Trờng đại học công nghiệp hà nội
Khoa cơ khí
Ngành cơ điện tử
Báo cáo thực tập
KHOá 2011 2013 / Hệ CHíNH QUY
Nội Dung
:
Thang máy
Giáo viên hớng dẫn: Nhữ Quý Thơ
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Trần Cờng
Mã số sinh viên: 0547020077
Lớp:
lt cđ- đh cđt1-k5
Hà Nội 05/ 2013
LỜI NÓI ĐẦU
Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu việc học của con người ngày một
cao. Để đào tạo ra đội ngũ sinh viên có đầy đủ kỹ năng thiết yếu khi đi làm thực
tế, thì việc đi thực tập là một tất yếu. Giúp sinh viên có thể có một cái nhìn, bài
học kinh nghiệm thực tế mà trường lớp không thể có được, môi trường tác
phong làm việc, ý thức cũng như kỹ năng đã được đào tạo ở nhà trường ứng
dụng trong thực tế để giải quyết những vấn đề cụ thể.
Được sự giới thiệu của Khoa Cơ điện tử Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội và
sự đồng ý của Ban giám đốc Công ty TNHH Thang Máy Sin Việt, em đã hoàn
thành đợt thực tập tốt nghiệp kéo dài 05 tuần tại công ty.
Nội dung báo cáo của em tập trung trong vấn đề về cấu tạo, đặc điểm nguyên lý
của thang máy trong dân dụng, công nghiệp.
Để có thể dễ dàng đánh giá kết quả thực tập, em đã trình bày nội dung thực tập
trong Bản Báo Cáo này. Quá trình thực hiện báo cáo còn nhiều thiếu sót, rất
mong nhận được sự nhân xét đánh giá, đóng góp của các thầy cô giáo cùng các
bạn.
Em xin chân thành cảm ơn!
LỜI CẢM ƠN
Là sinh viên vẫn chưa tốt nghiệp nên việc ra đi làm thực tế còn thiếu kinh
nghiệm, thiếu các kĩ năng làm việc trong một công ty. Tuy nhiên sau thời gian 5
tuần thực tập đã giúp em có thêm nhiều kinh nghiệm: tác phong làm việc đến
chuyên ngành, giao tiếp…
Qua đây em xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc công ty TNHH Thang
Máy Sin Việt tạo điều kiện cho em hoàn thành đợt thực tập. Cảm ơn các anh chị
trong công ty đã tận tình chỉ bảo cho em, giúp em có kinh nghiệm thực tế, kỹ
năng làm việc.
Xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô trong Khoa cơ điện tử Trường ĐH
Công nghiệp Hà Nội, cảm ơn thầy giáo Nhữ Quý Thơ đã tận tình hướng dẫn, chỉ
bảo, giải đáp các thắc mắc giúp em hoàn thành tốt đợt thực tập.
Trong quá trình thực tập chắc chắc không tránh khỏi những sai lầm, thiếu
sót, kính mong quý Công ty và thầy cô nhiết tình đóng góp ý kiến để sau khi tốt
nghiệp, em có thể hoàn thiên bản thân và trở thành những người có năng lực
trong công việc.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Trần Cường
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Hà Nội, Ngày… tháng… năm 2013
Giáo viên hướng dẫn
MỤC LỤC
PHẦN I. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CƠ ĐIỆN TỬ 1
1. Tổng quan về ngành: 1
2. Đặc điểm hoạt động của ngành 2
3. Nội dung của ngành: 2
3.1 Đặc trưng của ngành: 2
3.2 Khả năng chuyên môn: (kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo): 6
3.3 So sánh với các ngành kỹ thuật khác: 6
3.4 Tiềm năng phát triển của ngành: 7
PHẦN II. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY 9
1.
Lịch sử hình thành và phát triển của công ty: 9
2.
Sơ đồ tổ chức 10
3.
Các công trình nổi bật: 11
4.
Lịch sử hình thành thang máy 12
PHẦN III. ĐẶC ĐIỂM CỦA HỆ THỐNG THANG MÁY 13
1.
Phân loại thang máy: 13
2.
Thông số kỹ thuật cơ bản của thang máy: 14
3.
Phần cơ: 15
3.1
Batket – bát kết: 15
3.2
Cabin: 15
3.3
Đối trọng: 15
3.4
Khung đối trọng: 15
3.5
Hệ thống cửa cabin và cửa tầng: 15
3.6
Ray cabin, Ray đối trọng: 16
3.7
Bệ máy: 16
3.8
Governor (Bộ khống chế tốc độ): 16
3.9
Thang sắt: 16
3.10
Dây cáp: 16
3.11
Puly: Dùng để đỡ dây cáp. 16
4.
Phần điện: 17
4.1
Bo chính: 17
4.2
Bo giải mã: 17
4.3
UPS/ARD: 17
5.
Các cơ cấu an toàn trong hệ thống thang máy 18
5.1
Photocell 18
5.2
Chức năng an toàn 19
5.3
Phanh cơ 19
5.4
Cáp của bộ hạn chế tốc độ : 19
5.5
Phanh điện từ 19
5.6
Hệ thống giảm chấn: 20
6.
Bản Vẽ Cơ – Lắp Đặt 21
7. Bản vẽ điện: 24
7.1 Sơ đồ đấu nối cứu hộ 24
7.2 Sơ đồ đấu nối nguồn 25
PHẦN IV. THANG MÁY THỦY LỰC 26
1.
Đặc điểm: 26
2.
Nguyên lý hoạt động: 26
3.
Phần cơ khí: 26
4. Phần Điện: 29
PHẦN V. VỊ TRÍ CÔNG TÁC 31
1.
Nội dung làm việc tại công ty: Nhân viên CAD 31
2.
Các vấn đề thường gặp trước quá trình lắp đặt thang máy gây việc kéo
dài thời gian thi công: 32
PHẦN V. BẢN VẼ HOÀN CÔNG 33
1.
Bản vẽ hoàn công là: 33
2.
Cấu trúc của bản vẽ hoàn công thang máy 33
3.
Khung tên bản vẽ hoàn công 33
PHẦN VI. TỔNG KẾT 34
1 | P a g e
PHẦN I. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH
CƠ ĐIỆN TỬ
1. Tổng quan về ngành:
Cơ điện tử về cơ bản là sự kết hợp phức hợp của các ngành cơ khí, điện
tử, và tin học. Tuy vậy một nét chung nhất được thừa nhận và cũng là bản chất
của cơ điện tử là sự “liên kết cộng năng của nhiều lĩnh vực để tạo ra những sản
phẩm mới có những tính năng vượt trội”. Sự liên kết cộng năng này mang lại
nhiều cơ hội và không ít thách thức cho sự phát triển của chính cơ điện tử.
Cùng với sự phát triển của công nghệ và máy móc hiện đại, các robot
đang không ngừng phát triển về số lượng cũng như khả năng của chúng. Robot
ngày càng thông minh, đảm nhận thay thế những công việc mà con nguời không
thể thực hiện như đi vào vùng phóng xạ, giải cứu nguời trong hoả hoạn Thế hệ
tương lai sắp tới đón nhận robot vào những công việc trong gia đình như trông
nhà, dọn dẹp nhà cửa, theo dõi sức khoẻ Mỗi robot có bộ phận xử lý trung tâm
(não bộ) (ngày nay còn được tích hợp thêm trí thông minh nhân tạo), các cơ cấu
tác động (tay để cầm nắm, bánh xe di chuyển ), và các bộ phận cảm nhận (cảm
biến) ghi nhận kích thích để gửi về bộ phận xử lý trung tâm. Robot chính là
một sản phẩm của ngành CƠ ĐIỆN TỬ.
Mỗi ngành như cơ khí, điện tử, tin học đều có nền tảng khoa học vững
chắc và tạo ra các sản phẩm đặc trưng riêng. Tuy nhiên, yêu cầu của thời đại đặt
ra yêu cầu cao hơn về cách hoạt động của máy móc, yêu cầu máy móc cần phải
gọn nhẹ hơn, linh động hơn, uyển chuyển hơn và thông minh hơn. Các kỹ sư cơ
khí không thể làm máy móc thông minh hơn, trong khi những kỹ sư tin học có
thể tạo ra trí thông minh nhân tạo nhưng họ không biết về cơ khí, những kỹ sư
điện tử có thể kết nối và điều khiển tín hiệu, nhưng họ không thể kết nối giữa trí
thông minh nhân tạo để điều khiển thiết bị cơ khí. Chính yêu cầu này đã hình
thành nên ngành Cơ điện tử để tạo ra sản phẩm mới đáp ứng các yêu cầu đặt ra
2 | P a g e
trên cơ sở phối hợp nền tảng sẵn có của các ngành với nhau.
Với khả năng am hiểu về cơ khí, điện tử, tin học, và các công nghệ hiện đại
người kỹ sư cơ điện tử đưa vào các sản phẩm cơ khí hệ thống điều khiển linh
hoạt bằng điện tử, và thông qua hệ thống điện tử, kết nối với hệ thống xử lý
thông tin - trí thông minh nhân tạo để tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh.
2. Đặc điểm hoạt động của ngành
Đối tượng lao động: Dây chuyền sản xuất tự động, hệ thống máy tự động,
quy trình công nghệ kỹ thuật,
Mục đích lao động:
- Mục đích chế tạo - sản xuất: Tạo ra những thiết bị (hoạt động cơ khí) có độ
hoạt động linh động cao, có trí thông minh và xử lý những thao tác phức tạp
- Mục đích vận hành: Vận hành các hệ thống chế tạo sản xuất một cách ổn định/
hiệu quả cao.
Công cụ lao động: Công cụ lập trình phần cứng, các thiết bị công nghệ kỹ thuật
trong hệ thống sản xuất công nghệp: PLC, cảm biến, hệ thống khí nén, thủy lực,
điện tử, điện - điện tử, các hệ thống sinh công - truyền lực
Điều kiện lao động: Tùy thuộc vào vị trí công việc và môi trường sản xuất công
nghiệp
3. Nội dung của ngành:
3.1 Đặc trưng của ngành:
Cơ điện tử ( Mechatronics) là một chuyên ngành mới được hình thành
trong thời gian gần đây. Các hệ thống công nghệ trước đây chủ yếu hoạt động
trên các kết cấu cơ khí thuần túy kết với với các mạch điện tử điều khiển đơn
giản, các hệ thống này vận hành để đáp ứng một số thao tác cơ bản. Sự phát
triển mạnh mẽ của công nghiệp sản xuất đòi hỏi có một công nghệ cao uyển
chuyển, linh hoạt, thông minh hơn các công nghệ trước đây, chính vì vậy cơ
điện tử ra đời.
Nhiều định nghĩa về Cơ điện tử khác nhau đã được nhiều nhà khoa học và công
3 | P a g e
nghệ đưa ra với các cách nhìn và quan điểm khác nhau. Tuy vậy một nét chung
nhất được thừa nhận và cũng là bản chất của cơ điện tử là sự “liên kết cộng năng
của nhiều lĩnh vực để tạo ra những sản phẩm mới có những tính năng vượt trội”.
Sự liên kết cộng năng này mang lại nhiều cơ hội và không ít thách thức cho sự
phát triển của chính cơ điện tử. Hay có thể hiểu một cách giản đơn: cơ điện tử
về cơ bản là sự kết hợp phức hợp của các ngành cơ khí, điện tử, và tin học.
Đặc trưng về sản phẩm cơ điện tử:
Bất kỳ sản phẩm cơ điện tử nào cũng có bộ phận cơ khí (khung sườn, bánh xe,
mô tơ ), cần có hệ thống điện truyền - nhận thông tin, và các chương trình hoạt
động được lập trình trước đó. Như vậy, cơ điện tử về cơ bản là sự kết hợp phức
hợp của các ngành cơ khí, điện tử, và tin học.
- Các sản phẩm cơ điện tử thường là các sản phẩm cuối cho người dùng (end-
user products) Ngay từ khi hình thành khái niệm “cơ điện tử” các chuyên gia
Nhật Bản đã định hướng cho khái niệm này là sản phẩm kết hợp cơ và điện tử
hơn là nói đến một hệ thống công nghệ cao. Có nghĩa là các sản phẩm cơ điện tử
là các sản phẩm cho người sử dụng cuối cùng như các đồ dùng, thiết bị gia dụng
được chế tạo hàng loạt, hoặc các sản phẩm chất lượng cao như ôtô, máy bay, tên
lửa, tàu vũ trụ, thiết bị y tế, các bộ phận cơ thể nhân tạo thay thế cho con người
vv Các sản phẩm này được thiết kế và chế tạo một cách tiện ích nhất, phù hợp
với các yêu cầu riêng cho người sử dụng và người sử dụng không quan tâm đến
các công nghệ được dùng trong nó mà họ mua và dùng các sản phẩm này vì nó
tốt hơn, kinh tế hơn, tiện dụng hơn phù hợp với những yêu cầu riêng của mình.
Do vậy, các sản phẩm cơ điện tử phải tuân thủ quy luật thị trường là tính kinh tế
và thoả mãn yêu cầu người dùng hơn là chỉ đạt chỉ tiêu kỹ thuật đơn thuần.
- Các sản phẩm cơ điện tử có các công nghệ thích ứng tinh xảo, có tính thông
minh và thiết kế cơ khí cô đọng bền chắc.
Với các công nghệ micro và nano hiện nay các sản phẩm cơ điện tử có thể đưa
4 | P a g e
các cảm biến, vi xử lý và cơ cấu chấp hành vào bất kỳ vị trí không gian hẹp cô
đọng nào trong cấu trúc cơ khí của sản phẩm. Điều này tạo nên các sản phẩm cơ
điện tử có độ thông minh cao mà lại đặt được vào một cấu trúc hoàn hảo cô
đọng cả về kích thước, trọng lượng và tiêu thụ năng lượng.
- Độ tự do của thiết kế cơ điện tử lớn hơn
Thiết kế các sản phẩm cơ điện tử là một thiết kế tổng hợp tối ưu nên nó là một
thiết kế cho phép thay đổi được tất cả các bộ phận cơ khí, đầu đo, cơ cấu chấp
hành, vi xử lý điều khiển để đạt được một thiết kế hoàn hảo cân bằng. Cấu trúc
cơ khí cũng có thể thay đổi, các bộ phận điện tử, điều khiển cũng có thể thay đổi
linh hoạt cho từng loại sản phẩm. Như vậy thiết kế cơ điện tử là một thiết kế
cộng tác để đạt được một sản phẩm có tính cạnh tranh cao. Ngược lại khi tích
hợp các hệ thống tự động các chuyên gia tự động phải chấp nhận đối tượng điều
khiển (quá trình cơ khí) như một thực thể cố định. Các đầu đo, cơ cấu chấp hành
cũng là các sản phẩm có sẵn và bộ phận có thể thay đổi được là bộ điều khiển và
thuật toán điều khiển. Độ tự do trong thiết kế tích hợp các hệ thống tự động bó
hẹp hơn nhiều so với độ tự do của thiết kế các sản phẩm cơ điện tử.
Công nghiệp cơ điện tử?
Ta có các ngành công nghiệp cơ khí, điện tử, công nghiệp tự động hoá, công
nghiệp công nghệ thông tin, công nghiệp chế tạo đầu đo, cơ cấu chấp hành, vậy
có nền công nghiệp cơ điện tử hay không? Có ý kiến cho rằng cơ điện tử là sự
tích hợp của các ngành công nghệ có sẵn nên việc chế tạo các sản phẩm cơ điện
tử hoàn toàn có thể dựa trên các ngành công nghiệp hiện có nêu trên.Nói vậy
cũng đúng vì thực tế hiện nay việc chế tạo, sản xuất các sản phẩm cơ điện tử
đang phải dựa vào các nhà máy sản xuất của các ngành công nghiệp hiện có.Tuy
nhiên một khi số lượng và chủng loại sản phẩm cơ điện tử ngày càng nhiều trên
thị trường thì hiển nhiên sẽ hình thành ngành công nghiệp cơ điện tử. Vậy công
nghiệp cơ điện tử là gì và nó có những đặc trưng gì khác với các ngành công
nghiệp hiện hành?
5 | P a g e
Có thể hiểu công nghiệp cơ điện tử là ”ngành công nghiệp cung cấp các sản
phẩm, kỹ năng và dịch vụ cơ điện tử chất lượng cao cho người tiêu dùng”.
Ngành công nghiệp cơ điện tử cũng như các ngành công nghiệp khác bao gồm
các mảng chức năng chính sau:
+ Hệ thống quản lý điều hành và các dịch vụ hỗ trợ sản xuất
+ Mảng vận hành hệ thống sản xuất và chế tạo các sản phẩm về thiết bị cơ điện
tử
+ Mảng tiếp thị sản phẩm
+ Mảng đào tạo
Trong dây chuyền sản xuất các sản phẩm cơ điện tử hiện nay thường bao gồm
các hệ thống điện, hệ thống khí nén, hệ thống điện tử, hệ thống PLC, hệ thống
cảm biến, hệ thống thuỷ lực, CNC và hệ thống robot. Trong đó, mảng chế tạo
các bộ phận và hệ thống cơ điện tử thường bao gồm các bộ phận thiết kế, phát
triển các phần mềm ứng dụng, chế tạo các chi tiết, lắp ráp và thử nghiệm kiểm
tra chất lượng sản phẩm. Khác với các ngành công nghiệp khác, công nghiệp cơ
điện tử đòi hỏi tư duy thiết kế và chế tạo liên ngành. Phần thiết kế có độ tự do
lớn bảo đảm tính liên kết hoàn hảo của hệ thống trong khi phần chế tạo các phần
tử, chi tiết lại được thực hiện ở các ngành công nghiệp độc lập. Thiết kế sản
phẩm cơ điện tử là loại “thiết kế hướng tới thị trường” khác với các lợi thiế
t
kế sản phẩm truyền thống là “thiết kế cho đạt các chỉ tiêu kỹ thuật”, hoặc thiết
kế để “cơ giá thành rẻ nhất”. Thiết kế cơ điện tử đòi hỏi áp dụng các công nghệ
cao cho các chức năng vượt trội nhưng giá thành có sức cạnh tranh và lợi ích
thoả mãn người tiêu dùng.
Do các sản phẩm cơ điện tử là các sản phẩm hướng tới các yêu cầu có cá tính
của người tiêu dùng, cho nên ngành công nghiệp cơ điện tử phải có tính mềm
dẻo cao để bảo đảm được thời gian đưa các sản phẩm ra thị trường nhanh kịp
thời với các cơ hội kinh doanh nảy sinh liên tục trong quá trình phát triển của xã
hội loài người.
6 | P a g e
3.2 Khả năng chuyên môn: (kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo):
Kiến thức:
- Kiến thức về vật liệu cơ khí,các đặc tính cơ học, cấu trúc và nguyên lý
máy để thiết kế cơ khí
- Kiến thức ứng dụng về điện và điện tử: điện tử cơ bản, điện tử tương tự,
điện tử công suất, vi mạch số… để thiết kế các hệ thống mạch điện tử phối
hợp kích hoạt các bộ phận truyền động cơ khí.
- Kiến thức về công nghệ thông tin và lập trình điều khiển (trên máy vi
tính) hoặc trên các thiết bị hỗ trợ khác, am hiểu các phần cứng điều khiển liên
quan để ra lệnh cho hệ thống mạch điện tử điều khiển các bộ phần truyền động,
làm bộ máy hoặc dây chuyền hoạt động theo chương trình đã được lập trình sẵn
(tự động).
Kỹ năng, kỹ xảo:
- Có kỹ năng gia công cơ khí: tiện (tiện trụ), phay (phay mặt), hàn điện
- Có kỹ năng xây dựng và thiết kế mạch điện tử ứng dụng (mạch số, mạch
công suất điều khiển động cơ…), in – rửa – hàn mạch điện tử.
- Có kỹ năng ứng dụng các thiết bị truyền động: động cơ điện một chiều,
động cơ điện xoay chiều, thủy lực, khí nén
- Có kỹ năng lập trình điều khiển: chính yếu là kỹ năng lập trình điều khiển
PLC của hãng SIEMEN (S7-200, S7-300, S7-400), lập trình vi điều khiển họ
ASM, lập trình gia công CNC, lập trình C.
- Có kỹ năng thiết kế hệ thống cơ điện tử: tay máy robot, robot thông
minh, thiết kế dây chuyền sản xuất tự động hóa MPS, PCS, các quy trình sản
xuất linh hoạt
3.3 So sánh với các ngành kỹ thuật khác:
Điểm khác biệt của cơ điện tử so với các ngành khác: mỗi ngành như cơ
khí, điện tử, tin học đều có nền tảng khoa học vững chắc và tạo ra các sản phẩm
đặc trưng riêng. Tuy nhiên, yêu cầu của thời đại đặt ra yêu cầu cao hơn về cách
hoạt động của máy móc, yêu cầu máy móc cần phải gọn nhẹ hơn, linh động hơn,
7 | P a g e
uyển chuyển hơn và thông minh hơn. Các kỹ sư cơ khí không thể làm máy móc
thông minh hơn, trong khi những kỹ sư tin học có thể tạo ra trí thông minh nhân
tạo nhưng họ không biết về cơ khí, những kỹ sư điện tử có thể kết nối và điều
khiển tín hiệu, nhưng họ không thể kết nối giữa trí thông minh nhân tạo để điều
khiển thiết bị cơ khí. Chính yêu cầu này đã hình thành nên ngành Cơ điện tử để
tạo ra sản phẩm mới đáp ứng các yêu cầu đặt ra trên cơ sở phối hợp nền tảng sẵn
có của các ngành với nhau.
Với khả năng am hiểu về cơ khí, điện tử, tin học, và các công nghệ hiện
đại người kỹ sư cơ điện tử đưa vào các sản phẩm cơ khí hệ thống điều khiển
linh hoạt bằng điện tử, và thông qua hệ thống điện tử, kết nối với hệ thống xử lý
thông tin - trí thông minh nhân tạo để tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh.
3.4 Tiềm năng phát triển của ngành:
Ý nghĩa kinh tế - chính trị - xã hội: Cơ điện tử góp phần phát triển các hệ
thống sản xuất theo hướng hiện đại, nâng cao hiệu quả và năng suất lao động,
tạo nên lợi thế cạnh tranh cho các sản phẩm được chế tạo và sản xuất trong
nước. Cơ điện tử góp phần không nhỏ vào công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại
hóa đất nước.
Sự phát triển của lĩnh vực trong giai đoạn hiện nay: Cơ điện tử được
xác định là một ngành mũi nhọn trong chiến lược phát triển khoa học - công
nghệ của Việt nam hiện nay và trong thời gian tới. Chính vì vậy, cơ điện tử ngày
càng mở rộng quy mô và tầm ảnh hưởng. Và trong thời gian ngắn, cơ điện tử đã
thu được nhiều thành quả nghiên cứu và chế tạo các sản phẩm.guồn
Hướng phát triển trong thời gian tới: Một số hướng phát triển điển hình
- Xu thế phát triển của cơ điện tử trên thế giới là tích hợp ngày càng nhiều
công nghệ cao, sản phẩm ngày càng "thông minh" hơn và kích thước ngày càng
nhỏ hơn.
- Công nghệ micro/nano thu nhỏ các thiết bị máy móc xuống kích thước
của phân tử các sản phẩm công nghệ tương lai.
- Nâng cao "trí thông minh" cho các sản phẩm cơ điện tử
Cơ hội nghề nghiệp và Vị trí lao đông: Do cơ điện tử đang được đầu tư
phát triển, và khả năng ứng dụng của cơ điện tử vào công nghiệp sản xuất là rất
8 | P a g e
rộng, do dó người thuộc chuyên môn cơ điện tử có rất nhiều cơ hội nghề nghiệp.
Người kỹ sư cơ điện tử phải nắm bắt được các thành phần thuộc các lĩnh
khác như cơ khí, điện tử, công nghệ thông tin, công nghệ cao và quan trọng
hơn là biết cách phối hợp giữa các thành phần để thiết kế lên một hệ thống
tương tác hoàn chỉnh. Và với những kiến thức và kỹ năng đó người kỹ sư cơ
điện tử có thể đảm nhận thiết kế xây dựng các sản phẩm cơ điện tử với các vị trí
công việc liên quan như: thiết kế cơ khí, thiết kế điện tử, thiết kế bộ điều khiển
trung tâm, xây dựng chương trình hoạt động thông minh
- Kỹ sư cơ điện tử có kỹ năng và kiến thức để thiết kế và xây dựng quy
trình sản xuất tạo ra các sản phẩm tự động thông minh. Ví dụ: các robot thông
minh, máy giặt thông minh, xe hơi thông minh.
- Kỹ sư cơ điện tử tham gia xây dựng các thuật toán sản xuất trong các
nhà máy sản xuất, các thuật toán này được chuyển thành cá lệnh lập trình qua
các ngôn ngữ sử dụng như PLC, vi điều khiển
- Xác định và lắp đặt các thiết bị kỹ thuật phù hợp trên hệ thống sản xuất
tự động.
Ngoài công việc chuyên môn như trên, người kỹ sư cơ điện tử còn có thể
thích ứng vào công việc của các lĩnh vực cơ khí, điện tử, công nghệ thông tin,
công nghệ cao
9 | P a g e
PHẦN II. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY
Tên công ty: Công Ty TNHH Thang Máy Sin Việt.
Địa Chỉ: 184 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội.
Lĩnh Vực: Cung cấp, lắp đặt, bảo trì hệ thống thang máy.
Quy mô: 40 nhân viên
Giám đốc: Quách Ngọc Đức
Số điện thoại: (043)8465938 – (043)7260641.
Email :
1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty:
Công ty được cấp phép kinh doanh số 073467 ngày 5 tháng 10 năm 1999 so sở
kế hoach và đầu tư hà nội cấp
Chức năng hoạt động:
Buôn bán tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng
Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hóa
Dịch vụ lắp đặt sửa chữa, bảo trì và bảo hành thang máy và cơ điện lạnh
Dịch vụ vận chuyển hành khách, giao nhận vận tải hàng hóa và các dịch vụ hỗ
trợ vận tải.
Mua bán máy phát điện, máy công nghiệp
Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác
Bán buôn (Trừ ô tô, mô tô, xe máy, xe có động cơ khác và các loại nhà nước
cấm)
Bán lẻ (Trừ ô tô, mô tô, xe máy, xe có động cơ khác và các loại nhà nước cấm)
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC
10 | P a g e
2. Sơ đồ tổ chức
GIÁM ĐÔC
PHÒNG KINH
DOANH
KINH DOANH
DỰ ÁN
KINH DOANH
TƯ NHÂN
PHÒNG TÀI
CHÍNH KÊ TOÁN
KÊ TOÁN CÔNG
NỢ
KÊ TOÁN
NGHIỆP VỤ
PHÓ GIÁM ĐÔC
PHÒNG HÀNH
CHÍNH
PHÒNG KY
THUẬT ( LẮP
RÁP)
PHÒNG BẢO
HÀNH BẢO TRÌ
PHÒNG VẬT TƯ
THIẾT BỊ
PHÒNG KINH TÊ
KÊ HOẠCH
PHÒNG QUẢN
TRỊ DỰ ÁN
PHÒNG
THƯƠNG MẠI
QUỐC TẾ
11 | P a g e
Với lịch sử và kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực cung cấp và lắp đặt
thang máy Công Ty Tnhh Thang Máy Sin Việt ngày càng khẳng định được vị trí
của mình trong thị trường trong nước từ Nam ra Bắc. Thời gian tới công ty sẽ
tiến hành mở rộng văn phòng tại thành phố Hồ Chính Minh. Hiện tại công ty đã
lắp đặt và bảo dưỡng ở hầu hết các thành phố lớn với những công trình trọng
điểm ở Hà Nội như: Bộ Tài Chính, Trung Tâm Hội Nghị Quốc Gia, Thành Công
Tower, Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội…
3. Các công trình nổi bật:
Nhà trung tâm Viện Khoa Học Công Nghệ: 18 Hoàng Quốc Việt – Cầu Giấy –
Hà Nội
Nhà làm việc Đại Học Quốc Gia Hà Nội
Thang tải cáng Panasonics…
Trụ sở làm việc Bộ Tài Nguyên Và Môi Trường Số 10 Tôn Thất Thuyết, Quận
Cầu Giấy, Hà Nội
Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Trường Đại Học Điện Lực
Bảo Tàng Hùng Vương
Tính đến thời điểm hiện tại công ty có trên dưới 30 công trình bảo trì bảo dưỡng
hàng tháng.
12 | P a g e
4. Lịch sử hình thành thang máy
13 | P a g e
PHẦN III. ĐẶC ĐIỂM CỦA HỆ
THỐNG THANG MÁY
Có thể nói thang máy là một bộ phận của cơ điện tử, có kết cấu đơn giản
nhưng hoạt động rất an toàn và hiệu suất cao. Kết cấu cơ khí được liên kết chặt
chẽ với kết cấu điện tử. Bo chính hiển thị bằng led cho phép xác định trạng thái
làm việc của thang máy – Nếu phát sinh lỗi có thể căn cứ vào sự hiển thị của led
trạng thái có thể xác định được chính xác lỗi một cách nhanh chóng.
1. Phân loại thang máy:
Thang tải khách
Thang quan sát
Thang tải cáng
Thang chở đồ - Thang vận chuyển
Thang tải cáng bệnh nhân, dùng trong bệnh viên
Thang cuốn
Phân loại theo hệ điều khiển:
Điểu khiển đơn: simplex, điều khiển đôi: duplex, điểu khiển: triplex, điều khiển
nhóm: group
Các loại hố thang (giếng thang) : hố gạch, hố bê tông
Phân loại theo kiểu:
Thang dầu – thang thủy lực
Thang đối trọng: dùng đối trọng để cân bằng khối lượng giữa tải trọng trong
thang.
14 | P a g e
2. Thông số kỹ thuật cơ bản của thang máy:
- Tải trọng (Kg)
- Kích thước cabin (mm x mm x mm)
- Kích thước cửa (mm x mm)
- Công suất động cơ (Kw)
- Nguồn điện động lực: 380V- 50Hz- 3P
- Nguồn điện chiếu sáng: : 220V- 50Hz- 3P
- Hệ điều khiển ( Simplex, Duplex, Triplex, Group)
- Vận tốc (m/s) : 60m/s, 90m/s…
- Số điểm dừng: >2 điểm dừng
- Cáp kéo: đường kính x số sợi.
- Tỷ số truyền: thường là 2:1 hoặc 1:1
- Xuất xứ
Chi tiết:
15 | P a g e
3. Phần cơ:
3.1 Batket – bát kết: dùng để nối các thanh ray đối trọng và dẫn hướng
3.2 Cabin:
Cabin bao gồm Trần, Sàn, Vách ngăn là thiết bị để chứa người, hàng hóa. Cabin
được thiết kế thẩm mỹ tùy theo tính năng sử dụng của từng loại thang máy,
thang máy tải hàng loại khác, thang máy tải người loại khác, thang máy gia đình
loại khác, và thang máy chung cư, khách sạn loại khác….Các thiết bị phụ khác
như quạt gió, chuông, Intercom… các chỉ thị số báo chiều chuyển động, panel
vận hành… được lắp đặt trong cabin để tạo ra cho khách hàng một cảm giác dễ
chịu khi đi thang máy.
3.3 Đối trọng:
Là một tấm đúc có khối lượng nặng từ 20-40 kg, có hướng di chuyển
ngược với cabin
3.4 Khung đối trọng:
Là vỏ bao các tấm đối trọng, khung này có tác dụng giữ cố định các tấm
đối trọng và làm thay đổi tải của đối trọng.
3.5 Hệ thống cửa cabin và cửa tầng:
Hệ thống cửa của thang máy được cấp tạo bở hai cánh có thể mở về 1
hoặc 2 phía tùy thuộc vào cấp tạo riêng của từng công trình. Hệ thống của
thang máy chỉ được mở khi cả cửa tầng và cửa cabin nằm cùng một vị trí (
bằng tầng) Động cơ mở cửa là động cơ một chiều hay xoay chiều tạo ra
momen mở cửa cabin kết hợp với mở cửa tầng. Khi cabin dừng đúng tầng,
rơle thời gian sẽ đóng mạch điều khiển động cơ mở cửa, hoạt động theo một
quy luật nhất định, đảm bảo quá trình đóng mở êm nhẹ không có va đập. Khi
hệ thống cửa đang đóng lại mà có vật chán ngang thì hệ thống photocell gắn
dọc 2 bên cửa sẽ phản hồi với động cơ cửa thông qua hệ điều khiển cửa.
Thang máy khi được lắp đặt đúng kỹ thuật thì sẽ không hoạt động nếu một
trong các tiếp điểm chưa đóng kín hẳn ( khi đó mạch hở) , cửa tầng được mở
theo cửa cabin, khi mô tơ cửa cabin đóng lại thì cửa tầng được đóng theo,
chính vì nguyên lý này mà thang máy được thiết kế một hệ thống khóa liên
động đảm bảo cửa tầng sẽ không thể mở ra được nếu cabin chưa đúng bằng
tầng đó.
16 | P a g e
3.6 Ray cabin, Ray đối trọng: là ray dẫn hướng của cabin đối trọng và
cabin: các loại ray làm từ thép có độ cứng cao. Thường được kí hiệu là
8k, 13k…: là khối lượng của ray trên một mét chiều dài. Ngoài ra với
các thang có tải trọng thấp người ta có thể sử dụng ray tôn để lắp đặt.
3.7 Bệ máy: là phần đỡ động cơ và puli. Bệ máy có cấu tạo vững chắc
được đặt trên phòng máy đối với loại than có phòng máy và đặt trong
hố thang nếu đối với loại thang không phòng máy.
3.8 Governor (Bộ khống chế tốc độ): Thiết bị chống quá tốc cho thang
máy, khi thang máy chạy nhanh hơn tốc độ được đặt sẵn thì sẽ có một
cơ cấu trên governo làm mạch đóng lại, phanh cơ lập tức hoạt động
làm thang bị thắng lại.
3.9 Thang sắt: dùng để di chuyển xuống hố thang phục vụ cho mục đích
bảo trì, bảo dưỡng.
3.10 Dây cáp:
Dây cáp dùng cho thang máy là dây cáp chuyên dụng có đường kính
thường là phi 8 -12. Tùy vào tải trọng của thang sẽ có số sợi cáp khách nhau.
Cáp dùng trong thang máy là cáp xoắn.
3.11 Puly: Dùng để đỡ dây cáp.
Giảm chấn đối trọng, cabin: nằm ở phía dưới hố pít giảm chấn đối trọng
và cabin có chức năng giảm chấn cho cabin khi đi xuống tầng dưới cùng.
17 | P a g e
4. Phần điện:
4.1 Bo chính:
Có chức năng xử lý chương trình lập trình sẵn, điều khiển hoạt động của
thang máy.Chương trình được nạp vào vi điều khiển đảm bảo thang máy hoạt
động lên xuống theo một quy trình nhất định, theo đúng các nguyên tắc trong
hệ thống thang máy chở người thường dùng nguyên tắc điều khiển kết hợp
cho năng suất cao (cùng lúc có thể nhận nhiều lệnh điều khiển hoặc gọi tầng
cả khi thang dừng và khi chuyển động). Các nút ấn trong cabin cho phép thực
hiện các lệnh chuyển động đến các tầng cần thiết. Các nút ấn ở cửa tầng cho
phép hành khách gọi cabin đến cửa tầng đang đứng. Các đèn tín hiệu ở cửa
tầng và trong cabin cho biết trạng thái làm việc của thang máy và vị trí của
cabin.
4.2 Bo giải mã:
Bo này phục vụ cho mục đích hiển thị: hiển thị ở trong phòng thang máy
và các cửa ngoài
4.3 UPS/ARD:
Gồm khoảng từ 6 đến 12 cục acquy, hoặc một thiết bị tích hợp hình dáng
giống một máy cây máy bàn có nguồn cấp ra và vào. Khi mất điện thì bộ cứu hộ
lập tức hoạt động, cứu hộ sẽ đưa thang máy về vị trí cửa tầng gần nhất sau đó
mở cửa và dừng hoạt động.
18 | P a g e
5. Các cơ cấu an toàn trong hệ thống thang máy
5.1 Photocell
Photocell được gắn dọc ở hai bên cửa thang máy nó điều khiển để cửa tự
động mở ra khi gặp vật cản trong quá trình đóng mở cửa thang máy. Hệ thống
an toàn cửa thang máy gồm có hai phần Photocell (hệ thống tế bào quang điện)
và Chức năng an toàn cửa (hệ thống đảo chiều động cơ ), trong trường hợp có
vật cản khi đó tia bảo vệ sẽ bị cắt ngang, cửa thang máy sẽ được giữ ở vị trí mở
trong suốt thời gian có vật cản ở cửa ra vào, trong trường hợp cửa đang đóng
nếu có vật cản , tia hồng ngoại của thang máy sẽ bị cắt và cửa thang máy sẽ mở
ra trở lại. Điểm nổi bật của loại cảm biến này là sử dụng dải cảm biến khi có bất
kì vật cản nào trong vùng hoạt động của thiết bị thì cảm biến sẽ đưa về bộ điều
khiển.
Tủ điều khiển
19 | P a g e
5.2 Chức năng an toàn
Hệ thống cơ khí sẽ hoạt động để đảo chiều động cơ trong trường hợp cửa
thang máy đóng mà có vật cản ở cửa thang máy và bị kẹt giữa hai cánh cửa
(trường hợp mành tia của Photocell không bị cắt ngang, hoặc không có tác dụng)
khi đó cửa sẽ đụng vào vật cản, hệ thống cơ khí an toàn sẽ hoạt động để đảo
chiều động cơ cửa để mở cửa trở lại.
Tải trọng: Loadcell Là cảm biến lực để xác định khối lượng ở trong cabin. Cảm
biến này chỉ hoạt động khi có phương trọng lực tác dụng thẳng góc với phương
đặt.
5.3 Phanh cơ
Đây là hệ thống an toàn khi vận tốc của cabin thay đổi đột ngột, quá vận
tốc cho phép của thang máy, khi cabin chạy quá tốc độ do bất cứ nguyên nhân
nào ( kể cả đứt cáp) thì công tác hạn chế tốc độ sẽ được bật cơ cấu khống chế cắt
điều khiển motor và bộ Hãm bảo hiểm sẽ làm việc, cáp thắng cơ thì được nối
giữa governor và thắng cơ lắp đặt ở nóc cabin thang máy. Khi cáp thắng cơ đã
được dừng lại sẽ tác động trực tiếp vào thắng cơ làm cho nó hoặc động nhờ vào
hai má phanh bám vào rail dẫn hướng cabin giữ cabin lại cho đến khi dừng hẳn.
5.4 Cáp của bộ hạn chế tốc độ :
Đây là thiết bị liên kết bộ hạn chết tốc độ và hệ thống tay đòn của bộ hảm an
an toàn và bộ căng cáp hạn chế tốc độ khi cabin thang máy chạy quá tốc độ định
mức thì bộ hãm an toàn sẽ giữ cho cabin trên rail.
5.5 Phanh điện từ