Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

BÀI TẬP LỚN HỌC PHẦN TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN” HỌC THUYẾT HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG TA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (310.99 KB, 20 trang )

lOMoARcPSD|9242611

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN ĐÀO TẠO TIÊN TIẾN, CHẤT LƯỢNG CAO & POHE
*****

BÀI TẬP LỚN
“HỌC PHẦN: TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN”

“HỌC THUYẾT HÌNH THÁI KINH TẾ XÃ HỘI VÀ SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG TA
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY”

Họ và tên sinh viên: Nguyễn Phương Ly
Mã sinh viên: 11213603
Lớp: POHE QTKD Thương Mại
Khoá: 63
GV hướng dẫn: TS. Nguyễn Văn Thuân


lOMoARcPSD|9242611

MỤC LỤC

Mục lục 2
Lời nói đầu 3
I. “Vấn đề lý luận về hình thái kinh tế - xã hội”

5

1. “Tổng quan về chủ nghĩa duy vật lịch sử. Học thuyết hình thái
kinh tế - xã hội là một nội dung cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch


sử”
5
2. “Sản xuất vật chất là cơ sở của sự tồn tại và phát triển xã hội”
6
3. “Biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất” 8
3.1. “Phương thức sản xuất” 8
3.2. “Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát
triển của lực lượng sản xuất” 11
4. “Biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của
xã hội”12
4.1. “Khái niệm cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của xã
hội” 12
4.2. “Quy luật về mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng
và kiến trúc thượng tầng của xã hội” 13
5. “Sự phát triển các hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình
lịch sử - tự nhiên”
14
II. “Quá trình vận dụng học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của
Đảng ta ở Việt Nam” 15
Kết luận

19

Danh mục tài liệu tham khảo 20

2


lOMoARcPSD|9242611


LỜI NÓI ĐẦU
“Chủ nghĩa duy vật lịch sử là hệ thống chủ nghĩa duy vật biện chứng của
triết học Mác - Lênin - bộ phận cấu thành của triết học Mác. Chủ nghĩa duy
vật lịch sử vận dụng sự phát triển của trình độ sản xuất từ đó giải thích sự
tiến hóa của lồi người trong xã hội. Khi có sự thay đổi của trình độ sản xuất
thì cũng xuất hiện sự thay đổi của quan hệ sản xuất, sự thay đổi của quan hệ
sản xuất dẫn đến các quan hệ xã hội phù hợp với các quan hệ sản xuất này.
Ngoài ra, các khái niệm được tạo ra bởi các mối quan hệ xã hội này cũng sẽ
thay đổi, kéo theo các thay đổi trong hệ thống luật pháp hay chính trị. Nhiều
nhà nghiên cứu lịch sử và xã hội trên thế giới đã lựa chọn chủ nghĩa duy vật
lịch sử của Mác làm phương pháp luận.”
“Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội đóng vai trị là nội dung cơ bản
của chủ nghĩa duy vật lịch sử, trở thành phương pháp luận khoa học để nhận
thức và cải tạo xã hội, chỉ ra những quy luật cơ bản của sự vận động phát
triển xã hội. Ngày nay, với những sự thay đổi to lớn và sâu sắc của thế giới,
lý luận về sự hình thành kinh tế - xã hội vẫn có khả năng giữ nguyên vẹn giá
trị thời đại và khoa học.”
“Ngày nay các chính đảng và nhà nước vẫn sử dụng học thuyết hình thái
kinh tế - xã hội trong xác định cương lĩnh của mình trong đó có đảng Cộng
Sản Việt Nam. Trên q trình q độ lên chủ nghĩa xã hội mà khơng qua chế
độ tư bản chủ nghĩa” (Mác đã chỉ ra lịch sử lồi người tất yếu trải qua các
hình thái kinh tế xã hội sau: cộng sản nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ, phong
kiến, tư bản chủ nghĩa, cộng sản chủ nghĩa. Nhưng nước ta đã bỏ qua HTKT
tư bản chủ nghĩa mà đi thẳng lên chủ nghĩa xã hội) “của Việt Nam lúc bấy
giờ, học thuyết hình thái kinh tế - xã hội là cơ sở chính của việc xác định con
đường cho sự phát triển.”
“Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng ta” (6/1991) “khẳng
định”: “Xây dựng nước ta trở thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất
và kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp
với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất

và tinh thần cao, quốc phòng an ninh vững chắc, dân giàu nước mạnh, xã hội
3


lOMoARcPSD|9242611

cơng bằng văn minh”.“Mục tiêu đó chính là sự cụ thể hóa học thuyết Mác –
Lênin về hình thái kinh thái kinh tế - xã hội.”
“Đề tài” “Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội và sự vận dụng của Đảng ta
ở Việt Nam hiện nay” “là một trong những đề tài Triết học khá phức tạp và
sâu rộng. Tuy nhiên, nó đã cho thấy Đảng và nhà nước ta vận dụng học
thuyết Mác – Lênin vào con đường phát triển như thế nào nên đây là lý do
em chọn đề tài này. Do trình độ của em cịn hạn hẹp và vốn hiểu biết cịn hạn
chế nên khơng thể tránh khỏi những thiếu sót trong q trình viết tiểu luận,
em rất mong Thầy sẽ cởi mở nhận xét và đóng góp ý kiến để em có thể rút
kinh nghiệm và có cơ hội tiếp thu kiến thức mơn Triết học Mác – Lênin.”

4


lOMoARcPSD|9242611

I. VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI
1. Tổng quan về chủ nghĩa duy vật lịch sử. Học thuyết hình thái kinh tế xã hội là một nội dung cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử
“Chủ nghĩa duy vật lịch sử là hệ thống quan điểm duy vật biện chứng về
xã hội của triết học Mác-Lênin, là kết quả của sự vận dụng phương pháp luận
của chủ nghĩa duy vật biện chứng và phép biện chứng duy vật vào việc
nghiên cứu đời sống xã hội và lịch sử nhân loại. Chủ nghĩa duy vật lịch sử là
một trong ba”“bộ phận hợp thành” của triết học Mácxit. “Chủ nghĩa duy vật
lịch sử lý giải sự “tiến hóa” của xã hội lồi người bằng việc chỉ ra sự phát

triển của trình độ sản xuất. Sự thay đổi của trình độ sản xuất khiến quan hệ
sản xuất cũng xuất hiện sự thay đổi dẫn đến những mối quan hệ xã hội thích
ứng với những quan hệ sản xuất đó cùng với những tư tưởng nảy sinh ra từ
những quan hệ xã hội đó cũng thay đổi kéo theo sự thay đổi hệ thống chính
trị và pháp lý. Trước Mác đã có những quan điểm triết học mặc dù rất có giá
trị và được Mác kế thừa thế nhưng đều có một sai lầm chung là thiếu tính
thực tiễn. Chủ nghĩa duy vật lịch sử đã lần đầu tiên trong lịch sử tư tưởng
triết học chỉ ra những quy luật, động lực phát triển xã hội một cách thực tiễn,
đúng đắn.”
“Trong tư tưởng được phát triển của xã hội, sự ra đời của chủ nghĩa duy
vật lịch sử đã tạo nên được một bước ngoặt căn bản. Trước đó, quan niệm
duy tâm về đời sống xã hội đã thống trị và có nhiều thiếu sót căn bản của xã
hội học và sử học trước Mác như: Chỉ chú ý đến các động cơ tư tưởng của
hoạt động của con người mà khơng tính đến các ngun nhân vật chất và
không quan tâm đến sự quyết định vai trò của nhân dân mà chỉ chú ý đến vai
trò của cá nhân.”
“Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội đóng vai trị là nội dung thiết yếu
của chủ nghĩa duy vật lịch sử, chỉ ra những quy luật căn bản trong sự vận
động cũng như phát triển của xã hội, là phương pháp luận khoa học để nhận
thức, cải tạo xã hội. Ngày nay thế giới chứng kiến những sự biến đổi chóng
mặt về khoa học, kéo theo đó là sự thay đổi của các hệ thống pháp lý, chính
trị nhưng lý luận hình thái kinh tế - xã hội đã và đang trong khả năng có thể
nguyên vẹn hoá giá trị khoa học và thời đại. Là cơ sở của thế giới quan,
phương pháp luận khoa học chỉ đạo các chính đảng và nhà nước XHCN vận
5


lOMoARcPSD|9242611

triển trên con đường quá độ lên CNXH mà không qua chế độ tư bản chủ

nghĩa của Việt Nam dụng sáng tạo việc xác định đường lối, cương lĩnh, chủ
trương, chính sách xây dựng CNXH; là CSKH trong sự phát hiện nay.”
“Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của Chủ nghĩa Mác – Lênin là hệ
thống các quan điểm căn bản: Sản xuất vật chất đóng vai trị là cơ sở của sự
vận động, phát triển của xã hội; biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan
hệ sản xuất; biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của xã
hội; sự phát triển các hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử - tự
nhiên. Hệ thống quan điểm lý luận khoa học này đã phản ánh bản chất và quy
luật vận động cũng như sự phát triển trong lịch sử xã hội của con người.”
2. Sản xuất vật chất là cơ sở của sự tồn tại và phát triển xã hội
“Để có khả năng tồn tại, phát triển thì bắt buộc con người phải sản xuất.
Sản xuất là cách thức tạo ra các giá trị tinh thần và vật chất đáp ứng nhu cầu
tồn tại và phát triển của con người. Sản xuất là hoạt động đặc trưng mà xã
hội lồi người khơng có giống lồi nào có được. Ví dụ, ở các lồi động vật
khác, mặc dù ong xây tổ và các hoạt động khác tạo ra giá trị vật chất, nhưng
hành vi”“làm tổ”“của ong hoàn toàn dựa trên bản năng lồi, khác với hoạt
động”“xây dựng”“địi hỏi sự sáng tạo của con người. Ph.Ăngghen từng
khẳng định”: “Theo quan điểm duy vật về lịch sử, nhân tố quyết định trong
lịch sử xét đến cùng là sự sản xuất và tái sản xuất ra đời sống hiện thực. Cả
Mác và tơi chưa bao giờ khẳng định gì hơn. Nếu như có ai xuyên tạc khiến
cho câu trên có nghĩa là chỉ có nhân tố kinh tế là nhân tố duy nhất quyết
định, thì họ đã biến câu đó thành một câu trống rỗng, vô nghĩa”.
“Sản xuất xã hội, sản xuất và tái sản xuất ra đời sống hiện thực hàm chứa
ba mặt không thể tách biệt: sản xuất tinh thần, sản xuất vật chất và sản xuất
con người. Mỗi khía cạnh có một vị trí và vai trị riêng biệt. Là nền tảng để
con người có khả năng tồn tại và phát triển trong xã hội, sản xuất vật chất xét
đến cùng quyết định sự vận động và phát triển của toàn bộ đời sống xã hội.”
“Ngoài ra, con người còn thực hiện hoạt động sản xuất tinh thần. Sản xuất
tinh thần là cách thức để sinh ra giá trị tinh thần, đáp ứng đầy đủ sự yêu cầu
tồn tại cũng như phát triển của con người trong xã hội. Bên cạnh đó, con

người cũng tự sản xuất. Sinh ra cái tơi của con người trong cá nhân và gia
đình là sinh ra và giáo dục con cái. Trong lĩnh vực xã hội là sự tăng trưởng
6


lOMoARcPSD|9242611

trong dân số và sự phát triển của con người trong tư cách là những cá thể xã
hội sinh học. Trong các loại sản xuất trên, theo em, sản xuất vật chất là loại
sản xuất quan trọng nhất trong suốt tiến trình phát triển của con người từ thời
nguyên thủy đến nay.”
“Sản xuất vật chất là suốt trình tự con người lấy công cụ lao động để tác
động gián tiếp hay trực tiếp vào tự nhiên, biến đổi hình thái vật chất của tự
nhiên, sản xuất ra của cải xã hội để con người có thể tồn tại và tiếp tục phát
triển. Ban đầu, con người hoạt động sản xuất chỉ dừng lại ở những việc rất
đơn giản như đốt lửa, hái lượm, săn bắt động vật, chặt cây, ... nhưng hiện nay
các hoạt động đó phức tạp hơn và mang nhiều tính sáng tạo hơn như sản xuất
các sản phẩm điện tử thông minh, xây dựng, xây dựng nhà ở, đường sá,…”
“Sản xuất vật chất là cơ sở của sự tồn tại và phát triển xã hội loài người.
Sản xuất vật chất được thể hiện với vai trò trực tiếp là tiền đề để sinh ra “tư
liệu sinh hoạt của con người” nhằm giúp con người có thể tồn tại và duy trì
sự phát. Nhờ có sản xuất vật chất nên con người tiền đề tạo ra giá trị thặng
dư để phân chia giai cấp từ đó nảy sinh các cấu trúc xã hội, điều mà khơng
có ở các loài khác.”
“Sản xuất vật chất là điều kiện và phương tiện bảo đảm cho con người để
có thể duy trì hoạt động tinh thần cũng như phát triển phương thức sản xuất
tinh thần trong xã hội. C.Mác chỉ rõ”: “Việc sản xuất ra những tư liệu sinh
hoạt vật chất trực tiếp... tạo ra một cơ sở từ đó mà người ta phát triển các thể
chế nhà nước, các quan điểm pháp quyền, nghệ thuật và thậm chí cả những
quan niệm tôn giáo của con người ta".“Nhờ sự sản xuất ra của cải vật chất để

duy trì sự tồn tại và phát triển của mình, con người đồng thời sáng tạo ra toản
bộ đời sống vật chất và đời sống tinh thần của xã hội với tất cả sự phong phú,
phức tạp của nó.”
“Sản xuất vật chất là điều kiện chủ yếu sáng tạo ra bản thân con người.
Nhờ hoạt động sản xuất vật chất mà con người hình thành nên ngơn ngữ,
nhận thức, tư duy, tình cảm, đạo đức, phẩm chất xã hội của con người.
Ph.Ăngghen khẳng định rằng,”“lao động đã sáng tạo ra bản thân con người”.
“Nhờ lao động sản xuất mà con người vừa tách khỏi tự nhiên, vừa hoà
nhập với tự nhiên, cải tạo tự nhiên, sáng tạo ra mọi giá trị vật chất và tinh
thần, đồng thời sáng tạo ra chính bản thân con người.”
7


lOMoARcPSD|9242611

“Là cơ sở tồn tại và phát triển của xã hội loài người, nguyên tắc vận hành
của sản xuất vật chất có ý nghĩa phương pháp luận quan trọng. Thực hiện và
cải tạo xã hội phải xuất phát từ sản xuất và đời sống, từ sản xuất vật chất xã
hội. Suy cho cùng, tinh thần không thể được dùng để giải thích đời sống tinh
thần, và sự phát triển xã hội phải bắt đầu bằng sự phát triển kinh tế - đời sống
vật chất.”
3. Biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
3.1. Phương thức sản xuất
“Ở mỗi giai đoạn lịch sử, con người đã và đang sản xuất theo một phương
thức nhất định, tức là có lối sống cách sản xuất riêng mình, đó là phương
thức sản xuất.”
“Phương thức sản xuất là cách thức con người thực hiện đồng thời sự tác
động giữa con người với tự nhiên và sự tác động giữa người với người để
sáng tạo ra của cải vật chất phục vụ nhu cầu con người và xã hội ở những
giai đoạn lịch sử nhất định.”“Người ta không thể sản xuất được nếu khơng

kết hợp với nhau theo một cách nào đó để hoạt động chung và để trao đổi
hoạt động với nhau. Muốn sản xuất được, người ta phải có những mối liên hệ
và quan hệ nhất định với nhau, và quan hệ của họ với giới tự nhiên, tức là
việc sản xuất.” (C.Mác và Ph.Ăngghen Tồn tập 1993, Nxb. Chính trị quốc
gia, Hà Nội).
3.1.1. Lực lượng sản xuất
“Lực lượng sản xuất là sự kết hợp giữa người lao động với tư liệu sản
xuất, tạo ra sức sản xuất và năng lực thực tiễn làm biến đổi các đối tượng vật
chất của giới tự nhiên theo nhu cầu nhất định của con người và xã hội. Về cấu
trúc, lực lượng sản xuất được xem xét trên cả hai mặt, đó là mặt kinh tế - kỹ
thuật (tư liệu sản xuất) và mặt kinh tế - xã hội (người lao động). Lực lượng
sản xuất chính là sự kết hợp giữa” “lao động sống” với “lao động vật hóa” tạo
ra sức sản xuất. Như vậy, lực lượng sản xuất là một hệ thống gồm các yếu tố
“người lao động” và “tư liệu sản xuất” cùng mối quan hệ (phương thức kết
hợp), tạo ra thuộc tính đặc biệt (sức sản xuất) để cải biến giới tự nhiên, sáng
tạo ra của cải vật chất theo mục đích của con người. Đây là sự thể hiện khả
năng thực tế cơ bản nhất – khả năng hoạt động sản xuất vật chất của con
người.
“Người lao động là người có tri thức, kinh nghiệm, kỹ năng lao động và
khả năng sáng tạo nhất định trong quá trình sản xuất xã hội. Đây là nguồn
8


lOMoARcPSD|9242611

lực đặc biệt cơ bản, vô tận và vô tận của sản xuất. Ngày nay, trong nền sản
xuất xã hội, tỷ trọng lao động cơ bắp ngày càng giảm, trong đó lao động trí
óc ngày càng tăng.”
“Tư liệu sản xuất là điều kiện vật chất cần thiết để tổ chức sản xuất, bao
gồm tư liệu lao động và đối tượng lao động. Đối tượng lao động là yếu tố sản

xuất vật chất mà sức lao động của con người sử dụng tư liệu lao động để nó
thích ứng với mục đích sử dụng của con người. Đối tượng lao động bao gồm
hai loại, sẵn có trong tự nhiên và đã qua chế biến (nguyên liệu thô). Tư liệu
lao động là những yếu tố sản xuất vật chất mà con người dựa vào đó để tác
động vào đối tượng lao động và biến đối tượng lao động thành sản phẩm đáp
ứng nhu cầu sản xuất của con người. Thông tin lao động bao gồm công cụ
lao động và thông tin về công việc. Tư liệu lao động là yếu tố vật chất của
sản xuất và công cụ lao động tác động lên đối tượng lao động.”
“Công cụ lao động là phương tiện con người dùng trực tiếp tác động lên
đối tượng lao động, là yếu tố vật chất” “trung gian”, truyền dẫn giữa người
lao động và đối tượng lao động. Người xưa dùng cơng cụ lao động “rìu đá”
để tác động lên đối tượng lao động “thân cây” để biến đổi chúng thành
những thanh gỗ nhỏ đáp ứng nhu cầu làm nhà. Ngày nay thì cơng cụ lao
động “rìu đá” đã biến thành “cưa máy” tác động vào đối tượng lao động
“thân cây” cũng để lấy gỗ làm nhà giống người thời tiền sử thế nhưng với
năng suất và chất lượng gỗ thu được vượt trội hơn nhiều. Thế nên C.Mác
từng khẳng định: “Những thời đại kinh tế khác nhau không phải ở chỗ chúng
sản xuất ra cái gì mà là ở chỗ chúng sản xuất bằng cách nào, với những tư
liệu lao động nào”
“Đặc trưng chủ yếu của lực lượng sản xuất là mối quan hệ giữa người lao
động và công cụ lao động. Trong lực lượng sản xuất, người lao động là nhân
tố hàng đầu giữ vai trò quyết định. Sở dĩ như vậy là vì người lao động là chủ
thể sáng tạo và sử dụng công cụ lao động. Người lao động tạo ra tư liệu sản
xuất chứ tư liệu sản xuất ko thể tạo ra người lao động được. Trình độ của tư
liệu sản xuất được quyết định bởi người lao động tạo ra chúng. Năng suất
của tư liệu sản xuất cũng được quyết định bởi người lao động sử dụng
chúng.”

9



lOMoARcPSD|9242611

“Cùng với sự phát triển của xã hội, lực lượng sản xuất cũng không ngừng
phát triển theo. Sự phát triển này thể hiện ở 2 tính chất là tính chất cá nhân và
tính chất xã hội trong sử dụng tư liệu sản xuất. Trong thời điểm hiện tại lực
lượng sản xuất có tính xã hội hóa ngày càng cao. Sự phát triển của lực lượng
sản xuất cũng được thể hiện trên khia cạnh trình độ của lực lượng sản xuất
được thể hiện ở trình độ của người lao động, cơng cụ lao động, ứng dụng lao
động vào sản xuất,...”
“Ngày nay khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, khoa học trở
thành nguyên nhân của mọi biến đổi trong lực lượng sản xuất, làm cho năng
suất không ngừng gia tăng. Khoa học cũng đã giải quyết các mâu thuẫn lực
lượng sản xuất đặt ra nó thâm nhập vào mọi yếu tố và các khâu quan trọng
của quá trình sản xuất, ngày nay khơng có q trình sản xuất nào không nhờ
đến khoa học.”
3.1.2. Quan hệ sản xuất
“Quan hệ sản xuất là tổng hợp các mối quan hệ kinh tế - vật chất giữa
người với người trong quá trình sản xuất. Quan hệ sản xuất thể hiện trong 3
khía cạnh: Quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất, quan hệ giữa người với người
trong tổ chức quản lý sản xuất, quan hệ giữa người với người trong phân
phối sản phẩm.”
“Quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất là quan hệ giữa các tập đoàn người
trong việc chiếm hữu, sử dụng các tư liệu sản xuất xã hội. Đây là quan hệ
quy định địa vị kinh tế- xã hội của các tập đồn người trong sản xuất, từ đó
quy định quan hệ quản lý và phân phối. Quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất là
quan hệ xuất phát, cơ bản, trung tâm của quan hệ sản xuất, ln có vai trị
quyết định các quan hệ khác. Bởi vì, lực lượng xã hội nào nắm phương tiện
vật chất chủ yếu của quá trình sản xuất thì sẽ quyết định việc quản lý quá
trình sản xuất và phân phối sản phẩm.”

“Quan hệ về tổ chức quản lý sản xuất là quan hệ giữa các tập đoàn người
việc tổ chức sản xuất và phân công lao động. Quan hệ này có vai trị quyết
định trực tiếp đến quy mơ, tốc độ, hiệu quả của nền sản xuất; có khả năng
đẩy nhanh hoặc kìm hãm sự phát triển của nền sản xuất xã hội. Ngày nay,
khoa học tổ chức quản lý sản xuất hiện đại có tầm quan trọng đặc biệt trong
nâng cao hiệu quả quá trình sản xuất.”
10


lOMoARcPSD|9242611

“Quan hệ về phân phối sản phẩm lao động là quan hệ giữa các tập đoàn
người trong việc phân phối sản phẩm lao động xã hội, nói lên cách thức và
quy mơ của cải vật chất mà các tập đồn người được hưởng. Quan hệ này có
vai trị đặc biệt quan trọng, kích thích trực tiếp lợi ích con người,” là “chất
xúc tác” kinh tế thúc đẩy tốc độ, nhịp điệu sản xuất, làm năng động hố tồn
bộ đời sống kinh tế xã hội. Hoặc ngược lại, nó có thể làm trì trệ, kìm hãm
quá trình sản xuất.
3.2. Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng
sản xuất
3.2.1. Vai trò quyết định của lực lượng sản xuất đối với quan hệ sản xuất
“Lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất thể hiện ở 3 khía cạnh:
Lực lượng sản xuất nào quan hệ sản xuất đó, khi lực lượng sản xuất thay đổi
thì quan hệ sản xuất cũng thay đổi, nội dung quan hệ sản xuất do lực lượng
sản xuất quyết định. Ví dụ khi lực lượng sản xuất dựa vào cơng cụ thơ sơ thì
các quan hệ sản xuất đi kèm cũng chủ yếu chỉ là quản lý nhỏ, phân tán, hình
thức phân phối chủ yếu theo hiện vật. Cịn khi lực lượng sản xuất dựa vào
công cụ lao động hiện đại thì các quan hệ sản xuất cũng lớn hơn đa dạng hơn
như sở hữu lớn, quản lý theo phong cách hiện đại, hình thức phân phối đa
dạng.”

3.2.2. Sự tác động trở lại của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất
“Quan hệ sản xuất lại tác động ngược lại lực lượng sản xuất theo 2 chiều
hướng: Nếu QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX thì sẽ tạo đà
phát triển cho LLSX, ngược lại nếu QHSX khơng phù hợp với rình độ phát
triển của LLSX thì sẽ cản trở LLSX phát triển.”
“Để xét sự phù hợp giữa QHSX và LLSX ta xét các khía cạnh sau:”
 Sự kết hợp đúng đắn giữa các yếu tố cấu thành LLSX.
 Sự kết hợp đúng đắn giữa các yếu tố cấu thành QHSX
 Sự kết hợp đúng đắn giữa LLSX với QHSX.
 Tạo điều kiện tối ưu sử dụng và kết hợp giữa lao động và TLSX.
 Tạo điều kiện hợp lý cho người lao động sáng tạo trong sản xuất và
hưởng thụ thành quả vật chất, tinh thần của lao động.

11


lOMoARcPSD|9242611

“Quy luật QHSX phù hợp với trình độ của LLSX là quy luật quyết định sự
vận động, phát triển nội tại của bản thân PTSX và là quy luật phổ biến tác
động tới tồn bộ tiến trình lịch sử nhân loại.”
3.2.3. Ý nghĩa trong đời sống xã hội
“Trong thực tiễn, muốn phát triển kinh tế trước tiên phải bắt đầu phát triển
lực lượng sản xuất trước, trước hết là phát triển lực lượng lao động và công
cụ lao động. Muốn xoá bỏ quan hệ sản xuất cũ, thiết lập quan hệ sản xuất
mới thì phải căn cứ từ trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.”
“Ở Việt Nam xây dựng kinh tế thị trường thành nhiều thành phần, xác
định cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa là nhiệm vụ trọng tâm để phát triển lực
lượng sản xuất.”


4. Biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của xã
hội
4.1. Khái niệm cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của xã hội
4.1.1. Khái niệm cơ sở hạ tầng
“Cơ sở hạ tầng là toàn bộ những quan hệ sản xuất của một xã hội trong sự
vận động hiện thực của chúng, hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội đó.”
“Cơ sở hạ tầng được hình thành một cách khách quan trong quá trình sản
xuất vật chất của xã hội. Đây là toàn bộ các quan hệ sản xuất tồn tại trên thực
tế mà trong quá trình vận động của nó hợp thành một cơ cấu kinh tế hiện
thực. Các quan hệ sản xuất là các quan hệ cơ bản, đầu tiên, chủ yếu, quyết
định mọi quan hệ xã hội khác. Ví dụ nền kinh tế Việt Nam hiện nay có 4
thành phần kinh tế là: Kinh tế tư nhân, kinh tế nhà nước, kinh tế 100% vốn
nước ngoài, kinh tế tập thể. Các quan hệ sản xuất này hợp thành cơ cấu nền
kinh tế Việt Nam.”
“Cấu trúc cơ sở hạ tầng bao gồm: quan hệ sản xuất tàn dư, quan hệ sản
xuất thống trị, quan hệ sản xuất mầm mống. Trong đó quan hệ sản xuất tàn
dư là quan hệ sản xuất của xã hội cũ, quan hệ sản xuất thống trị giữ vai trò
chủ đạo quyết định xu hướng chung của cơ sở hạ tầng, quan hệ sản xuất
mầm mống là quan hệ sản xuất của xã hội tương lai.”
4.1.2. Khái niệm kiến trúc thượng tầng

12
Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

“Kiến trúc thượng tầng là toàn bộ các quan điểm, tư tưởng xã hội với các
thiết chế xã hội tương ứng cùng những quan hệ nội tại của thượng tầng hình
thành trên một cơ sở hạ tầng nhất định.”

“Cấu trúc của kiến trúc thượng tầng bao gồm toàn bộ các quan điểm tư
tưởng về chính trị, pháp quyền, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật, triết học...
cùng những thiết chế xã hội tương ứng như nhà nước, đảng phái, giáo hội,
các đoàn thể và tổ chức xã hội khác. Các yếu tố về điểm tư tưởng và thiết chế
xã hội có quan hệ với nhau, cùng với những quan hệ nội tại trong các yếu tố
đó hợp thành kiến trúc thượng tầng của xã hội quan. Trong đó thì nhà nước là
quan trọng nhất vì nhà nước là cơ quan duy nhất có quyền ban hành pháp
luật cái mà có sự cưỡng chế các bộ phận cịn lại. Chính nhờ nhà nước mà tư
tưởng của giai cấp thống trị trở thành thống trị trong xã hội.”
4.2. Quy luật về mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc
thượng tầng của xã hội
4.2.1. Cơ sở hạ tầng quy định kiến trúc thượng tầng
“Quy luật về mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc
thượng tầng của xã hội là 1 trong 2 quy luật cơ bản của sự vận động và phát
triển lịch sử xã hội loài người. Trong mối quan hệ này cơ sở hạ tầng quyết
định kiến trúc thượng tầng. Bởi vì, quan hệ vật chất quyết định quan hệ tinh
thần; tính tất yếu kinh tế xét đến cùng tính tất yếu chính trị - xã hội. Cơ sở hạ
tầng như thế nào thì kiến trúc thượng tầng như thế, quan hệ sản xuất nào là
thống trị thì nó sẽ tạo ra một kiến trúc thượng tầng như thế, giai cấp nào mà
thống trị trong xã hội thì tồn bộ tư tưởng của giai cấp đó sẽ là tư tưởng
thống trị trong xã hội.”
“Cơ sở hạ tầng cũ mất đi, cơ sở hạ tầng mới ra đời thì kiến trúc thượng
tầng cũng mất đi để ra đời một kiến trúc thượng tầng mới. Nội dung của kiến
trúc thượng tầng do cơ sở hạ tầng quy định. Ví dụ trong xã hội tư bản, quan
hệ sở hữu là tư hữu thì kiến trúc thượng tầng là nhà nước tư sản ban hành
pháp luật bảo vệ chế độ tư hữu, khi xã hội tư hữu chuyển sang thành công
hữu, nhà nước tư sản thành nhà nước xã hội chủ nghĩa ban hành pháp luật
bảo vệ chế độ công hữu.”
4.2.2. Sự tác động trở lại của kiến trúc thượng tầng với cơ sở hạ tầng


13
Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

“Kiến trúc thượng tầng là sự phản ánh cơ sở hạ tầng, do cơ sở hạ tầng
quyết định nhưng có sự tác động trở lại rất lớn đối với kiến trúc thượng
tầng.”
“Kiến trúc thượng tầng hoàn thiện, củng cố cũng như bảo vệ cơ sở hạ tầng
sinh ra nó. Suy cho cùng vẫn là bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị, ngăn
chặn cơ sở hạ tầng mới, xóa bỏ tàn dư của cơ sở hạ tầng cũ. Từ đó có những
định hướng để tổ chức cũng như xây dựng chế độ kinh tế.”
“Nếu kiến trúc thượng tầng tác động đến cơ sở hạ tầng cùng chiều với quy
luật kinh tế thì sẽ thúc đẩy xã hội ngày càng phát triển hoặc ngược lại. Kiến
trúc thượng tầng chính trị có vai trị lớn nhất do nó phản ánh trực tiếp cơ sở
hạ tầng, là biểu hiện tập trung của kinh tế.”
4.2.3. Ý nghĩa trong đời sống xã hội của mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở
hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của xã hội
“Trong nhận thức và thực tế, nếu tách biệt hoặc tuyệt đối hoá yếu tố nào
giữa kinh tế và chính trị đều là một sự sai lầm. Nếu hạ thấp hoặc phủ định
vai trò của kinh tế hay tuyệt đối hố về chính trị sẽ dãn đến duy ý chí, duy
tâm, chủ quan và dẫn đến sự thất bại.”
“Trong thời kỳ đổi mới đất nước, Đảng Cộng sản Việt Nam đã rất quan
tâm đến nhận thức và vận dụng quy luật này, chủ trương đổi mới hồn tồn
cả về kinh tế lẫn chính trị. Trong đó, trung tâm là đổi mới về kinh tế đồng
thời là chính trị để giải quyết tốt các mối quan hệ đổi mới – ổn định – phát
triển, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa bằng những hình thức và từng
bước thận trọng vững chắc.”


5. Sự phát triển các hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình
lịch sử - tự nhiên
5.1. Phạm trù hình thái kinh tế - xã hội
“Hình thái kinh tế - xã hội là một phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử,
dùng để chỉ xã hội ở từng giai đoạn lịch sử nhất định, với một kiểu QHSX
đặc trưng cho xã hội đó, phù hợp với một trình độ nhất định của LLSX và
với một KTTT tương ứng được xây dựng trên kiểu QHSX đó.”
“Phạm trù hình thái kinh tế - xã hội chỉ ra kết cấu xã hội trong mỗi giai
đoạn lịch sử nhất định bao gồm ba yếu tố cơ bản, phổ biến: Lực lượng sản
xuất, quan hệ sản xuất (cơ sở hạ tầng), kiến trúc thượng tầng.”
14
Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

“Lực lượng sản xuất là nền tảng vật chất của xã hội, tiêu chuẩn khách quan
để phân biệt các thời đại kinh tế khác nhau, yếu tố xét đến cùng quyết định
sự vận động, phát triển của hình thái kinh tế - xã hội.”
“Quan hệ sản xuất là quan hệ khách quan, cơ bản, chi phối và quyết định
mọi quan hệ xã hội, đồng thời là tiêu chuẩn quan trọng nhất để phân biệt bản
chất các chế độ xã hội khác nhau.”
“Kiến trúc thượng tầng là sự thể hiện các mối quan hệ giữa người với người
trong lĩnh vực tinh thần, tiêu biểu cho bộ mặt tinh thần của đời sống xã hội.
5.2. Tiến trình lịch sử - tự nhiên của xã hội loài người.”
“Lịch sử xã hội loài người đã và đang trải qua 5 hình thái kinh tế xã hội:
Cộng sản nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa và
hiện tại là đang tiến lên chủ nghĩa xã hội. Sự phát triển này là một quá trình
lịch sử tự nhiên do các lý do sau:”
 “Sự vận động và phát triển của xã hội tuân theo các quy luật khách quan,

Nguồn gốc của mọi sự vận động và phát triển của xã hội đều có nguyên
nhân trực tiếp hay gián tiếp từ sự phát triển của LLSX xã hội.”
 “Quá trình phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội cịn chịu sự tác
động của các nhân tố chủ quan khác nên xu hướng chung của các HTKT
– XH là sự phát triển từ thấp lên cao. Nhưng sự phát triển đó được diễn ra
bằng nhiều cách.”
 “Điều kiện lịch sử của mỗi quốc gia khác nhau (nhân tố khách quan và
chủ quan)”
II. QUÁ TRÌNH VẬN DỤNG HỌC THUYẾT HÌNH THÁI KINH
TẾ - XÃ HỘI CỦA ĐẢNG TA Ở VIỆT NAM
1. Các nội dung đã lựa chọn
1.1. Lựa chọn con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản
chủ nghĩa
“Theo Ăngghen, các nước lạc hậu, tiền tư bản chủ nghĩa đều có thể đi lên
chủ nghĩa xã bằng những con đường phát triển bỏ qua tư bản chủ nghĩa.
Muốn làm được điều đó thì cách mạng vơ sản phải thành công, nhân dân lao
động dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản đã tiến hành cách mạng giành
được chính quyền từ tay giai cấp thống trị và các nước đó đã giành được sự
giúp đỡ từ các nước phương Tây. Hơn thế nữa, lý luận của chủ nghĩa Mác về
15
Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

hình thái kinh tế - xã hội đã khẳng định: các quốc gia, dân tộc có thể phát
triển tuần tự theo những bước quá độ của các hình thái kinh tế - xã hội nối
tiếp nhau từ cộng sản nguyên thủy đến cộng sản chủ nghĩa, song căn cứ vào
điều kiện lịch sự cụ thể mà các quốc gia có thể bỏ qua một hay một vài hình
thái kinh tế - xã hội.”

“Theo Lênin, có 2 hình thức q độ; quá độ trực tiếp và quá độ gián tiếp.
Lê-nin cho rằng những nước mà chủ nghĩa tư bản đã phát triển thì có thể đi
lên chủ nghĩa xã hội bằng quá độ trực tiếp. Ngược lại, những nước lạc hậu có
thể đi lên chủ nghĩa xã hội bằng quá độ gián tiếp. Thực chất đó là sự bỏ qua
tư bản chủ nghĩa tiến thẳng lên con đường xã hội chủ nghĩa.”
“Đảng ta khẳng định sau khi Việt Nam tiến hành công cuộc cách mạng xã
hội chủ nghĩa, xây dựng chủ nghĩa xã hội từ một nước tiến từ bản chủ nghĩa
bỏ qua chủ nghĩa tư bản sự lựa chọn trên 2 căn cứ sau đây:”
 “Một là, chỉ có CNXH mới giải phóng được nhân dân lao động
thốt khỏi áp bức, bóc lột bất cơng đem lại cuộc sống ấm lo hạnh phúc
cho nhân dân.”
 “Hai là, thắng lợi của cuộc cách mạng thắng lợi Nga năm 1971 đã mở ra
một thời đại mới, tạo khả năng thực hiện cho các dân tộc lạc hậu tiến lên
con đường CNXH.”
“Sự lựa chọn ấy khơng mâu thuẫn với q trình phát triển lịch sử tự
nhiên của XHCN, khơng mâu thuẫn với hình thái kinh tế xã hội của chủ
nghĩa Mác Lê-nin. Trong điều kiện cụ thể sự lựa chọn ấy chính là sự lựa
chọn con đường rút ngắn bỏ qua chế độ TBCN.”
“Con đường CNXH cho phép chúng ta có thể phát triển nhanh lực lượng
sản xuất theo hướng ngày càng hiện đại, giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã
hội phát triển xã hội theo chiều hướng tiến bộ vừa có thể tránh cho xã hội và
nhân dân lao động phải trả giá cho các vấn đề của xã hội tư bản mà trước hết
là chế độ người bóc lột người, là quan hệ bất bình đẳng người với người…”
“Từ tất cả những lí do trên, nước ta đã lựa chọn con đường tiến lên chủ
nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa. Nước ta quá độ lên chủ nghĩa
xã hội trong điều kiện hết sức khó khăn, thử thách.”
“Dân số trên 80% sống bằng nông nghiệp, cơ sở vật chất kinh tế của chủ
nghĩa xã hội hầu như khơng có. Vận dụng chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều
16
Downloaded by tran quang ()



lOMoARcPSD|9242611

kiện cụ thể của nước ta, Đảng ta khẳng định: độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã
hội không tách rời nhau. Viêc Đảng ta luôn kiên định con đường tiến lên chủ
nghĩa xã hội là phù hợp với quy luật tiến hóa của lịch sử, xu hướng của thời
đại và điều kiện cụ thể của đất nước.”
1.2. Hướng đi xây dựng xã hội
“Xã hội mà nhân dân ta quyết tâm xây dựng là một xã hội của dân, do dân,
vì dân, có một nền kinh tế phát triển dựa trên lực lượng sản xuất tiến bộ và
chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, có nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc,
con người được giải phóng, hưởng cuộc sống hạnh phúc, phát triển về mọi
mặt, các dân tộc anh em chung sống hịa bình, đồn kết và hợp tác, hữu nghị
với nhân dân các nước trên thế giới.” Đây là chính là nội dung “sản xuất vật
chất là cơ sở của sự tồn tại và phát triển của xã hội” và “vai trò quyết đinh
của cơ sở hạ tầng với kiến trúc thượng tầng.”
“Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (tháng 6/1991) của Đảng ta đã khẳng
định:” “Xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất kỹ
thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với
tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và
tinh thần cao, quốc phòng an ninh vững chắc, dân giàu nước mạnh, xã hội
cơng bằng văn minh”. Mục tiêu đó chính là sự cụ thể hóa từ nội dung “biện
chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của xã hội”.
2. Các thành tựu đạt được của Đảng ta
“Nếu như giai đoạn đầu đổi mới (1986-1990), mức tăng trưởng GDP bình
quân hàng năm chỉ đạt 4,4% thì đến năm 2019 con số này đã đạt 7,02%, quy
mô nền kinh tế đạt hơn 262 tỷ USD; thu nhập bình quân đầu người đã lên
gần 2.800 USD.”
“Việt Nam đã tham gia thiết lập một nền kinh tế thị trường đầy đủ, minh

bạch và hiện đại, đáp ứng yêu cầu của hội nhập; xây dựng cơ chế, chính sách
tạo điều kiện thuận lợi, phát huy hơn nữa vai trò của địa phương, doanh
nghiệp trong hội nhập kinh tế quốc tế.”
“Việt Nam đã tham gia thiết lập một nền kinh tế thị trường đầy đủ, minh
bạch và hiện đại, đáp ứng yêu cầu của hội nhập; xây dựng cơ chế, chính sách
tạo điều kiện thuận lợi, phát huy hơn nữa vai trò của địa phương, doanh
nghiệp trong hội nhập kinh tế quốc tế.”
17
Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

“Thống kê từ Bộ Cơng Thương cho thấy, tính đến năm 2019, Việt Nam đã
có quan hệ chính thức với 189/193 quốc gia của Liên hợp quốc; có quan hệ
kinh tế - thương mại và đầu tư với trên 224 nước và vùng lãnh thổ; có 16 đối
tác chiến lược, 11 đối tác chiến lược toàn diện; 71 nước đã công nhận Việt
Nam là một nền kinh tế thị trường.”
“Thống kê từ Bộ Cơng Thương cho thấy, tính đến năm 2019, Việt Nam đã
có quan hệ chính thức với 189/193 quốc gia của Liên hợp quốc; có quan hệ
kinh tế - thương mại và đầu tư với trên 224 nước và vùng lãnh thổ; có 16 đối
tác chiến lược, 11 đối tác chiến lược tồn diện; 71 nước đã cơng nhận Việt
Nam là một nền kinh tế thị trường”
“Nếu như giai đoạn đầu đổi mới (1986-1990), mức tăng trưởng GDP bình
quân hàng năm chỉ đạt 4,4% thì đến năm 2019 con số này đã đạt 7,02%, quy
mô nền kinh tế đạt hơn 262 tỷ USD; thu nhập bình quân đầu người đã lên
gần 2.800 USD.”
3. Một số hạn chế tồn đọng
“Trình độ lực lượng sản xuất của Việt Nam hiện nay rất không đồng đều.
Đây là đặc trưng rất rõ nét. Sự khơng đồng đều của trình độ lực lượng sản

xuất thể hiện ở cả hai yếu tố cấu thành là người lao động và cơng cụ lao
động. Về trình độ của người lao động ở nước ta rất rõ là vừa có người lao
động với trình độ cao ở cấp độ quốc tế vừa có người lao động với trình độ
lao động giản đơn bằng chân tay, vừa có người lao động vừa có trình độ tay
nghề cao ở lĩnh vực này nhưng lại có tay nghề thủ cơng ở công đoạn khác
của chuỗi sản xuất.”
“Đối với công cụ lao động cũng tương tự, có sự đan xen của cơng cụ lao
động thủ cơng, cơ khí, hiện đại, tự động hóa. Đầu vào của sản xuất vật chất
cũng vậy, vừa hiện đại, vừa khơng hiện đại, vừa có đầu vào vật thể, vừa có
đầu vào phi vật thể. Các điều kiện của sản xuất vật chất như sân bay, bến
cảng, đường xá, cầu cống cũng tương tự vừa hiện đại vừa bán hiện đại và có
khi cịn thơ sơ. Từ đây cho thấy đặc trưng về trình độ lực lượng sản xuất ở
Việt Nam là không đồng đều; hiện đại, bán hiện đại và thô sơ đan xen, kết
hợp.”
“Đối với quan hệ trao đổi. Một hạn chế là chúng ta dường như không để ý
tới quan hệ trao đổi trong nền kinh tế thị trường - điều mà các nhà kinh điển
18
Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

chủ nghĩa Mác-Lênin luôn đề cập. Cũng giống như quan hệ sản xuất, quan
hệ trao đổi của Việt Nam hiện nay cũng khơng thuần nhất, chúng khơng hồn
tồn là tn theo quy luật của thị trường và cũng khơng hồn toàn là tuân
theo những nguyên tắc của chủ nghĩa xã hội.”
4. Các biện pháp giải quyết hạn chế
“Với tình trạng không đồng đều trong lực lượng lao động ta nên thực hiện
nền kinh tế nhiều thành phần, chủ trương đa dạng hóa hình thức sở hữu, đa
dạng hóa hình thức phân phối, tổ chức quản lý sản xuất và trao đổi. Từ quan

hệ sản xuất đa dạng nhiều thành phần cũng như quan hệ trao đổi đan xen như
vậy chúng ta phải chấp nhận kiến trúc thượng tầng của chúng ta cũng chưa
thể có đặc trưng thuần nhất xã hội chủ nghĩa ngay được.”
“Nếu không nhận rõ điều này sẽ làm cho chúng ta chủ quan, nóng vội, duy
ý chí. Chúng ta phải chấp nhận kiến trúc thượng tầng của chúng ta cũng có
sự khơng thuần nhất cả về các yếu tố cấu thành, cả về các khía cạnh trong nội
bộ từng yếu tố.”
“Để hoàn thiện quan hệ trao đổi, trước hết chúng ta phải hoàn thiện cơ sở
pháp lý của trao đổi để giải quyết hài hòa các bên của quan hệ trao đổi. Trên
cơ sở đó hình thành cơ chế vận hành cho quan hệ trao đổi. Trong nền kinh tế
thị trường, quan hệ trao đổi phải dựa trên quy luật giá trị, quy luật cung - cầu,
quy luật thị trường nói chung. Nhưng nền kinh tế thị trường của chúng ta là
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa - một mơ hình kinh tế thị
trường mới đặc biệt, khác với các mơ hình kinh tế thị trường đã có.”
“Do vậy, đối với Việt Nam, một trong những biện pháp quan trọng để hoàn
thiện quan hệ trao đổi là giải quyết tốt quan hệ: nhà nước - thị trường - xã hội
và quan hệ giữa tuân theo các quy luật của kinh tế thị trường với bảo đảm
định hướng xã hội chủ nghĩa mà Đảng Cộng sản sản Việt Nam đã nhận thức
rõ. Đồng thời phải hoàn thiện đồng bộ các loại thị trường.”

KẾT LUẬN
“Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội là một học thuyết khoa học. Trong
điều kiện hiện nay nó vẫn cịn giữ ngun giá trị. Nó đưa ra một phương

19
Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611


pháp hữu hiệu để phân tích các hiện tượng trong cuộc sống xã hội để từ đó
vạch ra phương hướng và giải pháp đúng đắn cho hoạt động thực tiễn.”
“Lý luận về hình thái kinh tế - xã hội đã chỉ ra con đường đi lên chủ nghĩa
xã hội là một tất yếu khách quan và chính nó đã đề ra những hướng đi đúng
đắn. Từ đó chỉ ró những giải pháp đưa đất nước ta phát triển lên một tầm cao
mới.”
“Lý luận hình thái kinh tế xã hội cũng là phương pháp luận khoa học để ta
phân tích cơng cuộc xây dựng đất nước hiện nay, luận chứng được tất yếu
của định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Phân tích đúng ngun nhân
của tình hình khủng hoảng kinh tế xã hội và chỉ ra được: Đổi mới theo định
hướng của xã hội vừa phù hợp với xu hướng phát triển thời đại vừa phù hợp
với điều kiện cụ thể của Việt Nam.”
“Như vậy có thể khẳng định rằng: Lý luận hình thái kinh tế xã hội vẫn giữ
nguyên giá trị khoa học và đúng thời đại của nó. Nó là phương pháp luận
thực sự khoa học để phân tích thời đại cũng như của cơng cuộc xây dựng đất
nước hiện đại ở Việt Nam.”

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. “Bài giảng lms của thầy Nguyễn Văn Thuân”
2. “Giáo trình Triết học Mác – Lênin”
3. “Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị quốc
gia”
4. “Nhiều nguồn khác trên Internet”

20
Downloaded by tran quang ()




×