Báo Cáo Thực Tập
Các phương pháp xử lý
nước thải y tế
&
Công nghệ xử lý nước thải
của bệnh viện Thanh
Nhàn.
Báo cáo thực tập – Ngành Y tế - Môi trường Trần Thị Giang
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI.
KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC.
BÁO CÁO THỰC TẬP
(Ngành Y tế - Môi trường).
Các phương pháp xử lý nước thải y tế
&
Công nghệ xử lý nước thải của bệnh viện Thanh
Nhàn.
Giáo viên hướng dẫn : Th.s Đào Thị Hồng Vân.
Sinh viên : Trần Thị Giang.
Lớp : CĐ 0802.
Mã HSSV : 8G31113.
Hà nội , 5/2011
Công nghệ sinh học.
2
Báo cáo thực tập – Ngành Y tế - Môi trường Trần Thị Giang
Lời cảm ơn!
Đồng hành trong suốt quá trình học tập, trên cơ sở lý thuyết và trong quá
trình tìm hiẻu trình thực tế, để mỗi người sinh viên như chúng em có được
sự thành công, không thể thiếu hình bóng của những người thầy, người cô.
Họ là những sợi kim chỉ nan suyên suốt , là món quà vô giá…. Vậy, cho em
xin được gửi tới lời cảm ơn sâu sắc nhất tới các thầy giáo, cô giáo trong
Khoa Công nghệ Sinh học – Viện Đại học Mở HN.
Và xin gửi lời cảm ơn đặc biệt tới cô giáo Th.s : Đào Thị Hồng Vân , thầy
giáo, T.s Trần Ngọc Hân ,đã tận tình hướng dẫn dắt chúng em trong việc
tìm hiểu thực tế sau những kiến thúc từ cơ sở lý thuyết em đã học.
Chúc thầy giáo, cô giáo, sức khỏe và công tác tốt!
Sinh viên :
Trần Thị Giang.
Công nghệ sinh học.
3
Báo cáo thực tập – Ngành Y tế - Môi trường Trần Thị Giang
Chú thích :
1. Độ pH: độ pH là một trong những chỉ tiêu xác định nước cấp và nước
thải. Chỉ số này cho thấy sự cần thiết phải trung hòa hay không và tính
lượng hóa chất cần thiết trong quá trình xử lý đông tụ keo và khử
khuẩn…
2. TS: chỉ số cho biết tổng số chất rắng có trong nước thải( bao gồm cả
chất rắn vô cơ và hữu cơ ).TS được xác định bằng trọng lượng khô
sau khi cho bay hơi 1l nước mẫu trên bếp cách thủy rồi sấy khô ở
103
0
C cho đến khi trọng lượng không đổi.(mg/l hoặc g/l).
3. SS: hàm lượng các chất huyền phù, là trọng lượng khô của chất rắn
còn lại trên giấy lọc sợi thủy tinh khi lọc 1l mẫu nước qua phễu lọc
Gooch rồi sấy khô ở 103
0
C-105
0
C tới khi trọng lượng không đổi.
(mg/l hoặc g/l).
4. Mầu: có nhiều cách xác định màu của nước thải, nhưng thường dùng
ở đây là phương pháp so màu với các dung dịch chuẩn là
clorophantinat coban.
5. DO: nồng độ oxi hòa tan. Có 2 phương pháp để xác định chỉ số DO là:
phương pháp Iod và phương pháp đo trực tiếp bằng điện cực oxi với
màng nhạy trên các máy đo.
6. BOD : nhu cầu oxi hóa sinh học, là lượng oxi cần thiết để oxi hóa các
chất hữu cơ bằng vi sinh vật( chủ yếu là vi khuẩn). Trong thực tế
người ta thường xác định chỉ số BOD
5
, là lượng oxi cần thiết trong 5
ngày đầu để vi sinh vật oxi hóa các hợp chất hữu cơ.
7. COD: nhu cầu oxi hóa hóa học: là lượng õi cần thiết cho quá trình oxi
hóa toàn bộ các chất hữu cơ có trong mẫu nước thải thành CO
2
và
nước. Chất oxi hóa ở đây thường dùng: K
2
Cr
2
O
7
, hoặc KMnO
4
Công nghệ sinh học.
4
Báo cáo thực tập – Ngành Y tế - Môi trường Trần Thị Giang
MỞ ĐẦU.
Trong quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá, song song với việc phát
triển kinh tế - xã hội thì vấn đề môi trường nảy sinh và việc bảo vệ môi
trường không chỉ là vấn đề riêng của một quốc gia mà là vấn đề toàn cầu.
Cùng với sự gia tăng dân số thì đòi hỏi việc quan tâm chăm sóc sức khoẻ
con người càng nhiều. Mạng lưới y tế và bệnh viện càng phát triển. Hơn một
thế kỷ qua khoa học y học đã đạt được nhiều thành tựu to lớn và bệnh viện
đã bước vào kỷ nguyên hiện đại hoá. Đưa những tiến bộ khoa học kỹ thuật
và y học vào thực tiễn nhằm mục đích chữa trị, chăm sóc sức khoẻ cộng
đồng một cách có hiệu quả hơn. Tuy nhiên các hoạt động chăm sóc sức khoẻ
không tránh khỏi việc phát sinh chất thải, trong đó có những chất thải nguy
hiểm đối với sức khoẻ cộng đồng và môi trường. Tổ chức Y tế Thế Giới
(WHO) đã nhấn mạnh cần phải xây dựng các chính sách quốc gia, các khung
pháp lý, đào tạo nhân viên, đồng thời kêu gọi nâng cao nhận thức cộng đồng.
Các nước nghèo phát sinh ít chất thải hơn các nước giàu . Ở nước ta chất
thải y tế phát sinh không nhiều nhưng nó là mối quan tâm lo lắng của mọi
người. Do chất thải y tế có thể liệt kê vào trong những loại chất thải độc hại,
đặc biệt là các bệnh nhiễm vi rút nghiêm trọng như HIV/AIDS và viêm gan
B và C có thể lây nhiễm trực tiếp sang những người làm công tác chăm sóc
sức khoẻ, quản lý chất thải và cả những người nhặt rác ở các bãi rác.
Ở Hoa Kỳ hàng năm số trường hợp bị nhiễm virus viêm gan B từ 162
÷ 321 người trong tổng 300.000 bệnh nhân là do tiếp xúc với công tác chăm
sóc sức khoẻ. Năm 1992 Pháp có 8 trường hợp bị nhiễm HIV được xác định
do lây nhiễm bệnh nghề nghiệp trong đó 2 người do xử lý trực tiếp chất thải
Chất thải sinh ra từ các hoạt động của bệnh viên chủ yếu ở dạng rắn và
lỏng, chúng chứa nhiều chất bẩn hữu cơ dễ phân huỷ, các vi sinh vật gây
bệnh. Trong đó có nhiều loại vi khuẩn vi rút gây các bệnh truyền nhiễm
nguy hiểm, các hoá chất dùng trong khám chữa bệnh ảnh hưởng xấu tới môi
trường và sức khoẻ cộng đồng. Vì vậy cần phải quản lý và xử lý tốt chất thải
Công nghệ sinh học.
5
Báo cáo thực tập – Ngành Y tế - Môi trường Trần Thị Giang
bệnh viên để tránh làm ảnh hưởng tới sức khoẻ cộng đồng nói riêng và môi
trường nói chung.
Hiện nay cũng đã có nhiều bệnh viện lưu ý đến vấn đề này, song do nhiều
nguyên nhân nên ở phần lớn các bệnh viện chất thải chưa được quản lý chặt
chẽ và xử lý đúng yêu cầu kỹ thuật. Đa số các bệnh viện chỉ mới quan tâm
đến việc xử lý chất thải rắn (chủ yếu chất thải sinh hoạt), mà chưa quan tâm
đến việc xử lý chất thải lỏng và chất thải rắn nguy hại như các bệnh phẩm
gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường, tạo điều kiện phát sinh và phát
triển nhiều loại dịch bệnh nguy hiểm đến sức khoẻ cộng đồng.
Trong phạm báo cáo tốt nghiệp của em, chỉ đề cập tới vấn đề nước thải
của Bệnh viện Đa Khoa Thanh Nhàn. Nước thải từ bệnh viện chứa nhiều vi
khuẩn gây bệnh, nếu không xử lý mà thải thẳng ra hệ thống sông, hồ… của
thành phố sẽ gây ô nhiễm nguồn nước mặt cũng như nguồn nước ngầm. Do
đó, chúng ta phải tiến hành xử lý nước thải trước khi thải để đảm bảo chất
lượng môi trường nước nói riêng và vệ sinh môi trường nói chung.
CHƯƠNG I
Tổng quan về nước thải y tế.
Một số khái niệm về chất thải y tế.
• Chất thải y tế:
Chất thải y tế là chất thải phát sinh trong các cơ sở y tế, từ các hoạt
động khám chữa bệnh, chăm sóc, xét nghiệm, phòng bệnh, nghiên cứu đào
tạo. Chất thải y tế có thể ở dạng chất lỏng, rắn, khí.
• Chất thải y tế nguy hại:
Công nghệ sinh học.
6
Báo cáo thực tập – Ngành Y tế - Môi trường Trần Thị Giang
Chất thải y tế nguy hại là chất thải có một trong các thành phần như:
máu, dịch cơ thể, chất bài tiết; các bộ phận hoặc cơ quan của người, động
vật; bơm kim tiêm và các vật sắc nhọn; dược phẩm, hoá chất và các chất
phóng xạ dùng trong y tế. Nếu những chất thải này không được tiêu huỷ sẽ
gây nguy hại cho môi trường và đặc biệt là đối với sức khỏe con người.
• Chất thải phóng xạ lỏng:
Chất thải phóng xạ lỏng là dung dịch có chứa tác nhân phóng xạ phát sinh
trong quá trình chẩn đoán, điều trị như nứơc tiểu của người bệnh, các chất
bài tiết, nước súc rửa các dụng cụ có chứa phóng xạ(Nước súc rửa dụng cụ
trong chẩn đoán hình ảnh có chứa hạt nhân phóng xạ tia
γ
, hạt nhân nguyên
tử
,,
1337567
XeSeGa
).
Nguồn phát sinh và đặc tính của nước thải bệnh viện.
Các nguồn phát sinh nước thải bệnh viện :
Nước thải của bệnh viện chứa nhiều các chất bẩn hữu cơ, vi sinh vật gây
bệnh(Trực khuẩn Shigella gây bệnh lị, Salmonella gây bệnh đường ruột,
S.typhimurium gây bệnh thương hàn…), ngoài ra trong nước thải bệnh viện
còn chứa chất phóng xạ.
Nước thải bệnh viện phát sinh từ những nguồn chính sau:
- Nước thải là nước mưa chảy tràn trên toàn bộ diện tích của bệnh viện.
- Nước thải sinh hoạt của cán bộ công nhân viên y tế trong bệnh viện, của
bệnh nhân và của người nhà bệnh nhân đến thăm và chăm sóc bệnh nhân.
- Nước thải từ các hoạt động khám và điều trị như:
+ Nước thải từ các phòng xét nghiệm như: Huyết học và xét nghiệm sinh
hoá chứa chất dịch sinh học(nước tiểu, máu và dịch sinh học, hoá chất).
+ Khoa xét nghiệm vi sinh: Chứa chất dịch sinh học, vi khuẩn, virus,
nấm, ký sinh trùng, hoá chất.
+ Khoa giải phẫu bệnh: Gồm nước rửa sản phẩm các mô, tạng tế bào.
+ Khoa X-Quang: Nước rửa phim.
Công nghệ sinh học.
7
Báo cáo thực tập – Ngành Y tế - Môi trường Trần Thị Giang
+ Điều trị khối u: Nước thải chứa hoá chất và chất phóng xạ.
+ Khoa sản: Nước thải chứa máu và các tạp chất khác.
- Nước giặt giũ quần áo, ga, chăn màn…cho bệnh nhân.
- Nước từ các công trình phụ trợ khác.
Trên đây là hỗn hợp nước thải xả ra cống chung của thành phố.
1. Nước thải sinh hoạt.
2. Nước thải chứa các vi trùng gây bệnh.
3. Nước thải chứa các hóa chất , dược phẩm.
4. Nước thải độc hại.
Nhu cầu tiêu thụ nước trong bệnh viện.
Đối tượng Số lượng
người
Nhu cầu tiêu thu
(lít/người/ngày)
Bệnh nhân N 300 ÷ 400
Cán bộ công nhân viên. (0.8 ÷ 1.1) N 150 ÷ 200
Công nghệ sinh học.
8
Các trạm tiêm
phát thuốc
Khu xét
nghiệm, chụp
chiếu X-quang
Khu phẫu
thuật
1
2
3
Khu hành
chính
Khu bào
dược
Phòng cấp
cứu
Phòng
bệnh nhân
Khu nhà ăn
1
2
3
4
1
1
4
1
4
1
4
1
2
3
1
Báo cáo thực tập – Ngành Y tế - Môi trường Trần Thị Giang
Sinh viên thực tập, khách vãng lại (0.7 ÷ 1.0) N 20 ÷ 30
Đặc trưng của nước thải bệnh viện:
• Nước thải là nước mưa:
Lượng nước thải này sinh ra do nước mưa rơi trên mặt bằng khuôn viên
bệnh viện, được thu gom vào hệ thống thoát nước. Chất lượng của nước thải
này phụ thuộc vào độ sạch của khí quyển và mặt bằng rửa trôi của khu vực
bệnh viện. Nếu khu vực mặt bằng của bệnh viện như: sân bãi, đường xá
không sạch chứa nhiều rác tích tụ lâu ngày, đường xá lầy lội thì nước thải
loại này sẽ bị nhiễm bẩn nặng, nhất là nước mưa đợt đầu. Ngược lại, khâu vệ
sinh sân bãi, đường xá tốt… thì lượng nước mưa chảy tràn qua khu vực đó
sẽ có mức độ ô nhiễm thấp.
Bảng lượng mưa trung bình/tháng của Hà nội.
Tháng Mật độ (mm)
Min TB Max
1 17 18 122
2 1,4 26 95
3 2,1 48 132
4 3,1 8 100
5 40 193 456
6 24 236 579
7 25 302 738
8 50 323 840
9 47 262 476
10 248 123 638
11 117 47 214
Công nghệ sinh học.
9
Báo cáo thực tập – Ngành Y tế - Môi trường Trần Thị Giang
12 66 20 93
Cả năm 2075 1648 4544
• Nước thải sinh hoạt:
Là loại nước thải ra sau khi sử dụng cho các nhu cầu sinh hoạt trong bệnh
viện của cán bộ công nhân viên, bệnh nhân, người nhà bệnh nhân như:
Nước thải ở nhà ăn, nhà vệ sinh, nhà tắm, từ các khu làm việc… Lượng
nước thải này phụ thuộc vào số cán bộ công nhân viên bệnh viện, số giường
bệnh và số người nhà bệnh nhân thăm nuôi bệnh nhân, số lượng người khám
bệnh.
Nước thải sinh hoạt chiếm gần 80% lượng nước được cấp cho sinh hoạt.
Nước thải sinh hoạt thường chứa những tạp chất khác nhau. Các thành phần
này bao gồm: 52% chất hữu cơ, 48% chất vô cơ. ngoài ra còn chứa nhiều
loại VSV gây bệnh, phần lớn các VSV có trong nước thải là các virus, vi
khuẩn gây bệnh tả, lị, thương hàn…
Lượng nước thải ở các bệnh viện:
STT Quy mô bệnh viện.
(giường bệnh)
Lượng nước dùng.
(lit/người/ngày)
Lượng nước thải
(m
3
/ngày)
1 < 100 700 70
2 200-300 700 100-200
3 300-500 600 200-300
4 500-700 600 300-450
5 >700 600 >500
6 Bệnh viện kết hợp với
nghiên cứu & đào tạo
1000 _
• Nước thải từ khâu khám và điều trị bệnh:
Công nghệ sinh học.
10
Báo cáo thực tập – Ngành Y tế - Môi trường Trần Thị Giang
Trong các dòng nước thải của bệnh viện thì dòng thải này có thể coi là
loại nước thải có độ ô nhiễm hữu cơ cao và chứa nhiều vi trùng gây bệnh
nhất.
Nước thải loại này phát sinh từ nhiều quá trình khác nhau trong hoạt
động của bệnh viện(chẳng hạn từ khâu xét nghiệm, giải phẫu, sản nhi, súc
rửa các dụng cụ y khoa, các ống nghiệm, các lọ hoá chất hoặc giặt tẩy quần
áo bệnh nhân, chăn màn, ga giường cho các phòng bệnh và vệ sinh lau nhà,
cọ rửa tẩy uế các phòng bệnh và phòng làm việc…) Nhìn chung nước thải
loại này bao gồm: Cặn lơ lửng, các chất hữu cơ hoà tan, vi trùng gây bệnh,
có thể cả chất phóng xạ… Đây là loại nước thải độc hại gây ô nhiễm môi
trường lớn và ảnh hưởng nhiều tới sức khoẻ cộng đồng. Do đó, nước thải
loại này nhất thiết phải được xử lý trước khi thải ra ngoài môi trường .
• Nước thải từ các công trình phụ trợ khác:
Nước còn có thể từ các công trình phụ trợ khác như : nhà máy phát điện
dự phòng, khu rửa xe
Thành phần, tính chất nước thải tại một số bệnh viện:
Chỉ tiêu phân
tích
Đơn vị Bệnh
viện lao
TW
Bệnh viện 354 Bệnh
viện
Bạch
Mai
Bệnh viện
nhi
Lưu lượng nước
thải
m
3
/ng.
đ
160 130 1200 170
pH 7.21 8.05 7.26 7.03
Hàm lượng cặn
lơ lửng
mg/l 96 90 80 92
Độ đục NTU 135 149 _ _
BOD
5
mg/l 195 180 160 190
COD mg/l 260 250 210 240
DO mg/l 1.4 1.5 1.6 1.7
Công nghệ sinh học.
11
Báo cáo thực tập – Ngành Y tế - Môi trường Trần Thị Giang
NH
4
+
mg/l 12.5 14.0 4.3 14
PO
4
3-
mg/l 3.02 3.02 5.2 3.9
Tổng số
coliform
MPN/1
00ml
1.8×10
6
1×10
6
2.2×10
5
1.8×10
6
Vi khuẩn kị khí VK/ml 8×10
7
6×10
7
760 7×10
8
Như vậy xét các nguồn phát sinh và thành phần của các nước thải bệnh
viện, có thể nói rằng nước thải bệnh viện là loại nước thải nguy hiểm, chứa
rất nhiều vi trùng gây bệnh và các hợp chất hữu cơ độc hại khác, nếu không
qua xử lý mà thải ra hệ thống thoát nước chung sẽ gây ô nhiễm nặng cho
môi trường, ảnh hưởng tới sức khoẻ của toàn cộng đồng.
Ảnh hưởng của nước thải bệnh viện tới môi trường.
Chất thải nói chung và chất thải bệnh viện nói riêng là nguồn gây ô nhiễm
môi trường. Chất thải bệnh viện so với chất thải của các ngành khác có khối
lượng không lớn, nhưng lại chứa nhiều chất độc hại, vi sinh vật gây bệnh,
chất phóng xạ…do đó ảnh hưởng lớn đến môi trường và sức khoẻ con
người.
Bệnh viện là nơi tập trung đông người, phát sinh ra nhiều chất thải(trong
đó có nước thải) độc hại và nguy hiểm. Xét về nguồn gốc phát sinh nước
thải bệnh viện gần giống nước thải sinh hoạt. Nhưng xét về khía cạnh vi sinh
và dịch tễ, nước thải bệnh chứa nhiều loại vi khuẩn gây bệnh và các chất độc
hại khác hình thành trong quá trình điều trị. Nước thải bệnh viện khi xả vào
nguồn nước mặt sẽ gây nhiễm bẩn và lan truyền bệnh dịch.
Nước thải bệnh viện làm ô nhiễm các nguồn nước mặt: Nước sông, ao, đầm,
hồ, giếng khơi(84,5% - 86,3%).
Nước thải bệnh viện gây ô nhiễm đất(88,4%).
Nước thải bệnh viện thu hút côn trùng có hại: Ruồi, nhặng, muỗi và các
sinh vật khác. Đây là các sinh vật trung gian truyền bệnh dễ gây thành các
dịch tác động xấu đến sức khoẻ cộng đồng.
Công nghệ sinh học.
12
Báo cáo thực tập – Ngành Y tế - Môi trường Trần Thị Giang
Ngoài những ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên và sức khoẻ thì những
tác động xấu đến phong tục tập quán, mỹ quan ngoại cảnh cũng phải đáng
chú ý quan tâm(64,4% - 89,6%).
1.1 Tình hình quản lý và xử lý nước thải ở một số bệnh viện
trên địa bàn thành phố Hà nội:
1.1.1 Tình hình quản lý:
Do yêu cầu vệ sinh và là nơi tập trung đông người nên lượng nước sử
dụng là rất lớn. Theo tiêu chuẩn thiết kế (TCVN 4470-87), đối với bệnh viện
đa khoa có hệ thống cấp nước hoàn chỉnh, lượng nước lạnh sử dụng 300-400
lít/giường.ngày, nước nóng 65
0
C lớn hơn 60 lít/giường.ngày .
Tuy nhiên theo thực tế hoạt động hiện nay, lượng nước sử dụng còn lớn
hơn nhiều. Ngoài việc sử dụng nước cho việc điều trị, các nhu cầu vệ sinh,
giặt giũ, cho cán bộ công nhân viên…các nguyên nhân làm cho sử dụng
nước tăng lên là bệnh nhân và người đến khám bệnh quá đông, người nhà
đến chăm sóc bệnh nhân, sinh viên thực tập, ý thức sử dụng nước thấp.
Tình hình sử dụng nước tại một số bệnh viện
STT Bệnh viện
Số giường
bệnh
Lượng nước sử dụng
m
3
/ngày l/giường/n
g
1 BV Quân đội 103 600 400 660
2 BV Quân đội 354 300 330 1100
3 BV Công An 19/8 350 400 1140
4 BV Phụ sản HN 200 180 900
5 Viện bảo vệ bà mẹ & trẻ
em
260 200 770
6 Bệnh việnh nhi Thụy
Điển
350 600 1700
7 Bệnh viện lao phổi TW 400 400 1000
Công nghệ sinh học.
13
Báo cáo thực tập – Ngành Y tế - Môi trường Trần Thị Giang
8 Bệnh viện Hai bà trưng 300 250 833
Nhìn chung đối với các bệnh viện đa khoa cấp tỉnh tiêu chuẩn cấp nước
nằm ở mức 600- 800l/giường/ngày. Đối với các bệnh viện chuyên khoa hoặc
bệnh viện Trung ương, lượng nước sử dụng tương đối cao đến
1000l/giường/ngày.
Nhu cầu sử dụng nước tại các bệnh viện như sau:
Hoạt động Tỷ lệ (%)
Điều trị 18
Lau nhà 15
Bệnh nhân tắm 10
Nấu nước, nấu ăn 12
Giặt giũ 18
Nhân viên sử dụng 12
Hao hụt tổn thất 15
Nước thải bệnh viện được chia thành 2 hoặc nhiều loại. Phần lớn nước thải
tập trung có thành phàn giống nước thải sinh hoạt. Tuy nhiên, do lượng sử
dụng lớn và nước thải khu vệ sinh đã được xử lý sơ bộ tại các bể tự hoại nên
nồng độ các chỉ tiêu ô nhiễm thấp hơn. Một số bệnh viện có nước thải đặc
trưng từ các khâu điều trị X – Quang, chiếu xạ nhưng lượng nhỏ không đáng
kể và thường được xử lý riêng.
Chỉ tiêu ô nhiễm trong nước thải tại các bệnh viện khu vực miền Bắc và
miền Trung nước ta.
Chỉ tiêu Mức độ Tiêu chuẩn nước thải BV
TCVN:6772-2000
Min TB Max
Công nghệ sinh học.
14
Báo cáo thực tập – Ngành Y tế - Môi trường Trần Thị Giang
pH 6.2 7.4 8.1 5-9
NH
4
+
8 14 25 1
BOD
5
110 150 250 30
COD 140 200 300 100
SS 100 160 220 50
coliform 10
6
10
7
10
9
1000
1.1.2 Tình hình xử lý nước thải bệnh viện:
Nước thải bệnh viện gồm nước thải sinh hoạt, nước mưa, nước từ khu vực
khám chữa bệnh và từ các công trình phụ trợ khác.
Nước thải sinh hoạt của bệnh viện phần lớn qua xử lý tại các bể tự hoại,
sau đó xả vào cống chung.
Nước thải từ khâu khám chữa bệnh chứa rất nhiều các vi trùng gây
bệnh, máu, mủ và các hoá chất độc hại cũng được thải chung với nước thải
sinh hoạt vào cống rãnh của bệnh viện.
Ở Việt Nam đa số các bệnh viện đã được xây dựng từ rất lâu, các bệnh
viện mới được xây dựng sau này đã chưa tính đến mức độ độc hại nguy
hiểm của chất thải bệnh viện, do đó hệ thống xử lý chất thải rắn và chất thải
lỏng của bệnh viện hoặc chưa có hoặc là đã có nhưng chưa được sử dụng,
hoặc đã được triển khai đạt hiệu quả cao. Nguyên nhân do: Kinh phí đầu tư
hạn hẹp, ý thức bảo vệ môi trường còn thấp, qui chế thải loại ban hành
chậm hoặc không được thực hiện nghiêm túc như:
+ Bệnh viện Bạch Mai hiện nay đã có hệ thống xử lý nước thải. Hệ thống
này hoạt động tương đối tốt, hiệu quả xử lý cao, nước ra sau hệ thống xử lý
đạt tiêu chuẩn môi trường.
+ Bệnh viện Đa khoa Thanh Nhàn trước đây đã có hệ thống xử lý nước
thải, nhưng chỉ hoạt động được từ năm 1982 đến năm 1998 do không có
kinh phí vận hành.
Công nghệ sinh học.
15
Báo cáo thực tập – Ngành Y tế - Môi trường Trần Thị Giang
+ Bệnh viện Phụ sản trước đây đã có hệ thống xử lý nước thải, nhưng do
hiệu quả xử lý thấp và không có kinh phí vận hành nên hệ thống này bây giờ
đã ngừng hoạt động.
Ở các nước đang phát triển, rất ít bệnh viện chú trọng lắp đặt hệ thống xử
lý nước thải vì lí do thiếu kinh phí, cá biệt có nơi đã xây dựng trạm xử lý
nhưng lại thiếu kinh phí để duy trì và bảo dưỡng. Mặt khác hệ thống thoát
nước khu vực kém nên trạm xử lý không được vận hành.
Căn cứ vào lưu lượng, chế độ xả nước, thành phần và tính chất nước thải,
sơ đồ xử lý nước thải bệnh viện trong điều kiện Việt nam hiện nay như sau .
Sơ đồ nguyên tắc xử lý nước thải bệnh viện.
Công nghệ sinh học.
16
Nước thải
khoa lây
nhiễm
Khử trùng
bằng phương
pháp vật lý
Xử lý sinh
học
Nước thải
khoa khác
Lắng và phân
hủy kỵ khí
Khử trùng
hóa học
Báo cáo thực tập – Ngành Y tế - Môi trường Trần Thị Giang
Đối với chất thải bệnh viện, khử trùng bằng phương pháp hoá học là một
khâu cần thiết. Các loại hoá chất thường sử dụng là clo lỏng, natri
hypoclorit, ozon…Phòng thí nghiệm môi trường nước trung tâm kỹ thuật
Môi trường đô thị và khu công nghiệp đã kết hợp với Công ty tư vấn Cấp
thoát nước và Môi trường Việt nam nghiên cứu xác định liều lượng clo hoạt
tính tối ưu ( jar-test) để khử trùng nước thải Viện bảo vệ sức khoẻ trẻ em
(bệnh viện nhi Thụy Điển).
CHƯƠNG 2
Một số phương pháp xử lý nước thải bệnh viện hiện
nay.
Trong thực tế có nhiều biện pháp xử lý khác nhau. Tuỳ theo đặc trưng của
từng loại nước thải có thể sử dụng :
- Phương pháp xử lý cơ học
- Phương pháp xử lý hoá lý
Công nghệ sinh học.
17
Khử trùng
hóa học
Xả vào tuyến cống
thoát nước thải để
xử lý tập trung
Xả vào tuyến
nước thải sinh
hoạt chung của
thành phố
Báo cáo thực tập – Ngành Y tế - Môi trường Trần Thị Giang
- Phương pháp xử lý sinh học.
Phương pháp xử lý cơ học:
- Xử lý cơ học nhằm loại bỏ khỏi nước thải các tạp chất không tan có kích
thước lớn và một phần các chất ở dạng keo.
- Các công trình xử lý cơ học bao gồm: Song chắn rác, bể điều hoà, bể lắng,
bể lọc
+ Song chắn rác: Dùng để loại các vật có kích thước lớn như giấy nilon, vỏ
hộp , gỗ
+ Bể lắng: Dùng để lắng các tạp chất dễ lắng hoặc ở dạng huyền phù thô ra
khỏi nước thải dưới tác dụng của trọng lực.
+ Bể điều hoà: Dùng để điều hoà lưu lượng của dòng thải, tải lượng ô nhiễm
và ổn định quá trình xử lý. Bể cũng có tác dụng hỗ trợ cho việc lắng tạp chất
rắn lơ lửng.
+ Bể lọc: Dùng để tách các chất phân tán nhỏ khỏi nước thải bằng các vật
liệu ngăn mà ở các bể lắng không thể loại chúng được.
- Phương pháp này loại bỏ các chất rắn lơ lửng, đảm bảo an toàn cho hệ
thống, điều hoà lưu lượng và thành phần các chất ô nhiễm tạo điều kiện
thuận lợi cho quá trình xử lý tiếp theo.
- Phương pháp này có thể loại được 60% tạp chất không hoà tan có trong
nước thải, tuy nhiên không làm giảm nồng độ chất hoà tan trong nước thải .
- Phương pháp cơ học thường được sử dụng để xử lý sơ bộ trước khi xử lý
hoá lý, sinh học đối với nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp và nước
thải bệnh viện .
2.2 Phương pháp xử lý hóa lý :
- Phương pháp này thường sử dụng để xử lý nước thải có chứa nồng độ các
chất lơ lửng, các chất ở dạng keo, dạng nhũ tương, các chất vô cơ ở dạng
hoà tan và có thể áp dụng để xử lý nước thải bệnh viện.
Công nghệ sinh học.
18
Báo cáo thực tập – Ngành Y tế - Môi trường Trần Thị Giang
- Các quá trình hoá lý thường sử dụng là : Keo tụ, hấp thụ, tuyển nổi, trao
đổi ion
+Phương pháp keo tụ :
Quá trình keo tụ nhờ tác dụng của các chất đông tụ, các hạt keo sẽ liên
kết thành tập hợp các hạt lớn hơn và tăng tốc độ lắng của chúng. Các chất
đông tụ là muối nhôm, muối sắt NaAlO
2
; Al
2
(SO
4
)
3
; Fe
2
(SO
4
)
3
…phương
pháp này dùng để tách các chất rắn nhiễm bẩn ở dạng keo hoà tan có kích
thước quá nhỏ.
+Phương pháp hấp phụ :
Phương pháp này dùng các chất hấp phụ như than hoạt tính, tro xỉ,
silicagen để hấp phụ các chất hữu cơ hoà tan sau xử lý sinh học hay xử lý
cục bộ ( các chất không phân huỷ bằng con đường sinh học và thường có
tính độc mạnh).
Phương pháp này có thể tách được các chất hữu cơ như phenol, alkyl,
benzen, hợp chất thơm …
+ Phương pháp tuyển nổi :
- Quá trình tuyển nổi được tiến hành bằng phương pháp sục khí vào trong
nước thải, tạo các bóng nhỏ khí để kết dính với các hạt và lôi kéo chúng nổi
lên bề mặt và được thu gom bằng bộ phận vớt bọt .
Tuyển nổi được sử dụng để tách các chất rắn hoặc lỏng phân tán không tan,
tự lắng kém ra khỏi nước thải .
- Các phương pháp hoá lý được áp dụng xử lý nước thải ở giai đoạn cuối
cùng hoặc xử lý sơ bộ cho các giai đoạn xử lý tiếp theo, tuỳ thuộc vào đặc
trưng nước thải, nguồn kinh phí và yêu cầu mức độ cần làm sạch.
2.3 Phương pháp xử lý sinh học:
Phương pháp sinh học là phương pháp phổ biến và kinh tế nhất để xử lý
nước thải chứa chất hữu cơ. Phương pháp này chủ yếu dựa trên hoạt động
sống của vi sinh vật để phân huỷ chất hữu cơ trong nước thải. Các VSV sử
dụng các chất hữu cơ và một số chất khoáng làm nguồn dinh dưỡng và tạo
Công nghệ sinh học.
19
Báo cáo thực tập – Ngành Y tế - Môi trường Trần Thị Giang
năng lượng. Tuỳ theo phương thức hô hấp của vi sinh vật mà người ta phân
biệt thành phương pháp hiếu khí và phương pháp yếm khí.
2.3.1. Phương pháp yếm khí
Quá trình phân huỷ yếm khí là quá trình phân huỷ các hợp chất trong
nước thải nhờ các chủng VSV hô hấp yếm khí tạo thành các khí CH
4
, CO
2
…
* Quá trình công nghệ bao gồm 3 giai đoạn:
+ Giai đoạn 1: Giai đoạn thuỷ phân
Dưới tác dụng của các enzim hydrolaza của VSV, các hợp chất hữu cơ
phức tạp như gluxit, lipit, protein…được phân giải thành các chất hữu cơ
đơn giản, dễ tan trong nước như peptit,glyxerin, axit amin…
+ Giai đoạn 2: Giai đoạn lên men các axit hữu cơ phân tử lượng lớn. Các
sản phẩm thuỷ phân sẽ được phân giải yếm khí tạo thành các axit hữu cơ
phân tử lượng nhỏ hơn như axit butyric, axit propionic…Ngoài ra còn tạo
thành các chất trung tính như rượu,aldehit…và các khí như CO
2
, H
2
, NH
3
…
Trong giai đoạn này BOD, COD giảm không đáng kể, đặc biệt pH môi
trường có thể giảm mạnh.
Các VSV tham gia giai đoạn này: Bacilus, Clostridium, Pseudomonas…
+ Giai đoạn 3: Giai đoạn sinh khí CH
4
Dưới tác dụng của các vi khuẩn mêtan, các axit hữu cơ, các chất trung
tính…bị phân giải tạo thành khí mêtan.
Sự hình thành khí CH
4
theo 2 phương thức:
Decacboxyl hoá các axit hữu cơ: Quá trình này chiếm 70%:
CH
3
COOH vsv CH
4
+ CO
2
Do khử CO
2
, trong đó chất nhường điện tử là H
2
hoặc các chất mang H
+
trung gian.
CO
2
+ 4 H
+
vsv
CH
4
+ 2H
2
O
Các VSV tham gia giai đoạn này thuộc các nhóm:
.Methanobacterium .Methanobacillus
Công nghệ sinh học.
20
Báo cáo thực tập – Ngành Y tế - Môi trường Trần Thị Giang
. Methanococcus . Methanospirillium
. Methanoarcina .Methanothrix.
* Điều kiện hoạt động của quá trình phân huỷ yếm khí
+ Nhiệt độ tối ưu cho hình thành biogas: 35- 37
o
C( nếu nhiệt độ >37
0
C vi
khuẩn ưa nhiệt hoạt động, tốc độ sinh khí tăng nhưng khả năng cầm khí
giảm)
+ pH tối ưu từ 6,5- 7,5
+Tỷ lệ C/N tối ưu: 30/1
+ Hàm lượng chất khô: 9- 10%
+ Thời gian lưu: Phụ thuộc tính chất nguyên liệu(biến động từ 2- 30 ngày)
Quá trình xử lý yếm khí có thể tiến hành theo các cách: Sử dụng hồ yếm
khí, hệ thống lọc yếm khí,thiết bi UASB. Tuy nhiên, phương pháp này dùng
để lên men bùn cặn sinh ra trong quá trình xử lý bằng sinh học hay nước thải
công nghiệp chứa hàm lượng các chất hữu cơ cao(BOD = 4000- 5000mg/l),
nên phương pháp này ít được sử dụng để xử lý nước thải bệnh viện.
2.3.2 Phương pháp hiếu khí:
• Cơ sở lý thuyết:
Phương pháp này sử dụng nhóm VSV hiếu khí để chuyển hoá các hợp chất
hữu cơ và vô cơ có thể ôxy hoá sinh học được. Để đảm bảo hoạt động sống
của chúng cần cung cấp ôxy liên tục và duy trì nhiệt độ trong khoảng(20 –
40
0
C)[14].
1. Cơ sở lý thuyết chung:
Để thực hiện quá trình ôxy hoá sinh hoá các hợp chất hữu cơ hoà tan, cả các
chất keo và phân tán nhỏ trong nước thải cần được di chuyển vào bên trong
tế bào của VSV.
Phương tình tổng quát các phản ứng của quá trình ôxy hoá sinh hoá trong
điều kiện hiếu khí.
Men/vsv
Công nghệ sinh học.
21
Báo cáo thực tập – Ngành Y tế - Môi trường Trần Thị Giang
C
x
H
y
O
z
N + (x+y/4+z/3-3/4) O
2
xCO
2
+ (y-3)/2 H
2
O + NH
3
+
∆H.
C
x
H
y
O
z
N + NH
3
C
5
H
7
NO
2
+ CO
2
+ ∆H.
Trong phản ứng trên C
x
H
y
O
z
N là tất cả các chất hữu cơ của nước thải, còn
C
5
H
7
NO
2
là chất thải theo tỷ lệ trung bình các nguyên tố chính trong tế bào
VSV, ∆H là năng lượng. Lượng ôxy tiêu tốn cho các phản ứng này là tổng
BOD của nước thải.
Nếu tiếp tục tiến hành quá trình ôxy hoá thì khi không đủ chất dinh
dưỡng, quá trình chuyển hoá các chất dinh dưỡng của tế bào bắt đầu xảy ra
bằng ôxy hoá chất liệu tế bào.
men
C
5
H
7
NO
2
+ 5 O
2
CO
2
+NH
3
+H
2
O +∆H.
NH
3
+ O
2
HNO
2
HNO
3
Tổng lượng ôxy tiêu tốn cho 4 phản ứng trên gần gấp 2 lần lượng ôxy tiêu
tốn cho 2 phản ứng đầu.
2. Các phương pháp hiếu khí:
a. Xử lý hiếu khí trong điều kiện tự nhiên :
Đối với điêù kiện nước ta, nhất là đối với các bệnh viện thì xử lý nước thải
trong điều kiện tự nhiên là không áp dụng được.
b. Xử lý nước thải trong điều kiện nhân tạo:
• Bể aeroten:
Bể aeroten là công trình nhân tạo, trong đó người ta cung cấp ôxy và khuấy
trộn nước thải với bùn hoạt tính. Bùn hoạt tính trong bể tồn tại dưới dạng
bông xốp, tập hợp chủ yếu các quần thể vi khuẩn khoáng hoá có khả năng
hấp thụ và ôxy hoá các chất bẩn hữu cơ nhờ ôxy có trong nước thải.
Công nghệ sinh học.
22
Báo cáo thực tập – Ngành Y tế - Môi trường Trần Thị Giang
Để đảm bảo có ôxy thường xuyên và trộn đều nước thải với bùn hoạt
tính, người ta thường cấp khí cho bể aeroten bằng các hệ thống khuấy trộn
cơ khí, hệ thống cấp khí nén hoặc cả hai. Hiệu suất xử lý nước thải trong bể
aeroten, chất lượng bùn hoạt tính …phụ thuộc vào thành phần và tính chất
nước thải, điều kiện thuỷ động học quá trình khuấy trộn, nhiệt và pH nước
thải, sự tồn tại các nguyên tố dinh dưỡng và các yếu tố khác.
Một số sơ đồ công nghệ
- Đối với nước thải có BOD
5
lớn và các chất độc đối với vi khuẩn thì sử
dụng công nghệ xử lý nước thải trong bể aeroten nhiều bậc.
Sơ đồ công nghệ :
Nước thải Nước ra
vào
bùn tuần hoàn bùn tuần hoàn
Bùn dư Bùn dư
Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải bằng công nghệ Aeroten 2 bậc.
- Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải bằng bể aeroten 1 bậc thông thường.
Influent effluent
Bùn dư
* Ưu, nhược điểm: Do vận hành đơn giản, ổn định, an toàn, chi phí xây dựng
không quá cao nên phương pháp này được sử dụng rộng rãi trên Thế giới.
Tuy nhiên, hệ thống này đòi hỏi diện tích rộng, sinh nhiều bùn và cần phải
khống chế một lượng bùn cần thiết nhất định trong bể.
• Bể lọc sinh học:
Bể lọc sinh học là một thiết bị phản ứng sinh học, trong đó các VSV sinh
trưởng cố định trên lớp màng bám trên lớp vật liệu lọc. Nước thải được tưới
từ trên xuống qua lớp vật liệu lọc. Bể gồm các bộ phận sau :
Công nghệ sinh học.
23
Aeroten
bậc 1
Bể lắng
đợt 1
Aeroten
bậc 2
Bể lắng
đợt 2
Aeroten Lắng cấp
Báo cáo thực tập – Ngành Y tế - Môi trường Trần Thị Giang
+ Lớp vật liệu học: Có thể là than, xỉ, đá dăm … có bề mặt riêng lớn để vi
khuẩn phát triển
+ Hệ thống phân phối nước thải có chức năng tưới đều nước trên toàn diện
tích lớp đệm .
+ Hệ thống dẫn và phân phối khí ở dưới đáy bể lọc
+ Các vi sinh vật được sử dụng trong quá trình lọc chủ yếu là vi khuẩn,
chúng tạo màng trên bề mặt vật liệu đệm. Mặc dù màng này rất mỏng nhưng
cũng có hai lớp: Lớp yếm khí sát ở bề mặt đệm và lớp hiều khí ở ngoài. Sự
phân giải các chất hữu cơ xẩy ra qua hai quá trình hiếu khí và yếm khí
Khi dòng nước thải trùm lên màng sinh học, các chất hữu cơ được chuyển
hoá, sản phẩm của quá trình trao đổi chất (CO
2
) được khuyếch tán ra qua
màng chất lỏng .
Cơ chế quá trình lọc:
Sơ đồ hệ thống tháp lọc sinh học:
Công nghệ sinh học.
24
Báo cáo thực tập – Ngành Y tế - Môi trường Trần Thị Giang
- Ưu, nhược điểm : Phương pháp này đơn giản, tải lượng chất ô nhiễm thay
đổi trong giới hạn rộng. Thiết bị tương đối đơn giản và tiêu tốn ít năng
lượng, lượng bùn tạo ra ít, thiết bị lọc có chiều cao lớn nên chiếm diện tích
mặt bằng nhỏ. Tuy nhiên, hệ thống này đòi hỏi kinh phí lớn và hiệu suất quá
trình phụ thuộc rõ rệt vào nhiệt độ không khí .
Đối với nước thải bệnh viện, tuỳ mức độ độc hại nguy hiểm, tuỳ thuộc
vào điều kiện cụ thể ( cấp, chức năng, qui mô, vị trí ) của bệnh viện và yêu
cầu mức độ làm sạch mà lựa chọn phương pháp và công nghệ xử lý thích
hợp.
CHƯƠNG 3
Công nghệ xử lý nước thải bệnh viện đa khoa Thanh
Nhàn( Hai Bà Trưng- Hà Nội).
Lịch sử hình thành và phát triển bệnh viện:
3.1.1 Lịch sử hình thành :
Công nghệ sinh học.
25