Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Phân tích nguồn luật phái sinh (secondary sources) của Pháp luật Liên minh châu Âu. Đồng thời chứng minh rằng nguồn luật này chưa có tiền lệ trên thế giới, nó làm cho Pháp luật Liên minh châu Âu không hoàn toàn là Luật quốc tế và cũng không hoàn toàn là L

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (66.29 KB, 8 trang )

Nhận làm bài thuê lý luận chính trị, khoa học xã hội & nhân văn giá rẻ sinh viên
Liên hệ Zalo: 0389632001

Đề bài: Phân tích nguồn luật phái sinh (secondary sources) của Pháp luật Liên
minh châu Âu. Đồng thời chứng minh rằng nguồn luật này chưa có tiền lệ trên
thế giới, nó làm cho Pháp luật Liên minh châu Âu khơng hồn tồn là Luật quốc
tế và cũng khơng hồn toàn là Luật quốc gia.
Bài làm

MỤC LỤC


2

PHẦN I. MỞ ĐẦU
Trong số các liên minh trên thế giới, Liên minh châu Âu (tên tiếng Anh là:
European Union, viết tắt là: EU) được xem là liên minh phát triển mạnh mẽ nhất
hiện nay. Với cơ cấu tổ chức là một thực thể kinh tế, chính trị đặc thù với mức
độ liên kết chặt chẽ, Liên minh châu Âu ngày càng khẳng định vị thế và tầm
quan trọng hàng đầu về mặt chính trị và kinh tế của mình trên thế giới.
Sự phát triển vượt bậc của Liên minh châu Âu đến từ nhiều lí do, trong đó
có đến từ sự thành công trong xây dựng một hệ thống pháp luật riêng: Luật Liên
minh châu Âu. Đây là tổng thể các nguyên tắc và quy phạm pháp luật do cơ
quan có thẩm quyền của Liên minh châu Âu trực tiếp xây dựng và ban hành,
được áp dụng thống nhất đối với các thể nhân, quốc gia và các cơ quan, thiết chế
của Liên minh châu Âu. Nguồn của luật Liên minh châu Âu gồm có: Luật gốc
(primary law), luật phái sinh (secondary law) và án lệ (case law).
Nguồn luật Liên minh châu Âu là một nguồn luật chưa từng có tiền lệ trên
thế giới, nó khác biệt với các bộ luật quốc tế và luật quốc gia bởi sự xuất hiện
của nguồn luật phái sinh. Để làm rõ về nguồn luật này và chứng minh vai trị của
nó trong việc tạo ra khác biệt với các hệ thống luật khác, em lựa chọn chủ đề


“Phân tích nguồn luật phái sinh của Pháp luật Liên minh châu Âu. Đồng thời
chứng minh rằng nguồn luật này chưa có tiền lệ trên thế giới, nó làm cho Pháp
luật Liên minh châu Âu khơng hồn tồn là Luật quốc tế và cũng khơng hoàn
toàn là Luật quốc gia” làm chủ đề bài tiểu luận. 
Do hạn chế về mặt kiến thức và thời gian, có thể bài tiểu luận cịn nhiều
hạn chế, thiếu sót. Rất mong sự đóng góp, giúp đỡ của giảng viên và các bạn
sinh viên để em có thể hồn thiện bài làm hơn nữa. Em xin chân thành cảm ơn!


3

PHẦN II. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: PHÂN TÍCH NGUỒN LUẬT PHÁI SINH TRONG CẤU TRÚC
NGUỒN PHÁP LUẬT LIÊN MINH CHÂU ÂU
1.1. Tìm hiểu chung về cấu trúc nguồn pháp luật Liên minh châu Âu
Trước hết, ta có khái niệm về luật liên minh châu Âu như sau: Luật Liên
minh châu Âu là tổng thể các nguyên tắc và quy phạm pháp luật do Liên minh
châu Âu xây dựng và ban hành, có hiệu lực áp dụng thống nhất và trực tiếp đối
với các thể nhân, quốc gia thành viên và các cơ quan, thiết chế của Liên minh
châu Âu.
Liên minh châu Âu có ba nguồn luật chính, đó là: Nguồn luật gốc
(sources of pramary law), nguồn luật phái sinh (sources of secondary law) và án
lệ (case law). Trong đó thì nguồn luật phái sinh là nguồn luật chưa từng có trong
tiền lệ và làm cho pháp luật Liên minh châu Âu khơng hồn tồn là Luật quốc tế
và cũng khơng hồn tồn là Luật quốc gia.
1.2. Phân tích về nguồn luật phái sinh trong cấu trúc pháp luật Liên minh
châu Âu
Luật phái sinh là những quy định pháp luật do các thiết chế của EU ban
hành trong quá trình thực thi quyền hạn được giao. Đây là nguồn luật quan trọng
thứ hai trong hệ thống pháp luật của EU, có hiệu lực thấp hơn luật Gốc và phải

phù hợp với luật gốc. Thủ tục ban hành loại luật này được quy định cụ thể trong
luật gốc (chủ yếu là TFEU). Theo Điều 288 của TFEU, luật phái sinh được ban
hành dưới các hình thức văn bản sau: Quy định (regulation), Chỉ thị (directive),
Quyết định (decision). Ngồi ra cịn có Khuyến nghị (recommendation) và Ý
kiến (opinion). Trong đó:
- Quy định (regulation): Là văn bản có hiệu lực áp dụng bắt buộc đối với
tất cả công dân và quốc gia thành viên EU. Các quốc gia thành viên không được
quyền áp dụng không đầy đủ một quy định hoặc lựa chọn chỉ áp dụng những
quy định mà quốc gia đó chấp thuận nhằm bảo vệ lợi ích của mình.


4

Tất cả các Quy định đều có hiệu lực áp dụng trực tiếp tại các quốc gia
thành viên vì nó vừa quy định các mục tiêu cần thực hiện vừa quy định cụ thể,
rõ ràng về phương tiện để thực hiện các mục tiêu đó. Do vậy các Quy định
khơng cần phải được nội luật hóa mà nó trực tiếp xác định quyền và nghĩa vụ
đối với công dân các nước thành viên tương tự như Luật quốc gia. Các nước
thành viên và các cơ quan nhà nước, tòa án của nước đó chịu sự điều chỉnh trực
tiếp của luật Liên minh và có nghĩa vụ tuân thủ các Quy định giống như Luật
quốc gia.
Quy định là loại văn bản pháp luật chủ yếu được dùng để tổ chức những
vấn đề đã được nhất thể hóa ở mức độ cao. Hiệu lực của nó được xác định ngay
trong văn bản đó, trường hợp khơng được xác định trong văn bản thì nó sẽ có
hiệu lực kể từ ngày thứ 20 sau khi được đăng trên công báo của EU (Official
Journal of The European Union) (Điều 295 TFEU). Đây là loại văn bản giống
nhất với văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam.
- Chỉ thị (directive): Là loại công cụ pháp lý quan trọng nhất bên cạnh
Quy định, mục tiêu của Chỉ thị là nhằm tạo sự hài hịa, xóa bỏ sự mâu thuẫn và
xung đột giữa pháp luật của các quốc gia với Quy định. Nó chủ yếu được áp

dụng trong các trường hợp liên quan đến thị trường nội địa.
Chỉ thị là loại văn bản có hiệu lực bắt buộc đối với những quốc gia thành
viên được xác định trong văn bản, cho phép cơ quan có thẩm quyền của các
quốc gia thành viên được lựa chọn hình thức, cách thức áp dụng. Do đó, Chỉ thị
khơng thay thế cho luật quốc gia mà chỉ đặt ra nghĩa vụ đối với các nước thành
viên phải điều chỉnh pháp luật quốc gia mình phù hợp với các quy định của cộng
đồng. Nó khơng trực tiếp xác định quyền hay ấn định nghĩa vụ đối với công dân
Liên minh và quyền, nghĩa vụ của công dân chỉ được xác định từ các biện pháp
được cơ quan có thẩm quyền của các nước thành viên thơng qua nhằm thực hiện
nó.
Như vậy, Chỉ thị chỉ quy định các mục tiêu cần thực hiện mà không đưa ra
các phương tiện cụ thể để thực hiện mục tiêu đó. Do vậy, khơng phải tất cả các


5

chỉ thị đều có hiệu lực áp dụng trực tiếp. Chỉ có các Chỉ thị thỏa mãn các điều
kiện “cụ thể”, “rõ ràng” và “vô điều kiện” mới được áp dụng trực tiếp “theo
chiều dọc” và chỉ trong trường hợp nó khơng được chuyển hóa hoặc chuyển hóa
khơng chính xác. Đối với các Chỉ thị mà đối tượng áp dụng là tất cả các thành
viên hoặc được thông qua theo cơ chế “đồng ra quyết định” thì thời điểm có
hiệu lực được xác định giống như Quy định. Đối với các Chỉ thị cịn lại, sẽ có
hiệu lực khi được tống đạt cho các đối tượng có liên quan (Điều 297 TFEU). Chỉ
thị có nhiều điểm giống như Nghị quyết của Hội đồng nhân dân các cấp ở Việt
Nam.
- Quyết định (decision): Là văn bản được cơ quan của Liên minh sử dụng
để giải các vấn đề, trường hợp cá biệt liên quan đến quá trình EU triển khai thực
hiện các Hiệp ước, các Quy định và Chỉ thị.
Đây là loại văn bản chỉ có hiệu lực bắt buộc đối với các cá nhân, pháp
nhân, quốc gia thành viên được xác định trong đó. Khác với Chỉ thị, Quyết định

có hiệu lực trực tiếp đối với tất cả các đối tượng được chỉ định trong văn bản và
thời điểm có hiệu lực được xác định giống như thời điểm có hiệu lực của Chỉ
thị. Quyết định có nhiều điểm giống như các quyết định hành chính của Việt
Nam.
CHƯƠNG 2: CHỨNG MINH NGUỒN LUẬT PHÁI SINH CHƯA CÓ TIỀN
LỆ TRÊN THẾ GIỚI VÀ NÓ LÀM CHO PHÁP LUẬT LIÊN MINH CHÂU
ÂU KHƠNG HỒN TỒN LÀ LUẬT QUỐC TẾ VÀ CŨNG KHƠNG HOÀN
TOÀN LÀ LUẬT QUỐC GIA.
2.1. Chứng minh nguồn luật phát sinh làm cho pháp luật Liên minh châu
Âu khơng hồn tồn là Luật quốc tế và cũng khơng hồn tồn là Luật quốc
gia.
Pháp luật Liên minh châu Âu không phải là luật quốc gia. Trong cấu trúc
nguồn của luật Liên minh châu Âu, các Điều ước quốc tế được ký kết giữa các
quốc gia thành viên được coi là luật gốc, điều chỉnh tất cả các vấn đề pháp lý về


6

hoạt động của EU như mục tiêu, cơ cấu tổ chức và phương pháp thực hiện, thẩm
quyền hay hoạt động của các thiết chế EU. Dưới góc độ luật quốc tế, những điều
ước này chính là nguồn của luật tổ chức quốc tế.
Tuy nhiên, pháp luật Liên minh châu Âu cũng không phải luật quốc tế.
Trong hệ thống nguồn của pháp luật EU, ngoài các Điều ước quốc tế với vị trí là
luật gốc cịn có các loại nguồn phái sinh, do các thiết chế có thẩm quyền của
Liên minh ban hành và có giá trị pháp lý ràng buộc với các quốc gia cũng như
các thể nhân và pháp nhân, tuỳ vào loại văn bản. Bản chất của luật phái sinh
giống với các văn bản quy phạm pháp luật của quốc gia do cơ quan có thẩm
quyền của quốc gia ban hành. Sự xuất hiện của loại luật phái sinh khiến cho luật
Liên minh châu Âu không phải là luật quốc tế.
Như vậy, về bản chất, pháp luật EU không phải luật quốc tế và cũng

không phải luật quốc gia. Điều này phản ánh sự đặc thù trong tổ chức và hoạt
động của EU, vừa có sự kết hợp giữa mơ hình của các tổ chức quốc tế truyền
thống và hoạt động của một nhà nước liên bang.
Pháp luật EU chỉ điều chỉnh những lĩnh vực thuộc thẩm quyền của Liên
minh. Thứ nhất, là những lĩnh vực thuộc thẩm quyền riêng của Liên minh được
quy định tại Điều 3 TFEU, bao gồm: Liên minh thuế quan; Các quy định về
cạnh tranh điều chỉnh chức năng của thị trường nội địa; Chính sách tiền tệ đối
với các nước sử dụng đồng Euro; Bảo tồn các nguồn lợi sinh vật biển theo chính
sách nghề cá chung và Chính sách thương mại chung; Thứ hai là những lĩnh vực
có sự chia sẻ về thầm quyền giữa Liên minh và các quốc gia thành viên được
quy định tại Điều 4 TFEU, gồm: Thị trường nội địa; Các chính sách xã hội được
xác định trong Hiệp ước; Gắn kết kinh tế, xã hội và các vùng; Nông nghiệp và
nghề cá, trừ nội dung liên quan đến bảo tồn các nguồn lợi sinh vật biển; Môi
trường; Bảo vệ người tiêu dùng; Giao thông; Năng lượng; Tư pháp nội vụ và các
vấn đề an toàn liên quan đến sức khoẻ của công chúng.


7

2.2. Chứng minh nguồn luật phái sinh chưa có tiền lệ trên thế giới
Qua những phân tích trên, có thể thấy rõ ràng Luật liên minh châu Âu
khơng hồn tồn là Luật quốc gia cũng khơng hồn tồn là Luật quốc tế. Nếu là
Luật quốc gia thì các vấn đề nảy sinh trong Liên minh sẽ không được giải quyết.
Liên minh châu Âu là tổ chức quốc tế lớn, do vậy, Luật quốc gia với phạm vi tác
dụng mang tính lãnh thổ không thể áp đặt quy định của một quốc gia cho quốc
gia nào khác, điều này khiến cho việc giải quyết các vấn đề đó là rất khó. Luật
quốc tế khơng có luật phái sinh và án lệ mà để giải quyết các vấn đề nảy sinh
trên Liên minh, hai loại nguồn luật này rất quan trọng, là nguồn chính để giải
quyết vấn đề.
Như vậy, vấn đề hai hệ thống pháp luật chủ yếu và quan trọng trên thế

giới là: Luật quốc gia và Luật quốc tế chưa hề tồn tại nguồn luật phái sinh trong
hệ thống nguồn luật của mình; thay vào đó chỉ đến khi Pháp luật Liên minh châu
Âu hình thành thì nguồn luật này mới bắt đầu xuất hiện. Hay nói cách khác,
nguồn luật phái sinh chưa từng có tiền lệ trên thế giới cho tới khi Pháp luật Liên
minh châu Âu ra đời.


8

PHẦN III: KẾT LUẬN
Luật Liên minh châu Âu là tổng thể các nguyên tắc và quy phạm pháp
luật do Liên minh châu Âu xây dựng và ban hành, có hiệu quả áp dụng thống
nhất và trực tiếp đối với các quốc gia thành viên. Sự thành công về mặt kinh tế
và chính trị của Liên minh châu Âu có sự đóng góp rất lớn trong việc xây dựng
và thực hiện hệ thống luật này.
Qua những phân tích trong bài tiểu luận, chúng ta nắm được về sơ bộ cấu
trúc nguồn pháp luật Liên minh châu Âu, nâng cao kiến thức về nguồn luật phái
sinh, lí do tại sao đây là nguồn luật chưa từng có tiền lệ trên thế giới. Qua đó,
chứng minh được rằng luật Liên minh châu Âu khơng hồn tồn là Luật quốc
gia cũng khơng hồn tồn là Luật quốc tế.
PHẦN IV: DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TS. Lê Mai Anh (2019), giáo trình “Luật Quốc tế” – Trường đại học luật Hà
Nội, NXB Công an nhân dân, Hà Nội.
2. Lê Minh Tiến & Phạm Hồng Hạnh (2011), tập bài giảng “Pháp luật liên minh
châu Âu” – Trường đại học Luật Hà Nội.
3. Udo Bux (10/2021), Sources and scope of European Union law, Link:
/>



×