Tải bản đầy đủ (.pptx) (24 trang)

bài giảng khác - Bài giảng khác - Nông Thị Hà - Thư viện Bài giảng điện tử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (225.91 KB, 24 trang )

BÁO CÁO
BIỆN PHÁP GĨP PHẦN NẦNG CAO CHẤT LƯỢNG CƠNG TÁC CHĂM SĨC, NI DƯỠNG, GIÁO DỤC

Tên biện pháp: Biện pháp rèn kĩ năng lao động tự phục vụ cho trẻ 3- 4 tuổi

Họ và Tên: Nông Thị Hà
Chức vụ: Giáo Viên
Đơn vị công tác: Trường Mầm Non Thị Hoa


I. Thực trạng trước khi áp dụng biện pháp:
1. Thuận lợi:
Trường Mầm non Thị Hoa được sự quan tâm của phịng giáo dục huyện Hạ Lang, chính quyền địa
phương ln quan tâm, chỉ đạo sát sao đến các nội chăm sóc, ni dưỡng giáo dục, sự an tồn cho trẻ. Cơ sở
vật chất trang thiết bị nhà trường đầy đủ phịng nhóm lớp với diện tích theo quy định.


Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm, chỉ đạo sát sao trong chuyên môn cũng như công tác chăm sóc
ni dưỡng, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên thực hiện tốt cơng việc của mình như: Bồi dưỡng về chuyên
môn nhgiệp vụ, đặc biệt các hoạt động bồi dưỡng kiến thức về kĩ năng sống, lao động tự phục vụ phù hợp với
từng lứa tuổi tại nhóm lớp. Năm học 2020 – 2021, tôi được ban giám hiệu nhà trường phân cơng chăm sóc và
giảng dạy lớp 3 tuổi B với tổng số trẻ là 19 cháu, hầu hết các bé đã học qua lớp nhà trẻ 24 - 36 tháng tuổi, đa
số trẻ của lớp có sức khỏe tốt để tham gia vào các hoạt lứa tuổi.


2. Khó khăn:

•Ý thức lao động tự phục vụ của trẻ cịn kém, trẻ cịn trơng chờ ỷ lại vào người khác.
•Trẻ chưa biết rửa tay đúng quy trình, chưa biết rửa mặt đúng cách.
•Trẻ cịn ỷ lại khơng tự xúc cơm ăn, xúc cơm ăn cịn rơi vãi nhiều
•Trẻ chưa tự đi giầy dép, mặc quần áo.


•Trong lớp cịn một số trẻ rụt rè, nhút nhát, thiếu tự tin và khơng thích tham gia vào các hoạt động tập thể.
•Các bậc phụ nng chiều trẻ, mọi việc từ việc xúc cơm ăn đến rửa tay, mặc quần áo, đi giầy dép... đều do bố mẹ làm nên khi
đến lớp các cháu chưa có kĩ năng tự phục vụ bản thân.




Việc rèn luyện kĩ năng sống tự phục vụ bản thân ngay từ nhỏ là vô cùng cần thiết đối trẻ mầm non. Nếu các con khơng có kĩ năng
tự phục vụ bản thân, các con sẽ không thể chủ động và tự lập trong cuộc sống.



Là một giáo viên mầm non hàng ngày đang trực tiếp giáo dục, nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ, tơi nhận ra một điều thật quan trọng
trong cơng việc của mình cần phải rèn cho trẻ 3 - 4 tuổi kỹ năng lao động tự phục vụ bởi điều này vô cùng quan trọng trong đời
sống của trẻ sau này.



Để nắm được tình hình, khả năng một số hoạt động tự phục vụ cá nhân trẻ, tôi đã lên kế hoạch xây dựng các tiêu chí đánh giá tích
cực của trẻ cụ thể và kết quả thu được như sau:


Bảng khảo sát đầu năm
 

 

Nội dung đánh giá

TS trẻ


Kết quả khảo sát

Tốt

Khá

TB

Số lượng

%

SL

%

SL

%

Biết rửa tay đúng quy trình

19

0

0

5


26,3

10

53

Biết rửa mặt đúng cách

19

2

10,5

6

31,5

11

5,8

Trẻ biết tực xúc ăn, cầm thia đúng, xúc cơm không rơi vãi

19

4

21


10

52,6

5

26,3

Biết tự đi giầy dép, mặc quần áo.

19

5

26,3

8

42

6

31,5

Ý thức lao động tự phục vụ của trẻ

19

0


0

10

52,6

9

47,3


3. Biện pháp sử dụng trước đó nhưng chưa hiệu quả, nguyên nhân hạn chế của biện pháp:



Dựa trên những số liệu khảo sát, tôi thấy được số liệu trẻ tự tham gia lao động phục vụ tại lớp còn hạn
chế. Vì thế cần phải có biện pháp kịp thời để tác động đến trẻ để có được kết quả cao hơn.



Giáo viên chưa có sự hiểu biết nhiều về nội dung phải dạy trẻ lứa tuổi mầm non những kỹ năng sống cơ
bản nào, chưa đổi mới phương pháp giáo dục, chưa biết vận dụng từ những kế hoạch định hướng chung
để rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mầm non.




Nhiều phụ huynh chưa biết cách giáo dục con phù hợp. Hơn thế nữa, các bậc cha mẹ cịn ln bao bọc,
nng chiều, nơn nóng khi trẻ làm chậm, làm mãi không xong nên làm hộ trẻ khiến trẻ ỷ lại, ích kỷ,

khơng quan tâm đến người khác và các kỹ năng trong cuộc sống cịn nhiều hạn chế.




Nhận thức của một số trẻ còn chậm dẫn đến việc rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ còn thụ động.
Từ những khảo sát sơ bộ của bản thân, tôi đi sâu vào tìm tịi, nghiên cứu, ứng dụng các biện pháp,
phương pháp, giải quyết những nguyên nhân để đạt được kết quả tốt nhất cho trẻ trong phạm vi nghiên
cứu của sáng kiến.


II. Biện pháp góp phần nâng cao chất lượng cơng tác giảng dạy đã thực hiện có hiệu quả.
1. Cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn để thực hiện biện pháp:



Kỹ năng tự phục vụ là một yếu tố quan trọng có thể giúp trẻ “tăng cường tính độc lập và cảm giác về sự thành công”. Dạy cho
trẻ biết những kỹ năng tự phục vụ giúp trẻ ý thức được bản thân, đây là cơ hội tốt nhất  giúp trẻ nhanh chóng khơn lớn và
trưởng thành trong cuộc sống, trẻ sống có trách nhiệm hơn với chính mình, chính những việc làm của người lớn thường ngày
sẽ được trẻ chú ý quan sát và ghi nhớ để thực hiện lại. Tôi nghĩ rằng, khi áp dụng đề tài này, trẻ sẽ hứng thú, tích cực tham gia
các hoạt động cá nhân, hoạt động tập thể, nâng cao tính tự giác tự lập, góp phần hồn thiện nhân cách cho trẻ.




Vì vậy tơi đã chọn đề tài: “Biện pháp rèn kĩ năng lao động tự phục vụ
cho trẻ 3 - 4 tuổi B trường mầm non Thị Hoa, huyện Hạ Lang, tỉnh Cao
Bằng.

• Qúa trình thực hiện đề tài tơi ln sưu tầm hình ảnh, video, đẹp mắt

sinh động gần gũi dễ hiểu, phù hợp với lứa tuổi mầm non về những việc
làm phục vụ bản thân trẻ.


2. Tổ chức thực hiện biện pháp:




Biện pháp 1. Lựa chọn phương pháp phù hợp để rèn kỹ năng lao động tự phục vụ cho trẻ.
Biện pháp 2. Để rèn kỹ năng tự lao động tự phục vụ cho trẻ đạt hiệu quả cao tơi đã tổ chức có hiệu quả các hoạt động vệ sinh
cá nhân trẻ.






Biện pháp 3. Giáo dục lao động tự phục vụ thông qua các hoạt động đón – trả trẻ, hoạt động vui chơi.
Biện pháp 4. Rèn kỹ năng lao động tự phục vụ thơng qua tổ chức các trị chơi.
Biện pháp 5. Lồng ghép giáo dục kỹ năng lao động tự phục vụ vào trong các tiết học một cách hợp lý.
Biện pháp 6. Tuyên truyền vận động phụ huynh tham gia rèn kỹ năng lao động tự phục vụ cho trẻ.


* Trong 6 biện pháp tôi luôn sử dụng thường xuyên có hiệu quả, Tuy nhiên biện pháp 3 “Giáo dục lao động tự phục
vụ thông qua các hoạt động đón – trả trẻ, hoạt động vui chơi” mang lại hiệu qua cao hơn.
+ Đón trẻ, trả trẻ:
- Khi trẻ đến lớp nếu giáo viên gặp hình ảnh phụ huynh đang cõng hoặc bế hay mang ba lô hộ cho con, cô sẽ luôn
chủ động chào các phụ huynh lẫn trẻ, đặt câu hỏi với trẻ. Hôm nay con đi học rất là sớm, con có mệt khơng? Nếu
mẹ cõng con nhiều mẹ sẽ mệt đấy, con có thương mẹ khơng? Vì sao con lại để mẹ (ơng, bà) cõng? Con có thể tự đi

bộ đeo ba lơ cho đơi chân khỏe mạnh đấy.


Hình ảnh: Bé cất dép gọn gàng trước khi vào lớp và sau khi ra về


Cơ giải thích cho trẻ đã 3 tuổi, con đã lớn không nên để người lớn cõng hay giúp con
mang đồ của con, con hãy xem các bạn rất là ngoan có thể tự đi vào lớp được sau đó cô luôn
động viên trẻ tự cất đồ dùng cá nhân cũng như mọi hoạt đông khác trong ngày, nếu buổi
học sau con tự bước vào lớp con và mẹ sẽ rất là vui. Trong giờ trả trẻ cô động viên khen
ngợi trẻ với phụ huynh những việc làm tích cực củ trẻ trong ngày.


* Trị chuyện sáng:
- Cho trẻ thi kể những cơng việc mà trẻ đã làm ở nhà của bé, con đã làm giúp bố
mẹ những cơng việc gì? Con cảm thấy như thế nào nếu con tự biết xúc ăn cơm,
biết chải răng, giúp bố mẹ gấp quần áo? Cô khen ngợi những trẻ đã biết kể những
công việc tự phục vụ tại nhà.


* Hoạt động ngoài trời:
- Giờ vui chơi, hoạt động ngồi trời là thời điểm vơ cùng thuận lợi để cô lồng ghép giáo dục những công
việc lao động, kỹ năng sống cho trẻ thông qua các hoạt động như:
+ Trước khi ra ngồi cơ cho trẻ xếp hàng, đổi dép đi trong lớp.
+ Trẻ không chen lấn, xô đẩy đi theo hàng lối.
+ Cho trẻ lao động tập thể.
+ Cho trẻ nhặt rác, lá cây, vỏ kẹo, bim bim...
+ Cho trẻ nhổ cỏ, tưới cây, lau lá...



+ Cho trẻ quét sân, nhặt lá rụng...
+ Tổ chức các trò chơi tập thể để trẻ mạnh dạn tham gia như trị chơi: “chuyền
bóng qua đầu qua chân”, trẻ biết xếp hai hàng dọc, không chen lẫn, xô đẩy, bạn
đầu hàng chuyền bóng qua đầu, bạn sau đỡ bóng, nếu bóng rơi tự giác nhặt và
chơi lại từ đầu. Qua trò chơi rèn cho trẻ tinh thần tập thể, biết đoàn kết, chơi
xong biết cất đồ, xếp hàng về lớp, rửa tay...


Hình ảnh: Bé tự giác lao động


- Hoạt động góc:
+ Đây là hoạt động mà trẻ thể hiện sự hiểu biết và thể hiện kỹ năng của mình, vì vậy tơi ln chú ý lồng ghép giáo dục tạo nhiều
góc mở để trẻ được thể hiện hết khả năng đam mê của trẻ, từ đó quan sát và kịp thời điều chỉnh hành vi chưa tốt của trẻ, và
những việc làm tốt của trẻ.
+ Tổ chức chơi trị chơi đóng vai, trẻ biết tự giác xếp đồ, nấu ăn, phân công nhau đi chợ, biết nhặt rau, rửa bát. Ở nhiều góc khác
trẻ cũng tự giác chọn đồ chơi, xếp bàn ghế, lấy đồ dùng đúng nơi quy định, trẻ biết tự giác trong khi chơi tập thể, rèn cho trẻ tính
tự giác, mạnh dạn, biết có trách nhiệm thu dọn đồchơi của mìnhcũng như rủ các bạn cùng cất đồ chơi khi có yêu cầu của cô.


Hình ảnh: Bé cất đồ dùng gọn gàng sau khi chơi


III. Kết quả đạt được
Kết quả đạt được
Nội dung của đánh giá

TS trẻ

Tốt


Khá

SL

%

SL

%

Biết rửa tay đúng qui trình

19

15

89

4

21

Biết rửa mặt đúng cách

19

16

84,2


3

15,8

19

16

84,2

3

15,8

Biết tự đi giầy dép, mặc quần áo.

19

15

79

4

21

Ý thức lao động tự phục vụ của trẻ

19


17

89,5

2

10,5

Trẻ biết tự xúc ăn, cầm thìa đúng, xúc cơm gọn gàng khơng rơi
vãi


* Đối với phụ huynh: Hiểu rõ tầm quan trọng của việc rèn kỹ năng lao động tự phục vụ đối với trẻ
mầm non, từ đó thường xuyên phối kết hợp với giáo viên để rèn kỹ năng lao động tự phục vụ cho trẻ. Qua
khảo sát đánh giá kết quả trên trẻ cuối năm đạt cao hơn so với đầu năm rất nhiều.
* Đối với bản thân: Nắm được nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động rèn kỹ năng cho trẻ.
- Xây dựng được nhiều bài giảng sinh động về kỹ năng sống đặc biệt kỹ năng lao động tự phục vụ.


IV. Kiến nghị, đề xuất:
- Để áp dụng sáng kiến thành công hơn nữa, Giáo viên phải tổ chức tốt việc lồng ghép kỹ năng tự phục vụ bản thân cho
trẻ vào các hoạt động trong ngày của trẻ một cách hợp lý, phối kết hợp với giáo viên cùng lớp thống nhất các hình thức và
phương pháp giáo dục trẻ một cách hiệu quả nhất. Làm tốt công tác tuyên truyền tới các bậc phụ huynh cùng giáo dục trẻ.
- Trên đây là một số biện pháp rèn kĩ năng lao tự phục vụ cho trẻ 3-4 tuổi.
Trong quá trình thực hiện đề tài khơng tránh khỏi những thiếu sót. Tơi mong nhận được sự đóng góp, sửa đổi, bổ sung,
góp ý cho đề tài của tơi được hồn chỉnh hơn.


CẢM ƠN ĐÃ LẮNG NGHE




×