Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Tài liệu Công Dụng Tuyệt Vời Của Dầu Olive pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (201.07 KB, 8 trang )

Công Dụng Tuyệt Vời Của Dầu Olive



Ô-liu là loại quả của mùa hanh lạnh. Dầu ô-liu được chế biến từ trái ô-liu không
chỉ là món ăn ngon, mà còn rất tốt cho sức khoẻ và sắc đẹp.

Giá trị đối với sức khỏe


Làm khỏe hệ tim mạch: Các axít béo, chất chống ôxy hóa và silicium có trong
dầu ô-liu giúp cân bằng hàm lượng cholesterol và bảo vệ động mạch. Vì thế, hãy
thay thế dầu ăn hằng ngày bằng dầu ô-liu kết hợp với nhiều loại khác nhằm đa
dạng hóa nhu cầu của cơ thể.


Giúp tiêu hoá tốt: Trước khi ăn tiệc, nên dùng vài quả ô-liu cho món khai vị giúp
tráng dạ dày mà không làm no. Ngoài ra, để kích thích quá trình chuyển hoá và
cân bằng của ruột hãy kết hợp với dầu ô-liu với chất xơ và chế phẩm từ sữa lên
men đồng thời uống thêm nhiều nước.


Chống táo bón: Dầu ô-liu còn có khả năng chống táo bón, thích hợp với người ít
vận động và bị stress. Có thể sử dụng từ 1 đến 2 muỗng cà phê dầu ô-liu để uống
vào lúc sáng sớm trước bữa điểm tâm hoặc dùng thuốc uống dạng viên nang.


Giá trị trong làm đẹp

Dưới tác động của không khí lạnh, ô nhiễm môi trường, mệt mỏi và stress da
thường trở nên khô ráp, xỉn màu, tóc và móng yếu ớt, dễ gãy… Thành phần axít


béo, chống ôxy hóa của dầu ô-liu như polyphenols, vitamin A và E sẽ làm ẩm và
bảo vệ cho da.

Làm đẹp da cơ thể

Thoa đều dầu ô-liu lên cơ thể trước khi tắm giúp da trở nên mượt mà. Thoa dầu
lên phần đầu gối, khuỷu tay và chân giúp làm mềm da; thoa lên ngực giúp da
không bị nhăn. Có thể dùng nửa trái chanh tươi thấm thêm dầu ô-liu để thoa lên
khuỷu tay bị khô sần trong 5 phút, sau đó rửa sạch sẽ rất công hiệu.


Làm đẹp da mặt

Sử dụng kem dưỡng và tái tạo da sau những lần tẩy trang giúp sạch da. Để làm
sáng da, sau khi rửa mặt sạch sẽ, xông hơi cho lỗ chân lông nở ra và dùng bông
gạc thấm dầu ô-liu để thoa đều lên mặt trong 15 phút. Sau đó, dùng khăn giấy lau
sạch và rửa mặt lại. Nếu môi bị khô, hãy thoa vài giọt dầu ô-liu sẽ rất công hiệu.


Làm đẹp tóc

Nếu tóc bị khô, hãy pha chế hỗn hợp gồm 1/2 ly bia, 1 muỗng súp dầu ô-liu, 1
lòng đỏ trứng gà và nước cốt của 1 trái chanh tươi và thoa đều lên tóc, sau đó rửa
sạch và gội lại với dầu gội bình thường, sẽ giúp tóc trở nên mềm mại hơn. Trường
hợp tóc khô và dễ gẫy, hãy thêm vào 1 trái bơ, dầu ô-liu 1 lòng đỏ trứng gà, thoa
đều hỗn hợp này lên tóc khi còn ướt, dùng khăn bịt kín tóc lại trong khoảng 20
phút, sau đó gội lại với dầu gội bình thường.

Lưu ý, cần chọn dầu ô-liu nguyên chất khi pha chế các chế phẩm làm đẹp để bảo
đảm hiệu quả cao.



Làm đẹp tay và móng tay

Nếu da tay bị khô sần, hãy pha hỗn hợp gồm 1/2 trái bơ nghiền nát thêm 1 muỗng
súp dầu ô-liu để thoa lên tay trước khi đi ngủ, sau đó rửa sạch tay và lau khô. Nếu
móng tay thường bị gãy, hãy ngâm móng tay trong 1 chén dầu ô-liu được đun ấm
lên trong lò viba 1 lần /tuần. Nếu muốn không làm hại da tay do thường xuyên rửa
chén, hãy thoa lên tay từ 1 đến 2 giọt dầu ô-liu sau khi đã rửa sạch và lau khô tay.
Công Dụng Của Hoa Hồng

Từ xưa nay, hoa hồng được coi là loài hoa đẹp và quí giá, là "Bà chúa của muôn
hoa", là biểu tượng của tình yêu, sự tôn trọng, lòng thành kính và của những điều
tốt đẹp, cao thượng. Ở Nhật Bản, trong các cuộc triển lãm, hoa hồng bao giờ cũng
chiếm ngôi vị "Nữ hoàng của các loài hoa". Ở Bungari, đất nước được mệnh danh
là "Xứ sở của hoa hồng" vì trồng nhiều hoa hồng nhất thế giới, người ta có câu
châm ngôn "Quí như tinh dầu hoa hồng" để đánh giá một vật nào đó có giá trị rất
lớn. Bởi vì phải cần đến 30 đóa hoa hồng người ta mới cất được một giọt tinh dầu
(giá trị hơn cả vàng ròng). Người Hy Lạp cổ đại cho rằng hoa hồng là tặng phẩm
quí báu mà nữ thần Kibela đã gởi đến cho loài người để tôn vinh những tình cảm
cao đẹp, từ đó hoa hồng được mang tên "Quà tặng của thiên thần".

Chính nhờ vào mùi hương dịu dàng, thanh thoát, sang trọng và hình dáng tao nhã,
hài hòa, yêu kiều đẹp đẽ một cách tự nhiên mà hoa hồng được coi là vẻ đẹp của
người mẹ, của nữ giới nói chung.

Tinh dầu hoa hồng là một trong những tinh dầu thơm nhất và nhiều công dụng
nhất. Các nhà khoa học phân tích trong hoa hồng có tinh dầu với tỉ lệ 0,013-
0,15% mà thành phần chủ yếu gổm geraniol 12,78%, 1-citronellol 23,89%,
phenethyl alcol 16,36%, stearoptenes 22,1%.


Theo y học cổ truyền, hoa hồng có vị ngọt, tính ấm,tác dụng hoạt huyết, điều kinh,
tiêu viêm, tiêu sưng. Người Trung Quốc và nhiều nước châu Á đã dùng hoa hồng
để chữa bệnh từ rất lâu đời.

Loại hoa hồng đỏ (mai khôi hoa) dùng làm huyết mạch lưu thông, chữa kinh
nguyệt không đều, đau ở vùng bụng dưới, vết thương sưng tấy, đinh nhọt và viêm
mủ da, bệnh bạch hầu.

Loại hoa hồng trắng (hồng bạch) chứa nhiều tanin, đường, chất nhầy, tinh dầu,
dùng chữa ho trẻ em rất công hiệu ; ngoài ra còn làm nhuận trường.

Tinh dầu hoa hồng là chất an thần,làm dịu các chứng bệnh về tiêu hóa, trị đau
nhức, căng thẳng thần kinh, suy nhược, mất ngủ, rối loạn kinh nguyệt. Ngoài tác
dụng kích thích tuần hoàn máu, nó còn là chất sát khuẩn nhẹ, ít độc nhất trong
các loại tinh dầu nên có thể dùng cho trẻ nhỏ.

Nước hoa hồng có tác dụng như một loại sữa làm mát dịu và sạch sẽ làn da, có
tính sát khuẩn nhẹ và làm hưng phấn tinh thần. Các nhà nghiên cứu ở khoa Dược,
trường Đại học UM’S Malaysia cho biết có thể phòng ngừa ung thư và làm hạ
huyết áp bằng nước ép của hoa hồng, vì trong cánh hoa có chứa một chất tỗng
hợp đặc biệt. Người ta đang nghiên cứu chế biến loại trà và nước giải khát từ hoa
hồng để điều trị bệnh cao huyết áp.

Ở Nhật Bản, hoa hồng được chế biến thành mỹ phẩm bảo vệ sắc đẹp của phụ nữ.
Người ta pha trà bằng cánh hoa, lấy nước để rửa mặt vừa tẩy sạch da vừa bảo vệ
da rất tốt. Hoặc ngâm cánh hoa vào dấm chua để có một dung dịch khử mùi hôi
và sát trùng. Hoặc sắc thuốc từ hoa hồng để làm nước rửa mặt và thuốc bỗ giàu
vitamin A để làm trắng da, dưỡng da.


Hoa hồng phơi khô trong im (âm can), tán bột dùng để cầm máu, chữa băng
huyết, tiêu chảy (người có thai không nên dùng) . Ngày dùng 15-20g bột, hoặc
phối hợp với gừng, trà...

Y học cổ truyền Ấn Độ cho rằng nước sắc hoa hồng hoặc tinh dầu hoa hồng hòa
với nước (1 giọt hoa hồng + 10 giọt nước) dùng để xoa bóp hoặc cho vào bồn

×