Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014
=============================================================
Ngày soạn: 18/08/2012
Ngày giảng: 20/08/2012
Tiết thứ 1: ÔN TẬP ĐẦU NĂM (tiết 1)
Kiến thức cũ có liên quan Kiến thức mới trong bài cần hình thành
Những khái niệm cơ bản: Nguyên tố hoá học,
phản ứng hoá học, chất tinh khiết, hoá trị, đơn
chất, hợp chất, nguyên tử
Củng cố kiến thức về các khái niệm cơ bản, kĩ năng
lập CTHH, xác định hoá trị, phân biệt các loại hợp
chất vô cơ, cân bằng phương trình hoá học
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: Giúp HS nhớ lại các kiến thức đã học ở lớp 8 và 9
*Các khái niệm: Đơn chất, hợp chất, nguyên tử, nguyên tố hóa học, hóa trị, phản ứng hoá học,
*Sự phân loại các hợp chất vô cơ.
2.Kĩ năng: Rèn cho HS kỹ năng giải các dạng bài:
*Tìm hóa trị, lập công thức hợp chất
*Phân biệt các loại hợp chất vô cơ
*Cân bằng phương trình hoá học
3.Thái độ: Tạo nền móng cơ bản của môn hoá học
II. TRỌNG TÂM:
*Tìm hóa trị, lập công thức hợp chất
*Phân biệt các loại hợp chất vô cơ
*Cân bằng phương trình hoá học
III.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Diễn giảng – phát vấn- kết nhóm.
IV. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:
*Giáo viên: Ô chữ (powerpoint càng tốt)
*Học sinh: Ôn lại kiến thức cũ
V. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1.Ổn định lớp: Làm quen lớp, kiểm tra sĩ số, đồng phục
2.Kiểm tra bài cũ : (0 phút )
3.Bài mới:
a. Đặt vấn đề : Chúng ta đã làm quen với môn hoá học ở chương trình lớp 8, 9. Bây giờ chúng ta
sẽ ôn lại một số kiến thức cơ bản cần phải nắm để tiếp tục nghiên cứu về môn hoá học
b. Triển khai bài
HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1: I. Một số khái niệm cơ bản
Mục tiêu : Củng cố kiến thức về các khái niệm cơ bản
Trò chơi ô chữ
Y/C:Học sinh lần lượt trả lời các từ hàng ngang để tìm ra một từ chìa khoá được ghép từ các chữ
cái có được ở các hàng ngang
* Hàng ngang 1: Có 13 chữ cái: Chất không lẫn bất cứ một chất nào khác ( vd: Nước cất) gọi là
gì?
Chữ trong từ chìa khóa: H, C
* Hàng ngang 2: Có 7 chữ cái: Đây là loại chất được tạo nên từ 2 hay nhiều nguyên tố hoá học
Chữ trong từ chìa khóa: H
1
Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014
=============================================================
* Hàng ngang 3: Có 6 chữ cái: Đây là hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử liên kết với
nhau và thể hiện đầy đủ tính chất của chất
Chữ trong từ chìa khóa: P, H
* Hàng ngang 4: Có 8 chữ cái: : Đây là khái niệm :Là hạt vô cùng nhỏ và trung hòa về điện
Chữ trong từ chìa khóa: N,Ư
* Hàng ngang 5: Có 14 chữ cái: Là tập hợp các nguyên tử cùng loại có cùng số p trong hạt nhân
Chữ trong từ chìa khóa: A
* Hàng ngang 6: Có 6 chữ cái: Là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử hoặc nhóm
nguyên tử
Chữ trong từ chìa khóa: O
* Hàng ngang 7: Có 14 chữ cái: Hiện tượng chất biến đổi mà vẫn giữ nguyên là chất ban đầu
Chữ trong từ chìa khóa: N,G
* Hàng ngang 8 : Có 14 chữ cái: Dùng để biểu diễn chất gồm 1,2 hay 3 KHHH và chỉ số ở mỗi
chân ký hiệu.
Chữ trong từ chìa khóa: O,A
Gợi ý từ chìa khóa: Quá trình làm biến đổi từ chất này thành chất khác
Ô chữ
C H Â T T I N H K H I Ê T
H Ơ P C H Â T
P H Â N T Ư
N G U Y Ê N T Ư
N G U Y Ê N T Ô
H O A T R I
H I Ê N T Ư Ơ N G V Â T L Y
C Ô N G T H Ư C H O A H O C
Ô chìa khóa: phản ứng hóa học
(Phản ứng hoá học là quá trình biến đổi chất này thành chất khác)
Hoạt động 2: Hoá trị
Mục tiêu: Củng cố kiến thức về hoá trị, rèn luyện kĩ năng xác định hoá trị
và lập công thức hoá học
GV: Nhắc lại ĐN hoá trị
- Hoá trị của H, O là bao nhiêu?
GV: Lấy Vd với công thức hoá học
x
a b
y
A B
thì quy
tắc hoá trị được viết như thế nào?
HS: Tính hóa trị của các ntố trong các cthức:
H
2
S; NO
2
II. Hoá trị
-Hóa trị là con số biểu thị khả năng liên kết của
ntử ntố này với ntử của ntố khác.
-Hóa trị của một ntố được xác định theo hóa trị
của ntố Hidro (được chọn làm đơn vị) và hóa trị
của ntố Oxi (là hai đơn vị).
-Qui tắc hóa trị: gọi a,b là hóa trị của nguyên tố
A,B. Trong công thức A
x
B
y
ta có: A
a
x
B
b
y
a*x = b*y
Vd: Al
a
2
O
2
3
ta có 2*a = 3*2 → a = 3
Hoạt động 3: Phân biệt các loại hợp chất vô cơ
Mục tiêu: Củng cố kiến thức về các loại hợp chất vô cơ, rèn kĩ năng phân biệt các loại hợp chất
-Hs làm việc cá nhân: Một số học sinh lên III. Phân biệt các loại hợp chất vô cơ
2
Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014
=============================================================
bảng, học sinh khác nhận xét, bổ sung
- Gv: Nhắc lại khái niệm oxit, axit, bazơ
Ghép nối thông tin cột A với cột B sao cho phù hợp
Tên hợp chất Ghép Loại chất
1. axit a. SO
2
; CO
2
; P
2
O
5
2. muối b. Cu(OH)
2
; Ca(OH)
2
3. bazơ c. H
2
SO
4
; HCl
4. oxit axit d. NaCl ; BaSO
4
5. oxit bazơ e. Na
2
O; CaO
Hoạt động 4: Cân bằng phản ứng hoá học
Mục tiêu: Rèn kĩ năng cân bằng phương trình hoá học
Hoàn thành PTHH sau, cho biết các PT trên
thuộc loại phản ứng nào?
CaO + HCl CaCl
2
+ H
2
O
Fe
2
O
3
+ H
2
Fe + H
2
O
Na
2
O + H
2
O NaOH
Al(OH)
3
t
Al
2
O
3
+ H
2
O
Hs làm việc theo nhóm, cử đại diện nhóm lên
bảng
Nhóm khác nhận xét, gv nhận xét, giải thích
IV. Cân bằng phản ứng hoá học
Hoàn thành PTHH, xác định loại phản ứng:
CaO + 2HCl → CaCl
2
+ H
2
O ( P/ư thế)
Fe
2
O
3
+ 3H
2
→ 2Fe + 3H
2
O( P/ư oxi
hóa)
Na
2
O + H
2
O 2NaOH( P/ư hóa hợp)
2Al(OH)
3
t
Al
2
O
3
+ 3H
2
O( P/ư phân
hủy)
4. Củng cố:
- Lập CTHH của Al hoá trị III và nhóm OH hoá trị I
- Cân bằng phản ứng hoá học sau: Fe(OH)
3
o
t
→
Fe
2
O
3
+ H
2
O
5. Dặn dò: Về nhà xem lại các khái niệm, công thức liên quan đến dung dịch
Rút kinh nghiệm:
3
Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014
=============================================================
Ngày soạn: 17/08/2012
Ngày giảng:21/08/2012
Tiết thứ 2: ÔN TẬP ĐẦU NĂM (tiếp)
Kiến thức cũ có liên quan Kiến thức mới trong bài cần hình thành
- Khái niệm về mol, công thức tính
- Nồng độ dung dịch
Rèn luyện kĩ năng tính mol, nồng độ mol, nông
độ phần trăm
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: Giúp HS nhớ lại các kiến thức đã học ở lớp 8 và 9: Các công thức tính, các đại lượng
hóa học: mol, tỉ khối, nồng độ dung dịch.
2.Kĩ năng: Rèn cho HS kỹ năng giải các dạng bài:
*Tính lượng chất, khối lượng,
*Nồng độ dung dịch.
3.Thái độ: Tạo nền móng cơ bản của môn hoá học
II. TRỌNG TÂM:
*Tính lượng chất, khối lượng,
*Nồng độ dung dịch
III.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Diễn giảng – phát vấn- kết nhóm.
IV. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:
*Giáo viên: Lựa chọn bài tập, giáo án
*Học sinh: Ôn bài cũ
V. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, đồng phục
2.Kiểm tra bài cũ: Trong quá trình ôn tập, kết hợp lấy điểm kiểm tra miệng
3.Bài mới:
a. Đặt vấn đề: Để đặt nền tảng vững chắc cho môn hoá học cần nắm được những khái niệm,
những công thức tính đơn giản nhất, cơ bản nhất, nên chúng ta cần ôn lại thật kĩ phần này.
b. Triển khai bài
HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Khái niệm về mol
Mục tiêu: Củng cố khái niệm về mol và công thức tính
-Gv phát vấn hs về mol, công thức tính,
cho ví dụ
- Gv thông tin cho hs công thức tính số
mol ở điều kiện thường
- Hs làm việc cá nhân: Tính số mol của 28
gam Fe; 2,7 gam nhôm; 11,2 lít khí oxi
(đktc)
- Hs lên bảng trình bày
Gv nhận xét, nhắc lại cho hs nhớ về tỉ khối
chất khí:Công thức:
B
A
B
A
M
M
d =
;
29
M
d
A
kk
A
=
V. Khái niệm về mol :
1/ Định nghĩa :
Mol là lượng chất chứa 6,023.10
23
hạt vi mô
(nguyên tử, phân tử, ion).
Vd : 1 mol nguyên tử Na(23g) chứa 6,023.10
23
hạt
nguyên tử Na.
2/ Một số công thức tính mol :
* Với các chất :
m
n
M
=
* Với chất khí :
- Chất khí ở điều kiện tiêu chuẩn (O
o
C, 1atm)
V
n
22,4
=
- Chất khí ở t
o
C, p (atm)
Hoạt động 2: Định luật bảo toàn khối lượng
4
Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014
=============================================================
Mục tiêu: Củng cố, rèn kĩ năng tính khối lượng theo định luật bảo toàn khối lượng
Gv cho phản ứng tổng
quát, yêu cầu hs viết
biểu thức cho ĐLBTKL
Hs làm việc theo nhóm,
đại diện hs lên bảng,
nhóm khác bổ sung
Gv nhận xét, giải thích
VI. Định luật bảo toàn khối lượng
Khi có pứ: A + B → C + D
Áp dụng ĐLBTKL ta có:
m
A
+ m
B
= m
C
+ m
D
⇔
∑m
sp
= ∑m
tham gia
Vd: cho 6,50 gam Zn pứ với lượng vừa đủ dung dịch chứa7,1 gam axit
HCl thu được 0,2 gam khí H
2
. Tính khối lượng muối tạo thành sau pứ?
Giải
Zn + 2HCl → ZnCl
2
+ H
2
6,5g 7,1g xg 0,2g
Áp dụng ĐLBTKL ta có:
6,5 + 7,1 = x + 0,2 → x = 13,4g
Hoạt động 3: Nồng độ dung dịch
Mục tiêu: Củng cố và rèn kĩ năng tính nồng độ mol, nồng độ phần trăm
- Gv phát vấn hs về công thức tính nồng độ %,
nồng độ mol/lit, hướng dẫn hs tìm ra công thức
liên hệ giữa 2 loại nồng độ (thông tin về ct tính
mdd)
- Hs làm việc theo nhóm
- Gv giải thích, kết luận
- Gv kết luận
VII. Nồng độ dung dịch :
1/ Nồng độ phần trăm (C%).
=
ct
dd
m
C% 100%
m
2/ Nồng độ mol (C
M
hay [ ])
=
M
ct
dd
n
C hay[]
V
V
dd
: thể tích dung dịch(lit)
3/ Công thức liên hệ :
m
dd
= V.D (= m
dmôi
+m
ct
)
=
M
10.C%.D
C
M
lưu ý : V (ml) ; D (g/ml)
4. Củng cố:
Bài tập1)Tính số mol các chất sau:
a) 3,9g K; 11,2g Fe; 55g CO
2
; 58g Fe
3
O
4
b) 6,72 lít CO
2
(đktc); 10,08 lít SO
2
(đktc); 3,36 lít H
2
(đktc)
c) 24 lít O
2
(27,3
0
C và 1 atm); 12 lít O
2
(27,3
0
C và 2 atm); 15lít H
2
(25
0
C và 2atm).
Bài tập2)Tính nồng độ mol của các dung dịch sau:
a) 500 ml dung dịch A chứa 19,88g Na
2
SO
4
.
b) 200ml dung dịch B chứa 16g CuSO
4
.
c) 200 ml dung dịch C chứa 25g CuSO
4
.2H
2
O.
Bài tập3) Tính nồng độ phần trăm của các dung dịch sau:
a) 500g dung dịch A chứa 19,88g Na
2
SO
4
.
b) 200g dung dịch B chứa 16g CuSO
4
.
c) 200 g dung dịch C chứa 25g CuSO
4
.2H
2
O.
5. Dặn dò:
- Làm bài tập: Hòa tan 8,4 g Fe bằng dung dịch HCl 10,95%(vừa đủ)
a. Tính thể tích khí thu được ở (ĐKTC)
b. Tính khối lượng axit cần dùng
c. Tính nồng độ % của dd sau phản ứng
- Đọc trước bài 1: Thành phần nguyên tử
Rút kinh nghiệm:
5
Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014
=============================================================
Ngày soạn: 24/08/2012
Ngày giảng:27/08/2012
CHƯƠNG I: NGUYÊN TỬ
Tiết thứ 3: Bài 1: THÀNH PHẦN NGUYÊN TỬ
Kiến thức cũ có liên quan Kiến thức mới trong bài cần hình thành
- Thành phần cấu tạo nguyên tử
- Dấu điên tích electron, proton
- Sự tìm ra electron, hạt nhân, proton, nơtron
- Cụ thể đặc điểm các loại hạt trong nguyên tử: Điện tích, khối
lượng
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: Biết được :
− Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ nguyên tử mang điện tích âm ; Kích thước,
khối lượng của nguyên tử.
− Hạt nhân gồm các hạt proton và nơtron.
− Kí hiệu, khối lượng và điện tích của electron, proton và nơtron.
2.Kĩ năng:
− So sánh khối lượng của electron với proton và nơtron.
− So sánh kích thước của hạt nhân với electron và với nguyên tử.
3.Thái độ: Kích thích sự hứng thú với bộ môn, phát huy khả năng tư duy của học sinh
II TRỌNG TÂM; Nguyên tử gồm 3 loại hạt: p, n, e (kí hiệu, khối lượng và điện tích)
III.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Diễn giảng – phát vấn
IV. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:
*Giáo viên: Mô hình thí nghiệm mô phỏng của Tom-xơn phát hiện ra tia âm cực và của Rơ-đơ-pho
khám phá ra hạt nhân nguyên tử
*Học sinh: Chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp.
V. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, đồng phục
2.Kiểm tra bài cũ: (5 phút) Kiểm tra việc làm bài tập ở nhà
3.Bài mới:
a. Đặt vấn đề: Nguyên tử được tạo nên từ những loại hạt nào? Chúng ta đã học ở lớp 8. Hôm nay
chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn về điện tích, khối lượng, kích thước của chúng
b. Triển khai bài
HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC
H oạt động 1; Thành phân cấu tạo của nguyên tử
Mục tiêu: Biết sự tìm ra electron, hạt nhân nguyên tử, proton, nơtron, đặc điểm của từng loại hạt
Hiểu thành phần cấu tạo của nguyên tử, so sánh khối lượng electron với p, n
-Gv:Electron do ai tìm ra và được tìm
ra năm nào?
-Hs trả lời
-Gv: Trinh chiếu mô hình sơ đồ thí
nghiệm tìm ra tia âm cực, yêu cầu hs
nhận xét đặc tính của tia âm cực
- Gv yêu cầu hs cho biết khối lượng,
I . THÀNH PHÂN CẤU TẠO CỦA NGUYÊN TỬ:
1. Electron (e):
• Sự tìm ra electron : Năm 1897, J.J. Thomson
(Tôm-xơn, người Anh ) đã tìm ra tia âm cực
gồm những hạt nhỏ gọi là electron(e).
• Khối lượng và điện tích của e :
+ m
e
= 9,1094.10
-31
kg.
+ q
e
= -1,602.10
-19
C(coulomb) = -1 (đvđt âm, kí
hiệu là – e
0
).
6
Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014
=============================================================
điện tích của electron Gv kết luận
- Hạt nhân được tìm ra năm nào, do
ai?
- Gv trình chiếu mô hình thí nghiệm
bắn phá lá vàng tìm ra hạt nhân ntử.
- Hs nhận xét về cấu tạo của nguyên tử
- Gv kết luận
- Proton được tìm ra vào năm nào,
bằng thí nghiệm gì?
- Gv thông tin về khối lượng, điện tích
Giá trị điện tích p bằng với electron
nhưng trái dấu; q
e
= 1- thì q
p
= 1+
- Gv thông tin, yêu cầu hs so sánh
khối lượng của electron với p và n
- Hs kết luận
- Các em có thể kết luận gì về hạt
nhân nguyên tử ?
- Gv kết luận
2. Sự tìm ra hạt nhân nguyên tử :
Năm 1911, E.Rutherford( Rơ-dơ-pho, người Anh)
đã dùng tia
α
bắn phá một lá vàng mỏng để chứng
minh rằng:
-Nguyên tử có cấu tạo rỗng, phần mang điện
tích dương là hạt nhân, rất nhỏ bé.
-Xung quanh hạt nhân có các e chuyển động rất
nhanh tạo nên lớp vỏ nguyên tử.
-Khối lượng nguyên tử hầu như tập trung vào
hạt nhân ( vì khối lượng e rất nhỏ bé).
3. Cấu tạo hạt nhân nguyên tử :
a) Sự tìm ra proton :
Năm 1918, Rutherford đã tìm thấy hạt proton(kí hiệu p)
trong hạt nhân nguyên tử:
m
p
= 1,6726. 10
-27
kg.
q
p
= +1,602. 10
-19
Coulomb(=1+ hay
e
0
,tức 1 đơn vị đ.tích dương)
b) Sự tìm ra nơtron :
Năm 1932,J.Chadwick(Chat-uých) đã tìm ra hạt nơtron
(kí hiệu n) trong hạt nhân nguyên tử:
m
n
;
m
p
.
q
n
= 0
.
c) Cấu tạo của hạt nhân nguyên tử :
- Trong hạt nhân nguyên tử có các proton và
nơtron.
-
p e
=
∑ ∑
Hoạt động 2: Kích thước và khối lượng của nguyên tử
Mục tiêu: Biết sự chênh lệch kích thước giữa hạt nhân và nguyên tử và so sánh, Biết đơn vị đo kích
thước nguyên tử, đơn vị đo khối lượng nguyên tử
- Gv thông tin
-Nguyên tử H có bán kính khoảng
0,053nmĐường kính khoảng 0,1nm,
dường kính hạt nhân nguyên tử nhỏ
hơn nhiều, khoảng 10
-5
nmEm hãy
xem đường kính nguyên tố và hạt
nhân chênh lệch nhau như thế nào?
- Hs tính toán, trả lời
- Gv minh hoạ ví dụ phóng đại ntử
- Gv thông tin, yêu cầu hs nghiên cứu
bảng 1/8
II/ KÍCH THƯỚC VÀ KHỐI LƯỢNG CỦA NGUYÊN TỬ:
1. Kích thước nguyên tử :
• Người ta biểu thị kích thước nguyên tử bằng:
+ 1nm(nanomet)= 10
- 9
m
+ 1A
0
(angstrom)= 10
-10
m
• Nguyên tử có kích thước rất lớn so với kích
thước hạt nhân (
1
5
10
10.000
10
nm
nm
−
−
=
lần).
• d
e,p
≈
10
-8
nm.
2. Khối lượng nguyên tử :
- Do khối lượng thật của 1 nguyên tử quá bé, người ta dùng
đơn vị khối lượng nguyên tử u(đvC).
1 u = 1/12 khối lượng 1 nguyên tử đồng vị cacbon 12 =
1,6605.10
-27
kg.(xem bảng 1/trang 8 sách GK 10).
- m
nguyên tử
= m
P
+ m
N
(Bỏ qua m
e
)
7
n
p
1 nm = 10A
0
Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014
=============================================================
4. Củng cố:
• Cho học sinh đọc lại bảng 1/8 sách giáo khoa.
• 1, 2/trang 9 SGK và 6/trang 4 sách BT
5. Dặn dò:
• 3,4,5/trang 9/SGK và 1.1,1.2, 1.5/3 và 4 sách BT.
• Làm câu hỏi trắc nghiệm.
• Chuẩn bị bài 2
Rút kinh nghiệm:
8
Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014
=============================================================
Ngày soạn: 24/08/2012
Ngày giảng:28/08/2012
Tiết thứ 4: HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ- NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC-ĐỒNG VỊ (tiết 1)
Kiến thức cũ có liên quan Kiến thức mới trong bài cần hình thành
- Cấu tạo của hạt nhân nguyên tử
- Nguyên tố hoá học
- Số khối, điện tích hạt nhân, số hiệu nguyên tử
- Đồng vị
- Định nghĩa NTHH mới
- Kí hiệu nguyên tử
- Điện tích hạt nhân là đặc trưng của nguyên tử
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:Hiểu được :
− Nguyên tố hoá học bao gồm những nguyên tử có cùng số đơn vị điện tích hạt nhân.
− Số hiệu nguyên tử (Z) bằng số đơn vị điện tích hạt nhân và bằng số electron có trong nguyên tử.
− Kí hiệu nguyên tử :
A
Z
X. X
là kí hiệu hoá học của nguyên tố, số khối (A) là tổng số hạt proton và
số hạt nơtron.
2.Kĩ năng: Xác định số electron, số proton, số nơtron khi biết kí hiệu nguyên tử ngược lại.
3.Thái độ: Phát huy khả năng tư duy của học sinh
II. TRỌNG TÂM:
− Đặc trưng của nguyên tử là điện tích hạt nhân (số p) ⇒ nếu có cùng điện tích hạt nhân (số p) thì
các nguyên tử đều thuộc cùng một nguyên tố hóa học
− Cách tính số p, e, n
III.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Diễn giảng – phát vấn- kết nhóm.
IV. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:
*Giáo viên: Giáo án
*Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp.
V. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, đồng phục
2.Kiểm tra bài cũ: (8 phút)
Tổng số hạt trong nguyên tử một nguyên tố X là 34. Trong đó số n hơn số p la 1. Tìm số hạt mỗi
loại trong nguyên tử?
3.Bài mới:
a) Đặt vấn đề: Ta đã biết hạt nhân nguyên tử tạo nên từ các hạt proton và nơtron và có kích
thước rất nhỏ bé. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về những vấn đề liên quan xung quanh số
đơn vị điện tích hạt nhân
b) Triển khai bài
HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Hạt nhân nguyên tử
Mục tiêu: Hiểu về hạt nhân nguyên tử; Biết cách tính và rèn luyện tính nguyên tử khối trung bình,
tính các loại hạt dựa vào số khối và số hiệu
- Gv: Điện tích hạt nhân nguyên tử
được xác định dựa vào đâu?
- Hs trả lời
- Gv: Số khối A được xác định như
I/ HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ:
1.Điện tích hạt nhân:
-Hạt nhân có Z proton
⇒
điện tích hạt nhân là +Z.
-Số đơn vị điện tích hạt nhân Z = số proton = số electron .
⇒
nguyên tử trung hòa về điện .
2.Số khối (A): = Số proton(Z) + Số nơtron(N)
9
Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014
=============================================================
thế nào?
- Hs trả lời
- Gv lấy vd cho hs tính số khối
• A = Z + N
• Số đơn vị điện tích hạt nhân Z và số khối A đặc trưng
cơ bản cho hạt nhân và nguyên tử.
BT: Tổng số hạt cơ bản trong nguyên tử của một nguyên tố là
60, trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không
mang điện là 20. Tìm số khối A?
Hoạt động 2: Nguyên tố hoá học
Mục tiêu: Biết định nghĩa mới về nguyên tố hoá học, hiểu kí hiệu nguyên tử
- Gv: Trong phân ôn tập đầu năm, chúng ta
có nhắc đến nguyên tố hoá học, em nào có
thể nhắc lại định nghĩa?
- Hs trả lờiGv kết luận
- Gv thông tin
- Gv lấy một số ví dụ để hs xác định số
khối, số hiệu nguyên tử :
23 63 39 56
11 29 19 26
; ; ;Na Cu K Fe
- Hs vận dụng tính số n của các nguyên tố
trên
II/ NGUYÊN TỐ HÓA HỌC:
1. Định nghĩa :
Nguyên tố hóa học gồm những nguyên tử có cùng
điện tích hạt nhân .
2. Số hiệu nguyên tử (Z):
Số đơn vị điện tích hạt nhân nguyên tử của 1
nguyên tố được gọi là số hiệu của nguyên tố đó, kí
hiệu là Z.
3. Kí hiệu nguyên tử :
Nguyên tố X có số khối A và số hiệu Z được kí
hiệu như sau:
A
Z
X
4. Củng cố:
• Nêu các định nghĩa về: nguyên tố hóa học?
• Trả lời các câu hỏi: 1, 2/trang 13 và 4/14 sách giáo khoa và 1.15/trang 6 sách BT.
5. Dặn dò:
• Chuẩn bị phần đồng vị, khối lượng nguyên tử
• Làm câu hỏi trắc nghiệm.
Rút kinh nghiệm:
10
Số khối
Số hiệu
Kí hiệu nguyên tử
Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014
=============================================================
Ngày soạn: 31/08/2012
Ngày giảng: 03/09/2012
Tiết thứ 5: HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ- NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC-ĐỒNG VỊ (tiết 2)
Kiến thức cũ có liên quan Kiến thức mới trong bài cần hình thành
- Cấu tạo của hạt nhân nguyên tử
- Nguyên tố hoá học
- Số khối, điện tích hạt nhân, số hiệu nguyên tử
- Đồng vị
- Tính toán về đồng vị
- Nguyên tử khối, khối lượng nguyên tử trung
bình
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:Hiểu được : Khái niệm đồng vị, nguyên tử khối và nguyên tử khối trung bình của một
nguyên tố.
2.Kĩ năng: Tính nguyên tử khối trung bình của nguyên tố có nhiều đồng vị.
3.Thái độ: Phát huy khả năng tư duy logic của học sinh
II. TRỌNG TÂM:
- Khi số n trong hạt nhân nguyên tử của cùng một nguyên tố khác nhau sẽ tồn tại các đồng vị.
- Cách tính nguyên tử khối trung bình
III.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Diễn giảng – phát vấn- kết nhóm.
IV. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:
*Giáo viên: Giáo án
*Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp.
V. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, đồng phục
2.Kiểm tra bài cũ: (8 phút)
- Xác định số e, số p, số n, số khối, điện tích hạt nhân của:
23 63 39 56
11 29 19 26
; ; ;Na Cu K Fe
- Tổng số hạt cơ bản trong nguyên tử của một nguyên tố là 36, trong đó tổng số hạt mang điện
nhiều hơn số hạt không mang điện là 12. Tìm số khối A?
3.Bài mới:
a) Đặt vấn đề: Ta đã biết cách tính số khối của nguyên tử = Z+ N; Z của một nguyên tố
luôn không đổi, khi N thay đổi thì thế nào? Nguyên tử khối của nó sẽ được tính ra sao?
b) Triển khai bài
HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC
H oạt động 1:Đồng vị
Mục tiêu: Củng cố về đồng vị
- Gv lấy vd các đồng vị của
HNhững nguyên tử như thế nào
được gọi là đồng vị của một
nguyên tố ?
- Hs trả lời
- Gv kết luận
III/ ĐỒNG VỊ:
Đồng vị là những nguyên tử có cùng số proton, nhưng khác về
số nơtron nên số khối khác nhau.
Vd : Nguyên tố hiđro có 3 đồng vị :
Proti
1
1
H
Đơteri
2
1
H
Triti
3
1
H
H oạt động 2:Nguyên tử khối-Nguyên tử khối trung bình
Mục tiêu: Biết cách tính nguyên tử khối trung bình
IV/ NGUYÊN TỬ KHỐI VÀ NGUYÊN TỬ KHỐI TRUNG BÌNH CỦA
11
Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014
=============================================================
- Đơn vị khối lượng
nguyên tử được tính như
thế nào? Kí hiệu?
- Hs trả lời
- Gv thông tin
- Gv thông tin và đưa ra
biểu thức tính
CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC:
1. Nguyên tử khối A (khối lượng tương đối của nguyên tử): Cho
biết khối lượng của nguyên tử đó nặng gấp bao nhiêu lần đơn vị
khối lượng nguyên tử.
Do khối lượng của e quá nhỏ nên nguyên tử khối coi như bằng
số khối.
2. Nguyên tử khối trung bình
A
:
Do 1 nguyên tố thường có nhiều đồng vị, nên dùng nguyên tử
khối trung bình:
1 1 2 2
100
n n
A x A x A x
A
+ + +
=
H oạt động 3:Vận dụng
Mục tiêu: Rèn kĩ năng tính nguyên tử khối trung bình
- Gv cho hs ghi đề, yêu cầu hs trình bày ý
tưởng giải bài toán
- Một hs lên bảng
- Gv cho hs ghi đề
- Hs thảo luận tìm cách giải
- Đại diện một nhóm lên bảng
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung
- Gv đánh giá
BT1: Clo có 2 đồng vị:
35
17
Cl
(chiếm 75,77%)
và
37
17
Cl
(chiếm 24,23%)
-Hãy tìm
A
Cl
=?
Giải:
A
Cl
=
100
37*23,2435*77,75 +
= 35,5
BT2: Cho
A
Cu
=63,54 . Tìm %
65
29
Cu
?
63
29
Cu
?
-Gọi%
65
29
Cu
là x thì %
63
29
Cu
là 100-x
100
)100(6365 xx −+
=63,54
=>x = 27% = %
65
29
Cu
%
63
29
Cu
= 100-27 = 73%
4. Củng cố:
- Biểu thức tính nguyên tử khối trung bình
- Cấu tạo nguyên tử ?
- Mối liên hệ giữa các loại hạt trong nguyên tử ?
5. Dặn dò:
- Làm bài tập 3,6,7,8/14 SGK
- Đọc phần tư liệu Trang 14- 15
- Trả lời câu hỏi trắc nghiệm cho trước
*Chuẩn bị Bài 3: LUYỆN TẬP: THÀNH PHẦN NGUYÊN TỬ
(1) Thành phần cấu tạo nguyên tử, Số khối , nguyên tử khối , nguyên tố hoá học, Số hiệu nguyên tử,kí
hiệu nguyên tử, đồng vị, nguyên tử khối TB
(2)Xác định số e, p, n và nguyên tử khối khi biết kí hiệu nguyên tử
(3)Xác định nguyên tử khối TB của nguyên tố hoá học
Rút kinh nghiệm:
12
A
1
,A
2
,…,A
n
: ng.tử khối của các đồng vị.
X
1
,x
2
,…,x
n
: % số ng.tử của các đồng vị.
Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014
=============================================================
Ngày soạn: 31/08/2012
Ngày giảng: 04/09/2012
Tiết thứ 6: LUYỆN TẬP: THÀNH PHẦN NGUYÊN TỬ
Kiến thức cũ có liên quan Kiến thức mới trong bài cần hình thành
- Thành phần nguyên tử và đặc điểm các loại hạt
- Nguyên tố hoá học, kí hiệu nguyên tử, đồng vị,
nguyên tử khối, nguyên tử khối trung bình
Hệ thống hoá về nguyên tử
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: Củng cố kiến thức về:
- Thành phần cấu tạo nguyên tử, hạt nhân nguyên tử, kích thước, khối lượng, điện tích của hạt
nhân
- Định nghĩa nguyên tố hoá học, kí hiệu nguyên tử, đồng vị, nguyên tử khối, nguyên tử khối trung
bình
2.Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng xác định số electron, số proton, số nơtron và nguyên tử khối khi biết kí
hiệu nguyên tử
3.Thái độ: Tự giác trong học tập, hoạt động nhóm
II.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Phát vấn- kết nhóm.
III. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:
*Giáo viên: Giáo án, bài tập cho hs làm trước
*Học sinh: Ôn bài cũ, làm bài tập trước khi đến lớp.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, đồng phục
2.Kiểm tra bài cũ: (8 phút)
- Làm bài tập 8/14 SGK
- Kiểm tra vở một số hs
3.Bài mới:
a) Đặt vấn đề: Chúng ta đã nghiên cứu về thành phần nguyên tử. Bây giờ sẽ củng cố lại những
kiến thức đã học và vận dụng vào làm bài tập
b) Triển khai bài
HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Câu hỏi trắc nghiệm
Mục tiêu: Củng cố kiến thức về cấu tạo nguyên tử, nguyên tố hoá học, đồng vị,
Câu 1: Phát biểu nào sau đây không đúng?
1. Trong một nguyên tử luôn luôn có số proton bằng số electron và
bằng số đơn vị điện tích hạt nhân
2. Tổng số proton và số electron trong hạt nhân được gọi là số khối
3. Số khối A là khối lượng tuyệt đối của nguyên tử
4. Số proton bằng số đơn vị điện tích hạt nhân
5. Đồng vị là các nguyên tử có cùng số proton nhưng khác nhau về
số nơtron
A. 2, 3 B. 3, 4, 5 C. 1, 3 D. 2, 5
Câu2: Có các đồng vị sau:
1 2 3 35 37
1 1 1 17 17
; ; ; ;H H H Cl Cl
. Hỏi có thể tạo ra
Hs: Thảo luận trả lời
Câu 1: A
13
Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014
=============================================================
bao nhiêu phân tử hiđroclorua có thành phân đồng vị khác nhau?
A. 8 B. 12 C. 6 D. 9
Câu 3: Những điều khẳng định sau đây có phải bao giờ cũng đúng ?
a) Số hiệu nguyên tử bằng số đơn vị điện tích hạt nhân nguyên tử
b) Số proton trong nguyên tử bằng số nơtron
c) Số proton trong hạt nhân bằng số electron ở lớp vỏ nguyên tử
d) Chỉ có hạt nhân nguyên tử oxi mới có 8 proton
e) Chỉ có hạt nhân nguyên tử oxi mới có 8 nơtron
f) Chỉ có hạt nhân nguyên tử oxi mới có tỉ lệ giữa số proton và
nơtron là 1:1
Câu hỏi trắc nghiệm:1, 2, 3/trang 9 SGK; 1.15/trang 6 SBT;1, 2,
3/trang 13 SGK.
Câu 2: C
Câu 3:
a) Đúng
b) Sai
c) Đúng
d) Đúng
e) Sai
f) Sai
Hoạt động 1: Câu hỏi tự luận
Mục tiêu: Rèn luyện kĩ năng xác định số hạt, điện tích trong nguyên tử khi biết kí hiệu nguyên
tử, tính phần trăm đông vị, số nguyên tử của một đồng vị
Hs làm việc theo nhóm, đại diện lên bảng,
nhóm khác nhận xét Gv đánh giá, giải
thích
Câu 1: Có các loại nguyên tử sau:
•
35 37
17 17
;Cl Cl
•
12 13 14
6 6 6
; ;C C C
a/ Xác định số nơtron, số proton, số e và số
khối của mỗi loại nguyên tử trên?
b/ Định nghĩa đồng vị?
Câu 2: Cho các nguyên tử:
10 64 84 11 109 63 40 39 106
5 29 36 5 47 29 19 19 47
; ; ; ; ; ; ; ;A B C D G H E L J
.
a/ Định nghĩa: A và D; B và H; E và L; G
và J? Giải thích?
b/ Một nguyên tử X có số hiệu Z, số khối A
được kí hiệu như thế nào?
Câu 3: BT 6, 7/trang 14 SGK.
Câu 1 :
a)
KHNT Số p Số n Số e Số khối
35
17
Cl
17 18 17 35
37
17
Cl
17 20 17 37
12
6
C
6 6 6 12
13
6
C
6 7 6 13
14
6
C
6 8 6 14
b) Hs tự giải
Câu 2:
a) Các cặp nguyên tử đó là đồng vị. Vì chúng có
cùng số proton nhưng khác nhau về sô khối
b)
A
Z
X
Câu 3: 4hs lên bảng
4. Củng cố: Củng cố xen trong các bài tập
5. Dặn dò: Nắm vững các kiến thức đã học, chuẩn bị bài “Cấu tạo vỏ nguyên tử”
Rút kinh nghiệm:
14
Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014
=============================================================
Ngày soạn: 07/09/2012
Ngày giảng: 10/09/2012
Tiết thứ 7 : CẤU TẠO VỎ NGUYÊN TỬ (tiết 1)
Kiến thức cũ có liên quan Kiến thức mới trong bài cần hình thành
- Thành phần cấu tạo nguyên tử
- Đặc điểm electron
- Sự chuyển động của electron trong nguyên tử
theo quan niệm cũ và mới
- Lớp và phân lớp electron
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: Biết được:
- Các electron chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân nguyên tử không theo những quỹ đạo
xác định, tạo nên vỏ nguyên tử.
- Trong nguyên tử, các electron có mức năng lượng gần bằng nhau được xếp vào một lớp (K, L, M,
N, O, P, Q).
- Một lớp electron bao gồm một hay nhiều phân lớp. Các electron trong mỗi phân lớp có mức năng
lượng bằng nhau.
2.Kĩ năng:
Xác định được thứ tự các lớp electron trong nguyên tử, số phân lớp (s, p, d) trong một lớp.
3.Thái độ: Kích thích sự yêu thích môn học
II. TRỌNG TÂM:
- Sự chuyển động của các electron trong nguyên tử
- Lớp và phân lớp electron
III.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Diễn giảng – phát vấn
IV. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:
*Giáo viên: Mô hình mẫu hành tinh nguyên tử
*Học sinh: Chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp.
V. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, đồng phục
2.Kiểm tra bài cũ: (7 phút)
Tổng số hạt trong nguyên tử của một nguyên tố là 36. Trong đó, tổng số hạt mang điện nhiều hơn
số hạt không mang điện là 12. Tìm A?
3.Bài mới:
a) Đặt vấn đề: Vỏ nguyên tử được tạo nên bởi hạt nào?
- Hs trả lời
Các electron ở lớp vỏ nguyên tử chuyển động như thế nào? Bây giờ chúng ta sẽ tìm hiểu xem.
b) Triển khai bài
HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Sự chuyển động của các electron trong nguyên tử
Mục tiêu: Phân biệt được sự chuyển động của electron trong nguyên tử theo quan niệm cũ và mới
- Gv thông tin và trình chiếu mô hình
nguyên tử của Bo hs quan sát
I.SỰ CHUYỂN ĐỘNG CỦA CÁC ELECTRON TRONG
NGUYÊN TỬ:
1.Quan niệm cũ (theo E.Rutherford, N.Bohr,
A.Sommerfeld): Electron chuyển động quanh hạt nhân
15
Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014
=============================================================
- Theo quan niệm hiện đại thì các
electron chuyển động như thế nào?
- Hs trả lời
- Gv trình chiếu mô hình nguyên tử
hiện đại cho hs quan sát
nguyên tử theo những quỹ đạo hình bầu dục hay hình tròn
(Mẫu nguyên tử hành tinh).
2.Quan niệm hiện đại: Các electron chuyển động rất
nhanh quanh hạt nhân nguyên tử trên những quỹ đạo
không xác định tạo thành những đám mây e gọi là obitan.
Hoạt động2: Lớp electron và phân lớp electron
Mục tiêu: Biết trong nguyên tử có bao nhiêu lớp e, mối lớp e có bao nhiêu phân lớp và thứ tự mức
năng lượng của các lớp electron
Các electron chuyển động không theo
quỹ đạo nhất định nhưng không phải
hỗn loạn mà vẫn tuân theo quy luật
nhất định
- Gv thông tin về lớp và phân lớp
II.LỚP ELECTRON VÀ PHÂN LỚP ELECTRON:
1. Lớp electron:
- Gồm những e có mức năng lượng gần bằng nhau.
- Các electron phân bố vào vỏ nguyên tử từ mức năng
lượng thấp đến mức năng lượng cao( từ trong ra ngoài )
trên 7 mức năng lượng ứng với 7 lớp electron:
Mức năng lượng n 1 2 3 4 5 6 7
Tên lớp K L M N O P Q
2.Phân lớp electron:
- Mỗi lớp chia thành các phân lớp
- Các e trên cùng một phân lớp có mức năng
lượng bằng nhau.
- Có 4 loại phân lớp: s, p, d, f.
- Lớp thứ n có n phân lớp ( với n
≤
4).
4. Củng cố:
Kể tên các lớp, phân lớp e trong nguyên tử, số phân lớp trong một lớp? Câu hỏi trắc nghiệm
5. Dặn dò:
• Sách GK : Câu 1 4/trang 22.
• Sách BT : Câu 1.25 1.31/trang 8 và 9
• Chuần bị phần III
Rút kinh nghiệm:
16
Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014
=============================================================
Ngày soạn: 07/09/2012
Ngày giảng: 11/09/2012
Tiết thứ 8 : CẤU TẠO VỎ NGUYÊN TỬ (tiết 2)
Kiến thức cũ có liên quan Kiến thức mới trong bài cần hình thành
- Lớp electron, phân lớp electron - Số electron tối đa trên mỗi phân lớp, mỗi lớp electron
- Sự phân bố electron trên các phân lớp, các lớp
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: Biết được: Số electron tối đa trong một lớp, một phân lớp.
2.Kĩ năng: Xác định được số lớp electron trong nguyên tử, số phân lớp (s, p, d) trong một lớp.
3.Thái độ: Kích thích sự yêu thích môn học
II. TRỌNG TÂM: Số electron tối đa trên một phân lớp, một lớp
III.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Diễn giảng – phát vấn
IV. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:
*Giáo viên: Giáo án điện tử
*Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp.
V. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, đồng phục
2.Kiểm tra bài cũ: (8 phút)
- Sự chuyển động của electron trong nguyên tử theo quan niệm mới và cũ khác nhau như thế nào?
- Cho biết các kí hiệu phân lớp, lớp, số phân lớp trong một lớp?
3.Bài mới:
a) Đặt vấn đề: Các electron tối đa trên mỗi phân lớp và mỗi lớp như thế nào?
b)Triển khai bài
HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Số electron tối đa trong một lớp, phân lớp
Mục tiêu: Biết và nắm vững về số electron tối đa trên một lớp, phân lớp electron
- Gv thông tin về sô electron tối đa
trong một phân lớp
- Gv cho hs biết sô electron tối đa
trong lớp thứ n (n
≤
4) là 2n
2
- Gv yêu cầu hs cho biết sự phân bố e
trên các phân lớp và số e tối đa trên
một lớp
- Gv trình chiếu khung trống, hs lần
lượt phát biểu sự phân bố e Trình
chiếu mô hình nguyên tử một số
III.SỐ ELECTRON TỐI ĐA TRONG MỘT PHÂN LỚP,
LỚP:
1.Số electron tối đa trong mỗi phân lớp:
Phân lớp s p d f
Số electron tối đa
trên 1 phân lớp
2 6 10 14
Phân lớp có đủ số electron tối đa gọi là phân lớp
electron bão hòa.
2.Số electron tối đa trong lớp thứ n là 2n
2
e (n
≤
4)
17
Lớp thứ n 1(K) 2(L) 3(M) 4(N) 5(O) 6(P) 7(Q)
Phân bố e trên các
phân lớp
1s
2
2s
2
2p
6
3s
2
3p
6
3d
10
4s
2
4p
6
4d
10
4f
14
5s
2
5p
6
5d
10
5f
14
6s
2
6p
6
6d
10
6f
14
7s
2
7p
6
7d
10
7f
14
Số e tối đa/ lớp:
2n
2
e
2e 8e 18e 32e 32e 32e 32e
Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014
=============================================================
nguyên tố
Hoạt động : Vận dụng
Mục tiêu: Rèn luyện kĩ năng xác định số lớp electron, xác định số hạt, sự phân bố e trong nguyên tử
Hs thảo luận làm bài tập
Đại diện 2 nhóm lên bảng trình bày
Nhóm khác nhận xét
Giáo viên đánh giá, diễn giải
Bài 1: Xác định số lớp e của các nguyên tử
14
7
N,
24
12
Mg.
Bài 2: Nguyên tử agon có kí hiệu là
40
18
Ar.
a) Hãy xác định số p, số n và số e trong nguyên tử.
b) Hãy x/định sự phân bố e trên các lớp e.
4. Củng cố: Có thể cho học sinh phân bố e trong lớp vỏ của nguyên tử :
20
Ca,
16
S.
5. Dặn dò:
• Sách GK : Câu 5/trang 22.
• Sách BT : Câu 1.32 1.35/trang 8 và 9
• Đọc bài đọc thêm, chuần bị bài “Cấu hình electron nguyên tử”
Rút kinh nghiệm:
18
Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014
=============================================================
Ngày soạn: 13/09/2012
Ngày giảng: 17/09/2012
Tiết thứ 9: CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ
Kiến thức cũ có liên quan Kiến thức mới trong bài cần hình thành
- Kí hiệu nguyên tử
- Lớp, phân lớp, số electron tối đa
- Thứ tự tăng mức năng lượng
- Cấu hình electron và cách viết
- Đặc điểm lớp electron ngoài cùng
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: Biết được:
- Thứ tự các mức năng lượng của các electron trong nguyên tử.
- Sự phân bố electron trên các phân lớp, lớp và cấu hình electron nguyên tử của 20 nguyên tố đầu
tiên.
- Đặc điểm của lớp electron ngoài cùng: Lớp ngoài cùng có nhiều nhất là 8 electron (ns
2
np
6
), lớp
ngoài cùng của nguyên tử khí hiếm có 8 electron (riêng heli có 2 electron). Hầu hết các nguyên tử kim
loại có 1, 2, 3 electron ở lớp ngoài cùng. Hầu hết các nguyên tử phi kim có 5, 6, 7 electron ở lớp ngoài
cùng.
2.Kĩ năng:
- Viết được cấu hình electron nguyên tử của một số nguyên tố hoá học.
- Dựa vào cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử suy ra tính chất hoá học cơ bản (là kim
loại, phi kim hay khí hiếm) của nguyên tố tương ứng.
II. TRỌNG TÂM:
- Thứ tự các mức năng lượng của các electron trong nguyên tử.
- Sự phân bố electron trên các phân lớp, lớp và cấu hình electron nguyên tử.
- Đặc điểm cấu hình của lớp electron ngoài cùng.
I II.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Diễn giảng – phát vấn- kết nhóm.
IV. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:
*Giáo viên: Sơ đồ phân bố mức năng lượng của các lớp và phân lớp ( hoặc bảng qui tắc
Kleckowski); cấu hình e của 20 nguyên tố đầu.
*Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp.
V. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, đồng phục
2.Kiểm tra bài cũ: (5 phút) Xác định số lớp e, số e ở mỗi lớp trong các nguyên tử:
8 15 11 17 18
; ; ; ; ArO P Na Cl
3.Bài mới:
a) Đặt vấn đề: Dựa vào số electron tối đa của từng lớp, từng phân lớp ta có thể viết cấu hình e
của nguyên tử. Cấu hình e được biểu diễn như thế nào, hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu.
b) Triển khai bài
HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Thứ tự các mức năng lượng trong nguyên tử
Mục tiêu: Biết thứ tự mức năng lượng trong vỏ nguyên tử
- Gv: Trong 7 lớp e của nguyên tử, lớp nào
I. THỨ TỰ CÁC MỨC NĂNG LƯỢNG TRONG
19
Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014
=============================================================
có mức năng lượng thấp nhất?
- Hs trả lời
- Gv thông tin về về thứ tự mức năng lượng
các phân lớp
- Gv lưu ý hs về sự chèn mức năng lượng
dẫn đến năng lượng phân lớp 4s nhỏ hơn 3d
- Cho hs xem sơ đồ phân bố mức năng
lượng của các lớp và phân lớp
NGUYÊN TỬ:
- Các electron sắp vào các lớp và phân lớp từ
mức năng lượng thấp đến mức năng lượng
cao theo thứ tự sau: 1s 2s 2p 3s 3p 4s 3d 4p
5s 4d 5p 6s,…
- Khi điện tích hạt nhân tăng, có sự chèn mức
năng lượng nên mức năng lượng của 4s thấp
hơn 3d.
Hoạt động 2: Cấu hình electron của nguyên tử
Mục tiêu: Biết và hiểu cách viết cấu hình electron nguyên tử, biết xác định họ của nguyên tố dựa
vào cấu hình electron
- Gv: Sự biểu diễn electron phân bố trên các
phân lớp, lớp theo thứ tự từ trong ra ngoài
gọi là cấu hình e nguyên tử GV yêu cầu
hs cho biết quy ước và các bước viết cấu
hình electron
- Gv viết cấu hình e của H, He, O
- Hs viết cấu hình e của Ar, Ca, Br
- Gv nhận xét và viết cấu hình gọn theo
nguyên tố khí hiếm có câu hình gần giống
- Gv thông tin về nguyên tố s, p, d, f
- Hs xác định nguyên tố s, p, d, f cho các vd
trên
- Hướng dẫn hs xem cấu hình e của 20
nguyên tố đầu trong SGK
II. CẤU HÌNH ELECTRON CỦA NGUYÊNTỬ:
1. Cấu hình e của nguyên tử:
- Cấu hình electron: Biểu diễn sự phân bố e
trên các lớp và phân lớp
- Ví dụ : Cấu hình e của các nguyên tử:
1
H: 1s
1
2
He: 1s
2
8
O: 1s
2
2s
2
2p
4
hay
[ ]
He
2s
2
2p
4
18
Ar
: 1s
2
2s
2
2p
6
3s
2
3p
6
20
Ca: 1s
2
2s
2
2p
6
3s
2
3p
6
4s
2
hay
[ ]
Ar
4s
2
35
Br: 1s
2
2s
2
2p
6
3s
2
3p
6
3d
10
4s
2
4p
5
hay
[ ]
Ar
3d
10
4s
2
4p
5
- Phân lớp cuối cùng là họ của nguyên tố :
+ H, He, Ca: là nguyên tố s vì e cuối cùng
điền vào phân lớp s .
+ O, Ar, Br: là nguyên tố p vì e cuối cùng
điền vào phân lớp p.
+ Ngoài ra còn có nguyên tố d, nguyên tố f.
2/ Cấu hình electron của 20 nguyên tố đầu ( xem
sách GK)
Hoạt động 3: Đặc điểm electron lớp ngoài cùng
Mục tiêu: Biết xác định tính chất hoá học cơ bản nguyên tố hoá học dựa vào đặc điểm lớp electron
ngoài cùng
- Gv: Dựa vào ví dụ trên cho biết
lớp e ngoài cùng có tối đa bao
nhiêu e?
- Hs trả lời
- Gv thông tin về đặc điểm lớp e
III/ ĐẶC ĐIỂM LỚP ELECTRON NGOÀI CÙNG:
- Đối với nguyên tử của tất cả các nguyên tố, lớp e ngoài
cùng có nhiều nhất là 8 e
- Các nguyên tử đều có khuynh hướng đạt trạng thái bão
hòa bền với 8 e ở lớp ngoài cùng( trừ He, 2e ngoài
cùng).
- Lớp e ngoài cùng quyết định tính chất hóa học của một
nguyên tố:
+ Nếu tổng số e ngoài cùng < 4 (1,2,3e) => Nguyên tử
CHO e
⇒
là kim loại.
+ Nếu tổng số e ngoài cùng > 4 (5,6,7e)
⇒
Nguyên
tử NHẬN e
⇒
là phi kim.
20
Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014
=============================================================
ngoài cùng, yêu cầu hs vận dụng
cho các ví dụ trên
+ Nếu tổng số e ngoài cùng = 4
⇒
Nguyên tử có thể
là kim loại hoặc phi kim.
+ Nếu tổng số e ngoài cùng = 8 ( trừ He , 2e ngoài
cùng)
⇒
Nguyên tử bền về mặt hóa học
⇒
là
khí hiếm.
Vậy: khi biết cấu hình e của nguyên tử có thể dự
đoán được các loại nguyên tố.
4. Củng cố:
• Viết lại thứ tự sự tăng mức năng lượng để phân bố e vào các lớp vỏ nguyên tử?
• Viết cấu hình e và xác định các nguyên tố sau thuộc kim loại, phi kim, khí hiếm?Tại sao?
20
Ca ;
29
Cu
;
36
Kr
5. Dặn dò:
• Câu hỏi trắc nghiệm: 1,2,3/ trang 27, 28 sách GK và 1.46/trang 10 sách BT.
• Làm vào tập: Bài 4 6 / trang 28 sách GK và 1.41/trang 10 sách BT.
Rút kinh nghiệm:
21
Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014
=============================================================
Ngày soạn: 04/09/2012
Ngày giảng: 18/09/2012
Tiết thứ 10:
LUYỆN TẬP: CẤU TẠO VỎ ELECTRON CỦA NGUYÊN TỬ (tiết1)
Kiến thức cũ có liên quan Kiến thức mới trong bài cần hình thành
- Sự chuyển động của electron trong nguyên tử
- Lớp, phân lớp electron và số electron tối đa
- Cấu hình electron nguyên tử
- Rèn luyện kĩ năng viết cấu hình electron
- Xác định tính chât cơ bản của nguyên tố
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: Củng cố kiến thức về:
- Sự chuyển động của electron trong nguyên tử
- Lớp, phân lớp và số electron tối đa trên một lớp, phân lớp
- Cấu hình electron và đặc điểm electron lớp ngoài cùng
2.Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng viết cấu electron nguyên tử
- Xác định tính chất cơ bản của nguyên tố
3.Thái độ: Phát huy khả năng tư duy logic
II.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Diễn giảng – phát vấn- kết nhóm.
III. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:
*Giáo viên: Giáo án, bài tập
*Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, đồng phục
2.Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong quá trình luyện tập
3.Bài mới:
a) Đặt vấn đề: Chúng ta đã nghiên cứu về lớp vỏ nguyên tử và cấu hình electron, bây giờ chúng
ta sẽ tiến hành vận dụng kiến thức đã học vào thực tế bài tập
b) Triển khai bài
HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Kiến thức cần nắm vững
Mục tiêu: Củng cố lại những kiến thức cơ bản về vỏ nguyên tử
-Gv phát vấn hs về phần kiến thức đã học:
+ Thứ tự mức năng lượng?
+ Có bao nhiêu loại phân lớp, số electron
tối đa trên mỗi phân lớp?
+ Với n
≤
4 thì số electron tối đa trên một
lớp được tính như thế nào?
+ Dựa vào đâu ta biết được họ của nguyên
tố?
+ Đặc điểm lớp electron ngoài cùng?
+ Gv thông tin về sự tạo thành ion
A/ KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG:
1/ Thứ tự các mức năng lượng:
1s2s2p3s3p4s3d4p5s4d5p6s4f5d6p7s…
2/ Số e tối đa trong:
• Lớp thứ n (=1,2,3,4) là 2n
2
e.
• Phân lớp: s
2
, p
6
, d
10
, f
14
.
3/ Electron có mức năng lượng cao nhất phân bố
vào phân lớp nào thì đó chính là họ của nguyên tố.
4/ Lớp e ngoài cùng quyết định tính chất hóa học
của nguyên tố, sẽ bão hòa bền với 8e( Trừ He, 2e
ngoài cùng).
Hoạt động 2: Bài tập về cấu hình e
Mục tiêu: Rèn luyện kĩ năng viết cấu hình electron và xác định tính chất cơ bản của nguyên tố
22
Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014
=============================================================
4 nhóm thảo luận làm 4 bài tập
(5’)
Đại diện mỗi nhóm lên bảng
trình bày, nhóm khác nhận xét
Gv nhận xét, giảng giải
BT4/30SGK:
Cấu hình e:
2 2 6 2 6 2
1 2 2 3 3 4s s p s p s
a) Có 4 lớp electron
b) Lớp ngoài cùng có 2 e
c) Nguyên tố đó là kim loại
BT6/30SGK:
a) 15e
b) 15
c) lớp thứ 3
d) Có 3 lớp e, Lớp thứ nhất có 2e, lớp thứ 2 có 8e, lớp thứ 3 có 5e
e) là phi kim vì có 5e lớp ngoài cùng
BT8/30SGK:
a)
2 1
1 2s s
b)
2 2 3
1 2 2s s p
c)
2 2 6
1 2 2s s p
d)
2 2 6 2 3
1 2 2 3 3s s p s p
e)
2 2 6 2 5
1 2 2 3 3s s p s p
g)
2 2 6 2 6
1 2 2 3 3s s p s p
Hoạt động 3: Bài tập về đồng vị
Mục tiêu: Vận dụng kiến thức về đồng vị để giải bài tập tìm nguyên tử khối trung bình, nguyên tử
khối của một đồng vị chưa biết
BT1: Brôm có 2 đồng vị, trong đó đồng vị
79
Br chiếm
54,5%. Xác định đồng vị còn lại, biết nguyên tử khối
trung bình của Br là 79,91.
BT2: Clo có 2 đồng vị là
35 37
17 17
;Cl Cl
. Tỉ lệ số nguyên tử
của 2 đồng vị này là 3:1. Tính nguyên tử lượng trung
bình của clo?
- Phân nhóm chẵn, lẻ thảo luận 2 bài tập
- Giáo viên chỉ định đại diện bất kì của 2 nhóm lên bảng
- Học sinh khác theo dõi, nhận xét
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
BT1: Phần trăm đồng vị thứ hai là
100 - 54,5 = 45,5%
Gọi M là nguyên tử khối của đồng vị thứ
2, ta có:
_
79.54,5 .45,5
79,91
100
M
A
+
= =
M= 81(u)
BT2: Nguyên tử khối trung bình của Clo:
_
35.3 37.1
35,5
3 1
A
+
= =
+
(u)
4. Củng cố: Cấu hình electron của nguyên tử M sau khi đi 1e là
2 2 6 2 6
1 2 2 3 3s s p s p
. Hãy viết cấu
hình electron của nguyên tử, cho biết điện tích hạt nhân, số proton, nơtron của nguyên tử M và tính
chất hoá học cơ bản của nguyên tố M?
5. Dặn dò: Làm bài tập
- SGK: 1,2,3,5,7,9/30
- SBT: 1.511.57/11,12
- Gv hướng dẫn bài tập về nhà: Clo có 2 đồng vị là
35 37
17 17
;Cl Cl
. Hãy tính số nguyên tử
35
17
Cl
có
trong 5,85 g NaCl, biết rằng nguyên tử khối trung bình của clo là 35,5.
Rút kinh nghiệm:
23
Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014
=============================================================
Ngày soạn: 23/09/2012
Ngày giảng: 25/09/2012
Tiết thứ 11: LUYỆN TẬP: CẤU TẠO VỎ NGUYÊN TỬ(tiết 2)
Kiến thức cũ có liên quan Kiến thức mới trong bài cần hình thành
- Thành phần cấu tạo nguyên tử
- Đặc điểm của các loại hạt trong nguyên tử
- Rèn luyện kĩ năng viết cấu hình electron
- Rèn luyện kĩ năng tính toán hoá học về thành
phần nguyên tử
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: Củng cố kiến thức về thành phần cấu tạo nguyên tử và viết cấu hình electron
2.Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng viết cấu hình electron nguyên tử
- Rèn luyện kĩ năng tính toán hoá học về các loại hạt, số khối,
3.Thái độ: Phát huy khả năng tư duy của học sinh
II.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Diễn giảng – phát vấn- kết nhóm.
III. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:
*Giáo viên: Giáo án, chọn bài tập
*Học sinh: Ôn bài cũ, làm bài tập trước khi đến lớp
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, đồng phục
2.Kiểm tra bài cũ: (0 phút)
3.Bài mới:
a) Đặt vấn đề: Thành phần cấu tạo nguyên tử gồm các loại hạt nào? Kí hiệu, đặc điểm?
- Học sinh trả lời
Đó là những điều chúng ta cần nắm vững để áp dụng giải quyết các bài toán sau
b) Triển khai bài
HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Bài tập về tổng số hạt có 2 dữ kiện
Mục tiêu: Hs biết cách tính toán các loại hạt, số khối, trong nguyên tử dựa vào đặc điểm của các
loại hạt bằng cách giải hệ 2 phương trình
Bài tập1: Nguyên tử X có tổng số hạt bằng
60. Trong đó số hạt notron bằng số hạt
proton. X :
a
r
40
18
A
b
K
39
19
c
Ca
40
20
d
Sc
37
21
HD:-Trong nguyên tử có các loại hạt nào?
- Hs trả lời
- Tổng số hạt là 2Z + N
- Hs giải, trình bày Gv nhận xét
Bài tập2 Một nguyên tố X có tổng số các hạt
bằng 115. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt
không mang điện là 25. Tìm Z, A, viết cấu
hình e?
HD: Số hạt mang điện gồm có e và p, hạt
Bt1:
Tổng số hạt = Số p + số e + số nơtron = 60
⇔
2Z + N = 60 (1)
Mà: Số n = Số p N = Z, thay vào (1) ta được:
3Z = 60 Z = 60/3 = 20
Vậy X là Ca (đáp án c)
Bt2: Tổng số hạt = Số p + số e + số nơtron = 115
⇔
2Z + N = 115 (1)
Mà số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang
điện 25 nên: 2Z –N = 25 (2)
Từ (1) và (2) ta có hpt:
2Z + N = 115 (1)
2Z –N = 25 (2)
24
Giáo án hoá học lớp 10 cơ bản - Năm học 2013-2014
=============================================================
không mang điện là n lập phương trình thứ
2 rồi giải tương tự bài 1
4Z = 140 Z = 140/4 = 35
N = 115 – 2.35 = 45
Vậy A = Z + N = 35 + 45 = 80
Cấu hình e:
2 2 6 2 6 10 2 5
1 2 2 3 3 3 4 4s s p s p d s p
Hoạt động 1: Bài tập về tổng số hạt có 1 dữ kiện
Mục tiêu: Hs biết cách tính toán các loại hạt, số khối, trong nguyên tử dựa vào đặc điểm của các
loại hạt bằng cách kết hợp phương trình và bất phương trình
Bài 1: Tổng số hạt proton, nơtron và electron
trong nguyên tử của một nguyên tố X là 13 .
Số khối của nguyên tử X là bao nhiêu?
HD: Kết hợp điều kiện nguyên tử bền:
1
1,5
N
Z
≤ ≤
kết hợp với phương trình tổng
số hạt để giải
Bài 2:Tổng số hạt proton, nơtron và electron
của một nguyên tử một nguyên tố X là 21. Số
hiệu nguyên tử của nguyên tử X là bao nhiêu?
HD: Tương tự bài 1
BT1: Tổng số hạt: 2Z + N = 13 N = 13- 2Z (1)
Lại có: 1
1,5
N
Z
≤ ≤
(2)
Kết hợp (1) và (2) ta tìm được: 3,7
4,3Z≤ ≤
Z là một số nguyên dương nên ta chọn Z = 4
N = 13 – 2.4 = 5
Vậy số khối A = 4 + 5 = 9
BT2: Tổng số hạt: 2Z + N = 21 N = 21- 2Z (1)
Lại có: 1
1,5
N
Z
≤ ≤
(2)
Kết hợp (1) và (2) ta tìm được: 6
7Z
≤ ≤
Z là một số nguyên dương nên ta chọn Z = 6
hoặc Z = 7
4. Củng cố: Làm bài tập số 4/28 SGK
5. Dặn dò: Ôn lại kiến thức chương I chuẩn bị kiểm tra 1 tiết
Rút kinh nghiệm:
25