ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI QUA
ĐƯỜNG NIỆU ĐẠO ĐỂ ĐIỀU TRỊ CHẢY MÁU DO GIÃN
TĨNH MẠCH NIỆU ĐẠO
Trịnh Kiên Cường1, Nguyễn Quang2
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị giãn vỡ tĩnh
mạch niệu đạo bằng phương pháp phẫu thuật nội soi qua
đường niệu đạo.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên
cứu mô tả hàng loạt ca bệnh giãn vỡ tĩnh mạch niệu
đạo được điều trị theo phương pháp phẫu thuật nội soi
niệu đạo tại trung tâm Nam học - Bệnh viện Việt Đức từ
01/2016 đến 05/2021.
Kết quả: 30 bệnh nhân giãn vỡ tĩnh mạch niệu đạo
được phẫu thuật nội soi niệu đạo điều trị. Độ tuổi trung
bình 45,9 ± 2,83 tháng. Thời gian phẫu thuật 27,8 ± 4,37
phút, thời gian hậu phẫu 5,9 ± 0,39 ngày. Không trường
hợp nào tai biến trong mổ. Theo dõi và tái khám sau 6
tháng: 93,3% hết hoàn toàn chảy máu. Không trường
hợp nào hẹp niệu đạo, rối loạn xuất tinh. Có 2 trường
hợp chảy máu tái phát đã được điều trị nội khoa đến nay
hoàn toàn ổn định.
Kết luận: Phẫu thuật nội soi qua đường niệu đạo là
phương pháp an toàn và hiệu quả để điều trị giãn vỡ tĩnh
mạch niệu đạo.
Từ khóa: chảy máu niệu đạo, giãn vỡ tĩnh mạch
niệu đạo, xuất tinh máu, phẫu thuật nội soi niệu đạo.
0.39 days. No patients had complications during surgery.
Follow-up and re-examination after 6 months: 93.3%
completely stopped bleeding. There were no cases of
urethral stricture, ejaculation dysfunction. There are 2
cases of recurrent bleeding that have been treated medically and are now completely stable.
Conclusion: Endoscopic urethral technique is a
safe and effective method for treatment urethral bleeding.
Keywords: urethral bleeding, urethral vein rupture,
hematospermia, urethral endoscopic surgery.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Chảy máu niệu đạo là tình trạng xuất hiện máu chảy
qua niệu đạo khi dương vật đang cương dương, sau khi
xuất tinh hoặc sau các hoạt động gắng sức. Chảy máu do
giãn tĩnh mạch niệu đạo là một nguyên nhân tương đối
hiếm gặp và là vấn đề còn ít được nghiên cứu trên thế
giới. Phẫu thuật nội soi niệu đạo là một trong các phương
pháp điều trị giãn vỡ tĩnh mạch niệu đạo. Đã có nhiều
báo cáo lâm sàng điều trị giãn vỡ tĩnh mạch niệu đạo qua
nội soi niệu đạo, song tại Việt Nam chưa có nghiên cứu
nào đánh giá tính hiệu quả và kết quả của phương pháp
này. Đây là lý do chúng tôi tiến hành nghiên cứu với mục
tiêu đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi niệu đạo điều trị
chảy máu do giãn tĩnh mạch niệu đạo tại trung tâm Nam
ABSTRACT
EVALUATION OF THE RESULTS TREATMENT học - Bệnh viện Việt Đức.
URETHRAL BLEEDING BY URETHRAL ENDO
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
SCOPIC TECHNIQUE
Purpose: To evaluate the results of treatment ure- CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
thral bleeding following urethral endoscopic technique.
Những bệnh nhân được chẩn đoán là chảy máu do
Materials and methods: A descriptive study of a series of
cases of urethral bleeding treated by endoscopic urethral giãn vỡ tĩnh mạch niệu đạo được phẫu thuật nội soi can
surgery from January 2016 to May 2021 at the Center of thiệp qua đường niệu đạo tại trung tâm Nam học - Bệnh
viện hữu nghị Việt Đức từ tháng 06/2016 đến tháng
Andrology at Viet Duc Hospital.
Results: 30 patients with urethral bleeding were 05/2021.
2. Phương pháp nghiên cứu
treated by endoscopic urethral surgery. The mean age
Nghiên cứu hồi cứu theo phương pháp mô tả cắt
was 45.9 ± 2.83 months. The mean operative time was
27.8 ± 4.37 minutes, the mean hospital stay was 5.9 ± ngang. Thu thập thông tin ban đầu qua hồ sơ bệnh án và
1. Bệnh viện Nam học Hiếm muộn Hà Nội - Andrology and Fertility Hospital of Ha Noi
2. Trung tâm Nam học Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức Center - Center For Andrology and Sexual Medicine
of Viet Duc Hospital
Chịu trách nhiệm chính: Trịnh Kiên Cường 0379980168
Số chuyên đề 2021
Website: tapchiyhcd.vn
197
2021
JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE
kê trên phần mềm SPSS 20.0.
tiến hành theo dõi bệnh nhân theo thời gian.
3. Cỡ mẫu và chọn mẫu
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chọn mẫu ngẫu nhiên thuận tiện. Đánh giá kết quả
sau mổ dựa trên tái khám từ xa và lâm sàng sau 6 tháng.
Dữ liệu được thu thập và phân tích theo nguyên tắc thống
Biều đồ 1: Phân bố nhóm tuổi trong nghiên cứu
Trong thời gian nghiên cứu, chúng tơi ghi nhân có 30 bệnh nhân đủ tiêu chuẩn chọn mẫu, trong đó các bệnh
nhân đều trên 30 tuổi.
Bảng 1: Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng
Đặc điểm
Lâm
sàng
Chảy máu niệu đạo
(n=30)
Rối loạn tiểu tiện
(n=30)
Thiếu máu (n=30)
Cận lâm
sàng
Siêu âm đường
trực tràng (n=19)
Xét nghiệm nước tiểu (n=30)
n
%
Khi cương
14
46,7
Trong xuất tinh
11
36,6
Sau xuất tinh
5
16,7
Có
Khơng
Có
Khơng
Bệnh lý ống phóng tinh
Tăng sinh mạch ụ núi
Bệnh lý tuyến tiền liệt
Có hồng cầu
Khơng có hồng cầu
0
30
0
30
7
10
2
13
17
0
100
0
100
36,8
52,6
10,5
43,3
56,7
Đa số bệnh nhân xuất hiện chảy máu niệu đạo khi siêu âm qua trực tràng chủ yếu tăng sinh mạch quanh ụ
cương (46,7%), không kèm rối loạn tiểu tiện. Hình ảnh núi (52,6%).
198
Số chuyên đề 2021
Website: tapchiyhcd.vn
Bảng 2: Kết quả điều trị
Đặc điểm
Điều trị
Thời gian
Phẫu thuật1
(phút)
Bệnh nhân nghiên cứu
30-40 (n=10)
40-50 (n=8)
Nhóm tuổi1
50-60 (n=10)
>60 (n=2)
Khi cương
(n=14)
Khi xuất tinh
Hoàn cảnh chảy
(n=11)
máu2
Sau xuất tinh
(n=5)
Lưu sonde
tiểu2
(ngày)
27,8 ± 4,4
23,5 ± 2,2
28,5 ± 5,2
28,3 ± 8,3
44,5
5,9 ± 0,4
5,8 ± 0,7
5,8 ± 0,5
6,2 ± 0,8
6
32,2 ± 8,1
1,1 ± 0,1
6,1 ± 0,5
25,8 ± 3,9
1,1 ± 0,2
5,5 ± 0,7
20 ± 5,2
1
6,6 ± 0,8
Bảng 3. Biến chứng sau mổ
Gần
Xa
Hậu phẫu3
(ngày)
1,06 ± 0,1
1
1,2 ± 0,2
1
1,5
Thời gian phẫu thuật trung bình 27,8 phút, thời gian
lưu sonde tiểu và hậu phẫu lần lượt là 1,06 và 5,9 ngày.
Không ghi nhận khác biệt thời gian phẫu thuật, thời gian
lưu sonde tiểu, thời gian hậu phẫu giữa các nhóm tuổi và
giữa các hoàn cảnh chảy máu.
Biến chứng
p
n
%
Chảy máu
2
6,67
Nhiễm trùng
0
0
Tổn thương niệu đạo,
bàng quang
0
0
Tái phát
2
2,67
Hẹp niệu đạo
0
0
Xuất tinh ngược
dịng
0
0
Biến chứng gần có 2 trường hợp chảy máu sau mổ,
không ghi nhận trường hợp nào nhiễm trùng, tổn thương
niệu đạo, bàng quang. Biến chứng xa có 2 trường hợp
chảy máu tái phát, khơng trường hợp nào hẹp niệu đạo,
xuất tinh ngược dòng.
p11=0,168
p12=0,144
p13=0,819
p21=0,123
p22=0,809
p23=0,115
IV. BÀN LUẬN
Chảy máu niệu đạo là từ để mô tả triệu chứng. Chảy
máu do giãn vỡ tĩnh mạch niệu đạo thể hiện nguyên
nhân bắt nguồn từ tĩnh mạch niệu đạo. Các nguyên nhân
gây giãn vỡ tĩnh mạch niệu đạo rất đa dạng. Ngoài các
nguyên nhân phổ biến như viêm niệu đạo, túi tinh, ụ núi;
chấn thương; can thiệp y tế; u ác tính; tắc đường dẫn tinh;
các bệnh lý tồn thân: rối loạn đơng máu, tăng huyết áp
[1] thì cịn một số nguyên nhân khác ít gặp song cần chú
ý như: dị dạng tĩnh mạch niệu đạo [2], u máu niệu đạo
[3], hội chứng Klippel – Trenaunay [4]. Do giãn vỡ tĩnh
mạch niệu đạo chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ trong số nguyên nhân
gây chảy máu niệu đạo nên trên thế giới bệnh chỉ được
mô tả qua các báo cáo trường hợp lâm sàng. Trong thời
gian 4 năm chúng tôi chỉ ghi nhận 30 trường hợp chảy
máu niệu đạo do giãn vỡ tĩnh mạch niệu đạo.
Triệu chứng lâm sàng có giá trị nhất và cũng là
nguyên nhân chính khiến bệnh nhân đến khám là chảy
máu niệu đạo. Ba hoàn cảnh chảy máu niệu đạo mà
chúng tôi gặp là chảy máu khi cương dương vật, chảy
máu khi xuất tinh và chảy máu sau xuất tinh. Cơ chế
chảy máu nhìn chung giống nhau, đều do tăng áp lực đè
lên tĩnh mạch. Khi dương vật cương cứng, áp suất thể
hang lên trên 100 mmHg và lên vài trăm mmHg khi phản
xạ hành hang được kích hoạt [5]. Áp lực lớn này chèn ép
các tĩnh mạch, vốn có thành mạch rất mỏng từ đó làm
vỡ tĩnh mạch. Trong nhóm nghiên cứu có 14 bệnh nhân
chảy máu khi cương, chiếm 46,7 %. Cơ chế chảy máu
khi xuất tinh cũng gần tương tự: trong giai đoạn cuối
của quá trình xuất tinh cơ vịng niệu đạo mở kết hợp với
co bóp cơ hành hang, ngồi hang, tuyến tiền liệt tạo ra
Số chuyên đề 2021
Website: tapchiyhcd.vn
199
JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE
lực đẩy rất mạnh đẩy tinh dịch ra ngoài theo đường niệu
đạo [5]. Áp lực trong niệu đạo giai đoạn này rất lớn, có
thể dẫn tới tổn thương mạch máu vùng niệu đạo. Chúng
tơi ghi nhận có 11 bệnh nhân chảy máu trong xuất tinh
chiếm 36,7 %.
Về đặc điểm chảy máu, đa số bệnh nhân chảy máu
đỏ tươi, lượng ít, có thể tự cầm nhưng dễ tái phát, lượng
máu mất khơng ảnh hưởng đến tồn trạng người bệnh.
Do đó khơng ghi nhận trường hợp nào có biểu hiện thiếu
máu. Tính chất chảy máu vơ cùng quan trong chẩn đoán
và chẩn đoán phân biệt với các nguyên nhân khác. Trong
giãn tĩnh mạch niệu đạo, máu chảy khi cương dương vật
hoặc khi xuất tinh, thường không tự phát, không xảy ra
khi dương vật ở trạng thái xìu. Các bác sĩ nam khoa cần
lưu ý các nguyên nhân đặc biệt sau để loại trừ trước khi
đưa ra phương án điều trị:
Dị dạng tĩnh mạch niệu đạo: chiếm 4,6% các
nguyên nhân gây tiểu máu [6], tính chất máu chảy nhiều,
có cả máu cục và tiểu máu sau xuất tinh [2]. Bệnh thường
chỉ chẩn đoán được khi đã nội soi niệu đạo bàng quang.
U máu sinh dục (Genitourinary hemangiomas) là nguyên
nhân ít phổ biến của tiểu máu hoặc xuất tinh máu [7], có
thể chẩn đốn được bằng CT hoặc qua nội soi niệu đạo,
chảy máu trong u máu niệu đạo có tính chất ngắt quãng,
không kèm theo đau [3]. Trước đây với u nhỏ người ta
cắt đốt nội soi bằng nhiệt và mổ mở cắt u trong trường
hợp lớn [7] thì gần đây, cắt bỏ u lớn qua niệu đạo bằng
laser đã được báo cáo [8]. Hội chứng Klippel-Trenaunay
(KTS) là bệnh lý rối loạn mạch máu bẩm sinh hiếm gặp
chưa rõ căn nguyên với tỷ lệ mắc 1/30.000 [9]. Bệnh
gồm 3 triệu chứng chính: dị dạng mao mạch ở da, giãn
tĩnh mạch, dị dạng xương và mô mềm. Bệnh gây chảy
máu niệu đạo đại thể mức độ nặng, tự phát, không liên
quan cương [4]. Bệnh nhân KTS cần dự phịng nguy cơ
hình thành huyết khối tĩnh mạch và phải điều trị rối loạn
đông máu trước khi nội soi cắt đốt tĩnh mạch dị dạng.
Trong nghiên cứu chúng tôi không phát hiện bệnh
nhân nào có loạn trương lực ở các chi, giãn mao mạch ở
da. Khơng tìm thấy bất thường về chức năng đơng máu ở
các bệnh nhân. Chụp cắt lớp vi tính, soi niệu đạo không
phát hiện dị dạng mạch máu, u máu niệu đạo.
Hai xét nghiệm cận lâm sàng quan trọng và không
thể thiếu khi đánh giá bệnh nhân chảy máu niệu đạo là
siêu âm qua trực tràng (Transrectal ultrasound – TRUS)
và nội soi niệu đạo – bàng quang. TRUS là một kỹ thuật
hình ảnh đơn giản, an tồn, hiệu quả và tương đối khơng
xâm lấn, có thể được thực hiện như một thủ thuật ngoại
trú và cho phép đánh giá khách quan túi tinh, ống phóng
tinh và tuyến tiền liệt trong đánh giá xuất tinh máu. Giá
trị chẩn đoán nguyên nhân xuất tinh máu dựa vào TRUS
lên tới 76% [1]. Do đó, TRUS là xét nghiệm khơng thể
thiếu để chẩn đoán nguyên nhân chảy máu do giãn vỡ
200
Số chuyên đề 2021
Website: tapchiyhcd.vn
2021
tĩnh mạch niệu đạo, nó giúp xác định nguyên nhân viêm
nhiễm ống dẫn tinh, ụ núi, bệnh lý tuyến tiền liệt.Trong
nghiên cứu này, có tới 52,6% siêu âm ngả trực tràng phát
hiện tăng sinh mạch quanh ụ núi, 36,8% có bất thường
quanh ống phóng tinh, 10,5% bất thường ở tuyến tiền
liệt.
Nội soi bàng quan chẩn đốn vơ cùng quan trọng
trong chẩn đoán cũng như điều trị bệnh. Đây là tiêu
chuẩn vàng để xác định giãn mạch niệu đạo, qua ống
soi có thể thấy rõ ràng tình trạng mạch máu vùng niệu
đạo, tình trạng viêm nếu có, phân biệt với dị dạng tĩnh
mạch, u máu niệu đạo,... [6]. Trong nghiên cứu chúng tôi
không ghi nhận trường hợp nào dị dạng mạch máu và u
máu niệu đạo. Xét nghiệm máu đánh giá mức độ thiếu
máu và phân biệt với nguyên nhân do rối loạn đông máu.
Thường chảy máu do giãn vỡ tĩnh mạch niệu đạo không
nhiều, và bệnh nhân thường đến sớm nên xét nghiệm
cơng thức máu khơng có tình trạng thiếu máu.
Điều trị chảy máu niệu đạo theo nguyên nhân được
khuyến cáo và vấn đề quan trọng là bác sĩ cần xác định
đúng được nguyên nhân chảy máu của bệnh nhân để đưa
ra hướng điều trị cụ thể. Phương pháp nội soi niệu đạo từ
lâu đã được áp dụng để điều trị chảy máu niệu đạo không
chỉ do giãn tĩnh mạch niệu đạo mà còn do nguyên nhân
khác. Tất cả 30 bệnh nhân trong nghiên cứu chúng tôi
đều chảy máu niệu đạo tái phát, không tự khỏi và điều
trị nội khoa thất bại nên có chỉ định phẫu thuật điều trị.
Thời gian phẫu thuật tương đối ngắn, trung bình 27,8 ±
4,4 phút, q trình phẫu thuật cũng khơng q phức tạp.
Chúng tơi khơng ghi nhận sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê thời gian phẫu thuật giữa các nhóm tuổi với nhau và
giữa các hoàn cảnh chảy máu. Sau khi đặt máy soi kiểm
tra niệu đạo, bàng quang, chúng tôi xác định những tĩnh
mạch giãn, vỡ và đốt nội soi. Hiệu quả điều trị đốt nội
soi bằng lase để giảm nguy cơ chảy máu đã được báo cáo
trong một số ca dị dạng mạch máu lớn niệu đạo hoặc u
máu niệu đạo, song với giãn vỡ tĩnh mạch niệu đạo theo
chúng tôi chỉ cần dao đơn cực là đủ. Thời gian đặt sonde
tiểu và hậu phẫu lần lượt là 1,06 ± 0,1 và 5,9 ± 0,4 ngày.
Trong quá trình phẫu thuật không ghi nhận tai biến. Biến
chứng sớm sau mổ có 2 trường hợp chảy máu, xong đều
mức độ ít và điều trị nội khoa ổn định.
Theo chúng tôi ba biến chứng xa có nguy cơ nhất
khi cắt đốt nội soi tĩnh mạch niệu đạo là: chảy máu tái
phát, hẹp niệu đạo và xuất tinh ngược dòng. Tất cả các
bệnh nhân trong nghiên cứu được theo dõi, hỏi bệnh và
tái khám trong thời gian 6 tháng. Kết quả thu được như
sau: 2 bệnh nhân tái phát chiếm tỉ lệ 2,67 %, tất cả bệnh
nhân chỉ tái phát 1 lần và tự hết mà khơng cần can thiệp
thêm, khơng có trường hợp nào rối loạn tiểu tiện và xuất
tinh ngược dòng.
quả, tỷ lệ biến chứng sau mổ thấp và tỷ lệ thành công cao
V. KẾT LUẬN
Từ những kết quả trên chúng tôi nhận thấy phẫu trong điều trị giãn vỡ tĩnh mạch niệu đạo.
thuật nội soi niệu đạo là phương pháp an toàn và hiệu
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Stamatiou K, Perletti G, Magri V. (2019). Current assessment of Ηemospermia. Alberto. (31), 52-60.
2. Gkougkousis E, Khan M, Terry T. (2009). Urethral venous malformation: an unusual cause of recurrent postcoital gross haematuria in association with haematospermia. Annals of the Royal College of Surgeons of England. 91(6), 532–534.
3. Soleimani MJ, Shadpour P, Mehravaran K. (2017). Laser Treatment for Urethral Hemangiomas: Report of Three
Cases. Urol J. 14(3):3094-3099.
4. Lei H, Guan X, Han H. (2018). Painless Urethral Bleeding During Penile Erection in an Adult Man With KlippelTrenaunay Syndrome: A Case Report. Sex Med. 6(2):180-183.
5. Thanh Nhu. N (2013). Clinical Andrology. Ho Chi Minh General Publishing House.
6. Leary FJ, Aguilo JJ. (1974). Clinical significance of hematospermia. Mayo Clin Proc. 49: 815.
7. Parshad S, Yadav SP, Arora B. (2001). Urethral hemangioma. An unusual cause of hematuria. Urol Int. 66:43-5.
8. Ongun S, Celik S, Aslan G. (2014). Cavernous hemangioma of the female urethra: a rare case report. Urol J.
11:1521-3.
9. Husmann DA, Rathburn SR, Driscoll DJ. (2007). Klippel-Trenaunay syndrome: incidence and treatment of genitourinary sequelae. J Urol. 177:1244-1249.
Số chuyên đề 2021
Website: tapchiyhcd.vn
201