Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tài liệu Trị cảm mạo với cháo hành đậu xị potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (263.74 KB, 3 trang )

Trị cảm mạo với cháo hành
đậu xị
Dân gian ta thường có câu “Trăm thứ canh không hành không ngon”. Từ lâu hành
đã trở thành một loại gia vị không thể thiếu trong bữa ăn của người Việt, giúp các
món ăn thêm phần thơm ngon và hấp dẫn. Nhưng ít ai biết rằng, hành còn là một
loại thuốc giải cảm rất thông dụng.

Hành hoa là một vị thuốc rất thông dụng trong cuộc sống hàng ngày
Hành hoa là cây thảo, cao tới 50cm, thân nhỏ trắng hay nâu. Lá màu xanh, hình
trụ có 3 cạnh ở dưới, bẹ lá dài. Cụm hoa hình đầu tròn, gồm nhiều hoa có cuống
ngắn, bao hoa có các mảnh hình trái xoan nhọn màu trắng có sọc xanh. Quả nang.
Bộ phận được sử dụng làm thuốc toàn cây, chủ yếu dùng tươi hoặc phơi, sấy khô.
Theo y học cổ truyền, hành hoa có vị cay, ngọt, tính ấm, có tác dụ
ng giải cảm,
diệt khuẩn, hành làm thông khí, khí đẩy huyết, huyết đẩy khí điều hòa kinh
mạch và tạng phủ.
Đậu xị hay còn có tên gọi là đậu đen, trong y học gọi là đạm đậu xị. Tên Latin là
Semen sojae praeparatum. Theo y học cổ truyền, đậu xị có vị ngọt, hơi đắng, tính
bình, hơi mát, có tác dụng giải biểu, trừ ôn dịch, điều hòa cơ thể

Đậu xị - đậu đen có tác dụng giải biể
u, điều hòa
Gừng tươi hay còn gọi là sinh khương (gừng khô gọi là can khương) là một dược
liệu rất quen thuộc trong cuộc sống của gia đình Việt.

Gừng tươi giúp cơ thể ấm hơn
Hành, đậu xị, gừng tươi đều là những vị thuốc rất quen thuộc trong đời sống hàng
ngày. Một tô cháo hành, đậu xị cùng với gừng tươi sẽ có tác dụng rấ
t tốt cho người
cảm mạo.


Cháo hành đậu xị tốt cho người cảm mạo
Nguyên liệu: hành, đậu xị nhạt mỗi vị 10g, gạo tẻ 50 – 100g, gừng tươi 5 miếng.
Cách làm: rửa sạch gừng tươi; vo sạch gạo, cho vào nồi, cho nước nấu cháo, khi
cháo chín cho hành trắng và đậu xị, nấu thêm, thấy sôi là được.
Cách dùng: ăn vào lúc cháo đang còn nóng sẽ giúp người bệnh giải biểu, điều hòa
thân nhiệt cơ thể

×