Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Cách mạng xã hội và cách mạng xã hội chủ nghĩa. Liên hệ thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.77 KB, 25 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HCM
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ

Cách mạng xã hội
và cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Liên hệ thực tiễn.

MÃ MƠN HỌC & MÃ LỚP:
NHĨM THỰC HIỆN: Herbert Spencer.
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN:

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2022


DANH SÁCH NHĨM THAM GIA VIẾT TIỂU LUẬN
HỌC KÌ 2, NĂM HỌC: 2021-2022

Nhóm Herbert Spencer. Thứ 5 tiết 03, 04
Tên đề tài: Cách mạng xã hội và cách mạng xã hội chủ nghĩa. Liên hệ thực tiễn.

STT

HỌ VÀ TÊN SINH

MÃ SỐ SINH

VIÊN


VIÊN

TỶ LỆ %
HỒN

SĐT

THÀNH

1

100%

2

100%

..................

3

100%

..................

4

100%

..................


5

100%

..................

6

100%

7

100%

8

100%

9

100%



Trưởng nhóm:
Nhận xét của giáo viên:

......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................

Ngày ............ tháng......... năm.......
Giáo viên chấm điểm


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài..................................................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................................ 1
3. Đối tượng nghiên cứu..............................................................................................................2
CHƯƠNG 1: CÁCH MẠNG XÃ HỘI.....................................................................................4
1.1. Khái niệm của cách mạng xã hội..........................................................................................4
1.1.1. Khái niệm cách mạng xã hội theo nghĩa rộng....................................................................4
1.1.2 Khái niệm cách mạng xã hội theo nghĩa hẹp......................................................................4
1.2. Nguyên nhân của cách mạng xã hội.....................................................................................4
1.2.1. Nguyên nhân khách quan...................................................................................................4
1.2.2. Nguyên nhân chủ quan......................................................................................................4
1.3. Vai trò của cách mạng xã hội................................................................................................5
CHƯƠNG 2: CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA.............................................................6
2.1. Khái niệm và nguyên nhân của cách mạng xã hội chủ nghĩa................................................6
2.1.1. Khái niệm cách mạng xã hội chủ nghĩa.............................................................................6
2.2. Mục tiêu và động lực của cách mạng xã hội chủ nghĩa.........................................................6
2.2.1. Mục tiêu của cách mạng xã hội chủ nghĩa.........................................................................7
2.2.2. Động lực của cách mạng xã hội chủ nghĩa.........................................................................7
2.3. Nội dung của cách mạng xã hội chủ nghĩa...........................................................................7
CHƯƠNG 3: LIÊN HỆ THỰC TIỄN......................................................................................9
3.1. Cách mạng Tháng Mười Nga................................................................................................9
3.1.1 Sự ra đời của Cách mạng Tháng Mười Nga........................................................................9

3.1.2 Sự phát triển của Cách mạng Tháng Mười Nga................................................................10
3.1.3 Sự ảnh hưởng của Cách mạng Tháng Mười Nga..............................................................11
3.2. Cách mạng Tháng Tám.......................................................................................................14
3.2.1 Sự ra đời của Cách mạng Tháng Tám...............................................................................14
3.2.2 Sự phát triển của Cách mạng Tháng Tám.........................................................................14
3.2.3 Sự ảnh hưởng của Cách mạng Tháng Tám.......................................................................16
KẾT LUẬN.............................................................................................................................. 18
PHỤ LỤC – BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ TRONG NHÓM......................................19


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................21


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là một đề tài lý luận
và thực tiễn rất cơ bản, quan trọng, nội dung rất rộng lớn, phong phú, đa dạng và phức tạp, có
nhiều cách tiếp cận khác nhau, địi hỏi phải có sự nghiên cứu, tìm tịi rất cơng phu, nghiêm túc,
tổng kết thực tiễn một cách sâu sắc, khoa học. Chủ nghĩa xã hội là mục tiêu và lý tưởng của
toàn Đảng và toàn dân tộc ta. Từ khi ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã lãnh đạo toàn dân đứng dạy đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất nước, dựng
nên nhà nước dân chủ cộng hịa, tiến hành cơng cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, nhằm thực
hiện lý tưởng cao đẹp của toàn Đảng, toàn dân: xây dựng Việt Nam thành một nước chủ nghĩa
xã hội phồn vinh, phát triển. Cách mạng xã hội và Cách mạng xã hội chủ nghĩa là cuộc đấu
tranh bền bỉ, lâu dài đầy kiên trì và đầy khó khăn để đem lại tự do, độc lập, bình đẳng cho nhân
dân. Dưới sự lãnh đạo tài tình của Đảng và Bác Hồ, dân tộc Việt Nam ta đã bảo vệ vững vàng
Tổ quốc và đang từng bước xây dựng một nhà nước xã hội chủ nghĩa to đẹp hơn, giàu có hơn,
sánh vai cùng bè bạn năm châu. Với mong muốn được tìm hiểu sâu hơn và nhận thức được tầm
quan trọng của vấn đề mang tính chất xã hội nên nhóm em đã chọn đề tài tiểu luận: “Cách
mạng xã hội và cách mạng xã hội chủ nghĩa. Liên hệ thực tiễn”

2. Mục tiêu nghiên cứu
+ Mục tiêu cho phần lý thuyết: Dựa trên học thuyết hình thái – kinh tế xã hội của chủ
nghĩa Mác Lênin giúp chúng ta thêm phần hiểu rõ về đặc điểm ưu việt của xã hội cộng sản chủ
nghĩa. Để xây dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa cần trải qua một cuộc cách mạng xã hội, cụ thể
là cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa. Có thể thấy cách mạng xã hội và cách mạng xã hội chủ
nghĩa có tầm ảnh hưởng rất lớn. Hai cuộc cách mạng này chính là động lực cho sự phát triển xã
hội là một tất yếu của lịch sử thế giới. Vì thế, chúng ta cần phải nghiên cứu để nắm rõ bản chất
của chúng và vận dụng vào điều kiện cụ thể của đất nước.
+ Mục tiêu cho phần liên hệ thực tiễn: Cách mạng xã hội và cách mạng chủ nghĩa xã hội
được xem là động lực cho sự phát triển xã hội, cách mạng xã hội là “đầu tàu của lịch sử”, cách
mạng xã hội chủ nghĩa là con đường, là mục tiêu, lý tưởng không chỉ riêng Việt Nam mà còn là
nhiều quốc gia khác trên thế giới đang hướng đến, là một tất yếu của lịch sử thế giới. Thơng
qua q trình tìm hiểu về các lý luận của hai cuộc cách mạng trên, từ đó đề xuất ra cách giải
quyết triệt để các mâu thuẫn cơ bản để từ đó tiến tới một xã hội phát triển, tiến tới một hình thái
1


kinh tế - xã hội tiến bộ hơn. Liên hệ các lý thuyết cũng như vai trị đóng góp của cách mạng xã
hội và cách mạng xã hội chủ nghĩa với thực tiễn Việt Nam, từ đó nghiên cứu bối cảnh Việt
Nam và đề ra phương án vận dụng phù hợp nhằm mục đích thúc đẩy q trình xây dựng Xã hội
Chủ nghĩa của nước nhà hiện tại. Ở trong quá khứ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản
Việt Nam đã vận dụng thành công những bài học, giá trị lý luận của Cách mạng Tháng Mười
và những chỉ dẫn của V. I. Lênin để hồn thành cơng cuộc giải phóng dân tộc và thống nhất đất
nước. Ở hiện tại, thơng qua q trình nghiên cứu giá trị lý luận và tình hình thực tế, nhất là
cơng cuộc đổi mới để hướng tới mục đích làm sáng tỏ nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con
đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu phần lý thuyết: lý thuyết của CNML về CMXH và CMXH chủ nghĩa
+ Những quy luật và tính quy luật chính trị - xã hội của quá trình phát sinh, hình thành
và phát triển hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa; những nguyên tắc cơ bản, những

điều kiện, con đường, hình thức và phương pháp đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân
để thực hiện sự chuyển biến từ chủ nghĩa tư bản (và các chế độ tư hữu) lên chủ nghĩa xã hội,
chủ nghĩa cộng sản. Sự chuyển biến từ các chế độ tư hữu, từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã
hội…mang tính quy luật khách quan của lịch sử nhân loại. Nhưng vì đó là vấn đề xã hội, quy
luật xã hội cho nên nó khơng tự diễn ra như quy luật tự nhiên mà đều thông qua những hoạt
động của con người. Nhân tố Người ở đây lại trước hết là giai cấp công nhân hiện đại. Từ suy
nghĩ đến hành động của nhân tố Người đã tạo nên thành công cho hai cuộc cách mạng xã hội
và cách mạng xã hội chủ nghĩa. Đó chính là tiền đề để xây dựng nên xã hội cộng sản chủ nghĩa
ngày nay. Những nội dung lý luận khoa học chung nhất của chủ nghĩa xã hội khoa học mà chủ
nghĩa Mác-Lênin nêu ra cần được vận dụng cụ thể, đúng đắn và phát triển sáng tạo ở mỗi nước,
trong những giai đoạn và hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Nếu ở đâu biến những lý luận của chủ nghĩa
xã hội khoa học thành những công thức giáo điều thì ở đó đã làm mất tính biện chứng - khoa
học và cách mạng cũng như giá trị và sức sống của chủ nghĩa xã hội khoa học. (viết lại phần
màu vàng theo màu xanh ở trên, thêm keyword “nghiên cứu về CMT8, nghiên cứu về
CMT10 Nga”)
Đối tượng nghiên cứu phần liên hệ:
CM tháng 8: nguyên nhân, nguồn gốc, ý nghĩa……
CMT 10
2


+ Cách mạng Tháng Mười Nga (1917) đã thức tỉnh các dân tộc bị áp bức đứng lên giành
độc lập dân tộc, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, từng bước đưa đất nước tiến lên chủ nghĩa xã
hội. Thực tiễn lịch sử cách mạng Việt Nam những năm đầu của thế kỷ XX, sự áp bức của thực
dân, đế quốc, phong kiến với quần chúng nhân dân lao động vô cùng tàn bạo, những phong trào
đấu tranh theo xu hướng phong kiến, tư sản đều bị thất bại, đã là mảnh đất tốt để tuyên truyền
tư tưởng xã hội chủ nghĩa cho nhân dân. Hồ Chí Minh viết: "Sự tàn bạo của chủ nghĩa tư bản
đã chuẩn bị đất rồi: Chủ nghĩa xã hội chỉ còn phải làm cái việc là gieo hạt giống của cơng cuộc
giải phóng nữa thơi". Trong q trình bơn ba tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã nhận thức
được tính tất yếu lịch sử: "Chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp

bức", do vậy, Người đã tích cực tuyên truyền chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam, đưa đến việc
thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 3-2-1930. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã làm
cho cách mạng Việt Nam thoát khỏi sự khủng hoảng về đường lối chính trị. Từ khi Đảng Cộng
sản Việt Nam ra đời, sự nghiệp đấu tranh của nhân dân Việt Nam đã kết hợp hai sự nghiệp giải
phóng dân tộc bị áp bức và giải phóng giai cấp những người lao động. Đi theo ngọn cờ của
Đảng, nhân dân Việt Nam đã hoàn thành xuất sắc hai nhiệm vụ đó để đưa đất nước đi lên con
đường xã hội chủ nghĩa.

3


CHƯƠNG 1: CÁCH MẠNG XÃ HỘI
1.1. Khái niệm của cách mạng xã hội
1.1.1. Khái niệm cách mạng xã hội theo nghĩa rộng
- Cách mạng xã hội theo nghĩa rộng là sự biến đổi có tính bước ngoặt và căn bản về chất
trong toàn bộ các lĩnh vực của đời sống xã hội, là phương thức chuyển từ một hình thái kinh tế
xã hội lỗi thời lên một hình thái kinh tế - xã hội mới ở trình độ phát triển cao hơn.
1.1.2 Khái niệm cách mạng xã hội theo nghĩa hẹp
- Cách mạng xã hội theo nghĩa hẹp là việc lật đổ một chế độ chính trị đã lỗi thời và thiết
lập một chế độ chính trị tiến bộ hơn của giai cấp cách mạng.
- Cách hiểu theo nghĩa hẹp áp dụng cho riêng lĩnh vực chính trị ở một thời kỳ nhất định.
Dù theo nghĩa rộng hay nghĩa hẹp, vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng luôn là việc giành
chính quyền. Bởi vì, chỉ khi nào giành được chính quyền, giai cấp cách mạng mới xác lập được
nền chun chính của mình, tiến tới bảo đảm được quyền lực của mình trên mọi lĩnh vực của
đời sống xã hội
1.2. Nguyên nhân của cách mạng xã hội
1.2.1. Nguyên nhân khách quan
- Nguyên nhân khách quan hay còn gọi là nguyên nhân sâu xa của mọi cuộc cách mạng
xã hội trong lịch sử nhân loại đều là do mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.
Sự phát triển của lực lượng sản xuất phá vỡ sự phù hợp về mặt trình độ của quan hệ sản xuất

đối với nó, địi hỏi tất yếu phải thay thế quan hệ sản xuất lỗi thời bằng một quan hệ sản xuất
mới tiên tiến hơn.
- Cách mạng xã hội chủ nghĩa có nguyên nhân sâu xa từ mâu thuẫn nội tại của phương
thức sản xuất tư bản chủ nghĩa - mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất mang tính xã hội cao với
quan hệ sản xuất mang tính tư nhân tư bản chủ nghĩa khơng cịn phù hợp với trình độ của lực
4


lượng sản xuất.
1.2.2. Nguyên nhân chủ quan
- Nguyên nhân chủ quan của cách mạng xã hội là sự phát triển về mặt tổ chức và mặt
nhận thức của giai cấp cách mạng, tức giai cấp đại biểu cho phương thức sản xuất mới tiến bộ
hơn. Từ đó tạo ra sự phát triển của phong trào đấu tranh giai cấp từ tự phát đến tự giác và khi
có sự kết hợp chín muồi của các nhân tố khách quan và chủ quan, tức tạo được thời cơ cách
mạng, thì khi đó tất yếu cách mạng sẽ bùng nổ và có khả năng thành cơng.
1.3. Vai trị của cách mạng xã hội
- Có vai trị to lớn trong đời sống xã hội. Chỉ có cách mạng mới thay thế được quan hệ
sản xuất cũ bằng quan hệ sản xuất mới, thay thế hình thái kinh tế – xã hội cũ bằng hình thái
kinh tế – xã hội mới cao hơn.
- Cách mạng xã hội giữ vai trò là một trong những phương thức, động lực của sự phát
triển xã hội. Như chúng ta đã thấy, các cuộc cách mạng xã hội là những “đầu tầu của lịch sử”,
tức vai trò là phương thức thực hiện sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội. Mặt khác,
chính nhờ những cuộc cách mạng xã hội mà các mâu thuẫn cơ bản của đời sống xã hội trên các
lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa,... được giải quvết triệt để, từ đó tạo ra động lực cho sự tiến
bộ và phát triển của xã hội.
Cách mạng xã hội là bước chuyển biến vĩ đại trong đời sống xã hội về kinh tế, chính trị,
văn hóa, tư tưởng.
Lịch sử nhân loại đã chứng minh đầy đủ, rõ nét vai trò của cách mạng xã hội qua 04
cuộc cách mạng đưa nhân loại trải qua 05 hình thái kinh tế – xã hội nối tiếp nhau:
+ Cách mạng thực hiện bước chuyển từ hình thái kinh tế – xã hội nguyên thủy lên hình thái

chiếm hữu nơ lệ;
+ Cách mạng chuyển từ chế độ nô lệ lên chế độ phong kiến;
+ Cuộc cách mạng tư sản lật đổ chế độ phong kiến, xác lập chế độ tư bản chủ nghĩa;
+ Cách mạng vô sản lật đổ chế độ tư bản, xác lập chế độ xã hội chủ nghĩa.

5


CHƯƠNG 2: CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
2.1. Khái niệm và nguyên nhân của cách mạng xã hội chủ nghĩa
2.1.1. Khái niệm cách mạng xã hội chủ nghĩa
- Cách mạng xã hội chủ nghĩa là sự cải biến xã hội một cách căn bản về chất nhằm thay
thế chế độ tư bản chủ nghĩa bằng chế độ xã hội chủ nghĩa.
- Theo nghĩa hẹp, cách mạng xã hội chủ nghĩa là một cuộc cách mạng chính trị, kết thúc
bằng việc giai cấp cơng nhân giành được chính quyền và thiết lập nhà nước chun chính vơ
sản.
- Theo nghĩa rộng, cách mạng xã hội chủ nghĩa bao gồm cả hai giai đoạn: cách mạng về
chính trị với nội dung là giành chính quyền, thiết lập nhà nước chun chính vơ sản; tiếp theo
là giai đoạn cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội
cho đến khi xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.
2.1.2. Nguyên nhân của cách mạng xã hội chủ nghĩa
- Chủ nghĩa Mác–Lenin cho rằng, nguyên nhân xâu xa của cuộc CMXH là do sự phát
triển của lực lượng sản xuất. Khi lực lượng sản xuất phát triển sẽ mâu thuẫn với quan hệ sản
xuất đã lỗi thời, kìm hãm nó và tất yếu phải thay thế quan hệ sản xuất lỗi thời bằng quan hệ sản
xuất mới tiên tiến hơn. Do vậy, dưới CNTB, nhất là khi máy hơi nước ra đời làm cho lực lượng
sản xuất ngày càng phát triển, ngày càng mang tính chất xã hội hóa cao; dẫn đến mâu thuẫn với
quan hệ sản xuất mang tính chất TBCN về tư liệu sản xuất.
- Biểu hiện của mâu thuẫn trên, trong lĩnh vực kinh tế là tính tổ chức, tính kế hoạch
trong từng doanh nghiệp ngày càng tăng với tính tổ chức của sản xuất tồn xã hội do tính cạnh
tranh của nền sản xuất hàng hóa TBCN gây ra.

- Quy luật cạnh tranh, tính chất vơ chính phủ trong sản xuất dẫn tới khủng hoảng thừa,
buộc một số doanh nghiệp phải ngừng sản xuất, khi sản xuất đình trệ, cơng nhân khơng có việc
làm, họ đã đứng lên đấu tranh chống lại giai cấp tư sản. Để khắc phục tình trạng đó, giai cấp tư
sản đã tổ chức các xanh-di-ca, tờ rớt, cong-xoc-xiom và nhà nước tư bản ngày càng can thiệp
sâu vào kinh tế, bằng việc quốc hữu hóa một số ngành khi khó khăn, tư hữu hóa khi thuận lợi.
Tuy rằng, mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong chế độ tư bản ngày
càng gay gắt, nhưng CM XHCN không diễn ra một cách tự phát mà thông qua hoạt động của
con người và những điều kiện khách quan, chủ quan nhất định.
2.2. Mục tiêu và động lực của cách mạng xã hội chủ nghĩa
6


2.2.1. Mục tiêu của cách mạng xã hội chủ nghĩa
- Mục tiêu giai đoạn thứ nhất của cách mạng xã hội chủ nghĩa là giành chính quyền về
tay giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
- Mục tiêu giai đoạn thứ hai của cách mạng xã hội chủ nghĩa là giai cấp công nhân phải
tập hợp, tổ chức quần chúng nhân dân lao động tiến hành cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội
mới về mọi mặt.
- Mục tiêu lâu dài và cao nhất của cách mạng xã hội chủ nghĩa là giải phóng xã hội, giải
phóng con người khỏi mọi sự áp bức, bóc lột, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và chủ
nghĩa cộng sản.
2.2.2. Động lực của cách mạng xã hội chủ nghĩa
- Giai cấp công nhân vừa là động lực cơ bản chủ yếu, vừa là người tổ chức và lãnh đạo
cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa thông qua đội tiên phong của mình là Đảng cộng sản.
- Ở các nước nơng nghiệp, nơng dân cịn chiếm số đơng trong dân cư thì giai cấp nơng
dân là một lực lượng cách mạng hết sức to lớn. Vì vậy, giai cấp cơng nhân cần phải liên minh
với giai cấp nông dân để hợp thành động lực to lớn trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân
và tiến trình cách mạng xã hội chủ nghĩa. Đánh giá vai trị của giai cấp nơng dân trong cách
mạng xã hội chủ nghĩa, Hồ Chí Minh từng nói: nơng dân là lực lượng to lớn, “nếu khéo tổ
chức, khéo lãnh đạo thì lực lượng này sẽ làm xoay trời chuyển đất”.

- Trí thức là một bộ phận tiêu biểu cho trí ṭ của đất nước, có vai trò hết sức quan trọng
trong cách mạng xã hội chủ nghĩa. Đánh giá tầm quan trọng của trí thức đối với cách mạng xã
hội chủ nghĩa, Hồ Chí Minh chỉ rõ: chỉ có chủ nghĩa xã hội mới biết trọng trí thức và chỉ có
trong cách mạng xã hội chủ nghĩa trí thức mới được phát huy hết năng lực sáng tạo của mình.
Động lực tổng hợp của cách mạng xã hội chủ nghĩa là khối đại đoàn kết tồn dân trên cơ sở
liên minh cơng – nơng – trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản của giai cấp cơng nhân;
đồng thời đồn kết rộng rãi các lực lượng tiến bộ, dân chủ, yêu chuộng hoà bình trên tồn thế
giới cùng hướng tới mục tiêu: độc lập tự do, dân chủ, tiến bộ, hồ bình và chủ nghĩa xã hội.
2.3. Nội dung của cách mạng xã hội chủ nghĩa
Cách mạng xã hội chủ nghĩa là cuộc cách mạng có nội dung tồn diện, diễn ra trên tất cả
các lĩnh vực của đời sống xã hội.
- Trên lĩnh vực chính trị: Giai cấp cơng nhân trước hết phải đập tan nhà nước của giai
cấp bóc lột, giành chính quyền về tay giai cấp cơng nhân và nhân dân lao động, đưa những
7


người lao động từ địa vị nô lệ làm thuê lên địa vị làm chủ nhà nước và xã hội.
Bước tiếp theo là xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, mà thực chất là thu hút nhân dân lao
động tham gia ngày càng đông đảo vào việc quản lý nhà nước, quản lý xã hội, phát huy tính
tích cực chính trị – xã hội của nhân dân bằng nhiều hình thức phong phú do chính nhân dân
sáng tạo ra.
- Trên lĩnh vực kinh tế: Cách mạng xã hội chủ nghĩa tiến hành xoá bỏ chế độ sở hữu tư
nhân về tư liệu sản xuất, xác lập sở hữu xã hội chủ nghĩa dưới nhiều hình thức thích hợp nhằm
phát triển sản xuất, tăng năng suất lao động xã hội; thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao
động và một số hình thức phân phối khác (ví dụ phân phối theo những đóng góp khác…) nhằm
nâng cao đời sống vật chất cho nhân dân và thực hiện công bằng xã hội. Đây là nội dung cơ
bản của cách mạng xã hội chủ nghĩa, đồng thời là điểm để phân biệt cuộc cách mạng xã hội chủ
nghĩa với các cuộc cách mạng khác.
- Trên lĩnh vực tư tưởng – văn hóa: Cách mạng trên lĩnh vực tư tưởng – văn hóa là sự
biến đổi căn bản trong phương thức sinh hoạt tinh thần của xã hội; giải phóng nhân dân lao

động khỏi mọi xiềng xích nơ lệ về mặt tinh thần, đồng thời, tạo điều kiện để nhân dân lao động
hưởng thụ và sáng tạo các giá trị văn hóa; kế thừa, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống
của dân tộc, đồng thời tiếp thu các giá trị văn hóa tiên tiến của thời đại. Làm cho thế giới quan
Mác-Lênin và nhân sinh quan cộng sản chiếm vị trí chủ đạo trong đời sống tinh thần của xã
hội.

8


CHƯƠNG 3: LIÊN HỆ THỰC TIỄN
3.1. Cách mạng Tháng Mười Nga
3.1.1 Sự ra đời của Cách mạng Tháng Mười Nga
Sau Cách mạng Tháng Hai (1917), nước Nga tồn tại hai chính quyền song song: chính
phủ lâm thời của giai cấp tư sản và các Xô Viết đại biểu công nhân và binh lính do Đảng Bơnsê-vích (Bolshevik) đứng đầu. Tuy nhiên, hai chính quyền này lại có đường lối hoạt động hồn
tồn trái ngược với nhau vì vậy q trình giải quyết những vấn đề về nhu cầu thiết yếu cho đa
số người dân như vấn đề về ruộng đất cho nông dân, việc làm cho công nhân đặc biệt là tình
trạng thiếu hụt lương thực ở nhiều nơi và nhất là mong muốn rút khỏi chiến tranh của đại đa số
người dân không được thực hiện.
Trái lại với nguyện vọng của người dân Nga, bỏ qua lời hứa giải quyết các vấn đề cấp
thiết hiện tại để ổn định cuộc sống và rút khỏi chiến tranh, sau khi lên nắm quyền Chính phủ
lâm thời đã bất chấp những khó khăn và thiếu thốn trong đời sống sinh hoạt người dân, quyết
định tiếp tục theo đuổi chiến tranh đế quốc đến cùng. Lãnh đạo Chính phủ lâm thời lúc bấy giờ
là Alexander Kerensky vẫn muốn Nga can dự vào cuộc chiến tranh giành quyền lực với Đế
quốc Đức và Đế quốc Áo - Hung. Nhìn về tình hình hiện tại của Nga, kiệt quệ cả về vật lực và
nhân lực, tính đến giữa năm 1917, đã có gần 2 triệu binh sỹ tử trận và lên khoảng 5 triệu lính
Nga bị thương. Đứng trước áp lực chiến tranh từ chính phủ, tư tưởng phản chiến của binh sỹ
dần hình thành và dâng cao, người dân ở hậu phương cũng thế hiện thái độ bất bình vì hy vọng
về một cuộc sống hịa bình bị phá vỡ bởi chính người đã hứa sẽ giúp họ tìm lại hịa bình.
Trong hồn cảnh đó, ngày 3 tháng 4 năm 1917, lãnh tụ của Đảng Bơn-sê-vích, Vladimir
ILyich Lenin trở về từ Thụy Sĩ đã nhận được sự ủng hộ rất lớn của nhân dân Pê-tơ-rô-grát

(Petrograd). Sự yếu kém và bất lực trong công tác quản lý của Chính phủ lâm thời mà đứng đầu
là Kerensky ngày càng được thể hiện rõ. Từ mùa thu năm 1917, nước Nga lâm vào cuộc khủng
hoảng rất trầm trọng, nền kinh tế đứng trước thảm họa, tình hình sản xuất công nghiệp lao dốc
(chỉ bằng 36,4% so với năm trước), nơng nghiệp cũng đứng trước tình hình khơng khả quan
hơn, hệ thống giao thông vận tải bị tê liệt. Bên cạnh đó, nạn đói bùng lên và lan ra ở nhiều
vùng trong nước, nhất là ở các thành phố. Đứng trước sự khủng hoảng toàn cục, người dân Nga
trước đó đã bất bình với sự cai trị của Chính phủ lâm thời nay lại càng bất mãn hơn và kịch liệt
phản đối sự tiếp tục cầm quyền của Chính phủ lâm thời.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Bơn-sê-vích mà trực tiếp lãnh đạo khởi nghĩa là V.I. Lenin,
9


vào đầu tháng 10 năm 1917, khơng khí cách mạng bắt đầu hình thành và nhanh chóng bao trùm
lên cả nước Nga, Cách mạng Tháng Mười Nga, cuộc khởi nghĩa vũ trang tranh giành chính
quyền, chiến đấu vì tự do và hịa bình của dân tộc Nga bắt đầu bùng nổ.
3.1.2 Sự phát triển của Cách mạng Tháng Mười Nga
Ngày 4 tháng 4 năm 1917, Lênin đã thông qua Đảng Bơn-sê-vích để trình bày bản báo
cáo mà sau này đã đi vào lịch sử với tên gọi “Luận cương tháng Tư”. Trong bài phát biểu,
Lênin nhấn mạnh về sự cần thiết đồng thời chỉ rõ ra con đường chuyển từ cách mạng dân chủ
tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa. Muốn chấm dứt tình trạng hai chính quyền tồn tại
song song và vượt qua khủng hoảng hiện tại, Lênin nêu rõ cần chuyển giao chính quyền về tay
các Xô Viết. Về phương pháp đấu tranh, Lênin viết: “Vũ khí ở trong tay nhân dân, khơng có sự
cưỡng bức nào từ bên ngồi đối với nhân dân, đó là thực chất của sự vật. Điều đó cho phép và
bảo đảm sự phát triển và hịa bình của cách mạng”. Bên cạnh đề cao vai trò con người mà ở đây
là nhân dân Nga yêu nước, ưu tiên kháng chiến hịa bình, Lênin cũng tun bố một khi hồn
cảnh thay đổi, các Xô Viết bị tấn công, cần phải sẵn sàng chuyển đổi linh hoạt sang hình thức
khởi nghĩa vũ trang.
Đến ngày 20, 21 tháng 4, dưới sự lãnh đạo của Đảng Bơn-sê-vích, hàng chục vạn người
dân Nga u nước chủ động xuống đường để biểu tình u cầu hịa bình, giơ cao khẩu hiệu
"Tất cả chính quyền về tay Xơ Viết", "Hịa bình, ruộng đất, bánh mì". Liên tiếp chịu áp lực từ

các cuộc biểu tình quy mơ lớn, Chính phủ lâm thời lâm vào khủng hoảng và vào ngày 2 tháng
5, trước áp lực từ quần chúng, Bộ trưởng Ngoại giao và Bộ trưởng Chiến tranh phải xin từ
chức.
Đầu tháng 7 năm 1917, Chính phủ lâm thời bắt đầu thực hiện các kế hoạch để đàn áp phong
trào đấu tranh, biểu tình của nhân dân nhằm khủng bố các Xô Viết. Vào ngày 3 tháng 7, trước
cuộc biểu tình gồm hơn 500.000 nhân dân của Pê-tơ-rơ-grát, Chính phủ lâm thời từ chối yêu
cầu trao quyền và ra lệnh cho binh lính bắn vào đồn người biểu tình, khiến hơn 1.000 người
chết và hơn 2.000 người bị thương. Tiếp đó, Kerensky ra lệnh đàn áp và bắt giam các đảng biên
Bơn-sê-vích, nghiêm cấm các nhà in, soạn báo đưa tin về vụ đàn áp, đồng thời phát lệnh truy nã
khẩn cấp Lênin. Nước Nga lúc bấy giờ lâm vào khủng hoảng cực độ về chính trị, tuy rằng tình
trạng hai chính quyền song song đã kết thúc nhưng phần thắng thuộc về giai cấp tư sản,
Alexander Kerensky cũng được bầu lên làm thủ tướng. Điều đó buộc Lênin phải rút về hoạt
động bí mật tại vùng Ra-dơ-líp (Phần Lan). Và cũng trong bối cảnh này, Lênin chủ trương
10


chuyển đổi hình thức đấu tranh sang khởi nghĩa vũ trang để giành lại chính quyền từ tay
Alexander Kerensky.
Đầu tháng 8, Đại hội lần thứ VI của Đảng Bơn-sê-vích diễn ra bán công khai ở Pê-tơ-rôgrát để thảo luận và đánh giá tình hình hiện tại từ đó đề ra sách lược đối phó, vạch sẵn đường đi
cho cuộc cách mạng vũ trang sắp tới. Mặc dù phải hoạt động bí mật, Lênin vẫn chủ trương
khuyến khích quần chúng nhân dân tiếp tục theo đuổi hịa bình, khơng được khuất phục dưới
quyền của Chính phủ lâm thời.
Cho đến giữa tháng 9 năm 1917, tình hình dần có sự thay đổi khi các Xơ Viết phần lớn
ủng hộ Đảng Bơn-sê-vích chống lại Chính phủ lâm thời. Ngồi ra, Đảng Bơn-sê-vích cũng
nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ phía binh sỹ và nhân dân ở các khu vực lớn, Lênin xác định
thời gian để tiến hàng Cách mạng đã chín muồi.
Ngày 12/10/1917, Ủy ban Quân sự cách mạng do Xô Viết Pê-tơ-rô-grát cử ra chỉ đạo
cho công tác chuẩn bị và tiến hàng khởi nghĩa vũ trang ở Thủ đô. Ngày 16/10/1917, Trung tâm
quân sự cách mạng được thành lập để lãnh đạo cho cuộc tổng khởi nghĩa trong cả nước. Trước
chủ trương sẽ dùng mọi biện pháp để đàn áp khởi nghĩa, nhiều ủy viên Ủy ban quân sự bị bắt

giam, ngay trong đêm 20/10/1917, Lênin đến Cung điện Mùa Đông trực tiếp chỉ đạo cuộc khởi
nghĩa vũ trang nhằm lật đổ Chính phủ tư sản lâm thời và thiết lập chính quyền Xơ-viết. Ngay
trong đêm đó, khởi nghĩa vũ trang đã nổ ra ở Thủ đô Pê-tơ-rô-grát, dưới sự lãnh đạo của Bơnsê-vích do Lênin đứng đầu, qn khởi nghĩa đã đánh chiếm được một số vị trí trọng yếu của
thủ đô như nhà ga xe lửa, trung tâm bưu điện, nhà máy điện,… đến rạng sáng ngày 25/10/1917,
phần lớn các địa điểm chủ chốt đã thuộc về tay lực lượng khởi nghĩa.
Trong ngày 25/10/1917, Lênin ra quyết định tổng tiến cơng vào Cung điện Mùa đơng,
sau q trình đàn áp qn Chính phủ từ phía binh sỹ Xơ Viết, cho đến rạng sáng ngày
26/10/1917, tồn bộ Chính phủ lâm thời ngoại trừ Kerensky đã bị bắt. Sự thắng lợi của khởi
nghĩa Pê-tơ-rô-grát cũng như cột mốc đánh dấu cho sự sụp đổ của chế độ tư sản, thắng lợi tạo
động lực dẫn đến sự đứng lên đấu tranh ở nhiều nơi khác nên nước Nga, khởi nghĩa dần lan
rộng ra khắp nước Nga. Đến ngày 3/11/1917, chính quyền Xơ Viết giành được thắng lợi trên cả
nước, chính quyền Xô Viết được thiết lập, chấm dứt sự tồn tại của hai chính quyền song song,
đồng thời chính quyền mới thực hiện lời hứa về một cuộc sống hịa bình cho nhân dân Nga, chủ
trương rút khỏi thế chiến, Cách mạng Tháng Mười Nga giành thắng lợi hoàn toàn.

11


3.1.3 Sự ảnh hưởng của Cách mạng Tháng Mười Nga
a. Đối với Cách mạng thế giới:
Sự thành công của Cách mạng Tháng Mười Nga đã tạo nên một bước ngoặt vĩ đại trong
lịch sử đấu tranh của nhân loại, đem đại sức ảnh hưởng sâu rộng và làm thay đổi trật tự thế giới
mà có ảnh hưởng rộng và cụ thể nhất là tới phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, cổ vũ và
thúc đẩy cuộc đấu tranh tự giải phóng của giai cấp cơng nhân, của nhân dân lao động, các dân
tộc bị áp bức và nhân loại tiến bộ. Ý nghĩa thời đại và những bài học quý báu rút ra được từ
cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga là tài sản vơ giá, có giá trị bền vững, tiếp tục lan tỏa sức
sống mãnh liệt đối với cách mạng giải phóng dân tộc trên tồn thế giới.
Đây được xem là một trong những sự kiện vĩ đại nhất của thế kỷ XX, là sự kiện đánh
dấu mốc son mới trong lịch sử phát triển của nhân loại. Cách mạng Tháng Mười Nga đã triệt để
xóa bỏ các giai cấp bóc lột, tư sản, địa chủ và chế độ người bóc lột người, đưa giai cấp vơ sản

bị áp bức, bóc lột nặng nề lên nắm quyền và làm chủ xã hội, quyền lợi của họ được đảm bảo và
bảo vệ, giải phóng nhân dân lao động, đưa người lao động từ thân phận nô lệ trở thành chủ
nhân của đất nước và sự ra đời nhà nước xã hội chủ nghĩa - nhà nước chuyên chính vơ sản đầu
tiên trong lịch sử lồi người chính là bước đầu của mục tiêu làm cho chủ nghĩa xã hội từ lý luận
trở thành hiện thực trong đời sống chính trị thế giới.
Cách mạng Tháng Mười Nga đã mở ra một bước ngoặt căn bản trong lịch sử loài người,
từ chế độ tư bản chủ nghĩa sang chế độ xã hội chủ nghĩa, mở ra một thời đại mới - thời đại quá
độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới. Cách mạng Tháng Mười
Nga đánh đổ chủ nghĩa đế quốc ở ngay “chính quốc”, đồng thời đánh vào hậu phương của nó là
các nước thuộc địa của Nga hồng; cổ vũ, lôi cuốn mạnh mẽ phong trào cách mạng giải phóng
dân tộc của những nước thuộc địa, bị áp bức ở cả châu Á, châu Phi, châu Mỹ Latin. Cách mạng
Tháng Mười Nga có ý nghĩa lịch sử và mang đậm tính chất quốc tế vơ cùng sâu rộng, phần lớn
các cuộc cách mạng trong thời đại này đều chịu ảnh hưởng sâu xa của Cách mạng Tháng Mười.
Có thể khẳng định, sự kết hợp tất yếu và tự nhiên giữa cuộc đấu tranh vì dân chủ và cuộc đấu
tranh vì chủ nghĩa xã hội, giữa dân chủ và chủ nghĩa xã hội chẳng những là mục tiêu mà còn là
động lực mạnh mẽ thúc đẩy tiến bộ xã hội, đưa xã hội lồi người vươn tới tự do, cơng bằng,
bình đẳng và văn minh.
Dưới ảnh hưởng của Cách mạng Tháng Mười Nga, phong trào giải phóng dân tộc ở
phương Đông và phong trào công nhân ở các nước tư bản phương Tây gắn bó chặt chẽ trong
12


cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc. Làn sóng cách mạng dâng cao trên
tồn thế giới. Tháng 3 - 1919, Quốc tế Cộng sản được thành lập, đánh dấu một giai đoạn mới
trong quá trình phát triển của cách mạng thế giới.
b. Đối với Cách mạng Việt Nam:
Cách mạng Tháng Mười Nga có ảnh hưởng trực tiếp và ảnh hưởng đến nhiều mặt từ
việc ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam, cho đến hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
và đế quốc Mỹ, sau đó là q trình đấu tranh khơng ngừng nghỉ để giành độc lập, tự do, thống
nhất đất nước, đi lên chủ nghĩa xã hội của nhân dân Việt Nam. Nhưng trước hết, Cách mạng

Tháng Mười Nga đã ảnh hưởng trực tiếp và trước tiên lên chàng thanh niên trẻ yêu nước luôn
nung nấu một khát khao đem lại độc lập cho dân tộc mà sau này trở thành vị chủ tịch dân tộc,
người lãnh đạo tài ba đã chỉ đường dẫn lối cho sự thành công của cách mạng nước nhà, Nguyễn
Ái Quốc. Trên hành trình đi tìm đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc đã đọc được bản Luận
cương của V.I.Lênin “Về vấn đề dân tộc và dân tộc thuộc địa”. Cũng chính từ những đúc kết ấy,
năm 1927, trong tác phẩm “Đường Kách mệnh”, Người nêu rõ: “Chỉ có đi theo con đường
Cách mạng Tháng Mười - con đường duy nhất đúng đắn - Cách mạng Việt Nam mới giành
được độc lập, tự do thực sự”. Rút kinh nghiệm từ cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga, từ các
nguyên tắc tiến bộ trong xây dựng Đảng kiểu mới của V.I.Lênin, từ phong cách lãnh đạo của
Đảng Bơn-sê-vích, Hồ Chí Minh đã tập trung lãnh đạo và chỉ đạo, chuẩn bị đầy đủ các điều
kiện cần thiết cho mục đích thành lập chính đảng của giai cấp cơng nhân Việt Nam lúc bấy giờ.
Người cũng xác định rõ mục tiêu của kháng chiến, của Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi ra đời
chính là để phục vụ nhân dân, đấu tranh giành lấy nền độc lập dân tộc và giương cao ngọn cờ
Chủ nghĩa Xã hội, đây chính là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình cách mạng Việt Nam diễn ra.
Có thể nói Cách mạng Tháng Mười Nga đã mở ra con đường giải phóng dân tộc khỏi
ách áp bức của chủ nghĩa thực dân, nhờ có sự ảnh hưởng của Cách mạng Tháng Mười Nga mà
cách mạng Việt Nam đã chuyển sang một bước ngoặt lớn cả về mặt tư tưởng và hành động. Từ
khi được tiếp cận và giác ngộ từ chủ nghĩa Mác - Lênin, Người ra sức đào tạo, bồi dưỡng về
mặt chính trị, tư tưởng cho các cán bộ cách mạng, chuẩn bị cho sự ra đời của Đảng Cộng sản
Việt Nam. Sau khi Đảng được khai sinh, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta tiến hành
cuộc Tổng khởi nghĩa năm 1945 và giành được thắng lợi vang dội, xóa bỏ sự thống trị của chế
độ phong kiến, thực dân. Lý tưởng của cuộc Cách mạng Tháng Mười, những chân lý của chủ
nghĩa Mác-Lênin, những bài học kinh nghiệm đánh đổi bằng xương máu được ghi nhận lại về
13


nghệ thuật của đấu tranh, giành và giữ được chính quyền,... tất cả đều được tiếp thu có chọn lọc
để phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh hiện tại của nước nhà, tất cả được tập hợp lại, được đúc
kết và vận dụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể của Việt Nam bởi Hồ Chí Minh. Nhờ đó, cách
mạng nước ta được dẫn dắt vượt qua nhiều khó khăn, liên tục giành được những thắng lợi to

lớn.
3.2. Cách mạng Tháng Tám
3.2.1 Sự ra đời của Cách mạng Tháng Tám
Đường lối cách mạng giải phóng dân tộc là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của
cuộc Cách mạng Tháng Tám. Quá trình hình thành đường lối chiến lược giải phóng dân tộc là
q trình vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của xã hội Việt Nam
đầu thế kỷ XX - một xã hội thuộc địa nửa phong kiến. Dưới ách thống trị tàn bạo của thực dân
Pháp, Việt Nam từ một xã hội phong kiến thuần túy biến thành một xã hội thuộc địa, dù tính
chất phong kiến cịn được duy trì một phần nhưng các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội
đều chuyển động trong quỹ đạo của xã hội thuộc địa. Trong lòng xã hội Việt Nam thời kỳ này
đã hình thành nên những mâu thuẫn giai cấp, dân tộc đan xen rất phức tạp.
Để hình thành đường lối cách mạng đúng đắn nghĩa là phải vận dụng lý luận cách mạng
vào điều kiện lịch sử cụ thể của xã hội thuộc địa Việt Nam để nhận thức đúng mâu thuẫn cơ
bản, chủ yếu của xã hội Việt Nam, xác định đúng kẻ thù, quyết định nhiệm vụ chiến lược, các
chủ trương chính sách để tập hợp lực lượng và phương pháp cách mạng giải phóng dân tộc
đúng đắn. Do đó, q trình hình thành đường lối cách mạng giải phóng dân tộc giai đoạn 1930
– 1945, Đảng ta đã trải qua quá trình đấu tranh cách mạng kiên cường vừa trực tiếp tuyên
truyền, giáo dục, vận động tổ chức quần chúng đấu tranh chống đế quốc thực dân, chống sưu
cao thuế nặng, chống khủng bố dã man, vừa phát triển lực lượng bổ sung, tăng cường lãnh đạo
các cấp của Đảng nhất là phải nhiều lần lập mới, bổ sung Ban chấp hành Trung ương của Đảng,
vừa phải đẩy mạnh hoạt động “tự chỉ trích”, đấu tranh với tinh thần Bơn Sê Vích để khắc phục
những quan niệm cho rằng: Những nguyên lý về “giai cấp cách mạng” được coi như những
giáo lý phải được tiếp thu vô điều kiện như chân lý bất biến khi vận dụng lý luận cách mạng
vào điều kiện lịch sử cụ thể của xã hội thuộc địa Việt Nam. Đây là cuộc đấu tranh rất quyết liệt
và phức tạp chống chủ nghĩa giáo điều, dập khn máy móc, chống chủ nghĩa chủ quan tách
rời thực tiễn.

14



3.2.2 Sự phát triển của Cách mạng Tháng Tám
Đầu năm 1945, Chiến tranh thế giới lần thứ hai bước vào giai đoạn cuối. Hồng quân Xô
Viết liên tiếp giành thắng lợi quyết định trên chiến trường châu Âu, giải phóng một loạt nước
và tiến thẳng vào sào huyệt phát xít Đức tại Béc-lin. Ngày 9-5-1945, phát xít Đức đầu hàng vô
điều kiện, chiến tranh kết thúc ở châu Âu. Ngày 8-8-1945, Hồng quân Liên Xô tiến công như
vũ bão vào quân đội Nhật. Ngày 14-8-1945, phát xít Nhật đầu hàng vô điều kiện, chiến tranh
thế giới lần thứ hai kết thúc. Theo thỏa thuận của các nước Đồng minh, sau khi phát xít Nhật
đầu hàng, quân đội Anh và Tưởng sẽ vào Đông Dương để giải giáp quân đội Nhật. Trong khi
đó, thực dân Pháp lăm le dựa vào Đồng minh hịng khơi phục địa vị thống trị của mình; đế
quốc Mỹ đứng sau các thế lực này cũng sẵn sàng can thiệp vào Đông Dương; những phần tử
phản động, ngoan cố trong chính quyền tay sai Nhật đang âm mưu thay thầy đổi chủ, chống lại
cách mạng.
Ở trong nước, trải qua các cuộc diễn tập, đến năm 1945, phong trào cách mạng dâng
cao. Ngày 9-3-1945, phát xít Nhật làm cuộc đảo chính hất cẳng Pháp. Ngay trong đêm đó, Hội
nghị Ban Thường vụ Trung ương mở rộng quyết định phát động một cao trào cách mạng làm
tiền đề cho tổng khởi nghĩa, thay đổi các hình thức tuyên truyền, cổ động, tổ chức và đấu tranh
cho thích hợp. Tháng 3-1945, Trung ương Đảng ra Chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành
động của chúng ta”. Tháng 4-1945, Trung ương triệu tập Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kỳ,
quyết định nhiều vấn đề quan trọng, thống nhất các lực lượng vũ trang thành Việt Nam giải
phóng quân. Ngày 16-4-1945, Tổng bộ Việt Minh ra Chỉ thị tổ chức các Ủy ban Dân tộc giải
phóng các cấp và chuẩn bị thành lập Ủy ban giải phóng dân tộc Việt Nam, tức Chính phủ lâm
thời cách mạng Việt Nam.
Từ tháng 4-1945 trở đi, cao trào kháng Nhật cứu nước diễn ra mạnh mẽ, phong phú về
nội dung và hình thức. Đầu tháng 5-1945, Bác Hồ từ Cao Bằng về Tuyên Quang, chọn Tân
Trào làm căn cứ chỉ đạo cách mạng cả nước và chuẩn bị Đại hội quốc dân. Ngày 4-6-1945,
Khu giải phóng Việt Bắc được thành lập, đặt dưới sự lãnh đạo của Ủy ban chỉ huy lâm thời, trở
thành căn cứ địa của cả nước. Tháng 8-1945, Hội nghị đại biểu toàn quốc của Đảng họp tại Tân
Trào (Tuyên Quang) khẳng định: “Cơ hội rất tốt cho ta giành độc lập đã tới” và quyết định phát
động toàn dân khởi nghĩa giành chính quyền từ tay phát xít Nhật và tay sai trước khi quân
Đồng minh vào Đông Dương; đề ra ba nguyên tắc bảo đảm tổng khởi nghĩa thắng lợi, đó là:

Tập trung, thống nhất, kịp thời. 23 giờ ngày 13-8-1945, Ủy ban Khởi nghĩa ra Quân lệnh số 1
15


hiệu triệu toàn dân tổng khởi nghĩa. Ngày 16-8-1945, Đại hội Quốc dân họp tại Tân trào thơng
qua “10 chính sách lớn của Việt Minh”; thông qua “Lệnh tổng khởi nghĩa”; quy định quốc kỳ,
quốc ca; thành lập Ủy ban Dân tộc giải phóng Trung ương, tức Chính phủ Lâm thời do đồng
chí Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư kêu gọi nhân dân cả nước tổng
khởi nghĩa, trong đó chỉ rõ: “Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn quốc đồng
bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân cả nước đồng loạt vùng
dậy, tiến hành tổng khởi nghĩa, giành chính quyền. Từ ngày 14 đến ngày 18-8, cuộc tổng khởi
nghĩa nổ ra giành được thắng lợi ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ, đại bộ phận miền Trung, một
phần miền Nam và ở các thị xã: Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Hội An, Quảng Nam… Ngày
19-8, khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi ở Hà Nội. Ngày 23-8, khởi nghĩa thắng lợi ở Huế
và ở Bắc Cạn, Hịa Bình, Hải Phịng, Hà Đơng, Quảng Bình, Quảng Trị, Bình Định, Gia Lai,
Bạc Liêu… Ngày 25-8, khởi nghĩa thắng lợi ở Sài Gịn – Gia Định, Kon Tum, Sóc Trăng, Vĩnh
Long, Trà Vinh, Biên Hịa, Tây Ninh, Bến Tre… Ở Cơn Đảo, Đảng bộ nhà tù Côn Đảo đã lãnh
đạo các chiến sĩ cách mạng bị giam cầm nổi dậy giành chính quyền.
Chỉ trong vòng 15 ngày cuối tháng 8-1945, cuộc tổng khởi nghĩa đã giành thắng lợi
hồn tồn, chính quyền trong cả nước về tay nhân dân.
3.2.3 Sự ảnh hưởng của Cách mạng Tháng Tám
a. Đối với trong nước.
Đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp ở Việt Nam. Thắng lợi của
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã mở ra bước ngoặt vĩ đại của cách mạng, đưa dân tộc Việt
Nam bước sang kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; nhân
dân ta từ thân phận nô lệ đã trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình.
Đánh giá về ý nghĩa lớn lao này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Cách mạng Tháng
Tám đã lật đổ nền quân chủ mấy mươi thế kỷ, đã đánh tan xiềng xích thực dân gần 100 năm, đã
đưa chính quyền lại cho nhân dân, đã xây nền tảng cho nước Việt Nam Dân chủ Cộng hịa, độc

lập, tự do, hạnh phúc. Đó là một cuộc thay đổi cực kỳ to lớn trong lịch sử của nước ta”. Tiếp
tục nhấn mạnh giá trị đó, trong Bài phát biểu tại khóa họp Xơ viết Tối cao Liên Xô nhân kỷ
niệm 40 năm Cách mạng Tháng Mười, ngày 6-11-1957 đăng trên báo Nhân dân, số 1341, ngày
10-11-1957, Người lại khẳng định: “Năm 1945, nhân dân Việt Nam đã làm Cách mạng Tháng
Tám, đánh đuổi bọn thực dân ra khỏi đất nước và xây dựng chính quyền nhân dân. Đó là một
16


bước ngoặt trong lịch sử của dân tộc chúng tôi”. Thắng lợi này đã chính thức chấm dứt ách đơ
hộ hơn 80 năm của thực dân Pháp đối với nước ta, mở kỷ nguyên độc lập, lần đầu tiên tên nước
Việt Nam có tên bản đồ thế giới; đồng thời đã mở ra mối quan hệ ngoại giao với các nước trên
thế giới với tư cách và vị thế của một quốc gia - dân tộc có độc lập, có chủ quyền: “Lịch sử dân
tộc ta đã có nhiều thời kỳ rất vẻ vang. Nhưng trước ngày Cách mạng Tháng Tám, dân tộc ta đã
phải trải qua gần một thế kỷ vô cùng tủi nhục. Trên địa đồ thế giới, tên nước ta đã bị xóa nhịa
dưới bốn chữ “Đơng Dương thuộc Pháp”. Cách mạng Tháng Tám thành công. Nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa ra đời. Kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi. Nhân dân ta tự làm chủ
vận mệnh của mình. Tên tuổi của nước ta lại lẫy lừng khắp năm châu, bốn biển”
Đối với tiến trình cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Thắng lợi của Cách mạng
Tháng Tám năm 1945, một mặt, đã góp phần đánh bại tàn dư của chế độ phong kiến và chủ
nghĩa thực dân, chủ nghĩa phát xít ở Việt Nam. Về vấn đề này, trong Thư gửi đồng bào toàn
quốc nhân dịp Kỷ niệm Cách mạng Tháng Tám, ngày 19 tháng 8 năm 1947, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã viết: “Cách mạng Tháng Tám đã giải phóng đồng bào ta ra khỏi chế độ quân chủ
chuyên chế và xiềng xích thực dân”. Mặt khác, đối với cơng cuộc xây dựng một chế độ xã hội
mới, khác hẳn về chất so với chế độ cũ (phong kiến, thực dân và đế quốc): “Cách mạng Tháng
Tám đã xây dựng cho nhân dân ta cái nền tảng Dân chủ Cộng hoà và thống nhất độc lập”
Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám là thắng lợi của ý chí độc lập tự chủ, tự lực, tự cường của
dân tộc Việt Nam và là thắng lợi vĩ đại của tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền
với chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Từ thắng lợi to lớn đó, đã cổ vũ nhân dân ta kiên cường đấu
tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, bằng Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975 lịch
sử. Đất nước hoàn toàn độc lập, người dân được hoàn toàn tự do, hạnh phúc.

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thắng lợi đã chứng minh một chân lý của thời đại: các
dân tộc bị áp bức, bị xâm lược nếu có ý chí kiên cường và đường lối đúng đắn, sáng tạo, biết
đồn kết đấu tranh vì độc lập, tự do; đứng vững trên lập trường của giai cấp công nhân và biết
tranh thủ sức mạnh của thời đại thì dân tộc đó nhất định thắng lợi. Vì thế, trong diễn văn kỷ
niệm Cách mạng Tháng Tám, Người khẳng định: “Suốt trong 80 năm nước ta bị Pháp chiếm,
nhân dân ta từ Nam đến Bắc đã nhiều lần nổi dậy chống giặc ngoại xâm. Nhưng vì bọn vua
quan hèn mạt, câu kết với địch, phản nước hại dân, cho nên các cuộc khởi nghĩa đều thất bại.
Cách mạng Nga thành công đã thức tỉnh các dân tộc bị áp bức, dạy cho họ cách tổ chức, đấu
tranh và giành thắng lợi. Nhờ vậy mà ta có Đảng tiên phong, có Mặt trận dân tộc thống nhất,
17


đoàn kết và lãnh đạo toàn dân, kiên quyết đấu tranh cho độc lập tự do, làm Cách mạng Tháng
Tám thắng lợi. Lần đầu tiên trong lịch sử nhân dân ta được hồn tồn giải phóng: Đã phá tan
cái xiềng xích nơ lệ thực dân, đã đạp đổ cái chế độ thối nát của vua quan phong kiến, đã lập
nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hồ. Từ đó dân ta làm chủ nước ta”
b. Đối với thế giới.
Đối với phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. Cách mạng Tháng Tám năm 1945
thắng lợi là tấm gương, là nguồn cổ vũ cho các quốc gia - dân tộc đang mất độc lập tự do ở
châu Á, châu Phi và Mĩ La-tinh, nhất là các nước láng giềng noi theo. Khẳng định vị thế, giá trị
thời đại của thắng lợi này, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Cách mạng Tháng Tám thắng lợi đã
làm cho chúng ta trở nên một bộ phận trong đại gia đình dân chủ thế giới. Cách mạng Tháng
Tám có ảnh hưởng trực tiếp và rất to đến hai dân tộc bạn là Miên và Lào. Cách mạng Tháng
Tám thành công, nhân dân hai nước Miên, Lào cùng nổi lên chống đế quốc và đòi độc lập”.
Đối với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Thắng lợi của Cách mạng Tháng
Tám năm 1945 mang tầm vóc thời đại, góp phần to lớn vào phong trào đấu tranh vì hịa bình,
tiến bộ của nhân loại; giáng một địn chí mạng vào nền móng của chủ nghĩa thực dân cũ ở vị trí
xung yếu nhất; cùng với Liên Xô, các lực lượng tiến bộ trên thế giới và quân đồng minh đánh
đổ chủ nghĩa thực phát xít, giữ vững hịa bình cho khu vực và trên thế giới. Tinh thần của chiến
thắng lịch sử. Do đó, cũng là chiến thắng chung của các nước trên bán đảo Đông Dương, chiến

thắng của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, của phong trào đấu tranh vì hịa bình, tiến
bộ xã hội trên tồn thế giới. Về vấn đề này, Người dẫn lại đánh giá của Báo Nhân dân
Inđơnêxia: “Chúng ta chỉ có thể bày tỏ sự kính trọng và lịng khâm phục cao nhất đối với nhân
dân Việt Nam anh hùng... Với sự chiến đấu anh dũng của họ, nhân dân Việt Nam đã tự đặt
mình lên vị trí vẻ vang nhất trên thế giới...”.
Thắng của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, đã chứng minh tính cách mạng, khoa học
của học thuyết Mác - Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa; là sự tiếp nối và là thắng lợi tất yếu
sau thắng lợi của Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười vĩ đại năm 1917: “Thắng lợi của
Cách mạng Tháng Tám đã chứng minh sự đúng đắn của học thuyết Mác - Lênin về vấn đề dân
tộc thuộc địa, đã chứng minh sự đúng đắn của con đường của Cách mạng xã hội chủ nghĩa
Tháng Mười vĩ đại đã vạch ra”. Về vấn đề này, trong bài viết Cách mạng Tháng Mười Nga mở
đường giải phóng cho các dân tộc trên thế giới, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Thực
tiễn ở Việt Nam đã chứng tỏ rằng nhờ có sự lãnh đạo của đảng Mác - Lênin mà cách mạng đã
18


thu được thắng lợi vẻ vang trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã
hội”.

KẾT LUẬN
Qua đề tài “Cách mạng xã hội và cách mạng xã hội chủ nghĩa. Liên hệ thức tế”, chúng ta
đã hiểu rõ thêm các khái niệm về cách mạng xã hội và cách mạng xã hội chủ nghĩa, cũng như
liên hệ thực tế của cách mạng xã hội chủ nghĩa trong hai cuộc cách mạng là Cách mạng Tháng
Mười Nga và Cách mạng Tháng Tám. Cũng từ đó, hồn thiện thêm các kiến thức và hiểu biết
về cách mạng xã hội và cách mạng xã hội chủ nghĩa, cũng như về cách mạng là Cách mạng
Tháng Mười Nga và Cách mạng Tháng Tám. Qua đó, ta có thể thấy được tầm quan trọng của
cách mạng xã hội và cách mạng xã hội chủ nghĩa trong quá trình thành, phát triển, và cũng như
sự ảnh hưởng đến các giai đoạn lịch xã hội, đặc biệt nhất là trong cuộc Cách mạng Tháng Mười
Nga và Cách mạng Tháng Tám. Bên cạnh đó, mỗi cá nhân là thế hệ trẻ cần phải không ngừng
rèn luyện, nâng cao nhận thức và kiến thức không chỉ là về chun mơn mà cịn là xã hội để

cùng nhau xây dựng một đất nước ngày càng phát triển và văn minh theo lời dạy của chủ tịch
Hồ Chí Minh.

19


PHỤ LỤC – BẢNG PHÂN CƠNG NHIỆM VỤ TRONG NHĨM
Nhóm tự đánh giá mức
Nội dung thực hiện

Sinh viên thực hiện

độ hoàn thành
(Tốt / Khá / Kém)

PHẦN MỞ ĐẦU
Nội dung 1: Lý do chọn đề tài,
mục tiêu và phương pháp

Tốt

nghiên cứu
PHẦN KIẾN THỨC CƠ BẢN
Nội dung 1: Cách mạng xã hội

Tốt

Nội dung 2: Cách mạng xã hội
chủ nghĩa


Tốt

Nội dung 3: Liên hệ thực tế

Tốt
PHẦN KẾT LUẬN

Viết kết luận, chuẩn bị

Tốt

Powerpoint
Tổng hợp nội dung, hồn thiện

Tốt

hình thức tiểu luận.

20


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình chủ nghĩa xã hội khoa học (Dành cho bậc đại học hệ
khơng chun lý luận chính trị), Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội. 2021.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo Trình Triết Học Mác - Lênin (Dành Cho Bậc Đại Học Hệ
Không Chuyên Lý Luận Chính Trị), Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội. 2021.
3. Nguyễn Văn Dương, Nguyên nhân, diễn biến, kết quả của Cách mạng tháng Mười Nga,
ngày truy cập 24/4/2022.
4. Đinh Văn Hưng, Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại và ảnh hưởng đến cách mạng Việt
Nam, ngày truy cập 19/4/2022.

5. Văn Thị Hồng, Cách mạng tháng Mười Nga và sự ảnh hưởng của nó đối với cách mạng
Việt Nam, ngày truy cập 23/4/2022
6. Lời giải hay, Cách mạng xã hội là gì? Cách mạng xã hội có nguyên nhân khách quan
nào? Thế nào là cải cách xã hội? Theo quan điểm duy vật lịch sử, cách mạng xã hội và
cải cách xã hội giữ vai trị gì đối với sự tiến bộ và phát triển của xã hội?,
ngày truy cập 21/4/2022.
7. Phương Thủy, Cách mạng Tháng Tám: nguồn góc ra đời và ý nghĩa lịch sử,
ngày truy cập 29/4/2022
8. Như Tuyết, Nguyên nhân sâu xa của cách mạng xã hội, ngày truy cập 20/4/2022.
9. Lý Tưởng, Cách mạng xã hội chủ nghĩa: Nguyên nhân, mục tiêu, nội dung, động lực,
ngày truy cập 21/4/2022

21


×