Trong lịch sử phát triển của nhân loại chúng ta từng biết quy luật thay thế
của các hình thái kinh tế xã hội bằng các cuộc cách mạng. Và cuộc cách mạng xã
hội chủ nghĩa nổ ra đã thay thế cho nền kinh tế tư bản chủ nghĩa và nó được đánh
giá là cuộc cách mạng triệt để nhất từ trước đến nay. Chúng ta cùng nhau đi vào
tìm hiểu vấn đề này.
Theo nghĩa rộng cách mạng xã hội chủ nghĩa bao gồm cả hai thời kỳ: cách
mạng về chính trị với nội dung chính là thiết lập nhà nước chuyên chính vô sản;
tiếp theo đó là thời kì giai cấp công nhân và nhân dân lao động sử dụng nhà nước
của mình để cải tạo xã hội cũ về mọi mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng v.v.
xây dựng xã hội mới về mọi mặt nhằm thực hiện thắng lợi chủ nghĩa xã hội và
chủ nghĩa cộng sản.
Mục tiêu của cách mạng xã hội chủ nghĩa là giải phóng xã hội, giải phóng
con người, đó là mục tiêu cao cả mang tính nhân văn, nhân đạo sâu sắc. Việc
thực hiện mục tiêu đó gắn liền với từng giai đoạn của cách mạng xã hội chủ
nghĩa. Mục tiêu giai đoạn thứ nhất của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa là giai
cấp công nhân phải đoàn kết với những người lao động khác thực hiện lật đổ
chính quyền của giai cấp thống trị, áp bức, bóc lột. Mục tiêu giai đoạn thứ hai là
giai cấp công nhân phải tập hợp các tầng lớp nhân dân lao động vào công cuộc tổ
chức một xã hội mới về mọi mặt, thực hiện xóa bỏ tình trạng người bóc lột người
để không còn tình trạng dân tộc này bóc lột dân tộc khác. Như vậy mục tiêu của
cách mạng xã hội chủ nghĩa đã thể hiện rất triệt để bởi nó mang lại lợi ích cho đại
đa số nhân dân.
Tiến trình của cuộc cách mạng với hai giai đoạn: giai cấp công nhân phải
tự tổ chức ra chính đảng của mình, lật đổ sự thống trị của giai cấp tư sản, giành
lấy chính quyền, thiết lập chuyên chính vô sản và tiến hành công cuộc cải tạo xã
hội cũ và xây dựng xã hội mới theo những nguyên tắc của chủ nghĩa xã hội và
chủ nghĩa cộng sản.Vậy tính triệt để thể hiện ở chỗ nó không chỉ dừng lại ở một
1
giai đoạn là giành chính quyền, vấn đề quyền lực mà còn đi đến đem lại lợi ích
cho đa số.
Cách mạng xã hội chủ nghĩa với mục đích giải phóng giai cấp công nhân
và nhân dân lao động ra khỏi tình trạng áp bức bóc lột. Do vậy, nó thu hút sự
tham gia đông đảo của giai cấp công nhân và tầng lớp nhân dân lao động, tạo
thành những động lực to lớn của cách mạng. Rõ ràng một cuộc cách mạng mà
huy động được đại đa số tham gia thì tính triệt để của nó thể hiện ở chỗ nó đã đại
diện thể hiện ý chí, nguyện vọng của đại đa số.
Sâu sắc trong từng nội dung kinh tế, chính trị, tư tưởng – văn hóa. Cách
mạng xã hội chủ nghĩa diễn ra đồng thời trên các lĩnh vực và các lĩnh vực đó có
quan hệ mật thiết, tác động, thúc đẩy lẫn nhau. Như vậy một cuộc cách mạng sâu
sắc trong từng nội dung và toàn diện trên mọi lĩnh vực nên nó là triệt để.
So với các cuộc cách mạng trước đó như cách mạng của giai cấp tư sản
lãnh đạo đánh đổ chế độ phong kiến hay cách mạng đánh đổ chế độ chiếm hữu
nô lệ thì những cuộc cách mạng đó vẫn chỉ chuyển chính quyền từ tay chủ nô
sang tay quý tộc phong kiến, từ quý tộc phong kiến sang tay tư sản và họ đều là
thiểu số thì từ cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, lần đầu tiên trong lịch sử đảo lộn
trật tự thống trị từ tay thiểu số sang tay đa số.
Ở Việt Nam cuộc cách mạng này diễn ra với 2 giai đoạn. Trước hết nó là
cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân vì nó đã làm nhiệm vụ xóa bỏ chế độ
phong kiến đã được thiết lập hàng nghìn năm ở Việt Nam. Giai đoạn thứ 2 từ
1954 ở miền Bắc và từ 1975 cả nước đã xây dựng xã hội theo định hướng xã hội
chủ nghĩa, đưa cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Cách mạng xã hội chủ nghĩa là cuộc cách mạng nhằm thay thế chế độ cũ,
trong cuộc cách mạng đó, giai cấp công nhân là người lãnh đạo và cũng với quần
chúng nhân dân lao động khác xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn
minh.
2
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Sách
1. Bộ giáo dục và đào tạo, Giáo trình những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác
– Lênin, Nxb. CTQG, Hà Nội, 2012.
B. Internet
1. Mục tiêu, nội dung, động lực của cách mạng xã hội chủ nghĩa
/>ong.html ( truy cập ngày 8/12/2012)
2. Chương IV: Cách mạng xã hội chủ nghĩa
/>cach-mang-xa-hoi-chu-nghia.html ( truy cập ngày 8/12/2012)
3. Cách mạng tháng Tám năm 1945, ý nghĩa to lớn đối với lịch sử dân tộc và
thời đại
/>de/cach-mang-thang-tam-nam-1945 y-nghia-to-lon-doi-voi-lich-su-dan-
toc-va-thoi-dai/3261?username=congdoanthainguyen ( truy cập ngày
8/12/2012)
3
PHỤ LỤC
Cách mạng Tháng Mười- cuộc Cách mạng của quảng đại quần chúng lao động. Ảnh: Reuters/VOV
V.I.Lenin với Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại
4
V.I.Lenin
Phát lệnh tổng khởi nghĩa 1945
5
Hà Nội những ngày tháng 8-1945
Duyệt đội quân du kích ở các chiến khu về Hà Nội ngày 30-8-1945
6
Ngày tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội
Nông dân được chia ruộng trong cải cách ruộng đất .
7
Hàng ngàn thanh niên Hà Nội đã tình nguyện tới công trường khôi phục đường sắt Hà Nội -
Lạng Sơn
Ngày 9-10-1960, hơn 50 nghìn nhân dân Thủ đô tham dự mít tinh mừng thắng lợi cải tạo
XHCN đối với ngành công nghiệp, thương nghiệp
8
9