Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Dạy học đọc hiểu văn bản "đi trên đường Hà Nội" của nhà văn Đỗ Chu cho học sinh lớp 11 theo mô hình...

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (997.96 KB, 13 trang )

DẠY HỌC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN “ĐI TRÊN ĐƯỜNG HÀ NỘI” CỦA NHÀ
VĂN ĐỖ CHU CHO HỌC SINH LỚP 11 THEO MƠ HÌNH LỚP HỌC ĐẢO
NGƯỢC (CHƯƠNG TRÌNH MỚI)
Nguyễn Thị Minh Bích
Lớp: QH-2016-S Sư phạm Ngữ Văn
GVHD: TS. Phạm Thị Thu Hiền
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Lí do thực hiện đề tài
Một trong những thay đổi lớn của chương trình Ngữ văn mới đó là hệ thống ngữ
liệu được đưa vào sách giáo khoa. Khác với chương trình hiện hành, các văn bản trong
chương trình Ngữ văn THPT mới được chia thành hai nhóm, bao gồm: nhóm tác phẩm bắt
buộc(6 tác phẩm) và nhóm tác phẩm bắt buộc lựa chọn. Ở thể kí, nhiều văn bảnmớiđược
đề xuất trong chương trình. Trong đó, Đi trên đường Hà Nội(Đỗ Chu)là một trong những
văn bản tùy bút đặc sắc cả về nội dung và nghệ thuật.
Tuy nhiên, với dung lượng dài, lại thuộc thể kí - một thể loại ít được học trong chương
trình và khá khó với người học, văn bản Đi trên đường Hà Nội nên được dạy theo mơ hình
lớp học đảo ngược (MHLHĐN) bởi mơ hình lớp học nàygiúp GV, HS phát huy được tính
chủ động, khả năng tương tác trong việc truyền thụ và lĩnh hội kiến thức. Như vậy, quá
trình học tập sẽ trở nên hấp dẫn, sinh động và hiệu quả.
Mặc dù có nhiều ưu điểm nhưng ở Việt Nam, MHLHĐN vẫn cịn mới lạ, có khá ít
GV và HS biết đến và sử dụng. Từ những lí do trên, chúng tơi quyết định lựa chọn đề tài
“Dạy học đọc hiểu văn bản “Đi trên đường Hà Nội” của nhà văn Đỗ Chu cho học sinh
lớp 11 theo mơ hình lớp học đảo ngược (Chương trình mới)”.
1.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Việc dạy học đọc hiểu văn bản “Đi trên đường Hà Nội” của
nhà văn Đỗ Chu cho học sinh lớp 11 theo mơ hình lớp học đảo ngược.
Phạm vi nghiên cứu: Lớp 11G3, Trường THPT chuyên Ngoại ngữ.
1.3. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất các bước dạy học đọc hiểu văn bản “Đi trên đường Hà Nội” của tác giả Đỗ
Chu cho học sinh lớp 11 theo mơ hình lớp học đảo ngược.
1.4. Giả thuyết nghiên cứu


214


Hiện nay, việc dạy học tùy bút, đặc biệt là các tác phẩm tùy bút mới cho học sinh lớp
11 cịn nhiều hạn chế. Vì vậy, sử dụng mơ hình lớp học đảo ngược trong quá trình dạy học
đọc hiểu văn bản cho HSlà điều cần thiết để tăng tính chủ động và đẩy mạnh việc tương
tác giữa HS với HS, HS với GV. Qua đó, cả người dạy và người học đều có thểkế thừa
những giá trị cốt lõi của chương trình Ngữ văn hiện hành và đáp ứng định hướng tiếp cận
năng lực của chương trình Ngữ văn mới.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận
Phương pháp phân tích và tổng hợp lí thuyết: từ những tài liệu nghiên cứu về
MHLHĐN và dạy học đọc hiểu theo định hướng phát triển năng lực, chúng tôi tiến hành
đọc và chọn lọc những thông tin cần thiết phục vụ cho đề tài nghiên cứu.
Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lí thuyết: từ các khái niệm, cơ sở lí luận, cơ
sở thực tiễn đã tìm được về MHLHĐN và dạy học đọc hiểu theo định hướng phát triển
năng lực, chúng tôi sắp xếp các thông tin thành hệ thống kiến thức làm cơ sở cho quá trình
nghiên cứu đề tài.
2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp điều tra bằng phiếu khảo sát: tổ chức phát phiếu khảo sát cho GV và
HS về thực trạng dạy học đọc hiểu theo định hướng phát triển năng lực trong nhà trường
phổ thông và kinh nghiệm sử dụng MHLHĐN. Sau đó, xử lý số liệu thu được phục vụ trình
bày phần thực trạng và kết quả thực nghiệm sư phạm.
Phương pháp quan sát khoa học: tiến hành quan sát quá trình dạy học đọc hiểu theo
định hướng phát triển năng lực qua một số tác phẩm đã có trong chương trình Ngữ văn
THPT, qua đó phân tích, đặt giả thuyết và kiểm chứng giả thuyết.
Phương pháp thực nghiệm khoa học: tổ chức thực nghiệm sư phạm với bài dạy “Đi
trên đường Hà Nội” của nhà văn Đỗ Chu theo MHLHĐN với định hướng phát triển năng
lực tại trường THPT chuyên Ngoại ngữ.
3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.1. Cơ sở lí luận
3.1.1. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học đọc hiểu văn bản ở trường phổ thông
“Đọc hiểu là hoạt động đọc và giải mã các tầng ý nghĩa của văn bản thông qua khả
năng tiếp nhận của HS. Đọc hiểu là tiếp xúc với văn bản, hiểu được nghĩa hiển ngôn, nghĩa

215


hàm ẩn, các biện pháp nghệ thuật, thông hiểu các thơng điệp tư tưởng, tình cảm của người
viết và giá trị tự thân của hình tượng nghệ thuật.
Với quan điểm phát huy vai trò chủ thể của học sinh, xuất phát từ đặc thù của văn
chương (nghệ thuật ngôn từ), mà vấn đề đọc hiểu văn bản ngày càng được quan tâm,
chương trình Ngữ văn của Việt Nam nêu hai loại văn bản để dạy đọc hiểu, đó là: văn bản
văn học và văn bản nhật dụng. Trong đó, các văn bản được xếp theo tiến trình lịch sử hoặc
theo thể loại. Các văn bản văn học đa dạng hơn các văn bản nhật dụng. Hai loại văn bản
này cũng chính là các ngữ liệu để học sinh khai thác.” [6]
Như vậy, văn bản đọc hiểu nói chung và văn bản đọc hiểu trong nhà trường nói riêng
rất đa dạng và phong phú. Qua quá trình giảng dạy, GV sẽ hướng dẫn HS cách đọc và phân
tích văn bản theo đặc trưng thể loại, từ đó khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật
của tác phẩm.
3.1.2. Mô hình lớp học đảo ngược
Lớp học đảo ngược được hiểu là tất cả các hoạt động dạy học được thực hiện “đảo
ngược” so với thông thường. “Sự “đảo ngược” ở đây được hiểu là sự thay đổi với các dụng
ý và chiến lược sư phạm thực hiện ở cách triển khai các nội dung, mục tiêu dạy học và các
hoạt động dạy học khác với cách truyền thống trước đây của người dạy và người học.” [4,
10]
Với HS, mơ hình lớp học đảo ngược tạo ra môi trường học tập hiệu quả thông qua hệ
thống học tập tự tổ chức có định hướng của người dạy. Trong đó, GV là người quan sát,
hướng dẫn, hỗ trợ người học trong quá trình trau dồi và vận dụng kiến thức.
Đồng thời, người học có thể thao tác được với bài giảng đa phương tiện như các bài giảng

có kèm theo hình ảnh, âm thanh, video… nên HS phải sử dụng đa giác quan và tư duy tổng
hợp trong q trình tích lũy kiến thức. Lớp học đảo ngược cịn tạo ra mơi trường học tập
bình đẳng, dân chủ nhờ việc cải tiến các hoạt động học tập tích cực mang định hướng phát
triển năng lực người học, dạy học dựa trên nền tảng năng lực và đánh giá thực. Đây cũng
là môi trường học tập khơng có sự ràng buộc về thời gian, khơng gian. Người học có thể
nghe, nhìn, học qua lớp học điện tử với số lần không hạn chế, mọi lúc, mọi nơi, với cấp độ
và tốc độ phù hợp.
Với GV, mơ hình lớp học đảo ngược tạo cơ hội để đổi mới phương pháp và hình thức
tổ chức dạy học. Cụ thể: (1) chuyển từ chỗ người học chiếm lĩnh được kiến thức đơn ngành
sang việc tích hợp kiến thức đa ngành, đa lĩnh vực; (2) chuyển từ hoạt động cá nhân là chủ
216


yếu sang đa dạng hóa hoạt động học tập của HS như hoạt động cá nhân, hoạt động theo
cặp, theo nhóm để thực hiện nhiệm vụ với chỉ dẫn và dữ liệu đã có;(3) chuyển từ hoạt động
GV truyền thụ kiến thức sang hướng dẫn, hỗ trợ, định hướng HS tìm hiểu, vận dụng, mở
rộng, nâng cao kiến thức.
Mặc dù có nhiều điểm vượt trội nhưng trên thực tế, MHLHĐN vẫn chưa được nhiều
GV, HS biết đến và áp dụng vào thực tiễn dạy học.Do đó, chúng tơi đã tiến hành khảo sát
đối với GV và HS tại một số trường THPT trên địa bàn Hà Nội và thu được kết quả như
sau:
Biểu đồ tỉ lệ tiếp cận của học sinh với
mơ hình lớp học đảo ngược (ĐVT: %)

Biểu đồ tỉ lệ tiếp cận của giáo viên với
mơ hình lớp học đảo ngược (ĐVT: %)
0

2
22


26

8

Hiểu rõ
Biết một chút

43

Hiểu rõ

23

Từng nghe nhưng
chưa hiểu lắm
Chưa từng nghe tới

67

Biết một chút
Từng nghe nhưng
chưa hiểu lắm
Chưa từng nghe tới

3.1.3. Tùy bút
Trong cuốn sách giáo khoa Ngữ văn 12, tập một có ghi: “Tùy bút là một thể loại kí.
Nói chung, kí khơng được hư cấu nhưng cần đến trí tưởng tượng để tái hiện sự thật một
cách sinh động. Tùy bút có đặc điểm riêng: Tự do phóng túng, hầu như khơng có luật lệ,
quy phạm gì chặt chẽ và tính chủ quan, chất trữ tình rất đậm, nhân vật chính là cái tơi của

nhà văn.” [3, 159]
Dựa vào hoạt động dạy học đọc hiểu văn bản văn học nói chung (đã được trình bày
trong cuốn Dạy học phát triển năng lực môn Ngữ văn Trung học phổ thông của tác giả Đỗ
Ngọc Thống(Tổng chủ biên), xuất bản năm 2019), kết hợp với đặc trưng thể loại, có thể
xác định được các hoạt động dạy học đọc hiểu văn bản tùy bút theo MHLHĐN như sau:
Hoạt động 1: Trước giờ lên lớp: Tạo tâm thế đọc và tìm hiểu tri thức đọc (HS tìm
hiểu các tri thức về tác giả, tác phẩm, đọc kĩ tác phẩm và soạn bài…).
Hoạt động 2: Giờ lên lớp: Đọc hiểu văn bản tùy bút (HS chỉ ra và phân tích giá trị
nghệ thuật, giá trị nội dung thơng qua phân tích, đánh giá hình tượng văn học như hình
tượng thiên nhiên, hình tượng con người, cái tơi tác giả…).
Hoạt động 3: Cuối giờ và sau giờ lên lớp: Luyện tập, củng cố, nâng cao, mở rộng tri
thức đọc hiểu HS đã tích lũy được sau khi phân tích, đánh giá văn bản.
217


3.2. Cơ sở thực tiễn
3.2.1. Mục tiêu của dạy học đọc hiểu văn bản tùy bút trong chương trình Ngữ văn
THPT mới
Trong Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn (2018), Bộ Giáo dục và Đào
tạo xác định mục tiêu dạy học đọc hiểu văn bản tùy bút trong nhà trường phổ thông cho
khối lớp 11 như sau:
Đọc hiểu nội dung: Phân tích và đánh giá được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn
bản muốn gửi đến người đọc thơng qua hình thức nghệ thuật của văn bản; phân biệt chủ đề
chính, chủ đề phụ trong một văn bản có nhiều chủ đề. Phân tích và đánh giá được tình cảm,
cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua văn bản; phát hiện được các giá
trị văn hố, triết lí nhân sinh từ văn bản.
Đọc hiểu hình thức: Nhận biết và phân tích được một số đặc điểm cơ bản của ngôn
ngữ văn học. Phân tích được tính đa nghĩa của ngơn từ trong tác phẩm văn học. Nhận biết
và phân tích được sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình trong tùy bút hoặc tản văn; giữa hư cấu
và phi hư cấu trong truyện kí.

Liên hệ, so sánh, kết nối: So sánh được hai văn bản văn học viết cùng đề tài ở các
giai đoạn khác nhau; liên tưởng, mở rộng vấn đề để hiểu sâu hơn văn bản được đọc. Vận
dụng được kinh nghiệm đọc, trải nghiệm về cuộc sống và hiểu biết về lịch sử văn học Việt
Nam để nhận xét, đánh giá văn bản văn học. Phân tích được ý nghĩa hay tác động của văn
bản văn học trong việc làm thay đổi suy nghĩ, tình cảm, cách nhìn và cách thưởng thức,
đánh giá của cá nhân đối với văn học và cuộc sống.
Đọc mở rộng: Trong một năm học, đọc tối thiểu 35 văn bản văn học (bao gồm cả văn
bản được hướng dẫn đọc trên mạng Internet) có thể loại và độ dài tương đương với các văn
bản đã học.” [2, 66 - 67]
Như vậy, trong Chương trìnhgiáo dục phổ thông môn Ngữ văn (2018), Bộ Giáo dục
và Đào tạo đã xác định mục tiêu dạy học đọc hiểu văn bản tùy bút trong nhà trường phổ
thông cho khối lớp 11 khá rõ ràng với bốn giai đoạn, bao gồm: đọc hiểu nội dung; đọc hiểu
hình thức; liên hệ, so sánh, kết nối và đọc mở rộng.
3.2.2. Thực trạng dạy học tùy bút ở trường THPT hiện nay
3.2.2.1. Ưu điểm

218


Trong chương trình học, HS đã được học một số tác phẩm tùy bút từ cấp THCS. Ví
dụ: bài Một thứ quà của lúa non: Cốm - Thạch Lam, Vũ trung tùy bút - Phạm Đình Hổ…
Như vậy, đối với HS lớp 11, tùy bút không phải là một thể loại mới.
GV đã và đang tiến hành thực hiện hình thức tổ chức dạy học lấy người học làm trung
tâm. Do đó, HS có thể chủ động trong việc tìm hiểu, phân tích, tổng hợp, đánh giá giá trị
nội dung, nghệ thuật của tác phẩm dưới sự hướng dẫn, hỗ trợ của GV.
Với sự phát triển của CNTT và truyền thơng, GV có rất nhiều lựa chọn trong việc tìm
kiếm trang thiết bị dạy học (máy tính, máy chiếu, bảng thông minh…) để bài giảng trở nên
sinh động, hấp dẫn hơn. Đồng thời, CNTT còn giúp HS chủ động hơn trong việc tích lũy
tri thức, các em có thể tự học, soạn bài mới trước khi lên lớp thông qua q trình tìm kiếm
thơng tin về bài học trên mạng Internet.

3.2.2.2. Hạn chế
Số lượng tác phẩm tùy bút HS được học trong chương trình Ngữ vănkhá ít, đặc biệt
ở THPT, các em chỉ tập trung vào tìm hiểu hai tác phẩm tùy bút đó là Người lái đị sơng
Đà của Nguyễn Tn và Ai đã đặt tên cho dịng sơng? của Hồng Phủ Ngọc Tường. Trong
khi đó, số lượng các tác phẩm truyện và thơ chiếm tỉ lệ rất cao.
Mặc dù thiên về trữ tình nhưng do đặc trưng là ghi chép lại sự vật, hiện tượng theo
góc nhìn, quan điểm của tác giả nên tùy bút có dung lượng khá lớn so với thơ và ít có sự
hấp dẫn về nhân vật, sự kiện, cốt truyện như truyện; mà sự hấp dẫn của tùy bút chủ yếu tập
trung ở phong cách viết và nội dung kiến thức đa lĩnh vực nên HS phải có nền tảng kiến
thức khá rộng để hiểu và phân tích tác phẩm. Do đó, thể văn này chưa gợi được sự hứng
thú của HS nhiều như các thể văn khác.
Để hiểu và phân tích được một tác phẩm tùy bút đối với HS trong thời gian hai tiết là
quá sức bởi lượng kiến thức trong bài rất lớn. Đó khơng phải là kiến thức đơn ngành mà là
kiến thức đa ngành, đa lĩnh vực. Do vậy, đối với HS lớp 11, việc học các tác phẩm tùy bút
còn hạn chế về thời gian nên hầu như GV chỉ thuyết giảng để HS nhớ và hiểu được kiến
thức của bài học.
Mặc dù CNTT đã phát triển nhưng do thời gian giảng dạy còn hạn chế nên GV vẫn
lựa chọn hình thức tổ chức dạy học truyền thống với bảng đen, phấn trắng là chủ yếu. Do
đó, nếu chưa có cơ hội được quan sát, trải nghiệm những điều mà tác giả viết trong tác
phẩm thì HS rất khó hình dung và hiểu được những sự vật, hiện tượng nhà văn viết trong
tác phẩm.
219


3.3. Quy trình tổ chức hoạt động dạy học đọc hiểu văn bản “Đi trên đường Hà Nội”
theo mơ hình lớp học đảo ngược
Từ quy trình tổ chức hoạt động dạy học đọc hiểu văn bản theo MHLHĐN, chúng tôi
tiến hành xây dựng quy trình tổ chức hoạt động dạy học đọc hiểu văn bản “Đi trên đường
Hà Nội”theo MHLHĐN với các bước sau:
3.3.1. Trước giờ học

Để chuẩn bị cho tiết học, HS cần phải tìm hiểu các kiến thức liên quan tới thể loại,
tác giả, tác phẩm và bước đầu tự phân tích tác phẩm theo ý hiểu của mình. Các nhiệm vụ
và câu hỏi HS phải trả lời đều nằm ở mức độ nhận biết và thông hiểu. GV cần định hướng
kiến thức cho người học thông qua hệ thống câu hỏi giao cho HS.
Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

- Giao nhiệm vụ cho HS:
- Nhận nhiệm vụ, tự nghiên cứu kiến
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu chung
thức và thực hiện theo yêu cầu.
- Tìm hiểu về: thể loại tùy bút; cuộc đời,
- Đặt câu hỏi, đề nghị GV hướng dẫn
sự nghiệp của nhà văn; hoàn cảnh sáng tác của
nếu có thắc mắc.
tác phẩm.
- Cách thức thực hiện:
- Hình thức thực hiện: Cá nhân
+ Đọc SGK, tài liệu tham khảo,
Nhiệm vụ 2: Đọc hiểu văn bản
GV chia lớp thành 5 nhóm để phân tích thơng tin trên mạngvà phải ghi nguồn.
và thảo luận về các nhân vật theo hệ thống câu

+ Các nhóm tiến hành trao đổi,
thảo luận và hồn thành bài tập.

hỏi đã cho.
- Hình thức thực hiện: nhóm
- Cách thức trình bày: sơ đồ tư duy, trình

chiếu powerpoint, vẽ tranh…

- Kiểm tra tiến độ và mức độ hồn thành nhiệm - Phản hồi thơng tin, đặt vấn đề, nêu câu
vụ của HS.

hỏi liên quan tới bài học.

- Trả lời câu hỏi của HS.

- Hoàn thành nhiệm vụ đúng hạn.

- Tổng hợp, phân tích, nhận xét, đánh giá kết - Tiếp tục tìm hiểu kiến thức.
quả phản hồi của HS.

- Chuẩn bị cho tiết học trên lớp.

- Ghi lại câu hỏi và câu trả lời hay.
Bảng 1. Hoạt động của GV và HS trước giờ học
220


HỆ THỐNG CÂU HỎI ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
Hoạt động cá nhân (HS tìm hiểu, chuẩn bị ở nhà):
?1. Hãy trình bày cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn Đỗ Chu?
?2.Hãy trình bày hồn cảnh sáng tác của tác phẩm“Đi trên đường Hà Nội”.
?3. Đã bao giờ, các em đi bộ trên các con phố ở Hà Nội chưa? Không gian ở đó như thế
nào? Cuộc sống sinh hoạt của người dân ra sao? Em cảm thấy như thế nào khi đi
dạo trên các con phố ấy?
?4.Em có suy nghĩ hay cảm nhận gì khi đọc nhan đề tác phẩm? Em có thể đặt những
câu hỏi nào với nhan đề này?

?5. Sau khi đọc tác phẩm, em ấn tượng nhất với nhân vật hoặc chi tiết nào? Vì sao?
?6. Thơng qua tác phẩm, nhà văn Đỗ Chu đã phản ánh điều gì về cuộc sống? Qua đó,
ơng muốn thể hiện tư tưởng, cảm xúc nào?
?7. Hãy phân tíchnhững nét đặc sắc trong cách sử dụng ngôn ngữ của Đỗ Chu.
?8. Em có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật trong tác phẩm?
Hoạt động nhóm (chia theo bàn, 2 bàn thành 1 nhóm):
Nhóm 1: Phân tích nhân vật bác sĩ Nguyễn Văn Luyện
?1. Bác sĩ Luyện được giới thiệu như thế nào?
?2. “Việc trọng đại” của bác sĩ Luyện được nhắc đến trong tác phẩm là gì? Ơng đã làm
gì để thực hiện việc trọng đại ấy?
?3.Bác sĩ Luyện đã có những hành động nào? Các hành động ấy thể hiện điều gì?
Nhóm 2: Phân tích nhân vật Hoàng
?1. Nhân vật Hoàng được giới thiệu qua lời kể của ai? Anh là người như thế nào?
?2. Phân tích mối quan hệ giữa Hồng với bác sĩ Luyện và con gái ơng kĩ sư.
?3. Qua đó, em thấy Hồng là người như thế nào?
Nhóm 3: Phân tích nhân vật con gái ơng kĩ sư
?1. Tình cảm của cơ con gái ơng kĩ sư với Hồng như thế nào?
?2. Theo em “cái gì đó” mà cơ ln mong ngóng là gì? Tại sao?
?3. Qua đó, em có nhận xét gì về cơ gái này?
Nhóm 4: Phân tích nhân vật ơng kĩ sư
?1. Ơng kĩ sư được giới thiệu như thế nào?
?2. Ơng kĩ sư có thói quen gì? Thói quen ấy thể hiện điều gì?
?3.Qua đó, em có nhận xét gì về ơng kĩ sư?
221


Nhóm 5: Phân tích nhân vật “tơi”
?1. Nhân vật “tơi” đã có những nhận định, suy nghĩ gì về cuộc đời?
?2. Những nhận định ấy thể hiện điều gì?
?3. Nhân vật “tơi” đã có những cảm nhận và dự cảm gì khi đi trên đường Hà Nội?

Như vậy, trước khi đến lớp, HS cần tích lũy được kiến thức ở mức độ nhận biết và
thơng hiểu. Do đó, hệ thống câu hỏi và tài liệu tham khảo phải đa dạng, sinh động, hấp dẫn
bởi nó đóng vai trị then chốt, vừa chứa đựng những nội dung cốt lõi của bài học, vừa đảm
bảo yêu cầu định hướng, hướng dẫn người học.
3.3.2. Trong giờ học
GV dạy học theo MHLHĐN sẽ bắt đầu bài học bằng việc giải đáp các thắc mắc, hệ
thống hóa lại kiến thức cơ bản của bài học và giải đáp cho HS. Trọng tâm của giờ học là
việc thảo luận, chia sẻkiến thức HS đã tích lũy được về các nhân vật trong tác phẩm và giá
trị nội dung, giá trị nghệ thuật của văn bản “Đi trên đường Hà Nội”.
Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

- Nhận xét, đánh giá mức độ hoàn thành - Lắng nghe, rút kinh nghiệm.
nhiệm vụ trước giờ học của HS.

- Ghi chép lại kiến thức quan trọng.

- Chốt lại kiến thức về tác giả, tác phẩm.
GV hướng dẫn HS phân tích tác phẩm
- Tổ chức hoạt động tìm hiểu, phân tích - Thực hiện hoạt động: thảo luận, trao
đặc điểm của các nhân vật trong tác đổi, chia sẻ, hoàn thành sản phẩm.
phẩm theo những yêu cầu sau:

- Hoạt động dự kiến:

+ Nội dung: Trình bày và phân tích

+Các nhóm lần lượt lên thuyết


đặc điểm của các nhân vật chính trong trình về nhân vật của mình.
tác phẩm.
+ Các nhóm khác lắng nghe, nhận
+ Thời gian: 8 phút/nhóm
xét và đặt câu hỏi cho nhóm trình bày.
+ Hình thức trình bày: thuyết trình

+ Nhóm trình bày có thời gian thảo

+ Sản phẩm: Sơ đồ tư duy, video, luận 1 phút, sau đó trả lời câu hỏi của các
bản trình chiếu powerpoint, tranh vẽ…

nhóm.
- Tự nhận xét và lắng nghe góp ý từ GV.
222


- Hướng dẫn, quan sát, nhận xét, đánh
giá, chốt lại kiến thức.
- Tổ chức hoạt động:

- Nhận giấy A0 và bút dạ.

+ Nội dung: Phân tích giá trị nội - Phân chia nhiệm vụ của các thành viên.
dung và nghệ thuật của tác phẩm.
+ Phương pháp: khăn trải bàn
- Hướng dẫn, quan sát, hỗ trợ HS.

- Viết ý kiến của mình lên giấy.
- Trao đổi, thảo luận, thống nhất ý kiến.

- Viết kết quả vào phần trung tâm.

GV hướng dẫn HS luyện tập, mở rộng
- Cung cấp ngữ liệu và hướng dẫn HS - Trả lời các câu hỏi sau:
vận dụng kiến thức để tiến hành đọc hiểu ?1.Những “người xa nhà” thường nhớ
đoạn trích từ“Nói đến Tết ở miền Bắc thì về Tết ở miền Bắc qua những hình ảnh
trăm nhớ nghìn thương…” tới “sống chi tiết nào?
làm sao cho nổi.” (trích Thương nhớ
?2.Hãy chỉ ra biện pháp nghệ thuật
mười hai của tác giả Vũ Bằng) thơng qua
chính được sử dụng trong đoạn 1 và 3?
hệ thống câu hỏi.
?3.Theo em, việc sử dụng biện pháp
nghệ thuật này có ý nghĩa gì?
?4.Hãy tưởng tượng mình là một du học
sinh phải đón Tết xa nhà, em hãy viết
một đoạn văn ngắn khoảng 15 câu để
trình bày cảm xúc của mình.
Bảng 2. Hoạt động của GV và HS trong giờ học


Hình thức đánh giá hoạt động nhóm: Đánh giá sản phẩm.GV nhận xét, đánh giá

sản phẩm của các nhóm về cả nội dung và hình thức trình bày của HS theo bảng tiêu chí
đánh giá.
Như vậy, thời gian trên lớp, HS sẽ tiến hành trao đổi, thảo luận về hai nội dung chính,
đó là tìm hiểu, phân tích về các nhân vật và chỉ ra giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của
tác phẩm thơng qua hình thức làm việc nhóm và hoạt động theo phương pháp khăn trải
bàn.Sau đó, HS sẽ vận dụng kiến thức đã học để đọc hiểu đoạn trích được trích trong tác


223


phẩmThương nhớ mười hai của tác giả Vũ Bằng. Trong giờ lên lớp, GV có vai trị là người
hướng dẫn, hỗ trợ, giải đáp, chốt lại kiến thức, nhận xét, đánh giá sản phẩm của các em.
3.3.3. Sau giờ học
Sau q trình tích lũy và bước đầu vận dụng kiến thức đọc hiểu văn bản“Đi trên
đường Hà Nội”, HS tiếp tục tiến hành luyện tập thông qua việc làm bài tập về nhà.
Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

- Giao nhiệm vụ: Trình bày suy nghĩ của - Viết bài văn trình bày suy nghĩ về “sự
em về “sự sống bất diệt” và “cái chết sống bất diệt” và “cái chết mọc cánh”
mọc cánh” được nhắc đến trong tác được nhắc đến trong tác phẩm.
phẩm Đi trên đường Hà Nội.
- Gửi ngữ liệu và hướng dẫn HS tự phân - Tiếp tục mở rộng kiến thức thơng qua
tích các tác phẩm tùy bút khác.

việc đọc thêm các tác phẩm khác.

Bảng 3. Hoạt động của GV và HS sau giờ học
Như vậy, q trình học tập của HS khơng chỉ gói gọn ở trên lớp mà còn kéo dài sau
giờ học thơng qua vận dụng, mở rộng kiến thức. Do đó, người học có thể tiếp tục phát triển
năng lực và sử dụng kiến thức đã học để đọc hiểu các văn bản tùy bút khác.
4. KẾT LUẬN
Thông qua việc phân tích định hướng đổi mới phương pháp dạy học đọc hiểu văn
bản, thực trạng dạy học đọc hiểu tùy bút ở nhà trường phổ thơng, tầm quan trọng của mơ
hình lớp học đảo ngược đối với giáo viên và học sinh trong q trình truyền thụ, tích lũy
kiến thức, chúng tơi muốn nhấn mạnh về tính hiệu quả của việc sử dụng mơ hình lớp học

này trong q trình dạy học nói chung và q trình dạy học đọc hiểu văn bản tùy bút nói
riêng.Quan trọng hơn, lớp học đảo ngược đã đáp ứng được yêu cầu lấy người học làm trung
tâm và dạy học theo định hướng phát triển năng lực thơng qua q trình học sinh tự tìm
hiểu, khám phá, trao đổi, thảo luận về kiến thức của bài học dưới sự định hướng, hỗ trợ của
giáo viên.
Sau khi tìm hiểu, 91% GVvà 89% HS đồng ý rằng mơ hình lớp học đảo ngượcgiúp
HS chủ động được thời gian và không gian học, 87% GV và86% HS cho rằnglớp học này
phù hợp với tốc độ và mức độ tiếp thu kiến thức của HS, 92% GV đồng ý với quan điểm
mơ hình này giúp HS trở thành trung tâm của lớp học dưới sự hướng dẫn, định hướng của
GV, 64% GV và 77% HS nhận thấy lớp học đảo ngược là một mơ hình tốt, có triển vọng
224


và mong muốn được thử nghiệm, ứng dụng mơ hình này. Như vậy, so với mơ hình lớp học
truyền thống, mơ hình lớp học đảo ngược có nhiều điểm vượt trộihơn và phù hợp với yêu
cầu đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.
5. ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO
Từ kết quả nghiên cứu đề tài “Dạy học đọc hiểu văn bản “Đi trên đường Hà Nội”
của nhà văn Đỗ Chu cho học sinh lớp 11 theo mơ hình lớp học đảo ngược (Chương trình
mới)”, chúng tôi tiếp tục hướng tớiphân tích, nghiên cứu tính hiệu quả của việcsử dụng mơ
hình lớp học đảo ngược đối với q trình dạy học đọc hiểu các thể loại khác như truyện,
thơ, kịch… Qua đó, đánh giá tổng quát về mức độ phù hợp và hiệu quả của mơ hình lớp
học này đối với người học.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
1.

Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006),Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn,


NXB Giáo dục, Hà Nội.
2.

Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018),Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn,

NXB Giáo dục, Hà Nội.
3.

Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Ngữ văn 12, Tập một, Nâng cao, NXB Giáo dục

Việt Nam, Hà Nội.
4.

Nguyễn Chính (2016), “Dạy học theo mô hình Flipped Classroom”, Báo Tia Sáng-

Bộ Khoa học Cơng Nghệ, ngày 4/4/2016.
5.

Phạm Thị Thu Hương (Chủ biên) (2019), Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản

văn chương qua hệ thống phiếu học tập,Lớp 10, 11, 12, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
6.

Lê Thị Quỳnh Sen (2016),“Hiểu đúng về nội dung đọc hiểu văn học”, Báo Giáo

dục và thời đại, ngày 12/10/2016.
7.

Đỗ Ngọc Thống (Chủ biên) (2019), Hướng dẫn dạy học phát triển năng lực môn


Ngữ văn Trung học phổ thông theo chương trình giáo dục phổ thông mới, NXB Đại học
Sư phạm.
8.

Mai Sơn Tùng (2011), Thế giới nghệ thuật trong tùy bút của Đỗ Chu, Luận văn

thạc sĩ, Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh.
Tài liệu tiếng Anh
225


9.

Jeremy F. Strayer (2007), The effects of the classroom flip on the learning

environment: A comparision of learning activity in a traditional classroom and a flip
classroom that used an intelligent tutoring system, The Ohio State University.
10.

Jonathan Bergmann, Aaron Sams (2012), Flip Your Classroom - Reach Every

Student in Every Class Every Day - International, Society for Technology in Education.

226



×