Valentine đơm hoa kết
trái dâu
Lớp sô-cô-la giòn tan, đắng nhẹ, thơm nồng nàn nảy sinh một phản ứng
hóa học kỳ diệu, tương hỗ với trái dâu đỏ au, mọng nước, làm thành
món quà tặng tình yêu ngọt ngào. Hạnh phúc của đôi tình nhân sẽ được
nhân đôi khi chia nhau món tráng miệng ngon và đặc biệt xinh xắn này
trong ngày lễ Valentine.
"Đơm hoa kết trái dâu" là món ăn xinh xắn và lãng mạn dành cho ngày Lễ
Tình nhân. Ảnh: Haozuo123
Nguyên liệu
- Dâu tươi, trái to tròn, chín mọng;
- Sô-cô-la đen, sô-cô-la sữa;
- Xiên tre, 2 túi bắt kem (bằng nylon).
Cách làm
- Rửa sạch dâu bằng nước muối loãng và để ráo nước. Dâu phải thật ráo
nước thì lớp sô-cô-la bọc ngoài mới có thể phẳng, đều và láng bóng.
- Dâu để nguyên trái, cắt ngắn cuống và dùng xiên tre xiên từ phần cuống
dâu lên, đầu que cắm lút qua 1/2 trái.
- Chuẩn bị nồi nước nóng dùng làm chảy sô-cô-la. Tốt nhất bạn nên chọn
loại chảo sâu lòng, đáy bằng và đổ vừa nước để tiện thao tác và dễ khống
chế nhiệt độ của nước. Nấu nước đến 40
0
C (chạm tay vào thấy ấm nóng) thì
lập tức hạ thấp lửa, đun liu riu. (1)
Lưu ý: nếu thấy nước bốc khói hay nổi bọt lăn tăn thì tuyệt đối không được
chạm tay vào!
- Cà hoặc đập bể sô-cô-la đen và sô-cô-la sữa thành những miếng vụn, riêng
biệt cho vào hai cái chén sứ hoặc tô inox. Đặt chén sô-cô-la đen vào nồi
nước, rất nhanh, nhiệt độ của nước sẽ làm sô-cô-la tan chảy. (2)
- Dùng một chiếc đũa hoặc muỗng khuấy nhẹ nhàng sô-cô-la trong chén.
Sau đó, bạn đừng tắt bếp mà tiếp tục giữ lửa liu riu, dùng muỗng múc sô-cô-
la đã tan chảy hoàn toàn rưới đều lên khắp trái dâu (chừa một đoạn phần
đuôi trái ra cho đẹp). (3)
- Lặp lại toàn bộ các thao tác trên với từng trái dâu và với sô-cô-la sữa (bọc
một nửa số dâu bằng sô-cô-la đen và một nửa bằng sô-cô-la sữa).
- Hai loại sô-cô-la tan chảy sau khi dùng xong lập tức cho vào hai túi bắt
kem riêng biệt, buộc kín để không bị đông cứng trở lại. Bạn chỉ cắt một lỗ
thật nhỏ ở đầu nhọn của túi ngay trước khi tiếp tục dùng đến để bắt các hoa
văn xinh xắn sau khi lớp sô-cô-la bọc ngoài đã đông lại.
- Sau khi hoàn tất từng công đoạn bạn nhớ cắm trái dâu vào ly chờ sô-cô-la
đông lại và định hình.
Bạn không cần giữ lạnh, chỉ cần chờ sô-cô-la đông lại là có thể ăn ngay. Cắn
một miếng dâu thật lớn và thấm thía cảm giác sung sướng khi trong miệng
tràn ngập những hương vị đáng yêu: độ giòn, mùi thơm, vị ngọt, đắng nhẹ
của sô-cô-la, đối lập nhưng lại rất hài hòa với sự mọng nước, chua chua và
thơm ngọt của quả dâu.
Lưu ý:
(1) Nếu không có nhiệt kế, có một cách khác để bạn kiểm tra nhiệt độ nước
mà không sợ bỏng là đặt lòng bàn tay cách mặt nước khoảng 7cm, cảm nhận
được hơi nóng bốc lên tức là nhiệt độ của nước đã vượt qua ngưỡng 40 –
50
0
C, xấp xỉ 70
0
C; lúc này, bạn chỉ cần châm vào một ít nước mát để hạ
nhiệt độ trong nồi xuống đúng mức yêu cầu của món ăn này là được.
Việc khống chế nhiệt độ của nước dùng làm tan chảy sô-cô-la rất quan
trọng. Nước tốt nhất phải được khống chế quanh 40
0
C, nhưng vì nhiệt độ chỉ
tác động gián tiếp vào sô-cô-la qua thành chén nên nước có thể cao đến 50
0
C
và tuyệt đối không được vượt quá ngưỡng này. Ở nhiệt độ trên 50
0
C, dầu và
nước – thành phần cơ bản trong sô-cô-la – bị tách ra dẫn đến tình trạng sô-
cô-la bị lợn cợn, bề mặt lỗ chỗ, không láng mịn.
(2) Nước trong nồi không được ngập qua miệng chén, tràn hay vấy vào sô-
cô-la bên trong chén.
(3) Nếu dùng lượng sô-cô-la nhiều, bạn có thể nhúng trực tiếp trái dâu vào
trong chén, xoay xiên que một vòng để sô-cô-la bao đều quanh khắp trái
dâu; nhưng dù dùng muỗng hay nhúng trực tiếp thì các thao tác đều phải
thực hiện thanh nhanh tay.