Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Khảo sát và xây dựng bản đồ phóng xạ tự nhiên trong khuôn viên trường Đại học Đà Lạt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (577.04 KB, 5 trang )

HỘI NGHỊ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT NĂM 2018

KHẢO SÁT VÀ XÂY DỰNG BẢN ĐỒ PHĨNG XẠ TỰ NHIÊN
TRONG KHN VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT
Trần Thị Thương Thương – 1410723
Phan Hà Phương – 1410714

Lớp HNK38, Khoa Kỹ thuật Hạt nhân
1.

PHẦN MỞ ĐẦU

1.1.

Mục tiêu

Mục tiêu của đề tài này là khảo sát phóng xạ tự nhiên trong khuôn viên Trường Đại học
Đà Lạt thông qua việc đo suất liều bức xạ bằng các thiết bị chuyên dụng. Từ đó xây dựng bản
đồ suất liều bức xạ dựa trên các số liệu đo được.
1.2.

Phạm vi nghiên cứu

Đề tài giới thiệu và sử dụng hai thiết bị ghi đo bức xạ là ống đếm G-M và phổ kế gamma
của ATOMTEX để khảo sát phóng xạ tự nhiên trong khuôn viên trường Đại học Đà Lạt. Dựa
trên số liệu đo được kết hợp với sử dụng phần mềm MapInfo 6.0 và Surfer 8.0 để xây dựng bản
đồ suất liều bức xạ tự nhiên.
1.3.

Khái quát về địa chất trường Đại học Đà Lạt


Trường Đại học Đà Lạt nằm trên vùng đất có dạng địa hình bình ngun trên núi. Tham
gia vào kiến trúc địa chất là thành hệ trầm tích lớp phủ lục địa và các loại đá macma axit (phân
bố chủ yếu phía nam suối Cam Ly) và đá phiến sét.
2.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1.

Ống đếm G-M (Geiger - Muller) ATOMTEX AT6130

Bộ giám sát bức xạ bỏ túi ATOMTEX AT6130 là thiết bị nhỏ gọn dùng để đo liều tương
đường và suất liều tương đương xung quanh cũng như đo mật độ thông lượng beta trên các bề
mặt bị ơ nhiễm. Trong chế độ tìm kiếm, thiết bị đo tốc độ đếm theo số đếm trên giây (cps).

Hình 2.1. Ống đếm G-M ATOMTEX AT6130

15


HỘI NGHỊ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT NĂM 2018

Nguyên lý vận hành của thiết bị dựa trên quá trình đo tốc độ đếm số xung, được tạo ra
trong ống đếm Geiger-Muller dưới ảnh hưởng của bức xạ tia X, gamma và beta.
2.2.

Phổ kế gamma ATOMTEX AT6101

Phổ kế gamma đa năng có thể được sử dụng trong phịng thí nghiệm cũng như có thể
làm việc trong điều kiện bên ngồi. Chức năng chính của phổ kế là nhận dạng các loại hạt nhân

phóng xạ (tự nhiên, y tế, công nghiệp) mà không cần kết nối với máy PC. Chức năng bổ sung:
tìm kiếm, phát hiện nguồn phóng xạ và đo liều lượng.
Phổ kế gồm một bộ phận phát hiện bức xạ gamma bên ngoài và một bộ phận xử lý.

Hình 2.2. Phổ kế gamma ATOMTEX AT6101

Các bộ phận ghi đo ngoại vi có thể được kết nối với phổ kế để đo mật độ thông lượng
alpha và beta của các bề mặt bị ô nhiễm.
3.

NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1.

Thu thập số liệu

Tiến hành đo đạc giá trị suất liều tại các địa điểm cần quan tâm tại Trường Đại Học Đà
Lạt. Ghi lại các số liệu suất liều và loại vật liệu có mặt tại địa điểm lấy mẫu.
3.2.

Vẽ bản đồ suất liều Trường Đại Học Đà Lạt.
Các phần mềm được sử dụng: MAPINFO 6.0, SURFER 8.0, GOOGLE EARTH.

Vì khơng tìm được bản đồ chi tiết của Trường Đại học Đà Lạt, vì vậy chúng tơi đã tiến
hành lấy trực tiếp hình ảnh vệ tinh của Trường Đại học Đà Lạt từ google earth và dùng chức
năng đăng ký ảnh của mapinfo đánh dấu các vị trí lấy mẫu.
3.2.1. Nhập số liệu suất liều phóng xạ
Sau khi thu thập số liệu, ta cần đưa các số liệu gồm tọa độ và suất liều vào bản đồ. Tọa
độ các vị trí lấy mẫu được lấy trực tiếp từ bản đồ vệ tinh thu được trong phần mềm google
earth ta chuyển tất cả các dữ liệu đã có vào một file Excel tạo ra trong surfer (chon lệnh

new/worksheet). Trong file này, số liệu được nhập vào 3 cột: cột A là tọa độ X, cột B là tọa độ
Y và cột C là số đo suất liều.
16


HỘI NGHỊ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT NĂM 2018

3.2.2. Vẽ bản đồ nội suy

Hình 3.1. Bản đồ suất liều khuôn viên Trường Đại học Đà Lạt

Sau khi vẽ bản đồ nội suy và tạo file blank ta dùng lệnh export và chức năng đăng ký
ảnh của mapinfo ta thu được bản đồ suất liều.
3.2.4. Đưa bản đồ suất liều vào mapinfo để ghép các lớp bản đồ tạo bản đồ suất liều hồn
chỉnh

Hình 3.2. Bản đồ đường đồng mức và bản đồ màu suất liều

17


HỘI NGHỊ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT NĂM 2018

Bản đồ hoàn chỉnh bao gồm bản đồ màu suất liều, đường đồng mức suất liều, các vị trí
lấy mẫu.

Hình 3.3. Bản đồ đường đồng mức kết hợp với ảnh chụp vệ tinh

3.3.


Nhận xét về kết quả thu được

Giá trị suất liều đo được tại các vị trí lấy mẫu trong khoảng từ 0.08 µSv/hr đến 0.30
µSv/hr.
So với suất liều tương đương trung bình trên thế giới là 2 mSv/năm thì các giá trị khảo
sát là cao. So với giá trị mức phông trên thế giới trong khoảng 0.08µSv/h đến 0.15µSv/h thì đa
số các giá trị thu thập được là cao hơn so với mức phông trung bình trên thế giới hơn 2 lần. Tất
cả các địa điểm trong nhà đều có giá trị từ 0.16µSv/h đến 0.30µSv/h.
4.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Suất liều bức xạ tại khn viên Trường Đại học Đà Lạt nhìn chung cao hơn mức trung
bình của thế giới nhưng chưa ở mức đáng lo ngại.
Tuy nhiên, vì là mơi trường học tập và làm việc của sinh viên, giáo viên và nhân viên
nên yêu cầu phải ở trong phòng liên tục nhiều giờ đồng hồ. Thời gian dài có thể gây tích tụ liều
cao gây ảnh hưởng đến sức khỏe sau này.
Vì vậy, tại các khu vực có suất liều cao cần có các biện pháp nhằm làm giảm suất liều.
Nếu như để làm giảm suất liều tại các khu vực ngoài trời là khơng khả thi vì phóng xạ đến từ
các yếu tố tự nhiên địa chất không thể thay đối thì tại các khu vực phịng học, phịng làm việc
18


HỘI NGHỊ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT NĂM 2018

nên tăng cường thơng gió bằng cách lắp quạt, thiết bị thơng gió hay thường xun mở cửa để
khơng khí trong ngồi được lưu thơng dễ dàng, ngoài ra nên hạn chế sử dụng các vật liệu xây
dựng, vật liệu nội thất có tính phóng xạ cao như đá granite, thạch cao,…
Trên đây là những khảo sát sơ bộ về tình hình phơng phóng xạ mơi trường tại khuôn
viên Trường Đại học Đà Lạt, tuy nhiên cần phải có những đề tài nghiên cứu cấp cao hơn mới

có đủ cơ sở khoa học thể đưa ra kết luận và kiến nghị thích hợp và chính xác cho nhà trường.

19



×