Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tài liệu Những thói quen giúp nhà bạn sạch hơn pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (697 KB, 6 trang )




Những thói quen giúp
nhà bạn sạch hơn
Ai cũng thích nhà mình sạch sẽ, đúng vậy, nhưng vấn đề có thể nói là
muôn thủa của hầu hết mọi người là suy nghĩ giữ nhà sạch rất là mệt,
rất là mất công và căng thẳng. Dọn nhà một trận đã thấy “phờ râu” rồi,
nhưng giữ được sự sạch đẹp ngăn nắp đó càng khó hơn nữa.
Hãy cùng quyết tâm chống lại giặc bẩn và giặc bừa bộn bằng cách diệt trừ
chúng từ trứng nước, xử lý ngay những bề bộn nhỏ trước khi chúng kịp trở
thành những thứ mà ta không muốn đụng tay vào. Dưới đây là những thói
quen đơn giản để giúp nhà bạn sạch hơn:
1. Cởi giày. Hãy cởi giày khi vào nhà, đặt một tấm thảm để chùi chân trước
khi bạn có thể tha bụi đất ở bên ngoài vào khắp các ngõ ngách ngôi nhà xinh
đẹp của mình. Và những tấm thảm chùi chân này, bạn hãy giặt rửa chúng
(cũng như lau chùi khu vực ra vào nhà) thường xuyên, không thì lợi bất cập
hại, chúng lại trở thành những ổ bụi và vi khuẩn kinh hãi thì quá tội!

Hãy cởi giày dép và chùi chân trước khi vào nhà (Ảnh: Inmagine)
2. Lau chùi tường nhà tắm sau khi tắm xong.
Nhiều khi bạn muốn vệ sinh phòng tắm nhưng rất ngại những lợn cợn bẩn
lưu cữu trên tường? Để tránh điều đó, bạn hãy tập thói quen đeo găng tay,
cầm giẻ và lau tường qua một lượt trước khi tắm, và tráng lại sau khi tắm
xong. Việc làm này sẽ ngăn ngừa cặn từ xà bông, nước bẩn bám lên tường
gây bẩn và sinh nấm mốc…
Tương tự việc chùi tường phòng tắm, bạn cũng hãy tiện tay chùi bồn rửa
hàng sáng hoặc vào buổi tối sau khi bạn đánh răng rửa mặt xong. Thói quen
này sẽ giúp bạn làm sạch tóc cũng như những thứ bẩn bẩn như những vết
kem đánh răng hoặc mascara trang điểm bị nhỏ giọt xuống trước khi chúng
khô đi và đóng thành cáu.


3. Chén bát bẩn hôm nay chớ để ngày mai. Nhiều khi bạn có thôi thúc
lười biếng, chén bát ăn xong cứ bỏ đó để đi chơi, hay để xem chương trình
TV yêu thích và sau đó… mệt quá đi ngủ luôn. Nhưng bạn có nghĩ rằng
chén bát bẩn lưu cữu qua đêm sẽ sinh ra nhiều vi khuẩn, sinh mùi khó chịu
cho căn bếp, không chỉ thế còn thu hút những kẻ không mời như chuột, gián,
ruồi nhặng… Tốt nhất, bạn hãy tập thói quen rửa sạch chén bát sau khi ăn
xong nhé!
Ngoài ra, đừng quên cọ bồn rửa ở bếp sau khi rửa bát xong. Bạn đừng ngại,
vì khi bạn đã cọ rửa hàng ngày vì việc vệ sinh không còn đáng sợ nữa đâu.
Bạn sẽ chỉ cần thêm khoảng 5 phút mỗi tối để cho chiếc bồn rửa sáng bóng
và giúp cho ngày mai được khởi đầu sảng khoái hơn! Bạn cũng đừng quên
chùi sạch các khu vực khác mà thức ăn có thể bám vào nhé, chẳng hạn như
cạnh bồn rửa, trong tủ lạnh, trong thùng rác nhà bếp…
4. Dọn tủ lạnh trước khi cất đồ vào. Trước khi dỡ các món đồ vừa đi chợ
hay siêu thị mua về, bạn hãy soát hết tủ lạnh một lượt và lấy hẳn ra những
thứ bị nhũn, bị hỏng hoặc gần quá hạn để xử lý. Sẽ mất thêm chút thời gian
mỗi khi đi chợ về nhưng thật tiết kiệm cho bạn nhiều thời gian phân loại và
dọn dẹp về sau, cũng như giải phóng không gian cho bạn cất đồ đạc mới
vào.
5. Sẵn sàng đồ nghề. Bạn hãy để một cái rổ hay hộp trong mỗi phòng tắm
và bồn rửa ở bếp để đựng những thứ như cọ, mút rửa, giẻ… Có sẵn công cụ
lao động trong tầm tay, bạn sẽ dễ hành động ngay khi trông thấy vấn đề và
trước khi nó trở nên to tát.
6. Giải quyết sớm các thể loại thư từ. Hàng ngày, hãy dành thời gian để
giải quyết các loại thư từ, hóa đơn, tờ rơi, hay các loại giấy tờ khác được gửi
đến cho mình. Phân loại ngay các loại quan trọng và các loại thư rác… đừng
để đến lúc chúng chất đống trên bàn rồi lại ngại.

Mỗi ngày, bạn có thể nhận được nhiều loại thư từ nhưng không phải tất cả
đều quan trọng, hãy phân loại ngay trước khi chúng thành "rác nhà" nhé!

(Ảnh: Inmagine)
Cũng có chút liên quan đến việc này là bạn hãy bỏ rác ngay chứ đừng thuận
đâu để “tạm” ở đó. Chẳng hạn như khi cắt mạc quần áo, hãy vứt ngay nó vào
thùng rác chứ đừng để tạm trên giường, trên bàn trang điểm hay đâu đó.
Làm ngay, vứt ngay giúp bạn giảm được nhiều căng thẳng về sau!
7. Tuy vậy, bạn cũng có thể có một ngăn kéo “rác”. Đó có thể là một
ngăn kéo tủ để tạm bỏ vào đó những thứ chưa biết xử lý thế nào, hoặc chưa
có thời gian xử lý. Tuy nhiên, cần nhớ rằng dù không giải quyết được ngay
nhưng bạn phải đặt thời hạn để định kỳ dọp dẹp chỗ “rác” này đấy!
Một thói quen nữa mà bạn cũng nên tập để giữ cho nhà mình sạch sẽ gọn
gàng là lên kế hoạch và làm việc theo kế hoạch. Thứ Bảy tổng vệ sinh phòng
tắm, Chủ nhật sắp xếp và ủi quần áo, thứ Hai giặt thảm chùi chân… chẳng
hạn thế. Bạn đã sẵn sàng tập những thói quen nhỏ mỗi ngày để nhà mình
sạch bong và thơm phức lên chưa nào?

×