Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tài liệu Dạy con đáp trả tình yêu thương cha mẹ potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.89 KB, 3 trang )

Dạy con đáp trả tình yêu thương cha mẹ
Hầu hết các ông bố, bà mẹ, nhất là các bà mẹ, luôn khẳng định
"yêu thương con cái hơn mọi thứ trên đời".
Với họ, đó là một kết luận không cần phải chứng minh. Thế nhưng,
liệu con cái có yêu thương bố mẹ không? Trước câu hỏi này, nhiều
người gật đầu hài lòng nhưng không ít người lại ngập ngừng: "Chắc
là có, nhưng thật khó hiểu những biểu hiện của bọn trẻ, sao có lúc
chúng quá vô tâm, vô tình, chẳng quan tâm gì đến bố mẹ".
Con là "sếp"
"Mẹ nhớ ngày xưa, các con bé xíu, ngồi co chân trên ghế khi mẹ lau
nhà. Giờ cũng thế, con cũng co chân khi thấy mẹ cầm giẻ lau nhà,
chỉ khác là chân của các con đã dài hơn cả chân của mẹ. Bà nội rất
vui khi các cháu nội học giỏi. Những lúc mẹ đau ốm, bà nội gần 80
tuổi lo nấu cơm, bà dứt khoát không để cháu nội hay bố của các con
vào bếp. Mẹ rất lo cho cô con gái đã ngoài 20 tuổi của mình.
Sau này, con lập gia đình, ai sẽ lo việc nội trợ trong gia đình của
con? Con tặc lưỡi: "Mẹ ơi! Xã hội phát triển, phải giải phóng cá nhân,
sẽ có đủ mọi thứ dịch vụ gia đình". Cậu con trai 15 tuổi thì ít có mặt ở
nhà, sau giờ học là lông nhông đi chơi với bạn bè. Mẹ và bố các con
đã ly thân, vì không hợp tính tình. Bố con cũng đang có người khác.
Mẹ mở một quán ăn nhỏ, bán đồ điểm tâm, để có thu nhập. Bố các
con chu cấp tiền nuôi con, với điều kiện, mẹ phải cam kết không để
các con "mó tay" vào quán ăn.
Có lần, cô bạn của mẹ đến nhà chơi, thấy mẹ đang rửa đống chén,
đã buột miệng hỏi con gái của mẹ đang ngồi xem tivi: "Sao cháu
không giúp mẹ?". Con trả lời: "Cháu không biết rửa chén. Học xong
đại học, cháu sẽ đi làm, kiếm tiền, thuê người giúp việc, để mẹ đỡ
cực". Nghe con nói thế, mẹ đỡ tủi thân, bởi chí ít thì con cũng còn
biết thương mẹ. "Con gái của mẹ phổng phao, xinh đẹp, dáng dấp
đài các, học giỏi, khác hẳn vẻ "quê quê" khắc khổ của mẹ. Nhìn thấy
con, bao cực nhọc của mẹ cũng vơi đi ". Đó là một đoạn nhật ký


của chị Ngọc An, một đại lý bảo hiểm, viết để tự an ủi mình. Chị
không tìm được hạnh phúc trong hôn nhân, nên dồn tình thương vào
các con, không đòi hỏi ở con một trách nhiệm nào. Thế nhưng, điều
đó lại khiến cho các con chị coi sự tận tụy của mẹ là chuyện đương
nhiên!
"Mua" tình cảm
Ngay từ lúc con mới biết nói, bố mẹ thường "điều tra" con: "Trong
nhà mình con yêu ai nhất?". Phần lớn các đứa trẻ chỉ tay về phía
người gần gũi với chúng, cũng là người nuông chiều trẻ nhất. Trẻ lên
ba thường thích gần bố hơn, vì đó là người ít làm phiền nó, không
bắt nó ăn, uống sữa, đi ngủ, thay quần áo như mẹ nó.
Nhưng, đến tuổi biết đòi đồ chơi, thì mẹ lại "dễ thương" hơn. Các bà
mẹ khó cưỡng lại nước mắt của con, khi con gặp lại mẹ sau một
ngày ở nhà trẻ, mẫu giáo. Trẻ nhỏ rành tất cả các loại đồ chơi,
phim vừa mới phát hành. Chúng còn biết cả những "con đường đồ
chơi", để đưa bố mẹ đến. Trẻ phá nhiều hơn chơi, mau chán, lại đòi
mua. Nhiều ông bố, bà mẹ tặc lưỡi: "Coi như con tìm hiểu, cũng học
hỏi chút ít qua đồ chơi". Chẳng có bố mẹ nào kịp dạy cho con giá trị
của món đồ chơi không chỉ ở giá tiền, mà còn ở sự hy sinh, nỗ lực
của bố mẹ.
Không ít bố mẹ còn "lợi dụng" đồ chơi để "hối lộ" trẻ, yêu cầu chúng
làm những gì mình muốn. Trẻ "đòi gì được nấy" từ cha mẹ sẽ học
được rằng đó là sự trao đổi, có điều kiện. Chúng hiểu, chúng được
bố mẹ "mua chuộc" tình cảm hơn là được bố mẹ yêu thương. Con
đường "đồ chơi" sẽ tiếp nối bằng con đường "điện thoại, xe máy ",
con cái đòi hỏi là phải được. Bà mẹ nào từ chối, dễ bị con khép vào
"tội" không thương con và chúng sẽ có cách làm cho bà ấy đau khổ.

×