Tải bản đầy đủ (.docx) (160 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) THỰC TRẠNG về đòn bẩy tài CHÍNH của các DOANH NGHIỆP sản XUẤT KINH DOANH tại VIỆT NAM TRƯỚC và TRONG đại DỊCH COVID 19

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.07 MB, 160 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

THỰC TRẠNG VỀ ĐỊN BẨY TÀI CHÍNH CỦA
CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT - KINH DOANH TẠI
VIỆT NAM TRƯỚC VÀ TRONG ĐẠI DỊCH COVID-19

NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH

VÕ ĐỨC HƯNG

Thành phố Hồ Chí Minh - năm 2022

TIEU LUAN MOI download :


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

THỰC TRẠNG VỀ ĐỊN BẨY TÀI CHÍNH CỦA
CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT - KINH DOANH TẠI
VIỆT NAM TRƯỚC VÀ TRONG ĐẠI DỊCH COVID-19

Ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 8340101


Họ và tên học viên: Võ Đức Hưng
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Quỳnh Hương

Thành phố Hồ Chí Minh - năm 2022

TIEU LUAN MOI download :


LỜI CẢM ƠN
Để có thể hồn thành tốt bài Luận văn nghiệp này, trước hết, tôi xin gửi
lời cảm ơn chân thành đến TS. Nguyễn Quỳnh Hương. Cảm ơn cô vì đã hướng
dẫn tơi cách viết bài Luận văn một cách tận tâm. Tôi xin một lần nữa cảm ơn
cô và các thầy cô giảng dạy tại trường Đại học Ngoại thương cơ sở

II TP.HCM, chúc thầy cô thật nhiều sức khỏe, may mắn, hạnh phúc và luôn
thành công hơn nữa trong công việc, học tập, nghiên cứu và cống hiến.
Bên cạnh đó, tơi xin cảm ơn nền tảng FiinTrade đã thực hiện khảo
sát và cung cấp nguồn dữ liệu được sử dụng trong bài viết. Kính chúc quý
nền tảng cùng những người xây dựng nhiều hạnh phúc và sức khỏe, kính
chúc các Quý doanh nghiệp vượt qua đại dịch Covid-19 để ngày càng phát
triển và thành công rực rỡ hơn trong tương lai.
Mặc dù đã cố gắng hoàn thiện đề tài nhưng vì thời gian thực hiện đề
tài cịn hạn chế và vốn hiểu biết còn giới hạn, nên bài Luận văn sẽ khơng
tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được các thầy cơ đóng góp ý kiến để
đề tài của tơi được hồn thiện và tốt hơn.
Tác giả

Võ Đức Hưng

TIEU LUAN MOI download :



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung
thực và hồn tồn khơng sao chép hoặc sử dụng kết quả của đề tài nghiên cứu nào
tương tự. Nếu phát hiện có sự sao chép kết quả nghiên cứu của đề tài khác, tơi xin
hồn tồn chịu trách nhiệm.
TP. HCM, ngày 25 tháng 11 năm 2021
Tác giả

Võ Đức Hưng

TIEU LUAN MOI download :


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................................... 10
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI.......................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài................................................................................... 1
1.2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu................................................................. 3
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước.................................................................... 3
1.2.2. Tình hình nghiên cứu ngồi nước.................................................................... 4
1.2.3. Đánh giá tình hình nghiên cứu......................................................................... 6
1.3. Mục tiêu nghiên cứu......................................................................................... 7
1.4. Câu hỏi nghiên cứu........................................................................................... 7
1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................... 7
1.5.1. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................... 7
1.5.2. Phạm vi nghiên cứu......................................................................................... 7
1.6. Phương pháp nghiên cứu................................................................................. 8
1.6.1. Cách chọn mẫu................................................................................................ 8

1.6.2. Phương pháp phân tích.................................................................................... 9
1.7. Ý nghĩa của nghiên cứu.................................................................................... 9
1.7.1. Ý nghĩa khoa học............................................................................................. 9
1.7.2. Ý nghĩa thực tiễn............................................................................................. 9
1.8. Bố cục đề tài.................................................................................................... 10
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN............................................................................. 12
2.1. Tổng quan lý thuyết về các doanh nghiệp SX-KD....................................... 12
2.1.1. Khái niệm doanh nghiệp SX-KD................................................................... 12
2.1.2. Đặc điểm chung của các DNSX.................................................................... 12
2.2. Tổng quan lý thuyết về địn bẩy tài chính và các chỉ số liên quan..............13
2.2.1. Khái niệm địn bẩy tài chính.......................................................................... 13
2.2.2. Các khái niệm cơ bản trong tài chính có liên quan đến nhóm chỉ số địn bẩy
tài chính................................................................................................................... 14
2.2.3. Các cách tính nhóm chỉ số địn bẩy tài chính và ý nghĩa của nó....................15

TIEU LUAN MOI download :


2.2.4. Lợi ích và rủi ro khi sử dụng ĐBTC.............................................................. 17
2.2.5. Giải thích một số thuật ngữ được sử dụng trong bảng thống kê mô tả..........18
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐỊN BẨY TÀI CHÍNH CỦA TỔNG
QUAN DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT VÀ CỤ THỂ TỪNG NHÓM NGÀNH
TRƯỚC VÀ TRONG ĐẠI DỊCH COVID-19........................................................ 20
3.1. Tổng quan về bối cảnh và phân loại đối tượng nghiên cứu......................... 20
3.1.1. Tổng quan về nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh Covid-19.......................20
3.1.2. Phân loại các doanh nghiệp sản xuất được sử dụng trong bài nghiên cứu.....21
3.2. Thực trạng sử dụng địn bẩy tài chính của doanh nghiệp SX-KD và cụ thể
từng nhóm ngành trước và trong đại dịch Covid-19.......................................... 21
3.2.1. Thực trạng sử dụng địn bẩy tài chính của DNSXKD..............................21
Sơ kết chương 3..................................................................................................... 63

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.................................................... 65
4.1. Kết luận........................................................................................................... 65
4.2. Một số khuyến nghị........................................................................................ 69
4.2.1. Đối với chủ doanh nghiệp và các quản lý doanh nghiệp...............................69
4.3. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo...................................... 71
4.3.1. Hạn chế của đề tài......................................................................................... 71
4.3.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo.......................................................................... 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................... 73

TIEU LUAN MOI download :


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH
Từ viết tắt
CEO
CFO
FTA
GDP
HNX
HOSE
ROA
ROE
VCCI
WB

TIEU LUAN MOI download :



DANH MỤC BẢNG BIỂU
STT

Tên bảng biểu
1

Hình 3.1. Số lượng DNSX của từng nhóm ngành giai đoạn

2015 – 2020
2

Hình 3.2. Trung bình tổng tài sản của tổng thể

DNSX giai đoạn 2015 – 2020
3

Hình 3.3. Trung bình mức VCSH của tổng thể

DNSX giai đoạn 2015 – 2020
4

Bảng 3.1. Thống kê mô tả tỷ lệ ĐBTC của các DNSX

niêm yết từ năm 2015 – 2020
5

Bảng 3.2. Thống kê mô tả tỷ lệ nợ trên VCSH

của các DNSX niêm yết từ năm 2015 – 2020
6


Bảng 3.3. Thống kê mô tả tỷ lệ nợ trên tổng tài sản

của các DNSX niêm yết từ năm 2015 – 2020
7

Bảng 3.4. Thống kê mô tả tỷ lệ nợ dài hạn trên vốn

của các DNSX niêm yết từ năm 2015 – 2020
8

Bảng 3.5. Thống kê mô tả tỷ lệ ĐBTC của các DNSX

nhóm ngành sản xuất cơng nghiệp từ năm 2015 đến 2020
9

Bảng 3.6. Thống kê mô tả tỷ lệ nợ trên tổng tài sản của

các DNSX nhóm ngành sản xuất công nghiệp từ năm 2015
đến

2020
10

Bảng 3.7. Thống kê mơ tả tỷ lệ nợ trên VCSH của các

DNSX nhóm ngành sản xuất công nghiệp từ năm 2015 đến
2020
11


Bảng 3.8. Thống kê mơ tả tỷ lệ ĐBTC của các DNSX

nhóm ngành sản xuất công nghệ từ năm 2015 đến 2020
12

Bảng 3.9. Thống kê mô tả tỷ lệ nợ trên TTS của các

DNSX nhóm ngành sản xuất cơng nghệ từ năm 2015 đến
2020
13

Bảng 3.10. Thống kê mô tả tỷ lệ nợ trên VCSH của

các DNSX nhóm ngành sản xuất cơng nghệ từ năm 2015
đến

Trang


TIEU LUAN MOI download :


2020
14

Bảng 3.11. Thống kê mô tả tỷ lệ ĐBTC của các DNSX

nhóm ngành sản xuất dược phẩm y tế từ năm 2015 đến 2020
15


Bảng 3.12. Thống kê mô tả tỷ lệ nợ trên TTS của các

DNSX nhóm ngành sản xuất dược phẩm y tế từ năm 2015
đến 2020
16

Bảng 3.13. Thống kê mô tả tỷ lệ nợ trên VCSH của

các DNSX nhóm ngành sản xuất dược phẩm y tế từ năm
2015 đến 2020
17

Bảng 3.14. Thống kê mô tả tỷ lệ ĐBTC của các

DNSX nhóm ngành sản xuất hàng tiêu dùng từ năm 2015
đến 2020
18

Bảng 3.15. Thống kê mô tả tỷ lệ nợ trên TTS của

các DNSX nhóm ngành sản xuất hàng tiêu dùng từ năm
2015 đến 2020
19

Bảng 3.16. Thống kê mô tả tỷ lệ nợ trên VCSH của

các DNSX nhóm ngành sản xuất hàng tiêu dùng từ năm
2015 đến 2020
20


Bảng 3.17. Thống kê mơ tả tỷ lệ ĐBTC của các DNSX

nhóm ngành sản xuất nguyên vật liệu từ năm 2015 đến 2020
21

Bảng 3.18. Thống kê mô tả tỷ lệ nợ trên TTS của

các DNSX nhóm ngành sản xuất nguyên vật liệu từ năm
2015 đến 2020
22

Bảng 3.19. Thống kê mô tả tỷ lệ nợ trên VCSH của

các DNSX nhóm ngành sản xuất nguyên vật liệu từ năm
2015 đến 2020


TIEU LUAN MOI download :


LỜI MỞ ĐẦU
Trong tình hình đại dịch Covid-19, nền kinh tế Việt Nam gặp phải nhiều trở
ngại trong việc tiếp tục phát triển sản xuất trong điều kiện giãn cách xã hội. Trong
năm 2020, đã có vài doanh nghiệp sản xuất phải tạm ngừng hoạt động kinh doanh
do không trụ vững được trong bối cảnh giãn cách xã hội kéo dài. Các chi phí như
tiền lương cho lao động, tiền thuê mặt bằng, tiền duy trì nhà máy, xưởng sản xuất,…
đã trở thành vấn đề nan giải đối với đa số các doanh nghiệp sản xuất. Từ đó, thực
trạng về việc sử dụng nợ vay, hay sử dụng đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp sản
xuất trước và trong đại dịch cũng chiếm đông đảo sự quan tâm. Bên cạnh đó, tầm
ảnh hưởng của đại dịch Covid lên việc sử dủng địn bẩy của từng nhóm ngành sản

xuất cũng là một mối quan tâm rất lớn.
Nhận thấy được tính thiết thực của đề tài, tác giả đã nghiên cứu “Thực trạng
sử dụng địn bẩy tài chính của các doanh nghiệp sản xuất trước và trong đại
dịch Covid-19” và chạy số liệu về cách sử dụng địn bẩy tài chính và nhóm các hệ
số nợ của tất cả DNSX niêm yết trên 3 sàn HOSE, HNX và UPCOM. Bài nghiên
cứu được phân tích hồn tồn dựa trên phương pháp thống kê mô tả và sử dụng
bảng biểu để làm rõ hơn các thơng tin dữ liệu. Mục đích của nghiên cứu là để quan
sát mức độ ảnh hưởng của đại dịch Covid lên từng nhóm ngành, sau đó đưa ra các
khuyến nghị chung cho chủ doanh nghiệp và nhà nước để quản trị nguồn vốn cho
doanh nghiệp hoạt động tốt hơn.

TIEU LUAN MOI download :


1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Với sự phát triển của nền kinh tế hiện nay, Việt Nam đang tích cực hội nhập
sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, thị trường được mở rộng, cơ hội phát triển càng
vươn xa. Những cải cách kinh tế mạnh mẽ trong gần ba thập kỷ đổi mới vừa qua đã
mang lại cho Việt Nam những thành quả rất đáng phấn khởi. Một trong những yếu
tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế Nhà nước chính là các lĩnh vực về
tài chính, cụ thể hơn là việc quản lý nguồn vốn của các doanh nghiệp sản xuất kinh
doanh đã tạo được một môi trường kinh tế đầy tính cạnh tranh và năng động, bởi vì
nguồn vốn quyết định sự ra đời, tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Tuy
nhiên, các doanh nghiệp vẫn đang đối mặt với khá nhiều thách thức, nhất là trong
giai đoạn gần đây khi phần lớn các quốc gia trên thế giới kể cả Việt Nam cùng gánh
chịu nhiều hậu quả nặng nề từ đại dịch Covid-19. Hai giai đoạn có chuyển biến
quan trọng về tình trạng hoạt động của doanh nghiệp được tái hiện như sau:

Giai đoạn 2015 - 2018 (trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát): nền kinh tế Việt
Nam có nhiều khởi sắc nhưng vẫn khơng thể không kể đến các hạn chế khi nhiều doanh
nghiệp đã rơi vào tình trạng khó khăn, thậm chí giải thể. Theo số liệu Tổng cục thống
kê Việt Nam năm 2015 (tại cuộc Họp báo cơng bố tình hình kinh tế - xã hội năm 2015
của Tổng cục Thống Kê), nước ta có hơn 9.400 doanh nghiệp hồn tất thủ tục giải thể
(giảm 0.4% so với năm trước). Tuy nhiên, con số đó đã khơng ngừng tăng lên trong
những năm sau đó, cụ thể: Năm 2016 và năm 2017, Việt Nam lần lượt có đến 12.478 và
12.802 doanh nghiệp hồn tất thủ tục giải thể và tăng đáng kể trong năm 2018 khi con
số này đã chạm đến mức 16.314 doanh nghiệp (tăng 34.7% so với năm 2017). Có thể
thấy hầu hết các doanh nghiệp lúc bấy giờ đang gặp khơng ít khó khăn về tài chính, đặc
biệt là nguồn vốn vay khi lãi suất vay vốn tương đối cao và việc tiếp cận nguồn vốn
khó khăn. Đây có thể là hậu quả của việc các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh muốn
đẩy mạnh mở rộng quy mô, thị phần nhưng với tốc độ khá nhanh, lạm dụng quá nhiều
vào nguồn vốn vay cũng như đầu tư rộng rãi vào các lĩnh lực không liên quan đã dẫn
đến mất khả năng làm chủ tài chính của doanh nghiệp.

TIEU LUAN MOI download :


2

Giai đoạn 2019 – 2020: đại dịch Covid-19 bắt đầu xuất hiện và bùng phát tại
Việt Nam. Trong giai đoạn này, nhiều hoạt động kinh tế bị ngưng trệ, sụt giảm khiến
phần lớn các doanh nghiệp phải loay hoay trong vấn đề huy động nguồn vốn, đặc
biệt là nguồn vốn vay để kịp thời ứng phó với các thay đổi trong sản xuất kinh
doanh. Việc công bố “Báo cáo tác động của dịch bệnh Covid-19 đối với doanh
nghiệp Việt Nam: Một số phát hiện chính từ điều tra doanh nghiệp 2020” của Phịng
Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Ngân hàng Thế giới tại
Việt Nam (WB) (Lê Thị Diễm Quỳnh, 2021) đã cụ thể hóa phần nào những khó
khăn các doanh nghiệp đang gặp phải: Theo ông Đậu Anh Tuấn - Trưởng ban Pháp

chế VCCI (Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp) cho biết có tới 87,2%
doanh nghiệp đã chịu ảnh hưởng ở mức “phần lớn” hoặc “hoàn toàn tiêu cực” từ đại
dịch. Trong khi đó, chỉ 11% doanh nghiệp cho rằng họ “khơng bị ảnh hưởng gì” và
gần 2% ghi nhận tác động “hồn tồn tích cực” hoặc “phần lớn tích cực”. Đại dịch
cũng đã ảnh hưởng đáng kể đến một số ngành sản xuất tại nước ta, chẳng hạn: May
mặc là lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất (97%), sản xuất thiết bị điện (94%),
sản xuất xe có động cơ (93%)... Theo cục quản lý đăng ký kinh doanh, số lượng các
doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể trong năm 2019 và 2020 cũng không ngừng
tăng so với các năm trước (lần lượt là 16.840 và 17.500 doanh nghiệp).
Thực trạng trên đã cho thấy tầm quan trọng của việc linh hoạt quản lý nguồn
vốn đối với sự tồn tại, phát triển và hiệu quả hoạt động tài chính của các doanh
nghiệp sản xuất kinh doanh tại Việt Nam trong thời gian gần đây. Để không bỏ lỡ
những tiềm năng phát triển của các doanh nghiệp, cần có sự phối hợp từ Chính phủ,
ngân hàng và các doanh nghiệp nhằm đề ra các biện pháp, chính sách hỗ trợ nâng cao
hiệu quả quản lý nguồn vốn. Một trong những giải pháp cho vấn đề này là tập trung
vào việc sử dụng địn bẩy tài chính, vì đây chính là một trong các yếu tố giúp cấu
thành nên nguồn vốn của mỗi doanh nghiệp. Do đó, việc nghiên cứu về “Thực trạng
sử dụng địn bẩy tài chính đối với một số ngành trong các doanh nghiệp sản xuất kinh
doanh tại Việt Nam trước và trong đại dịch Covid-19” là thực sự cần thiết nhằm kịp
thời đổi mới các chính sách, khắc phục các hậu quả còn đang mắc phải và nâng cao
hiệu quả tại các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp sản xuất.

TIEU LUAN MOI download :


3

1.2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu
Nhận thức được tầm quan trọng của việc linh hoạt trong quản lý nguồn vốn, đặc
biệt là nguồn vốn từ bên ngoài trong những năm gần đây cũng như những ảnh hưởng

của công cụ đòn bẩy đối với hiệu quả hoạt động tài chính và các vấn đề có liên quan
đến doanh nghiệp như khả năng thanh khoản…, tính đến thời điểm hiện tại, có khá
nhiều bài viết xoay quanh vấn đề về nâng cao hiệu quả quản lý tài chính nói chung
cũng như việc sử dụng cơng cụ địn bẩy tài chính nói riêng nhằm phân tích, đánh giá và
kiến nghị các giải pháp để khơng ngừng hồn thiện các chính sách. Cùng tác giả điểm
qua một vài cơng trình nghiên cứu của một số tác giả trong và ngoài nước sau:

1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Theo Dỗn Thị Thanh Thuỷ (2013), tác giả đã làm rõ các vấn đề cơ bản về lý
thuyết cơ cấu vốn và việc sử dụng địn bẩy tài chính của 290 doanh nghiệp phi tài
chính niêm yết liên tục từ 2008 đến 2011, đồng thời kết hợp so sánh thực trạng sử
dụng nợ vay giữa Việt Nam với các nước đang phát triển và đã phát triển theo từng
nhóm ngành. Bên cạnh đó, tác giả cũng phân tích tác động của hiện trạng sử dụng
ĐBTC lên khả năng thanh khoản và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Từ đó
làm nền tảng để đưa ra kết luận và các kiến nghị đối với các chính sách nhằm hỗ trợ
cải thiện những khó khăn vướng mắc và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Theo Đặng Duy Tân (2017), tác giả đã kế thừa phương pháp nghiên cứu của
Varouj A. Aivazian, Ying Ge, Jiapng Qiu (2005) đồng thời kết hợp sử dụng dữ liệu
bảng cùng với hai thước đo thay thế của đòn bẩy và hồi quy theo ba phương pháp:
pooling (hiệu ứng tổng hợp), random effect (hiệu ứng ngẫu nhiên) và fixed effect (hiệu
ứng cố định) nhằm kiểm định ảnh hưởng của cơng cụ địn bẩy tài chính đến quyết định
đầu tư tại các doanh nghiệp ở Việt Nam. Theo đó, tác giả đã tập trung phân tích ba
trường hợp sau: cho tồn bộ mẫu, trường hợp cơng ty có cơ hội tăng trưởng cao và
trường hợp cơng ty có cơ hội tăng trưởng thấp. Kết luận rút ra từ quá trình nghiên cứu
cho thấy địn bẩy tài chính có tác động đến đầu tư, cụ thể là ĐBTC ảnh hưởng ngược
chiều đối với hoạt động đầu tư của công ty, đặc biệt là các cơng ty có cơ hội tăng
trưởng thấp. Với những cơng ty có cơ hội tăng trưởng cao, địn bẩy có

TIEU LUAN MOI download :



4

mối tương quan cùng chiều với quyết định đầu tư. Do đó, nhà quản lý nên cân nhắc
trước khi đưa ra các chiến lược đầu tư cho công ty.
Theo Nguyễn Thị Bình Minh (2019), tác giả đã làm rõ các vấn đề lý thuyết
liên quan đến quản trị lợi nhuận đồng thời kết hợp với các mơ hình quản trị cũng
như nghiên cứu kiểm định tác động của đòn bẩy tài chính đến quản trị lợi nhuận dựa
trên các khoản dồn tích có thể điều chỉnh được của 268 cơng ty phi tài chính niêm
yết trên hai sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam là HSX và HOSE. Bài nghiên cứu
đã đưa đến kết quả: Các nhà quản lý cần thực hiện nhiều hành vi quản trị lợi nhuận
dồn tích, đồng thời cũng phát hiện rằng các công ty Việt Nam đang gia tăng địn bẩy
thì quản trị lợi nhuận dồn tích nhiều hơn so với các cơng ty đã có tỷ lệ địn bẩy cao.
Thơng qua đó tác giả cung cấp kết quả thực nghiệm chứng minh ảnh hưởng của sử
dụng địn bẩy tài chính đến quản trị lợi nhuận tại các công ty.
Theo Nguyễn Thị Trà My (2021), tác giả đã lựa chọn phân tích độ nhạy cảm
giữa đầu tư và dòng tiền khi kết hợp với đòn bẩy tài chính trong quản lý nguồn vốn.
Bài nghiên cứu đã rút ra hai kết luận sau: Một là, các doanh nghiệp tại Việt Nam ưu
tiên sử dụng nguồn vốn sẵn có phục vụ cho các hoạt động đầu tư (đặc biệt là dựa
vào lợi nhuận giữ lại). Hai là, việc đầu tư sẽ nhạy cảm hơn đối với dòng tiền khi
doanh nghiệp sử dụng địn bẩy tài chính cao hơn các doanh nghiệp có địn bẩy tài
chính thấp. Mặt khác, các doanh nghiệp sử dụng địn bẩy tài chính cao tác động làm
tăng độ nhạy cảm giữa đầu tư và dịng tiền. Thơng qua các kết luận, nhà quản lý có
cái nhìn tổng quan hơn khi đưa ra những chiến lược tài chính cũng như các quyết
định đầu tư cho doanh nghiệp.
1.2.2. Tình hình nghiên cứu ngồi nước
Theo Aldy Pelita Admi và cộng sự (2019), bài nghiên cứu sự ảnh hưởng của tỷ lệ
địn bẩy tài chính, tỷ số hoạt động, thanh khoản và lợi nhuận đến giá cổ phiếu của các
DNSX tại Indonesia và Malaysia từ 2015 - 2017, dựa vào cơ sở lý thuyết về các chỉ số
tài chính, lý thuyết người đại diện và lý thuyết tín hiệu. Sau khi đưa ra kết quả nghiên

cứu, tác giả kết luận rằng địn bẩy khơng có ảnh hưởng đáng kể đến giá cổ phiếu trong
các doanh nghiệp sản xuất ở Indonesia và Malaysia. Điều này được giải

TIEU LUAN MOI download :


5

thích bởi việc sử dụng nợ nhiều hơn so với vốn tự có (tỷ lệ địn bẩy cao) dẫn đến sự
sụt giảm giá trị doanh nghiệp. Các nhà đầu tư có xu hướng tránh đầu tư vào các
cơng ty có tỷ số địn bẩy cao vì sử dụng nợ càng cao thì cổ tức phải chia cho cổ
đơng sẽ giảm xuống do lợi nhuận thu được sẽ dùng để trả nợ của công ty, điều này
khiến nhà đầu tư không hứng thú với việc đầu tư vào cổ phiếu công ty này, do đó
cầu cổ phiếu sẽ giảm và giá cổ phiếu sẽ giảm.
Theo Siti Aisjah và cộng sự (2020) bài nghiên cứu về tốc độ điều chỉnh tỷ lệ
đòn bẩy của các DNSX ở Indonesia dựa trên các biến quan sát về chỉ số lợi nhuận,
quy mô doanh nghiệp, sự phát triển doanh nghiệp, khoảng cách giữa tỷ lệ đòn bẩy
mục tiêu và thực tế, hệ số nợ ngắn hạn trên tổng nợ. Kết quả nghiên cứu cho thấy
tốc độ điều chỉnh đòn bẩy do các doanh nghiệp sản xuất thực hiện vẫn cịn rất chậm
và ngun nhân chính là do chi phí điều chỉnh, cách quản lý thời gian điều chỉnh và
quá trình thực hiện các điều chỉnh.Về cụ thể, quy mô doanh nghiệp, khoảng cách
giữa tỷ lệ đòn bẩy mục tiêu và thực tế, hệ số nợ ngắn hạn trên tổng nợ có ảnh hưởng
ngược chiều đến tốc độ điều chỉnh tỷ lệ đòn bẩy. Trong khi đó, sự phát triển doanh
nghiệp có ảnh hưởng thuận chiều và chỉ số lợi nhuận khơng có ảnh hưởng đáng kể
lên tốc độ điều chỉnh tỷ lệ đòn bẩy. Tuy nhiên, công ty không thực hiện điều chỉnh
ngay lập tức vì phải xem xét các tác động tiêu cực lên việc điều chỉnh đòn bẩy.
Theo Võ Thuỳ Anh (2021), tác giả đã tiến hành nghiên cứu thực nghiệm các tác
động của cuộc khủng hoảng kinh tế bởi đại dịch COVID-19 lên tốc độ điều chỉnh của
các doanh nghiệp để đạt được tỷ lệ đòn bẩy mục tiêu và hướng đi, mức độ của tác động
này. Dữ liệu nghiên cứu được lấy từ dữ liệu có sẵn của 37.190 doanh nghiệp niêm yết

trên 81 quốc gia khác nhau. Mơ hình nghiên cứu của tác giả gồm biến phụ thuộc là tốc
độ điều chỉnh địn bẩy tài chính, biến độc lập là quy mô, tài sản cố định, chỉ số lợi
nhuận, chi phí khấu hao có tác dụng đo lường như lá chắn thuế, giá trị ghi sổ của doanh
nghiệp, GDP và lạm phát giữa các quốc gia khảo sát. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng
COVID-19 đã khiến cho các doanh nghiệp tăng tốc đáng kể trong việc điều chỉnh tỷ lệ
đòn bẩy mục tiêu và tốc độ điều chỉnh này sẽ lớn hơn nếu doanh nghiệp đó ở trong khu
vực kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi COVID-19. Tất cả các tác động được ghi
nhận đều có ý nghĩa thống kê và tính kinh tế cao. Nghiên cứu

TIEU LUAN MOI download :


6

này giúp nâng cao hiểu biết về động lực đòn bẩy để đối phó với tác động bên ngồi
đã làm ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế thế giới với quy mơ chưa từng có. Bên cạnh
đó, bài nghiên cứu cũng điều tra những thay đổi tiềm ẩn trong chi phí vốn của các
doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi COVID-19.
1.2.3. Đánh giá tình hình nghiên cứu
Đề tài về địn bẩy tài chính được nghiên cứu rất nhiều trong những nghiên cứu
trong nước trước đây. Ta có thể thấy, đề tài nghiên cứu về địn bẩy tài chính được
phát triển rõ rệt theo thời gian. Đầu tiên là đánh giá thực trạng sử dụng địn bẩy tài
chính của doanh nghiệp năm 2013, sau đó là các nghiên cứu sâu hơn về tác động
của địn bẩy tài chính đến quyết định đầu tư (2017), tác động của địn bẩy tài chính
đến hành vi quản trị lợi nhuận (2019) và ảnh hưởng của địn bẩy tài chính đến độ
nhạy cảm của đầu tư và dòng tiền (2021). Tuy nhiên, số lượng bài nghiên cứu về
địn bẩy tài chính đã giảm nhiệt trong khoảng thời gian gần đây, do đó đề tài nghiên
cứu về Thực trạng sử dụng địn bẩy tài chính của DNSX tại Việt Nam trước và trong
đại dịch Covid-19 sẽ là một điểm mới, một cơ sở mới cho các nghiên cứu khác về
địn bẩy tài chính phát triển lần nữa tại Việt Nam. Đề tài nghiên cứu của tác giả tuy

gần giống với đề tài Thực trạng sử dụng đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp phi tài
chính của tác giả Doãn Thị Thanh Thuỷ (2013), tuy nhiên điểm mới của đề tài này
là đi sâu vào phân tích thực trạng sử dụng địn bẩy tài chính của các nhóm ngành
sản xuất và chỉ ra sự khác nhau về việc sử dụng địn bẩy tài chính thời kỳ trước và
trong đại dịch Covid-19.
Những nghiên cứu trước đây ở các quốc gia trên thế giới cũng có những đóng
góp nhất định cho cơng trình nghiên cứu về vấn đề sử dụng địn bẩy tài chính trong
quản lý nguồn vốn của các doanh nghiệp, mang tính cập nhật và có liên hệ đến đại
dịch Covid-19 ảnh hưởng như thế nào đến việc điều chỉnh tỷ lệ địn bẩy. Từ đó đưa
ra những kết quả thực nghiệm các doanh nghiệp như thế nào thì nên điều chỉnh tỷ lệ
địn bẩy. Tuy nhiên, đề tài về thực trạng sử dụng địn bẩy tài chính của các doanh
nghiệp sản xuất vẫn được xem là mới mẻ và căn bản vì đề tài này chưa được thực
hiện ở nước ngoài trước đây.

TIEU LUAN MOI download :


7

1.3. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu thực trạng sử dụng địn bẩy tài chính của các DNSX được
niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là
thông qua cách các doanh nghiệp dùng vay nợ ngắn hạn để nhằm đánh giá mức độ
sử dụng địn bẩy tài chính của các DNSX thuộc các ngành nghề sản xuất khác nhau
tại hai thời điểm trước và trong đại dịch Covid-19.
1.4. Câu hỏi nghiên cứu
Đề tài phân tích nhằm trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu sau:
Thực trạng sử dụng đòn bẩy tài chính thơng qua sử dụng nợ vay ngắn hạn của các
DNSX của Việt Nam trong giai đoạn 2015 – 2020 như thế nào, và có sự khác nhau
giữa các doanh nghiệp có ngành nghề sản xuất khác nhau hay khơng

1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.5.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các DNSX niêm yết không liên tục từ 2015 - 2020
trên ba sàn giao dịch chủ yếu hiện nay: Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ
Chí Minh (HOSE), Sở giao dịch chứng khốn Hà Nội (HNX) và UPCOM (Unlisted
Public Company Market). Sàn UPCOM được tổ chức tại Sở giao dịch chứng khốn
Hà Nội, đóng vai trò là sàn trung chuyển cho các doanh nghiệp sắp được niêm yết
trên sàn HOSE và HNX. Đây là ba sàn chứng khốn lớn đã có mặt lâu đời ở Việt
Nam, được thành lập từ tháng 7/2000 đối với sàn HOSE, từ tháng 6/2009 đối với
sàn HNX và tháng 1/2009 đối với sàn UPCOM. Cả hai sàn HOSE và HNX đều có
những điều kiện nghiêm ngặt đối với các doanh nghiệp niêm yết trong vấn đề công
khai và minh bạch thông tin, nhất là đối với báo cáo tài chính. Thơng tin minh bạch
và được kiểm sốt bởi sàn giao dịch sẽ giúp cho q trình tính tốn tỷ lệ địn bẩy tài
chính được chính xác hơn. Sàn UPCOM có điều kiện niêm yết dễ hơn, doanh
nghiệp chỉ cần có vốn điều lệ tối thiểu là 120 tỷ đồng.
1.5.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu bao gồm phạm vi về không gian và thời gian:

TIEU LUAN MOI download :


8

Phạm vi về không gian: nghiên cứu được thực hiện trên ba sàn giao dịch
chứng khoán HOSE, HNX và UPCOM, giới hạn các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực
sản xuất trên đất nước Việt Nam.
Phạm vi về thời gian: nghiên cứu sử dụng dữ liệu từ các báo cáo tài chính của
các DNSX niêm yết liên tục từ năm 2014 đến 2020. Khoảng thời gian khảo sát này
thể hiện được tình trạng sử dụng địn bẩy tài chính của các DNSX niêm yết ở thời
điểm trước và trong đại dịch Covid-19. Đề tài cũng phân chia DNSX thành hai giai

đoạn thời gian là 2015 - 2018 (trước đại dịch Covid-19) và 2019 - 2020 (trong đại
dịch Covid-19).
1.6. Phương pháp nghiên cứu
1.6.1. Cách chọn mẫu
Mẫu được chọn là các DNSX niêm yết không liên tục từ năm 2014 - 2020.
Tuy nhiên, khoảng thời gian khảo sát của nghiên cứu là từ 2015 đến 2020, nhưng
tác giả lại lấy DNSX niêm yết vào mốc năm 2014 là do trong q trình tính tốn
ĐBTC năm 2015, tác giả cần các số liệu của năm trước đó. Tác giả cũng nhận thấy
rằng việc chọn các DNSX khơng niêm yết liên tục đó sẽ phản ánh rõ hơn về thực
trạng sử dụng đòn bẩy của doanh nghiệp niêm yết, từ đó tìm ra sự khác nhau trong
việc sử dụng địn bẩy tài chính giữa hai giai đoạn trước đại dịch và trong đại dịch
Covid-19 của từng nhóm ngành.
Tác giả đã thu thập được khối lượng dữ liệu lớn từ các báo cáo tài chính của hơn
700 DNSX trên nhiều sàn giao dịch khác nhau. Với đối tượng nghiên cứu được
trình bày như trên, tác giả đã lọc ra các DNSX niêm yết trên ba sàn HOSE, HNX và
UPCOM niêm yết không liên tục từ năm 2014 - 2020 với trạng thái báo cáo tài
chính đã được kiểm toán. Sau khi lọc dữ liệu, tác giả thu được mẫu của hơn 500
DNSX và số lượng này có tăng giảm qua các năm, cụ thể số lượng DNSX của mỗi
ngành là như sau:
• Nhóm sản xuất cơng nghiệp: dao động từ 143 - 162 doanh nghiệp
• Nhóm sản xuất cơng nghệ: từ 16 - 21 doanh nghiệp
• Nhóm sản xuất dược phẩm y tế: từ 44 - 52 doanh nghiệp

TIEU LUAN MOI download :


9

• Nhóm sản xuất hàng tiêu dùng: từ 207 - 229 doanh nghiệp
• Nhóm sản xuất ngun vật liệu: từ 109 - 125 doanh nghiệp


1.6.2. Phương pháp phân tích
Đầu tiên, dữ liệu ban đầu được lọc và làm sạch bằng phần mềm Microsoft
Excel 2019. Sau đó, tác giả sử dụng cơng cụ tính tốn của Excel để thống kê số liệu
về địn bẩy tài chính và các hệ số nợ của doanh nghiệp.
Phương pháp phân tích chính được tác giả áp dụng vào đề tài là thống kê mô
tả dựa vào phần mềm SPSS 20. Mục đích của việc thống kê mô tả và sử dụng bảng
biểu này nhằm khắc họa rõ hơn thực trạng sử dụng đòn bẩy tài chính của DNSX,
đồng thời so sánh được sự khác nhau trong việc sử dụng địn bẩy tài chính đến từ
các doanh nghiệp thuộc ngành nghề khác nhau; xem xét và đánh giá tỷ lệ địn bẩy
tài chính trung bình từ các ngành đó là cao hay thấp hơn so với trung bình ngành và
trung vị ngành sản xuất nói chung. Từ đó, quan sát được mức độ ảnh hưởng khác
nhau của đại dịch Covid-19 lên mỗi ngành.
1.7. Ý nghĩa của nghiên cứu
1.7.1. Ý nghĩa khoa học
Đề tài phân tích dựa trên nhiều tài liệu tham khảo đến từ nhiều quốc gia, với
khung lý thuyết được chuẩn hố từ những cơng thức tài chính được chọn lọc từ các
giáo trình được sử dụng rộng rãi. Do đó, những lập luận và phân tích số liệu của tác
giả đều dựa trên cơ sở khoa học vững chắc.
Đề tài nghiên cứu này sẽ là cơ sở cho các đề tài nghiên cứu khác sâu hơn về
địn bẩy tài chính ở Việt Nam. Các nghiên cứu có thể lấy bối cảnh về thực trạng sử
dụng địn bẩy tài chính của các nhóm ngành thuộc ngành sản xuất từ nghiên cứu
này, từ đó làm phần mở đầu và phát triển đề tài nghiên cứu của họ. Ngoài ra, các bài
nghiên cứu về sự khác nhau trong việc sử dụng địn bẩy tài chính trước và trong đại
dịch Covid-19 cũng có thể lấy nghiên cứu này làm tài liệu tham khảo.
1.7.2. Ý nghĩa thực tiễn
Bài nghiên cứu này có hai ý nghĩa thực tiễn:

TIEU LUAN MOI download :



10

Thứ nhất, đề tài giúp doanh nghiệp nhìn lại tổng quan thực trạng của việc sử
dụng địn bẩy tài chính chung cho ngành sản xuất và cụ thể cho từng nhóm ngành,
từ đó các doanh nghiệp tự vạch ra những hướng đi mới nhằm giải quyết các vấn đề
khó khăn đang mắc phải, nhất là trong đại dịch Covid-19.
Thứ hai, đề tài giúp các trung gian tài chính và nhà nước kịp thời có các biện
pháp, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn về việc điều chỉnh tỷ lệ
địn bẩy tài chính trong bối cảnh đại dịch Covid-19, từ đó cơ cấu vốn và hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp được ổn định trở lại.
1.8. Bố cục đề tài
Đề tài gồm có bốn chương:
Chương 1. Giới thiệu đề tài. Trong chương này, tác giả trình bày tổng quan về
sự phát triển của đề tài kể cả trong và ngoài nước theo thời gian, đồng thời làm rõ
mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu của đề tài; trình bày tổng quát về đối tượng, phạm
vi và phương pháp nghiên cứu. Bên cạnh đó, tác giả cũng nêu lên ý nghĩa khoa học
và ý nghĩa thực tiễn của đề tài.
Chương 2. Cơ sở lý luận về việc sử dụng địn bẩy tài chính của doanh nghiệp
sản xuất - kinh doanh. Trong chương này, tác giả trình bày tổng quan lý thuyết bao
gồm khái niệm và cơ cấu vốn của các doanh nghiệp; lý thuyết địn bẩy tài chính,
bao gồm nhiều cách tính và ý nghĩa của mỗi cơng thức ở góc độ tài chính.
Chương 3. Thực trạng sử dụng địn bẩy tài chính của DNSX và cụ thể từng
nhóm ngành. Đối với chương này, tác giả trình bày thực trạng sử dụng địn bẩy tài
chính của tổng quan ngành sản xuất thông qua các DNSX. Tiếp theo, bằng sự kết
hợp giữa bảng biểu, thống kê mô tả và cập nhật tình hình kinh tế riêng của các
ngành, tác giả đưa ra phân tích riêng cho từng ngành về việc sử dụng địn bẩy tài
chính trước và trong đại dịch.
Chương 4. Kết luận và khuyến nghị. Từ thực trạng được trình bày ở chương 3,
trong Chương 4 tác giả kết luận hai ý chính: thực trạng chung của các DNSX trong sử

dụng địn bẩy tài chính và riêng từng nhóm ngành là như thế nào. Từ đó, tác giả đưa ra
khuyến nghị về việc sử dụng địn bẩy tài chính chung đối với chủ doanh

TIEU LUAN MOI download :


11

nghiệp, ngân hàng và nhà nước nhằm có hướng đi đúng đắn cho phát triển DNSX.

TIEU LUAN MOI download :


12

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1. Tổng quan lý thuyết về các doanh nghiệp SX-KD
2.1.1. Khái niệm doanh nghiệp SX-KD
Sản xuất kinh doanh là hoạt động sản xuất, chế tạo của cải, vật chất, sản phẩm
để phục vụ cho quá trình trao đổi mua bán trên thị trường. Doanh nghiệp sản xuất
kinh doanh là những doanh nghiệp sử dụng nguồn lực, tư liệu sản xuất kết hợp với
ứng dụng khoa học công nghệ để sản xuất ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu thiết yếu
cho khách hàng.
Doanh nghiệp sản xuất nắm giữ vai trò quan trọng trong đời sống con người
nói riêng và nền kinh tế nói chung. Về khía cạnh con người, nó thỏa mãn những nhu
cầu thiết yếu như ăn mặc, tiêu dùng và y tế; cung cấp nhiều cơ hội việc làm cho
người lao động giảm tỷ lệ thất nghiệp đáng kể. Về khía cạnh nền kinh tế, doanh
nghiệp sản xuất là yếu tố không thể thiếu cho bất kỳ nền kinh tế nào, dù là nước
phát triển hay đang phát triển vì nó là nhân tố thiết yếu duy trì sự sống cịn và phát
triển của con người trên phương diện chất lượng cuộc sống.

2.1.2. Đặc điểm chung của các DNSX
Theo Đoàn Thục Quyên (2015), các DNSX có những đặc điểm sau:
Thứ nhất, doanh nghiệp sản xuất đầu tư nhiều vào tài sản cố định hơn các
doanh nghiệp chuyên về lĩnh vực khác. DNSX phải chi trả cho việc xây dựng các
nhà xưởng, máy móc, thiết bị cho quá trình sản xuất dẫn đến tài sản cố định của
doanh nghiệp cao. Việc đầu tư vốn vào những tài sản cố định như thế sẽ tạo ra năng
lực sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp. Do đó, khi doanh nghiệp phân bổ càng
nhiều vốn vào tài sản cố định, năng lực sản xuất của họ sẽ tăng lên, cũng từ đó mà
tỷ trọng vốn cố định lớn hơn vốn lưu động.
Thứ hai, DNSX có chu kỳ kinh doanh dài và thời gian thu hồi vốn lâu. Chu kỳ
kinh doanh của DNSX bắt đầu từ việc mua nguyên vật liệu, trải qua quá trình sản
xuất, kiểm tra chất lượng hàng hóa rồi mới lưu thơng hàng hóa và đưa ra thị trường
phân phối cho khách hàng. Vì thế một chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp là khá
dài và thời gian thu hồi vốn từ khách hàng trở nên chậm hơn, song do các DNSX

TIEU LUAN MOI download :


13

thường sản xuất các hàng hóa thiết yếu phục vụ cho đời sống con người nên chu kỳ
kinh doanh diễn ra liên tục với tần suất cao.
Thứ ba, sự phát triển của DNSX gắn liền với sự phát triển của khoa học công
nghệ. Trong sản xuất, chất lượng sản phẩm sẽ bị chi phối ít nhiều bởi tư liệu lao
động và đối tượng lao động. Tuy nhiên, tư liệu là động là yếu tố có ảnh hưởng đáng
kể hơn, ở đây tư liệu lao động được hiểu là máy móc, thiết bị, dây chuyền cơng
nghệ đóng vai trị cốt yếu trong q trình sản xuất hàng hóa. Trong cạnh tranh giữa
các DNSX, nếu doanh nghiệp nào cập nhật tư liệu lao động (máy móc, dây chuyền
sản xuất khoa học cơng nghệ) tối tân hơn, hiện đại hơn sẽ có lợi thế cạnh tranh về
chất lượng và thời gian sản xuất hàng hóa nhanh chóng hơn các doanh nghiệp khác,

từ đó tạo ra được nhiều sản phẩm hơn, thu lại vốn nhanh hơn cho mỗi chu kỳ sản
xuất kinh doanh.
Thứ tư, DNSX khó thay đổi quy mơ và mặt hàng kinh doanh nhanh chóng.
DNSX phải cẩn trọng trong việc lựa chọn sản phẩm sản xuất, vì họ cần phải đầu tư
vào mua sắm máy móc, thiết bị, th nhân cơng trong q trình vận hành máy móc
và sản xuất hàng hóa. Do đó, yếu tố đầu vào phải phù hợp với mục đích kinh doanh
và sản phẩm kinh doanh ban đầu của họ, nếu đổi sang sản phẩm khác họ phải cân
nhắc sản phẩm đó có phù hợp với yếu tố đầu vào mà họ đã lựa chọn hay không và
chi phí cần bỏ ra là bao nhiêu.
2.2. Tổng quan lý thuyết về địn bẩy tài chính và các chỉ số liên quan
2.2.1. Khái niệm địn bẩy tài chính
Trong hai giáo trình tài chính trong và ngồi nước, địn bẩy tài chính được
định nghĩa như sau:
Theo Nguyễn Đình Kiệm (2008): “Địn bẩy tài chính là thể hiện của việc sử
dụng vốn vay trong nguồn vốn của doanh nghiệp nhằm hy vọng gia tăng tỷ suất lợi
nhuận vốn chủ sở hữu hay thu nhập trên mỗi cổ phần của doanh nghiệp”.
Theo Berk và Dermazo (2016): Địn bẩy tài chính thể hiện mức độ phụ thuộc
vào nợ vay của doanh nghiệp, là chỉ số tài chính quan trọng trong q trình phân
tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

TIEU LUAN MOI download :


×