Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Đường trường sơn trên địa bàn tỉnh quảng nam (1965 1975) 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.45 MB, 122 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

LÊ NĂNG ĐÔNG

ĐƯỜNG TRƯỜNG SƠN
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM
(1965 - 1975)

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ VIỆT NAM

Đà Nẵng - Năm 2021


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

LÊ NĂNG ĐÔNG

ĐƯỜNG TRƯỜNG SƠN
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM
(1965 - 1975)
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 8229013

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. Nguyễn Duy Phương

Đà Nẵng - Năm 2021




i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu đề tài: Đường Trường Sơn trên địa bàn
tỉnh Quảng Nam (1965-1975), là sản phảm của quá trình nghiên cứu của cá nhân tôi,
dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Duy Phương. Trong toàn bộ nội dung luận văn là
kết quả của q trình nghiên cứu, phân tích, đánh giá của cá nhân trên cơ sở tham
khảo, tổng hợp từ nhiều nguồn tư liệu, cơng trình, ấn phẩm và đề tài khoa học khác.
Tất cả các tài liệu tham khảo đều trích nguồn rõ ràng và hợp pháp.
Tơi xin cam đoan và chịu trách nhiệm với nội dung đã trình bày trong đề tài.
Người cam đoan

Lê Năng Đông


ii
THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN
Tên đề tài: ĐƯỜNG TRƯỜNG SƠN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM (1965-1975)
Ngành học: Lịch sử Việt Nam
Học viên: Lê Năng Đông
Giảng viên hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Duy Phương
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng
Tóm tắt: Nghiên cứu đề tài: Đường Trường Sơn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam (1965-1975),
nhằm khái quát những yếu tố tác động đến quá trình xây dựng đường Trường Sơn trên địa bàn tỉnh
Quảng Nam; làm rõ quá trình xây dựng, phát triển và sử dụng của Đường Trương Sơn trên địa bàn
tỉnh Quảng Nam (1965-1975).
Những nội dung mới rút ra từ kết quả nghiên cứu của đề tài:
- Luận văn trình bày một cách có hệ thống quá trình xây dựng, bảo vệ, khai thác và sử dụng
tuyến vận tải chiến lược đường Trường Sơn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam (1965-1975).

- Bổ sung, làm phong phú thêm những tư liệu mới về tuyến đường Trường Sơn.
- Làm rõ vị trí, vai trị to lớn, những đóng góp to lớn của Đảng bộ, quân và nhân dân các dân tộc
miền núi Quảng Nam trên tuyến chi viện chiến lược đường Trường Sơn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
trong những năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
- Từ kết quả nghiên cứu, luận văn sẽ góp phần khẳng định vai trò chiến lược của đường Trường
Sơn - Đường Hồ Chí Minh trên địa bàn tỉnh Quảng Nam với cách mạng Việt Nam và những kinh
nghiệm được rút ra trong quá trình xây dựng, bảo vệ và sử dụng đối với nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo quốc phòng - an ninh trên địa bàn tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn hiện nay.
Từ khóa: Quảng Nam, đường Trường Sơn, đường 14, chiến thắng Khâm Đức - Ngok tavak,
chiến thắng Thượng Đức, Đèo Bù Lạch.
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

HỌC VIÊN

TS. Nguyễn Duy Phương

Lê Năng Đông


iii
INFORMATION ON RESEARCH RESULTS OF THE THESIS
Title of subject: TRUONG SON STREET IN QUANG NAM PROVINCE (1965-1975)
Major: History of Vietnam
Full name of Master’s student: Le Nang Dong
Superveisor: Dr. Nguyen Duy Phuong
Training institution: The University of Da Nang - University of Science and Education
Summary: Research the topic: Truong Son road in Quang Nam province (1965-1975), to
generalize the factors affecting the construction process of Truong Son road in Quang Nam province;
clarify the process of building, developing, and using Truong Son Street in Quang Nam province
(1965-1975).
The new content is drawn from the researching results of the topic:

- The thesis presents the building process systematically, protecting, exploiting and using the
strategic transport route of Truong Son road in Quang Nam province (1965-1975).
- Adding and enriching new materials about Truong Son route.
- Clarifying the position, great role, and great contributions of the Party Committee, the army
and people from the mountainous ethnic groups of Quang Nam on the strategic support line of Truong
Son road in Quang Nam province during the years of resistance war against America.
- According to the researching results, the thesis will contribute to affirm the strategic role of
Truong Son - Ho Chi Minh road in Quang Nam province with Vietnamese revolution and experiences
gained in the construction process, to protect and use for the socio-economic development tasks and to
ensure national defense and security in Quang Nam province in the current period.
Keywords: Quang Nam, Truong Son street, 14th street, Kham Duc - Ngok Ta Vak victory,
Thuong Duc victory, Bu Lach pass.
Confirmation of instructor

Master’s student

Dr. Nguyen Duy Phuong

Le Nang Đong


iv
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................................i
THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN ................................... ii
INFORMATION ON RESEARCH RESULTS OF THE THESIS ........................ iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT....................................................................................vi
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ..................................................................................2

3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................5
5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu ........................................................5
6. Đóng góp của luận văn .......................................................................................6
7. Kết cấu của luận văn ...........................................................................................7
CHƯƠNG 1. NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG
ĐƯỜNG TRƯỜNG SƠN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM ..........................8
1.1. Điều kiện tự nhiên ....................................................................................................8
1.2. Truyền thống yêu nước và đấu tranh cách mạng của đồng bào các dân tộc miền
núi Quảng Nam..............................................................................................................12
1.3. Chủ trương của các cấp ủy Đảng và chính quyền về việc mở đường Trường Sơn
đoạn đi qua địa bàn tỉnh Quảng Nam ............................................................................17
1.4. Hệ thống đường bộ trên địa bàn tỉnh Quảng Nam trước năm 1965 .......................23
Tiểu kết chương 1 ..........................................................................................................29
CHƯƠNG 2. QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG, KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ ĐƯỜNG
TRƯỜNG SƠN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM (1965 - 1975) .................31
2.1. Từng bước xây dựng và khai thác đường Trường Sơn trên địa bàn tỉnh Quảng
Nam trong những năm 1965-1968 ................................................................................31
2.1.1. Xây dựng tuyến đường ngang (B46) thuộc hệ thống đường Trường Sơn từ
Chà Vằn (Lào) đến Khâm Đức (huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam) .........................31
2.1.2. Mở tuyến vận tải cơ giới từ A Túc (huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế) đi
Bù Lạch (xã A Nông, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam) phục vụ chiến dịch mùa khô
năm 1967 .......................................................................................................................32
2.1.3. Mở đường Trường Sơn từ Bù Lạch xuống Trao, Giằng phục vụ Tổng tiến
công Xuân Mậu Thân 1968 ...........................................................................................35
2.1.4. Chiến thắng Khâm Đức - Ngok tavak (12/5/1968), góp phần khai thơng
đường Trường Sơn, mở rộng vùng giải phóng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam ..............37


v

2.2. Bảo vệ, cải tạo và sử dụng đường Trường Sơn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam; mở
đường xuống đồng bằng, góp phần giải phóng hồn tồn q hương, thống nhất đất
nước 1969-1975 .............................................................................................................43
2.2.1. Bảo vệ, cải tạo đường Trường Sơn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam 1969-1973
.......................................................................................................................................43
2.2.2. Chiến thắng Thượng Đức (7/8/1974), khai thông tuyến hành lang đường
Trường Sơn; mở đường xuống đồng bằng, giải phóng hồn tồn q hương tháng
3/1975 ............................................................................................................................ 47
Tiểu kết chương 2 ..........................................................................................................56
CHƯƠNG 3. VAI TRỊ VÀ KINH NGHIỆM TRONG CƠNG TÁC XÂY DỰNG,
BẢO VỆ ĐƯỜNG TRƯỜNG SƠN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM ........58
3.1. Vai trò của đường Trường Sơn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam (1965-1975) ..........58
3.1.1. Đường Trường Sơn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam góp phần bảo đảm thơng
suốt tuyến chi viện chiến lược từ miền Bắc vào chiến trường Liên Khu 5, nối lên Tây
Nguyên và vào chiến trường Đông Nam bộ ..................................................................58
3.1.2. Đường Trường Sơn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam - chiến trường tổng hợp
trực tiếp đánh Mỹ và thắng Mỹ .....................................................................................61
3.1.3. Đường Trường Sơn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đã góp phần tạo điều
kiện thuận lợi để quân và nhân dân Quảng Nam, Đặc khu Quảng Đà và Khu ủy 5 xây
dựng căn cứ cách mạng vững chắc ................................................................................66
3.2. Bài học kinh nghiệm trong công tác xây dựng, sử dụng và bảo vệ đường Trường Sơn
trên địa bàn tỉnh Quảng Nam ..........................................................................................69
3.2.1. Xây dựng tuyến đường vận chuyển chiến lược Trường Sơn phải quan tâm
đến đặc điểm địa chính trị, địa quân sự và truyền thống cách mạng của địa phương ...69
3.2.2. Phát huy vai trò của tổ chức Đảng, chính quyền và các đồn thể nhân dân
trong quá trình xây dựng, sử dụng, chiến đấu bảo vệ và mở rộng đường Trường Sơn 72
3.2.3. Tăng cường xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, thực hiện tốt
chính sách dân tộc của Đảng đối với đồng bào các dân tộc trong quá trình xây dựng và
bảo vệ đường Trường Sơn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam .............................................74
3.2.4. Kết hợp nhiệm vụ xây dựng với đấu tranh bảo vệ và đấu tranh để khai

thông mở rộng; kết hợp giữa xây dựng tuyến đường chính, đồng thời tiến hành xây
dựng các tuyến đường nhánh, đường tránh ...................................................................79
Tiểu kết chương 3 ..........................................................................................................81
KẾT LUẬN ..................................................................................................................82
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
NHỮNG NHÂN CHỨNG ĐÃ PHỎNG VẤN
PHỤ LỤC
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI (Bản sao)


vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Kg

Ki lô gam

Km

Ki lô mét

NXB

Nhà xuất bản

QĐND

Quân đội nhân dân




Quyết định

TTg

Thủ tướng


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sau khi Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết, nước ta bị chia cắt làm hai miền miền Bắc đi lên chủ nghĩa xã hội, miền Nam tạm thời nằm dưới sự kiểm soát của kẻ
thù. Dưới sự hậu thuẫn của đế quốc Mỹ, chính quyền Ngơ Đình Diệm ra sức phá hoại
Hiệp định, tiến hành chính sách “tố cộng”, “diệt cộng” hết sức dã man, nhằm dập tắt
phong trào cách mạng của nhân dân ta ở miền Nam.
Trước yêu cầu, nhiệm vụ và tình tình hình của Cách mạng miền Nam, từ ngày 12
đến ngày 22/01/1959, Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động
Việt Nam (khóa II) họp tại Hà Nội ra Nghị quyết 15 xác định con đường đấu tranh của
cách mạng miền Nam là sử dụng bạo lực cách mạng, từ đấu tranh chính trị tiến lên kết
hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang.
Thực hiện Nghị quyết 15 của Trung ương Đảng, cùng với việc đẩy mạnh xây
dựng quân đội cách mạng, chính quy, từng bước hiện đại ở miền Bắc, việc chuẩn bị
lực lượng và vật chất chi viện cho miền Nam được xúc tiến. Ngày 19/5/1959, Thường
trực Tổng Quân ủy quyết định thành lập Đồn cơng tác qn sự đặc biệt (với phiên
hiệu Đoàn 559) làm nhiệm vụ mở đường Trường Sơn chi viện chiến lược cho chiến
trường miền Nam.
Trong suốt 16 năm xây dựng và phát triển (1959 - 1975), hệ thống đường giao
thông huyết mạch Trường Sơn không chỉ giữ vai trò là tuyến vận tải quân sự, hậu cần
chiến lược, mà còn là một chiến trường tổng hợp, một mặt trận chiến đấu hết sức quyết
liệt giữa ta và địch; nơi hội tụ sức mạnh, niềm tin và ý chí đấu tranh kiên cường, bất

khuất vì độc lập, tự do, hịa bình, thống nhất Tổ quốc; đời thời, là biểu hiện sinh động
của mối đoàn kết chiến đấu giữa nhân dân ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia. Với
ý nghĩa, biểu tưởng của khát vọng độc lập, tự do và thống nhất Tổ quốc.
Trong Sổ vàng truyền thống Bộ đội Trường Sơn, năm 1973, đồng chí Lê Duẩn,
Bí thư Thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ghi: “Đường Trường Sơn là một
chiến cơng chói lọi trong lịch sử kháng chiến chống Mỹ của dân tộc ta. Đường Trường
Sơn cịn là con đường của ý chí quyết thắng, của lịng dũng cảm, của khí phách anh
hùng. Đó là con đường đoàn kết của dân tộc ba nước Đông Dương... Vinh quang thay
Bộ đội Trường Sơn anh hùng đã chiến đấu và chiến thắng trên con đường mang tên
Bác Hồ vĩ đại!”.
Lịch sử tuyến đường chi viện chiến lược Trường Sơn phản ánh trình độ vận dụng
sáng tạo khoa học và nghệ thuật quân sự chiến tranh nhân dân của Đảng ta; phản ánh


2

quy luật chung của chiến tranh giải phóng dân tộc - quy luật phát triển từ thấp lên cao,
từ yếu đến mạnh, từ thô sơ đến hiện đại.
Năm tháng đã trơi qua, đường Trường Sơn đã có nhiều thay đổi, song kỳ tích và
những bài học kinh nghiệm được đúc kết trong quá trình tổ chức xây dựng, bảo vệ và
sử dụng của tuyến đường chiến lược này vẫn còn nguyên giá trị đối với sự nghiệp xây
dựng vào bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
Đường Trường Sơn trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đã trải qua
nhiều giai đoạn phát triển, đi qua nhiều tỉnh, thành trong cả nước và qua cả nước bạn
Lào. Trên địa bàn tỉnh Quảng Nam từ năm 1965, hệ thống đường ngang thuộc đường
chiến lược Trường Sơn do Trung đồn 98 cơng binh mở từ Chà Vằn (Nước Cộng hòa
Dân chủ nhân dân Lào) đi qua thị trấn Khâm Đức (huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng
Nam). Cuối năm 1966, Trung ương quyết định mở tuyến vận tải Trường Sơn từ A Túc
(huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế) đến đèo Bù Lạch (xã A Nông, huyện Tây
Giang, tỉnh Quảng Nam) và thông tuyến vào tháng 4/1967. Sau đó, tuyến đường

Trường Sơn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam tiếp tục được mở rộng đi qua các huyện
Đông Giang, Nam Giang, Phước Sơn nối thông lên Kon Tum.
Nhằm khái quát quá trình xây dựng, bảo vệ và sử dụng tuyến đường chiến lược
Trường Sơn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, đồng thời làm rõ những đóng góp, hy sinh
của Đảng bộ, quân và nhân dân các dân tộc Quảng Nam trên tuyến đường Trường Sơn
trên địa bàn tỉnh Quảng Nam (1965-1975) mà các tài liệu khác chưa đề cập một cách
đầy đủ và toàn diện. Chính vì vậy, tác giả chọn đề tài “Đường Trường Sơn trên địa
bàn tỉnh Quảng Nam (1965-1975)” làm luận văn thạc sĩ. Qua đó, khẳng định vai trị, vị
trí và ý nghĩa của tuyến đường Trường Sơn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam - nơi được
coi là chiến trường trọng điểm và ác liệt nhất của Khu 5; là tuyến đường chiến lược
Bắc - Nam, nối hậu phương lớn miền Bắc xã hội chủ nghĩa với chiến trường Khu 5,
Tây Nguyên, Hạ Lào và xuống đến miền Đông Nam bộ; đồng thời rút ra những bài
học kinh nghiệm từ quá trình mở đường Trường Sơn trong những năm kháng chiến
chống Mỹ, cứu nước, nhằm phục vụ nhiệm vụ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội,
quốc phòng - an ninh trên địa bàn tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn hiện nay.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đường Trường Sơn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đã được đề
cập trong rất nhiều các cơng trình nghiên cứu có liên quan hoặc có tính chất chun
khảo, như:
- Cuốn sách: Lịch sử Đoàn 559 Bộ đội Trường Sơn đường Hồ Chí Minh, do NXB
Quân đội nhân dân xuất bản năm 1999 và cuốn sách: Lịch sử Đảng bộ Đoàn 559 – Bộ
đội Trường Sơn Binh đoàn 12 (1959-2015), của Đảng bộ Binh đoàn 12, NXB Quân


3

đội Nhân dân xuất bản năm 2016. Nội dung các cuốn sách trên đã hệ thống chủ trương
của Đảng, khái quát quá trình xây dựng, khai thác và bảo vệ của các lực lượng trên
tuyến đường Trường Sơn trong kháng chiến chống Mỹ từ năm 1959 đến 1975.
- Cuốn kỷ yếu hội thảo: Đường Hồ Chí Minh – khát vọng độc lập, tự do và thống

nhất Tổ quốc, do Bộ Tư lệnh Binh đoàn 12 và viện lịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức,
NXB Quân đội Nhân dân Việt Nam xuất bản năm 2010 và Kỷ yếu: Đường Trường
Sơn – Đường Hồ Chí Minh, biểu tượng của ý chí thống nhất Tổ quốc, do Bộ Quốc
phòng – Ban Tuyên giáo Trung ương – Tỉnh ủy Đắk Nông tổ chức, NXB Quân đội
Nhân dân xuất bản năm 2019. Các cuốn kỷ yếu nêu trên đã phân tích, làm rõ sự lãnh
đạo, chỉ đạo sáng suốt và tài tình của Trung ương Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí
Minh – nhân tố quyết định sự ra đời, hình thành tuyến đường Trường Sơn – đường Hồ
Chí Minh. Làm rõ quá trình xây dựng, chiến đấu và bảo vệ tuyến đường Trường Sơn;
sự chi viện của miền Bắc xã hội chủ nghĩa đối với chiến trường miền Nam ruột thịt và
Đông Dương. Sự phối hợp chiến đấu của quân và dân cả nước, tình đồn kết chiến đấu
và gắn bó keo sơn của nhân dân ba nước Việt Nam – Lào – Cam-pu-chia; sự phối hợp
của các quân chủng, binh chủng, đươn vị địa phương trong chiến đấu bảo vệ và phát
triển đường Trường Sơn, tinh thần chiến đấu, hy sinh của quân và Nhân dân ta; đặc
biệt là của Bộ đội Trường Sơn trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng đất nước. Đồng
thời khẳng định tầm vóc lớn lao, nguyên nhân thắng lợi, những bài học kinh nghiệm
và nghệ thuật quân sự chiến tranh Nhân dân Việt Nam, từ đó rút ra những kinh nghiệm
vận dụng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay.
- Các cơng trình lịch sử Đảng bộ địa phương gồm như: Lịch sử Đảng bộ tỉnh
Quảng Nam - Đà Nẵng (1930-1975), Tỉnh ủy Quảng Nam – Thành ủy Đà Nẵng, NXB
Chính trị quốc gia xuất bản năm 2006; Lịch sử Đảng bộ huyện Phước Sơn tập I (19451975), Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Phước Sơn, do Sở Văn hóa - Thơng tin tỉnh
Quảng Nam xuất bản năm 2001; Lịch sử Đảng bộ huyện Nam Giang (1945-1975),
Đảng bộ huyện Nam Giang, do Sở Văn hóa - Thơng tin tỉnh Quảng Nam xuất bản năm
2004; Lịch sử Đảng bộ huyện Đơng Giang (1945-2005), Đảng bộ huyện Đơng Giang,
do NXB Chính trị quốc gia xuất bản năm 2010... các cơng trình này đã đề cập một
cách khái quát chủ trương của Tỉnh ủy Quảng Nam trong việc xây dựng, bảo vệ và sử
dụng tuyến đường Trường Sơn trên địa bàn, những đóng góp của quân và dân trong
việc xây dựng, bảo vệ tuyến chi viện đường Trường Sơn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
Tuy nhiên, các cơng trình trên chưa làm rõ được thời gian cụ thể tuyến chiến lược
được mở trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, cũng như quá trình xây dựng, phát triển, bảo
vệ và sử dụng tuyến đường Trường Sơn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.



4

- Ngồi ra, cịn có một số bài báo, một số đề tài luận án tiến sĩ cũng đã đề cấp đến
vấn đề xây dựng căn cứ, đường Trường Sơn. Luận án Tiến sĩ Đường Trường Sơn Đường Hồ Chí Minh trong giai đoạn giải phóng hồn tồn miền Nam (1973-1975),
của Nghiên cứu sinh Đoàn Thị Lợi, Viện Sử học Việt Nam đã đề cập đến quá trình xây
dựng, bảo vệ, phát triển và sử dụng tuyến đường vận tải chiến lược đường Trường
Sơn. Qua đó rút ra một số nhận xét và kinh nghiệm trong công tác mở đường Trường
Sơn trong giai đoạn giải phóng hồn tồn miền Nam 1973-1975.
Luận án tiến sĩ Căn cứ địa cách mạng ở Trung Trung bộ trong kháng chiến
chống Mỹ (1954-1975) của Nghiên cứu sinh Trần Thúy Hiền, Trường Đại học Sư
phạm Huế lại đi sâu phân tích những yếu tố tác động đến quá trình xây dựng, bảo vệ
và phát huy vai trị căn cứ địa, trong đó có những vấn đề liên quan trực tiếp đến quá
trình xây dựng, khai thác và sử dụng đường Trường Sơn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
Nhìn chung, các cơng trình nêu trên đã đề cập một cách toàn diện những vấn đề
cơ bản về chủ trương của Đảng, quá trình xây dựng tuyến đường chi viện chiến lược
đường Trường Sơn. Tuy nhiên, đến nay chưa có một cơng trình chun khảo lịch sử
nào đề cập một cách đầy đủ, tồn diện và có hệ thống về quá trình xây dựng, khai thác
và bảo vệ đường Trường Sơn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam (1965-1975). Những cơng
trình nghiên cứu nêu trên là những tư liệu hết sức quan trọng để chúng tôi tham khảo,
kế thừa để hoàn thiện luận văn “Đường Trường Sơn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
(1965-1975)”.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu
Nghiên cứu, phục dựng một cách đầy đủ và hệ thống quá trình xây dựng, khai
thác và bảo vệ tuyến vận tải chiến lược đường Trường Sơn trên địa bàn tỉnh Quảng
Nam từ 1965-1975 nhằm bổ sung và làm phong phú thêm tư liệu về cuộc kháng chiến
chống Mỹ, cứu nước nói chung, q trình xây dựng đường Trường Sơn trên địa bàn
tỉnh Quảng Nam nói riêng; đồng thời phục vụ công tác nghiên cứu, giáo dục truyền

thống cách mạng cho nhân dân trên địa bàn. Bên cạnh đó, luận văn sẽ cung cấp những
luận cứ cho việc xây dựng và phát huy giá trị tuyến đường Trường Sơn trước đây, nay
là đường Hồ Chí Minh đối với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và quốc phòng – an
ninh trên địa bàn tỉnh Quảng Nam trong tình hình mới.
3.2. Nhiệm vụ
Đề tài sẽ thực hiện một số nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, luận giải và làm rõ những yếu tố tác động đến quá trình xây dựng, khai
thác và bảo vệ đường Trường Sơn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.


5

Thứ hai, phân tích âm mưu, thủ đoạn của Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng
hịa trong việc đánh phá tuyến đường vận tải chiến lược của ta; chủ trương, biện pháp
xây dựng, khai thác và bảo vệ đường Trương Sơn của Trung ương Đảng, Khu ủy 5 và
Đảng bộ tỉnh Quảng Nam; hoạt động của quân và dân các địa phương nơi có tuyến
đường Trường Sơn đi qua trong quá trình xây dựng, khai thác và bảo vệ.
Thứ ba, luận gải và làm rõ vai trò và bài học kinh nghiệm trong quá trình xây
dựng, bảo vệ và sử dụng đường Trường Sơn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam trong những
năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, nhằm phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã
hội, quốc phòng - an ninh trên địa bàn tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đường Trường Sơn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam (1965-1975)
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Đường Trường Sơn (đường gùi thồ, đường vận tải thô sơ và cơ
giới trên bộ) đi qua các huyện thuộc địa bàn tỉnh Quảng Nam gồm: Tây Giang, Nam
Giang, Đông Giang, Phước Sơn và một số đường nhánh, đường tránh thuộc hệ thống
đường Trường Sơn đi qua các địa phương khác trên địa bàn tỉnh Quảng Nam trong
những năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Về thời gian: từ năm 1965, năm Đường Trường Sơn được mở trên địa bàn tỉnh
Quảng Nam đến khi kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Tuy nhiên, để
việc trình bày nội dung được logic, luận văn sẽ đề cập khái quát đến quá trình hình
thành tuyến đường hành lang, đường giao liên, đường vận tải thô sơ trên địa bàn tỉnh
Quảng Nam trước năm 1965.
5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tài liệu
Để thực hiện luận văn, tác giả đã cố gắng khai thác, sử dụng các nguồn tư liệu,
gồm các văn kiện, nghị quyết, chỉ thị của Đảng và Nhà nước, các chỉ thị, báo cáo của
Bộ Quốc phịng, Bộ Tổng tham mưu, Tổng cục Chính trị, Tổng cục Hậu cần, Đoàn
559 về tuyến vận tải quân sự chiến lược.
Các bài viết, phóng sự đăng trên các báo, tạp chí Trung ương và địa phương nhân
kỷ niệm 50, 60 năm Truyền thống đường Trường Sơn, lời kể của nhân chứng, những
người từng tham gia xây dựng, bảo vệ và vận chuyển trên tuyến đường chiến lược Đường
Trường Sơn. Đây là tư liệu hết sức đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, để sử dụng các số
liệu, sự kiện, chúng tôi đã phải tiến hành việc xác minh, đối chiếu.
Các cơng trình nghiên cứu, biên soạn đã được cơng bố như đã trình bày ở phần
tổng quan tình hình nghiên cứu. Nguồn tư liệu này khá phong phú. Ngoài ra cịn có các


6

bài viết về tuyến vận tải chiến lược đăng trên các tạp chí nghiên cứu như Tạp chí lịch
sử quân sự, Tạp chí lịch sử Đảng, Tạp chí Quốc phịng toàn dân...
Các tài liệu trên đã cung cấp cho chúng tơi nhiều số liệu, sự kiện, và cả cách
nhìn, cách đánh giá khác nhau về mối quan hệ giữa số liệu, các sự kiện. Chúng tôi
sẽ hết sức cố gắng để kế thừa những thành quả nghiên cứu này trong việc thực hiện
luận văn.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Để làm rõ những nội dung và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài này, tác giả đã vận

dụng quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lê nin, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam
và tư tưởng Hồ Chí Minh; đồng thời kết hợp và sử dụng hai phương pháp nghiên cứu
cơ bản của khoa học lịch sử là phương pháp lịch sử và phương pháp lơgic.
Ngồi ra, đề tài cịn sử dụng linh hoạt các phương pháp nghiên cứu như: thống
kê, phân tích, tổng hợp, so sánh, điền dã... rút ra những thơng tin có giá trị cần thiết
nhất phục vụ q trình nghiên cứu luận văn.
6. Đóng góp của luận văn
Đề tài được nghiên cứu hồn thành sẽ có những đóng góp trên phương diện khoa
học và thực tiễn như sau:
Về phương diện khoa học, luận văn làm rõ quá trình xây dựng, khai thác và bảo
vệ đường Trường Sơn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam (1965-1975). Qua đó, bổ sung một
số tư liệu làm rõ sự sáng tạo của các cấp ủy Đảng trong quá trình xây dựng tuyến
đường chiến lược - đường Trường Sơn; sự linh hoạt, sáng tạo trong tổ chức hoạt động
đường Trường Sơn nói chung, trên địa bàn tỉnh Quảng Nam nói riêng.
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần làm sáng tỏ đường lối chiến tranh
nhân dân của Đảng và chủ trương tuyến vận tải chiến lược đường Trường Sơn chi viện
cho chiến trường miền Nam đã được vận dụng một cách sáng tạo vào thực tiễn cuộc
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước ở miền Nam.
Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần bổ sung làm phong phú thêm sự
đóng góp của quân và nhân dân Quảng Nam trên tuyến đường Trường Sơn nói riêng,
cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước nói chung.
Về phương diện thực tiễn, từ những cứ liệu nghiên cứu, đề tài bước đầu rút ra
vai trò và bài học kinh nghiệm nhằm phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và
đảm bảo quốc phòng - an ninh trên địa bàn tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn hiện nay.
Kết quả nghiên cứu của đề tài cũng sẽ góp phần vào việc giáo dục truyền thống
yêu nước và cách mạng cho các tầng lớp nhân dân tỉnh nhà, là cơ sở để trùng tu và bảo
tồn các di tích đường Trường Sơn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam trong những năm
1965-1975. Đây còn là nguồn tư liệu quý báu để nghiên cứu, bổ sung vào lịch sử Đảng



7

bộ tỉnh Quảng Nam, lịch sử Đảng bộ các địa phương liên quan và là tài liệu nghiên
cứu giảng dạy lịch sử địa phương ở các cấp học.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục các cơng trình khoa học liên quan đã
cơng bố, Tài liệu tham khảo, Nhân chứng lịch sử, Phụ lục, nội dung chính của Luận
văn được chia làm 3 chương như sau:
Chương 1: Những yếu tố tác động đến quá trình xây dựng đường Trường Sơn
trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
Chương 2: Quá trình xây dựng, khai thác và bảo vệ đường Trương Sơn trên địa
bàn tỉnh Quảng Nam (1965-1975).
Chương 3: Vai trị và bài học kinh nghiệm trong cơng tác xây dựng, khai thác và
bảo vệ đường Trường Sơn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.


8

CHƯƠNG 1
NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG
ĐƯỜNG TRƯỜNG SƠN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM
1.1. Điều kiện tự nhiên
Quảng Nam là tỉnh thuộc vùng đồng bằng duyên hải Nam Trung bộ, nằm ở trung
độ của đất nước. Phía Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng; phía Nam
giáp tỉnh Quảng Ngãi và Kom Tum; phía Tây giáp tỉnh Sê Kơng (nước Cộng hịa Dân
chủ Nhân dân Lào); phía Đơng giáp Biển Đơng.
Quảng Nam có 15 huyện, 01 thị xã và 02 thành phố (trong đó có 9 huyện miền
núi, riêng hai huyện Nam Giang và Tây Giang có đến 14 xã, với 157,42 km đường
biên giới giáp với nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào). Tổng diện tích tự nhiên
tồn tỉnh là “10.574 km2, trong đó, khu vực miền núi có diện tích là 7.760,7km2, chiếm

73,4%. Dân số tồn tỉnh 1.495.812 người, trong đó đồng bào các dân tộc thiểu số có
139.060 người, chiếm 9,3% dân số toàn tỉnh” [70, tr. 1].
Vùng núi Quảng Nam chiếm ¾ diện tích tự nhiên, với địa hình khá phức tạp, độ
chia cắt mạnh, trong đó địa hình núi cao chủ yếu phân bố ở phía tây, tây bắc và tây
nam của tỉnh với nhiều núi cao chạy nối tiếp theo hướng tây bắc - đông nam, “độ cao
trung bình từ 500 - 1000m, nằm trong hệ thống dãy Trường Sơn, cao nhất là đỉnh
Ngọc Linh, thuộc xã Trà Linh, huyện Nam Trà My là 2.567m” [66, tr. 10]; “đỉnh La Êê
thuộc xã La Êê, huyện Nam Giang có độ cao 1.659m” [42, tr. 9]; “đỉnh Pôl Tăm Heo
(Ngok Lum Heo), thuộc huyện Phước Sơn 2.045m” [4, tr. 9]… Địa hình núi cao có
hướng dốc từ tây sang đông và từ bắc xuống nam. Vùng núi là địa bàn nối liền Quảng
Nam với Tây Nguyên (giáp với tỉnh Kon Tum), nối với nước bạn Lào, và vùng núi
Thừa Thiên - Huế, Quảng Ngãi.
Cùng với “thế núi”, vùng đất Quảng Nam cịn có “hình sơng” rất đặc trưng, các
con sông trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đều bắt nguồn từ vùng rừng núi cao phía tây
trên dãy Trường Sơn. Do địa bàn vùng núi và biển gần nhau, nên hầu hết các con sông
đều ngắn, độ dốc lớn, có nhiều thác ghềnh, lịng sơng tương đối hẹp và quanh co uốn
khúc, như: Sông Pring bắt nguồn từ vùng núi ở biên giới Việt Nam -Lào chảy qua các
xã: Đắc Pre, Đắc Pring và Cha Vàl (thuộc huyện Nam Giang) rồi đổ vào sông Cái.
Sông Đhol (Sông Thanh) có chiều dài hơn 90 km, bắt nguồn từ dãy núi phía tây thuộc
xã Đắc Pring chảy qua địa bàn xã Đắc Pring, Tà Bhing đổ vào sông Cái. Sông Cái,
đoạn sông nối tiếp giữa sông Nước Mỹ ở huyện Phước Sơn chảy qua xã Cà Dy và thị
trấn Thạnh Mỹ đến Đầu Gị gặp sơng Vu Gia. Sơng Bung có chiều dài trên 90 km, bắt


9

nguồn từ dãy núi La Êê, Zuôih, chảy về Ra Ràng gặp sông A Vương (nguồn từ huyện
Đông Giang và Tây Giang chảy qua), chảy về hướng đông đến Đầu Gị gặp sơng Cái
(thuộc huyện Nam Giang). Sơng Đhăc My bắt nguồn từ dãy núi Ngọc Linh, dài 56 km,
là con sơng lớn có nhiều thác ghềnh, trước khi đổ về đồng bằng sông Đhăc My thu tất

cả các nguồn nước của các con sông, con suối khác ở vùng cao Phước Sơn. Sông A
Vương bắt nguồn từ biên giới Việt - Lào chảy qua huyện Tây Giang; thị trấn Prao và
các xã Za Hung, ARooi, Ma Cooih (thuộc huyện Đông Giang) và đổ vào sông Bung
(huyện Nam Giang).
Với mạng lưới sơng ngịi khá dày đặc, nước chảy xiết và nhiều thác ghềnh, mặc
dù không thuận tiện cho giao thông đường thủy, nhưng trong kháng chiến nó lại rất
phù hợp cho ta trong việc lợi dụng địa hình hiểm trở để hoạt động cách mạng. Ngày
nay, các con sông này được quy hoạch đã và đang xây dựng các công trình thủy điện,
thủy lợi phục vụ sản xuất cơng nghiệp - nông nghiệp và phục vụ đời sống nhân dân.
Chỉ có 2 con sơng Bung và sơng Cái đi qua địa bàn huyện Nam Giang nối với sông Vu
Gia qua Đại Lộc, xuôi về Đà Nẵng, Hội An rất thuận lợi cho việc giao lưu đi lại,
chuyên chở hàng hoá từ miền xuôi lên miền ngược và ngược lại.
Hệ thống giao thông trên địa bàn các huyện miền núi Quảng Nam chủ yếu là
đường bộ, gồm các tuyến đường chính:
Quốc lộ 14B (trước đây là đường 14), km32+126, chạy từ thành phố Đà Nẵng
qua Điện Bàn, Đại Lộc nối với đường Trường Sơn tại thị trấn Thạnh Mỹ, huyện Nam
Giang, km73+971 có chiều dài hơn 41km (nay là ngã ba điểm nối đường Hồ Chí Minh
từ thị trấn Prao (Đơng Giang) - Thạnh Mỹ, từ Thạnh Mỹ - Bến Giằng (huyện Nam
Giang) - Khâm Đức và từ Đà Nẵng - Thạnh Mỹ).
Quốc lộ 14D (trước đây là đường 13), km0+00 - điểm đầu nối đường Hồ Chí
Minh tại phà Bến Giằng, xã Cà Dy, huyện Nam Giang đến km74+387, xã LaDê,
huyện Nam Giang giáp huyện Đắc Chưng, tỉnh Sê Kông (Lào) với chiều dài hơn
75km.
Quốc lộ 14E (trước đây là đường 16), km0+00 xã Bình Minh, huyện Thăng Bình,
nối với Quốc lộc 1A từ ngã ba Cây Cóc, qua huyện Hiệp Đức, điểm cuối km89+432,
xã Phước Xuân, huyện Phước Sơn, nối với đường Trường Sơn (nay là đường Hồ Chí
Minh đoạn Thạnh Mỹ - Khâm Đức và Khâm Đức - Kon Tum), với tổng chiều dài
89km.
Quốc lộ 14G (trước đây là ĐT 612), từ km25 ranh giới giữa tỉnh Quảng Nam và
thành phố Đà Nẵng qua huyện Đông Giang tại km65, thị trấn Prao, huyện Đông Giang

nối với đường Hồ Chí Minh, có chiều dài gần 40km.


10

Đặc biệt, tuyến đường đường Hồ Chí Minh (trước đây là đường 14, do Pháp xây
dựng chạy dọc theo chân phía Đơng của dãy Trường Sơn trên lãnh thổ Việt Nam, có
tổng chiều dài là 1.380km và đi qua các tỉnh: Từ Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình,
Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam, Kon Tum, Pleiku, Buôn Ma Thuột và Bình
Phước) chạy qua các huyện Tây Giang, Đơng Giang, Nam Giang, Phước Sơn, với
điểm đầu giáp với huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế và điểm cuối giáp với tỉnh Kon
Tum, có tổng chiều dài hơn 190km.
Với vị trí chiến lược quan trọng trên tuyến hành lang Nam - Bắc, Đông - Tây, là
cửa ngõ lên Tây Nguyên (qua tỉnh Kon Tum) tiến xuống Đơng Nam bộ, là địa phương
có cửa khẩu giao thương quốc tế nối liền với Hạ Lào, Đông Bắc Cam-pu-chia qua cửa
khẩu Đăk Tà Ọc (huyện Nam Giang). Hiện nay, miền núi Quảng Nam được Tỉnh ủy
quan tâm đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, quốc phịng - an ninh, trong đó có việc xây
dựng, nâng cấp và tu bổ tuyến đường Hồ Chí Minh.
Địa bàn các huyện miền núi Quảng Nam khí hậu ẩm nhiệt đới gió mùa thuộc khu
vực Đơng Trường Sơn, thời tiết khá khắc nghiệt và chịu ảnh hưởng của gió tây nam
(gió Lào) và gió mùa đơng bắc, nhiệt độ cao nhất có lúc lên đến 40-410.
Về thổ nhưỡng trên địa bàn các huyện miền núi Quảng Nam rất đa dạng với
những loại đất khác nhau: “Đất đỏ vàng đỏ trên đá sét và biến chất (FS); đất đỏ vàng
trên đá Mac ma (Fa) axít; đất vàng nhạt trên đá cát; đất phù sa bồi tụ (p); đất phù sa
suối; đất dốc tụ; đất đen trên do phù sa bồi tụ; đất đen cac- bon- nac; đất màu đỏ trên
đá vơi; đất xám trên Mác-ma-axít và đá sét; đất màu vàng đỏ trên đá gra nít; đất màu
vàng trên đá sa thạch; đất màu đỏ vàng phát triển trên đá sét và biến chất; đất màu
tím trên sản phẩm sa thạch tím; đất cồn cát trắng vàng và đất xói mịn trên đá. Đất đỏ
vàng trên đá sét và biến chất, đất vàng đỏ trên Mác-ma-axít và đất vàng nhạt trên đá
cát chiếm 90% diện tích tự nhiên tồn huyện. Đến nay trên diện tích của 3 loại đất này

còn được phủ bồi thảm rừng tự nhiên, đặc biệt ở vùng đất vàng đỏ trên Mác-ma-axít
là rừng nguyên thuỷ; 13 loại đất còn lại tuy chỉ chiếm 10% diện tích tự nhiên nhưng
khơng kém phần quan trọng trong sản xuất nơng nghiệp” [42, tr. 11-12].
Miền núi Quảng Nam có nhiều khoáng sản qúy, như: Vàng Sa khoáng được phân
bố ở các huyện huyện Nam Giang, Đông Giang, nhiều nhất ở huyện Phước Sơn; đá vôi
ở Nam Giang, Đông Giang, Phước Sơn; đá garanit có nhiều ở Phước Sơn...
Nằm trên dãy Trường Sơn, các huyện miền núi Quảng Nam có thảm thực vật khá
đa dạng và phong phú, chủ yếu là rừng nguyên sinh, hỗn hợp nhiều loại cây quý như:
kiền kiền, sưa, lim, gõ, chò chỉ, dỗi, trắc. Ở vùng thấp có nhiều loại cây dược liệu quý,
như: trầm hương, ươi, sa nhân, thạch xương bồ, thiên niên kiện, hà thủ ô ... và đặc sản
nổi tiếng cây loong boong. Cùng với nhiều lồi cây gỗ tạp, lồ ơ, tre, nứa bạt ngàn là


11

nguồn nguyên liệu đan lát các mặt hàng phục vụ nhu cầu đời sống của nhân dân. Đồng
thời, rừng cũng là môi trường sống của các loại động vật quý hiếm như: hổ, gấu, khỉ,
nai, mang (hoẵng), lợn rừng và nhiều loại chim mng, thú khác. Các loại chim có
màu sắc rất đẹp như vàng oanh, vẹt, công, trĩ, mỏ kiến và các loại bò sát như rắn, trăn,
tắc kè, rùa, kỳ đà... Trong những năm kháng chiến, nhất là kháng chiến chống Mỹ, cứu
nước, quân và dân ta đã khai thác tài nguyên thiên nhiên, những lợi thế của núi rừng
để làm nhà ở, doanh trại, cơ quan, căn cứ địa cách mạng của Khu ủy, Tỉnh ủy và các
huyện, nơi cất giấu lương thực, thuốc men, vũ khí, đạn dược. Tài nguyên thiên nhiên
phong phú là nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm, dược liệu, nhất là một số loại
thuốc nam phục vụ sơ cứu ban đầu cho nhân dân, đặc biệt là cán bộ, chiến sĩ không
may bị thương. Trong một lần vượt ngục Đăk Glei đầu năm 1942, sau 27 ngày vượt
núi, băng rừng từ nhà ngục Đăk Glei (Kon Tum) theo đường 14 về đến làng Rô, huyện
Nam Giang, nhà thơ Tố Hữu và đồng chí Huỳnh Ngọc Huệ đã vượt qua chỉ với “Đọt
lau, rau má vả xanh/ Đói lịng, hát khúc qn hành vẫn vui”. Với địa bàn rừng núi rộng
lớn, miền núi Quảng Nam còn là nơi để xây dựng căn cứ kháng chiến, nơi tập kết xây

dựng lực lượng vũ trang, xây dựng nhà xưởng để chế tạo vũ khí, đồng thời tiến hành
trồng trọt, chăn nuôi, tự cung tự cấp cho cuộc kháng chiến lâu dài.
Với địa hình rừng núi phức tạp và hiểm trở, tài nguyên thiên nhiên đa dang và
phong phú, các huyện miền núi Quảng Nam có vị trí địa chính trị hết sức quan trọng,
là địa bàn chiến lược của miền núi tỉnh Quảng Nam, Liên khu 51 nối liền với dãy
Trường Sơn, mở ra cửa ngõ lên Tây Nguyên và qua nước bạn Lào, Cam-pu-chia. Và
chính điều kiện tự nhiên này lại có ý nghĩa đắc địa trong dụng võ. Nói về vị trí chiến
lược của vùng đất Quảng Nam, Chúa tiên Nguyễn Hoàng, trước lúc lâm chung (1613),
đã từng căn dặn con cháu rằng: “Đây là đất yết hầu của miền Thuận, Quảng”, là “đất
dụng võ của kẻ anh hùng”, bởi nó hội đủ những điều kiện cho thế công, cũng như thế
thủ; nếu biết “dạy dân, luyện binh” thì có thể xây dựng sự nghiệp cho muôn đời” [14,
tr. 14]. Thực tế trong lịch sử phát triển mở rộng lãnh thổ đất nước, đặc biệt là trong
công cuộc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ đất nước, cho thấy Quảng Nam thật sự có vị trí,
vai trị quan trọng, là “phên giậu” ở chốn đầu sóng ngọn gió, thể hiện rõ nhất ở những
năm tháng kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược.
Bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, để phù hợp với tình hình mới, tháng 4/1955, Trung ương
chuyển các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên về Liên khu 5. Liên khu 5 trở thành một địa bàn rộng lớn từ vĩ tuyến 17
vào đến miền Đông Nam Bộ bao gồm 14 tỉnh và được chia thành 4 liên tỉnh: Liên tỉnh 1 (Quảng Trị, Thừa
Thiên, Quảng Nam), Liên tỉnh 2 (Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên); Liên tỉnh 3 (Khánh Hịa, Ninh Thuận, Bình
Thuận, Lâm Viên và Đồng Nai Thượng), Liên tỉnh 4 (Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk).
Tháng 5/1961 Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết định tổ chức chiến trường Liên khu 5 thành
hai khu, gồm khu 5 và khu 6. Khu 5 gồm các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định,
Phú Yên, Kon Tum, Gia Lai. Khu 6 gồm các tỉnh Khánh Hịa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đăk Lăk, Tuyên Đức,
Lâm Đồng.
1


12

Vì vậy, trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp, đặc biệt là 21

năm kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược (1954-1975), Quảng Nam là địa bàn
ác liệt nhất của Khu 5. Nhưng với địa thế “thiên thời, địa lợi, nhân hịa”, vùng đất
Quảng Nam nói chung, miền núi Quảng Nam nói riêng với lợi thế “rừng che bộ đội,
rừng vây quân thù” là nơi an toàn, được cơ quan Tỉnh ủy lựa chọn đứng chân, đặc
biệt là Liên Khu ủy 5, sau đó là Khu ủy 5 lựa chọn làm Căn cứ đứng chân (như căn
cứ Bến Hiên, Bến Giằng (nay là các huyện Đông Giang, Tây Giang và Nam Giang
giai đoạn 1954-1959), Căn cứ Nước Là - Mật Khu Đỗ Xá (nay thuộc xã Trà Mai,
huyện Nam Trà My, giai đoạn 1959-1964), Căn cứ Nước Oa (nay thuộc xã Trà Tân,
huyện Bắc Trà My giai đoạn 1968-1972) và Căn cứ Phước Trà (nay thuộc xã Phước
Trà, huyện Hiệp Đức giai đoạn 1973-1975) lãnh đạo phong trào cách mạng trong
toàn Khu 5 đến ngày toàn thắng.
1.2. Truyền thống yêu nước và đấu tranh cách mạng của đồng bào các dân tộc
miền núi Quảng Nam
Đường Trường Sơn qua Quảng Nam chủ yếu đi qua địa bàn các huyện miền núi,
nơi có phần đơng đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống, như: Cơ Tu, Cor, Giẻ-triêng
(bao gồm Tà riềng, Ve, Bh noong), Xơ Đăng (baogồm Mơnoong, Xơ teng, Ca Dong).
Sống trên địa bàn miền núi cao, vùng biên giới, vùng sâu, vùng xa, mặc dù nơi đây
điều kiện thiên nhiên hết sức khắc nghiệt; nhưng đây cũng là vùng giàu tiềm năng, lợi
thế về lâm nghiệp, khoáng sản, thủy điện, du lịch; đồng thời có vị trí chiến lược đặc
biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, an ninh, quốc phịng và mơi trường sinh thái.
Sống trên địa bàn cịn có nhiều khó khăn, nên đồng bào các dân tộc thiểu số
Quảng Nam có tính cấu kết cộng đồng rất cao; mỗi dân tộc có phong tục tập quán và
nét đặc trưng văn hóa riêng, đa số có chữ viết và tiếng nói của dân tộc mình; nhưng
đều có đặc điểm tương đồng đó là tình u thiên nhiên núi rừng, có niềm tin son sắt
với Đảng, với Cách mạng, có truyền thống đồn kết, đặc biệt rất anh dũng trong đấu
tranh chống giặc ngoại xâm, khắc phục thiên tai và xây dựng đất nước. Chính vì vậy,
qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, vùng núi Quảng Nam
với đặc điểm thiên thời đó là “rừng che bộ đội, rừng vây quân thù”, nơi đây đã trở
thành vùng căn cứ cách mạng vững chắc, là vùng chiến lược đắc địa, không bị địch
chia cắt; có điều kiện liên lạc với Trung ương nhờ dãy Trường Sơn hùng vĩ, đường

Trường Sơn nối liền Nam - Bắc.
Sau khi thực dân Pháp hoàn thành việc thơn tính đồng bằng nước ta, chúng bắt
đầu chú ý đến khu vực miền núi. Ở Quảng Nam, chúng bắt đầu đưa nhiều phái bộ
thám hiểm lên miền núi, tiến hành đóng đồn, bắt dân đi xâu, đi phu làm đường. Từ
năm 1904, chúng đồn An Điềm (nay thuộc xã Đại Hưng, huyện Đại Lộc), đến năm


13

1934 chúng lập đồn Giằng (nay thuộc huyện Nam Giang)2, đồng thời khởi công xây
dựng đường 14 nối từ Hà Nha (huyện Đại Lộc) - Bến Giằng3 (huyện Nam Giang) Khâm Đức (huyện Phước Sơn) và huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum); “năm 1936 chúng
lập đồn Bót Xít và xây dựng đường 13 từ Bến Giằng lên biên giới Việt Nam – Lào”
[42, tr. 26-27]. Cuối năm 1936, thực dân Pháp đẩy mạnh việc hoàn thành xây dựng
đường 14, chúng ra sức bắt xâu ráo riết.
Ngồi việc bắt lính, đi xâu, thực dân Pháp còn âm mưu hạn chế chế độ tù trưởng
- chế độ đã có từ lâu đời trong xã hội các dân tộc ít người, hịng truất hết quyền thế của
họ, đề phòng tù trưởng cầm đầu từng bộ lạc liên kết lại với nhau chống lại chúng; mặt
khác chúng dùng mọi thủ đoạn đàn áp những người không chịu thuần phục chúng.
Chúng dùng nhiều âm mưu, thủ đoạn chia rẽ Kinh - Thượng, thống trị đồng bào dân
tộc yêu nước ở miền núi Quảng Nam.
Song với tình thần yêu nước, yêu thiên nhiên, núi rừng, đồng bào các dân tộc
miền núi Quảng Nam đã liên tục đấu tranh chống áp bức, bóc lột, cũng như âm mưu
chia rẽ khối Đại đoàn kết các dân tộc của bọn thực dân Pháp. Đầu tiên là phong trào
chống “đi xâu” làm đường 14 của đồng bào Cơ Tu ở vùng Bến Hiên và Bến Giằng,
đồng bào đã dùng tên tẩm độc bắn vào đồn An Điềm, đồn Bót Xít. Phong trào đấu
tranh chống đi xâu của đồng bào các dân tộc miền núi Quảng Nam đã tác động và ảnh
hưởng đến nhiều nơi. Báo Tiếng Dân đã đưa tin về sự kiện đồng bào vùng Pađhố,
Pajốc (Bến Giằng) tấn cơng đồn An Điềm: “Họ đốt Bưu điện, trại lính...”. Báo Tràng
An cũng lên tiếng bênh vực cho đồng bào dân tộc: “Đừng áp bức họ, đừng bắt họ làm
việc quá mức, cho họ ăn uống tốt, cho họ nghỉ ngơi giữa ngày lao động, nghỉ ngày chủ

nhật..”. Mặt khác, phải ra lệnh cho nhà cầm quyền nhánh sông Cái, sông Bung, và
sông Con phải trả công cho những người cu ly Thượng và cho họ nghỉ giữa ngày lao
động” [42, tr. 32].
Song song với phong trào chống đi xâu bắt lính, những năm trước cách mạng
tháng Tám (1945), đồng bào các dân tộc miền núi Quảng Nam liên tục tham gia các
phong trào đấu tranh yêu nước. Hưởng ứng phong trào Nghĩa hội Cần vương ở huyện
Nam Giang “các vị tộc trưởng của dòng họ Kaphu đã hưởng ứng lời kêu gọi của ngĩa
hội, vận động con cháu, dân làng quanh vùng kết hợp cùng nghĩa quân chiến đấu...
Trong cuộc chiến đấu kiên cường đó, người thanh niên địa phương tên là Ba Tớt đã
anh dũng hy sinh bên một cấn nước trên dịng sơng Cái. Để tưởng nhớ anh, nghĩa
Ngày 10/3/1948, Châu Bến Giằng được thành lập, đến cuối năm 1948 đổi thành huyện Bến Giằng (huyện
Giằng). Từ năm 1999 đến nay là huyện Nam Giang.
3
Địa danh nơi ngã ba con sông Thanh đổ vào sông Nước Mỹ, có một bãi cát bằng phẳng, làm bến đậu của ghe
thuyền nên gọi là Bến Giằng hay bến Giằng Xay.
2


14

quân và đồng bào đã lấy tên anh đặt tên Cấn nước ấy: Cấn Ba Tớt” [42, tr. 29]. Sau
khi phong trào Nghĩa hội Quảng Nam thất bại, Đỗ Đăng Tuyển, một trong những yếu
nhân của Nghĩa hội đã lên vùng Bến Giằng trốn sự truy lùng của địch, tại đây, ông
được đồng bào các dân tộc trong vùng che chở.
Trong những năm 1936-1939, ở miền núi Quảng Nam còn có phong trào “Nước
Xu” của đồng bào các dân tộc ở Trà My, Phước Sơn, Nam Giang. Phong trào này do
Săm Brăm, một người Chăm ở tỉnh Phú Yên khởi xướng năm 1935 và lan rộng ra
miền tây Quảng Nam4.
Cùng với các phong trào đấu tranh yêu nước, việc nuôi giấu, bảo vệ cán bộ cách
mạng được đồng bào các dân tộc miền núi Quảng Nam hết sức quan tâm. Đặc biệt,

đầu năm 1942, đồng chí Huỳnh Ngọc Huệ và Tố Hữu, sau khi vượt ngục Đăk Glei đã
được nhân dân làng Rô (huyện Nam Giang) mà “trực tiếp là anh em ông Đéh đem về
nuôi giấu, rồi dẫn đường về Đại Lộc bắt liên lạc với Đảng” [42, tr. 36].
Tháng 4/1973, đồng chí Tố Hữu - Bí thư Trung ương Đảng dẫn đầu phái đoàn
của Trung ương Đảng vào thăm và kiểm tra tình hình chiến trường miền Nam. Ngay
trên chuyến thuyền hơm đó, đồng chí Tố Hữu đã sáng tác mấy câu thơ: “Sáu cô đảm
nhiệm ba thuyền/ Xi dịng đạn dược, ngược dịng thương binh”. Để tưởng nhớ tấm
lịng của nhân dân làng Rơ, đã che chở mình trong những ngày tháng gian nguy, đồng
chí đã tặng nhân dân làng Rô một chiếc Ra-di-o và tấm ảnh chân dung của mình. Bên
dưới tấm chân dung có ghi dịng chữ: “Kính tặng các đồng chí và đồng bào làng Rô
thân yêu để nhớ lần đầu đến làng, những ngày vượt trại giam Đắk Glei vào cuối tháng
3/1942 và lần về lại thăm làng tháng 5/1973”, cùng 4 câu thơ:
Ơi làng Rô nhỏ của tôi
Cao cao ngọn núi chiếc nôi đại bàng
Trăm năm ta nhớ ơn làng
Cánh tay che chở bước đường gian nguy.
Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946-1954),
dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ, Đảng bộ tỉnh Quảng Nam đã vận dụng khối
đại đoàn kết toàn dân tộc, tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng và Mặt trận
Việt Minh; xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, chống âm mưu chia rẽ của địch;
đặc biệt Ban cán sự miền Tây Quảng Nam đã tổ chức: Lễ ăn thề, Đại hội đoàn kết

Theo truyền thuyết, “Nước Xu” hay “Nước Xu đồng “là từ ghép của các từ “nước phép” hay còn gọi là nước
thần và xu đồng. Sở dĩ gọi là phong trào “Nước Xu” vì những người tham gia phong trào tin rằng nếu uống được
nước có phép mầu, lấy từ một con suối linh thiêng thì đạn của giặc Pháp bắn không chết. Theo quy định chung,
ai muốn sử dụng “nước phép” thì góp vào một xu tiền đồng. Có lẽ các thủ thủ lĩnh của phong trào này muốn
dùng số xu đồng để tính số lượng người tham gia phong trào.
4



15

các dân tộc, qua đó đã từng bước xóa bỏ nạn “ăn đầu, trả đầu”, “nợ đầu”, nạn “giặc
mùa”, “săn máu”... qua đó, giúp cho đồng bào hiểu được chính sách: “Đồn kết,
đồn kết, đại đồn kết. Thành cơng, thành cơng, đại thành cơng” của Đảng và Bác
Hồ, từ đó xóa bỏ hiềm khích, hận thù, xây dựng tinh thần đoàn kết cùng nhau đánh
đuổi thực dân Pháp xâm lược.
Sau hiệp định Giơ-ne-vơ, trong khi phong trào cách mạng ở đồng bằng gặp nhiều
khó khăn trước chính sách “tố cộng”, “diệt cộng” hết sức dã man của Mỹ - ngụy, thì
miền núi Quảng Nam trở thành căn cứ cách mạng, nơi đứng chân của Tỉnh ủy Quảng
Nam nói riêng và Liên Khu ủy 5 nói chung.
Xuất phát từ đặc điểm phong trào miền núi và địa thế của núi rừng, Liên Khu uỷ
5 và Tỉnh ủy Quảng Nam nhận thấy “Tình hình miền núi bước vào cuộc kháng chiến
chống Mỹ khác với đồng bằng, ở đây khơng có vấn đề giai cấp mà chỉ có vấn đề dân
tộc, bọn tay sai của Mỹ - Diệm ở miền núi cũng chưa có, do đó cho dù lực lượng địch
lên đóng một vài nơi ở miền núi thì cũng chưa có tác dụng gì. Liên Khu ủy 5 và Tỉnh
uỷ chủ trương trong thời gian trước mắt vấn đề then chốt của miền núi là giữ vững thế
an toàn” [66, tr. 393].
Thực hiện chủ trương của Liên Khu ủy 5 và Tỉnh uỷ Quảng Nam, tháng 3/1955,
Đoàn cán bộ miền Tây Quảng Nam họp tại làng Rô, xã Cà Dy, huyện Bến Giằng. Hội
nghị đề ra nhiệm vụ “lãnh đạo nhân dân toàn miền thực hiện đấu tranh hợp pháp, nửa
hợp pháp và kết hợp với đấu tranh bất hợp pháp, cán bộ Kinh phải cùng ăn, cùng ở,
cùng làm với quần chúng để xây dựng cơ sở và hướng dẫn nhân dân đấu tranh với
địch. Hội nghị cũng đặt vấn đề vận động quần chúng sử dụng các phong tục tập quán
của đồng bào đấu tranh hạn chế sự lùng lội của địch” [66, tr. 393]. Tháng 7/1955,
Đoàn cán bộ miền Tây Quảng Nam tiếp tục tổ chức Hội nghị tại làng Pacăng, xã Cà
Dy. Hội nghị nhấn mạnh “Phát huy các thuận lợi, kiên quyết đập tan mọi âm mưu xâm
nhập tề điệp của địch, tăng cường khối đoàn kết nhân dân, giữ vững thế an toàn miền
núi” [66, tr. 394].
Tháng 7/1956, sau khi đặt được bộ máy chính quyền ở một số thôn vùng thấp,

bọn địch tiến lên vùng trung và vùng cao, truy tìm cán bộ nằm vùng, đẩy cán bộ ra
khỏi dân, lập chính quyền, dồn dân, ngăn chặn sự giao lưu miền núi với đồng bằng.
Địch đóng thêm các đồn Bốt Xít (huyện Bến Giằng), Ca-Xăh, Alâu, Atép (huyện Bến
Hiên) và nhiều đồn dã chiến ở Trà My, Phước Sơn. Địch mở nhiều cuộc hành quân
vào các vùng, bắt dân làng Padương (Bến Yên) dời xuống Thạnh Mỹ, dồn dân ở Phú
Túc (Trung Mang) ra bìa rừng, cưỡng bức nhân dân các xã Pui, Nú (Trà My) sống tập
trung. Ở vùng thấp, địch mở chiến dịch “Tố cộng” bắt đồng bào Padương về giam tại
Thạnh Mỹ (huyện Bến Giằng).


16

Để giữ thế “an toàn” miền núi, các cấp uỷ Đảng đã tổ chức các đội tự vệ ở các
thôn bản. Lực lượng này được trang bị vũ khí thơ sơ như: cung, nỏ giáo, mác; tổ chức
đi tuần tra, cắm chông gài bẫy ở các nơi địch thường hay qua lại, ngăn chặn và hạn chế
sự hoạt động của chúng vào các thôn bản, bảo vệ nơi ăn ở của cán bộ. Đi đôi với
phong trào trên, các dân tộc miền núi đã nổi dậy chống âm mưu dồn dân của địch.
Năm 1958, thất bại trước ý đồ xâm nhập miền núi, đoàn khảo sát vùng thấp
huyện Bến Hiên của chính quyền Ngơ Đình Diệm đã thừa nhận: “Dân Thượng ở đây
có khuynh hướng thân cộng và thái độ bất hợp tác với ta. Một khi có đơn vị quân sự ta
lên thì hoặc bỏ chạy vào rừng sâu hoặc vẫn ở nhà nhưng không bao giờ chịu giúp ta
về mặt tin tức hay chỉ đường, dẫn lộ” [49, tr. 51].
Để chủ trương của Đảng ngày càng thâm nhập sâu trong các dân tộc ở miền Tây,
cán bộ Kinh thực hiện chủ trương quần chúng hoá, “3 cùng” cùng ăn, cùng ở và cùng
làm với dân. Cán bộ đóng khố, xâu tai, búi tóc, chồng mền, vác dụ (giáo), mang gùi
để che mắt địch. Phong trào trên đã làm cho đảng viên, cán bộ thật sự hồ mình với
nhân dân, các dân tộc miền Tây hiểu và tin cán bộ hơn, ảnh hưởng của Đảng ngày
càng bám sâu trong đồng bào miền Tây Quảng Nam - Đà Nẵng. Đồng thời, để nâng
cao đời sống văn hóa và đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho đồng bào các dân tộc, để
chủ trương của Đảng đến nhiều hơn với quần chúng, cuối năm 1959, Ban cán sự miền

Tây Quảng Nam tổ chức phiên âm tiếng Cơ Tu và Ca Dong và tổ chức cho nhân dân
học tập. Từ thành công của việc phiên âm tiếng Cơ Tu, Ca Dong, Ban cán sự miền Tây
Quảng Nam cho xuất bản 2 tờ tin là Gung Dưr và tờ Pru Dương (đều có nghĩa là Vùng
Lên). Việc cho ra đời tờ tin Gung Dưr và Pru Dương có phiên âm bằng chữ viết của
đồng bào dân tộc Cơ Tu, Ca Dong và tiếng phổ thông là một thành công rất lớn của
Tỉnh ủy, của Ban Cán sự miền Tây Quảng Nam. Từ đó, đã góp phần làm thay đổi đời
sống văn hóa của đồng bào dân tộc miền núi Quảng Nam.
Vì vậy, đồng bào các dân tộc miền núi Quảng Nam một lòng theo Đảng, theo
Bác Hồ, đấu tranh chống lại sự xâm nhập của kẻ thù, làm thất bại các âm mưu đánh
phá của địch, giữ vững thế làm chủ núi rừng và phát triển phong trào cách mạng miền
núi một cách tương đối toàn diện.
Việc cho ra đời tờ tin Gung Dưr và Pru Dương có phiên âm bằng chữ viết của
đồng bào dân tộc Cơ Tu, Ca Dong là một thành công rất lớn của Tỉnh ủy, của Ban Cán
sự miền Tây Quảng Nam. Từ đó, đã góp phần làm thay đổi đời sống văn hóa của đồng
bào dân tộc miền núi Quảng Nam. Biết ơn Đảng và Bác Hồ, tháng 8/1960, Đảng bộ và
nhân dân Trà My đã gửi tặng cho Đại hội III của Đảng cây quế. “Cây quế này của
đồng chí Núi, xã Tu, được lọt lấy 4 vành, mỗi vành dài 0,6 m. Quà tặng trên chuyển
theo đường hành lang Nam - Bắc và hiện nay hiện được lưu giữ tại Bảo tàng cách


17

mạng Việt Nam. Nhận được quà, Ban Tổ chức Đại hội III của Đảng đã gửi thư cảm ơn
và chúc đồng bào các dân tộc Trà My kháng chiến thắng lợi” [38, tr. 120].
Trước đó, tại huyện Nam Giang, được tin Đại hội III của Đảng sắp diễn ra, Chi
bộ Đảng vùng Ta Ngool, xã La Êê đã viết thư gửi ra Hà Nội để chuyển đến Đại hội và
Bác Hồ. Thư đề ngày 19/5/1960, đúng vào dịp kỷ niệm 70 năm Ngày sinh nhật Bác
(19/5/1890 - 19/5/1960). Bức thư được viết bằng tiếng Cơ Tu trên vỏ cây Lồ-ô. Nội
dung thư ca ngợi công lao của Đảng đối với đồng bào các dân tộc và hứa với Đảng:
“Chúng tôi thay mặt đảng viên và đồng bào người Cơ Tu, hết lòng chờ đợi và sẵn

sàng chấp hành những chủ trương và đường lối của Đảng, dù phải vượt bao khó khăn.
Chúng tơi rất tin tưởng những chủ trương, đường lối mới của Đảng sẽ làm cho nước
nhà mau thống nhất, miền Nam được sống sung sướng như miền Bắc, khơng cịn Mỹ Diệm hành hạ nhân dân miền Nam” [42, tr. 152].
Thắng lợi của các cuộc đấu tranh chống địch giữ vững thế làm chủ núi rừng và
thành công trong công tác xây dựng miền núi trong những năm 1954 - 1959 đã biến
miền núi thành căn cứ địa, chỗ dựa để Đảng bộ. Trong Báo cáo tại Đại hội Đảng bộ
tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng lần thứ IV (tháng 01/1960) đã đánh giá: “Phong trào miền
núi thực tế mới xây dựng trong mấy năm gần đây, nhưng đã có nhiều chuyển biến lớn
và ngày nay đã trở thành chỗ dựa vững chắc cho phong trào tỉnh, có tác dụng hết sức
quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ chung của cách mạng hết sức to lớn hiện
nay” [67, tr. 39].
Sau khi Nghị quyết 15 ra đời, đến tháng 6/1959, Tỉnh uỷ Quảng Nam - Đà Nẵng
triệu tập Hội nghị Tỉnh uỷ mở rộng tại thơn Bà Ghì, xã Ta Pơo, huyện Bến Giằng (nay
là huyện Nam Giang) để học Nghị quyết 15. Tiếp thu Nghị quyết 15, nhân dân trong
tỉnh tiến hành các cuộc đấu tranh chính trị kết hợp vũ trang giành thắng lợi, đó là khởi
nghĩa làng Ơng Tía, huyện Phước Sơn (nay thuộc xã Phước Trà, huyện Hiệp Đức),
ngày 13/3/1960, chiến thắng Dốc Gợp, xã Mà Cooil (Bến Hiên) ngày 15/10/1960, trận
đánh tiêu diệt đồn GaLâu (Bến Hiên) ngày 17/10/1069; đánh đồn Bót xít (Bến Giằng),
ngày 23/10/1960.
Như vậy, cuối năm 1960, đầu năm 1961, các đồn địch đóng vùng trung, cao ở
miền núi Quảng Nam đều bị ta tiêu diệt. Từ đây, miền núi Quảng Nam trở thành căn
cứ địa vững chắc để Khu ủy 5 đứng chân lãnh đạo phong trào cách mạng Quảng Nam
nói riêng, Liên khu 5 nói chung đi đến thắng lợi cuối cùng.
1.3. Chủ trương của các cấp ủy Đảng và chính quyền về việc mở đường Trường
Sơn đoạn đi qua địa bàn tỉnh Quảng Nam
Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, nước ta tạm thời bị chia cắt làm hai miền, “để giữ
vững liên lạc giữa hai miền Nam - Bắc, bảo đảm cho Trung ương Đảng chỉ đạo phong



×