Tải bản đầy đủ (.doc) (93 trang)

luận văn thạc sĩ thực trạng và giải pháp phát triển vận tải đa phương thức tại việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (428.51 KB, 93 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VẬN

TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC TẠI VIỆT NAM

Chuyên ngành: Kinh doanh thương mại

NGUYỄN MINH NGỌC

Hà Nội – 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VẬN

TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC TẠI VIỆT NAM

Ngành: Kinh doanh
Chuyên ngành: Kinh doanh thương mại
Mã số: 83.40.121

Họ và tên học viên: Nguyễn Minh Ngọc
Người hướng dẫn: PGS. TS Vũ Thị Kim Oanh



Hà Nội - 2019


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Thực trạng và giải pháp phát triển vận tải đa
phương thức tại Việt Nam” là kết quả của quá trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu trong luận văn được thu thập và xử lý một cách trung thực, nội
dung trích dẫn đều được chỉ rõ nguồn gốc. Những kết quả nghiên cứu được trình bày
trong luận văn này là thành quả lao động của tôi dưới sự giúp đỡ của giáo viên hướng
dẫn là PGS.TS. Vũ Thị Kim Oanh. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng
được ai công bố trong bất kỳ công trình nào.
Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn không sao chép lại bất kì một công
trình nào đã có từ trước.
Tác giả


ii

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
Tên đề tài: Thực trạng và giải pháp phát triển vận tải đa phương thức tại Việt Nam.
Tác giả luận văn: Nguyễn Minh Ngọc
Khóa: K23 Kinh doanh thương mại.
Người hướng dẫn: PGS.TS Vũ Thị Kim Oanh.
Nội dung tóm tắt:
1. Lý do chọn đề tài
Hoạt động vận chuyển hàng hóa luôn đóng một vai trò quan trọng trong nền
kinh tế. Đối với thương mại quốc tế và nội địa của mỗi quốc gia, vận tải được coi như

một bộ phận không thể tách rời, một mắt xích trong lưu chuyển hàng hóa trên phạm
vi trong nước cũng như toàn cầu. Cùng với sự phát triển của kinh tế thế giới, sự mở
rộng hợp tác và thương mại quốc tế, các phương thức, cách thức tổ chức vận tải cũng
ngày càng phát triển đáp ứng nhu cầu luôn chuyển hàng hóa ngày càng tăng. Thương
mại quốc tế cùng với tác động của khoa học kỹ thuật, vận tải container và công nghệ
thông tin đã thúc đẩy quá trình hình thành và phát triển vận tải đa phương thức quốc
tế. Sự ra đời của vận tải đa phương thức quốc tế chính là một bước tiến mới của quá
trình phát triển của vận tải. Vận tải đa phương thức là một loại hình vận tải hiện đại
mà hiệu quả về mặt kinh tế của nó đang được các nước ghi nhận và áp dụng. Nó tạo
ra sự đổi mới trong cách thức kinh doanh vận tải: đáp ứng phương thức giao hàng
“door to door” - “từ cửa tới cửa”, giảm thời gian lưu kho bãi, hạn chế những phiền
toái về thủ tục và nâng cao chất lượng cũng như an toàn trong vận chuyển hàng hóa.

Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986, đất nước ta đã chuyển từ
nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang mô hình kinh tế thị trường có sự quản lý của
Nhà nước.Vận tải đa phương thức đã có lịch sử phát triển dài tại nước ta. Trong
những năm gần đây, đặc biệt trong giai đoạn 2014-2018, nền kinh tế nước ta có bước
phát triển rất tốt và kéo theo đó là nhu cầu vận chuyển hàng hóa tăng cao. Vận tải đa
phương thức trong giai đoạn này cũng được chú trọng phát triển từ cả ở phía


iii
Nhà nước và phía doanh nghiệp. Tuy nhiêm loại hình vận tải này lại chưa có sự phát
triển tương xứng với tiềm năng. Để thấy rõ thực trạng của vận tải đa phương thức tại
Việt Nam, những điểm mạnh - điểm yếu, cơ hội - thách thức trong phát triển vận tải
đa phương thức, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển vận tải đa phương
thức tại Việt Nam, em chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp phát triển vận tải đa
phương thức tại Việt Nam” làm luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích nghiên cứu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận văn:
- Mục đích nghiên cứu: Phân tích làm rõ cơ sở lý luận của vận tải đa phương

thức. Đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức vận tải đa phương
thức tại Việt Nam trong giai đoạn 2014-2018. Từ đó đưa ra các giải pháp nhằm phát
triển vận tải đa phương thức tại Việt Nam.
- Đối tượng nghiên cứu là vận tải đa phương thức tại Việt Nam trong khoảng
thời gian từ năm 2014 đến năm 2018.
- Phạm vi nghiên cứu là vận tải đa phương thức trên lãnh thổ Việt Nam trong
khoảng thời gian từ năm 2014 cho đến năm 2018.
3. Tóm tắt nội dung chính và đóng góp mới của tác giả
Qua đánh giá, phân tích để từ đó nhận thức được thực trạng vận tải đa phương
thức tại Việt Nam. Luận văn đã từng bước giải quyết nội dung cần nghiên cứu bao
gồm các vấn đề sau:
- Làm rõ cơ sở lý luận của vận tải đa phương thức tại Việt Nam trong khoảng
thời gian từ năm 2014 đến năm 2018
- Phân tích làm rõ những điểm mạnh và điểm yếu, cơ hội và thách thức của
vận tải đa phương thức trong bối cảnh hiện tại của Việt Nam.
- Căn cứ vào thực trạng và các đánh giá, luận văn kiến nghị một số giải pháp
để phát triển vận tải đa phương thức ở Việt Nam.


iv
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu của luận văn là vận dụng một cách tổng hợp nhiều
phương pháp nghiên cứu cơ bản khác nhau như: Phương pháp duy vật biện chứng và
duy vật lịch sử từ đó xem xét quá trình hình thành, phát triển của vận tải đa phương
thức tại Việt Nam, mối liên hệ giữa vận tải đa phương thứ với các nhân tố ảnh hưởng;
phương pháp tổng hợp và phân tích, so sánh nhằm chỉ ra được thực trạng phát triển
của vận tải đa phương thức tại Việt Nam. Đồng thời, luận văn cũng kế thừa các kết
quả nghiên cứu đã có, bổ sung và phát triển các luận cứ khoa học và thực tiễn mới
phù hợp với mục đích nghiên cứu..
5. Kết luận

Nghiên cứu này thực hiện trong phạm vi từ năm 2014 đến năm 2018 trên lãnh
thổ Việt Nam, nên có thể sử dụng làm tài liệu cho các nghiên cứu khác đối với các
đơn vị cùng ngành vận tải hay ngành dịch vụ vận tải.


v

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN......................................................................................................................... i
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ......................................................................................... ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT................................................................................................. vii
DANH MỤC BẢNG................................................................................................................ viii
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài................................................................................................... 1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu................................................................................... 2
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu................................................................................. 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................................. 4
5. Phương pháp nghiên cứu................................................................................................. 4
6. Kết cấu luận văn................................................................................................................. 4
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC............5
1.1. Khái niệm và lịch sử ra đời của vận tải đa phương thức................................... 5
1.1.1 Lịch sử ra đời của vận tải đa phương thức:...................................................... 5
1.1.2 Khái niệm vận tải đa phương thức:..................................................................... 5
1.2 Đặc điểm và vai trò vận tải đa phương thức trong nền kinh tế:...................... 6
1.2.1 Đặc điểm của vận tải đa phương thức:............................................................... 6
1.2.2 Vai trò của vận tải đa phương thức trong nền kinh tế:.................................. 7
1.3 Các mô hình vận tải đa phương thức phổ biến trên thế giới:........................... 9
1.3.1 Mô hình vận tải đường biển – vận tải hàng không (Sea – Air):.................9
1.3.2 Mô hình vận tải ô tô – vận tải hàng không (Road – Air):............................. 9
1.3.3 Mô hình vận tải đường sắt – vận tải ô tô ( Rail – Road ):............................. 9

1.3.4 Mô hình vận tải đường sắt-đường bộ-vận tải thủy nội địa-vận tải
đường biển (Rail /Road/Inlad waterway/sea):.............................................................. 9
1.4 Kinh nghiệm của một số nước về phát triển vận tải đa phương thức và
bài học đối với Việt Nam:................................................................................................... 10
1.4.1 Kinh nghiệm của một số nước về phát triển vận tải đa phương thức: .. 10
1.4.2 Các kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam:............................................................. 13


vi
1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển vận tải đa phương thức tại Việt
Nam:.......................................................................................................................................... 14
1.5.1 Yếu tố cơ sở pháp lý:............................................................................................... 14
1.5.2 Yếu tố kết cấu hạ tầng, giao thông vận tải:.................................................... 15
1.5.3 Các yếu tố khác:....................................................................................................... 15
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC
TẠI VIỆT NAM........................................................................................................................ 23
2.1. Các giai đoạn phát triển của vận tải đa phương thức tại Việt Nam:..........23
2.1.1 Giai đoạn từ năm 1980-1985:.............................................................................. 23
2.1.2 Giai đoạn từ năm 1986-2002:.............................................................................. 24
2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến vận tải đa phương thức tại Việt Nam:..............26
2.2.1 Yếu tố cơ sở pháp lý:............................................................................................. 26
2.2.2 Yếu tố kết cấu hạ tầng, giao thông vận tải phục vụ cho vận tải đa
phương thức tại Việt Nam:.............................................................................................. 39
2.2.3 Các yếu tố khác:..................................................................................................... 60
2.3. Các mô hình vận tải đa phương thức quốc tế tại Việt Nam:.........................61
2.3.1 Mô hình đường biển – đường bộ:....................................................................... 61
2.3.2. Mô hình đường bộ - đường hàng không:........................................................ 61
2.3.3. Mô hình đường bộ - đường sắt:......................................................................... 62
2.3.4. Mô hình đường biển - đường sắt:...................................................................... 62
2.4. Đánh giá thực trạng phát triển vận tải đa phương thức tại Việt Nam: .. 63

CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VẬN
TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC TẠI VIỆT NAM................................................................... 68
3.1. Định hướng phát triển vận tải đa phương thức tại Việt Nam:.....................68
3.2. Một số giải pháp nhằm phát triển vận tải đa phương thức tại Việt Nam:70
3.2.1 Các giải pháp đối với nhà nước:......................................................................... 70
3.2.2 Các giải pháp đối với hiệp hội:............................................................................ 76
3.2.3 Các giải pháp đối với doanh nghiệp:................................................................. 77
KẾT LUẬN................................................................................................................................. 81
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................... 82


vii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT

Từ viết tắt

Tên đầy đủ tiếng Anh

1

WTO

World Trade Organization

2

ASEAN


3

CBTA

4

DWT

Association of Southeast
Asian Nations
Cross-Border Transport
Facilitation Agreement
Deadweight Tonnage

5

EDI

6

FIATA

7

GATS

8

GATT


9

GMS

10

IATA

11

ICD

12

MTO

13

ODA

14

TEU

15

UNCTAD

Electronic Data
Interchange

International Federation
of Freight Forwarders
Associations
General Agreement on
Trade in Services
General Agreement on
Tariffs and Trade
Greater Mekong
Subregion
International Air
Transport Association
Inland Container Depot
Multimodal Transport
Operator
Official Development
Assistance
Twenty-foot Equivalent
Units
United Nations
Conference on Trade and
Development

Nguyên nghĩa tiếng Việt
Tổ chức thương mại thế
giới
Hiệp hội các quốc gia
Đông Nam Á
Hiệp định vận tải xuyên
biên giới
Tải trọng tổng cộng của

tàu
Công nghệ truyền thông
dữ liệu điện tử
Hiệp hội giao nhận vận tải
quốc tế
Hiệp định chung về
thương mại và dịch vụ
Hiệp định chung về thuế
quan và thương mại
Tiểu vùng sông Mêkông
Hiệp hội vận tải hàng
không quốc tế
Cảng nội địa
Người kinh doanh vận tải
đa phương thức
Viện trợ phát triển chính
thức
Đơn vị đo hàng hóa tương
đương container 20 ft
Hội nghị Liên Hiệp quốc
về Thương mại và Phát
triển


viii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Thực trạng về phân loại và chiều dài hệ thống giao thông đường bộ Việt
Nam ......................................................................................................................
39

Bảng 2.2: Khối lượng hàng hóa vận tải bằng đường bộ giai đoạn 2014- 2018........ 41
Bảng 2.3: Sản lượng và doanh thu trong ngành vận tải đường sắt

giai đoạn 2014-

2018 ......................................................................................................................
Bảng 2.4 Số liệu đường sắt chính tuyến, đường ga, đường nhánh

43

từ năm 2015 đến

2018 ......................................................................................................................

44

Bảng 2.5: Hiện trạng đội tàu biển theo loại tàu tính đến tháng 12/2018 ................. 48
Bảng 2.6: Sô liệu về sản lượng vận tải hàng hóa bằng đường biển của đội tàu biển
Việt Nam giai đoạn 2014-2018 .............................................................................. 49
Bảng 2.7: Sản lượng hàng hóa vận tải hàng không giai đoạn 2014-2018 ................ 51
Bảng 2.8: Danh sách các sân bay dân dụng tại Việt Nam ....................................... 53


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hoạt động vận chuyển hàng hóa luôn đóng một vai trò quan trọng trong nền
kinh tế. Đối với thương mại quốc tế và nội địa của mỗi quốc gia, vận tải được coi như
một bộ phận không thể tách rời, một mắt xích trong lưu chuyển hàng hóa trên phạm

vi trong nước cũng như toàn cầu. Cùng với sự phát triển của kinh tế thế giới, sự mở
rộng hợp tác và thương mại quốc tế, các phương thức, cách thức tổ chức vận tải cũng
ngày càng phát triển đáp ứng nhu cầu luôn chuyển hàng hóa ngày càng tăng. Thương
mại quốc tế cùng với tác động của khoa học kỹ thuật, vận tải container và công nghệ
thông tin đã thúc đẩy quá trình hình thành và phát triển vận tải đa phương thức quốc
tế. Sự ra đời của vận tải đa phương thức quốc tế chính là một bước tiến mới của quá
trình phát triển của vận tải. Vận tải đa phương thức là một loại hình vận tải hiện đại
mà hiệu quả về mặt kinh tế của nó đang được các nước ghi nhận và áp dụng. Nó tạo
ra sự đổi mới trong cách thức kinh doanh vận tải: đáp ứng phương thức giao hàng
“door to door” - “từ cửa tới cửa”, giảm thời gian lưu kho bãi, hạn chế những phiền
toái về thủ tục và nâng cao chất lượng cũng như an toàn trong vận chuyển hàng hóa.

Trong những năm gần đây, nền kinh tế của nước ta đã có những bước phát
triển mạnh mẽ, được thế giới đánh giá là một trong những nền kinh năng động nhất
trên thế giới. Việc nền kinh tế nước ta phát triển kéo theo đó là yêu cầu về lưu chuyển
hàng hóa cả trong và ngoài nước cũng tăng lên cao. Các loại hình vận tải, mà đặc biệt
là vận tải đa phương thức đang ngày càng được chú trọng phát triển vì đáp ứng được
các yêu cầu cả về thời gian và chi phí hợp lý. Nước ta đã và đang đẩy mạnh áp dụng
loại hình vận tải này để phù hợp với xu hướng của Quốc tế. Trong khoảng thời gian
từ năm 2014 đến năm 2019, sản lượng vận chuyển hàng hóa nước ta liên tục tăng với
mức tăng trưởng trung bình 10%/năm. Điều đó đã thúc đẩy phát triển vận tải đa
phương thức tại nước ta do loại hình vận tải này có những ưu điểm về thời gian và
chi phí. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, việc nghiên cứu
và phát triển vận tải đa phương thức tại Việt Nam lại càng cần thiết. Để thấy rõ thực
trạng của vận tải đa phương thức tại Việt Nam, những điểm


2
mạnh - điểm yếu, cơ hội - thách thức trong phát triển vận tải đa phương thức, từ đó
đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển vận tải đa phương thức tại Việt Nam, tác giả

chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp phát triển vận tải đa phương thức tại Việt
Nam” làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ của mình.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Hiện nay, các vấn đề liên quan đến phát triển vận tải đa phương thức ở Việt
Nam đang thu hút được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, nhà quản lý và các nhà
hoạch định chính sách. Nhiều công trình nghiên cứu về vận tải đa phương thức quốc
tế đã được công bố và có giá trị thực tiễn cao. Ta có thể kể tên một vài công trình
nghiên cứu nổi bật như:
2.1. Công trình nghiên cứu nước ngoài:
Luận án tiến sĩ “The development of intermodal transportation on shipping routes
for trade between the Asean+3 and the European Union” tác giả Hồ Thị Thu Hòa (Đại
học Kinh tế Bratislava, Slovakia - 2007): Tác giả trình bày tầm quan trọng của mối quan
hệ chiến lược giữa Liên minh châu Âu và các nước Asean+3 (Hiệp hội ASEAN + Hàn
Quốc + Trung Quốc + Nhật Bản), phân tích tình hình vận tải đa phương thức quốc tế
trong thương mại quốc tế giữa Asean+3 và EU, từ đó đưa ra kiến nghị cho hoạt động kinh
doanh của các công ty vận tải đa phương thức ở Việt Nam..

2.2. Công trình nghiên cứu trong nước:
2.2.1 Luận án tiến sĩ “Hoàn thiện thủ tục giao nhận hàng hóa trong vận tải
đa phương thức ở Việt Nam” tác giả Nguyễn Hồng Vân (Đại học Hàng hải -2007):
Tác giả đã phân tích một cách có hệ thống các vấn đề về lý luận và thực tiễn liên
quan đến thủ tục giao nhận hàng hoá trong vận tải đa phương thức quốc tế, từ đó đưa
ra những đánh giá thực trạng thủ tục giao nhận hàng hoá và đề xuất các giải pháp
nhằm hoàn thiện thủ tục giao nhận hàng hoá trong vận tải đa phương thức quốc tế ở
Việt Nam.
2.2.2 Luận án tiến sĩ “Các giải pháp cơ bản hoàn thiện công tác quản lý và
khai thác cảng container phục vụ vận tải đa phương thức ở Việt Nam” tác giả
Nguyễn Thị Phương (Đại học Hàng hải - 2008): Tác giả đã đi sâu phân tích, đánh



3
giá tình hình quản lý, khai thác các cảng container điển hình của Việt Nam, từ đó đề
xuất các giải pháp cơ bản về quản lý, khai thác cảng container nhằm đáp ứng tiêu chí
nhanh chóng, kịp thời, giảm thời gian lưu cảng, phục vụ phát triển vận tải đa phương
thức quốc tế ở Việt Nam.
2.2.3 Bài trích “Thực trạng loại hình vận tải đa phương thức trong ngành
Dịch vụ logistics tại Việt Nam” TS Nguyễn Mạnh Tùng, TS Đinh Quang Toàn - báo
tapchigiaothong.vn ngày 17/10/2016. Tác giả thông qua việc tập trung phân tích thực
trạng loại hình vận tải đa phương thức để chỉ ra những thuận lợi nhằm phát huy thế
mạnh sẵn có, bên cạnh đó chỉ ra những hạn chế, bất cập để kịp thời đưa ra các giải
pháp hữu hiệu giúp doanh nghiệp dịch vụ logistics kinh doanh hiệu quả..
Cho đến nay, hiện có khá nhiều nghiên cứu được thực hiện đối với vận tại đa
phương thức tại Việt Nam, tuy nhiên các nghiên cứu lại được thực hiện từ khá lâu rồi
với số liệu đã cũ.Bên cạnh đó các nghiên cứu chưa chỉ ra được đầy đủ các giải phép
để thúc đẩy phát triển loại hình này trong bối cảnh Việt Nam hiện tại. Chính vì vậy
tác giả đã thực hiện nghiên cứu này nhằm có một cái nhìn khách quan về vận tải đa
phương thức tại Việt Nam và giải pháp để thúc đẩy loại hình này phát triển phù hợp
với xu hướng phát triển của nền kinh tế nước ta hiện nay.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu:
Đề xuất các giải pháp cả về mặt Nhà nước và doanh nghiệp để phát triển vận
tải đa phương thức tại Việt Nam trong thời điểm hiện tại.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Với mục tiêu đề tài đã ở trên nêu trên, đề tài cũng đặt ra những nhiệm vụ cụ
thể như ở bên dưới:
- Thứ nhất, đánh giá khách quan thực trạng vận tải đa phương thức tại Việt
Nam từ năm 2014 đến năm 2018.
- Thứ hau, đề xuất các giải pháp cụ thể giúp phát triển vận tải đa phương thức
tại Việt Nam trong thời điểm hiện tại.



4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là tải đa phương thức tại Việt Nam từ năm 2014 đến
năm 2018.
Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi không gian là vận tải đa phương thức trên phạm
vi lãnh thổ Việt Nam, phạm vi thời gian là thực trạng vận tải đa phương thức từ năm
2014 đến năm 2018.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu của luận văn là vận dụng một cách tổng hợp nhiều
phương pháp nghiên cứu cơ bản khác nhau như: Phương pháp duy vật biện chứng và
duy vật lịch sử từ đó xem xét quá trình hình thành, phát triển của vận tải đa phương
thức tại Việt Nam, mối liên hệ giữa vận tải đa phương thứ với các nhân tố ảnh hưởng;
phương pháp tổng hợp và phân tích, so sánh nhằm chỉ ra được thực trạng phát triển
của vận tải đa phương thức tại Việt Nam. Đồng thời, luận văn cũng kế thừa các kết
quả nghiên cứu đã có, bổ sung và phát triển các luận cứ khoa học và thực tiễn mới
phù hợp với mục đích nghiên cứu...
6. Kết cấu luận văn
Ngοài lời mở đầu, danh mục bảng biểu, hình minh họa, kết luận và tài liệu
tham khảο, luận văn có các chương sau:
Chương 1: Giới thiệu chung về vận tải đa phương thức.
Chương 2: Thực trạng phát triển vận tải đa phương thức tại Việt Nam
Chương 3: Một số giải pháp nhằm phát triển vận tải đa phương thức tại Việt Nam.


5
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC

1.1. Khái niệm và lịch sử ra đời của vận tải đa phương thức
1.1.1 Lịch sử ra đời của vận tải đa phương thức:

Vận tải đa phương thức ra đời khá muộn so với các phương thức vận tải khác,
trong những năm 20, 30 của thế kỷ XX tại những nước Tây Âu và Mỹ. Năm 1928,
sau khi sắm được một tàu kiểu Container của Anh, SEATRAIN – một công ty vận tải
biển của Hoa Kỳ đã xếp nguyên cả các toa xe lửa lên tàu biển tại cảng đi để chở đến
cảng đến. Đó là bước đầu tiên hình thành vận tải đa phương thức. Sau đó là một công
ty khác của Hoa Kỳ là SEALAND SERVICE Inc. hoàn thiện. Sau lần thử nghiệm đầu
tiên vào năm 1956 với việc chuyên chở các xe rơ-moóc (Trailers) trên boong tàu dầu,
các kỹ sư của SEALAND SERVICE đã quyết định để bộ phận bánh xe của các trailer
lại trên bờ và chỉ vận chuyển các thùng (giống như container) từ cảng đến mà thôi.
SEALAND là công ty đầu tiên thấy được hiệu quả của việc kết hợp hai hay nhiều
phương thức vận tải để tạo thành một hệ thống vận tải từ cửa tới cửa mà không nhấn
mạnh bất kỳ một chặng đường vận tải nào. Và từ đây, vận tải đa phương thức đã từng
bước phát triển trở thành một trong những phương thức vận tải quan trọng nhất hiện
nay.
1.1.2 Khái niệm vận tải đa phương thức:
Kể từ khi ra đời từ những năm 1930 đến nay, vận tải đa phương thức quốc tế
đang ngày càng thể hiện là một phương thức vận tải ưu việt. Trong quá trình phát
triển, vận tải đa phương thức quốc tế có nhiều cách gọi khác nhau: Multimodal
Transport (vận tải đa phương thức); Throught Transport (vận tải suốt); Combined
Transport (vận tải liên hợp)
Theo Công ước quốc tế: “Vận tải đa phương thức quốc tế là vận tải hàng hóa
bằng ít nhất hai phương thức vận tải và một hợp đồng vận tải đa phương thức quốc tế
từ một địa điểm ở một nước, hàng hóa được trao cho người điều hành vận tải đa
phương thức quốc tế đưa đến một địa điểm chỉ định ở một nước khác”.
Theo Ủy ban Thương mại và Phát triển của Liên Hiệp quốc (UNCTAD):
“Vận tải đa phương thức là sự vận tải hàng hóa trên cơ sở một chứng từ, sự vận


6
chuyển đó phải đi qua biên giới quốc tế. Vận tải đa phương thức quốc tế phải có sự

kết hợp của hai hoặc nhiều phương thức vận tải khác nhau”.
Theo Nghị định số 87/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009: “Vận tải đa phương
thức” là việc vận chuyển hàng hoá bằng ít nhất hai phương thức vận tải khác nhau
trên cơ sở một hợp đồng vận tải đa phương thức
“Vận tải đa phương thức quốc tế” là vận tải đa phương thức từ nơi người kinh
doanh vận tải đa phương thức tiếp nhận hàng hoá ở Việt Nam đến một địa điểm được
chỉ định giao trả hàng ở nước khác và ngược lại.
Như vậy, chúng ta có thể hiểu vận tải đa phương thức (hay gọi chi tiết hơn là
vận tải đa phương thức quốc tế) là một phương pháp vận tải, trong đó hàng hóa được
vận chuyển bằng hai hay nhiều phương thức vận tải khác nhau, trên cơ sở một chứng
từ vận tải, một chế độ trách nhiệm và chỉ một người chịu trách nhiệm về hàng hóa
trong suốt hành trình chuyên chở từ một địa điểm nhận hàng ở một nước này đến một
địa điểm giao hàng ở một nước khác.
Tuy nhiên, chúng ta cũng không nên hiểu vận tải đa phương thức quốc tế đơn
thuần chỉ là hai hay nhiều phương tiện vận tải kết hợp lại, mà sự kết hợp đó phải trở
thành một hệ thống, trong đó, các phương thức vận tải tham gia một cách nhịp nhàng
để đưa hàng hóa từ nơi gửi tới nơi nhận một cách nhanh nhất, an toàn nhất
1.2 Đặc điểm và vai trò vận tải đa phương thức trong nền kinh tế:
1.2.1 Đặc điểm của vận tải đa phương thức:
Thứ nhất, vận tải đa phương thức quốc tế có ít nhất hai phương thức vận tải
khác nhau tham gia quá trình vận chuyển hàng hóa.
Thứ hai, trong suốt tuyến đường vận chuyển, vận tải đa phương thức quốc tế
chỉ dựa trên một hợp đồng vận tải đơn nhất và chỉ sử dụng một chứng từ duy nhất có
tên gọi: vận đơn vận tải đa phương thức (Multimodal Transport Bill of Lading) hoặc
chứng từ vận tải đa phương thứ (Multimodal Transport Document) hoặc vận đơn vận
tải liên hợp(Combined Transport Bill of Lading).
Thứ ba, trong quá trình vận tải đa phương thức quốc tế, chỉ có một người chịu
trách nhiệm về hàng hóa trước người gửi hàng, đó là người kinh doanh vận tải đa
phương thức. Người kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế phải chịu trách



7
nhiệm về hàng hóa kể từ khi nhận hàng để chở tại nơi đi cho đến khi đã hoàn thành
nghĩa vụ giao hàng cho người nhận ở nơi đến.
Thứ tư, người gửi hàng sẽ trả chi phí cho người kinh doanh vận tải đa phương
thức quốc tế (tiền cước) cho toàn tuyến theo một đơn giá được thỏa thuận, không
phân biệt số lượng, loại phương tiện vận tải mà người kinh doanh vận tải đa phương
thức quốc tế sử dụng.
Thứ năm, nơi nhận hàng để chở và nơi giao hàng trong vận tải đa phương thức
quốc tế nằm ở những nước khác nhau.
Thứ sáu, hàng hóa trong vận tải đa phương thức quốc tế thường được vận
chuyển bằng những công cụ vận tải như container, trailer, pallet…
1.2.2 Vai trò của vận tải đa phương thức trong nền kinh tế:
Vận tải đa phương thức là sự kết hợp của nhiều phương thức vận tải khác nhau
trên cùng một hành trình vận tải, chính vì thế nó là sự tổng hợp của những ưu điểm,
lợi ích đồng thời hạn chế những nhược điểm của các phương thức vận tải khác khi
tham gia chuyên chở hàng hóa:
Vận tải bằng ô tô có tính cơ động và linh hoạt cao, có khả năng hoạt động ở
mọi nơi nhưng khả năng vận chuyển thấp.
Vận tải đường sắt có ưu thế về khả năng chuyên chở hàng hóa cồng kềnh,
năng lực vận chuyển lớn nhưng lại kém linh hoạt cơ động vì chỉ có thể chạy được
trên những tuyến đường có đường ray.
Vận tải hàng không có ưu thế về tốc độ vận tải cao, an toàn nhưng chi phí vận
chuyển lại cao và không phù hợp với những hàng hóa có giá trị thấp, khối lượng lớn,
cồng kềnh.
Vận tải đường biển có khả năng vận chuyển hàng hóa với khối lượng lớn,
quãng đường dài, chi phí thấp nhưng rủi ro đối với hàng hóa lại cao.
Chính vì kết hợp một cách hợp lý những ưu điểm của những phương thức vận
tải và hạn chế nhược điểm của chúng, nên vận tải đa phương thức có vai trò to lớn
trong lĩnh vực vận tải hiện đại và tương lai.



8
Vai trò về mặt kinh tế: Vận tải đa phương thức đem lại hiệu quả kinh tế cao so
với các phương thức vận tải truyền thống khác:
Thứ nhất, vận tải đa phương thức tạo ra một đầu mối duy nhất trong việc vận
chuyển hàng hóa là người kinh doanh vận tải đa phương thức. Chủ hàng chỉ cần liên
hệ với MTO khi ký gửi hàng hóa cũng như thắc mắc khiếu nại trong suốt quá trình
chuyên chờ hàng hóa theo như hợp đồng đã ký
Thứ hai, tăng nhanh thời gian giao hàng: Nhờ việc phối hợp nhịp nhàng hiệu
quả giữa các phương thức vận tải đã rút ngắn được thời gian chuyển tải và thời gian
lưu kho hàng hóa tại các nơi chuyển tải nên thời gian vận chuyển được giảm đi đáng
kể. Từ đó cũng giúp việc hạn chế rủi ro đối với hàng hóa
Thứ ba, vận tải đa phương thức cũng giúp đơn giản hóa chứng từ và thủ tục:
Trong suốt quá trình vận chuyển, mặc dù sử dụng nhiều phương thức vận tải khác
nhau nhưng chỉ sử dụng một chứng từ vận tải duy nhất là chứng từ vận tải đa phương
thức hoặc vận đơn vận tải đa phương thức. Các thủ tục hải quan và quá cảnh được
đơn giản hóa một cách triệt để, giúp tiết kiệm chi phí vận tải cho doanh nghiệp và nền
kinh tế, từ đó giúp phân bổ nguồn lực kinh tế của nên kinh tế tốt hơn: Vận tải đa
phương thức cho phép phối hợp các phương thức vận tải với nhau một cách tối ưu
giúp tiết kiệm tối đa chi phí lưu kho/bãi hàng hóa, từ đó giúp cho nền kinh tế hoat
động một cách hiệu quả hơn.
Vai trò về mặt xã hội: Vận tải đa phương thức ngày càng phát triển thúc đẩy sự
ra đời và cải tiến nhiều công nghệ mới trong lĩnh vực vận tải, giúp cho các phương
thức vận tải truyền thống phải đổi mới và hiện đại hóa để cạnh tranh. Vận tải đa
phương thức kết hợp các ưu điểm của các phương thức vận tải truyền thống để tạo ra
lợi thế về chi phí và thời gian. Và điều đó cũng dẫn tới các phương thức vận tải
truyền thống khác cũng cần phải thay đổi để nâng cao tính cạnh tranh hơn. Bởi nếu
không thay đổi, vận tải đa phương thức sẽ có lợi thế tuyệt đối và các phương thức vận
tải truyền thống khác sẽ rất khó để cạnh tranh được. Mặt khác, vận tải đa phương

thức phát triển còn tạo ra nhiều công ăn việc làm, giúp giải quyết tình trạng thất
nghiệp và nâng cao mức sống của xã hội.


9
Cuối cùng, vận tải đa phương thức ra đời cũng giúp cho việc giao thương giữa
các quốc gia dễ dàng hơn và tiến tới một chuẩn mực chung ( hàng hóa được vận
chuyển bằng container, pallet… ). Điều đó giúp cho khoảng cách về kinh tế cũng như
địa lý giữa các quốc gia được thu hẹp lại một cách đáng kể.
1.3 Các mô hình vận tải đa phương thức phổ biến trên thế giới:
1.3.1 Mô hình vận tải đường biển – vận tải hàng không (Sea – Air):
Mô hình này là sự kết hợp giữa tính kinh tế của vận tải biển và sự ưu việt về
tốc độ của vận tải hàng không. Hàng hoá sau khi được vận chuyển bằng đường biển
tới cảng chuyển tải để chuyển tới người nhận ở sâu trong đất liền một cách nhanh
chóng
1.3.2 Mô hình vận tải ô tô – vận tải hàng không (Road – Air):
Mô hình này sử dụng để phối hợp cả ưu thế của vận tải ôtô và vận tải hàng
không. Người ta sử dụng ôtô để tập trung hàng về các cảng hàng không hoặc từ các
cảng hàng không chở đến nơi giao hàng ở các địa điểm khác. Hoạt động của vận tải
ôtô thực hiện ở đoạn đầu và đoạn cuối của quá trình vận tải theo cách thức này có
tính linh động cao, đáp ứng cho việc thu gom, tập trung hàng về đầu mối là sân bay
phục vụ cho các tuyến bay đường dài xuyên qua Thái bình dương, Ðại tây dương
hoặc liên lục địa như từ Châu Âu sang Châu Mỹ...
1.3.3 Mô hình vận tải đường sắt – vận tải ô tô ( Rail – Road ):
Ðây là sự kết hợp giữa tính an toàn và tốc độ của vận tải đường sắt với tính cơ
động của vận tải ôtô đang được sử dụng nhiều ở châu Mỹ và Châu Âu. Theo phương
pháp này người ta đóng gói hàng trong các trailer được kéo đến nhà ga bằng các xe
kéo goi là tractor. Tại ga các trailer được kéo lên các toa xe và chở đến ga đến. Khi
đến đích người ta lại sử dụng các tractor để kéo các trailer xuống và chở đến các địa
điểm để giao cho người nhận

1.3.4 Mô hình vận tải đường sắt-đường bộ-vận tải thủy nội địa-vận tải đường
biển (Rail /Road/Inlad waterway/sea):
Ðây là mô hình vận tải phổ biến nhất để chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu.
Hàng hoá được vận chuyển bằng đường sắt, đường bộ hoặc đường nội thuỷ


10
đến cảng biển của nước xuất khẩu sau đó được vận chuyển bằng đường biển tới cảng
của nước nhập khẩu rồi từ đó vận chuyển đến người nhận ở sâu trong nội địa bằng
đường bộ, đường sắt hoặc vận tải nội thuỷ. Mô hình này thích hợp với các loại hàng
hoá chở bằng container trên các tuyến vận chuyển mà không yêu cầu gấp rút lắm về
thời gian vận chuyển
Ngoài ra còn 1 số hình thức ít phổ biến hơn ta có thể kể ra là: Mô hình cầu lục
địa(Land Bridge), Mô hình Mini-Bridge, Mô hình Micro-Bridge.
1.4 Kinh nghiệm của một số nước về phát triển vận tải đa phương thức và bài
học đối với Việt Nam:
1.4.1 Kinh nghiệm của một số nước về phát triển vận tải đa phương thức:
Cộng hòa Liên bang Đức: Là nền kinh tế đứng thứ tư trên thế giới và đứng đầu
Châu Âu. Nói đến Cộng hoà Liên bang Đức, chúng ta phải nói đến ngành công
nghiệp đường sắt. Thế kỷ 18 và 19, hệ thống đường sắt đã góp phần quan trọng vào
sự phát triển của kinh tế Đức. Nó tạo ra sự lưu chuyển hàng hoá một cách an toàn,
với khối lượng lớn giữa các vùng kinh tế không chỉ trong nước Đức mà cả với các
nước châu Âu. Tuy nhiên, hệ thống giao thông đường bộ và đường hàng không đã
dẫn thay thế hệ thống đường sắt trở thành vị trí quan trọng số một. Đức là nước có
mạng lưới giao thông dày đặc hàng đầu thế giới, bao gồm 13.009 km đường cao tốc
và 644.480 km đường liên tỉnh (tính đến ngày 01 tháng 01 năm 2018). Nước Đức là
nước duy nhất trên thế giới mà không có hạn chế tốc độ trên đường cao tốc. Hệ thống
giao thông hàng không cũng ngày càng được đầu tư phát triển. Sân bay quốc tế
Frankfurt hiện là sân bay lớn nhất ở Đức. Ở Đức, hai công ty hàng đầu trong vận
chuyển hàng hóa là Công ty Liên vận hàng hóa quốc tế (Transfracht International) và

Vận tải Liên hiệp (Kombinverkehr). Hiện nay, không chỉ Transfracht International và
Kombinverkehr mà các công ty vận tải khác của Đức cũng đang tập trung vào mở
rộng công nghệ thông tin. Riêng tại Transfracht, có tới 70% việc đặt chỗ đã được tiến
hành bằng thiết bị điện tử. Mạng lưới vận tải đa phương thức quốc tế đã tạo ra hệ
thống tàu hỏa trực thông container chạy giữa một mạng lưới ban đầu gồm hơn 20
terminals và sẽ được tiếp tục mở rộng. Các trung tâm kinh tế của Đức đã được kết nối
với tổng số 40 dịch vụ thường xuyên chất lượng cao, cung cấp


11
khoảng 88 tuyến kết nối, tận dụng được lưu lượng vận tải hai chiều dọc theo biên giới.
Chiến lược do Cộng hòa Liên bang Đức xây dựng và quản lý đã tạo điều kiện cho sự tăng
trưởng mạnh của vận tải đa phương thức quốc tế trong những năm gần đây.

Hợp chủng quốc Hoa Kỳ ( Mỹ ): Là nền kinh tế đứng số 1 thế giới, với số
lượng hàng hóa lưu chuyển rất lớn, nên vận tải đa phương thức với nhiều ưu điểm
cũng rất được chú trọng phát triển. Với mạng lưới đường sắt đứng đầu thế giới
( 257.222 km ), cộng với đó là số lượng kilomet đường cả trải nhựa và không trải
nhựa lớn nhất thế giới ( 6.853.024 km ) nên ta có thể thấy mô hình kết hợp vận tải
đường sắt – vận tải đường bộ rất phát triển tại Mỹ. Bên cạnh đó, Mỹ cũng có nhiều
cảng nước sâu và lớn trên thế giới như cảng Long Beach, cảng c nên các mô hình kế
hợp giữa vận tải biển với vận tải đường bộ hay đường sắt cũng khá phát triển. Hoa
Kỳ cũng là nước có số lượng công ty tham gia vận tải đa phương thức trên thế giới
lớn trên thế giới như: C.H. Robinson, XPO Logistics, Expeditors International....Để
có thể đảm bảo việc kết nối các phương thức vận tải xuyên suốt và đồng nhất, thì một
yếu tố quan trọng được đặt lên hàng đầu đó là việc áp dụng công nghệ thông tin vào
quá trình hoạt động. Với các đơn hàng, nhà quản lý cũng như khách hàng đều có thể
nắm rõ tiến trình đang diễn thông qua việc dễ dàng kiểm tra thông qua website của
nhà cung cấp. Tất cả thông tin cập nhật về đơn hàng đều được cập nhật theo thời gian
thực, từ đó cả người làm trực tiếp và người theo dõi có thể giám sát toàn bộ quá trình,

làm giảm thiểu các vấn đề có thể phát sinh. Bên cạnh đó, xây dựng một quy trình
nhất quán cũng giúp cho việc phát triển vận tải đa phương thức tại đây được

Trung Quốc: hiện đã vượt qua Đức và Nhật Bản để trở thành nền kinh tế lớn
thứ hai thế giới. Theo đánh giá, hiện nay hệ thống đường cao tốc của Trung Quốc
được xếp số một thế giới với tổng chiều dài là 142.500 km. Hệ thống giao thông
đường bộ và đường hàng không cũng được Trung Quốc đầu tư phát triển với tốc độ
chóng mặt. Trung Quốc có định hướng về phát triển vận tải đa phương thức quốc tế
từ khá sớm. Bộ Luật Hàng hải của Trung Quốc có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm
1993, trong đó đã có quy định về hợp đồng vận tải đa phương thức quốc tế. Để đẩy
mạnh vận tải đa phương thức quốc tế, công ty Tie Yang (TMT) từ liên doanh giữa


12
Trung tâm vận tải đường sắt Trung Quốc (CRCT) và công ty Claraway của Hồng
Kông với phần góp vốn của hai công ty thành viên phía Trung Quốc là 51% đã được
thành lập. Vị thế của TMT là chủ chuyên chở thông dụng nhất về kinh doanh vận tải
đa phương thức quốc tế ở Trung Quốc. Các tuyến hàng vận tải tham gia dây chuyển
vận tải đa phương thức quốc tế gồm: đường bộ, đường thủy và đường sắt, với vai trò
chủ đạo là vận tải đường sắt. Hiện TMT có ba hành lang phục vụ chính giữa đất liền
và các cảng Côn Minh - Hoàng Phố và cảng Thiên Tân; Thành Đô - cảng Thượng
Hải; Cáp Nhĩ Tân (Harbin) và cảng Đại Liên với nhiều văn phòng đại diện tại các đầu
mối quan trọng như Cáp Nhĩ Tân, Nam Ninh, Côn Minh, Thành Đô... Một điểm khá
đặc biệt là dù quy mô lớn, nhưng TMT không sở hữu phương tiện vận tải hoặc các
terminal. Hiện kinh doanh container của Trung Quốc tăng trưởng trung bình khoảng
15% /năm. Theo báo cáo của TMT, năng lực xếp dỡ năm 2017 đã đạt 6,89 triệu TEU.
Là một nhà kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế không sở hữu tài sản, TMT
đang tập trung lớn cho việc đào tạo cán bộ cũng như gặp gỡ trao đổi thường xuyên
với khách hàng. Bên cạnh TMT, Trung Quốc cũng đang có rất nhiều công ty vận tải
biển, vận tải bộ tham gia kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế, coi vận tải đa

phương thức quốc tế là một ưu tiên trong hoạt động kinh doanh của mình như China
Shipping, VOSCO...
Singapore: Cảng Singapore là cảng trung chuyển container lớn thứ hai thế giới
về cả sảng lượng thông qua và hiệu suất khai thác cảng. Có được kết quả đó là do:
Thứ nhất, cảng Singapore được đầu tư xây dựng với hệ thống bến container
lớn và hiện đại, thiết bị xếp dỡ cầu tàu là hệ thống cẩu giàn loại Post Panamax và
Super Post Panamax, cầu giàn tại bãi loại RTG (Rubber Tyred Gantry) và đặc biệt
loại RMG (Rail Mounted Gantry) được sử dụng phổ biến.
Thứ hai, kể từ nằm 1972, chiếc máy tính đầu tiên được sử dụng cho quản lý và
khai thác cảng cho đến nay, cảng đã có hơn 300 máy chủ hiện đại, ứng dụng rất mạnh
công nghệ thông tin truyền thông trong quản lý và khai thác bến container với nhiều
hệ thống phần mềm như hệ thống khai thác bãi nối mạng máy tính (CITOS –
Computer Intengrate Terminal Operation System), hệ thống PORTNET cho phép
quản lý khai thác trự tuyến, đồng thời thông qua hệ thống này, việc sử dụng công


13
nghệ EDI (Electronic Data Interchange) giữa cảng và các bên liên quan đến container
qua cảng được thực hiện dễ dàng. Lượng container luân chuyển từ năm 1993 đến
2000 ở Singapore tang 95% với lượng hàng 10,95 triệu TEU. Khối lượng hàng tăng
chủ yếu là hàng hóa thông qua cảng chuyển tải. Nhìn vào hoạt động, ta có thể thấy
hàng năm đội tàu container phát triển mạnh. Theo báo cáo, năm 2009 mức tiếp nhận
vận chuyển của Singapore đạt 39,3 triệu TEU, cao nhất trong khu vực. Singapore có
một điều kiện hết sức thuận lợi cho phát triển vận tải đa phương thức quốc tế: Là đầu
mối giao thông quan trọng trong buôn bán quốc tế; có cơ sở hạ tầng rất phát triển; có
cảng biển lớn và hiện đại; các công ty vận tải và tổ chức giao nhận có trình độ và
kinh nghiệm như hiệp hội các chủ tàu Singapore, hiệp hội giao nhận Singapore. Theo
đánh giá, Singapore được xếp vào một trong ba cảng (Hong Kong, Singapore,
Kaoshiung) ở Đông Nam Á có lượng hàng container thông qua cảng đứng hàng đầu
thế giới. Đặc biệt, Singapore đã thành lập một cơ quan đăng ký hành nghề cho các

MTO, hoạt động từ năm 1995, đây là một biện pháp để tăng cường tính trách nhiệm,
trách nhiệm của MTO. Bên cạnh đó, Singapore đang từng bước hoàn thiện việc xây
dựng các luật lệ và thể chế liên quan đến hoạt động của vận tải đa phương thức

1.4.2 Các kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam:
Theo thống kê, gần 90% khối lượng hàng hóa vận tải đa phương thức quốc tế của
Việt Nam do các hãng tàu nước ngoài thực hiện. Vậy Việt Nam cần phải làm gì để phát
triển mạnh vận tải đa phương thức quốc tế? Các bài học chúng ta có thể học được từ
những nước có lịch sử phát triển vận tải đa phương thức lâu đời và thành công?

Từ kinh nghiệm một số nước ta đã đề cập ở trên, để phát triển vận tải đa
phương thức, chúng ta cần phải chuẩn bị tốt những cơ sở vật chất, cơ sở kỹ thuật và
cơ sở pháp lý và đẩy mạnh áp dụng những tiến bộ khoa học công nghệ vào công
nghiệp vận tải nước ta. Cụ thể một số bài học sau:
Đầu tiên, phải nâng cấp hạ tầng giao thông, tạo điều kiên thuận lợi cho việc
vận chuyển, tập kết, chuyển tải hàng hóa từ phương thức vận tải này sang phương
thức vận tải khác.


14
Từ thực tiễn phát triển vận tải đa phương thức quốc tế, các quốc gia như Đức,
Mỹ, Trung Quốc hay Singapore, tuỳ theo điều kiện kinh tế, vị trí địa lý, đã phát huy
thế mạnh của mình xây dựng hạ tầng giao thông quy mô, hiện đại để phục vụ phát
triển kinh tế. Với vị trí địa lý thuận lợi cho phát triển vận tải biển, chúng ta cần có
chiến lược xây dựng hệ thống cảng biển hiện đại, kết hợp với giao thông đường bộ
làm hướng phát triển chiến lược cho ngành vận tải Việt Nam. Trên cơ sở đó, định
hướng khuyến khích vận tải đa phương thức quốc tế phát triển.
Thứ hai, khuyến khích áp dụng mạnh mẽ khoa học công nghệ vào quản lý và
điều hành hoạt động vận tải, đặc biệt là hệ thống giao dịch dữ liệu điện tử (EDI). Đây
là một yếu tố rất quan trọng đối với việc phát triển dịch vụ vận tải đa phương thức

quốc tế. Bên cạnh việc nâng cao hiệu quả hoạt động, việc áp dụng khoa học kỹ thuật
còn giúp tăng cường khả năng quản lý, tạo điều kiện thuận lợi các giao dịch, hợp tác
quốc tế đối với vận tải đa phương thức.
Thứ ba, khuyến khích các công ty giao nhận tăng cường hợp tác, học hỏi kinh
nghiệm các nước có vận tải đa phương thức quốc tế phát triển, tạo điều kiện thuận lợi
trong việc phối hợp trong việc tiếp nhận cũng như gửi hàng qua các nước khác. Bên
cạnh đó, các công ty giao nhận, kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế cũng cần
tăng cường áp dụng các thông lệ, luật lệ quốc tế, tạo sự hài hoà khi tham gia vào sân
chơi chung cho những nhà kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế.
Thứ tư, nghiên cứu và ban hành các văn bản pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi
phát triển vận tải đa phương thức quốc tế và dịch vụ Logistics.
1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển vận tải đa phương thức tại Việt
Nam:
1.5.1 Yếu tố cơ sở pháp lý:
Cũng giống như các loại hình vận tải khác tại Việt Nam, vận tải đa phương
thức cũng đã và đang chịu sự quản lý của các cơ quan quản lý trong nước. Cơ sở
pháp lý là một trong những yếu tố quan trọng và là công cụ hiệu quả để Nhà nước
thúc đẩy phát triển loại hình vận tải này tại nước ta. Nhờ có cơ sở pháp lý, loại hình


15
vận tải này được các doanh nghiệp áp dụng theo một quy chuẩn chung, đảm bảo các
bên tham gia theo quy định của pháp luật.
Nhờ có cơ sở pháp lý rõ ràng, ở đây là các Bộ luật, Thông tư và Nghị định về
vận tải đa phương thức, loại hình vận tải này được Nhà nước thừa nhận và được xem
như các loại hình vận tải truyền thống khác như đường bộ, đường biển, đường hàng
không...Điều đó giúp thúc đẩy áp dụng loại hình này trong các giao dịch thương mại
trong nước và quốc tế, giúp đảm bảo quyền lợi của tất cả các bên tham gia khi có
tranh chấp xảy ra với loại hình vận tải này.
1.5.2 Yếu tố kết cấu hạ tầng, giao thông vận tải:

Khác với yếu tố cơ sở pháp lý là công cụ giúp Nhà nước định hướng và phát
triển, thì yếu tố cơ sở vật chất lại đóng vai trò bên trong, giúp cho loại hình này có thể
hoạt động một cách trơn tru và hiệu quả. Vận tải đa phương thức là sự kết hợp của hai
hay nhiều loại hình vận tải với nhau, nên các yếu tố về cơ sở vật chất là yếu tố then
chốt giúp cho loại hình vận tải này hoạt động thực sự có hiệu quả.
Do là sự kết hợp của nhiều phương thức vận tải với nhau, nên kết cấu hạ tầng
ở đây ta hiểu là toàn bộ cơ sở hạ tầng và phương tiện giao thông của các phương thức
vận tải truyền thống. Với vận tải đường bộ ta có các tuyến đường giao thông đường
bộ, đội ngũ xe vận tải container và xe tải; với đường biển là các cảng, bến container
và đội tàu biển; với đường sắt là các tuyến đường sắt và toa xe lửa.... Việc kết hợp các
loại hình vận tải này với nhau nếu không có sự đồng nhất cả về cơ sở vật chất cũng
như phương tiện vận tải chuyên chở thì hoàn toàn không làm nổi bật lên được tính
hiệu quả của vận tải đa phương thức. Từ đó làm mất đi thế mạnh của vận tải đa
phương thức và không thể thúc đẩy phát triển loại hình này ở nước ta theo tiêu chuẩn
quốc tế.
1.5.3 Các yếu tố khác:
1.5.3.1 Thành viên của khu vực các quốc gia Đông Nam Á:
Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập năm 1961 là
một liên minh chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của các quốc gia trong khu vực
Đông Nam Á. 10 thành viên của hiệp hội bao gồm: Thái Lan, Indonesia, Malaysia,


×