Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Sinh lý Guyton: Tổng quan hệ nội tiết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.04 KB, 15 trang )

CHƯƠNG 75: TỔNG QUAN HỆ NỘI TIẾT
I.

SỰ PHỐI HỢP CÁC CHỨC NĂNG CỦA CƠ THỂ QUA CÁC CHẤT DẪN
TRUYỀN HÓA HỌC:

Tồn bộ những hoạt động của các tế bào, mơ và cơ quan trong cơ thể được phối hợp nhịp nhàng
thông qua sự tác động của các dạng khác nhau của hệ thống chất truyền tin hóa học:
1. Tín hiệu thần kinh xuất phát từ sợi trục của các neuron đi vào các khe synap và kích thích
2.

3.
4.
5.
6.

tại chỗ để điều khiển các chức năng của tế bào.
Các hormone thể dịch (Endocrine hormones ) được bài tiết từ các tuyến nội tiết hoặc từ
những tế bào đặc biệt đi vào vịng tuần hồn và gây ảnh hưởng lên các tế bào đích tại
những vị trí khác nhau trên cơ thể.
Các hormone thần kinh (Neuroendocrine hormones) được bài tiết từ neuron vào vịng
tuần hồn và gây ảnh hưởng lên các tế bào đích tại những vị trí khác nhau trên cơ thể.
Các hóa chất trung gian (Paracrines ) được bài tiết bởi các tế bào vào khoang dịch ngoại
bào và gây ảnh hưởng lên nhiều loại tế bào đích xung quanh.
Các chất tự tiết (Autocrines) được bài tiết bởi các tế bào vào khoang dịch ngoại bào và
gây ảnh hưởng lên chính những tế bào đã bài tiết ra chúng.
Các cytokine là những peptid được bài tiết từ các tế bào vào khoang dịch ngoại bào và có
thể hoạt động như các chất tự tiết, các hóa chất trung gian hoặc như những hormone. Một
vài loại cytokine như các interleukin và các lymphokin khác được bài tiết từ các tế bào hỗ
trợ và ảnh hưởng lên những tế bào của hệ miễn dịch (Chương 35). Các hormone cytokine
(ví dụ leptin,…) được tiết bởi tế bào tạo mỡ (adyposite) thường được gọi là các


adipokine.

Trong một vài chương tiếp theo, chúng tôi sẽ trình bày chủ yếu về hệ hormone thể dịch và
hormone thần kinh, luôn ghi nhớ rằng tất cả những chất truyền tin hóa học hoạt động phối hợp và
tương tác lẫn nhau để duy trì hằng định nội mơi trong cơ thể. Ví dụ, tuyến thượng thận và tuyến
yên bài tiết hormone chủ yếu phụ thuộc vào sự kích thích thần kinh. Những tế bào thần kinh nội
tiết (neuroendocrine cells), nằm ở vùng dưới đồi, có những sợi trục tận cùng ở thùy trước tuyến
yên và vùng lồi giữa tuyến yên và những tế bào này tiết ra một vài hormone thần kinh, bao gồm
hormone chống bài niệu, oxytocin và hormone kích thích tuyến yên (hypophysiotropic hormone),
những hormone này điều khiển sự chế tiết của thùy trước tuyến yên.
Những hormone thể dịch được vận chuyển trong hệ tuần hoàn đến các tế bào đích trong cơ thể,
gồm cả các tế bào trong hệ thần kinh, tại nơi chúng gắn vào các receptor và tạo ra sự phản hồi
của tế bào. Một số hormone thể dịch gây ảnh hưởng lên nhiều loại tế bào khác nhau của cơ thể;
ví dụ, hormone tăng trưởng (GH- từ thùy trước tuyến yên) làm cho hầu hết các phần trên cơ thể
phát triển, và hổmne tuyến giáp (từ tuyến giáp) làm tăng chuyển hóa hóa học ở hầu hết các tế
bào.


Những hormone khác gây ảnh hưởng chủ yếu lên một vài mơ đích của cơ thể bởi vì những mơ
này có nhiều receptor đặc hiệu với những hormone này. Ví dụ, ACTH (hormone kích thích vỏ
thượng thận) được tiết ra từ thùy trước tuyến yên gây tác dụng lên vùng vỏ thượng thận, kích
thích chúng bài tiết các hormone vỏ thượng thận; và hormone buồng trứng chủ yếu tác dụng lên
cơ quan sinh dục nữ và các đặc tính sinh dục thứ phát của phụ nữ.
Hình 75-1 trình bày vị trí giải phẫu của các tuyến và mơ nội tiết chính của cơ thể, ngoại trừ nhau
thai, một nguồn bổ sung hormone sinh dục. Bảng 75-1 cung cấp cái nhìn toàn diện về những hệ
hormone khác nhau và những chức năng quan trọng của chúng.
Những hệ hormone này đóng một via trị quan trọng chi phối gần như tồn bộ các chức năng cử
cơ thể, bao gồm chức năng chuyển hóa, sinh trưởng và phát triển, cân bằn nước điện giải, sinh
sản và hành vi. Ví dụ, nếu khơng có hormone tăng trưởng, một người sẽ trở thành người lùn. Nếu
khơng có hormone T3, T4 từ tuyến giáp, hầu hết các phản ứng hóa học sẽ trở nên chậm chạp và

người đó cũng trở nên chậm chạp. Nếu khơng có insulin từ tuyến tụy, các tế bào của cơ thể
không thể sử dụng được carbohydrat để tạo năng lượng. Và nếu khơng có các hormone sinh dục,
sự phát triển sinh dục và chức năng sinh dục sẽ bị đình trệ.

II.

CẤU TRÚC HĨA HỌC VÀ SỰ CHUYỂN HĨA CỦA CÁC HORMONE.

Có 3 nhóm hormone cơ bản đó là:
1. Protein và polypeptide: bao gồm các hormone bài tiết bởi thùy trước tuyến yên, tuyến tụy

(insulin, glucagon), tuyến cận giáp (hormone cận giáp) và một số hormone khác (xem
Bảng 75-1)
2. Steroid: được tiết bởi tuyến thượng thận (cortisol, aldosterone), buồng trứng (estrogen,
progesterone), tinh hoàn (testosterone) và nhau thai (estrogen và progesterone).
3. Dẫn xuất của amino acid tyrosin: tiết bởi tuyến giáp (T3, T4) và tuyến tủy thượng thận
(epinephrine, nor-epinephrin).
Hiện tại chưa có hormone polysaccarid hoặc hormone acid nucleic nào được tìm ra.
1. Các hormone polypeptide và protein được dự trữ trong các túi tiết cho đến khi cần thiết:

Hầu hết các hormone của cơ thể là polypeptide hoặc protein. Những hormone này có cấu trúc là
các peptid có kích thước nhỏ đến mức chỉ gồm 3 amino acid (TSH) đến các protein gồm gần 200
amino acid (GH, prolactin). Thông thường, các polypeptide gồm từ 100 amino acid trở lên được
gọi là các protein, dưới 100 amino acid gọi là các peptid.
Các hormone protein và peptid được bài tiết ở phần cuối (rough end) của lưới nội sinh chất của
những loại tế bào nội tiết khác nhau, tương tự như những loại protein khác (hình 75-2). Những
hormone protein này thường được bài tiết đầu tiên với một lượng lớn nhưng chưa có hoạt động


sinh học (tiền hormone) và được phân cắt nhỏ để tạo thành những dạng nhỏ hơn ở vùng lưới nội

sinh chất. Những tiền hormone này sau đó được vận chuyển đến bộ máy Golgi để được dự trữ
trong những túi tiết. Trong quá trình này, các enzymetrong những túi tiết tiếp tục cắt các tiền
hormone làm chúng trở nên nhỏ hơn, có hoạt tính sinh học và những mảnh bị bất hoạt. Những túi
này được dự trưc trong tế bào chất, và một số di chuyển đến gần màng tế bào cho đến khi được
bài tiết. Sụ bài tiết hormone (cũng như các mảnh bất hoạt)diễn ra khi các túi dự trữ hòa vào màng
tế bào và các hạt chứa trong đó bị đẩy vào dịch gian bào hoặc trực tiếp vào máu máu bởi hiện
tượng xuất bào.
Trong một số trường hợp, sự kích thích xuất bào là sự tăng cytosolic nồng độ ion calci gây ra bởi
sự khử cực màng sinh chất. Trong một số trường hợp khác, sự kích thích các receptor trên màng
tế bào nội tiết làm tăng lượng AMP vịng (cAMP) và sau đó kích hoạt các protein kinase gây kích
thích bài tiết hormone. Những hormone dạng peptid tan trong nước, khiến chúng đi vào vòng
tuần hồn một cách dễ dàng, ở đó chúng sẽ được vận chuyển đến các mơ đích của cơ thể.
2. Các hormone steroid thường được tổng hợp từ cholesteron và không được dự trữ.

Cấu trúc hóa học của các hormone steroid giống như cholesterol, mà hầu hết các hormone này
được tổng hợp từ cholesterol. Chúng tan trong dầu và cấu trúc phân tử bao gồm 3 vòng hexyl
(cyclohexyl rings) và một vịng pentyl (Hình 75-3)
Mặc dù thường có rất ít hormone được dự trữ tại các tế bào nội tiết tiết steroid, lượng lớn
cholesterol đi vào các không bào (cytoplasm vacuoles) nhanh chóng được chuyển hóa thành
steroid sau khi được kích hoạt. Phần lớn cholesterol trong các tế bào tiết steroid có nguồn gốc từ
huyết tương, tuy nhiên cũng có một lượng de novo synthesis of cholesterol trong các tế bào tiết
steroid. Bởi vì các steroid rất dễ tan trong lipid, một khi chúng được tổng hợp, chúng dễ dàng
ngấm qua màng tế bào và đi vào dịch kẽ sau đó đi vào máu.
3. Các hormon amin là những hormone được tổng hợp từ tyrosin.

Có hai nhóm hormone tổng hợp từ tyrosin, hormone tuyến giáp và hormone tủy thượng thận,
được tiết ra do sự hoạt hóa các enzyme trong tế bào chất của các tế bào tuyến nội tiết. Các
hormon tuyến giáp được tổng hợp và dự trữ ở tuyến giáp và tại đây, chúng gắn với các đại phân
tử thyroglobulin, một protein được dự trữ tại các nang lớn ở tuyến giáp. Sự bài tiết hormone xảy
ra khi các amin được tách khỏi thyroglobulin, sau đó các hormone amin sẽ đi vào vịng tuần

hồn. Sau khi vào máu, hầu hết các hormone gắn với các protein huyết tương, đặc biệt là
globulin gắn thyrosin- TBG (thyroxine-binding globulin), protein gắn này sẽ từ từ giải phóng
hormone đến những mơ đích.
Epinephrin và nor-epinephrin được bài tiết ở tuyến tủy thượng thận, tại đây thông thường tiết ra
lượng epinephrine nhiều gấp 4 lần nor-epinephrin. Các catecholamine được vận chuyển đến các
túi tiết và dự trữ tại đây cho đến khi được bài tiết. Giống như những hormone protein dự trữ ở
các tuyến nội tiết, các catecholamine cũng được tiết ra từ các tế bào tuyến tủy thượng thận theo


cơ chế nhập bào. Một khi các catecholamine đi vào máu, trong huyết tương chúng có thể ở dạng
tự do hoặc dạng liên kết với những chất khác.
III.

SỰ BÀI TIẾT HORMONE, VẬN CHUYỂN VÀ SỰ BÀI XUẤT KHỎI VỊNG
TUẦN HỒN:
a. Sự bài tiết hormone sau khi nhận kích thích và thời gian tác dụng của các loại
hormone:

Một vài hormone, như epinephrine hay nor-epinephrin, được bài tiết trong vòng vài giây sau khi
tuyến tủy thượng thận nhận kích thích và có thể gây tác dụng tối đa chỉ trong vòng vài giây đến
vài phút; hoạt động của các loại hormone khác, như hormone tuyến giáp hay hormone GH, có
thể phải cần đến hàng tháng mới gây được tác dụng tối đa. Do đó, mỗi hormone đều có tính chất
riêng về thời gian bắt đầu tác dụng và thời gian gây ra ảnh hưởng- mỗi loại cấu trúc đều nhằm
phục vụ những chức năng riêng biệt.
b. Nồng độ các hormone trong máu và mức độ bài tiết hormone.

Chỉ cần một lượng nhỏ của các hormone để thực hiện việc điều hòa hầu hết các q trình chuyển
hóa và các chức năng nội tiết. Nồng độ của chúng trong máu khoảng từ 1pico gam (1 phần triệu
triệu của 1g) trong 1ml máu cho đến nhiều nhất là vài micro gam (vài phần triệu của 1g) trong
1ml máu. Tương tự, mức độ bài tiết các hormone cực kì nhỏ, hay được tính bằng micro gam

hoặc mili gam/ ngày. Ở phần sau của chương này, các bạn sẽ thấy sự chuyển hóa rất đặc biệt tại
mơ đích, một lượng rất nhỏ hormone có thể tạo ra sự ảnh hưởng cực lớn lên cả một hệ sinh lý.
1. Sự điều khiển bài tiết hormone qua cơ chế feedback:
1.1. Feedback âm ngăn chặn việc bài tiết hormone quá mức:

Mặc dù nồng độ các hormone trong huyết tương ln dao động theo từng mức độ kích thích khác
nhau trong ngày, nhưng sự xuất hiện của tất cả hormone phải được kiểm soát chặt chẽ. Trong hầu
hết các trường hợp, sự kiểm sốt này thơng qua cơ chế feedback âm tính (xem Chương 1), cơ chế
này đảm bảo duy trì hoạt động bình thường của các hormone tại mơ đích. Sau khi kích thích gây
bài tiết hormone, trạng thái hoặc kết quả từ ảnh hưởng của các hormone có xu hướng làm giảm
bài tiết các hormone này. Nói cách khác, các hormone (hoặc các sản phẩm của chúng) tạo ra một
feedback âm tính ngăn chặn sự bài tiết quá mức hoặc hoạt động q mức tại mơ đích.
Sự điều khiển đôi khi không dựa vào nồng độ của hormone mà phụ thuộc vào mức độ hoạt động
của mơ đích. Do đó, chỉ khi mơ đích tăng hoạt động đến một ngưỡng nào đó tạo ra tín hiệu
feedback tới tuyến nội tiết, khi tín hiệu đủ mạnh sẽ làm giảm bài tiết hormone. Feedback có thể
xảy ra ở tất cả các mức độ, bao gồm các giai đoạn phiên mã gen và dịch mã liên quan tới sự tổng
hợp hormone và các giai đoạn liên quan tới sự hình thành hoặc dự trữ hormone.
1.2. Đỉnh hormone có thể xảy ra với feedback dương tính:


Trong một số trường hợp, feedback dương tính xảy ra khi hoạt động sinh học của các hormone
làm tăng bài tiết chính các hormone này. Một ví dụ của feedback dương là đỉnh LH (hormone
kích thích hồng thể) xảy ra do ảnh hưởng của estrogen lên thùy trước tuyến yên trước thời gian
rụng trứng. Sự bài tiết LH sau đó tác động lên buồng trứng gây kích thích tăng bài tiết thêm
estrogen, estrogen lại kích thích bài tiết LH. Thực tế, khi LH đạt đến một nồng độ thích hợp và
khi đó sẽ có feedback âm điều chỉnh sự bài tiết hormone.
1.3. Chu kì biến đổi của sự bài tiết hormone.

Dựa trên sự điều khiển của feedback âm tính và dương tính lên sự bài tiết hormone, là chu kì
biến đổi chế tiết hormone được ảnh hưởng bởi sự chuyển mùa, các trạng thái phát triển và tuổi,

thời gian trong ngày và khi ngủ. Ví dụ, sự bài tiết GH sẽ tăng vào giai đoạn đầu của giấc ngủ
những và giảm vào giai đoạn sau của giấc ngủ. Ở một số trường hợp, những chu kì biến đổi bài
tiết hormone dựa trên sự thay đổi hoạt động của các đường thần kinh có liên quan đến sự điều
chỉnh bài tiết hormone (changes in activity of neural pathways involved in controlling hormone
release.)
2. Sự vận chuyển các hormone trong máu

Các hormone tan trong nước (peptid hoặc catecholamine) được hào tan vào huyết tương và được
vận chuyển từ nơi chúng được tạo ra đến các mơ đích, tại đó chúng sẽ khuếch tán khỏi lòng mao
mạch, đi vào khoang dịch kẽ và cuối cùng đến các tế bào đích.
Các hormone steroid và hormone tuyến giáp, ngược lại, được vận chuyển trong vòng tuần hồn
nhờ gắn vào các protein huyết tương. Thường có dưới 10 phần tram các hormone steroid hoặc
hormone tuyến giáp tồn tại ở dạng tự do trong huyết tương. Ví dụ, hơn 99 phần trăm hormone
tuyến giáp trong máu được gắn với protein huyết tương. Tuy nhiên, trong huyết tương, các
protein gắn với hormone không thể dễ dàng khuếch tác qua thành mao mạch và đi đến những tế
bào đích, và do đó các hormone mon tồn tại ở dạng khơng hoạt động cho đến khi chúng được
tách khỏi các protein mang.
Một lượng tương đối các hormone gắn với protein như là một nguồn dự trữ, bổ sung vào nồng độ
của các hormone tự do sau khi dạng tự do này gắn với receptor ở tế bào đích hoặc bị loại khỏi
vịng tuần hồn. Sự gắn của các hormone với protein huyết tương cũng làm chậm quá trình
chúng bị đào thải khỏi huyết tương.
2.1. Sự đào thải các hormone khỏi hệ tuần hồn:

Có hai yếu tố có thể làm tăng hoặc giảm nồng độ của các hormone trong máu. Một yếu tố là mức
độ bài tiết hormone vào máu. Yếu tố thứ hai là mức độ đào thải hormone ra khỏi máu, hay được
gọi là tốc độ lọc sạch chuyển hóa (metabolic clearance rate), và thường được định nghĩa bằng số
ml huyết tương được lọc sạch hormone trong 1 phút. Để tính mức độ lọc này, người ta tính (1)


tốc độ lọc hormone khỏi huyết tương (nano gam/phút) và (2) nồng độ hormone trong huyết

tương (nano gam/ml huyết tương). Sau đó, tốc độ lọc sạch chuyển hóa được tính bằng cơng thức:
Tốc độ lọc sạch chuyển hóa = tốc độ lọc hormone khỏi huyết tương/nồng độ của hormone.
Công thức này chủ yếu dựa trên phương pháp: hormone được gắn với một chất phóng xạ. Sau
đó, lượng hormone gắn phóng xạ này được truyền với một tốc độ không đổi vào máu cho đến khi
nồng độ chất phóng xạ trong máu đạt mức hằng định. Khi đó, tốc độ lọc hormone ra khỏi huyết
tương chính bằng tốc độ hormone được truyền vào máu. Cùng lúc, nồng độ hormone gắn phóng
xạ trong máu được tính bằng phương pháp đếm phóng xạ chuẩn (standard radioactive counting
procedure). Sau đó, bằng việc sử dụng cơng thức nêu trên ta sẽ tính được tốc độ lọc sạch chuyển
hóa.
Các hormone được “lọc” khỏi huyết tương bằng nhiều con đường, bao gồm (1) sự giáng hóa ở
các mô, (2) gắn vào các mô, (3) đào thải ở gan và đi vào dịch mật và (4) đào thải ở thận và đi vào
nước tiểu. Với một số hormone, tốc độ lọc sạch chuyển hóa có thể bị giảm xuống có thể làm tăng
vọt nồng độ của hormone đó trong hệ tuần hồn. Ví dụ, hiện tượng này xảy ra với một số
hormone steroid khi gan bị bệnh lý, lý do vì các hormone này chủ yếu được liên hợp tại gan và
và đào thải vào dịch mật.
Các hormone cịn được đào thải tại những tế bào đích bởi quá trình enzyme, quá trình này gây ra
sự nhập bào của phức hợp receptor- hormone trên màng tế bào; hormone sau đó được giáng hóa
ở trong tế bào, và các receptor thường được gắn lại lên màng tế bào.
Hầu hết các hormone peptid và các catecholamine đều tan trong nước và di chuyển tự do trong
vịng tuần hồn. Chúng thường được giáng hóa bởi các enzyme trong máu và ở các mơ sau đó
nhanh chóng được đào thải qua thận hoặc gan. Ví dụ, thời gian bán hủy của angiotensin II trong
máu chỉ dưới 1 phút.
Các hormone được gắn với protein được lọc khỏi máu với tốc độ chậm hơn và có thể tồn tại
trong vài giờ hoặc thậm chí vài ngày. Thời gian bán hủy của các steroid thượng thận trong máu
từ 20- 100 phút, trong khi thời gian bán hủy của hormone tuyến giáp gắn với protein có thể kéo
dài 1- 6 ngày.
IV.

CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA HORMONE
1. Các receptor của hormone và sự hoạt hóa chúng:


Hoạt động đầu tiên của các hormone là gắn vào các receptor đặc hiệu ở tế bào đích. Những tế
bào khơng có receptor sẽ khơng có phản ứng. Các receptor đặc hiệu của một số hormone nằm
trên màng tế bào, ngược lại một số hormone khác lại có receptor nằm trong tế bào chất hoặc
trong nhân. Khi hormone gắn với receptor sẽ kích hoạt một loạt các phản ứng của tế bào, với mối
giai đoạn đều xdieenx ra một mạch mạnh mẽ, do đó chỉ cần một lượng nhỏ hormone có thể tạo ra
một ảnh hưởng lớn.


Những receptor của hormone là những đại phân tử protein, và mỗi tế bào đích có khoảng 2.000100.000 receptor. Ngồi ra, mỗi receptor thường chỉ đặc hiệu với duy nhất 1 hormone, do đó mỗi
loại hormone sẽ hoạt động trên một loại mô cụ thể. Các mô chịu ảnh hưởng của hormone là
những mô chứa rất nhiều receptor đặc hiệu cho hormone đó.
Vị trí các loại receptor đặc hiệu khác nhau thường như sau:
a. Nằm trong hoặc nằm trên màng tế bào. Những receptor màng tế bào đặc hiệu với các

hormone loại protein, peptid và catecholamine.
b. Nằm trong tế bào chất. Những receptor chính của một số hormone steroid được tìm thấy
chủ yếu trong tế bào chất.
c. Nằm trong nhân tế bào. Các receptor của hormone tuyến giáp được tìm thấy ở trong nhân
tế bào và được cho là gắn với một hoặc nhiều nhiễm sắc thể.
1.1. Số lượng và độ nhạy của các receptor luôn được điều chỉnh.

Số lượng receptor tại các tế bào đích thường khơng hằng định từ ngày này qua ngày khác hoặc
thậm chí phút này qua phút khác. Những receptor protein thường bị bất hoạt hoặc phá hủy trong
quá trình chúng thực hiện chức năng, và đến một thời điểm khác chúng lại được tái hoạt trở lại
hoặc một số được tạo mới. Ví dụ,sự tăng nồng độ hormone hoặc sự tăng gắn kết với các receptor
tại tế bào đích đơi khi làm giảm số lượng các receptor. Sự điều khiển ức chế này thường xảy ra
do hậu quả của (1) sự bất hoạt của một số phân tử receptor, (2) sự bất hoạt của một số phân tử
protein truyền tin nội bào, (3) sự cô lập tạm thời các receptor bằng cách đi vào trong tế bào, tránh
xa các hoạt động của hormone đang tương tác với các receptor trên màng tế bào, (4) phá hủy các

receptor bởi các lysosome sau khi nhập bào, hoặc (5) giảm sản xuất các receptor. Trong mọi
trường hợp, sự điều khiển ức chế receptor làm giảm sự đáp ứng của các mơ đích với các
hormone.
Một số hormone lại gây điều chỉnh kích thích các receptor và protein thơng tin nội bào; đó là, sự
kích thích từ hormone lớn hơn mức bình thường của receptor hoặc các phân tử truyền tin nội bào
tại tế bào đích, hoặc số lượng receptor nhiều hơn mức tương tác của chúng với hormone. Khi sự
điều chỉnh kích thích diễn ra, mơ đích trở nên rất nhạy cảm với tác dụng kích thích của hormone.
2. Tín hiệu nội bào sau khi receptor đặc hiệu hormone được kích hoạt.

Gần như khơng có ngoại lệ, một hormone tác dụng lên mơ đích đầu tiên phải tạo phức hợp
hormone- receptor. Dạng phức hợp này có chức năng khác với receptor, và sự kích hoạt receptor
bắt đầu quá trình ảnh hưởng của hormone tại mơ đích. Để giải thích q trình này, chúng tơi sẽ
đưa ra một vài ví dụ về sự tương tác hormone- receptor.
2.1. Receptor điều khiển kênh ion (Ion channel-linked receptor)

Hầu hết tất cả các chất dẫn truyền thần kinh, như acetylcholine và nor-epinephrin, gắn vào các
receptor màng sau synap. Sự liên kết này hầu như luôn luôn làm thay đổi cấu trúc của các


receptor, thường mở hoặc đóng các kênh đối với một hoặc nhiều loại ion. Một số kênh ion phụ
thuộc receptor mở (hoặc đóng) kênh với ion Natri, một số khác với ion Kali, một số khác thì với
ion calci, và nhiều lạo khác nữa. Sự di chuyển khác nhau của các loại ion khác nhau vào và ra
khỏi tế bào thông qua các kênh ion tạo ra những hiệu ứng kế tiếp trên tế bào sau synap. Mặc dù
một vài hormone có thể thực hiện chức năng thơng qua hoạt hóa receptor của các kênh ion,
nhưng hầu hết các hormone mở hoặc đóng kênh ion gián tiếp thơng qua việc gắn với receptor
liên kết protein G hoặc các receptor liên kết enzyme, sẽ được nói đến sau đây.
2.2. Receptor liên kết protein G:

Nhiều receptor sau khi được kích hoạt bởi hormone gián tiếp điều khiển hoạt động của các
protein đích (như các enzyme hoặc các kênh ion) bằng cách gắn với nhóm các protein màng tế

bào được gọi là heterotrimeric guanosine triphosphate (GTP)-gắn protein G (Hình 75-4). Đã
phát hiên ra hơn 1000 receptor gắn protein G, tất cả đều có 7 phân đoạn xuyên màng lượng ra
lượn vào xuyên qua màng tế bào. Một số phần của receptor gắn vào tế bào chất (đặc biệt là các
đuôi tế bào chất của receptor) được liên kết với các protein G (protein G bao gồm 3 tiểu đơn vị:
α, β và γ). Khi hormone gắn vào phần bên ngoài màng của receptor, sự thay đổi cấu hình của
receptor làm kích hoạt protein G và phát ra các tín hiệu nội nào gây ra: hoặc (1) mở hoặc đóng
các kênh ion màng, hoặc (2) thay đổi hoạt động của một enzyme trong tế bào chất, hoặc (3) kích
hoạt phiên mã gen.
Protein tam phân G (the trimetic G protein) được đặt tên dựa trên khả năng gắn với guanosine
nucleotides. Trong trạng thái bất hoạt của protein G, các tiểu đơn vị α, β và γ tạo thành một phức
hợp gắn với guanosine diphosphate (GDP) tại vị trí tiểu đơn vị α. Khi receptor được kích hoạt,
nó sẽ thay đổi hình dạng và làm cho phức hợp GDP-protein G liên kết với phần nằm trong tế bào
chất của receptor và chuyển GDP thành GTP. Sự thay thế GDP thành GTP làm cho tiểu đơn vị α
tách khỏi phức hợp tam phân và chuyển sang liên kết với một protein thông tin nội bào khác;
những protein này, khi gắn với tiểu đơn vị α, sẽ làm thay đổi hoạt động của các kênh ion hoặc
các enzyme nội bào như adenyl cyclase hoặc phospholipase C, làm biến đổi chức năng của tế
bào.
Tín hiệu kết thúc khi hormone bị phá hủy và tiểu đơn vị α quay lại gắn với tiểu đơn vị β và γ để
trở về dạng bất hoạt- chất điều tiết protein G (membranebound trimeric G protein). Một số chi
tiết thêm về tín hiệu protein G được nói đến ở Chương 46 và được trình bày ở Hình 46-7.
2.3. Receptor liên kết enzyme:

Một số receptor, khi hoạt động mang chức năng giống như các enzyme hoặc liên kết chặt chẽ với
các enzyme mà chúng kích hoạt. Những receptor liên kết enzyme này là những protein xuyên
màng một lần, khác với các receptor xuyên màng gắn với protein G xuyên màng 7 lần. Receptor
liên kết enzyme có những vị trí gắn hormone ở phía ngồi màng tế bào và tạo ra xúc tác hoặc vị
trí gắn hormone ở bên trong. Khi hormone gắn vào phần ngoài màng của receptor, một enzyme
trong màng tế bào ngay lập tức được kích hoạt (hoặc đơi khi bị bất hoạt). Mặc dù nhiều receptor



liên kết enzyme có hoạt động của enzyme nội tại, một số khác phải cần đến các enzyme gắn chặt
chẽ vào receptor mới có thể tạo ra sự thay đổi chức năng của tế bào.
Bảng 75-2 liệt kê một số yếu tố tăng trưởng (có bản chất peptid), các cytokine và các hormone sử
dụng receptor liên kết enzyme tyrosin kinase để tạo ra tín hiệu tế bào. Một ví dụ của receptor liên
kết enzyme là receptor leptin (HÌnh 75-5). Leptin là một hormone được tiết ra từ các tế bào mỡ
và có một số ảnh hưởng đến sinh lý, nhưng nó đặc biệt quan trọng trong việc điều khiển cảm
giác thèm ăn và sự cân bằng năng lượng (trình bày ở Chương 72). Receptor leptin là một thành
viên của nhóm rất nhiều các receptor cytokine, nhóm các receptor này khơng có hoạt động
enzyme nội tại nhưng chúng có thể truyền tín hiệu đến các enzyme liên quan. Đối với receptor
leptin, một trong những đường dẫn tín hiệu xảy ra thơng qua tyrosin kinase của nhóm janus
kinase(JAK), JAK2. Receptor leptin tồn tại dưới dạng dimer (2 tiểu phần), và sự gắn của leptin
với phần bên ngoài màng tế bào của receptor làm thay đổi cấu trúc của nó, khởi động quá trình
phosphoryl hóa và hoạt hóa các phân tử JAK2 liên quan trong nội bào. Sự kích hoạt các phân tử
JAK2 sau đó gây phosphoryl hóa các tyrosin cịn lại ở receptor leptin- hình thành phức hợp
JAK2 làm trung gian tín hiệu nội bào. Những tín hiệu nội bào này bao gồm sự phosphoryl hóa
của các protein chuyển đổi tín hiệu và kiểm sốt phiên mã (STAT), kích hoạt q trình
phosphoryl hóa tại các gen leptin đích để bắt đầu q trình tổng hợp protein. Sự phosphoryl hóa
JAK2 cịn dẫn đến hoạt hoá một số con đường enzyme nội bào khác như các kinase hoạt hóa
phân bào (MAPK) hay phosphatidylinositol 3-kinase (PI3K). Một số ảnh hưởng của leptin diễn
ra nhanh chóng là hậu quả của sự kích hoạt những enzyme nội bào này, ngược lại một số tác
dụng khác diễn ra chậm hơn và cần phải có sự tổng hợp của những protein khác.
Một ví dụ khác, một cơ chế được sử dụng rộng rãi để điều khiển chức năng tế bào thông qua
hormone, là cho hormone gắn với một receptor xuyên màng đặc biệt, receptor này sau đó sẽ trở
thành enzyme hoạt hóa adenylyl cyclase nhơ ra từ trong tế bào. Enzym này xúc tác sự hình thành
cAMP, chất gây rất nhiều ảnh hưởng trong môi trường nội bào để kiểm sốt các hoạt động của tế
bào (sẽ được nói đến sau). cAMP được gọi là chất truyền tin thứ hai bởi vì bản thân đây khơng
phải là một hormone trực tiếp gây ra sự thay đổi ở tế bào; thay vào đó, cAMP có chức năng như
một chất truyền tin thứ hai để tạo ra những ảnh hưởng ở tế bào.
Với một vài hormone dạng peptid, như hormone lợi niệu tâm nhĩ (ANP- atrial natriuretic
peptide), GMP vòng (cGMP- cyclic guanosine monophosphate), những chất chỉ khác cAMP một

chút, cũng là những chất truyền tin thứ hai.
2.4. Những receptor hormone nội bào và sự hoạt hóa các gen:

Có một vài hormone, bao gồm các hormone steroid tuyến thượng thận và tuyến sinh dục,
hormone tuyến giáp, hormone vitamin A, vitamin D, gắn với các receptor protein bên trong tế
bào nhiều hơn là gắn vào màng tế bào. Bời vì những hormone này tan trong dầu, chúng dễ dàng
đi qua màng tế bào và gắn với các receptor trong tế bào chất hoặc nhân. Phức hợp hormonereceptor hoạt hóa sau đó gắn với một vùng đặc biệt (gọi là promoter) trên DNA và được gọi là


giai đoạn đápứng hormone (hormone response element), và theo cách này thì hoặc sẽ kích hoạt
hoặc ức chế phiên mã của các gen đặc hiệu và các ARN thông tin (mRNA, Hình 75-6). Do đó,
vài phút, vài giờ hoặc thậm chí vài ngày sau khi hormone đi vào trong tế bào, một dạng protein
mới xuất hiện trong tế bào và trở thành chất điều khiển các chức năng mới hoặc các chức năng
khác của tế bào.
Nhiều loại mô khác nhau có cùng loại receptor nội bào giống nhau, tuy nhiên gen được kích
thích bởi các receptor ở một số mơ lại khác nhau. Một receptor nội bào có thể kích hoạt một gen
chỉ khi có sự liên kết phù hợp giữa receptor với protein điều hòa gen, và nhiều loại pritein này là
đặc hiệu cho từng loại mô cơ thể. Do đó, đáp ứng của các loại mơ khác nhau với hormone được
tìm hiểu khơng chỉ về tính chất đặc hiệu của các receptor mà còn cả biểu hiện của gen được
receptor điều khiển.
3. Cơ chế của chất truyền tin thứ hai trong chức năng nội tiết trung gian:

Chúng tôi đã chú ý ở phần trước rằng một trong những cơ chế hormone tác động trong môi
trường nội bào là kích thích sự hình thành chất truyền tin thứ hai cAMP phía trong màng tế bào.
cAMP sau đó gây ra một loạt ảnh hưởng trong khu vực nội bào. Do đó, chỉ có duy nhất một ảnh
hưởng trực tiếp từ hormone lên tế bào đó là kích hoạt 1 loại receptor đặc hiệu màng tế bào. Cơng
việc cịn lại là của chất truyền tin thứ hai.
cAMP không phải chất truyền tin thứ hai duy nhất được tạo thành bởi các hormone khác nhau.
Có hai chất đặc biệt quan trọng khác là (1) ion calci và calmoduli liên hợp và (2) sản phẩm của
sự phân hủy phospholidip màng tế bào.

3.1. Adenylyl cyclase- cAMP, hệ thống truyền tin thứ hai.

Bảng 75-3 trình bày một vài trong số rất nhiều hormone sử dụng cơ chế adenylyl cyclase- cAMP
để kích thích các mơ đích của chúng, và Hình 75-7 trình bày hệ thống truyền tin thứ hai adenylyl
cyclase- cAMP. Sự gắn của hormone với receptor đặc hiệu cho phép xảy ra sự gép gặp giữa
receptor với protein G. Nếu protein G kích thích hệ thống adenylyl- cAMP, được gọi là protein
GS , cho biết protein G đã được kích thích. Sự kích thích adenylyl cyclase, một enzyme gắn
màng, bởi protein GS sau đó xúc tác sự chuyển đổi một lượng nhỏ ATP (adenosine triphosphat)
trong tế bào chất thành cAMP nội bào. Tiếp theo kích hoạt cAMP phụ thuộc protein kinase (chất
này phosphoryl hóa những protein đặc hiệu của tế bào) thành dạng có hoạt tính, dẫn tới xúc tác
cho chuỗi phản ứng hóa học và cuối cùng dẫn đến những đáp ứng của tế bào với hormone.
Một khi cAMP được tổng hợp trong tế bào, nó thường kích hoạt một chuỗi các enzyme. Có
nghĩa là, đầu tiên enzyme được kích hoạt, sau đó enzyme này kích hoạt một enzyme thứ hai, và
cứ tiếp tục đến enzyme thứ 3, thứ 4. Điều quan trọng trong cơ chế này là chỉ cần một vài phân tử
adenylyl cyclase hoạt hóa trong màng tế bào có thể kích hoạt thêm rất nhiều các phân tử của các
enzyme tiếp theo, rồi thêm rất nhiều phân tử của enzyme thứ ba, thứ tư. Bằng cách này, dù chỉ


một lượng nhỏ hormone hoạt động trên bề mặt tế bào cũng có thể khởi động một chuỗi các phản
ứng trong cả tế bào.
Nếu liên kết hormone với receptor đặc hiệu gắn với một protein G ức chế (protein G i), adenylyl
cyclase sẽ bị ức chế, giảm tổng hợp cAMP và cuối cùng dẫn đến ức chế hoạt động của tế bào. Do
đó, tùy vào sự ghép cặp của receptor với protein G loại ức chế hay kích thích, một hormone có
thể hoặc làm tăng hoặc làm giảm nồng độ cAMP và q trình phosphoryl hóa những protein
chính của tế bào.
Các đáp ứng cụ thể làm tăng hoặc giảm cAMP tại mỗi loại tế bào đích phụ thuộc vào bản chất
của bộ máy nội bào; một số tế bào chỉ chứa 1 nhóm enzyme, và những tế bào khác lại chứa các
enzyme khác. Do đó, những chức năng khác nhau được tìm ra ở các loại tế bào khác nhau, như
kích hoạt tổng hợp các hóa chất nội bào, gây co cơ hoặc giãn cơ, kích thích các tế bào bài tiết các
chất, và làm thay đổi tính thấm của tế bào.

Do đó, một tế bào tuyến giáp được kích thích bởi cAMP sẽ tổng hợp các hormone thyroxin và
triiod-thyroxin, ngược lại cũng cAMP đó ở tuyến vỏ thượng thận lại gây bài tiết các hormone
steroid vỏ thượng thận. Tại một các tế bào biểu mô của ống xa và ống góp của thận, cAMP làm
tăng tính thấm của chúng với nước.
3.2. Hệ thống truyền tin thứ hai trên màng phospholipid của tế bào:

Một số hormone kích hoạt các receptor xun màng qua đó kích hoạt enzyme phospholipase C
gắn với chồi phía trong của receptor (Bảng 75-4). Enzym này xúc tác cho quá trình phân hủy một
số phospholipid màng tế bào, đặc biệt là phosphatidylinositol bi- phosphate (PIP2) , thành hai
sản phẩm là hai chất truyên tin thứ hai: inositol triphosphate (IP3) và diacylglycerol (DAG).
Chất IP3 huy động ion calci từ ty thể và từ lưới nội chất, sau đó các ion calci sẽ có tác dụng như
một chất truyền tin thứ hai, chẳng hạn như gây co cơ trơn và làm thay đổi chế tiết ở một số tế
bào.
DAG, một loại chất truyền tin thứ hai có bản chất lipid, kích hoạt enzyme kinase C, qua đó
phosphoryl hóa một lượng lớn các protein, tạo ra những đáp ứng của tế bào (Hình 75-8). Ngồi
những tác dụng trên, thành phần lipid của DAG là acid arachidonic, chất này là tiền thân của các
prostaglandin và một số hormone tại chỗ, các chất này gây ra nhiều ảnh hưởng đến các mô đích
của cơ thể.
3.3. Hệ thống truyền tin thứ hai: calci-calmudulin

Một hệ thống truyền tin thứ hai nữa diễn ra khi đáp ứng với hiện tượng ion calci đi vào trong tế
bào. Q trình calci đi vào tế bào có thể được khởi động bởi (1) thay đổi khả năng mở kênh
calci, (2) một hormone tương tác với các receptor màng làm mở kênh calci.
Sau khi vào trong tế bào, ion calci gắn với protein calmodulin. Protein này có 4 vị trí gắn calci,
và khi có 3 trên 4 vị trí được gắn với calci, protein calmodulin sẽ thay đổi hình dạng và khởi


động một loạt các ảnh hưởng trong tế bào, bao gồm kích thích hoặc ức chế các protein kinase. Sự
kích thích các protein calmodulin phụ thuộc protein kinase sẽ thơng qua q trình phosphoryl
hóa để gây kích thích hoặc ức chế các protein liên quan đến sự đáp ứng của tế bào với hormone.

Ví dụ, một chức năng cụ thể của calmodulin là kích hoạt các myosin kinase chuỗi nhẹ (MLCKmyosin light chain kinase), sau đó gián tiếp gây tác dụng lên chuỗi myosin của cơ trơn gây co cơ
trơn (Hình 8-3).
Nồng độ trung bình của ion calci trong hầu hết các tế bào của cơ thể là 10-8 đến 10-7 mol/L, khơng
đủ để kích hoạt hệ thống calmodulin. Nhưng khi nồng độ ion calci tăng lên đến 10 -6 đến 10-5
mol/L, đủ để kết hợp và gây ra tất cả ảnh hưởng của calmodulin trong tế bào. Ở cơ vân, cũng cần
đến một lượng ion calci như trên mới có thể kích thích troponin C gây co cơ (xem Chương 7).
Có một điều thú vị là troponin C cũng giống như calmodulin ở cả chức năng và cấu trúc protein.
4. Các hormone hoạt động chủ yếu trên bộ máy gen của tế bào
4.1. Các hormone steroid làm tăng tổng hợp protein:

Một cơ chế hoạt động khác của hormone, đặc biệt là hormone steroid, là kích thích tổng hợ
protein tại mơ đích. Những protein này sau đó hoạt động như các enzyme như vận chuyển
protein hoặc cấu trúc các protein, rồi từ đó tạo ra các chức năng khác của tế bào.
Chuỗi các hoạt động chức năng của các steroid chủ yếu được trình bày sau đây (xem HÌnh 75-6):
a. Hormone steroid khuếch tán qua màng tế bào và đi vào tế bào chất, tại đây chúng gắn với

receptor protein đặc hiệu.
b. Phức hợp receptor- hormone sau đó được khuếch tán vào trong nhân hoặc được vận

chuyển đến nhân.
c. Phức hợp này gắn chặt vào các vị trí đặc hiệu trên các sợi DNA trên nhiễm sắc thể, sau
đó kích hoạt quá trình phiên mã của các gen cụ thể để tạo ra mRNA.
d. mRNA khuếch tán vào té bào chất, tại đây chúng điều khiển quá trình giải mã tại ribosom
để tạo ra những protein mới.
Một ví dụ đó là hormone aldosterone, một trong những hormone được bài tiết bởi vỏ thượng
thận, đi vào tế bào chất của các tế bào ống thận, tại đây có những receptor protein đặc hiệu tên là
các receptor corticoid khoáng (mineralocorticoid receptor). Do đó, tại những tế bào này, một
chuỗi các hoạt động đã nói ở trên sớm xảy ra. Sau khoảng 45 phút, các protein bắt đầu xuất hiện
tại các tế bào ống thận và điều khiển quá trình tái hấp thu natri và đào thải kali vào lịng ống. Do
đó, thời gian để các hormone steroid hoạt động tối đa thường ít nhất là sau 45 phút, có thể lên

đến vài giờ hoặc thậm chí vài ngày. Tác động này đối ngược với một số tác động nhanh chóng
của một số hormone peptid và các hormone nguồn gốc amino acid, như vasopressin và norepinephrin.
4.2. Các hormone tuyến giáp làm tăng quá trình phiên mã gen trong nhân tế

bào.


Các hormone tuyến giáp T3, T4 làm tăng quá trình phiên mã của một số gen cụ thể trong nhân tế
bào. Để chức năng kích thích phiên mã được diễn ra một cách hoàn chỉnh, đầu tiên các hormone
này gắn trực tiếp với các receptor protein trong nhân tế bào (được tình bày chi tiết ở Chương 77Hình 77-5); những receptor này là những nhân tố phiên mã được hoạt hóa (activated
transcription factors), gắn với phức hợp nhiễm sắc thể, và điều khiển chức năng của các vùng
khởi động gen (gene promotor)- được giải thích ở Chương 3.
Có hai đặc điểm quan trọng về chức năng của các hormone tuyến giáp lên nhân tế bào:
a. Chúng kích hoạt cơ chế gen hình thành nhiều loại protein nội bào- khoảng 100 loại hoặc

nhiều hơn. Nhiều loại protein này là những enzyme điều khiển hoạt động tăng cường
chuyển hóa nội bào ở hầu hết tất cả các tế bào trên cơ thể.
b. Khi gắn với các receptor nội bào, các hormone tuyến giáp có thể tiếp tục thực hiện chức
năng trong vài ngày hoặc vài tuần.
4.3. Định lượng nồng độ hormone trong máu:
Các hormone tồn tại trong máu với một lượng rất nhỏ; một sơ hormone có nồng độ thấp đến mức
khoảng bằng 1 phần tỷ của một gam (1 pico gam) trên 1ml. Do đó, rất khó để định lượng được
những nồng độ này bằng những phương pháp thông thường. Tuy nhiên, một phương pháp rất
nhạy đã được phát triển từ 50 năm trước đã giải quyết được vấn đề định lượng các hormone, tiền
thân của chúng và sản phẩm chuyển hóa của chúng. Phương pháp này được gọi là phương pháp
miễn dịch phóng xạ (radioimmunoassay). Gần đây, chúng ta đã bổ sung thêm nhiều phương
pháp, như xét nghiệm miễn dịch gắn enzyme (ELISA- enzyme-linked immune-sorbent assays),
đã và đang được phát triển để định lượng một cách chính xác, có tính thông lượng cao (highthroughput) các loại hormone.
4.3.1. Phương pháp miễn dịch phóng xạ


Phương pháp tiến hành miễn dịch phóng xạ như sau.
Đầu tiên, sản xuất một kháng thể có tính đặc hiệu cao với hormone đang cần định lượng.
Bước tiếp theo, một lượng nhỏ kháng thế sẽ được (1) trộn với một lượng dịch từ động vật có
chứa hormone cần định lượng và (2) đồng thời trộn với một lượng thích hợp hormone chuẩn tinh
khiết đã được gắn một đồng vị phóng xạ.Tuy nhiên, bắt buộc phải tạo được trạng thái: chỉ có một
lượng rất nhỏ kháng thể gắn hồn tồn với cả hormone gắn phóng xạ và hormone trong dịch cần
định lượng. Do đó, hormone tự nhiên trong dịch cần định lượng và hormone gắn phóng xạ tranh
chấp vị trí gắn trên kháng thể. Trong q trình tranh chấp, hàm lượng mỗi loại hormone được
gắn tỉ lệ thuận với nồng độ mỗi hormone trong dung dịch thí nghiệm. ( the quantity of each of
the two hormones, the natural and the radioactive, that binds is proportional to its concentration
in the assay fluid.)
Thứ ba, sau khi sự gắn kết đạt trạng thái cân bằng, phức hợp kháng thể- hormone được tách ra
khỏi phần còn lại của dung dịch, và lượng hormone gắn phóng xạ trong phức hợp được định


lượng bằng những kĩ thuật đếm phóng xạ. Nếu một lượng lớn hormone gắn phóng xạ liên kết với
kháng thể, rõ ràng là chỉ một lượng nhỏ hormone tự nhiên tranh chấp với các hormone gắn
phóng xạ này, và do đó nồng độ của hormone tự nhiên trong dịch cần định lượng là rất ít. Ngược
lại, nếu chỉ một lượng nhỏ hormone gắn phóng xạ liên kết kháng thể, tức là một lượng lớn
hormone tự nhiên tranh chấp các vị trí gắn trên kháng thể.
Thứ tư, để tăng tính chính xác của xét nghiệm, quá trình định lượng miễn dịch phóng xạ được
thực hiện với một số dung dịch chuẩn của một vài hormone không được gắn ở các nồng độ khác
nhau.(performed for “standard” solutions of untagged hormone at several concentration levels).
Sau đó một đường cong chuẩn được vẽ ra (xem Hình 75-9). Bằng cách so sánh lượng phóng xạ
được ghi nhận từ q trình thí nghiệm với một đường cong chuẩn, ta có thể tính tốn được với
sai số từ 10- 15% nồng độ của hormone trong lượng dịch cần định lượng. Một phần tỷ hoặc phần
nghìn tỷ gam hormone có thể được định lượng bằng phương pháp này.
4.3.2. Xét nghiệm miễn dịch gắn enzyme (ELISA)

Xét nghiệm miễn dịch gắn enzyme (ELISA) có thể được dùng để định lượng hầu hết các protein,

bao gồm cả các hormone. Xét nghiệm này bao gồm một số kháng thể đặc hiệu với một enzyme
định lượng (specificity of antibodies with the sensitivity of simple enzyme assays). Hình 75-10
trình bày các yếu tố cơ bản của phương pháp này, xét nghiệm thường được thực hiện trên các
tấm nhựa có khoảng 96 giếng nhỏ. Mỗi giếng được tráng bởi kháng thể (AB 1), kháng thể này đặc
hiệu với hormone cần định lượng. Mẫu cần định lượng hoặc mẫu chứng được cho vào mỗi giếng,
sau đó là là kháng thể thứ hai (AB 2), kháng thể này cũng đặc hiệu với hormone nhưng gắn vào
một vị trí khác trên phân tử hormone. Một kháng thể thứ ba (AB 3) được thêm vào để nhận diện
AB2 và được gắn với một enzyme chuyển chất nền thích hợp (suitable substrate) thành sản phẩm
có thể dễ dàng nhận ra bởi phương pháp nhuộm màu hoặc huỳnh quang.
Bởi vì mỗi phân tử enzyme xúc tác quá trình tạo ra hàng ngàn phân tử khác, nên dù chỉ có một
lượng rất nhỏ các phân tử hormone cũng có thể được nhận ra bằng phương pháp này. Ngược lại
với phương pháp tranh chấp gắn miễn dịch phóng xạ, phương pháp ELISA sử dụng lượng dư
kháng thể nhằm mục đích tất cả các phân tử hormone đều được gắn và đều tạo ra phức hợp
kháng thể- hormone. Do đó, lượng hormone trong mẫu cần định lượng hoặc trong mẫu chuẩn sẽ
tỉ lệ thuận với lượng sản phẩm được tạo ra.
Phươn pháp ELISA đã được sử dụng rộng rãi trên lâm sàng và trên nghiên cứu bởi vì (1) khơng
dùng đến các đồng vị phóng xạ, (2) xét nghiệm được tự động sử dụng tấm gồm 96 giếng (much
of the assay can be automated using 96well plates), và (3) nó đã được chứng minh là một phương
pháp hiệu quả trong việc đánh giá chính xác nồng độ hormone cũng như về giá thành thực hiện./



×