Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Tài liệu 6 kiểu thiết kế nội thất phòng bếp. potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 8 trang )

6 kiểu thiết kế nội thất phòng bếp.

Cách bố trí, sắp xếp phòng bếp tạo ra thói quen sử dụng của bạn. Một số phòng bếp
được thiết kế theo phong cách và xu hướng của người chủ, một số khác được thiết kế để
tối đa sự thuận tiện trong khi sử dụng, để nhiều người có thể cùng làm việc được với
nhau trong cùng một không gian cố định, hay để sắp xếp phù hợp cho các phòng còn lại
của ngôi nhà.
Nhưng dù thiết kế bếp kiểu nào thì bạn cũng nên tuân theo quy tắc cơ bản quan trọng
nhất là “tam giác làm việc”. Mục đích của một tam giác làm việc nhằm tạo ra khoảng
cách hiệu quả nhất để giảm tối thiểu khoảng cách di chuyển, dựa trên ba địa điểm chính
khi nấu ăn là:
- Tủ lạnh – nơi lưu trữ thực phẩm.
- Bồn rửa - làm sạch thực phẩm + chuẩn bị thực phẩm nấu nướng.
- Bếp - nơi nấu ăn.
Nếu bạn đặt các địa điểm này quá xa nhau hoặc không đúng trình tự, bạn sẽ lãng phí rất
nhiều bước khi chuẩn bị một bữa ăn. Nếu chúng quá gần nhau, bạn có một nhà bếp chật
hẹp. Các lưu ý khi tính toán 1 tam giác làm việc tốt là:
- Mỗi cạnh của tam giác này nên nằm trong khoảng 1,2m đến
2,6m.
- Tổng chiều dài của 3 cạnh công lại nên trong khoảng 3,6m đến 7,8
m.
- Không có chướng ngại vật như đảo bếp hay tủ nằm trên 1 trong 3 cạnh của tam
giác làm việc.
- Việc di chuyển trong nhà không cắt qua tam giác làm việc.

1. Kiểu tủ bếp hình chữ “I”.

Kiểu tủ bếp hình chữ “I” bố trí tất cả các thành phần của phòng bếp trên một đường
thẳng duy nhất sát vào tường. Các thành phần như bồn rửa và bếp gas nằm ở khoảng giữa
của đường thẳng để tránh việc đi từ một đầu này tới đầu khác trong khi nấu ăn.


2. Kiểu tủ bếp hình chữ “L”.

Hai dàn tủ bếp tạo thành hình chữ “ L” nhằm sắp xếp phòng bếp để tạo ra một tam giác
làm việc và tạo ra nhiều lối di chuyển vào từ bên ngoài phòng bếp. Hình dạng chữ “L”
cũng tạo ra một không gian ngách đẹp cho phòng ăn.

3. Kiểu tủ bếp hình chữ “U”.

Các kiểu bếp hình chữ "U" sắp xếp khéo léo trong việc sử dụng ba dàn tủ bếp để tạo ra
một chữ "U", nhằm tối đa hóa không gian phòng bếp và tạo ra nhiều không gian để phục
vụ cho việc nấu ăn.

Tủ bếp hình chữ “U” thực sự lý tưởng cho việc thiết kế các khu vực một cách tối ưu
nhất. Việc bố trí này cho phép bạn hoạt động với một khoảng cách ngắn nhất trong tam
giác làm việc, nhưng lưu ý khoảng cách tối thiểu giữa 2 dàn tủ bếp song song phải được
ít nhất 1,2 m để đảm bảo đủ không gian khi bạn mở ngăn kéo hoặc các thiết bị cùng lúc
mà không ảnh hưởng đến nhau, bạn còn tận dụng được một không gian khá lớn của các
góc tủ bằng các hộc ngăn kéo góc, hoặc giá góc liên hoàn.
4. Kiểu tủ bếp hình chữ “G”.

Hình chữ “G” bố trí thêm một dàn tủ bếp ngắn hơn ba dàn tủ bếp của kiểu hình chữ
“U”, tạo ra thêm không gian nấu nướng và hạn chế việc di chuyển từ bên ngoài vào trong
phòng bếp. Thông thường thì các tủ bếp hình chữ G ít được sử dụng vì thiết kế vì nó
chiếm rất nhiều không gian phòng bếp. Phần tủ bếp dư ra so với tủ bếp chữ “U” ( thông
thường là quầy Bar) tạo sự phân cách giữa khu vực bếp và khu vực phòng ăn hoặc phòng
khách nhưng vẫn cho phép việc giao tiếp 2 người một lúc trong khu vực này.

Điều quan trọng cần nhớ là lối vào bếp phải có khoảng cách ít nhất là 1,2 m để đảm bảo
đủ không gian cho việc kéo các ngăn kéo ra khỏi hệ thống tủ, hoặc khi các ngăn kéo, cửa
tủ được mở cùng một lúc. Cũng như hình chữ “L” hoặc “U” nó có các góc để bạn có thể

tận dụng tối đa không gian bằng việc sử dụng các giá góc liên hoàn, mâm xoay, ngăn kéo
góc…
5. Kiểu tủ bếp song song.

Kiểu bếp song song sử dụng hai dàn tủ bếp song song với nhau để nấu nướng, làm cho
việc di chuyển trong bếp dễ dàng hơn. Ví dụ, bạn có thể chuẩn bị thực phẩm ở dãy bên
này và một người khác nấu ăn ở dãy bên kia.

Thiết kế bếp dạng tủ bếp hai hàng này giúp bạn tối ưu hóa điều kiện làm việc, giúp bạn
di chuyển sang khu vực làm việc khác một cách dễ dàng, chỉ bằng động tác xoay người.
Với tủ bếp dạng này cũng như tủ bếp dạng chữ U hay G thì khoảng cách của nó giữa các
hàng cũng phải tối thiếu 1,2 m đảm bảo bảo có đủ không gian để kéo các ngăn kéo hay
mở các cửa của hệ thống khi được mở cùng lúc. Khi một không gian phòng bếp mà có
cửa sổ và cửa ra vào đối diện nhau thì bếp dạng hai hàng là giải pháp tối ưu nhất.


6. Kiểu tủ bếp đảo.
Nếu bạn có đủ không gian phòng bếp, thì đảo bếp là một lựa chọn hoàn hảo, tạo ra một
không gian mở, tủ bếp đảo cho người dùng có thể tiếp cận hoặc sử dụng từ các hướng .

"Tủ bếp đảo " tạo ra một không gian gắn kết mọi người lại với nhau trong khi nấu ăn,
ngoài việc sử dụng chức năng chính của bếp là chuẩn bị thực phẩm và nấu nướng thì nó
còn làm nơi cho người khác ngồi thư giãn trong khi đồ ăn đang được chuẩn bị. Hầu hết
tủ bếp đảo thường có nhiều không gian lưu trữ bên dưới.

×