Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Bài kiểm tra học phần Trả công lao động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.86 KB, 12 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA SAU ĐẠI HỌC
----------

BÀI KIỂM TRA
TRẢ CÔNG LAO ĐỘNG


Hà Hương Nhung
Ngày sinh: 05/05/1997
Lớp: CH28AQTNL

BÀI KIỂM TRA
Học phần: Trả cơng lao động
Câu 1: Phân tích những hạn chế trong chính sách tiền lương ở Việt Nam hiện
nay? Đề xuất những giải pháp để đổi mới chính sách tiền lương trong thời gian
tới?
Để đánh giá được về chính sách tiền lương ở Việt Nam, trước hết chúng ta cần
tìm hiểu những khái niệm cơ bản của lương và chính sách tiền lương.
1. Tiền lương là gì?
Trong quan hệ lao động, tiền lương là nội dung các bên đặc biệt quan tâm,
quyết định đến sự ổn định, bền vững của quan hệ lao động. Từ góc độ kinh tế, tiền
lương là biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động, là khoản tiền mà người sử
dụng lao động trả cho người lao động khi hồn thành cơng việc theo thoả thuận.
Với người sử dụng lao động, tiền lương là một trong những yếu tố đầu vào của
sản xuất, cấu thành nến chi phí sản xuất, vì vậy người sử dụng lao động cần cân đối
nhằm đạt được mục tiêu lợi nhuận trong hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh. Với
người lao động, tiền lương là thù lao, là khoản bù đắp hao phí sức lao động mà
họ nhận được trong quá trình tham gia lao động, sản xuất. Đương nhiên, trong tương
quan về lợi ích giữa người lao động và người sử dụng lao động, tiền lương vừa có sự
mâu thuẫn, vừa có sự thống nhất và địi hỏi sự điều chỉnh của pháp luật ở những giới


hạn nhất định.
Chuyên sâu hơn, từ góc độ kinh tế lao động thì tiền lương được định nghĩa
đơn giản là “khoản thu nhập mang tính thường xuyên mà người lao động được


hưởng từ công việc” hay “là khoản tiền mà người lao động nhận được khi họ
hoàn thành hoặc sẽ hoàn thành một cơng việc nào đỏ Từ góc độ pháp luật, khái
niệm tiền lương đã từng dước định nghĩa là “sổ lượng tiền tệ mà người sử dụng
lao động phải trả
cho người lao động căn cứ vào năng suất, chất lượng, hiệu quả công việc và điều
kiện lao động được xác định theo sự thoả thuận hợp pháp giữa hai bên trong hợp
đằng lao động và theo quy định của pháp luật”. Định nghĩa này tập trung vào xác
định quyền và nghĩa vụ của các chủ thế trong tiền lương, tập trung nhiều vào các
căn cứ trả lương và sự điều chỉnh của pháp luật.
2. Chính sách tiền lương ở Việt Nam
2.1 Giai đoạn hiện hành
Căn cứ theo Điều 90, Bộ luật lao động 2019 quy định về tiền lương nêu rõ tiền
lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động (NLĐ) theo thỏa
thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ
cấp lương và các khoản bổ sung khác.
Mức lương tối thiểu được điều chỉnh dựa trên nhiều yếu tố như mức sống tối
thiểu của người lao động và gia đình người lao động; tương quan giữa mức lương tối
thiểu và mức lương trên thị trường; chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế;
quan hệ cung, cầu lao động; việc làm và thất nghiệp; năng suất lao động; khả năng
chi trả của doanh nghiệp.
Theo quy định, mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn
mức lương tối thiểu. Hiện tại, mức lương tối thiểu vùng là căn cứ để người lao động và
người sử dụng lao động thỏa thuận lương.



Người sử dụng lao động phải xây dựng thang lương, bảng lương và định mức
lao động làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương theo công
việc hoặc chức danh ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động.
2.2 Cải cách mới 2022
Khi người lao động làm việc tại các đơn vị, doanh nghiệp tư nhân được trả
lương với mức lương thỏa thuận theo năng lực thì đối với cán bộ công chức, viên chức,
lực lượng quân nhân, công an… sẽ có thang bảng lương chung đối với từng cơng việc
và chức danh cụ thể.
Chính sách tiền lương năm 2022 đối với cán bộ công chức viên chức
Theo tinh thần tại Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 đã đề ra việc cải
cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, cơng chức, viên chức, lực lượng vũ trang và
người lao động. Theo như kế hoạch, đến năm 2021 chính thức áp dụng chế độ tiền
lương mới thống nhất đối với cán bộ, cơng chức, viên chức, lực lượng vũ trang trong
tồn bộ hệ thống chính trị, theo chỉ đạo do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 kế
hoạch được lùi tới ngày 1/7/2022.
Tuy nhiên, vào thời điểm cuối năm 2021, ngày 13/11/2021 Quốc hội đã ban
hành Nghị quyết 34/2021/QH15 nhằm điều chỉnh các chính sách tiền lương phù hợp
với tình hình thực tế. Căn cứ theo Khoản 1, Điều 3, Nghị quyết 34/2021/QH15 của
Quốc hội về dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 nêu rõ:
“1. Lùi thời điểm thực hiện cải cách chính sách tiền lương quy định tại khoản 3 Điều
4 của Nghị quyết số 23/2021/QH15 của Quốc hội; ưu tiên điều chỉnh lương hưu cho
người nghỉ hưu trước năm 1995.”
Như vậy, đối với nhóm đối tượng là cơng chức, viên chức, lực lượng vũ trang sẽ
thực hiện lùi cải cách tiền lương từ 1/7/2022 đến khi có văn bản hướng dẫn chính


thức. Theo chỉ đạo thì việc lùi cải cách tiền lương sẽ không kéo dài quá lâu gây ảnh
hưởng rất nhiều đến cuộc sống người lao động.
Mức lương năm 2022 của cán bộ công chức, viên chức sẽ vẫn được tính theo
cơng thức sau:


Tiền lương = Hệ số lương x Mức lương cơ sở + các khoản phụ cấp – các
khoản đóng BHXH, khác (nếu có)

Trong đó, mức lương cơ sở 2022 là 1,49 triệu đồng/tháng. Hiện chưa có thơng báo
chính thức về việc thay đổi mức lương cơ sở và mức lương cơ sở này được duy trì từ
1/7/2019 đến nay.
Dự kiến không tăng lương cơ sở
Do chưa thực hiện được cải cách về chính sách tiền lương, lương cơ sở vẫn là
căn cứ quan trọng để tính lương cho cán bộ, công chức, viên chức và nhiều khoản trợ
cấp bảo hiểm xã hội khác.
Bên cạnh đó, ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 khiến cho nền kinh tế gặp
nhiều khó khăn, đời sống kinh tế, xã hội của nước ta bị ảnh hưởng nặng nề. Mọi
nguồn lực hiện đang được dồn cho việc phòng, chống dịch cũng như phát triển kinh
tế. Dự kiến năm 2022, mức lương cơ sở chưa thể tăng theo như kế hoạch và theo tinh
thần nêu tại Nghị quyết 27-NQ/TW.
Hiện nay, chưa có đề xuất mới về mức lương cơ sở năm 2022. Vì vậy, trong
năm 2022 mức lương cơ sở của cán bộ, công chức, viên chức vẫn áp dụng mức 1,49
triệu đồng/tháng cho đến khi chính thức có hướng dẫn mới.
Dự kiến giữ nguyên mức lương tối thiểu vùng


Mức lương tối thiểu vùng được dùng làm căn cứ thỏa thuận lương giữa người sử
dụng lao động và người lao động khi ký kết hợp đồng và thực hiện nghĩa vụ tham
gia bảo hiểm xã hội (BHXH), thông thường mức lương này được điều chỉnh định kỳ
vào ngày 1/7 hằng năm. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của Covid-19 trong 2 năm liên tiếp
năm 2020 và 2021 mức lương tối thiểu vùng không tăng và được thực hiện theo mức
lương cơng bố tại Nghị định 90/2019/NĐ-CP.
Căn cứ theo tình hình dịch bệnh và những khó khăn về kinh tế hiện nay dự kiến
lương tối thiểu vùng 2022 được giữ nguyên so với năm 2021. Cụ thể, mức lương tối

thiểu vùng năm 2022 như sau:

Địa bàn doanh nghiệp hoạt động
Vùng I
Vùng II
Vùng III
Vùng IV

Mức lương
4.420.000 đồng/tháng
3.920.000 đồng/tháng
3.430.000 đồng/tháng
3.070.000 đồng/tháng

Dự kiến mức lương tối thiểu vùng năm 2022 áp dụng theo Nghị định
90/2019/NĐ-CP.
Mức lương tối thiểu vùng không tăng, dẫn đến mức lương thỏa thuận của nhiều
người lao động sẽ bị ảnh hưởng. Mức lương tính đóng BHXH tối thiểu theo quy định
cũng sẽ được giữ nguyên so với năm 2021.
Tăng lương hưu 7,4% từ tháng 1/2022
Cải cách tiền lương chưa thể thực hiện trong năm 2021 và sẽ thực hiện ưu tiên điều
chỉnh lương hưu cho đối tượng là người lao động nghỉ hưu. Theo đó, tại Nghị định
108/2021/NĐ-CP ban hành ngày 7/12/2021 của Chính phủ về về điều chỉnh lương
hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp hằng tháng quyết định thực hiện điều chỉnh tăng mức
lương hưu từ 1/1/2022. Cụ thể:




Điều chỉnh tăng thêm 7,4% trên mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ

cấp hằng tháng của tháng 12/2021. Áp dụng cho cán bộ, công chức, công nhân,
viên chức và người lao động, lực lượng quân nhân, công an, cán bộ phường/
xã / thị trấn…



Điều chỉnh tăng thêm đối với các đối tượng nghỉ hưu trước ngày 01/01/1995,
cụ thể:
Tăng thêm 200.000 đồng/người/tháng đối với những người có mức lương



hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp hằng tháng từ 2.300.000 đồng/người/tháng trở
xuống;


Tăng lên bằng 2.500.000 đồng/ người/ tháng đối với những người có mức

lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp hằng tháng từ 2.300.000 đồng/ người/ tháng
đến dưới 2.500.000 đồng/ người/ tháng.
3. Các hạn chế còn tồn động:
Trước năm 2020, tiền lương tối thiểu của công nhân thường được tăng mỗi năm từ
5 - 7%. Thế nhưng trong hai năm 2020, 2021 do ảnh hưởng của COVID-19 nên
lương tối thiểu vùng 2021 đã không tăng và được thực hiện theo mức lương công
bố tại Nghị định 90/2019/NĐ-CP.
Hiện tại, mức lương tối thiểu vùng vẫn đang được áp dụng như sau: Vùng 1 là
4.420.1

đồng/tháng; vùng 2 là 3.920.000 đồng/tháng; vùng 3 là 3.430.000


đồng/tháng; vùng 4 là 3.070.000 đồng/tháng.
Có thể thấy, hai năm qua, do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 nên việc đàm
phán, thương lượng tiền lương tối thiểu của người lao động với doanh nghiệp đã


khơng được thực hiện, thậm chí cịn bị giảm đi do nhiều doanh nghiệp ảnh hưởng
nặng nề, dẫn đến tình trạng biến động mạnh về lương và thưởng của nhân viên.
Chỉ trong 20 ngày đầu năm 2022, tại Đồng Nai đã diễn ra 11 vụ tranh chấp lao
động tập thể dẫn đến đình cơng với sự tham gia của hơn 15.000 lao động, nguyên
nhân chủ yếu từ việc thưởng Tết cho thấy vấn đề tiền lương, tiền thưởng đang ngày
càng ảnh hưởng đến quan hệ lao động trong đại dịch. Do đó, việc điều chỉnh mức
lương tối thiểu chung trong năm 2022 đang là vấn đề được đông đảo người lao động
trơng ngóng.
Nhìn vào đó có thể thấy, nếu năm 2022 tiếp tục không thực hiện tăng lương tối
thiểu vùng thì sẽ khơng đáp ứng được kỳ vọng của người lao động khi đã phải trải
qua hai năm khó khăn. Mặt khác, việc 3 năm liên tiếp không điều chỉnh tăng
lương sẽ tạo áp lực không nhỏ lên việc điều chỉnh lương tối thiểu vào năm 2023.
4. Đề xuất giải pháp đổi mới chính sách tiền lương
Dựa theo tình hình kinh tế, tình hình lao động, nguồn lao động và thực trạng về
chính sách lương như hiện nay, nếu năm 2022 khơng tăng lương thối thiểu thì đời
sống của người lao động sẽ cịn tiếp tục khó khăn. Mặt khác, nếu chờ đến năm
2023 tăng lương tối thiểu thì sẽ phải tính tốn làm sao bù đắp được cho người lao
động phần của 3 năm không tăng lương tối thiểu, nhưng nếu mức tăng nhiều quá
thì cũng dễ gây “sốc” cho việc chi trả của doanh nghiệp.
Ví dụ, nhìn vào những số liệu thực tế về tiến trình tăng lương cho những năm
qua có thể thy, mức tăng của năm 2018 là 6,5% so với năm 2017; năm 2019 tăng
5,3% so với năm 2018. Nếu năm 2023 tăng ở mức 10% so với mức hiện nay thì có
thể sẽ tạo một cú “sốc,” nhưng nếu tăng thấp q thì khơng bù đắp được khó khăn
của người lao động.



Ngồi ra, nên giảm dần, tiến tới xóa bỏ sự can thiệp trực tiếp của Nhà nước để
các doanh nghiệp (kể cả doanh nghiệp 100% vốn nhà nước) được tự chủ quyết định
chính sách tiền lương (trong đó có thang, bảng lương, định mức lao động) và trả
lương phù hợp với tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, khả năng của doanh
nghiệp và công khai tại nơi làm việc để người lao động, cơng đồn giám sát. Nhà
nước tăng cường hỗ trợ cung cấp thông tin thị trường lao động để doanh nghiệp
và người lao động thương lượng, thỏa thuận tiền lương, ký hợp đồng lao động và
trả lương gắn với năng suất và kết quả lao động. Doanh nghiệp và tổ chức đại diện
người lao động tham gia thương lượng, thỏa thuận tiền lương, tiền thưởng, các chế
độ khuyến khích khác trong thỏa ước lao động tập thể hoặc trong quy chế của
doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, cần triển khai hoàn thiện hơn về cơ chế thỏa thuận tiền lương
trong doanh nghiệp thông qua việc thiết lập cơ chế đối thoại, thương lượng và thoả
thuận giữa các chủ thể trong quan hệ lao động theo hướng công khai, minh bạch, dân
chủ, đảm bảo hài hịa lợi ích của người lao động và người sử dụng lao động, tạo sự
đồng thuận cao; tăng cường vai trò và năng lực của tổ chức đại diện của người lao
động trong quan hệ lao động phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

Câu 2: Liên hệ các hình thức trả thưởng tại một tổ chức/doanh nghiệp?
Tiền thưởng là gì?
Tiền thưởng là khoản tiền bổ sung ngoài tiền lương nhằm quán triệt hơn
nguyên tắc trả lương theo số lượng và chất lượng lao động mà tiền lương chưa thể
tính hết được. Tiền thưởng là một cơng cụ khuyến khích vật chất có hiệu quả nhất
đối với người lao động, nhất là những người còn tiềm ẩn nhiều năng lực làm việc.


Chính sách tiền thưởng là chính sách của doanh nghiệp đề cập đến mục
tiêu, tiêu chí, cách thức, biện pháp thưởng và quy trình tổ chức trả thưởng.


Liên hệ thực tiễn tại doanh nghiệp
Để có cái nhìn đa chiều hơn về quy chế thưởng, chúng ta có thể tham khảo quy
chế của một công ty về dịch vụ đào tạo – Cơng ty Kế tốn Thiên Ưng, một cơng ty
chun đào tạo kế toán thực hành trên chứng từ thực tế uy tín tại Hà Nội.
Trong quyết định về Quy chế lương thưởng, phụ cấp và chế độ cho người lao
động được ban hành bởi Cơng ty Kế tốn Thiên Ưng ban hành ngày 03/01/2021,
tại điều 8 của Quyết định, các khoản thưởng và hỗ trợ được thể hiện rất rõ ràng và
đầy đủ như sau:
1. Thưởng các ngày lễ 8/3, 30/4, 1/5, Quốc tế thiếu nhi 1/6, Quốc khánh
2/9, tết Trung Thu, tết Dương lịch, Sinh nhật NLĐ:


Mức tiền thưởng từ 200.000đ đến 500.000đ tùy thuộc vào kết quả kinh
doanh của Cơng ty và sự đóng góp cơng sức, chất lương công tác, chấp hành
đầy đủ nội quy của NLĐ.



Giám đốc sẽ quyết định bằng văn bản cụ thể về mức hưởng đối với từng
NLĐ tại thời điểm chi thưởng.

2. Thưởng đạt doanh thu:


Cuối năm dương lịch những nhân viên kinh doanh đạt doanh thu do Giám đốc
giao, sẽ được thưởng thêm 3% Tổng doanh thu mà nhân viên đó đạt được.




Cuối năm nếu Phịng kinh doanh đạt doanh thu do Giám đốc giao, sẽ được
thưởng thêm 2% Tổng doanh thu mà Phòng đạt được.


3. Thưởng thâm niên:
Những người lao động có thâm niên làm việc từ 3 năm trở lên sẽ được hưởng
thâm niên theo công thức:
Tiền thưởng thâm niên = Số tháng thâm niên * Số tiền thâm niên 1 tháng

Trong đó, số tiền thâm niên 1 tháng sẽ được tính theo kết quả hoạt động kinh
doanh của Doanh nghiệp và mức cống hiến của từng nhân viên. Mức cụ thể hàng
năm sẽ do Giám đốc quyết định bằng văn bản cụ thể vào cuối năm âm lịch.
4. Thưởng tết âm lịch:
-

Căn cứ vào kết quả hoạt động kinh doanh, nếu có lãi Cơng ty sẽ trích từ lợi
nhuận để thưởng cho NLĐ mức thưởng tùy thuộc vào lợi nhuận mỗi năm.

-

Mức thưởng cụ thể cho từng NLĐ tùy thuộc vào sự đóng góp cơng sức, chất
lượng cơng tác, chấp hành đầy đủ nội quy, các quy định của Công ty.

-

Hàng năm giám đốc sẽ quyết định bằng văn bản cụ thể về mức hưởng đối với
từng NLĐ

Có thể thấy, Cơng ty Kế toán Thiên Ưng đã xây dựng được một quy chế thưởng
khá đầy đủ và hợp lý với quy mô cơng ty cũng như hình thức hoạt động của cơng

ty và NLĐ trong cơng ty. Với một chính sách rõ ràng như vậy, NLĐ và Cơng ty đã
có thể cùng nhau xác định được mục tiêu của cá nhân và tập thể trong từng giai
đoạn,
cũng như khi phát sinh vấn đề có thể cùng nhau nhìn nhận lại và giải quyết, đánh
giá lại mục tiêu và mức thưởng cho từng cá nhân, bộ phận. Từ đó, ý thức của NLĐ
về vai trò của bản thân cũng như phương hướng phát triển cũng được tốt hơn, nâng


cao chất lượng lao động và tinh thần gắn bó với công ty, cùng đưa doanh nghiệp
phát triển hơn nữa trong lĩnh vực của mình.



×