Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

SKKN: Xây dưng mô hình quản lý cơ sở vật chất tại trường Tiểu học Yang Ma, huyện Krông Bông, tỉnh Đắc Lắcục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (594.61 KB, 11 trang )

PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài:
Cơ sở vật chất ( CSVC) là một trong những yếu tố quyết định sự thành
công của công tác dạy và học taị trường học, nếu cơ sở vật chất không đáp ứng
yêu cầu của thực tiễn dạy và học đặt ra thì chất lượng giáo dục tại trường học sẽ
khơng đạt được mục tiêu đề ra. Để thực hiện tốt cơng tác dạy và học ngồi vấn
đề chuẩn hóa về đội ngũ giáo viên thì việc hồn thiện chất lượng cơ sở vật chất
nhà trường là một yêu cầu cấp thiết để nâng cao chất lượng GD và ĐT trong giai
đoạn hiện nay.
Trong thời kì đất nước ta đang đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước, hội nhập
quốc tế ngày càng sâu rộng, yêu cầu nguồn nhân lực xã hội nói chung đang bao
hàm nội dung rất mới mẻ, cơ sở vật chất là một bộ phận đặc biệt của nguồn nhân
lực đó, nó góp phần vào việc nâng cao chất lượng giáo dục. Một thực trạng đặt
ra đối với các trường học trên cả nước hiện nay đó là cơng tác quản lý CSVC
các trường học đang địi hỏi những vấn đề lý luận và thực tiễn, những yêu cầu
cấp bách trong công tác xây dựng trường chuẩn, đáp ứng chiến lược giáo dục
giai đoạn 2020-2030 của Bộ GD&ĐT. Là người trực tiếp dạy học tại trường
Tiểu học Yang Ma, huyện Krông Bông, tỉnh Đắc Lắc, qua thực tế công tác tôi
nhận nhận thức được vấn đề xây dựng mơ hình quản lý CSVC là một trong
những yếu tố quan trọng để thu hút HS đến trường và nâng cao chất lượng dạy
và học. Vì những lý do đó tơi đã chọn đề tài: “ Xây dưng mơ hình quản lý cơ
sở vật chất tại trường Tiểu học Yang Ma, huyện Krông Bông, tỉnh Đắc Lắc”
làm sáng kiến kinh nghiệm.
2. Mục đích, nhiệm vụ đề tài:
- Mục đích: Tìm hiểu thực trạng CSVC nhằm đề xuất các biện pháp quản
lý CSVC, góp phần vào việc nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý
CSVC tại trường Tiểu học Yang Ma, huyện Krông Bông, tỉnh Đắc Lắc .
- Nhiệm vụ:

1



+ Khảo sát thực trạng quản lý cơ sở vật chất tại trường Tiểu học Yang Ma,
huyện Krông Bông, tỉnh Đắc Lắc .
+ Đề xuất các giải pháp để xây dựng mơ hình quản lý cơ sở vật chất
trường TH Yang Ma, huyện Krông Bông, tỉnh Đắc Lắc trong giai đoạn hiện nay
3. Phạm vi nghiên cứu:
- Thời gian: Trong năm học 2021- 2022.
- Đối tượng nghiên cứu: công tác quản lý cơ sở vật chất của nhà trường.
4.Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp quan sát, thu thập thông tin.
- Phương pháp thống kê, so sánh, đối chiếu.
- Phương pháp phân tích tổng hợp.

PHẦN II: NỘI DUNG
Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.Khái niệm về CSVC :
+ CSVC trường học là hệ thống các phương tiện vật chất và kỹ thuật khác
nhau được sử dụng vào việc giảng dạy - học tập và các hoạt động mang tính
giáo dục khác để đạt được mục đích giáo dục.
+ CSVC bao gồm các cơng trình xây dựng (lớp học, phịng học bộ mơn),
sân chơi, bãi tập, trang thiết bị chuyên dùng, thiết bị dạy học của các mơn học,
các phương tiện nghe, nhìn. Đây chính là hệ thống đa dạng và phong phú về
chủng loại.
2. Khái niệm, nguyên tắc quản lý CSVC:
* Khái niệm:
- Quản lý nói chung là sự tác động có thức của chủ thể quản lý nhằm chỉ
huy, điều hành, hướng dẫn các quá trình xã hội và hành vi của cá nhân hướng
đến mục đích hoạt động chung và phù hợp vói quy luật khách quan.
- Quản lý CSVC là tác động có mục đích của người quản lý nhằm xây
dựng, phát triển và sử dụng có hiệu quả hệ thống CSVC, phục vụ đắc lực cho

công tác GD- ĐT.
2


* Nguyên tắc quản lý CSVC :
Trong công tác quản lý CSVC người quản lý phải quán triệt các nguyên
tắc sau:
- CSVC phải được trang bị đầy đủ và đồng bộ
- CSVC phải tạo ra môi trường sư phạm thuận lợi cho các hoạt động giáo
dục.
- CSVC cần được bố trí hợp lý trong khu trường, trong lớp học, trong
phịng bộ mơn, phịng kỹ năng.
- Phải tổ chức bảo quản, quản lý tốt các phương tiện vật chất, kỹ thuật của
nhà trường.
3. Đặc điểm tình hình
3.1. Đặc điểm của địa phương:
Xã Yang Mao là xã vùng sâu của huyện Krông Bơng, xã có diện tích
403,23 km² có 11 thơn, bn với 1.140 hộ, 5.459 khẩu, trong đó trên 80% dân số
là đồng bào dân tộc Êđê và M’nông.
Do là xã vùng sâu, đặc biệt khó khăn nên tình hình kinh tế xã hội của địa
phương còn nhiều hạn chế: địa hình 92% diện tích là đồi núi; trình độ dân trí
thấp; Cơ sở hạ tầng đã xuống cấp, hệ thống giao thông kém đi lại chủ yếu là
đường đất đỏ nên việc đi lại của nhân dân và học sinh rất vất vả. Đường vào khu
vực trung tâm xã phải qua nhiều đồi núi, học sinh xa khu trung tâm nhất 15 km
nên việc đi học tại các điểm trường rất xa và gặp nhiều khó khăn.
Xã Yang Mao có 4 trường học ở 3 cấp học mẫu giáo, tiểu học và THCS
với 1.187 học sinh song cơ sở vật chất của các trường hiện vẫn chưa đáp ứng đủ
nhu cầu dạy và học. Nhiều điểm trường lẻ chưa có cổng trường, tường rào, sân
bê tông, đặc biệt một số trường trên địa bàn thiếu quỹ đất để xây dựng các
phòng chức năng, nhà hiệu bộ và sân chơi cho học sinh. Bên cạnh đó, chất lượng

giáo dục rất thấp; tỷ lệ học sinh lưu ban, bỏ học hằng năm vẫn còn cao, nhất là ở
bậc THCS, tỷ lệ học sinh bỏ học gần 5%; đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên còn
thiếu, nhất là bậc học mầm non; cơng tác xã hội hóa giáo dục cịn nhiều khó
khăn.
3


3.2. Đặc điểm trường tiểu học Yang Ma
Trường tiểu học Yang Ma (được thành lập năm 1998) nằm ở trung tâm
xã Yang Ma. CSVC, trường lớp đã xuống cấp và thiếu thốn nhiều thứ; khu nội
trú cho học sinh ở xa ở lại và các phòng đa năng, phòng vi tính, thư viện…chưa
được đầu tư xây dựng đã ảnh hưởng lớn đến việc nâng cao chất lượng dạy và
học cũng như tổ chức các hoạt động ngoại khóa của nhà trường.
Nhìn chung vấn đề cơ sở vật chất của trường Tiểu học Yang Ma, huyện
Krông Bông, tỉnh Đắc Lắc so với yêu cầu chuẩn hóa của ngành giáo dục trong
giai đoạn hiện nay chưa đáp ứng được. Đây là một trong những nhiệm vụ quan
trọng của ngành giáo dục để động viên, thu hút con em đồng bào các dân tộc
trên địa bàn xã đến trường để đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng GD-ĐT
toàn diện và đáp ứng mục tiêu phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi.
Năm học 2021 - 2022, tổng số cán bộ quản lý và giáo viên của trường là
24 người, trong đó giáo viên trực tiếp giảng dạy: 20; cán bộ quản lý: 02, nhân
viên: 02; về trình độ: đại học: 8; cao đẳng: 13; trung cấp: 3. Tổng số lớp: 20; Số
học sinh: 442 hs. Chi bộ Đảng hiện 11 đảng viên, chịu trách nhiệm trước cấp ủy
xã và lãnh đạo toàn bộ hoạt động của nhà trường. Các hội đoàn thể như Cơng
đồn, Đồn thanh niên, Đội thiếu niên, Hội cha mẹ học sinh đều hoạt động tích
cực, góp phần cùng nhà trường hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học hàng năm.

4



CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CƠ SỞ VẬT CHẤT TẠI TRƯỜNG
TIỂU HỌC YANG MA, HUYỆN KRÔNG BÔNG, TỈNH ĐẮC LẮC
1. Cơ sở vật chất hiện có
STT
1
2
4
5
6
7
8
9
10

Nội dung
Phịng học, phịng làm
việc
Phịng đa năng
Phịng học vi tính
Phịng học mĩ thuật
Phịng học âm nhạc
Bếp bán trú
Phòng ăn cho GV
Phòng ăn cho HS
Khu nội trú cho HS

Đã

Cịn thiếu




Ghi chú

25

6

9 phịng đã xuống cấp

0
0
0
0
0
0
0
0

1
1
1
1
1
1
1
1

Trường hợp HS ở xa


2. Tình hình chung:
* Thuận lợi:
- Các cấp lãnh đạo từ huyện đến xã quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở vật
chất nhà trường để đảm bảo những hoạt động cơ bản trong việc dạy và học.
5


- Chính quyền địa phương đã hỗ trợ, vận động các nguồn đầu tư, tài trợ để
xây dựng, tu sửa CSVC của nhà trường.
- Có sự phối hợp chặt chẽ giữa Hội cha mẹ học sinh và nhà trường; sự
quan tâm của xã hội trong việc đầu tư, trang bị CSVC của nhà trường.
- Hiện tại trường bước đầu có một số trang thiết bị thiết yếu: máy tính,
máy chiếu… cơ bản đáp ứng nhu cầu dạy và học của giáo viên và học sinh.
*Khó khăn
- CSVC, trường lớp được xây dựng và trang bị đã lâu nên xuống cấp và
thiếu thốn nhiều thứ; khu nội trú cho học sinh ở xa ở lại và các phòng đa năng,
phòng vi tính, thư viện…chưa được đầu tư xây dựng đã ảnh hưởng lớn đến việc
nâng cao chất lượng dạy và học cũng như tổ chức các hoạt động ngoại khóa của
nhà trường.
CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM XÂY DỰNG MƠ
HÌNH QUẢN LÝ CƠ SỞ VẬT CHẤT TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC YANG
MA, HUYỆN KRÔNG BÔNG, TỈNH ĐẮC LẮC
1. Xây dựng kế hoạch chung
Tăng cường nhận thức cả về lý luận và thực tiễn về vị trí, vai trị của
CSVC trong trường học cho toàn thể giáo viên, nhân viên.
Bằng nhiều nguồn kinh phí tập trung mua sắm trang bị CSVC-TBGD đủ,
hiện đại theo trường chuẩn quốc gia mức độ II, phục vụ đắc lực cho việc nâng
cao chất lượng dạy học .
Nâng cao một bước về trình độ, kỹ năng thói quen sử dụng cho toàn thể
giáo viên, kĩ năng quản lý CSVC - TBGD cho cán bộ quản lý từ tổ chuyên môn

và GV phụ trách thiết bị.
2. Các biện pháp để nâng cao chất lượng quản lý CSVC:
- Trên cơ sở thống kê CSVC cuối năm, nhà trường yêu cầu:
+ Mỗi lớp cần có 1 tủ hồ sơ để đựng các thiết bị dạy học của GV và đồ
dùng học tập của HS. GV&HS có trách nhiệm sử dụng và bảo quản tốt.

6


+ Ngoài ra những TBGD dùng chung cho các GV bộ mơn được để trong
các tủ riêng ở phịng hội đồng, các GV sử dụng phải đăng kí và ký nhận vào sổ.
Các tủ TBGD dùng chung phải có danh mục để biết, dễ dàng tìm kiếm.
- Mỗi tổ chuyên môn cần xây dựng kế hoạch nghiên cứu để sử dụng thành
thạo TBDH hiện có đồng thời khuyến khích các GV tự làm những đồ dùng dạy
học để nâng cao việc chuyển tải nội dung, chất lượng của bài học.
- Khuyến khích, động viên giáo viên tự nghiên cứu Tin học để ứng dụng
được CNTT trong dạy học trực quan, truy cập Internet. Có kế hoạch cử đi đào
tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ nhằm nâng cao chuyên môn của nhân viên phụ trách
thư viện - TBTH .
- Kêu gọi sự hỗ trợ của các cấp có thẩm quyền và các mạnh thường quân
nhằm trang bị và hỗ trợ các thiết bị dạy học: mát tính, máy chiếu, TV led… để
tăng cường số lượng và hiện đại hóa CSVC của nhà trường.
- Tổ chức các hoạt động thao giảng, kiểm tra chuyên môn, dự giờ thăm
lớp để nhận xét đánh giá việc sử dụng đồ dùng thiết bị.
- Định kì có kế hoạch cụ thể để kiểm kê, duy tu, bảo quản CSVC
3. Xây dựng kế hoạch tu sửa, xây dựng cơ sở vật chất.
+ Nhà trường hàng năm phải có kế hoạch cụ thể để tu sửa lại các phòng
học đã xuống cấp, các trang thiết bị đã cũ, lỗi thời.
+ Cần đầu tư xây dựng mới thư viện để góp phần vào cơng tác bồi dưỡng
nghiệp vụ; thư viện phải có đầy đủ sách giáo khoa, sách hướng dẫn, sách tham

khảo, các loại báo và tạp chí đặc biệt là các tập san chuyên ngành để cho giáo
viên và học sinh tham khảo, phục vụ tốt nhu cầu dạy và học.
+ Do điều kiện các em học sinh của trường TH Yang Ma chủ yếu là người
dân tộc Ê-Đê, Mơ nông ở các buôn xa trường nên cần đầu tư xây dựng khu nội
trú để các em có nơi ở lại trong mùa mưa, bão, đảm bảo chất lượng học tập và
hạn chế việc nghỉ học.
+ Có kế hoạch tổ chức cho giáo viên nghiên cứu và ứng dụng khoa học;
động viên cán bộ, giáo viên tham gia phong trào viết sáng kiến kinh nghiệm một
cách nghiêm túc, có sự đánh giá khách quan và những sáng kiến kinh nghiệm
7


cần được áp dụng phổ biến cho giáo viên toàn trường một cách thiết thực, hiệu
quả.
+ Tăng cường đầu tư trang thiết bị hiện đại hỗ trợ việc dạy học (máy tính,
mạng Internet, sách giáo khoa, sách tham khảo). Phối hợp với ban đại diện
CMHS vận động xã hội hóa để tu sửa cơ sở vật chất cho nhà trường, tham mưu
với UBND xã đề nghị UBND huyện và các cơ quan chức năng xây dựng thêm
phòng học kiên cố, chỉnh trang thêm khuôn viên nhà trường đảm bảo môi trường
học tập tốt nhất để học sinh học tập.

PHẦN III. KIẾN NGHỊ
Để xây dựng mơ hình quản lý CSVC ở các trường tiểu học ngày càng có
chất lượng tơi có một số kiến nghị đối với các cấp có thẩm quyền như sau:
8


Thứ nhất, các cấp, các ngành có liên quan cần quan tâm đầu tư tốt hơn
nũa trong việc xây dựng, tu sửa CSVC cho các nhà trường tên địa bàn, đặc biệt
là các trường học ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn của huyện Krơng

Bơng.
Thứ hai, chính quyền địa phương cần kêu gọi huy động nguồn lực từ Nhà
nước, từ xã hội hóa để xây dựng khu nội trú cho học sinh khu vực xa ở lại và các
phịng đa năng, phịng vi tính, thư viện…để nâng cao chất lượng dạy và học
cũng như tổ chức các hoạt động ngoại khóa của nhà trường.
Thứ ba, Phịng GD&ĐT huyện cần tổ chức các lớp tập huấn về công tác
sử dụng, bảo quản CSVC cho đội ngũ giáo viên đang làm cán bộ phụ trách
CSVC thiết bị ở các nhà trường.
PHẦN IV. KẾT LUẬN
Dự thảo "Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn
đến năm 2045" đã xây dựng các mục tiêu tổng quát về phát triển giáo dục đến
năm 2030 trong đó yêu cầu về phát triển toàn diện con người Việt Nam và xây
dựng hệ thống giáo dục mở, phục vụ học tập suốt đời, cơng bằng và bình đẳng,
theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc
tế.
Do vậy để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của chiến lược phát triển
GD&ĐT trong giai đoạn hiện nay thì việc tăng cường củng cố, quản lý CSVC để
nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo ở các trường học đang là một vấn đề đặt
ra hết sức cấp thiết. Nó địi hỏi mỗi nhà trường phải thực sự quan tâm, chăm lo,
quản lý và sử dụng một cách có hiệu quả các trang thiết bị hiện có, từng bước
đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất trường, lớp trang thiết bị dạy học đáp ứng được
những yêu cầu đổi mới của ngành GD - ĐT trong giai đoạn hiện nay.
Việc xây dựng một số biện pháp, kinh nghiệm để quản lý CSVC ở trường
Tiểu học Yang Ma mang tính chất gợi mở, học hỏi thêm kinh nghiệm rất mong
được sự góp ý trao đổi của quý cấp lãnh đạo, đồng nghiệp, để việc quản lý và sử
dụng CSVC - TBGD trong các nhà trường ngày một tốt hơn.
9


Xin trân trọng cảm ơn!

Yang Ma, ngày….tháng 03 năm 2022
Người viết SKKN

HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TRƯỜNG TH YANG MA

………….
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
1. UBND: Ủy ban nhân dân.
10


2. TH: Tiểu học.
4. XHCN: Xã hội chủ nghĩa.
5. GD&ĐT: Giáo dục và đào tạo.
7. CNH- HĐH: Cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa.
8. CSVC: Cơ sở vật chất.
9. CNTT: công nghệ thông tin
10: SGK: sách giáo khoa
11. GV: Giáo viên.
12. HS: Học sinh.
13. CMHS: cha mẹ học sinh
14. TBGD: thiết bị giáo dục

11




×