Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

VẤN ĐỀ THẤT NGHIỆP CỦA MỘT BỘ PHẬN SINH VIÊN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY - NHÌN TỪ GÓC ĐỘ TRIẾT HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (839.11 KB, 13 trang )

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

Học phần: TRIẾT HỌC MÁC- LÊNIN (FC.001.03)

ĐỀ TÀI: VẤN ĐỀ THẤT NGHIỆP CỦA MỘT BỘ PHẬN SINH VIÊN
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY - NHÌN TỪ GĨC ĐỘ TRIẾT HỌC

Giảng viên hướng dẫn : TS. Trần Thị Thu Hường
Sinh viên thực hiện

: Phan Hà Vi

Hà Nội, 2022

1


MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU.......................................................................................................... 1
B. NỘI DUNG ...................................................................................................... 2
Phần 1. Lý luận...................................................................................................... 2
1.1. Khái niệm và mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả ........... 2
1.2. Ý nghĩa phương pháp luận ............................................................................. 3
Phần 2. Liên hệ thực tế và liên hệ bản thân .......................................................... 4
2.1. Định nghĩa và thực trạng của thất nghiệp ..................................................... 4
2.2. Nguyên nhân và kết quả ................................................................................. 6
2.3. Một số biện pháp và bài học kinh nghiệm rút ra .......................................... 8
C. KẾT LUẬN ................................................................................................... 10
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 11


2


A. MỞ ĐẦU
Để hịa mình vào cuộc chạy đua khơng hồi kết của khoa học công nghệ
tiên tiến, hiện đại trên tồn thế giới, Việt Nam đã và đang có những chuyển biến
quan trọng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Kể từ
những cải cách, đổi mới năm 1986, cho đến thời kỳ “khủng hoảng toàn cầu” do
đại dịch COVID-19 gây ra, nước ta vẫn luôn được xem là “một trong những
quốc gia năng động bậc nhất Đơng Á Thái Bình Dương”1. Những thành tựu mà
ta đã đạt được về nhiều mặt như GDP, y tế, giáo dục,... là không thể phủ nhận.
Tuy nhiên, đi kèm với sự hội nhập ấy là những hậu quả và liên lụy không hề nhỏ
trong đời sống xã hội, vật chất, tinh thần của nhân dân Việt Nam. Điển hình có
thể kể đến như: gia tăng khoảng cách giàu nghèo; sự phát triển của kỹ thuật
công nghệ dẫn đến sự thay thế của một bộ phận lao động chân tay; tỉ lệ lạm phát
tăng cao; tệ nạn xã hội vẫn luôn là một mối lo ngại... Trong số ấy, nhóm tuổi bị
tác động mạnh mẽ nhất, ảnh hưởng đến tương lai của quốc gia nhất chính là thế
hệ trẻ - những người sẽ góp phần rất lớn trong việc định hướng và dẫn dắt đất
nước đi lên.
Bài tiểu luận này sẽ chỉ tập trung vào tình trạng thất nghiệp của một bộ
phận sinh viên ở Việt Nam hiện nay – xét từ góc nhìn của triết học. Bởi đây là
một vấn đề cấp bách và mang tính thời sự. Nó vẫn ln nhận được sự quan tâm
rất lớn từ cả phía sinh viên lẫn các cơ quan của Đảng và nhà nước. Nó đóng vai
trị thiết yếu trong việc xoay chuyển cục diện quốc gia và hơn nữa, tỉ lệ thất
nghiệp cũng cho thấy mức độ phát triển và thước đo tăng trưởng kinh tế của một
đất nước. Đề tài này cũng sẽ hướng đến giải quyết những vấn đề về cơ sở lý luận
của cặp phạm trù nguyên nhân – kết quả; cũng như có ý nghĩa thiết thực về mặt
thực tiễn: đánh một hồi chuông cảnh báo về thực trạng thất nghiệp đáng lo ngại
của một bộ phận sinh viên hiện nay, đưa ra cái nhìn khách quan về nguyên nhân
dẫn đến thực tế ấy, hậu quả mà nó đã để lại, cũng như đề xuất những biện pháp

khả thi. Từ đó, rút ra những bài học kinh nghiệm cho sinh viên nói chung và liên
hệ bản thân nói riêng.
1

Theo The World Bank

1


B. NỘI DUNG
Phần 1. Lý luận
1.1. Khái niệm và mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả
Nhận thức về sự tác động, tương tác giữa các mặt, các yếu tố hoặc giữa
các sự vật, hiện tượng với nhau như là nguyên nhân cuối cùng dẫn đến sự xuất
hiện của các mặt, các yếu tố, các sự vật, hiện tượng mới về chất, chính là khâu
quyết định dẫn đến việc phát hiện ra tính nhân quả như là yếu tố quan trọng của
mối liên hệ phổ biến.
Nguyên nhân là phạm trù triết học dùng để chỉ sự tương tác lẫn nhau giữa
các mặt trong một sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau
gây nên những biến đổi nhất định. Kết quả là phạm trù triết học dùng để chỉ
những biến đổi xuất hiện do sự tương tác giữa các yếu tố mang tính nguyên
nhân gây nên.
Nhận thức về nguyên nhân, kết quả như trên vừa giúp khắc phục được hạn
chế coi nguyên nhân của mỗi sự vật, hiện tượng, trong những điều kiện nhất
định, nằm bên ngồi sự vật, hiện tượng đó; vừa khắc phục được thiếu sót coi
nguyên nhân cuối cùng của sự vận động, chuyển hóa của tồn bộ thế giới vật
chất nằm ngồi nó, trong lực lượng phi vật chất nào đó.
Mối liên hệ nhân quả có tính khách quan, phổ biến và tất yếu. Phê phán
quan niệm sai lầm của triết học duy tâm về tính chất của mối liên hệ nhân quả,
Ph. Ăngghen nhấn mạnh: “hoạt động của con người là hịn đá thử vàng của tính

nhân quả”. Trên thực tế, con người không chỉ quan sát thấy hiện tượng này sau
hiện tượng kia, mà cịn có thể tự mình gây ra hiện tượng, quá trình nhất định
trong thực nghiệm khoa học. giống như hiện tượng, quá trình ấy xảy ra trong tự
nhiên. Từ quan niệm cho rằng, mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và
tư duy đều được gây nên bởi những nguyên nhân nhất định, trong đó có cả
những nguyên nhân chưa được nhận thức. phép biện chứng duy vật rút ra
nguyên tắc quyết định luận hết sức quan trọng của nhận thức khoa học. Từ quan
niệm kết quả do nguyên nhân sinh ra cịn phụ thuộc vào những điều kiện, hồn
cảnh nhất định, phép biện chứng duy vật cho rằng, một nguyên nhân nhất định
2


trong hồn cảnh nhất định chỉ có thể gây ra một kết quả nhất định; bởi vậy, nếu
các nguyên nhân càng ít khác nhau bao nhiêu, thì các kết quả do chúng gây ra
cũng ít khác nhau bấy nhiêu.
Quan niệm duy vật biện chứng về mối quan hệ nhân quả khơng cứng
nhắc, tĩnh lại. Trong q trình vận động, phát triển, nguyên nhân có thể chuyển
hóa thành kết quả. Cái mà ở thời điểm hoặc trong mối quan hệ này là nguyên
nhân thì ở thời điểm hoặc trong mối quan hệ khác lại là kết quả; còn kết quả lại
trở thành nguyên nhân, nhưng đã ở trong các quan hệ khác, thành nguyên nhân
loại khác: nguyên nhân sinh ra kết quả, kết quả cũng tác động lại nguyên nhân –
chúng cũng nằm trong sự tương tác biện chứng. Trong khi là hiện tượng tích
cực, nguyên nhân tác động lên hiện tượng khác thụ động và gây ra trong nó
những biến đổi – tức là kết quả, nhưng kết quả cũng thể hiện sự phản tác động
và từ hiện tượng thụ động chuyển thành tích cực. Kết quả khơng thể là ngun
nhân của chính ngun nhân gây ra nó. Nhưng nếu bất cứ sự vật, hiện tượng nào
cũng có nguyên nhân của nó thì cũng khơng có nghĩa là mỗi sự vật, hiện tượng
chỉ do một nguyên nhân sinh ra. Trên thực tế, một kết quả có thể do nhiều
nguyên nhân sinh ra, do vậy sự phân loại nguyên nhân thành nguyên nhân chủ
yếu, nguyên nhân thứ yếu, nguyên nhân bên trong, nguyên nhân bên ngoài,... đối

với một kết quả vừa mang ý nghĩa lý luận, vừa mang ý nghĩa thực tiễn sâu sắc.
1.2. Ý nghĩa phương pháp luận
Thứ nhất, nếu bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng có nguyên nhân và do
nguyên nhân quyết định, thì để nhận thức được sự vật, hiện tượng ấy nhất thiết
phải tìm ra nguyên nhân xuất hiện; muốn loại bỏ một sự vật, hiện tượng nào đó
khơng cần thiết, thì phải loại bỏ nguyên nhân sinh ra nó.
Thứ hai, xét về mặt thời gian, ngun nhân có trước kết quả nên khi tìm
ngun nhân của một sự vật, hiện tượng cần tìm ở các sự vật, hiện tượng mối
liên hệ đã xảy ra trước khi sự vật, hiện tượng xuất hiện. Trong thời gian hoặc
trong mối quan hệ nào đó, vì ngun nhân và kết quả có thể đổi chỗ cho nhau,
chuyển hóa lẫn nhau nên để nhận thức được tác dụng của một sự vật, hiện tượng
và để xác định phương hướng đúng cho hoạt động thực tiễn cần nghiên cứu sự
3


vật, hiện tượng đó trong mối quan hệ mà nó giữ vai trò là kết quả, cũng như
trong mối quan hệ mà nó giữ vai trị là ngun nhân, sản sinh ra những kết quả
nhất định.
Thứ ba, một sự vật, hiện tượng có thể do nhiều nguyên nhân sinh ra và
quyết định, nên khi nghiên cứu sự vật, hiện tượng đó khơng vội kết luận về
ngun nhân nào đã sinh ra nó; khi muốn gây ra một sự vật, hiện tượng có ích
trong thực tiễn cần phải lựa chọn phương pháp thích hợp nhất với điều kiện,
hồn cảnh cụ thể chứ không nên rập khuôn theo phương pháp cũ. Trong số các
nguyên nhân sinh ra một sự vật, hiện tượng có nguyên nhân chủ yếu và nguyên
nhân thứ yếu, nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài, nên trong nhận
thức và hành động cần dựa vào nguyen nhân chủ yếu và nguyên nhân bên trong.
Phần 2. Liên hệ thực tế và liên hệ bản thân
2.1. Định nghĩa và thực trạng của thất nghiệp
Tồn tại vô số những ý kiến, quan điểm khác nhau xoay quanh định nghĩa
về thất nghiệp. Luật Bảo hiểm thất nghiệp của Đức viết rằng: “Thất nghiệp là

người lao động tạm thời khơng có quan hệ lao động hoặc chỉ thực hiện công
việc ngắn hạn”. Điều này lại được Trung Quốc định nghĩa như sau: “Thất
nghiệp là người trong tuổi lao động (dân thành thị) có khả năng lao động, chưa
có việc làm, đang đi tìm việc làm, đăng ký tại cơ quan giải quyết việc làm”.
Theo tổ chức Lao động quốc tế (ILO): “Thất nghiệp là tình trạng tồn tại một số
người trong lực lượng lao động muốn làm việc nhưng khơng thể tìm được việc
làm ở mức tiền lương thịnh hành”. Còn tại Việt Nam, thất nghiệp là một vấn đề
mới nảy sinh trong thời kỳ chuyển đổi nền kinh tế cơ chế kế hoạch hóa tập trung
sang cơ chế thị trường. Vì vậy, tuy chưa có văn bản pháp quy về thất nghiệp
cũng như các vấn đề có liên quan đến thất nghiệp, nhưng có nhiều cơng trình
nghiên cứu nhất định. Những nghiên cứu bước đầu khẳng định thất nghiệp là
những người không có việc làm, đang đi tìm việc và sẵn sàng làm việc. 2
Việt Nam là một quốc gia có cơ cấu dân số trẻ, hay cịn được ví như đang
2

Theo Tạp chí Cơng thương

4


ở trong giai đoạn vàng của cơ cấu dân số. Vậy nên, việc tận dụng triệt để nguồn
lao động, tri thức dồi dào ấy là vô cùng quan trọng và là một thế mạnh trong thời
kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong những năm gần đây, mặc dù
chất lượng đào tạo, giáo dục, học vấn ngày càng được cải thiện, nâng cao; số
lượng cử nhân tốt nghiệp các trường đại học, học viện ngày càng nhiều, thế
nhưng, tỉ lệ sinh viên ra trường khơng có việc làm lại khơng hề có dấu hiệu suy
giảm. Tình trạng sinh viên cầm trên tay tấm bằng tốt nghiệp đại học nhưng lại
tham gia vào lực lượng lao động chân tay hay những công việc không cần đến
bằng cấp ngày càng phổ biến và là một thực tế khơng cịn gì xa lạ.
Theo thơng báo cáo chí tình hình lao động, việc làm quý I năm 2021 của Tổng

cục Thống kê nhà nước, đại dịch Covid-19 bùng phát lần thứ ba ngay trước và
trong dịp Tết nguyên đán làm tăng đáng kể số lao động thiếu việc làm so với
quý trước và cùng kỳ năm 2020. Số người lao động thất nghiệp trong độ tuổi lao
động quý I năm 2021 là 971,4 nghìn người; tăng 143,2 nghìn người so với quý
trước và tăng 78,7 nghìn người so với cùng kỳ năm trước.

Hình 1: Số người và tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi các quý, giai đoạn 2019-2021

Thời điểm năm 2019, khi dịch COVID-19 chưa bùng phát, những con số về tỉ lệ
thất nghiệp của thanh niên Việt Nam đáng để suy ngẫm. Theo báo cáo điều tra
lao động việc làm năm 2019 của Tổng cục Thống kê, cả nước có hơn 1,1 triệu
lao động từ 15 tuổi trở lên thất nghiệp. Đáng lưu ý, thanh niên (từ 15-24 tuổi)
thất nghiệp hiện vẫn chiếm tới gần một nửa tổng số lao động thất nghiệp cả
5


nước (42,1%). Nhóm có trình độ từ đại học trở lên, tỉ lệ thất nghiệp tương đối
cao với 14,9%.
Thực trạng sinh viên khơng tìm được việc làm hậu tốt nghiệp dù đã được
cảnh báo từ rất lâu nhưng nó vẫn luôn tồn tại dai dẳng trong đời sống thường
ngày. Dễ dàng bắt gặp những cử nhân đại học phải giấu nhẹm đi tấm bằng mà
mình đã đổ mồ hơi, vất vả cày cuốc học hành mấy năm trời vì khơng tìm được
chỗ đứng trong lĩnh vực của chuyên ngành đã học, mà thay vào đó, là tìm đến
với những cơng việc không cần bằng cấp để mưu sinh. Một thực tế khó tin nữa
là nhiều cử nhân, thậm chí thạc sĩ, phải miễn cưỡng dang dở con đường học vấn
để bắt đầu lại từ cao đẳng, trung tâm đào tạo nghề với mong muốn có được vị trí
chính thức trong lực lượng lao động.
Một xã hội “thừa thầy thiếu thợ” có lẽ là cụm từ miêu tả rất đúng về tình
trạng việc làm của sinh viên Việt Nam bây giờ. Tấm bằng đại học khơng hồn
tồn cịn được coi như một “lá bùa hộ mệnh” trên con đường xây dựng sự

nghiệp của mỗi người nữa. Dù vậy, định kiến xã hội và ước mong của đại đa số
học sinh THPT là tiếp tục học lên đại học, cao đẳng sau khi đã hồn thành
chương trình lớp 12. Và sau chặng đường gắn bó 3-4 năm trên giảng đường ấy
thì các bạn lại phải đương đầu với một bài toán lớn hơn thi tốt nghiệp THPT rất
nhiều, ấy là tìm kiếm việc làm.
2.2. Nguyên nhân và kết quả
Thực trạng đáng buồn nêu trên đặt ra những câu hỏi: Vậy đâu là nguyên
nhân dẫn đến tỉ lệ thất nghiệp của sinh viên Việt Nam hiện nay? Và nó để lại kết
quả gì cho đời sống xã hội hiện tại? Có rất nhiều lý do để trả lời cho các câu hỏi
này, cả yếu tố khánh quan tác động từ bên ngoài và nguyên nhân chủ quan nội
tại xuất phát từ bản thân. Mỗi ngun do lại dẫn đến một, thậm chí vơ vàn hậu
quả. Tuy nhiên, dung lượng bài luận chỉ cho phép đề cập đến 3 nguyên nhân
được cho là chủ yếu, đóng vai trị vơ cùng quan trọng sau. Đi kèm với nó là
những liên lụy, hệ quả, mà về lâu dài, làm thay đổi nghiêm trọng đến cuộc sống
trong tương lai.

6


Đầu tiên, phải kể đến việc sinh viên khơng có định hướng nghề nghiệp
trước khi học. Ở Việt Nam, rất nhiều các bạn học sinh chịu tác động rất lớn từ
phía gia đình khi đưa ra quyết định về ngành học đại học. Với tâm lý của các
bậc phụ huynh muốn che chở, lo lắng, bao bọc con cái, họ thường hướng cho
con mình theo những ngành nghề mà họ cho là dễ xin việc, an toàn và danh
tiếng. Chưa kể cịn có khơng ít những trường hợp chọn ngành, nghề chỉ vì trong
gia đình có người giúp, “chống lưng” khi xin việc làm. Các bạn học sinh cũng vì
thế mà phần nào trở nên thụ động, phụ thuộc và bị ảnh hưởng sâu sắc bởi chính
kiến của gia đình. Mặt khác, xu hướng thị trường cũng là một nhân tố khơng hề
nhỏ. Một số bạn học sinh thường có quan điểm chạy theo thị hiếu đám đông,
theo các nghề “hot” mặc dù không đúng sở trường, năng lực và đam mê, chỉ để

bằng bạn bằng bè, để có cái mà khoe và để mọi người ngưỡng mộ.
Những chọn lựa khơng hề có sự chuẩn bị hay định hướng ấy sẽ sớm dẫn
đến tình trạng chán nản khi học, điểm số giảm sút, không dành thời gian, tâm
huyết cho ngành, nghề. Bởi quyết định không được đưa ra bởi bản thân, khơng
dựa trên những điểm mạnh, điểm yếu của mình mà chọn vì tác động của người
khác. Từ đó mà hiện tượng bỏ học ngang, bảo lưu kết quả hay ra trường làm trái
ngành là một thực tế khơng cịn gì mới mẻ.
Tiếp đến, lý do thứ hai khiến tỷ lệ thất nghiệp tăng cao là chương trình
đào tạo chưa gắn với nhu cầu thực tế, học không đi đôi với hành. Có lẽ điều
này xuất phát từ chất lượng giáo trình của các trường đại học tại Việt Nam; khi
nó được đánh giá là nặng lý thuyết chun mơn và không sát với xã hội thực
tiễn. Nhiều cơ sở giáo dục chỉ vì những mục đích bên lề khách nhau mà đạo tạo
không đúng và không trúng. Nhiều nơi còn chưa chú trọng đầu tư, phát triển cơ
sở vật chất trường học để đẩy mạnh vấn đề thực hành cho học viên, mà vẫn đi
theo tư duy thời cũ, trọng lý thuyết. Nhiều bạn sinh viên sau khi ra trường, kể cả
có sở hữu những tấm bằng tốt nghiệp loại Khá, Giỏi cũng không thể hiểu nên áp
dụng những câu chữ khô khan, trừu tượng trên giấy vở ấy vào đời sống thường
ngày như thế nào.

7


Điều này dẫn đến khi các sinh viên thực sự dấn thân vào cuộc sống mưu
sinh, thì các bạn lại nhìn đời với sự bỡ ngỡ, lạ lẫm, khác xa với những gì được
dạy dỗ, ghi chép trên sách vở. Không chỉ thiếu kiến thức về chuyên môn mà sinh
viên ra trường còn thiếu trầm trọng những kiến thức về thực tế. Tất nhiên, điều
này sẽ khơng bao giờ có thể đáp ứng được yêu cầu của các nhà tuyển dụng. Và
có lúc các bạn nhìn lại khoảng thời gian dài chơn mình ở mơi trường đại học sẽ
thắc mắc nó liệu có đáng? Và sẽ tự hỏi rằng đại học thực sự đã dạy ta những gì?
Cuối cùng, một nguyên nhân không kém phần quan trọng khác là vấn đề

sinh viên ra trường thiếu kỹ năng làm việc. Trên thực tế, các môn phát triển
nhiều về kỹ năng xã hội lại hiếm gặp và không được đầu tư hay đưa vào giảng
dạy chính thức tại các trường đại học ở Việt Nam. Sinh viên thì đua nhau đổ tiền
bạc, công sức đi học và “sưu tầm” các loại chứng chỉ vì được bảo rằng sẽ giúp
ích. Nhưng đổi lại thì sao? Các chủ doanh nghiệp nhà nước và tư nhân vẫn luôn
phàn nàn về việc họ phải chi một khoản tiền rất lớn để đào tạo lại những sinh
viên được nhận vào làm, trước khi họ bắt tay vào làm việc thực sự. Họ thiếu
trầm trọng những kỹ năng mềm như phân tích, xử lý tình huống, làm việc nhóm,
giao tiếp, ngoại ngữ, tin học,...
Hệ quả mà thực tế nêu trên để lại là vô cùng lớn. Khi mà sự thiếu hụt các
kỹ năng xã hội sẽ dẫn đến tình trạng các bạn sinh viên ln thụ động, tự ti,
không dám thử thách và luôn muốn nằm trong vùng giới hạn an tồn của bản
thân. Gia đình thì thúc giục, đồng nghiệp, cấp trên thì đánh giá thấp, áp lực đồng
trang lứa cũng không hề nhỏ. Trong một môi trường năng động và đầy cạnh
tranh, họ sẽ có thể cảm thấy bản thân kém cỏi, ngày càng khép mình và việc đi
tìm kiếm một việc làm mới sẽ khiến họ thêm lo lắng và áp lực.
2.3. Một số biện pháp và bài học kinh nghiệm rút ra cho sinh viên nói chung
và bản thân nói riêng
Để ngăn chặn và đẩy lùi những thực trạng đáng báo động nêu trên, từ các
cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các cơ sở giáo dục trên cả nước đến từng cá
nhân các bạn sinh viên đều phải bắt tay vào hành động.

8


Trước hết, các bạn sinh viên nên chủ động với tương lai của mình, nên
nghiêm túc với việc định hướng và lựa chọn ngành, nghề. Chọn được một
lĩnh vực phù hợp với hoàn cảnh, năng lực và đam mê của bản thân không thể là
câu chuyện một sớm một chiều. Sự đầu tư thời gian tìm hiểu và nghiên cứu chắc
chắn là vơ cùng cần thiết. Khi đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về những hiểu biết căn

bản, bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn với việc đưa ra quyết định ảnh hưởng trực tiếp
đến tương lai của mình. Bất kể bạn học chuyên ngành gì, hãy chọn lấy nghề mà
bạn cảm thấy sẵn lòng và thoải mái khi làm việc với nó. Ý kiến đóng góp và
quan điểm cá nhân của mọi người xung quanh chỉ là để tham khảo, đừng để nó
điều khiển lựa chọn của bạn. Việc được định hướng bài bản và nghiêm túc cũng
là một yếu tố then chốt trong sự nghiệp của mỗi người sau này.
Bên cạnh đó, các trường đại học, cao đẳng cũng nên có những sự điều
chỉnh chương trình giảng dạy sát với thực tế hơn. Những năm gần đây, việc
khảo sát sinh viên về chất lượng đào tạo đang ngày càng phổ biến. Điều này sẽ
giúp nhà trường lắng nghe được ý kiến phản hổi từ sinh viên, từ đó đưa ra những
sự thay đổi phù hợp với nhu cầu và mục đích nhất định. Đào tạo gắn với thực
tiễn là điều vô cùng cần thiết trong xã hội hiện nay để hạn chế tối đa tỷ lệ thất
nghiệp ở sinh viên ra trường cũng như đảm bảo chất lượng của lực lượng lao
động trẻ. Nhà trường cũng có thể quản lý được chỉ tiêu nhập học đầu vào, tốt
nghiệp đầu ra, tránh tình trạng thừa lao động khơng đủ chuyên môn và năng lực.
Một biện pháp khắc phục khác là sinh viên nên chủ động trau dồi các kỹ
năng cần thiết. Bên cạnh những kiến thức chuyên môn được tiếp thu từ sách vở
đại học, chúng ta nên tự nâng cao giá trị bản thân mình qua các khía cạnh như
ngoại ngữ, giao tiếp, làm việc nhóm, phân tích, xử lý tình huống,... Các bạn có
thể rèn luyện chúng qua các hoạt động sinh hoạt thường ngày, các hoạt động
ngoại khóa, tham gia câu lạc bộ, các tổ chức thiện nguyện, việc làm thêm hay
thậm chí là thuyết trình và phát biểu bài trên lớp... Trong thời đại hội nhập quốc
tế và môi trường làm việc năng động như hiện nay, những kỹ năng mềm ấy sẽ
mở ra cho các bạn sinh viên vô vàn cơ hội làm việc và phát triển bản thân trong
tương lai gần.
9


C. KẾT LUẬN
Qua việc phân tích nhiều mặt của thực trạng thất nghiệp ở sinh viên sau

khi ra trường bằng cặp phạm trù nguyên nhân – kết quả của chủ nghĩa triết học
Mác – Lênin, ta đã thấy được phần nào các khía cạnh của đề tài nghiên cứu. Đó
là một vấn đề đáng được quan tâm và lo ngại khi nó có tác động mạnh mẽ và
trực tiếp đến tương lai của đất nước. Nguyên nhân gây ra nó khơng thuộc riêng
về bất cứ cá nhân nào, mà nó là sự tích hợp, tồn đọng của các cấp, bậc và thế hệ
khác nhau trong xã hội như định hướng nghề nghiệp, chương trình đào tạo bậc
cử nhân hay các kỹ năng cần thiết trong đời sống. Hậu quả mà tình trạng thất
nghiệp ấy gây ra là vơ cùng to lớn; nó là biểu hiện của sự lãng phí lực lượng lao
động dồi dào với nhiều tri thức trẻ, tiềm năng nhưng không được tận dụng đúng
cách. Việc giải quyết và đối phó với vấn đề này khơng phải ngày một ngày hai
là xong, mà phải là cả một kế hoạch chiến lược về lâu dài. Nó địi hỏi sự chung
tay góp sức và tham gia của tồn bộ nhân dân cả nước, cùng với sự nỗ lực đổi
mới của các cấp chính quyền. Chúng ta đều hy vọng con số về tỷ lệ thất nghiệp
ở Việt Nam, nhất là các bạn sinh viên đã tốt nghiệp, sẽ có xu hướng giảm, góp
phần thay đổi nền kinh tế đất nước và đời sống vật chất, tinh thần của người dân.

10


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2021. Giáo trình triết học Mác – Lênin. Hà Nội: NXB
Chính trị quốc gia sự thật, trang 216-219.
2. PSG.TS Nguyễn Viết Thơng, 2018. Giáo trình những ngun lý cơ bản của chủ
nghĩa Mác – Lênin. Hà Nội: NXB Chính trị quốc gia sự thật, trang 80-81.
3. Th.S Nguyễn Thị Thu Trang, 2017. Sinh viên thất nghiệp sau khi ra trường –
Nguyên nhân và cách khắc phục. Công Thương Industry and Trage Magazine

/>7%20l%E1%BB%87%20th%E1%BA%A5t,c%C3%B4ng%20vi%E1%B
B%87c%20%C4%91%C3%BAng%20ng%C3%A0nh%20ngh%E1%BB
%81 (ngày truy cập: 24/01/2022)

4. Worldbank.org, 2021. The World Bank.
(ngày truy cập:
24/01/2022)

.

11



×