Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

26 đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 2022 môn hóa học THPT triệu sơn 4 thanh hóa (lần 1) (file word có lời giải) szqhk9yto 1647522515

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.65 KB, 10 trang )

SỞ GDĐT THANH HÓA

ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT LẦN 1

THPT TRIỆU SƠN 4

NĂM HỌC 2021-2022

(Đề thi có 04 trang)

Mơn: HOÁ HỌC

(40 câu trắc nghiệm)

Thời gian làm bài: 50 phút (khơng tính thời gian phát đề)
Mã đề 033

Cho ngun tử khối: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32; Cl =
35,5; Br = 80; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108; I = 127; Ba = 137.
Câu 1: Thuốc thử được dùng để phân biệt Gly-Ala-Gly với Gly-Ala là:
A. Cu(OH)2 trong môi trường kiềm.
B. dung dịch NaCl.
C. dung dịch HCl.
D. dung dịch NaOH.
Câu 2: Chất nào sau đây thuộc loại monosaccarit?
A. xenlulozơ.
B. Glucozơ.
C. Saccarozơ.
D. Glixerol.
Câu 3: Thủy phân hoàn toàn chất béo X trong môi trường axit, tạo ra glixerol và hai axit béo. Số đồng
phân cấu tạo của X là


A. 2.
B. 5.
C. 3.
D. 4.
Câu 4: Cho các phát biểu sau:
(a) Al, Fe, Cr bị thụ động trong dung dịch HNO3, đặc nguội và H2SO4 đặc nguội
(b) Kim loại có tính chất hóa học đặc trưng là tính khử
(c) Ăn mịn hóa học có phát sinh dịng điện
(d) Điện phân dung dịch CuSO4 với các điện cực trơ thì ở anot xảy ra q trình oxi hóa nước
Số phát biểu đúng là
A. 3.
B. 4.
C. 1.
D. 2.
Câu 5: Este nào sau đây có mùi dứa?
A. Etyl axetat.
B. Vinyl fomat.
C. Etyl butirat.
D. Isoamyl axetat.
Câu 6: Hòa tan m gam Al trong dung dịch HCl dư thu được 3,36 lít H2 (đktc). Giá trị của m là
A. 4,0.
B. 5,4.
C. 4,8.
D. 2,7.
Câu 7: Cho dãy chuyển hóa: Glyxin + HCl → X1; X1 + NaOH → X2. Vậy X2 là
A. H2NCH2COOH.
B. ClH3NCH2COOH.
C. ClH3NCH2COONa.
D. H2NCH2COONa.
Câu 8: Polime nào sau đây không được dùng làm chất dẻo?

A. Poli(vinyl clorua).
B. Polibutađien.
C. Polietilen.
D. Poli(metyl metacrylat).
Câu 9: Đốt cháy 5,55 gam 1 este no đơn chức, mạch hở cần vừa đủ 5,88 lít khí O 2 (đktc). Cơng thức của
este là
A. C4H8O2.
B. C5H10O2.
C. C2H4O2.
D. C3H6O2.
Câu 10: Polime nào sau đây có nguồn gốc từ xenlulozơ?
A. Tơ nilon-6.
B. Tơ visco.
C. Polietilen.
D. Poli(vinyl clorua).
Câu 11: Cho các loại tơ: bông, tơ capron, tơ xenlulozơ axetat, tơ tằm, tơ nitron, nilon-6,6. Số tơ tổng hợp

A. 4.
B. 3.
C. 5.
D. 2.
Câu 12: Ở nhiệt độ cao, H2 không khử được oxit nào sau đây?
A. CuO.
B. Fe2O3.
C. FeO.
D. MgO.
Câu 13: Công thức phân tử của axetanđehit là
A. C2H4O.
B. CH2O2.
C. C3H6O.

D. C2H4O2.
Trang 1/4 – Mã đề 033


Câu 14: Trong phân tử triolein có bao nhiêu liên kết pi?
A. 4.
B. 5.
C. 6.
D. 3.
Câu 15: Kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất là
A. Cr.
B. Sn.
C. W.
D. Hg.
Câu 16: Thành phần chính của quặng photphorit là
A. Na3PO4.
B. Mg3(PO4)2.
C. Ca5(PO4)3F.
D. Ca3(PO4)2.
Câu 17: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp hai amin no, đơn chức là đồng đẳng liên tiếp thu được 2,24 lít khí
CO2 (đktc) và 3,6 gam nước. Công thức của 2 amin là:
A. CH5N và C2H7N.
B. C2H7N và C3H9N.
C. CH3N và C2H5N.
D. C3H9N và C4H11N.
Câu 18: Một amin có trong cây thuốc lá rất độc, nó là tác nhân chính gây ra viêm phởi, ho lao. Amin đó

A. Anilin.
B. Trimetylamin.
C. Benzyl amin.

D. Nicotin.
Câu 19: Thủy phân hồn toàn metyl propionat trong dung dịch NaOH dư, sản phẩm tạo ra là
A. C2H5COONa và C2H5OH.
B. C2H5COONa và CH3OH.
C. C3H7COONa và CH3OH.
D. C3H7COONa và C2H5OH.
Câu 20: Cacbohidrat nào sau đây khi thủy phân hồn tồn trong mơi trường axit thu được 2 loại
monosaccarit?
A. Xenlulozơ.
B. Saccarozơ.
C. Tinh bột.
D. Glucozơ.
Câu 21: Chất X có nhiều trong loại thực vật, có nhiều nhất trong cây mía, củ cải đường và hoa thốt nốt.
Thủy phân chất X thu được chất Y có phản ứng tráng gương, có độ ngọt cao hơn đường mía. Tên gọi của
X và Y lần lươt là:
A. Tinh bột và glucozơ.
B. Xenlulozơ và glucozơ.
C. Saccarozơ và fructozơ.
D. Saccarozơ và glucozơ.
Câu 22: Cặp chất nào sau đây khi phản ứng với nhau tạo kết tủa?
A. K2CO3 và Mg(NO3)2.
B. CaCO3 và HCl.
C. Na2SO4 và CuCl2.
D. NH4NO3 và KOH.
Câu 23: Chất hữu cơ X phản ứng được với dung dịch NaOH đun nóng và tham gia phản ứng với dung
dịch AgNO3/NH3. Công thức nào sau đây phù hợp với X?
A. OHC-CHO.
B. CH≡C-COOH.
C. CH3COOCH3.
D. HO-CH2-CHO.

Câu 24: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Cao su Buna-S được hình thành khi trùng hợp buta-1,3-đien với lưu huỳnh.
B. Tơ visco là polime tởng hợp.
C. Poli(metyl metacrylat) có tính đàn hồi.
D. Poliacrilonitrin thuộc loại tơ vinylic.
Câu 25: Cặp khí nào sau đây là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng mưa axit?
A. CO2 và CH4.
B. SO2 và NO2.
C. CO2 và NO2.
D. CH4 và O3.
Câu 26: Dung dịch chất nào sau đây khơng làm quỳ tím đởi màu?
A. Lysin.
B. Glyxin.
C. Metyl amin.
D. Axit axetic.
Câu 27: Đốt cháy hoàn toàn 0,33 mol hỗn hợp X gồm metyl propionat, metyl axetat và 2 hidrocacbon
mạch hở cần dùng vừa đủ 1,27 mol O 2, tạo ra 14,4 gam H2O. Nếu cho 0,33 mol X vào dung dịch Br 2 dư
thì số mol Br2 phản ứng tối đa là
A. 0,26.
B. 0,33.
C. 0,40.
D. 0,30.
Câu 28: Hỗn hợp X gồm etilen, propilen, axetilen, but-1-en, but-1-in trong đó tởng khối lượng anken
bằng tởng khối lượng ankin. Cho m gam hỗn hợp X qua dung dịch AgNO 3/NH3 dư thu được 67,41 gam
kết tủa. Đốt m gam hỗn hợp X cần 69,664 lít O2 (đktc). Phần trăm khối lượng axetilen trong hỗn hợp X là
A. 11,48%.
B. 12,15%.
C. 14,21%.
D. 13,24%.
Trang 2/4 – Mã đề 033



Câu 29: Este X được tạo bởi từ một axit cacboxylic hai chức và hai ancol đơn chức. Đốt cháy hồn tồn
X ln thu được CO2 có số mol bằng với số mol O2 đã phản ứng. Thực hiện sơ đồ phản ứng sau (đúng với
tỉ lệ mol các chất)
(1) X + 2H2 → Y
(2) X + 2NaOH → Z + X1 + X2
Biết rằng X1 và X2 thuộc cùng dãy đồng đẳng và khi đun nóng X 1 với H2SO4 đặc ở 170°C không thu được
anken. Nhận định nào sau đây là sai?
A. Z có cơng thức phân tử là C4H2O4Na2.
B. X2 là ancol etylic.
C. X có cơng thức phân tử là C7H8O4.
D. X, Y đều có mạch khơng phân nhánh.
Câu 30: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho kim loại Fe vào dung dịch CuCl2
(b) Cho Fe(NO3)2 tác dụng với dung dịch HCl
(c) Cho KHSO4 vào dung dịch KHCO3
(d) Cho Fe3O4 tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư
(e) Cho kim loại Cu vào dung dịch NaOH loãng
(g) Cho CaCO3 tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng
Sau khi các phản ứng xảy ra. Số thí nghiệm tạo ra chất khí là
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 31: Cho m gam Mg vào 100ml dung dịch gồm AgNO 3 1M và Cu(NO3)2 2,5M, sau 1 thời gian thu
được 19,44 gam kết tủa và dung dịch X chứa 2 muối. Tách lấy kết tủa, thêm tiếp 8,4 gam bột sắt vào dung
dịch X, sau khi các phản ứng hoàn toàn, thu được 9,36 gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 5,84.
B. 4,80.

C. 4,64.
D. 5,284.
Câu 32: Cho sơ đồ phản ứng sau:
INCLUDEPICTURE " \* MERGEFORMATINET

Biết rằng X là chất khí dùng nạp cho bình cứu hỏa, Y là khống sản dùng để sản xuất vôi sống. Vậy X, Y,
Z, T lần lượt là:
A. CaCO3, CO2, Na2CO3, NaHCO3.
B. CaCO3, CO2, NaHCO3, Na2CO3.
C. CO2, CaO, NaHCO3, Na2CO3.
D. CO2, CaCO3, Na2CO3, NaHCO3.
Câu 33: Hỗn hợp E gồm triglixerit X, axit panmitic và axit stearic. Đốt cháy hoàn toàn m gam E cần vừa
đủ 2,29 mol O2, thu được CO2 và 1,56 mol H2O. Mặt khác, m gam E phản ứng tối đa với dung dịch chứa
0,05 mol KOH và 0,04 mol NaOH thu được a gam hỗn hợp muối của hai axit cacboxylic. Giá trị của a là
A. 28,75.
B. 27,76.
C. 27,22.
D. 29,06.
Câu 34: Cho các phát biểu sau:
a) Dung dịch lòng trắng trứng bị đơng tụ khi đun nóng
b) Trong phân tử lysin có một ngun tử nitơ
c) Dung dịch alanin là đởi màu quỳ tím
d) Trilinolein có phản ứng cộng H2 (xúc tác Ni, t°)
e) Tinh bột là đồng phân của xenlulozơ
f) Anilin là chất rắn, tan tốt trong nước
Trang 3/4 – Mã đề 033


Số phát biểu đúng là
A. 2.

B. 4.
C. 1.
D. 3.
Câu 35: Hòa tan 3,2 gam oxit M2On trong một lượng vừa đủ dung dịch H 2SO4 10% thì thu được dung
dịch muối có nồng độ 12,9%. Sau phản ứng đem cơ cạn bớt dung dịch và làm lạnh nó thu được 7,868
gam tinh thể muối với hiệu suất 70%. Xác định phần trăm khối lượng S trong tinh thể đó?
A. 20,51%.
B. 18,89%.
C. 17,08%.
D. 19,50%.
Câu 36: Nung m gam hỗn hợp X gồm NaHCO 3 và CaCO3 ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi, thu
được chất rắn Y. Cho Y vào nước dư, thu được 10 gam chất rắn Z không tan và dung dịch E. Nhỏ từ từ
dung dịch HCl dư vào dung dịch E thu được 0,448 lít khí (đktc). Giá trị của m là
A. 20,10.
B. 30,16.
C. 28,12.
D. 22,72.
Câu 37: Hỗn hợp E gồm amin T (no, đơn chức, có bậc khác 1) và hai hiđrocacbon X, Y (X kém Y một
nguyên tử C; số mol của X gấp 1,5 lần số mol của T). Đốt cháy 0,24 mol E cần dùng vừa đủ 0,76 mol O 2,
sản phẩm cháy dẫn qua dung dịch KOH đặc (dư), chỉ thấy thốt ra khí N 2 và khối lượng bình tăng 30,88
gam. Mặt khác, khi đun nóng 3,84 gam E với H2 (xúc tác Ni) thì lượng H2 phản ứng tối đa là a mol. Biết
các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của a là
A. 0,16.
B. 0,05.
C. 0,02.
D. 0,04.
Câu 38: Thí nghiệm xác định định tính nguyên tố cacbon và hiđro trong phân tử glucozơ được tiến hành
theo các bước sau:
Bước 1: Trộn đều khoảng 0,2 gam glucozơ với 1 đến 2 gam đồng (II) oxit, sau đó cho hỗn hợp ống
nghiệm khô (ống số 1) rồi thêm tiếp khoảng 1 gam đồng (II) oxit để phủ kín hỗn hợp. Nhồi một nhúm

bơng có rắc bột CuSO4 khan vào phần trên của ống số 1 rồi nút bằng nút cao su có ống dẫn khí.
Bước 2: Lắp ống số 1 lên giá thí nghiệm rồi nhúng ống dẫn khí vào dung dịch Ca(OH) 2 đựng trong ống
nghiệm (ống số 2).
Bước 3: Dùng đèn cồn đun nóng ống số 1 (lúc đầu đun nhẹ, sau đó đun tập trung vào phần có hỗn hợp
phản ứng).
Cho các phát biểu sau:
(a) Sau bước 3, màu trắng của CuSO4 khan chuyển thành màu xanh của CuSO4.5H2O.
(b) Thí nghiệm trên, trong ống số 2 có xuất hiện kết tủa vàng.
(c) Ở bước 2, lắp ống số 1 sao cho miệng ống hướng xuống dưới.
(d) Thí nghiệm trên cịn được dùng để xác định định tính nguyên tố oxi trong phân tử glucozơ.
(e) Kết thúc thí nghiệm: tắt đèn cồn, để ống số 1 nguội hẳn rồi mới đưa ống dẫn khí ra khỏi dung dịch
trong ống số 2.
Số phát biểu sai là
A. 3.
B. 2.
C. 4.
D. 1.
Câu 39: Trộn m gam hỗn hợp X gồm Mg, Fe, Fe 3O4, Cu và CuO (trong đó nguyên tố oxi chiếm 12,82%
theo khối lượng hỗn hợp X) với 7,05 gam Cu(NO3)2, thu được hỗn hợp Y. Hòa tan hoàn toàn Y trong dung
dịch chứa đồng thời HCl, 0,05 mol KNO3 và 0,1 mol NaNO3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu
được dung dịch Z chỉ chứa muối clorua và 3,36 lít (đktc) hỗn hợp khí T gồm N 2 và NO. Tỉ khối của T so
với H2 là 14,667. Cho Z phản ứng với dung dịch Ba(OH) 2 dư, kết thúc phản ứng thu được 56,375 gam kết
tủa. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 30,5.
B. 32,2.
C. 31,1.
D. 33,3.
Câu 40: Hỗn hợp E gồm ba este mạch hở, đều có bốn liên kết pi (π) trong phân tử, trong đó có một este
đơn chức là este của axit metacrylic và hai este hai chức là đồng phân của nhau. Đốt cháy hoàn toàn 12,22
gam E bằng O2, thu được 0,37 mol H2O. Mặt khác, cho 0,36 mol E phản ứng vừa đủ với 234 ml dung

dịch NaOH 2,5M, thu đươc hỗn hợp X gồm các muối của các axit cacboxylic khơng no, có cùng số
ngun tử cacbon trong phân tử; hai ancol khơng no, đơn chức có khối lượng m 1 gam và một ancol no,
đơn chức có khối lượng m2 gam. Tỉ lệ m1 : m2 có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 2,9.
B. 2,7.
C. 4,7.
D. 1,1.

Trang 4/4 – Mã đề 033


ĐÁP ÁN VÀ GIẢI CHI TIẾT
1A

2B

3A

4A

5C

6D

7D

8B

9D


10B

11B

12D

13A

14C

15D

16D

17A

18D

19B

20B

21C

22A

23B

24D


25B

26B

27C

28B

29A

30C

31C

32D

33C

34A

35C

36B

37D

38A

39C


40A

Câu 1:
Thuốc thử được dùng để phân biệt Gly-Ala-Gly với Gly-Ala là Cu(OH)2/OH-: Cu(OH)2/OH- tạo màu tím, GlyAla khơng tạo màu tím (đipeptit khơng có phản ứng màu biurê)
Câu 3:
X có 2 đồng phân cấu tạo:
ACOO-CH2-CH(OOC-B)-CH2-OOC-A
ACOO-CH2-CH(OOC-A)-CH2-OOC-B

Câu 4:
(a) Đúng
(b) Đúng: M —> Mn+ + ne
(c) Sai, ăn mịn hóa học khơng phát sinh dịng điện
(d) Đúng: 2H2O —> O2 + 4H+ + 4e

Câu 6:
2Al + 6HCl —> 2AlCl3 + 3H2
nH2 = 0,15 —> nAl = 0,1 —> mAl = 2,7 gam

Câu 7:
H2NCH2COOH + HCl —> ClH3NCH2COOH
ClH3NCH2COOH + 2NaOH —> H2NCH2COONa + NaCl + 2H2O
X2 là H2NCH2COONa

Câu 8:
Polibutađien khơng được dùng làm chất dẻo, nó là cao su (cao su Buna)
Câu 9:
CnH2nO2 + (1,5n – 1)O2 —> nCO2 + nH2O
nO2 = (1,5n – 1).5,55/(14n + 32) = 0,2625
—> n = 3: Este là C3H6O2


Câu 11:
Các tơ tổng hợp: tơ capron, tơ nitron, nilon-6,6.
Trang 5/4 – Mã đề 033


Câu 14:
Trong phân tử triolein (C17H33COO)3C3H5 có 6 liên kết pi, gồm 3C=C và 3C=O
Câu 17:
nCO2 = 0,1; nH2O = 0,2
—> nAmin = (nH2O – nCO2)/1,5 = 1/15
Số C = nCO2/nAmin = 1,5 —> CH5N, C2H7N.

Câu 21:
Chất X có trong nhiều lồi thực vật, có nhiều nhất trong cây mía, củ cải đường và hoa thốt nốt —> X là
saccarozơ
Thủy phân chất X thu được chất Y có phản ứng tráng gương, có vị ngọt hơn đường mía —> Y là fructozơ
C12H22O11 + H2O —> C6H12O6 (glucozơ) + C6H12O6 (fructozơ)

Câu 22:
A. K2CO3 + Mg(NO3)2 —> MgCO3↓ + 2KNO3
B. CaCO3 + 2HCl —> CaCl2 + CO2 + H2O
C. Na2SO4 và CuCl2: Không phản ứng
D. NH4NO3 + KOH —> KNO3 + NH3 + H2O

Câu 23:
Công thức CH≡C-COOH phù hợp với X:
CH≡C-COOH + NaOH —> CH≡C-COONa + H2O
CH≡C-COOH + AgNO3 + 2NH3 —> CAg≡C-COONH4 + NH4NO3


Câu 24:
A. Sai, ao su Buna-S được hình thành khi trùng hợp buta-1,3-đien với Stiren.
B. Sai, tơ visco là polime bán tổng hợp (nhân tạo)
C. Sai, poli(metyl metacrylat) có tính dẻo
D. Đúng

Câu 27:
X + a mol H2 —> E gồm CxH2xO2 (b mol) và CyH2y+2 (0,33 – b mol)
Nếu đốt E thì cần nO2 = 0,5a + 1,27 và tạo ra nH2O = a + 0,8
nAnkan = nH2O – nCO2
—> nCO2 = (a + 0,8) – (0,33 – b) = a + b + 0,47
Bảo toàn O:
2b + 2(0,5a + 1,27) = 2(a + b + 0,47) + (a + 0,8)
—> nBr2 = a = 0,4

Câu 28:
Trang 6/4 – Mã đề 033


Đặt nC2H2 = a; nC4H6 = b, quy đổi các anken còn lại thành CH2 (c mol)
—> 26a + 54b = 14c
m↓ = 240a + 161b = 67,41
nO2 = 2,5a + 5,5b + 1,5c = 3,11
—> a = 0,14; b = 0,21; c = 1,07
—> %C2H2 = 12,15%

Câu 29:
X + 2H2 nên phân tử X có 2 liên kết Π giữa C và C.
X1 không tách H2O tạo anken nên X1 là CH3OH —> X2 là C2H5OH
Đốt X tạo nCO2 = nO2 nên phân tử X có số nguyên tử H = 2.(Số O) = 8

Vậy X là CH3-OOC-C≡C-COO-C2H5
---> A sai, Z là C4O4Na2

Câu 30:
(a) Fe + CuCl2 —> FeCl2 + Cu
(b) Fe2+ + H+ + NO3- —> Fe3+ + NO + H2O
(c) KHSO4 + KHCO3 —> K2SO4 + CO2 + H2O
(d) Fe3O4 + H2SO4 đặc nóng —> Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O
(e) Không phản ứng
(g) CaCO3 + H2SO4 —> CaSO4 + CO2 + H2O

Câu 31:
Ban đầu: nAgNO3 = 0,1; nCu(NO3)2 = 0,25
Dung dịch X chứa Mg(NO3)2 (a mol) và Cu(NO3)2 dư (b mol)
Bảo toàn N —> 2a + 2b = 0,1 + 0,25.2
X với Fe:
Δm = 64b – 56b = 9,36 – 8,4
Giải hệ được a = 0,18 và b = 0,12
Trong 19,44 gam kết tủa chứa Ag (0,1), Cu (0,25 – 0,12 = 0,13) —> mMg dư = 0,32
—> m = 0,18.24 + 0,32 = 4,64

Câu 32:
Biết rằng X là chất khí dùng nạp cho bình cứu hỏa —> X là CO2
Y là khoáng sản dùng để sản xuất vôi sống —> Y là CaCO3
—> Chọn X, Y, Z, T lần lượt là CO2, CaCO3, Na2CO3, NaHCO3

Câu 33:
nKOH + nNaOH = 0,09
Quy đổi E thành HCOOH (0,09), CH2 (x), C3H5(OH)3 (y) và H2O (-3y)
Trang 7/4 – Mã đề 033



nO2 = 0,09.0,5 + 1,5x + 3,5y = 2,29
nH2O = 0,09 + x + 4y – 3y = 1,56
—> x = 1,45; y = 0,02
Muối gồm HCOO- (0,09), CH2 (x), K+ (0,05), Na+ (0,04)
—> m muối = 27,22 gam

Câu 34:
(a) Đúng
(b) Sai, Lys là C6H14N2O2 (có 2N)
(c) Sai, dung dịch Ala trung tính do Ala có 1COOH và 1NH2
(d) Đúng, trilinolein có 6C=C nên cộng được H2.
(e) Sai, tinh bột và xenlulozơ có số mắt xích khác nhau nên CTPT khác nhau
(f) Sai, anilin là chất lỏng, ít tan

Câu 35:
nM2On = x —> x(2M + 16n) = 3,2 (1)
M2On + nH2SO4 —> M2(SO4)n + nH2O
x………………nx………………x
mM2(SO4)n = x(2M + 96n) = 12,9%(3,2 + 98nx/10%)
—> x(2M – 30,42n) = 0,4128 (2)
(1)/(2) —> (2M – 30,42n)/(2M + 16n) = 0,129
—> n = 3, M = 56: Oxit là Fe2O3 (0,02 mol)
—> nFe2(SO4)3.kH2O = 0,02.70% = 0,014
—> %S = 0,014.3.32/7,868 = 17,08%

Câu 36:
X gồm NaHCO3 (a), CaCO3 (b)
—> Y gồm Na2CO3 (0,5a) và CaO (b)

Y + H2O —> nCaCO3 = b = 0,1
Bảo toàn C —> 0,5a = 0,1 + 0,02
—> a = 0,24
—> mX = 30,16

Câu 37:
nCO2 = u và nH2O = v
—> m tăng = 44u + 18v = 30,88
Bảo toàn O —> 2u + v = 0,76.2
—> u = 0,44 và v = 0,64
Trang 8/4 – Mã đề 033


Số C = nCO2/nE = 1,83. Do amin ít nhất 2C nên X là CH4 (1,5x mol), Y là C2Hz (y mol) và amin là
CnH2n+3N (x mol)
nE = 1,5x + y + x = 0,24
nCO2 = 1,5x + 2y + nx = 0,44
nH2O = 3x + 0,5yz + x(n + 1,5) = 0,64
Do E làm tác dụng với H2 nên z = 2 hoặc 4.
Khi z = 2 —> x = 0,08; y = 0,04 và nx = 0,24
—> n = 3 —> mE = 7,68
Tỷ lệ: 7,68 gam E tác dụng với 2y = 0,08 mol H2
—> 3,84 gam E tác dụng với 0,04 mol H2
Khi z = 4 —> Loại, do n không nguyên.

Câu 38:
(a) Đúng
(b) Sai, kết tủa trắng (CaCO3)
(c) Đúng, ống hướng xuống để tránh hơi nước ngưng tụ tại miệng ống chảy ngược xuống đáy ống có thể gây
vỡ ống.

(d) Sai, chỉ định tính được C, H.
(e) Sai, đưa ống dẫn khí ra khỏi bình ngay khi ống 1 cịn nóng để tránh nước bị hút vào ống 1 do áp suất giảm.

Câu 39:
nCu(NO3)2 = 0,0375
Khí T gồm N2 (0,05) và NO (0,1)
Bảo tồn N —> nNH4+ = 0,025
X chứa O (u mol) và kim loại (v gam)
—> mO = 16u = 12,82%(16u + v) (1)
m kim loại trong ↓ = v + 0,0375.64 = v + 2,4
nH+ = 12nN2 + 4nNO + 10nNH4+ + 2nO = 2u + 1,25
Z + Ba(OH)2 —> Dung dịch chứa Cl- (2u + 1,25), Na+ (0,1), K+ (0,05) —> nBa2+ = u + 0,55
—> nOH- = 2u + 1,1
—> nOH- trong ↓ = 2u + 1,1 – nNH4+ = 2u + 1,075
m↓ = v + 2,4 + 17(2u + 1,075) = 56,375 (2)
(1)(2) —> u = 0,25 và v = 27,2
—> mX = 16u + v = 31,2

Câu 40:
Trong 0,36 mol E chứa este đơn chức (u mol) và hai este 2 chức (tổng v mol)
nE = u + v = 0,36
nNaOH = u + 2v = 0,585
Trang 9/4 – Mã đề 033


—> u = 0,135 và v = 0,225
—> Tỉ lệ u : v = 3 : 5
Trong 12,22 gam E gồm CnH2n-6O2 (3e mol) và CmH2m-6O4 (5e mol)
mE = 3e(14n + 26) + 5e(14m + 58) = 12,22
nH2O = 3e(n – 3) + 5e(m – 3) = 0,37

mE – 14nH2O —> e = 0,01
—> 3n + 5m = 61
Các axit đều 4C, ancol khơng no ít nhất 3C nên n ≥ 6 và m ≥ 8 —> n = 7 và m = 8 là nghiệm duy nhất.
E gồm CH2=C(CH3)-COO-CH2-C≡CH (0,03 mol)
Hai este đa chức là CH2=CH-CH2-OOC-C2H2-COO-CH3 (0,05 mol) (2 đồng phân ở gốc axit)
mCH≡C-CH2OH + mCH2=CH-CH2OH = 4,58
mCH3OH = 1,6
Tỉ lệ không phụ thuộc lượng chất nên:
m1 : m2 = 4,58 : 1,6 = 2,8625

Trang 10/4 – Mã đề 033



×