticide industry sales and
usage, 2006 and 2007 market estimates, US Environmental Protection Agency,
Washington DC.
3. Hoàng Thịnh (2009), Thuốc trừ sâu và sức khỏe người dân và phụ nữ trong nơng
nghiệp nơng thơn, NXB Chính trị, Quốc gia, Hà Nội, 2009.
4. Luke S., Steffanie S. (2008), Organic agriculture and “safe” vegetables in
Vietnam: Implication for agro-food system sustainability, University of Waterloo,
Ontario, Canada.
287


KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA:

ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI

5. Wang W., Jin, J., He, R., Gong, H., Tian, Y. (2018), Farmers’ Willingness to Pay for
Health Risk Reductions of Pesticide Use in China: A Contingent Valuation Study,
International Journal of Environmental Research and Public Health, 15(4):625, 2018.
6. World Health Organization (WHO) (1990), Public Health Impact of Pesticides
Used in Agriculture, WHO Press, Geneva, Witzerland, 1990.
7. World Health Organization (WHO) (2009), Global health risks – 2009: Mortality
and burden of disease attributable to selected major risks, WHO Press, Geneva,
Witzerland, 2009.

288



×