Tải bản đầy đủ (.pdf) (31 trang)

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng quy định trong Bộ luật dân sự2015 Quy định của pháp luật về thừa kế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (411.74 KB, 31 trang )

lOMoARcPSD|9242611

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

MÔN HỌC: PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
LỚP HỌC PHẦN: PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG (121) _ 17

....
Chủ đề:
- Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng quy định trong Bộ luật dân sự
2015
- Quy định của pháp luật về thừa kế
Thành viên nhóm 10:
1. Vũ Tường Vi (nhóm trưởng) - 11216236
2. Đào Minh Anh - 11210312
3. Đào Việt Hùng - 11216656
4. Nguyễn Minh Ngọc - 11214342
5. Thền Mai Phương - 11214885
Giáo viên giảng dạy: Thầy giáo Nguyễn Hoàng Vân


lOMoARcPSD|9242611

A. Kiến thức nghiên cứu:
Câu 1: Phân tích trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
quy định trong Bộ luật dân sự 2015? Cho ví dụ minh họa?
Bài làm
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một chế định được ban hành
nhằm mục đích buộc bên có hành vi gây ra thiệt hại phải khắc phục hậu quả bằng
cách bù đắp, đền bù tổn thất về vật chất và tổn thất về tinh thần cho bên bị thiệt hại.
Chế định Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đã được quy định trong


Bộ luật dân sự 2005, tuy nhiên còn bộc lộ nhiều hạn chế khi áp dụng trong thực tiễn,
gây khó khăn cho cơng tác xét xử của Tịa án. Do đó, Bộ luật dân sự 2015 được
Quốc Hội thông qua vào ngày 24 tháng 12 năm 2015 đã có những điều chỉnh cơ bản
giúp cải thiện hơn chế định này.
I.Khái niệm chung:
Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (BTTH) là trách nhiệm dân sự do hành vi gây
ra thiệt hại phát sinh giữa các chủ thể, bên có hành vi trái pháp luật phải bồi thường
cho bên bị thiệt hại.
= > Hiểu một cách đơn giản là loại trách nhiệm bồi thường không phát sinh từ quan
hệ hợp đồng; người nào có hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự,
nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền lợi hợp pháp của người khác mà gây thiệt hại thì
phải bồi thường.
II. Phân tích cụ thể
1.Đối tượng của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng:
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng áp dụng đối với những hành vi trái
pháp luật gây thiệt hại khi xâm phạm các đối tượng của các chủ thể khác nhau. Khi
xác định chủ thể được BTTH, BLDS 2015 đã quy định theo hướng khái quát hơn,
khơng cịn chia ra trường hợp cá nhân và pháp nhân hoặc chủ thể khác như BLDS
2005 nữa. Khoản 1 Điều 584 BLDS 2015 chỉ quy định: “Người nào có hành vi xâm
phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp
pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường”. “Người khác” ở
đây có thể được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm cả cá nhân, pháp nhân hoặc chủ thể
khác và như vậy đã bao hàm được tất cả các loại chủ thể được BTTH như quy định
tại BLDS 2005 trước đây.
 Đối với cá nhân: đó là những thiệt hại phát sinh khi cá nhân đó bị xâm phạm tính
mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp
khác.
 Đối với pháp nhân và các chủ thể khác: đó là những thiệt hại phát sinh khi danh
dự, uy tín, tài sản của các chủ thể này bị xâm phạm.
Về thiệt hại: bao gồm những thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần. Trong

trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng cũng có những biện pháp trách


lOMoARcPSD|9242611

nhiệm buộc chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính cơng khai, nhưng biện pháp
chủ yếu là bồi thường bằng tiền.
2.Nguyên tắc và căn cứ xác định trách nhiệm:
2.1 Nguyên tắc bồi thường thiệt hại: (căn cứ vào Điều 585 BLDS 2015)
Theo khoản 1 Điều 585 BLDS 2015, thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ
và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường
bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, về phương thức bồi thường,
trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Trước đây, khi giải thích nguyên tắc BTTH theo Khoản 1 Điều 605 BLDS 2005, có
hai quan điểm khác nhau về bồi thường toàn bộ. Quan điểm thứ nhất cho rằng “toàn
bộ” ở đây được hiểu là toàn bộ thiệt hại xảy ra trong thực tế. Quan điểm thứ hai lại
cho rằng: “toàn bộ” ở đây là toàn bộ những thiệt hại được pháp luật quy định, có
nghĩa là nếu một thiệt hại xảy ra trong thực tế nhưng không được pháp luật quy định
thì vẫn khơng được bồi thường. Lý do của việc có 2 quan điểm như trên là vì BLDS
2005 chỉ đưa ra nguyên tắc phải bồi thường toàn bộ thiệt hại chứ không quy định rõ
là loại thiệt hại nào. Khoản 1 Điều 585 BLDS 2015 đã khắc phục điều này bằng
cách bổ sung thêm từ “thực tế” vào phía sau cụm từ “thiệt hại” để tạo thành nguyên
tắc như trên.
Người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường, nếu do lỗi vô ý gây ra thiệt
hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình. (Khoản 2 Điều
605 BLDS 2005)
Nếu như BLDS 2005 quy định chủ thể được giảm mức bồi thường là “người gây
thiệt hại” thì BLDS 2015 đã xác định là “người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt
hại”. Việc thay đổi thuật ngữ “người gây thiệt hại” thành “người chịu trách nhiệm
bồi thường thiệt hại ”, là chính xác và đầy đủ hơn, bởi lẽ theo BLDS 2015 thì người

chịu trách nhiệm BTTH khơng chỉ có người gây thiệt hại mà cịn có thể là chủ sở
hữu, người chiếm hữu tài sản có tài sản gây ra thiệt hại hoặc có thể là chủ thể khác
như cha, mẹ chịu trách nhiệm BTTH cho con chưa thành niên, pháp nhân BTTH do
người của pháp nhân gây ra v.v...
Đến BLDS 2015, đã có sự chỉnh sửa, bổ sung như sau: “Người chịu trách nhiệm bồi
thường thiệt hại khơng có lỗi hoặc lỗi vô ý”
Ở điều kiện thứ nhất (điều kiện cần) này, BLDS 2015 đã bỏ đi cụm từ “mà gây thiệt
hại” và bổ sung thêm điều kiện người chịu trách nhiệm BTTH “khơng có lỗi”. Sự
sửa đổi này là hợp lý và phù hợp với thực tiễn hơn, bởi lẽ có những trường hợp một
người phải chịu trách nhiệm BTTH nhưng thực sự họ khơng có lỗi, ví dụ như trường
hợp chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ


lOMoARcPSD|9242611

gây ra, hay trường hợp người phải bồi thường làm ô nhiễm môi trường gây thiệt hại
mà không có lỗi, v.v...
Thêm nữa, trước đây khi một người gây thiệt hại do lỗi vô ý, pháp luật đã cho phép
giảm mức bồi thường nếu hoàn cảnh kinh tế của họ gặp khó khăn, thì trong trường
hợp một người phải chịu trách nhiệm bồi thường do hành vi của người khác hay do
tài sản gây ra và họ khơng có lỗi thì cũng cần được xem xét giảm mức bồi thường.
Nói cách khác, nếu như trước đây, người gây thiệt hại do lỗi vô ý được “đối xử” tốt
hơn so với người gây thiệt hại do lỗi cố ý, thì nay người phải chịu trách nhiệm
BTTH không phải do hành vi của họ gây ra và họ cũng khơng có lỗi thì cũng cần
được đối xử tương tự như người gây thiệt hại do lỗi cố ý, như thế mới đảm bảo tính
cơng bằng cho các bên.
Thiệt hại q lớn so với khả năng kinh tế của người chịu trách nhiệm bồi thường
thiệt hại. Ở điều kiện thứ hai (điều kiện đủ) này, BLDS 2015 đã có quy định khác so
với quy định này của BLDS 2005. Cụ thể là, nếu như BLDS 2005 quy định điều
kiện thứ hai là khi“thiệt hại xảy ra quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu

dài của người gây thiệt hại” thì BLDS 2015 đã bỏ đi cụm từ “trước mắt và lâu dài”.
Như vậy, theo BLDS 2015 thì điều kiện thứ hai là “thiệt hại quá lớn so với khả năng
kinh tế” của người chịu trách nhiệm BTTH. Cách xem xét mức BTTH dựa trên khả
năng kinh tế theo quy định ở BLDS 2015, rõ ràng là hợp lý và dễ dàng hơn, bởi lẽ để
xác định được thiệt hại đó là có q lớn hay khơng ở khoảng thời gian cả “trước
mắt” lẫn “lâu dài” thực sự điều khó khăn và khó lịng chính xác.
Khi bồi thường khơng cịn phù hợp với thực tế, thì người bị thiệt hại hoặc người gây
thiệt hại có quyền u cầu tịa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay
đổi mức bồi thường.
Hiện nay, BLDS 2015 đã bổ sung nguyên tắc này vào Khoản 5 Điều 585: “Bên có
quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không
áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính
mình”.
Rõ ràng, có thể đánh giá đây là một bổ sung rất có giá trị. Việc thừa nhận trách
nhiệm phải hạn chế thiệt hại này của bên có quyền và lợi ích bị xâm phạm là hợp lý,
bởi lẽ, nếu trong khả năng của mình, bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm có thể hạn
chế thiệt hại xảy ra cho chính mình nhưng họ khơng làm, thì về mặt lý họ sẽ không
thể yêu cầu bồi thường phần thiệt hại đó. Bên cạnh đó, điểm tiến bộ khi đưa quy
định này vào BLDS 2015 là góp phần hạn chế bớt thiệt hại và xét ở góc độ kinh tế,
điều này sẽ đảm bảo lợi ích cho cả xã hội.
2.2 Căn cứ xác định trách nhiệm
Việc quy kết trách nhiệm trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
cũng sử dụng những căn cứ như trong trách nhiệm do vi phạm nghĩa vụ dân sự. Tuy


lOMoARcPSD|9242611

nhiên, trong việc xác định thiệt hại và lỗi có một số nội dung khác, bộ luật dân sự
quy định cơ cấu cho từng khoản riêng:
 Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm (Điều 589 ),

 Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm (Điều 590),
Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm (Điều 591),
 Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm (Điều 592)
 Thời hạn bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm (Điều 593).
Nếu như trong BLDS 2005, yếu tố lỗi (kể cả lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý) được sử dụng
như là căn cứ đầu tiên để xác định trách nhiệm BTTH ngồi hợp đồng thì trong
BLDS 2015, căn cứ xác định trách nhiệm BTTH đầu tiên lại là hành vi xâm phạm
của người gây thiệt hại. Theo đó, người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức
khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người
khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường. Rõ ràng, BLDS 2015 đã thay đổi quy định
theo hướng người bị thiệt hại khơng có nghĩa vụ chứng minh lỗi của bên gây thiệt
hại nữa, họ chỉ cần xác định được hành vi xâm phạm của người gây thiệt hại là đã có
thể yêu cầu bồi thường. Trách nhiệm chứng minh lỗi giờ đây sẽ thuộc về người gây
thiệt hại trong trường hợp muốn được miễn trách nhiệm BTTH (Khoản 2 Điều 585
BLDS 2015) hoặc được giảm mức bồi thường (Khoản 2, 4 Điều 586 BLDS 2015).
Sự thay đổi này, theo chúng tôi là hợp lý hơn và đã giảm bớt được gánh nặng chứng
minh cho người bị thiệt hại.
BLDS 2015 lại quy định thêm trường hợp ngoại lệ, đó là “trừ trường hợp Bộ luật
này, luật khác có liên quan quy định khác”. Đây là một quy định rất phù hợp, bởi vì
trách nhiệm BTTH ngồi hợp đồng về ngun tắc là được đặt ra cho chính chủ thể
có hành vi gây thiệt hại, nhưng có khi lại là người khác, ví dụ như Điều 586 về Năng
lực chịu trách nhiệm BTTH của cá nhân, trong trường hợp này, người gây ra thiệt
hại là con nhưng người chịu trách nhiệm bồi thường lại là cha mẹ hay người giám
hộ; Điều 598 quy định về BTTH do người thi hành công vụ gây ra, trong trường hợp
này, người gây thiệt hại là người thi hành công vụ nhưng người chịu trách nhiệm bồi
thường là cơ quan, tổ chức quản lý cán bộ, công chức hay cơ quan tiến hành tố tụng
v.v…
BLDS 2015 đã bổ sung thêm căn cứ phát sinh trách nhiệm BTTH là “tài sản gây
thiệt hại”. Cụ thể, theo Khoản 3 Điều 584 BLDS 2015, chủ sở hữu, người chiếm hữu
tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản của mình gây ra (Ví dụ

Điều 605 quy định về Bồi thường thiệt hại do nhà cửa, cơng trình xây dựng khác gây
ra: “Chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, cơng
trình xây dựng khác phải bồi thường thiệt hại do nhà cửa, cơng trình xây dựng khác
đó gây thiệt hại cho người khác...”). Đây là một sự bổ sung của BLDS 2015 được
đánh giá cao, phản ánh sát sao thực tế hơn. Bởi lẽ trên thực tế, trách nhiệm BTTH
ngồi hợp đồng cũng có thể phát sinh khi có sự kiện tài sản gây ra thiệt hại. BLDS
2015 đã khắc phục được sự thiếu rõ ràng của BLDS 2005 về trách nhiệm BTTH do
tài sản gây ra thiệt hại, tạo nên sự thống nhất trong quy định về thực tiễn áp dụng


lOMoARcPSD|9242611

pháp luật, góp phần làm ổn định và lành mạnh hóa các quan hệ pháp luật dân sự.
Ngồi ra, tại Khoản 3 Điều 584 cũng đã quy định thêm về những trường hợp loại trừ
trách nhiệm BTTH để đảm bảo tính thống nhất trong mọi trường hợp khi tài sản là
nguyên nhân gây ra thiệt hại.
= > Việc BLDS 2015 mở rộng trường hợp làm phát sinh trách nhiệm BTTH do
người khác gây ra là nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người bị thiệt hại trong
việc đạt được mục đích bồi thường. Điều mà pháp luật về BTTH ngồi hợp đồng
ln tìm cách hướng tới là tìm được một hay nhiều chủ thể có điều kiện thực hiện
trách nhiệm BTTH. Càng có nhiều người chịu trách nhiệm BTTH thì người bị thiệt
hại càng có cơ hội được bồi thường tốt hơn.
(Nguồn: luatsuphamtuananh.com)
III.Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Trường hợp được giảm mức bồi thường do thiệt hại quá lớn so với
khả năng kinh tế của người phải bồi thường
Ông H mới mua một chiếc xe hơi trị giá 4 tỷ. Ông mang chiếc xe đi bọc, lắp một
số thiết bị phụ cho xe hết 15 triệu, về đến nhà ông đỗ xe trước cổng. Một chiếc xe
tải của ông K do anh M lái, đang lưu thông trên đường, do anh M đánh lái tránh
bé N bất ngờ lao xuống đường, xe mất lái đã lao lên hè nhà ông A và đâm vào xe

ông H mới mua.
Trong trường hợp này, Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại (anh M) có
thể được giảm mức bồi thường vì có lỗi vơ ý và thiệt hại q lớn so với khả năng
kinh tế của anh. (Theo Điều 585 BLDS 2015)
Ví dụ 2:
Trường THCS X đang trong thời gian thi công, xây dựng thêm một khu nhà mới.
Để đảm bảo an toàn cho toàn bộ học sinh của trường, trường đề ra nội quy yêu
cầu tất cả học sinh không được lại gần khu vực đang thi cơng phía sau trường.
Học sinh nào vi phạm sẽ bị xử phạt theo quy định của nhà trường. Tuy nhiên,
chiều ngày 21/09/2021, sau khi tan học, sẵn tính tị mị, 2 em L và V, học sinh lớp
7H (12 tuổi) rủ nhau ở lại, trốn ra cơng trường phía sau trường nghịch ngợm. Sẵn
có bãi đá, L và V dùng đá chơi ném nhau sau đó thách nhau xem ai ném trúng quả
xồi trên cây xồi gần đó. Khơng may viên đá bay lạc, trúng vào đầu cụ D đang
đi bộ ở khu dân cư ngay sát trường học làm cụ D bị chống và ngã xuống đường.
Kết quả tuy khơng nguy hiểm đến tính mạng nhưng cụ D bị thương ở đầu, phải
khâu mất 7 mũi. Tiền viện phí, chụp X-quang, thuốc men lên đến 3 triệu đồng.
Trong trường hợp này, 2 em học sinh chưa đủ mười lăm tuổi nên theo quy định
của pháp luật, cha, mẹ của 2 em L và V sẽ chịu trách nhiệm bồi thường (Theo
Điều 586 BLDS 2015)
Ví dụ 3: Bồi thường thiệt hại do nhiều người cùng gây ra
A, B, C cùng bàn bạc, thỏa thuận hủy hoại đầm cá của D đang nuôi. A, B,C phân
công công việc cụ thể: A đi mua 20 lít thuốc trừ sâu đồng thời sau này làm nhiệm vụ


lOMoARcPSD|9242611

cảnh giới; B làm nhiệm vụ đánh lạc hướng, rủ D đi uống rượu; C thực hiện nhiệm vụ
đổ thuốc trừ sâu xuống đàm cá của D.
Trong trường hợp này, về hình thức hành vi gây thiệt hại cho D là do c đổ thuốc trừ
sâu xuống đầm cá. Tuy nhiên, hành vi của A, B và C phải bị coi là “cùng gây thiệt

hại”, do đó phát sinh trách nhiệm liên đới trong việc bồi thường thiệt hại cho D.
(theo Điều 587 Bộ luật dân sự 2015)
Ví dụ 4: Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm
Anh M và anh N rủ nhau đi nhậu, sau khi nhậu say và có bất đồng quan điểm
trong một số vấn đề, cả hai đã xảy ra mâu thuẫn sau đó do khơng làm chủ được
mình anh M đã lấy chai rượu đánh vào đầu anh N làm anh N bị thương ở đầu, với
tỷ lệ thương tích là 5%.
Trong trường hợp trên, anh M đã xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của anh N
trái pháp luật do đó, anh M phải trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho anh N. (theo
Điều 590 Bộ luật dân sự 2015)
( Nguồn: luathoangphi.vn)
Ví dụ 5: Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm
Sau buổi tiệc liên hoan 25 năm thành lập công ty, Giám đốc X có sử dụng đồ
uống có cồn nhưng vẫn tự ý lái xe về nhà. Và sau đó gây tai nạn cho chị B nhưng
chị B chỉ bị thương nặng (80% sức khỏe) và được chở đi bệnh viện ngay lấp tức.
Tuy nhiên, sau 3 tháng điều trị, chị B đã khơng qua khỏi.
Trong trường hợp đó, mọi chi phí điều trị của chị B cũng như khoản tiền bồi
thường 700 triệu đồng để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân của
chị B sẽ hoàn toàn do anh X gánh chịu ( Điều 591 BLDS 2015). Bên cạnh đó, với
tội phạm về vi phạm an tồn giao thơng gây hậu quả nghiêm trọng thì khi cơ quan
công an phát hiện ra tội phạm sẽ tiến hành khởi tố anh X.
Ví dụ 6 : Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm
Ông A sở hữu một chiếc xe máy trị giá 50 triệu đồng. Ông đỗ xe đúng quy định ở
bãi đỗ của cơng ty. Ơng B lái xe ơ tơ của mình vào bãi gửi xe, do có sử dụng rượu
khi lái xe nên vào bãi đổ xe ông B đã không làm chủ được tay lái, đâm vào xe
máy của ông A làm xe hư hỏng nặng.
Như vậy, trong trường hợp này ông B đã có hành vi xâm phạm tài sản của ơng A,
đây là hành vi trái pháp luật. Do đó, ơng B đã phát sinh trách nhiệm bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng cho ông A. (Theo Điều 589 Bộ luật dân sự 2015)
Ví dụ 7: Bồi thường thiệt hại do người dưới mười lăm tuổi, người mất năng lực

hành vi dân sự gây ra trong thời gian trường học, bệnh viện, pháp nhân khác
trực tiếp quản lý
Bạn A, 14 tuổi trốn học đi chơi, trên đường đi đâm phải cô B trên đường, cơ B có
ngã ra đường nhưng người và xe đều khơng sao chỉ có laptop hư hỏng nặng.


lOMoARcPSD|9242611

Trong trường hợp này do A đang trong thời gian tiếp quản của nhà trường nên nhà
trường phải phụ trách đền bù thiệt hại cho cô B.Tuy nhiên, căn cứ theo khoản 3 Điều
599 Bộ luật dân sự 2015 này, nếu trường mà chứng minh được mình khơng có lỗi thì
cha, mẹ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do con con chưa thành niên dưới
mười lăm tuổi gây ra. ( luatvietphong.vn)
Ví dụ 8: Bồi thường thiệt hại do người làm cơng, người học nghề gây ra
Ơng M lái xe cho một công ty taxi. Do sơ suất ông đã xảy ra va chạm với 1 chiếc xe
CRV đang đỗ trên vỉa hè. Theo Điều 589 Bộ luật dân sự 2015 ông M sẽ phải bồi
thường thiệt hại cho chủ xe CRV.
Nhưng do là người lái xe thuê cho công ty taxi, công ty sẽ đứng ra trả tiền sửa chữa
xe cho chủ xe CRV, sau đó ơng M sẽ phải hồn trả lại cho cơng ty số tiền này theo
quy định tại Điều 600 Bộ Luật Dân sự năm 2015. (luatduongggia.vn)
Ví dụ 9: Bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra
M và N vào trung tâm thương mại V chơi, vừa đi xem quầy hàng, vừa ăn bánh ngọt.
A là nhân viên bảo vệ nhắc nhở nội quy của trung tâm thương mại là khách không
được ăn uống trong các quầy hàng nhưng M và N lại lờ đi và vẫn tiếp tục ăn. Thấy
vậy A nói với B là một nhân viên bảo vệ khác. A và B xơng tới, dùng cịng tay để
cịng tay M và N , vừa đánh vừa hô trộm để khách hàng khác tưởng M và N trộm
cắp hàng hóa. M và N bị giữ lại đến tối mới được thả về, sau khi phải xin lỗi, van
xin A và B nhiều lần. Do bị đánh, cả M và N đều bị thương tích ở mặt và người.
Trong trường hợp này, việc A, B còng tay, đánh M và N, sau đó lại giữ lại trong
trung tâm nhiều giờ liền là trái pháp luật. Bảo vệ trung tâm thương mại khơng phải

là người có thẩm quyền cịng tay hay đánh người, giữ người.
A và B là nhân viên của trung tâm thương mại, gây thiệt hại khi đang thực hiện cơng
việc được giao, vì vậy, theo Điều 597 Bộ luật dân sự 2015, bồi thường thiệt hại do
người của pháp nhân gây ra, trung tâm thương mại V phải bồi thường thiệt hại cho
M và N. Sau khi đã bồi thường cho M và N, trung tâm thương mại V có quyền u
cầu A, B phải hồn trả một khoản tiền bồi thường thiệt hại. Bên cạnh đó hành vi của
A, B – bảo vệ trung tâm thương mại V đã gây ra thiệt hại đến sức khỏe, danh dự,
nhân phẩm của M và N. Vì vậy, trung tâm phải bồi thường thiệt hại về sức khỏe theo
Điều 590 Bộ luật dân sự 2015 và thiệt hại về danh dự, uy tín, nhân phẩm theo Điều
592 Bộ luật dân sự 2015.
Ví dụ 10: Bồi thường thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra:
Anh A là cảnh sát thuộc Cục Cảnh sát hình sự, được cấp trên giao nhiệm vụ điều tra
về một đường dây buôn bán ma túy. Trong q trình điều tra, do bản tính nóng nảy,
vội vàng anh A đã đột nhập vào nhà anh B để bắt giữ anh B vì nghi ngờ anh B tham
gia đường dây bn bán ma túy đó. Về phía anh B, do bất ngờ bị cảnh sát bắt giữ
nên anh B luôn lo lắng sợ sệt. Sau khi áp giải anh B về trụ sở và điều tra lại, anh A


lOMoARcPSD|9242611

nhận ra mình bắt giữ nhầm người và thả anh B đi. Dù anh B được minh oan, nhưng
hàng xóm xung quanh vẫn ln nghi ngờ và có ấn tượng xấu với anh B.
Trong trường hợp trên, anh A đã bắt giữ và xâm nhập trái phép chỗ ở của anh B,
đồng thời gây thiệt hại về sức khỏe tinh thần và uy tín, danh dự của anh B. Vì thế,
anh A sẽ phải bồi thường thiệt hại cho anh B theo Điều 590 và Điều 592 Bộ luật dân
sự 2015. Nhưng do anh A là cảnh sát hình sự (người thuộc cơ quan nhà nước) và
đang thi hành công vụ, nên Nhà nước sẽ có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho anh
B, căn cứ vào Điều 598 Bộ luật dân sự 2015. Cịn với sai phạm của mình, anh A có
thể sẽ phải chịu hình phạt do cấp trên đưa ra.


Câu 2. Phân tích quy định của pháp luật về thừa kế. Cho ví dụ minh
họa?
Bài làm
Hiến pháp năm 2013 quy định: “Mọi người có quyền sở hữu về thu nhập hợp
pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, phần vốn góp trong
doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác; Quyền sở hữu tư nhân và quyền
thừa kế được pháp luật bảo hộ”. Như vậy quyền để lại thừa kế và quyền thừa kế là
những quyền cơ bản của công dân được pháp luật ghi nhận và bảo hộ.

❖ Khái niệm:
- Thừa kế: là quan hệ xã hội về việc chuyển giao di sản của người chết cho
người sống, tài sản để lại được gọi là di sản. Thừa kế được chia thành thừa kế
theo pháp luật và thừa kế theo di chúc.
- Di sản: là một trong những cơ sở để lập di chúc và xác định các vấn đề liên
quan đến thừa kế. Điều 634 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định “Di sản bao
gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản
chung với người khác”.


lOMoARcPSD|9242611

A. QUY ĐỊNH CHUNG CỦA PHÁP LUẬT VỀ THỪA KẾ
1. Quy định về quyền thừa kế (Điều 609 BLDS 2015) : “Cá nhân có quyền
lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người
thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Người
thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc”.
➔ Khác với BLDS 2005, BLDS 2015 đã điều chỉnh và bổ sung thêm quyền của
người thừa kế “không là cá nhân”, tức người được hưởng thừa kế là pháp nhân
hay tổ chức. Theo quy định này, cá nhân là người được nhận thừa kế có quyền
hưởng di sản thừa kế theo di chúc hay theo pháp luật, còn người thừa kế là

pháp nhân hay tổ chức chỉ có thể được hưởng thừa kế theo di chúc. Và tại
Điều 610 BLDS 2015 cũng đã quy định: “Mọi cá nhân đều bình đẳng về
quyền để lại tài sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di
chúc hoặc theo pháp luật”.

2. Quy định về người thừa kế (Điều 613 BLDS 2015): “Người thừa kế là cá
nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn
sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di
sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn
tại vào thời điểm mở thừa kế”.
➔ Tại BLDS 2015 đã điều chỉnh “cơ quan, tổ chức” (của BLDS 2005) thành
“không là cá nhân” tức phạm vi của người thừa kế đã được mở rộng hơn. Có
thể là một nhóm người, một gia đình,.. chứ khơng chỉ dừng lại ở một cơ quan
hay tổ chức.
Và Điều 651 BLDS 2015 quy định người thừa kế theo pháp luật, theo đó hàng
thừa kế được quy định theo thứ tự sau đây:
- Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con
đẻ, con nuôi của người chết;
- Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị
ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông
nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;


lOMoARcPSD|9242611

- Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột,
cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người
chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cơ ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết
mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
- Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

- Những người ở hàng thừa kế chỉ được hưởng thừa kế, nếu khơng cịn ai ở
hàng thừa kế trước đó đã chết, khơng có quyền hưởng di sản, bị truất quyền
hưởng thừa kế hoặc từ chối nhận di sản.
➔ Tuy nhiên theo quy định tại Điều 621 của BLDS 2015 thì trong một số trường
hợp kể cả thừa kế theo di chúc hay theo pháp luật, thì những người sau đây
khơng có quyền được hưởng thừa kế: “Bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm
tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người
để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;
người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản; bị kết
án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế nhằm hưởng một phần
hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền được hưởng; người có
hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di
chúc, giả mạo, sửa chữa di chúc, hủy di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn
bộ di sản trái với ý muốn của người để lại di sản”. Tuy nhiên, những người có
hành vi này vẫn được hưởng di sản nếu người để lại di sản đã biết hành vi của
người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản.

3. Quy định về thời hiệu thừa kế (Điều 623 BLDS 2015):
“1. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động
sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì
di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp khơng có
người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:
a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều
236 của Bộ luật này;
b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu khơng có người chiếm hữu quy định tại điểm
a) khoản này


lOMoARcPSD|9242611


2. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc
bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
3. Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết
để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế”.
➔ Quy định trên nhằm tránh trường hợp bất cập trước đây là có nhiều tài sản
thừa kế đang bị tranh chấp nhưng do hết thời hiệu khởi kiện nên người thừa kế
tài sản không thể đăng ký quyền sở hữu. Có nhiều ngun nhân dẫn đến tình
trạng này như người thừa kế không nắm rõ các quy định của pháp luật về thời
hiệu khởi kiện chia thừa kế hoặc do sự ràng buộc về đạo lý, truyền thống mà
con cái không dám yêu cầu chia thừa kế khi cha mẹ qua đời trong thời gian
ngắn.

4. Quy định về thừa kế theo di chúc (Điều 625 BLDS 2015):
“1. Người thành niên có đủ điều kiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều
630 của Bộ luật này có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình.
2. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi được lập di chúc,
nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc".
Theo đó điều kiện để di chúc hợp pháp, tại Điều 630 BLDS 2015 đã quy
định:
“1. Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây: a) Người lập di chúc
minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép;
b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, khơng trái đạo đức
xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.
2. Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được
lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc
lập di chúc.
3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải
được người làm chứng lập thành văn bản và có cơng chứng hoặc chứng thực.

Downloaded by tran quang ()



lOMoARcPSD|9242611

4. Di chúc bằng văn bản khơng có cơng chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp
pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.
5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí
cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi
người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại,
cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người
di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được cơng chứng viên
hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của
người làm chứng”.
5. Quy định về di sản thừa kế (Điều 612 BLDS 2015) : “Di sản bao gồm tài
sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với
người khác”.
➔ Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Tài sản bao gồm bất động
sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản
hình thành trong tương lai.
➔ Ngoài ra di sản được quy định bao gồm cả các quyền tài sản như: quyền đòi
bồi thường thiệt hại, quyền đòi nợ, quyền thừa kế giá trị, quyền sử dụng nhà
thuê của nhà nước. Bên cạnh đó, di sản thừa kế không bao gồm nghĩa vụ của
người chết. Do vậy, trong trường hợp người có tài sản để lại cịn có cả nghĩa
vụ về tài sản, thì phần nghĩa vụ này sẽ được thanh toán bằng tài sản của người
chết. Phần còn lại sẽ được xác định là di sản thừa kế và được chia theo di chúc
hay quy định của pháp luật. Trong trường hợp di sản chưa được chia, thì nghĩa
vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo đúng
thỏa thuận của những người thừa kế.
➔ Trong trường hợp Nhà nước, cơ quan, tổ chức hưởng di sản theo di chúc, thì
cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế là

cá nhân.
6. Quy định về di chúc (Điều 624 BLDS 2015): “Di chúc là sự thể hiện ý chí
của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết”.

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

➔ Hình thức của di chúc phải được lập thành văn bản. Nếu không thể lập được di
chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng. Di chúc miệng chỉ được công
nhận là hợp pháp. Nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình
trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng
phải ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Sau 3 tháng, kể từ thời điểm di
chúc miệng mà người để lại di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt, thì di
chúc miệng bị hủy bỏ.
➔ Đối với trường hợp di chúc của người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi phải
được lập thành văn bản và phải được cha mẹ hoặc người giám hộ đồng ý. Di
chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải
được người làm chứng lập thành văn bản và có cơng chứng hoặc chứng thực.
➔ Tuy nhiên, một di chúc dù hình thức bằng văn bản hay bằng miệng thì chỉ
được coi là hợp pháp khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau: Người lập di chúc
đã thành niên, minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa đối, đe
dọa hoặc cưỡng ép. Nội dung di chúc không phải trái pháp luật, đạo đức xã
hội, hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật. Nếu việc lập di chúc
có người làm chứng thì người làm chứng không phải là những người sau:
Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc. Người
có quyền nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc. Người chưa thành
niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức,
làm chủ hành vi.

7. Di chúc chung của vợ chồng: BLDS 2015 không quy định di chúc chung
của vợ, chồng do chế định này trong BLDS 2005 cịn có nhiều bất cập trong
việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc chung hay khi một bên vợ hoặc
chồng chết trước, những người thừa kế hợp pháp không thể đề nghị phân chia
di sản thừa kế hoặc chia thừa kế bắt buộc...

B. THỪA KẾ THEO DI CHÚC
* Điều 624 Bộ luật dân sự 2015: Di chúc

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người
khác sau khi chết. Việc phân chia di sản như thế nào sẽ được thực hiện theo ý chí
của người để lại di chúc.
Thừa kế theo di chúc chính là thực hiện theo ý nguyện của người để lại di sản. Ý
nguyện ở đây chính là nội dung được đề cập trong di chúc.
* Điều 625 Bộ luật dân sự 2015: Người lập di chúc
1. Người thành niên có đủ điều kiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 630
của Bộ luật này có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình;
2. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi được lập di chúc, nếu
được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc
Đối với điều khoản này biết được :Người lập di chúc, là người mà theo quy định
của pháp luật có quyền lập di chúc để định đoạt khối tài sản của mình cho
những người khác cịn sống sau khi chết với ý chí hồn tồn tự nguyện. Người
lập di chúc ở đây chỉ có thể là cá nhân mà không thể là cơ quan, tổ chức. Tài
sản của cơ quan, tổ chức là tài sản chung của một chủ thể pháp lý, cá nhân
khơng có quyền định đoạt các tài sản đó. Người lập di chúc là chủ thể đầu tiên

trong quan hệ thừa kế theo di chúc, căn cứ vào năng lực chủ thể của mỗi cá
nhân trong việc nhận thức và thể hiện ý chí cũng như khả năng tạo lập được tài
sản thuộc sở hữu của mình mà pháp luật quy định hai chủ thể là người có quyền
lập di chúc để dịch chuyển tài sản của mình cho người cịn sống sau khi chết
gồm:
Một là, người thành niên có đủ điều kiện theo quy định tại điểm a khoản 1
Điều 630 của Bộ luật này có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình,
tức là người lập di chúc này là người đã thành niên và tại thời điểm lập di chúc
họ là người minh mẫn, sáng suốt, không bị lừa dối, cưỡng ép hay đe dọa. Theo
quy định tài Điều 20 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì “người thành niên là người từ
đủ 18 tuổi trở lên” và người thành niên được coi là người có năng lực hành vi
dân sự đầy đủ, trừ trường hợp người đó bị mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế
năng lực hành vi dân sự hoặc bị khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Họ
có khả năng nhận thức, thực hiện hành vi và hậu quả của hành vi, tự chịu trách
nhiệm về hành vi của mình trong việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
Hai là, người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi được lập di
chúc nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc. Quy
định này khắc phục được sự băn khoăn về việc cha, mẹ hoặc người giám hộ
đồng ý về vấn đề gì? Đồng ý về việc cho lập hay đồng ý về nội dung định đoạt

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

tài sản trong di chúc mà Điều 647 trong Bộ luật Dân sự năm 2005 chưa rõ. Quy
định này căn cứ vào Điều 21 Bộ Luật Dân sự năm 2015: “Người từ đủ mười
lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch trừ
giao dịch liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự
khác theo quy định của pháp luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng

ý”; Khoản 1 Điều 3 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định: “Người lao động là
người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao
động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động”
trong trường hợp người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì “việc giao
kết hợp đồng lao động phải được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật
của người lao động”. Những người ở độ tuổi này thường chưa nhận thức đầy đủ
của việc thực hiện hành vi cũng như hậu quả của việc lập di chúc, vì vậy pháp
luật quy định cần phải có sự kiểm soát của cha, mẹ hoặc người giám hộ.

* Điều 626 Bộ luật dân sự 2015: Quyền của người lập di chúc
Người lập di chúc có các quyền sau: (i) Chỉ định người thừa kế, truất quyền hưởng
di sản của người thừa kế; (ii) Phân định phần di sản cho tường người thừa kế;
(iii) Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng; (iv)Giao
nghĩa vụ cho người thừa kế; (v) Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di
sản, người phân chia di sản.
Đối với cá nhân người để lại tài sản, với tư cách là chủ sở hữu hợp pháp đối với
những tài sản của mình, cá nhân có quyền lập di chúc để thực hiện quyền định
đoạt tài sản của bản thân sau khi họ chết. Quyền định đoạt của người có tài sản
lập di chúc chỉ có hiệu lực khi việc định đoạt bằng di chúc thỏa mãn các điều
kiện về di chúc hợp pháp được quy định tại Điều 630 Bộ luật Dân sự. Ngoài ra,
quyền định đoạt của người lập di chúc cịn được thể hiện thơng qua việc truất
quyền hưởng di sản của người thừa kế theo pháp luật như: cha, mẹ, vợ, chồng,
con, anh, chị, em ruột, ông, bà, cháu…mà không buộc phải nêu rõ lý do. Nếu
người bị truất quyền thừa kế thì người thừa kế khơng cịn quyền hưởng di sản
theo di chúc và theo pháp luật.

* Điều 627 Bộ luật dân sự 2015: Hình thức của di chúc

Downloaded by tran quang ()



lOMoARcPSD|9242611

Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản
thì có thể di chúc bằng miệng.
Một là, đối với di chúc bằng văn bản gồm: (i) Di chúc bằng văn bản không có
người làm chứng; (ii) Di chúc bằng văn bản có người làm chứng; (iii) Di chúc
bằng văn bản có cơng chứng; (iv) Di chúc bằng văn bản có chứng thực. Ở đây,
tùy thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh mà người lập di chúc lựa chọn một trong các
loại theo quy định của pháp luật để thể hiện ý chí định đoạt tài sản của mình
trong đó. Hình thức của di chúc là phương thức biểu đạt ý chí của người lập di
chúc, là căn cứ pháp lý làm phát sinh quan hệ thừa kế theo di chúc, là chứng cứ
để bảo vệ quyền lợi cho người được chỉ định trong di chúc. Pháp luật quy định
di chúc phải được lập dưới những hình thức nhất định.
Hai là, đối với di chúc miệng, di chúc miệng (còn được gọi là chúc ngơn) là sự
bày tỏ bằng lời nói ý chí của người để lại di sản thừa kế lúc còn sống trong việc
định đoạt khối di sản của mình cho người khác sau khi chết.
Trong những trường hợp thông thường, pháp luật chỉ thừa nhận hình thức di
chúc bằng văn bản, thể hiện một cách rõ ràng ý chí của người để lại di sản, làm
cơ sở để phân định di sản thừa kế.
Theo quy định trên, di chúc miệng chỉ được cơng nhận với những điều kiện về
hình thức và thủ tục rất nghiêm ngặt, cụ thể: (i) Là người thành niên, tại thời
điểm lập di chúc hoàn toàn minh mẫn và sáng suốt, người từ 15 đến 18 tuổi
không có quyền lập di chúc miệng; (ii) Người lập di chúc chỉ có thể lập di chúc
trong trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa do bệnh tật hoặc các
nguyên nhân khác mà không thể lập di chúc bằng văn bản; (iii) Người lập di
chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm
chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc
điểm chỉ. Những người làm chứng không thuộc phạm vi cấm của Điều 632 Bộ
luật Dân sự. Trong thời hạn năm ngày kể từ ngày di chúc miệng, thể hiện ý chí

cuối cùng thì di chúc phải được cơng chứng hoặc xác thực. Trường hợp này thì
cơ quan cơng chứng hoặc Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn không thể
chứng thực nội dung di chúc vì người có thẩm quyền cơng chứng, chứng thực
khơng thể biết được ý chí của người lập di chúc. Mặt khác, cũng không thể xác
nhận chữ ký của người làm chứng, vì họ ký ngay sau khi ghi lại nội dung di
chúc miệng của người để lại di chúc. Do vậy, trường hợp này sẽ chứng thực
ngày di chúc đó được u cầu cơng chứng, chứng thực; (iv) Sau ba tháng kể từ
thời điểm di chúc miệng mà người di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di
chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ (Điều 629 Bộ luật Dân sự 2015).

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

* Điều 630 Bộ luật dân sự 2015: Di chúc hợp pháp
Di chúc được coi là hợp pháp phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Người lập di chúc sáng suốt, minh mẫn trong khi lập di chúc;
- Người lập di chúc không bị lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép;
- Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội;
- Hình thức di chúc khơng trái quy định của pháp luật;
- Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập
thành văn bản, và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý;
- Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ, phải
được người làm chứng lập thành văn bản và có cơng chứng hoặc chứng thực.
* Điều 644 Bộ luật dân sự 2015: Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung
của di chúc
1. Mặc dù việc phân chia di sản thực hiện theo ý chí của người để lại di chúc nhưng
cũng có những trường hợp thừa kế khơng phụ thuộc vào nội dung di chúc bao
gồm: Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; con thành niên mà khơng có khả

năng lao động. Họ vẫn sẽ được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của
một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật hay khi
mà họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần
di sản ít hơn hai phần ba suất đó.
Từ quy định trên có thể thấy rằng, đối với trường hợp con chưa thành niên, con
thành niên mà khơng có khả năng lao động; cha, mẹ, vợ, chồng thì dù người lập
di chúc khơng để lại di sản cho họ thì họ vẫn được hưởng phần di sản theo pháp
luật quy định. Quy định này là để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ.
➢ Ví dụ trong trường hợp người lập di chúc không để lại di sản cho họ thì họ vẫn
được hưởng phần di sản theo pháp luật quy định : Ơng A có vợ là bà B và 3
người con là C, D, đã thành niên và E chưa thành niên , di sản thừa kế của ông
là 70 triệu đồng. Trước khi qua đời, ông lập di chúc như sau: Bà B hưởng 30
triệu đồng, C và D mỗi người hưởng 10 triệu đồng, E khơng được chỉ định trong
di chúc. Ơng A chỉ định đoạt 50 triệu đồng, cịn 20 triệu khơng được ơng định
đoạt trong di chúc thì sẽ chia theo quy định của pháp luật, lúc này phần 20 triệu

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

còn lại sẽ được chia làm 4 phần, E được hưởng 5 triệu với tư cách là người được
hưởng di sản thừa kế theo pháp luật.

2. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản
theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người khơng có quyền hưởng di
sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này.”
Khoản 1 Điều 621 của Bộ luật Dân sự quy định những người không được quyền
hưởng di sản gồm:
a, Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi

ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng
danh dự, nhân phẩm của người đó:
Cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe của người để lại di sản là cố ý giết người để
lại di sản, cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người để lại
di sản. Ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản là đối xử tàn tệ
hoặc đầy đọa người để lại di sản về thể xác, tinh thần.
Xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm người để lại di sản thể hiện ở hành
vi làm nhục, sỉ nhục, bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm
xúc phạm danh dự người để lại di sản.
Khi có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe hay hành vi ngược đãi, hành hạ
hoặc xâm phạm danh dự, nhân phẩm và có bản án về hành vi đó của người có
thể được nhận di sản thì ta khơng cần xem xét mục đích của việc xâm phạm đó
có nhằm là hưởng di sản hay không mà vẫn tước quyền hưởng di sản. Tuy
nhiên, người đó chỉ bị kết án về các hành vi nêu trên nếu hành vi đó tác động tới
người để lại di sản.
Điều kiện được đặt ra trong trường hợp này là phải có một bản án có hiệu lực của
pháp luật. Vì vậy, người khơng bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc khơng bị
kết án thì sẽ khơng bị ràng buộc bởi điều này. Mặt khác, nếu một người đã bị
kết án, sau đó được xóa án tích thì vẫn khơng được quyền hưởng di sản.
b, Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản.
Nghĩa vụ nuôi dưỡng được xác định trong các trường hợp sau đây:

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

- Người có nghĩa vụ ni dưỡng và người để lại thừa kế có quan hệ cha, mẹ
- con. Pháp luật có quy định về bổn phận của con là phải chăm sóc ni dưỡng
cha mẹ trong mọi trường hợp bất luận tình trạng kinh tế, sức khỏe của cha mẹ

như thế nào. Khi con vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng cha mẹ theo quy định của
pháp luật thì khơng được hưởng di sản do cha mẹ để lại. Cha mẹ có nghĩa vụ
chăm sóc, ni dưỡng con cái khi con chưa thành niên hoặc con đã thành niên
nhưng bị tàn tật mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và
khơng có tài sản để tự ni sống mình. Nếu cha mẹ vi phạm nghĩa vụ ni
dưỡng trên của mình đối với con cái thì sẽ không được hưởng di sản của con để
lại.
- Người có nghĩa vụ ni dưỡng và người để lại thừa kế có quan hệ anh, chịem.
- Người có nghĩa vụ ni dưỡng và người để lại thừa kế có quan hệ ơng, bàcháu.
Những người có nghĩa vụ ni dưỡng nhau theo quy định tại Luật Hơn nhân và gia
đình nếu có khả năng ni dưỡng, mà khơng thực hiện ni dưỡng, làm cho
người cần được ni dưỡng lâm vào tình cảnh khó khăn, thiếu thốn, đói khổ,
hoặc nguy hiểm đến tính mạng thì khơng có quyền hưởng di sản của người đó.
c, Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm
hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng
Người thừa kế vì muốn chiếm đoạt một phần hoặc toàn bộ di sản thừa kế mà người
thừa kế khác có quyền được hưởng nên có hành vi cố ý xâm phạm tính mạng
người thừa kế khác và đã bị kết án về hành vi trên bằng một bản án có hiệu lực
của pháp luật thì người này sẽ bị tước quyền thừa kế.
Người thừa kế khác ở đây có thể hiểu theo hai hướng:
- Thứ nhất, người thừa kế cùng hàng
- Thứ hai, người thừa kế không cùng hàng. Trong trường hợp này buộc phải là
người thừa kế hàng phía trên. Vì khơng có lý do gì giết người ở hàng thừa kế
phía sau với mục đích chiếm đoạt một phần hoặc tồn bộ di sản thừa kế mà
người thừa kế đó được hưởng được.
Tuy nhiên cần phải phân biệt ba trường hợp xâm phạm đến tính mạng của người thừa
kế khác như sau:

Downloaded by tran quang ()



lOMoARcPSD|9242611

- Cố ý xâm phạm tính mạng của người thừa kế khác: giết người thừa kế khác với
mục đích chiếm đoạt một phần hoặc toàn bộ di sản mà người thừa kế đó được
hưởng.Trong trường hợp này, người thừa kế thực hiện hành vi đó sẽ khơng được
quyền hưởng di sản thừa kế

- Cố ý xâm phạm tính mạng của người thừa kế khác: giết người thừa kế khác
nhưng không phải với mục đích chiếm đoạt một phần hoặc tồn bộ di sản mà
người thừa kế đó được hưởng. Trong trường hợp này, người thừa kế thực hiện
hành vi giết người thừa kế khác không bị tước quyền hưởng di sản.

- Vô ý làm chết người thừa kế khác: Trường hợp này là lỗi vơ ý, hồn tồn khơng
thuộc trường hợp bị tước quyền thừa kế, nên người thực hiện hành vi này vẫn
có quyền hưởng di sản
Cũng giống như ở trường hợp không được quyền hưởng di sản đầu tiên, phải có
một bản án có hiệu lực của pháp luật thì người thực hiện hành vi giết người thừa
kế khác đó mới bị tước quyền thừa kế.
d, Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc
lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc
nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.
Quyền lập di chúc để định đoạt tài sản chính là quyền định đoạt tài sản của chủ sở
hữu khi còn sống. Hành vi cản trở đối với người lập di chúc là hành vi trái pháp
luật. Do vậy, người có hành vi cản trở sẽ bị tước quyền hưởng di sản do người
có di sản để lại.
Trường hợp người thừa kế có hành vi lừa dối người lập di chúc hoặc giả mạo di
chúc, sửa chữa di chúc… mà khơng nhằm mục đích hưởng một phần hoặc tồn
bộ di sản trái với ý chí của người lập di chúc thì chỉ áp dụng các biện pháp chế
tài thơng thường theo Luật dân sự như bồi thường thiệt hại, chứ khơng bị tước

quyền thừa kế theo trường hợp này.
* Ví dụ minh hoạ Thừa kế theo di chúc: Vợ chồng C và D có 200 triệu. Ơng C
để lại di chúc, trong đó để lại cho hai đứa con là E và F mỗi đứa là 50% di sản.
Khi lập di chúc ơng C hồn tồn minh mẫn, sáng suốt khơng có sự lừa dối, đe
dọa của người khác. Theo đó, ơng C có di chúc nên việc phân chia tài sản của
ông C sẽ phân theo nội dung của di chúc.

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

C. THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT
* Điều 649 Bộ luật dân sự 2015 : Thừa kế theo pháp luật
Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế (thứ nhất, thứ hai ,thứ ba), điều
kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.
* Điều 650 Bộ luật dân sự 2015 : Những trường hợp thừa kế theo pháp luật
1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau
a, Trường hợp thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp khơng có di
chúc. Đây là những trường hợp mà người để lại di sản khơng lập di chúc hoặc
có lập di chúc nhưng đã hủy di chúc (di chúc bị xé, bị đốt hoặc tuyên bố hủy bỏ
di chúc đã lập…) hoặc cá nhân đó bị chết một cách đột ngột , bất ngờ , không
thể biết trước được những sự việc sắp tới xảy ra.Trong những trường hợp này,
toàn bộ di sản của người chết để lại sẽ chia cho những người thừa kế theo quy
định của pháp luật.
b, Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp có di chúc nhưng di chúc
không hợp pháp. Di chúc không hợp pháp có thể được hiểu sơ khai nhất là di
chúc được cá nhân lập ra để phân chia di sản thừa kế sau khi cá nhân này chết,
nhưng bản di chúc này không đáp ứng được đầy đủ các điều kiện để trở thành
một bản di chúc hợp pháp theo quy định của bộ luật dân sự 2015. Di chúc được

xác định là không hợp pháp khi:
- Người lập di chúc khơng cịn sự minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc;
bản di chúc được lập ra khi người lập di chúc bị lừa dối, đe doạ và cưỡng ép;
- Nội dung của di chúc vi phạm các điều cấm của luật hoặc bản di chúc này
có nội dung trái với đạo đức xã hội; hình thức di chúc trái quy định của pháp
luật hiện hành.
Tuy nhiên, một di chúc bất hợp pháp có thể khơng có hiệu lực pháp luật ở nhiều
mức độ khác nhau. Di chúc bất hợp pháp có thể bị coi là vơ hiệu tồn bộ nhưng
cũng có thể chỉ vơ hiệu một phần nên khi giải quyết một tranh chấp về thừa kế

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

có liên quan đến di chúc phải căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, vào các điều
kiện mà di chúc đã vi phạm để xác định mức độ vô hiệu của di chúc.
c, Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người
lập di chúc ;cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc khơng cịn tồn tại
vào thời điểm mở thừa kế
d, Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà khơng có quyền
hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Người không được quyền hưởng di sản của người để lại thừa kế:
-Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi
ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng
danh dự, nhân phẩm của người đó;
-Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;
-Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm
hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền
hưởng ;


-Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc
lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc
nhằm hưởng một phần hoặc tồn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.
Trong trường hợp người thừa kế theo di chúc từ chối quyền hưởng di sản. Người
thừa kế có quyền nhận, có quyền từ chối hưởng di sản của người chết để lại.
Phần di sản liên quan đến người đã từ chối sẽ được áp dụng chia theo pháp luật
cho những người thừa kế khác. Vì thế, khi người này từ chối hưởng di sản theo
di chúc thì họ vẫn có thể hưởng thừa kế theo pháp luật. Nhưng trong trường hợp
họ đã từ chối toàn bộ quyền hưởng di sản gồm cả phần theo di chúc và cả phần
theo pháp luật thì tồn bộ phần di sản này sẽ chia theo pháp luật cho những
người thừa kế của người lập di chúc.
2. Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:
a, Thừa kế theo pháp luật được áp dụng đối với phần di sản không được định đoạt
trong di chúc. Nếu người để lại di sản chỉ định đoạt một phần di sản thì phần

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

còn lại sẽ được áp dụng chia cho những người nằm trong hàng thừa kế (trừ khi
họ là người bị người lập di chúc chỉ rõ chỉ được hưởng phần di sản theo di chúc
hoặc bị truất quyền thừa kế theo di chúc).
b, Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc mà khơng có hiệu lực pháp luật
c, Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ khơng
có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản hay chết trước hoặc chết cùng thời
điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản
theo di chúc, nhưng khơng cịn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế. Như vậy, một
người có thể vừa được hưởng di sản thừa kế theo di chúc lại vừa được hưởng di

sản thừa kế theo pháp luật nếu họ là người tồn tại vào thời điểm mở thừa kế thì
tồn bộ di sản của người lập di chúc được dịch chuyển cho những người thừa kế
theo pháp luật của người đó; Trong trường hợp chỉ có một hoặc một số người
thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc,
cơ quan, tổ chức hưởng di sản theo di chúc khơng cịn vào thời điểm mở thừa kế
thì chỉ phần di sản liên quan đến họ mới được áp dụng thừa kế theo pháp luật để
giải quyết.

* Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 : Người thừa kế theo pháp luật
Để tiến hành chia thừa kế cần xác định hàng thừa kế theo pháp luật như sau:
a, Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con
đẻ, con nuôi của người chết;
b, Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị
ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông
nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c, Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột,
cậu ruột, cơ ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người
chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cơ ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà
người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Đối với hàng thừa kế thứ nhất, gồm hai mối quan hệ:
(1) Quan hệ thừa kế giữa vợ và chồng, quan hệ thừa kế này dựa trên quan hệ
nhân thân, khi có một bên chết trước thì người cịn sống là người thừa kế di sản
của người đã chết, khi thực hiện việc thừa kế di sản giữa vợ và chồng thì có một
số vấn đề đặt ra: (i) Trong trường hợp vợ, chồng đã chia tài sản chung khi hơn
nhân cịn tồn tại mà sau đó một người chết thì người còn sống vẫn được thừa kế

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611


di sản; (ii) Trong trường hợp vợ, chồng xin ly hơn mà chưa được hoặc đã được
tịa án cho ly hơn bằng bản án hoặc quyết định chưa có hiệu lực pháp luật, nếu
một người chết thì người cịn sống vẫn được thừa kế di sản; (iii) Người đang là
vợ hoặc chồng của một người tại thời điểm người đó chết thì dù sau đó đã kết
hơn với người khác vẫn được thừa kế di sản; (iv) Trong trường hợp một người
có nhiều vợ mà tất cả các cuộc hơn nhân đó được tiến hành trước ngày
13/7/1960 ở miền Bắc (ngày cơng bố Luật Hơn nhân và Gia đình năm 1959) và
trước ngày 25/3/1977 ở miền Nam (ngày áp dụng thống nhất các văn bản pháp
luật trong nước) thì khi người chồng chết trước, tất cả các người vợ (nếu còn
sống vào thời điểm người chồng chết) đều là người thừa kế ở hàng thứ nhất của
người chồng. Ngược lại, người chồng là người thừa kế ở hàng thứ nhất của
những người vợ đã chết; (v) Đối với cán bộ, chiến sĩ đã có vợ ở miền Nam, sau
khi tập kết ra Bắc và lấy vợ ở miền Bắc và việc kết hôn sau không bị hủy bỏ
bằng một bản án có hiệu lực pháp luật thì những người vợ đó đều là người thừa
kế ở hàng thứ nhất của người chồng và ngược lại; (vi) Đối với những trường
hợp hơn nhân khơng có đăng ký kết hơn nhưng được thừa nhận là hơn nhân
thực tế thì quan hệ vợ chồng vẫn được thừa nhận và vì vậy họ là người thừa kế
theo pháp luật của nhau;
(2) Quan hệ thừa kế giữa cha mẹ và các con, một người sinh ra bao nhiêu
người con thì các con đều là con đẻ của người đó. Vì thế, người con chung hay
con riêng đều là người thừa kế ở hàng thừa kể thứ nhất của người sinh ra họ.
Ngược lại, cha mẹ của người con chung hay người con riêng đều là người thuộc
hàng thừa kế thứ nhất của mình. Đồng thời, một người đã nhận người khác làm
con ni của mình theo quy định của pháp luật là cha nuôi, mẹ ni của người
con đó. Vì thế, họ là những người thừa kế ở hàng thừa kế thứ nhất của con nuôi
và ngược lại, con nuôi là người thừa kế ở hàng thừa kế thứ nhất của cha mẹ ni
mình. Trong trường hợp bố dượng, mẹ kế chăm sóc ni dưỡng và coi các con
như các con của mình thì bố dượng được xác định là người thừa kế ở hàng thừa
kế thứ nhất để hưởng di sản của người con đó. Khi con riêng chăm sóc, ni

dưỡng và coi bố dượng, mẹ kế như bố mẹ của mình thì người con riêng được
xác định là người thừa kế ở hàng thừa kế thứ nhất để hưởng di sản của bố
dượng, mẹ kế khi họ chết.
Đối với hàng thừa kế thứ hai, gồm hai mối quan hệ:
(1) Quan hệ thừa kế giữa ơng bà và cháu. Ơng nội, bà nội, ơng ngoại, bà ngoại
là người thừa kế ở hàng thừa kế thứ hai của cháu nội, cháu ngoại của mình.
Ngược lại, các cháu nội, cháu ngoại cũng là người thừa kế ở hàng thừa kế thứ
hai của ông bà nội, ngoại. Tuy nhiên, các cháu chỉ được hưởng thừa kế ở hàng

Downloaded by tran quang ()


×