MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN, THỰC TIỄN
VỀ ĐÀO TẠO DẠY CHUYÊN NGÀNH BẰNG NGOẠI NGỮ Ở ĐẠI HỌC
Trần Đình Bình1
Tóm tắt: Bài viết trình bày một số vấn đề lí luận, thực tiễn về đào tạo dạy chuyên ngành
bằng ngoại ngữ ở đại học, trong đó có dạy chuyên ngành bằng tiếng Pháp. Chương trình
đào tạo theo 3 giai đoạn: đào tạo cơ bản, chuyên ngành và thực hành nghề nhằm đáp ứng
yêu cầu của việc dạy chuyên ngành bằng ngoại ngữ cho các đối tượng khác nhau. Để đạt
được kết quả mong muốn, đường hướng giao tiếp hành động được lựa chọn giúp tiếp thu,
nắm vững kiến thức chuyên ngành, nâng cao khả năng thực hành chuyên môn của giáo viên
và sinh viên.
Trên cơ sở phân tích tình hình dạy chuyên ngành bằng ngoại ngữ ở nước ta, chúng tôi
đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên dạy chuyên
ngành bằng ngoại ngữ, góp phần thực hiện tốt mục tiêu của Đề án Ngoại ngữ Quốc gia là
“ ... đa số thanh niên Việt Nam tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng, đại học có đủ năng lực sử
dụng ngoại ngữ độc lập, tự tin; biến ngoại ngữ trở thành thế mạnh của người Việt Nam...”.
Từ khóa: Dạy ngoại ngữ, chuyên ngành, đào tạo, giải pháp, lí luận, thực tiễn.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Dạy ngoại ngữ, chuyên ngành bằng ngoại ngữ là một yếu tố cực kì quan trọng trong
tiến trình mở cửa hội, nhập khu vực, quốc tế, cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
Việc dạy - học ngoại ngữ, chuyên ngành bằng ngoại ngữ ở bậc đại học, sau đại học trở
thành nhu cầu tất yếu, khách quan, là “chiếc cầu nối” kinh tế, văn hóa giữa Việt Nam với
thế giới trong bối cảnh tồn cầu hóa. Điều này đã được thể hiện rõ trong đề án “Dạy và
học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020” 2 với mục tiêu
đến năm 2020 “đa số thanh niên Việt Nam tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng, đại học có đủ
năng lực sử dụng ngoại ngữ độc lập, tự tin; biến ngoại ngữ trở thành thế mạnh của người
Việt Nam”. Theo Quyết định số 2080/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều
chỉnh, bổ sung “Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn
PGS.TS, Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Pháp, Trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQGHN.
Quyết định số 1400/QĐ-TTg ngày 30/9/2008 của Thủ tướng Chính phủ.
1
2
42
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ DẠY VÀ HỌC NGOẠI NGỮ GẮN VỚI CHUYÊN NGÀNH
TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ: LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2017 -2025”1, đến năm 2025: “phấn đấu 100% các ngành đào tạo chuyên ngữ triển khai
chương trình ngoại ngữ theo chuẩn đầu ra và ngành đào tạo. Các trường rà soát lại việc
đào tạo ngoại ngữ theo chuyên ngành, đồng thời tiếp tục xây dựng ngoại ngữ chuyên
ngành để có thể dạy các môn chuyên ngành bằng ngoại ngữ, chủ yếu bằng tiếng Anh”.
Bài viết này trình bày vấn đề lí luận, thực tiễn và một số biện pháp cụ thể nhằm nâng
cao chất lượng đào tạo giáo viên dạy ngoại ngữ, chuyên ngành bằng ngoại ngữ trong các
trường đại học nhằm đáp ứng yêu cầu, mục tiêu của Đề án Ngoại ngữ Quốc gia.
II. CƠ SỞ LÍ LUẬN DẠY HỌC NGOẠI NGỮ, CHUYÊN NGÀNH BẰNG NGOẠI NGỮ
1. Khái niệm “ngôn ngữ chuyên ngành”
Thuật ngữ “ngôn ngữ chuyên ngành” (langue de spécialité) ra đời từ những năm
1960 của thế kỉ trước để phân biệt với ngôn ngữ chung (langue générale). Nhiều lĩnh vực
liên quan đến ngôn ngữ chuyên ngành như: biên phiên dịch, khoa học - công nghệ, phổ
biến khoa học kĩ thuật, giao tiếp giữa các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực khác nhau,
giao tiếp hành chính, ngơn ngữ ngành tư pháp, thương mại, v.v… Cho đến nay, các nhà
ngôn ngữ, các nhà thuật ngữ, các nhà chuyên môn đều cho rằng khó phân định rạch rịi
giữa hai loại hình ngơn ngữ này. Các chuyên gia coi ngôn ngữ chuyên ngành là các văn
bản chuyên môn chứa đựng thông điệp, các thuật ngữ chuyên ngành. Các nhà ngôn ngữ
như Galisson, Coste cho rằng: “ngơn ngữ chun ngành được dùng trong các tình huống
giao tiếp nói, viết để chuyển tải một thơng tin thuộc một lĩnh vực riêng (1976)”2. Theo
Dubois và các cộng sự: “Ngôn ngữ chuyên ngành là tiểu hệ thống ngôn ngữ gồm các
đặc tính được dùng trong một lĩnh vực riêng”3. Theo Lerat “Khái niệm ngôn ngữ chuyên
ngành gắn với ngôn ngữ tự nhiên nhằm chuyển tải kiến thức chuyên sâu”4. Theo Cabré:
“ Ngôn ngữ chuyên ngành là công cụ giao tiếp của các chuyên gia trong đó thuật ngữ là
quan trọng nhất, nó khu biệt với ngơn ngữ chung”5. Theo quan điểm của giới học thuật
Canada: “Ngôn ngữ chuyên ngành được dùng trong một lĩnh vực riêng với các phương
tiện biểu đạt riêng, gồm: các thuật ngữ, các câu thuộc về một lĩnh vực, theo phong cách,
cú pháp riêng (CISO1087.1)6. Trên thực tế, ngôn ngữ chuyên ngành không thể tách rời
ngơn ngữ chung vì cùng sử dụng hệ thống qui tắc ngữ pháp, cú pháp nhưng có các đơn vị
nghĩa, các qui tắc riêng biệt. Tóm lại, ngơn ngữ chun ngành là tiểu hệ thống có tính ngữ
dụng, là hệ thống tín hiệu phức tạp, bán độc lập, được dùng trong hoàn cảnh riêng biệt,
Quyết định số 2080/QĐ-TTg ngày 27/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh, bổ sung
“Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017-2025”.
2
Galisson Robert & Daniel Coste,1976. Dictionnaire de didactique des langues. Paris, Hachette.
3
Dubois, Jean, 2001. Dictionnaire de linguistique. Paris: Larousse.
4
Lerat, Pierre,1995. Les langues spécialisées. Paris: PUF.
5
Cabré, M.-T, 1998. La terminologie. Ottawa, Les Presses de l’Université d’Ottawa.
6
Rousseau, Jean Louis, 2008. Technolectes: omniprésence et foissonnement in Circuit No 98 Montréal, Québec.
1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ ĐÀO TẠO DẠY CHUYÊN NGÀNH BẰNG NGOẠI NGỮ Ở ĐẠI HỌC
43
phục vụ nhu cầu riêng nhằm chuyển tải thông tin, kiến thức thông qua diễn ngôn của các
chuyên gia.
Đặc điểm riêng của ngơn ngữ chun ngành là:
• Thường sử dụng các thuật ngữ chun mơn trong tình huống giao tiếp nói, viết để
chuyển tải một thông điệp, một trải nghiệm, một môn học, một ngành khoa học, một kĩ
năng gắn với một lĩnh vực riêng, một nghề cụ thể.
• Thường dùng cấu trúc câu ở thể bị động, vô nhân xưng trong diễn ngơn khoa học
tự nhiên và xã hội.
• Có phong cách riêng, có hệ thống khái niệm chính xác về nghĩa, khơng mang tính
cảm xúc, từ vựng đơn nghĩa dùng riêng trong lĩnh vực chun ngành.
• Ln đổi mới, phong phú nhờ vay mượn tiếng nước ngoài, sử dụng từ phái sinh
như tiền tố, hậu tố.
Ngôn ngữ chuyên ngành là khái niệm phổ quát chung đối với mọi ngôn ngữ trên thế
giới vì thế người ta thường nói tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Nga, tiếng Trung, tiếng Tây
Ban Nha chuyên ngành mỗi khi muốn phân biệt chúng với ngôn ngữ chung. Điều này ảnh
hưởng trực tiếp đến giảng dạy ngoại ngữ và dạy chuyên ngành bằng ngoại ngữ, đến công
tác đào tạo giáo viên dạy ngoại ngữ và dạy chuyên ngành bằng ngoại ngữ.
2. Cơ sở lí luận, thực tiễn của việc dạy - học ngoại ngữ, chuyên ngành bằng ngoại ngữ
Ngoại ngữ chuyên ngành là đối tượng dạy học, nghiên cứu ở trường đại học. Mục
tiêu chính của việc dạy là truyền thụ cho người học kiến thức ngoại ngữ, kiến thức chuyên
ngành, thực hành nghề, còn mục tiêu của nghiên cứu là tìm ra các thuật ngữ chuyên ngành
tương đương giữa tiếng mẹ đẻ và ngoại ngữ; thiết kế chương trình, nội dung, phương
pháp giảng dạy hợp với mục đích, nhu cầu của người học ở mỗi cấp học, có liên hệ với
giới chun mơn, mơi trường nghề nghiệp. Việc giảng dạy ngoại ngữ chuyên ngành phải
trả lời được mấy câu hỏi sau đây: Ai dạy? Dạy cái gì? Dạy cho ai? Dạy thế nào? Điều kiện
dạy học như thế nào? Đánh giá ra sao?
Dạy - học ngoại ngữ chuyên ngành là một hoạt động đặc thù gồm các thành tố có
quan hệ và tác động lẫn nhau như: động cơ, mục đích, điều kiện hoạt động, hành động,
thao tác. Trong quá trình dạy - học, kết quả học tập phụ thuộc chủ yếu vào hoạt động của
người học. Giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn hoạt động học, thơng qua đó, người học
lĩnh hội các kiến thức, kĩ năng cần thiết để hành nghề sau khi ra trường. Muốn hoàn thành
tốt nhiệm vụ này, giáo viên cần nắm vững qui luật chung của quá trình nhận thức một
khoa học, cơ chế sinh lí của hoạt động ngơn ngữ, động cơ, mục đích của việc học ngoại
ngữ, các kĩ năng giao tiếp. Đối với việc dạy - học ngoại ngữ chuyên ngành ở bậc đại học,
sau đại học thì sử dụng sáng tạo thuật ngữ trong văn bản khoa học là rất quan trọng, góp
phần nâng cao chất lượng dạy - học ngoại ngữ chuyên ngành.
44
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ DẠY VÀ HỌC NGOẠI NGỮ GẮN VỚI CHUYÊN NGÀNH
TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ: LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Hiện nay, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật, công nghệ, giao lưu, hội
nhập quốc tế trong nền kinh tế tri thức đòi hỏi giáo viên dạy ngoại ngữ chuyên ngành
nắm vững kiến thức chuyên ngành khoa học bằng tiếng Việt và bằng ngoại ngữ được dạy
tại trường, làm cho bài học ngoại ngữ hấp dẫn hơn, hoạt động lĩnh hội kiến thức chuyên
ngành bằng ngoại ngữ thuận lợi hơn khi người học đọc tài liệu, viết báo cáo khoa học,
tham gia hội thảo chuyên ngành, đặc biệt là viết luận văn tốt nghiệp, luận văn cao học
bằng ngoại ngữ. Giáo viên cũng cần nắm vững các phương pháp giảng dạy, đưa ra các
biện pháp giúp người học thực hiện mục tiêu, tự học trong mơi trường xã hội ít có giao
tiếp hàng ngày bằng ngoại ngữ được học. Đặc biệt họ phải hiểu rõ được rằng dạy học một
ngôn ngữ là quá trình nhận thức khách quan. Khi học ngoại ngữ, người học tiến hành các
thao tác phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa để rút ra tính chất chủ
yếu của đối tượng nhận thức, xây dựng thành khái niệm được diễn đạt bằng từ ngữ. Nhận
thức bản chất của ngôn ngữ, của việc dạy - học ngoại ngữ chuyên ngành như một khoa
học đặt cơ sở vững chắc cho lí luận, phương hướng giải quyết các vấn đề dạy - học ngoại
ngữ chuyên ngành.
Dạy - học ngoại ngữ chuyên ngành là giải quyết vấn đề nhận thức của người dạy và
người học. Đây là quá trình giải quyết các vấn đề dạy - học các môn học chuyên ngành
bằng ngoại ngữ ở bậc đại học.
Đào tạo sinh viên có kiến thức ngoại ngữ chuyên ngành khoa học đáp ứng đòi hỏi
phát triển của xã hội và thời đại là đề cập tới mối quan hệ giữa tiến trình giải quyết vấn đề
khoa học, dạy - học ngoại ngữ, chuyên ngành khoa học bằng ngoại ngữ.
Dạy ngoại ngữ, chuyên ngành khoa học bằng ngoại ngữ nhằm giúp sinh viên nắm
được tiến trình giải quyết vấn đề khoa học, vấn đề dạy - học ngoại ngữ chuyên ngành để
tìm ra những điểm chung, riêng theo mấy điểm chính sau đây:
• Xác định nội dung, u cầu, điều kiện của vấn đề;
• Tổng quan các phương pháp giải quyết vấn đề đặt ra và những vấn đề tồn tại;
• Nêu rõ các giải pháp và lựa chọn một giải pháp phù hợp với vấn đề nêu ra;
• Đề xuất giải pháp mới hoặc xây dựng kiến thức, phương tiện mới để giải quyết vấn
đề nêu ra;
• Thử nghiệm vào thực tế để đánh giá hiệu quả, bổ sung, hoàn thiện kết quả đạt được.
Mối quan hệ giữa tiến trình giải quyết vấn đề trong khoa học và trong quá trình dạy
- học ngoại ngữ chuyên ngành được thể hiện ở động cơ, mục đích, nhu cầu, năng lực giải
quyết vấn đề, điều kiện làm việc. Trong mơi trường khoa học, sinh viên có nhiều thuận
lợi để lĩnh hội kiến thức ngoại ngữ, chuyên ngành. Nhiệm vụ của người giáo viên là đưa
ra các phương pháp phù hợp để họ vận dụng sáng tạo vào quá trình học tập. Dưới đây là
ba phương pháp chính:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ ĐÀO TẠO DẠY CHUYÊN NGÀNH BẰNG NGOẠI NGỮ Ở ĐẠI HỌC
45
• Giải quyết vấn đề theo kiến thức đã biết (bằng diễn dịch, quy nạp, so sánh), làm
cho việc tiếp nhận ngoại ngữ chuyên ngành của sinh viên hiệu quả hơn khi giải quyết vấn
đề học thuật trong bài học; khi tiếp nhận các thuật ngữ chuyên ngành; dịch thuật các văn
bản khoa học; làm các bài tập, viết báo cáo khoa học theo phong cách, chức năng khoa
học bằng ngôn ngữ học thuật.
• Nghiên cứu, sáng tạo từng phần áp dụng trong nghiên cứu tài liệu, vấn đề mới. Ở
đây, trực giác đóng vai trị quan trọng vì thế sinh viên cần được rèn luyện trực giác khoa
học để đưa ra một giải pháp cho vấn đề đặt ra và kiểm chứng tính xác thực bằng thực
nghiệm. Phương pháp này rất hiệu quả khi dùng các thủ pháp dạy - học ngoại ngữ chuyên
ngành, khi xây dựng hệ thống thuật ngữ chuyên ngành và nghiên cứu khoa học.
• Tổng hợp, sáng tạo trong tổ chức hoạt động nghiên cứu, học tập thơng qua kiến
thức đã học.
Áp dụng hài hịa ba phương pháp này rất hữu ích trong q trình dạy - học ngoại ngữ
và chuyên ngành bằng ngoại ngữ.
3. Tình hình dạy - học ngoại ngữ chuyên ngành ở nước ta
Ở nước ta, việc dạy - học ngoại ngữ chuyên ngành gắn liền với sự hình thành và phát
triển của giáo dục đại học. Trước nhu cầu đòi hỏi, thách thức của chính sách mở cửa, hội
nhập khu vực và thế giới từ năm 1986 và của việc thực hiện các cam kết mở cửa dịch vụ
cho các nước thành viên từ khi Việt Nam tham gia Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)
năm 2007. Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, tới nay đã có 35 chương trình tiên tiến ở 23
cơ sở đào tạo; 16 chương trình kỹ sư chất lượng cao theo tiêu chuẩn của Cộng hoà Pháp;
50 chương trình đào tạo theo định hướng ứng dụng nghề nghiệp, gần 200 chương trình
chất lượng cao, hơn 500 chương trình liên kết đào tạo quốc tế với các trường đại học trên
thế giới, có năm trường đại học quốc tế tại Việt Nam là: Đại học Việt Đức, Việt Pháp, Việt
Anh, Việt Nhật, Việt Mĩ Fullbright. Con số rất ấn tượng này thể hiện rõ tầm quan trọng
của dạy học ngoại ngữ và ngoại ngữ chuyên ngành trong đào tạo đại học ở Việt Nam bởi
vì muốn theo học đại học tại các trường này phải có trình độ ngoại ngữ từ B2 theo chuẩn
châu Âu. Thực tế đã chứng minh rằng, từ năm 1994 đến nay, chương trình đào tạo đại học
chuyên ngành bằng tiếng Pháp với sự tài trợ, giúp đỡ chuyên môn của Cơ quan đại học
Pháp ngữ khu vực châu Á Thái Bình Dương ở Việt Nam (AUF), các chương trình liên
kết đào tạo đại học giữa các trường đại học Việt Nam với các trường đại học nước ngoài
theo các chuyên ngành khoa học tự nhiên, xã hội bằng tiếng Anh, Pháp, Đức, Tây Ban
Nha v.v… đã đạt được kết quả tốt, góp phần đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho
nền kinh tế Việt Nam. Sinh viên tốt nghiệp các hệ đào tạo này giỏi ngoại ngữ, có trình độ
chun mơn tốt, tìm được việc làm ngay, trong khi đó trình độ ngoại ngữ và chuyên ngành
bằng ngoại ngữ của sinh viên nói chung cịn hạn chế, chưa đáp ứng được địi hỏi của thị
trường lao động. Việc dạy học ngoại ngữ chuyên ngành bằng tiếng Anh, tiếng Pháp tại một
số trường đại học tập trung chủ yếu vào một số ngành như: du lịch, kinh tế, ngân hàng, tin
46
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ DẠY VÀ HỌC NGOẠI NGỮ GẮN VỚI CHUYÊN NGÀNH
TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ: LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
học, luật, khoa học tự nhiên. Một số cơng trình nghiên cứu của giảng viên đại học trình
bày tại Hội thảo quốc gia về dạy học ngoại ngữ gắn liền với chuyên ngành tổ chức tại
Trường Đại học Ngoại ngữ Đại học Quốc gia Hà Nội ngày 17/11/2018. Các bài báo cáo
tại phiên toàn thể và tại các tiểu ban nêu rõ tầm quan trọng của việc dạy tiếng ngoại ngữ
chuyên ngành chủ yếu là tiếng anh chuyên ngành ở Mĩ, Úc, Nhật Bản, Đài Loan, trong
các trường đại học ở nước ta. Các tác giả đã đề xuất nhiều giải pháp cụ thể, thiết thực
nhằm tìm ra phương pháp dạy chuyên ngành bằng ngoại ngữ phù hợp với hoàn cảnh, điều
kiện dạy học ở Việt Nam.
III. NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY - HỌC NGOẠI NGỮ, CHUYÊN NGÀNH BẰNG NGOẠI NGỮ
Việc dạy học ngoại ngữ, chuyên ngành bằng ngoại ngữ trong các trường đại học đòi
hỏi giáo viên phải biết kết hợp dạy ngoại ngữ với nội dung chuyên môn, chuyên ngành, áp
dụng cách dạy lồng ghép, tích hợp giữa kiến thức ngoại ngữ với nội dung chuyên ngành,
chọn cách tiếp cận nội dung chuyên ngành phù hợp.
1. Đào tạo dạy ngoại ngữ, chuyên ngành bằng ngoại ngữ
Trước hết, chương trình đào tạo dạy ngoại ngữ, chuyên ngành bằng ngoại ngữ phải
dựa vào bộ chuẩn đào tạo, bộ chuẩn nghề nhằm diễn tả các hoạt động giao tiếp, các năng
lực ngoại ngữ phù hợp với vị trí việc làm. Việc dạy chuyên ngành bằng ngoại ngữ được
thể hiện bằng năng lực giao tiếp trong các tình huống nghề nghiệp cụ thể. Chất lương dạy
ngoại ngữ, chuyên ngành bằng ngoại ngữ chỉ được đảm bảo nhờ hiểu rõ điều kiện sử dụng
ngoại ngữ, yêu cầu đào tạo của nhà trường, doanh nghiệp. Năng lực ngoại ngữ, chuyên
ngành rất cần thiết để hành nghề do đó phải đổi mới, hồn thiện phương pháp dạy chun
ngành bằng ngoại ngữ, đáp ứng nhu cầu mới của người học.
Đào tạo dạy ngoại ngữ, chuyên ngành bằng ngoại ngữ phải xác định chuẩn đầu vào,
chuẩn đầu ra của người học, lựa chọn cách đào tạo phù hợp với mục tiêu, nội dung đào tạo
bằng cách lồng ghép kiến thức ngoại ngữ với kiến thức chuyên ngành, đáp ứng yêu cầu
của nhà trường, doanh nghiệp. Chương trình đào tạo gồm kiến thức ngoại ngữ, kiến thức
môn học, kiến thức nghề nghiệp được trình bày dưới dạng năng lực để thực hiện nhiệm vụ
chun mơn. Xây dựng chương trình phải gắn nội dung đào tạo với các tình huống nghề,
đặt giáo viên vào tình huống dạy thực hành ngoại ngữ, chuyên ngành bằng ngoại ngữ.
Chương trình đào tạo dạy chuyên ngành bằng ngoại ngữ gồm ba giai đoạn:
Đào tạo cơ bản → đào tạo chuyên ngành → thực hành nghề.
• Giai đoạn 1: Đào tạo cơ bản:
- Cung cấp kiến thức cần thiết để dạy ngoại ngữ, dạy chuyên ngành bằng ngoại ngữ;
phát triển tư duy phê phán, tương tác trong xây dựng kiến thức mơn học, các mơ hình,
trải nghiệm và quan sát thực tế; phát triển các năng lực thực hành chun mơn bằng ngoại
ngữ; hịa nhập vào mơi trường doanh nghiệp, thực tế nghề nghiệp.
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ ĐÀO TẠO DẠY CHUYÊN NGÀNH BẰNG NGOẠI NGỮ Ở ĐẠI HỌC
47
- Đảm bảo trình độ năng lực giao tiếp chuyên ngành bằng ngoại ngữ trên cơ
sở nắm vững và sử dụng tốt thuật ngữ chuyên ngành trong diễn ngôn khoa học.
- Chuẩn bị giảng dạy ngoại ngữ, chuyên ngành bằng ngoại ngữ; áp dụng kĩ thuật diễn
ngôn, chiến lược, kĩ thuật đọc tài liệu chuyên ngành bằng ngoại ngữ theo nhu cầu của
người học.
• Giai đoạn 2: Đào tạo chuyên ngành
Giai đoạn này rất quan trọng giúp nắm vững kiến thức môn học, giao tiếp chuyên
môn bằng ngoại ngữ; phát triển năng lực mềm để phân tích nhu cầu, động cơ, lựa chọn
nội dung ứng với trình độ năng lực, điều kiện cơ sở vật chất, đặc tính của người học bằng
phương pháp dạy học theo mục tiêu, nhiệm vụ.
• Giai đoạn 3: Thực hành nghề
Giai đoạn này nhằm phát triển thực hành giao tiếp nghề nghiệp với ba nội dung chính sau:
- Dạy thực hành giao tiếp, diễn ngơn chun ngành, kĩ thuật đọc hiểu, kĩ thuật đánh
giá, soạn các bài trắc nghiệm về kiến thức môn học, chuyên ngành bằng ngoại ngữ.
- Phân tích lí thuyết tương tác lời nói, các loại hình văn bản, các loại diễn ngơn để
truyền tải kiến thức chuyên ngành, kiến thức khoa học.
- Thực tập tại doanh nghiệp để tìm hiểu hoạt động của các bộ phận trong doanh
nghiệp, cách tiếp cận văn hóa, liên văn hóa trong doanh nghiệp. Xây dựng và quản lý
tương tác chun mơn, phân tích chiến lược giao tiếp nghề nghiệp trong lập kế hoạch đào
tạo, nghiên cứu thị trường, quảng cáo, giới thiệu sản phẩm.
Chương trình đào tạo này góp phần dạy, áp dụng kiến thức ngoại ngữ vào môn học,
vào chuyên ngành, đảm bảo đào tạo thực hành giao tiếp chuyên môn bằng ngoại ngữ trong
nhà trường, tại doanh nghiệp và ngoài xã hội, theo đường hướng giao tiếp hành động.
2. Thực hành phương pháp giao tiếp, hành động
Khi học ngôn ngữ chuyên ngành bằng tiếng mẹ đẻ, người học nắm vững ngôn ngữ,
kiến thức chuyên ngành nhờ các kĩ năng ngôn ngữ, giao tiếp, các hoạt động tự động, trực
cảm ngơn ngữ của mình. Trái lại, khi học ngôn ngữ chuyên ngành bằng ngoại ngữ, người
học phải học trước hay đồng thời, một cách có ý thức các kiến thức ngôn ngữ, kĩ năng
giao tiếp và kiến thức chuyên ngành bằng ngoại ngữ như thuật ngữ chuyên ngành, cấu
trúc hình thái cú pháp, nghĩa của chúng. Dạy học ngoại ngữ, chuyên ngành bằng ngoại
ngữ cần có các phương pháp phù hợp với nhu cầu, mục tiêu của người học có tính đến
kiến thức nền, năng lực ngôn ngữ bằng tiếng mẹ đẻ, bằng ngoại ngữ của họ. Hiện nay,
các phương pháp dạy ngôn ngữ chuyên ngành bằng ngoại ngữ như tiếng Anh, tiếng Pháp,
tiếng Trung, tiếng Nga du lịch, thương mại, luật, hành chính, khoa học kĩ thuật, v.v…
thiên về trình bày cấu trúc hình thái, cú pháp của các thuật ngữ dùng trong diễn ngôn
48
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ DẠY VÀ HỌC NGOẠI NGỮ GẮN VỚI CHUYÊN NGÀNH
TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ: LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
chuyên ngành, giới thiệu văn hóa của các cộng đồng nghề, các nhóm xã hội nói, giảng
dạy các ngoại ngữ này. Thực ra, dạy ngoại ngữ chuyên ngành chính là truyền đạt kiến
thức khoa học, văn hóa bằng ngoại ngữ, phải dựa vào phương pháp luận dạy - học ngoại
ngữ, vào phương pháp tiếp nhận kiến thức ngành khoa học bằng ngoại ngữ được lựa chọn.
Hiện nay, phương pháp giao tiếp hành động được dùng rộng rãi trong dạy - học ngoại ngữ
ở các cấp độ, đòi hỏi đầu tư đáng kể về thời gian và sức lực của người dạy, người học và
phải tn thủ các ngun lí sau:
- Dạy theo tình huống từ đơn giản đến phức tạp từ sử dụng các bài tập tình huống,
hỏi - đáp, “nhập vai” các nhà khoa học đến thảo luận chuyên đề tại hội thảo khoa học v.v.
- Dạy thông qua hoạt động khoa học tại nơi sản xuất, phịng thí nghiệm, tại các buổi
sinh hoạt khoa học chuyên đề, các hội thảo trong nước và quốc tế v.v.
- Dạy phong cách ngôn ngữ khoa học, giúp người học nắm vững phong cách ngôn
ngữ của các nhà khoa học khi trao đổi các vấn đề khác nhau trong cuộc sống.
- Dạy trao đổi thông tin về các vấn đề khoa học qua mạng Internet nhằm rèn luyện
các kĩ năng nói, nghe, đọc, viết, dịch của người học.
Phương pháp giao tiếp hành động này đòi hỏi người học phải nắm vững các kĩ
năng, kĩ xảo trong hoạt động lời nói, diễn ngơn khoa học, có khả năng báo cáo, thảo
luận các vấn đề khoa học tại các buổi sinh hoạt chuyên đề bằng ngoại ngữ được học,
tại các hội nghị, hội thảo khoa học. Trong quá trình dạy - học ngoại ngữ chuyên ngành,
cần kết hợp áp dụng hiệu quả các nguyên lí trên trong tiếp nhận, nắm vững, sử dụng
các kiến thức ngôn ngữ chuyên ngành bằng ngoại ngữ trong lĩnh vực chuyên môn và
trong cuộc sống.
IV. KẾT LUẬN
Dạy ngoại ngữ và chuyên ngành bằng ngoại ngữ là một quá trình kết hợp dạy ngoại
ngữ, kiến thức môn học, chuyên ngành với thực tập nghề tại doanh nghiệp và trong đời
sống xã hội. Đây là mơ hình rất hiệu quả vì nó thỏa mãn nhu cầu đào tạo ngoại ngữ
và chuyên ngành bằng ngoại ngữ trong mơi trường nghề nghiệp, phát huy tính chun
nghiệp hóa nghề dạy ngoại ngữ, chuyên ngành bằng ngoại ngữ hiện nay. Việc dạy học
ngoại ngữ chuyên ngành trong các trường đại học ở nước ta tuy đã có kết quả bước đầu
đáng khích lệ nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của người học và mục tiêu đề ra
trong Đề án về dạy học ngoại ngữ 2020 của Chính phủ. Do đó cần có cơ chế, chính sách
cụ thể để phát triển ngoại ngữ chuyên ngành, đặc biệt là chú trọng đào tạo đội ngũ giảng
viên dạy ngoại ngữ và ngoại ngữ chuyên ngành trong hệ thống giáo dục, góp phần tạo
ra nguồn nhân lực chất lượng cao cho thị trường lao động trong quá trình hội nhập khu
vực và thế giới.
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ ĐÀO TẠO DẠY CHUYÊN NGÀNH BẰNG NGOẠI NGỮ Ở ĐẠI HỌC
49
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
Carmen Ş-S, 2009. La formation à l’enseignement du franỗais spộcialisộ en milieu
universitaire in Synergies Roumanie n 4 -pp. 59-70.
2.
Cabré, M.-T. 1998. La terminologie. Ottawa, Les Presses de l’Université d’Ottawa
3.
Dubois, J, 2001. Dictionnaire de linguistique. Paris: Larousse.
4.
Galisson,R & Coste, D, 1976. Dictionnaire de didactique des langues. Paris, Hachette.
5.
HAMMAMAL,M, 2016. Caractéristiques générales et spécificité des langues de spécialité
in Almutargim مجرتملا Volume 16, Numéro 32, Pages 7-35 no 32, janvier - mars.
6. Lerat, P, 1995, Les langues spécialisées. Paris: PUF.
7.
Quyết định số 1400/QĐ-TTg ngày 30/9/2008 của Thủ tướng Chính phủ.
8.
Quyết định số 2080/QĐ-TTg ngày 27/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều
chỉnh, bổ sung “Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn
2017-2025”.
9.
Rousseau, J L, 2008, Technolectes: Omniprésence et foissonnement in Circuit No 98
Montréal, Québec.