Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

Việt Nam chống vũ khí công nghệ cao của Mỹ trên đường Trường Sơn giai đoạn 1965-1973

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (336.55 KB, 61 trang )

MỤC LỤC

Trang
MỤC LỤC..............................................................................................................................1
MỞ ĐẦU................................................................................................................................2
1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.....................................................................5
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu....................................................................5
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu.......................................................6
6. Đóng góp của khóa luận....................................................................................6
7. Bố cục khóa luận...............................................................................................7
NỘI DUNG............................................................................................................................8
Chương 1
CHIẾN TRANH NGĂN CHẶN CỦA MỸ
TRÊN ĐƯỜNG TRƯỜNG SƠN
GIAI ĐOẠN 1965 - 1973......................................................................................................8
1.1. Khái quát đường Trường Sơn giai đoạn 1965 - 1973.....................................8
1.2. Mỹ tiến hành chiến tranh ngăn chặn trên đường Trường Sơn giai đoạn 1965
- 1973...................................................................................................................12
1.2.1. Âm mưu, thủ đoạn đánh phá đường Trường Sơn của Mỹ................................12
1.2.2. Một số loại vũ khí công nghệ cao Mỹ sử dụng trên đường Trường Sơn ........16
Chương 2
ĐỐI PHÓ VỚI VŨ KHÍ CÔNG NGHỆ CAO CỦA MỸ
TRÊN ĐƯỜNG TRƯỜNG SƠN
GIAI ĐOẠN 1965-1973......................................................................................................25
2.1. Chủ trương của ta ........................................................................................25
2.2. Đối phó với vũ khí công nghệ cao của Mỹ trên đường Trường Sơn ..........29
2.2.1. Đối phó với máy bay.........................................................................................29
2.2.3. Đối phó với hệ thống ngăn chặn........................................................................43
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................................57
1


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Năm 1959, Đảng chủ trương mở đường Trường Sơn để chi viện sức người,
sức của cho cánh mạng miền Nam. Theo thời gian, đường Trường Sơn ngày càng
được mở rộng, chi viện ngày càng lớn cho chiến trường.
Nhận thấy, đường Trường Sơn có những đóng góp quan trọng cho sự thắng
lợi của cách mạng miền Nam, đế quốc Mỹ ra sức ngăn chặn, cắt đứt tuyến chi
viện. Đặc biệt, giai đoạn 1965 - 1973 Mỹ thực hiện cuộc chiến tranh ngăn chặn
2
ngay trên đường mòn, biến Trường Sơn thành một chiến trường ác liệt. Mỹ đã huy
động tất cả các phương tiện từ vũ khí thông thường đến vũ khí có ứng dụng kĩ
thuật quân sự hiện đại như máy bay B.52, máy bay AC.130, máy bay F.111, các
loại bom như bom chùm, bom laser, bom từ trường hay các dụng cụ thám báo như
máy cảm ứng địa chấn làm lính gác đường, rải chất độc hóa học, làm mưa nhân
tạo,… để ngăn chặn tất cả nguồn chi viện.
Trước yêu cầu đảm bảo tuyến chi viện, bộ đội Trường Sơn đã tiến hành cuộc
chiến đấu chống chiến tranh ngăn chặn của Mỹ. Đây là một nhiệm vụ quan trọng
đòi hỏi cán bộ chiến sĩ phải có lòng dũng cảm, sự thông minh và mưu trí.
Cuộc chiến đấu bảo vệ tuyến đường Trường Sơn, chống lại các loại vũ khí
công nghệ cao của Mỹ diễn ra rất quyết liệt. Bằng bản lĩnh, trí tuệ của mình, bộ đội
Trường Sơn đã đối phó kịp thời, khắc phục khó khăn và duy trì tuyến đường, đảm
bảo nhiệm vụ chi viện cho chiến trường, góp phần to lớn quyết định sự thắng lợi
của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta.
Đường Trường Sơn đã đi vào lịch sử dân tộc như một huyền thoại, thể hiện ý
chí, khát vọng của dân tộc Việt Nam. Ngày nay, Đảng và Nhà nước đang có những
chính sách xây dựng nhằm tiếp tục phát huy tầm chiến lược của tuyến đường.
Cuộc đấu tranh chống vũ khí công nghệ cao của Mỹ trên đường Trường Sơn
giành thắng lợi, đảm bảo tuyến chi viện chiến lược. Điều đó cho thấy đóng góp
của đường Trường Sơn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Tuy nhiên, từ trước cho
đến nay việc nghiên cứu cuộc đấu tranh đối phó với vũ khí công nghệ cao của Mỹ

trên đường Trường Sơn chưa được quan tâm nghiên cứu. Do vậy, việc nghiên cứu
cuộc đấu tranh đối phó với vũ khí công nghệ cao của Mỹ trên đường Trường Sơn
có ý nghĩa về mặt khoa học và ý nghĩa về mặt thực tiễn.
Về ý nghĩa khoa học, khóa luận góp thêm tư liệu về đường Trường Sơn, về
những vũ khí mà Mỹ sử dụng trên đường Trường Sơn, và cách đối phó của ta. Tác
giả đưa ra một số nhận xét về cuộc chiến tranh công nghệ cao.
Về ý nghĩa thực tiễn, khóa luận sẽ cung cấp cho người học những kiến thức
cơ bản về cuộc đấu tranh của quân dân ta chống lại một số vũ khí công nghệ cao
3
của Mỹ trên đường Trường Sơn trong những năm 1965-1973. Góp phần giáo dục
truyền thống yêu nước, tinh thần dũng cảm, thông minh, sáng tạo cho thế hệ trẻ.
Từ những ý nghĩa trên, tôi chọn đề tài "Việt Nam chống vũ khí công nghệ cao
của Mỹ trên đường Trường Sơn giai đoạn 1965-1973" làm đề tài khóa luận tốt
nghiệp.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Liên quan đến nội dung đề tài có một số công trình như:
Đồng Sỹ Nguyên (2001), Đường xuyên Trường Sơn (Hồi ức), Nxb Quân đội
Nhân dân, Hà Nội. Là Tư lệnh Binh đoàn Trường Sơn những năm 1967 - 1975, tác
giả đã trình bày về sự chỉ đạo của Bộ Tổng Tư lệnh, Bộ Tư lệnh Trường Sơn đối
với phương thức vận chuyển, tổ chức chiến đấu, một số trận đánh cụ thể của các
lực lượng trên tuyến Đường Trường Sơn chống lại hỏa lực trên không của Mỹ như
máy bay AC.130, máy bay F.111 và cách đối phó với một số thiết bị điện tử.
Nhiều tác giả (2009), Trường Sơn có một thời như thế, Ban liên lạc Đoàn 559
bộ đội Trường Sơn Tp. Hồ Chí Minh và vùng phụ cận, Nxb Trẻ. Tác phẩm đề cập
đến việc đối phó với vũ khí công nghệ cao của Mỹ trên đường Trường Sơn.
Trương Lợi Hoa (2005), Cuộc chiến tranh chống Mỹ của Việt Nam, Lê
Thanh Dũng (dịch), Nxb Tổng Hợp Tp. Hồ Chí Minh. Tác phẩm này đã nghiên
cứu các cuộc đối đầu của quân đội Việt Nam với đế quốc Mỹ, cuộc chiến tranh
công nghệ cao của Mỹ ở Việt Nam.
Một số bài báo trên Tạp chí Lịch sử Quân sự đã đề cập đến một số khía cạnh

của cuộc đấu tranh chống vũ khí công nghệ cao của Mỹ như: Thái Quang Sa (6-
2003), Bom từ trường-‘Kẻ hủy diệt’ ", Tạp chí Lịch sử Quân sự, số 137, bài viết đã
nghiên cứu về đặc điểm, tính năng của bom từ trường mà Mỹ đã sử dụng trên
đường Trường Sơn; Thái Quang Sa (5-2009), “Cuộc đấu tranh kĩ thuật trên đường
Trường Sơn sau 50 năm nhìn lại”, Tạp chí Lịch sử Quân sự, số 209, bài viết đã đề
cập đến cuộc đấu tranh của quân và dân ta chống các loại vũ khí công nghệ cao
trên đường Trường Sơn; Ngô Quang Chính (11-2009), “Góp phần tìm hiểu một số
vũ khí Mỹ sử dụng trên đường Trường Sơn- đường Hồ Chí Minh”, Tạp chí Lịch
4
sử Quân sự, số 215 trình bày về những vũ khí Mỹ sử dụng trên đường Trường
Sơn, trong đó có các vũ khí công nghệ cao.
Các công trình nói trên đã cung cấp những thông tin bổ ích về cuộc chiến đấu
trên đường Trường Sơn trong những năm kháng chiến chống Mỹ nói chung. Một
số tác giả đã đặt ra vấn đề nghiên cứu một số vũ khí công nghệ cao, kĩ thuật hiện
đại của Mỹ trên đường Trường Sơn và cách đối phó của quân dân ta.
Khóa luận này đi vào nghiên cứu, tìm hiểu một số vũ khí ứng dụng kĩ thuật,
công nghệ cao mà Mỹ sử dụng trên đường Trường Sơn và quá trình quân dân ta
đối phó với các loại vũ khí đó trong giai đoạn 1965-1973. Trên cơ sở những tài
liệu thành văn của những người đi trước đã được công bố để phục vụ cho công tác
nghiên cứu của mình.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Bộ đội ta chống vũ khí công nghệ cao của Mỹ trên đường
Trường Sơn giai đoạn 1965-1973.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Thời gian: 1965-1973 (từ 1-1-1965 đến 27-1-1973).
+ Không gian: Trên đường Trường Sơn.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích, trên cơ sở những tài liệu hiện có nội dung của khóa luận nhằm
tìm hiểu các loại vũ khí công nghệ cao mà Mỹ sử dụng để ngăn chặn đường
Trường Sơn. Qua đó phục dụng lại cuộc đấu tranh của quân dân ta chống những

vũ khí đó.
Bên cạnh đó, việc nghiên cứu đề tài cũng giúp tôi làm quen với công tác
nghiên cứu khoa học, làm nền tảng cho công việc nghiên cứu về sau.
- Nhiệm vụ, để hoàn thành những mục tiêu đặt ra, nội dung của khóa luận giải
quyết những nhiệm vụ sau:
+ Sưu tầm sách, báo, tạp chí viết về cuộc đấu tranh chiến tranh ngăn chặn của
Mỹ trên đường Trường Sơn của bộ đội ta giai đoạn 1965-1973.
+ Phân tích, so sánh đối chiếu các nguồn tư liệu sưu tầm được.
5
+ Bước đầu đưa ra một số kết luận, nhận xét về cuộc chiến tranh chống vũ
khí công nghệ cao của Mỹ trên đường Trường Sơn của quân và dân ta.
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
- Nguồn tư liệu, khóa luận sử dụng các nguồn tư liệu như: văn kiện Đảng, các
quyển sách, báo, tạp chí có liên quan đến đề tài.
- Phương pháp nghiên cứu, khóa luận sử dụng phương pháp lịch sử và
phương pháp lôgic. Tác giả vận dụng phương pháp so sánh, đối chiếu, đảm bảo sự
đúng đắn, khách quan, trung thực, chính xác, đồng thời chú ý đến những kiến thức
cơ bản liên quan đến khoa học quân sự, chú ý các mối liên hệ giữa các sự kiện,
nhân vật, chú ý đến những sự kiện tiêu biểu để làm nổi bật quá trình đấu tranh của
ta.
6. Đóng góp của khóa luận
Một là, khóa luận góp thêm tư liệu để làm rõ vai trò, vị trí chiến lược của
đường Trường Sơn trong kháng chiến chống Mỹ cũng như trong hiện tại và tương
lai.
Hai là, làm rõ âm mưu, thủ đoạn, nỗ lực cũng như thất bại của đế quốc Mỹ
trong việc thực hiện cuộc chiến tranh ngăn chặn trên đường Trường Sơn. Hệ thống
các loại vũ khí ứng dụng công nghệ cao mà Mỹ sử dụng trên tuyến đường này, với
cấu tạo, tính năng, cũng như những hạn chế của các loại phương tiện đó. Những
chủ trương, chính sách và biện pháp đối phó với những vũ khí công nghệ cao của
ta.

Ba là, qua việc đối phó với những vũ khí công nghệ cao thì cuộc đối đầu của
quân và dân ta với đế quốc Mỹ trên đường Trường Sơn là cuộc "Chiến tranh kĩ
thuật", "Chiến tranh điện tử", một cuộc "đấu trí" thật sự và qua đấu tranh thì quân
đội ta từng bước lớn trưởng thành. Trong cuộc đọ sức này đã thể hiện trí tuệ, bản
lĩnh của người Việt Nam. Góp phần làm rõ cuộc đấu tranh anh dũng của quân và
dân ta, những chính sách đúng đắn và kịp thời của Đảng và Bộ tư lệnh 559 trong
cuộc đấu tranh bảo vệ tuyến chi viện.
6
Bốn là, góp phần làm rõ tầm chiến lược của đường Trường Sơn trong cuộc
kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Ý nghĩa của công cuộc đấu tranh bảo vệ tuyến
đường trong giai đoạn 1965-1973.
7. Bố cục khóa luận
Ngoài phần mục lục (1 trang), mở đầu (5 trang) và kết luận (2 trang), tài liệu
tham khảo (3 trang), nội dung đề tài dài trang gồm 2 chương:
Chương 1, Chiến tranh ngăn chặn của Mỹ trên đường Trường Sơn giai đoạn
1965-1973 (18 trang).
Chương 2, Đối phó với vũ khí công nghệ cao của Mỹ trên đường Trường
Sơn (31 trang).
7
NỘI DUNG
Chương 1
CHIẾN TRANH NGĂN CHẶN CỦA MỸ
TRÊN ĐƯỜNG TRƯỜNG SƠN
GIAI ĐOẠN 1965 - 1973
1.1. Khái quát đường Trường Sơn giai đoạn 1965 - 1973
Năm 1959, trước tình hình chiến trường miền Nam có nhiều biến đổi, đế
quốc Mỹ ngày càng can thiệp sâu vào Đông Dương, nhằm thực hiện cuộc chiến
tranh kiểu mới. Tháng 1-1959, Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 15 đã xác định
con đường tiến lên của cách mạng miền Nam, vạch rõ mục tiêu, phương pháp cách
mạng, mối quan hệ giữa hai chiến lược cách mạng của hai miền Nam, Bắc. Ngay

sau Hội nghị Trung ương 15, Tổng Quân ủy đã họp vào tháng 2-1959 để bàn về
xây dựng lực lượng vũ trang miền Nam và chuẩn bị đưa một bộ phận quân đội
cùng với vũ khí và phương tiện vật chất chi viện cho chiến trường. Ngày 5-5-1959,
Trung tướng Nguyễn Văn Vịnh, Chủ nhiệm Uỷ ban Thống nhất Trung ương thay
mặt Bộ Chính trị giao cho Thượng tá Võ Bẩm tổ chức đoàn công tác quân sự đặc
biệt với nhiệm vụ mở một con đường trên dãy Trường Sơn và tổ chức lực lượng
vận chuyển vật chất, súng đạn cho miền Nam.
Thời gian đầu, tuyến vận tải quân sự chiến lược được mở dựa vào tuyến giao
liên Thống Nhất để hoạt động, vừa mở đường mới vừa giữ được những tuyến
đường đã có. Ngày 26-6-1959, Tiểu đoàn 301 hành quân vào tập kết ở Khe Hó
(Vĩnh Linh) và bắt đầu vận chuyển những chuyến hàng đầu tiên vượt Trường Sơn.
Để giữ bí mật, đoàn chi viện phải quán triệt nguyên tắc "đi không dấu, nấu
không khói, nói không tiếng", phải giữ bí mật với cả người thân trong gia đình. Ngày
20-8-1959, bằng sự cố gắng Tiểu đoàn 301 đã đặt được trạm thứ 9 ở Pa Lin và
những chuyến gùi, thồ đầu tiên dọc Trường Sơn được giao cho khu V và Nam bộ.
Cùng với đà phát triển của cách mạng miền Nam, đường Trường Sơn được
đầu tư về mọi mặt để đáp ứng yêu cầu chi viện từ miền Bắc vào miền Nam ngày
8
càng lớn. Nhất là từ năm 1965, khi đế quốc Mỹ thực hiện chiến lược “Chiến tranh
cục bộ” ở miền Nam. Cũng từ năm này, sau sự kiện Vũng Rô (2-1965), con đường
chi viện trên biển bị địch phát hiện, phong tỏa thì đường Trường Sơn trên bộ càng
có vai trò quan trọng hơn. Trung ương Đảng và Bộ Quốc phòng đã tập trung chỉ
đạo, ưu tiên về nhân lực, vật lực để đường Trường Sơn thực hiện trọn vẹn sứ mệnh
của mình.
Năm 1965, quân số của Đoàn tăng lên nhiều so với năm trước. Quân số của
toàn đoàn lúc này là 25.754 người. Đoàn sắp xếp lại tổ chức để bước vào cuộc chiến
đấu mới, phù hợp với yêu cầu của chiến trường. Đến năm 1967, quân số Đoàn 559
tăng lên 32.576 người nhằm phục vụ cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân
1968.
Năm 1968, để đáp ứng yêu cầu của cách mạng miền Nam là tiến lên đánh bại

chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ, quân số Đoàn tiếp tục được bổ sung với
số lượng lớn nhằm phục vụ đắc lực cho công tác vận chuyển chi viện. Năm 1969,
"quân số Đoàn tăng lên 55.588 người, số cán bộ, nhân viên kĩ thuật khá lớn với
7.000 lái xe, 1.000 thợ sửa chữa, 50 kĩ sư, 1.000 y tá, bác sĩ, trên 1.000 dược sĩ
trung, cao cấp, trên 3.000 dược tá, y tá, và hàng nghìn cán bộ chỉ huy kĩ thuật của
các binh chủng" [8, tr. 26]. Số cán bộ chiến sĩ được bổ sung đã phục vụ cho việc
mở đường, chiến đấu bảo vệ tuyến đường và vận chuyển chi viện cho chiến
trường.
Để đảm bảo cho các chiến dịch của quân dân miền Nam giành thắng lợi thì
phải không ngừng tăng cường bổ sung quân số cho Đoàn 559. Vào mùa khô 1970-
1971, Bộ Quốc phòng tăng cường 24.114 người gồm lái xe, kĩ thuật viên đường
ống và thợ sửa chữa cho Đoàn 559. Vào thời điểm này, quân số của Đoàn đã lên
tới 62.000 người, được tổ chức thành 4 sư đoàn, 30 binh trạm, trung đoàn thuộc
Bộ Tư lệnh, 144 tiểu đoàn thuộc binh trạm. Năm 1973, lực lượng các binh chủng
tăng lên gần 9 vạn, tổ chức thành 5 sư đoàn, các lực lượng đã làm tốt công tác
chiến đấu, bảo vệ đường thông suốt, đảm bảo yêu cầu chi viện cho chiến trường.
Quy mô đường cũng phát triển mạnh, từ những đường gùi thồ ban đầu, năm
1964 đường Trường Sơn được nâng cấp, mở đường ô tô chạy. Năm 1966, ta mở
9
được "720 km đường mới với tổng khối lượng đất đá lên tới 1.908.000 m
3
, tạo nên
trục cơ giới Bắc - Nam với tổng chiều dài 920 km đi từ cửa ngõ Mụ Giạ và Phong
Nha vào Tà Xẻng, Hạ Lào nối sang Tà Ngâu, Xiêm Pạng trên đất Campuchia
thành hệ thống đường huyết mạch nối liền các chiến trường của ba nước Đông
Dương." [8, tr. 10], đảm bảo cho việc vận chuyển chiến lược bằng cơ giới, đồng
thời cơ động cho các lực lượng chiến đấu và binh khí kĩ thuật.
Năm 1966, địch đánh phá ác liệt nhưng lực lượng công binh đã nhanh chóng
khắc phục và mở thêm nhiều đường mới. Bên cạnh trục dọc còn có một trục ngang
nối Đông với Tây Trường Sơn và tỏa đi các hướng chiến trường.

Năm 1967, nhiều đoạn đường vòng tránh các trọng điểm được hình thành,
mặt đường được mở rộng từ 4m - 5m đảm bảo cho việc vận chuyển không bị tắc
nghẽn.
Năm 1968, địch đánh phá ác liệt suốt ngày đêm nhằm ngăn chặn tuyến chi
viện. Mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng các chiến sĩ công binh vẫn ngày đêm bám
đường đảm bảo giao thông và mở thêm 475 km đường mới, làm 15.412 m cầu đảm
bảo vận chuyển quy mô lớn và cơ động.
Vượt lên sự ngăn chặn của Mỹ, năm 1969 "đường Trường sơn đã phát triển
ba trục dọc dài 1.950 km, trên 3.000 km đường hành quân bộ. Tổng cộng có 7.980
km đường dọc, ngang trên dãy Trường Sơn" [8, tr. 27]
Năm 1970, mùa mưa kéo dài làm phá hủy hầu hết các ngầm cầu, làm sạt lở
hàng trăm km đường. Đến cuối tháng 10, khôi phục đường cũ và mở thêm những
đoạn đường mới, đảm bảo giao thông được thông suốt.
Năm 1971, Mỹ dùng máy bay AC.130 có khả năng phát hiện xe vận tải chạy
trong đêm, gây cho ta nhiều thiệt hại. Vì vậy, toàn tuyến phải có biện pháp đối phó
với loại máy bay hiện đại này. Do tính cấp bách của việc chi viện cho chiến trường,
Bộ Tư lệnh quyết định mở tuyến đường kín. Tuyến đường kín bắt đầu từ ngầm
Long Đại, chạy song song với đường 128 vào tới ngã ba biên giới, dài khoảng 800
km.
10
Năm 1972, do yêu cầu của chiến trường là phục vụ cho cuộc tiến công nên
các lực lượng trên tuyến ra sức mở đường, đến tháng 6-1972 ta mở được 2.258 km
đường kín.
Cuối năm 1972, tổng chiều dài đường Trường Sơn lên tới gần 11.000 km,
trong vòng 4 năm từ 1969-1972 tuyến vận chuyển vượt mức chỉ tiêu đưa ra, vận
chuyển được 118%, đảm bảo hành quân 184-190% chỉ tiêu, bàn giao cho chiến
trường khối lượng vật chất gấp 3-6 lần 4 năm trước đó.
Đến trước khi Hiệp ước Paris, đường Trường Sơn là một hệ thống hoàn
chỉnh rộng 132.000 km vuông gồm 5 trục dọc, 21 trục ngang, với 9 vạn quân được
tổ chức thành 5 sư đoàn.

Về hệ thống binh trạm, từ năm 1965, để đối phó với âm mưu ngăn chặn
tuyến đường của Mỹ, dưới sự chỉ đạo của Tổng cục Hậu cần, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh
559 đã kiện toàn tổ chức, bố trí lại thế trận, phân chia phạm vi phụ trách của các
binh trạm cho phù hợp với tình hình, nhiệm vụ mới.
Năm 1967, toàn tuyến có 7 binh trạm, mỗi binh trạm đảm nhận những nhiệm
vụ khác nhau, trên những đoạn đường, cung đường.
Năm 1968, đường Trường Sơn được mở dài hơn, Bộ Tư lệnh quyết định bố
trí toàn tuyến thành 9 binh trạm, mỗi binh trạm phụ trách khoảng 100-130km.
Từ đây, cơ quan của Bộ Tư lệnh được xây dựng theo chiều sâu, với 3 cơ quan
tham mưu: tham mưu tác chiến, tham mưu vận tải và tham mưu công binh. Cách bố
trí lực lượng trên đã giảm bớt được cung độ vận chuyển, tạo điều kiện để phát huy
được hiệu quả cao trong công tác đấu tranh bảo vệ và công tác chi viện cho chiến
trường.
Năm 1969, đế quốc Mỹ tăng cường ngăn chặn trên đường Trường Sơn hơn
nhưng đường vẫn được mở thêm nhiều đoạn mới, với nhiều hệ thống trục dọc,
ngang. Để có được hệ thống đường như vậy là do ta biết phòng tránh, đối phó và
bố trí các binh trạm trên toàn tuyến một cách hợp lí. Mỗi binh trạm đảm nhiệm
việc mở đường, khôi phục đường, đấu tranh chống sự ngăn chặn, đánh phá của
quân địch.
11
1.2. Mỹ tiến hành chiến tranh ngăn chặn trên đường Trường Sơn giai
đoạn 1965 - 1973
1.2.1. Âm mưu, thủ đoạn đánh phá đường Trường Sơn của Mỹ
Cuối năm 1959, Mỹ đã phát hiện tuyến vận tải chi viện cho cách mạng miền
Nam và ngay lập tức tiến hành ngăn chặn. Ban đầu, địch thực hiện ngăn chặn bằng
cách tăng cường quân đội củng cố vùng biên giới dọc sông Bến Hải. Tháng 2-
1960, Mỹ mở cuộc hành quân với 10.000 lính lên miền Tây Quảng Trị, càn quét
đường số 9 đến giới tuyến quân sự tạm thời để ngăn chặn, xóa sổ tuyến vận tải của
ta mới hình thành. Tháng 4-1960 địch lại sử dụng một trung đoàn đánh vào vùng
Nam giới tuyến làm cho cơ sở cách mạng của ta bị tổn thất nhưng lực lượng lực

lượng của Đoàn 559 vẫn được bảo toàn.
Đến năm 1965, việc ngăn chặn hệ thống đường Trường Sơn đã trở thành một
trong những ưu tiên hàng đầu của Mỹ. Ngày 20-3-1965, sau khi Chiến dịch Sấm
Rền đánh phá miền Bắc và Bắc Trung Bộ mở màn, Tổng thống Mỹ Lyndon B.
Johnson đã chấp thuận một cuộc leo thang quân sự nhằm phá đường Trường Sơn.
Tướng Westmoreland, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ luôn hối thúc Washington thay
đổi cách đối phó, đưa quân vào đất Lào để cắt đứt đường mòn, nhưng yêu cầu của
ông không được nhà Trắng chấp nhận.
Năm 1966, Mỹ đã kết luận rằng: "Không thể chặn đứng được sự xâm nhập
của cộng sản" [16, tr. 144], Mỹ đã dùng những biện pháp đối phó với bộ đội
Trường Sơn như dùng thức ăn, nước uống để đầu độc cán bộ, bắt cóc các cán bộ,…
nhưng đành bất lực. Một chuyên gia kế hoạch của Lầu Năm góc là E.I-a-mô-lin-xki
đã viết: "Tham gia trong nhóm nghiên cứu làm việc với một ban tham mưu rất có
vai vế, chúng tôi thấy Bắc Việt như một cái phễu khổng lồ, tuồn các đồ tiếp tế qua
các ngả đường mòn Hồ Chí Minh. Nhóm chúng tôi cố tìm hiểu việc ném bom con
đường này có thể thay đổi kết quả đó như thế nào. Điều chúng tôi đã kết luận-sau
khi đã thử hết mọi cách mà chúng tôi có thể nghĩ ra được-là không có cách nào!"
[16, tr. 144].
Đế quốc Mỹ đã dùng mọi biện pháp mở rộng chiến tranh ra miền Bắc và tiến
hành một cuộc "chiến tranh ngăn chặn" tuyến chi viện chiến lược của ta với cường
12
độ cao trên toàn tuyến, biến tuyến đường Trường Sơn thành một chiến trường vô
cùng ác liệt. Giới quân sự Mỹ cho rằng: "Việc ném bom trực tiếp bắn phá miền
Bắc Việt Nam không ngăn chặn được việc tiếp tế vào miền Nam, giải pháp duy
nhất là bằng cách này hay cách khác ngăn chặn ngay trên đường mòn. Đó là
những hành động quân sự duy nhất, thật sự quan trọng về mặt chiến lược trong
chiến tranh Việt Nam” [16, tr. 145]. Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Mc Namara có ý
định xây dựng một hàng rào điện tử dài 100 km từ bờ biển tới biên giới Việt Nam -
Lào với chi phí dự tính là 1 tỉ USD với hệ thống các căn cứ quân sự, các vật cản
cũng như các thiết bị trinh sát mặt đất và trên không nhằm ngăn chặn sự tiếp tế của

ta. Phòng tuyến được xây dựng đầu năm 1967 nhưng các cuộc tiến công tập trung
của ta buộc quân Mỹ phải tạm dừng công việc này. Phái viên đặc biệt- Tướng Ha
rôn. K. Giôn xơn từ Việt Nam đã có nhận xét và đề nghị với Tổng thống Mỹ:
"Đường mòn Hồ Chí Minh lại có những năng lực khá lớn. Bắc Việt Nam hẳn định
làm những chuyện bất ngờ trong mùa khô sắp tới. Do đó việc ném bom ngăn chặn
cần phải được huy động lớn hơn, quyết liệt hơn, gay go hơn bất cứ lúc nào” [7, tr.
278].
Cuối năm 1967, để chẩn bị cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu
Thân 1968, địch phát hiện lực lượng ta di chuyển lớn vào các hướng chiến trường.
Đế quốc Mỹ bỏ kế hoạch phản công lần 3 và tập trung lực lượng về quanh Sài Gòn
và Vùng I chiến thuật để đối phó với cuộc tiến công của ta. Mỹ đã sử dụng những
loại vũ khí như máy bay trinh sát, máy bay ném bom, và sử dụng những loại vũ
khí, phương tiện chiến tranh có công nghệ cao như B.52, các thiết bị điện tử thu
nhận tiếng người, tiếng động cơ vận tải và gọi máy bay tới ném bom. Mỹ đã thả
hàng ngàn tấn bom xuống dãy Trường Sơn. Những các thiết bị mới cũng không
giúp Mỹ thực hiện được âm mưu ngăn chặn tuyến đường. Đặc biệt là sau thắng lợi
của quân và dân ta trong Xuân Mậu Thân 1968 thì đã chứng minh cho sự thất bại
thảm hại của nỗ lực ngăn chăn của Mỹ trên đường Trường Sơn.
Đầu năm 1968, người Mỹ nhận định rằng: "Toàn thể đường mòn như đang
rít lên, duỗi thẳng ra như một con trăn khổng lồ sắp tiến công địch thủ. Tướng
Oét-mô-len cũng phải thừa nhận: ‘Lính Bắc Việt là những chiến sĩ rất kiên cường,
13
bất khuất’. Trên con đường mòn sức chịu đựng của con người đã thắng thế. Có lẽ
đây là lần cuối cùng trong một cuộc chiến tranh quy ước lớn, con người đã bền bỉ
và khôn ngoan hơn máy móc" [16, tr. 147] và họ buộc phải chấp nhận sự thất bại
trong việc ngăn chặn.
Ngày 31-3-1968, Lyndon B. Johnson tuyên bố xuống thang hạn chế chiến
tranh phá hoại miền Bắc để lừa bịp dư luận thế giới và nhân dân Mỹ. Nhưng thực
chất âm mưu của Nhà Trắng là: "Điều chỉnh hỏa lực tập trung vào ‘vùng cắt cổ’
từ vĩ tuyến 20 vào Bắc vĩ tuyến 17. Bộ Tham mưu Mỹ ý thức rằng, nếu mở rộng

ngăn chặn ra miền Bắc thì vừa thất lợi về chính trị, vừa dễ bị thiệt hại lớn sinh lực
không quân, đây là điều nan giải nhất của đế quốc Mỹ, cuộc chiến tranh leo thang
ra miền Bắc bị nhân dân Mỹ phản đối mà kết quả quân sự không đáng kể và Việt
Cộng vẫn tiếp nhận khá đầy đủ hàng tiếp tế của miền Bắc" [34, tr. 310]. Những
thắng lợi của quân dân ta trên chiến trường đã buộc Mỹ một lần nữa phải thay đổi
chiến lược chiến tranh, chuyển từ "Chiến tranh cục bộ" sang "Việt Nam hóa chiến
tranh".
Dưới thời của Tổng thống Richard Nixon, các cố vấn của ông đều than thở
"việc chặn đứng nguồn tiếp tế của Bắc Việt là một kiên quyết cho sự thành công
của Việt Nam hóa. Mỹ cần phải cắt đứt ‘cuống nhau’ nối liền miền Bắc với miền
Nam" [8, tr. 26], và các tướng tá Hoa Kỳ chủ trương: "Phải tập trung cao độ vào
vùng ‘cán soong’ này. Cần mở ngay chiến dịch không quân ở đây nhằm chặt đứt
hẳn nguồn tiếp tế của miền Bắc để bóp chết cộng sản miền Nam" [34, tr. 310]. Với
âm mưu đó, Nixon đã tăng 4 lần chiếc pháo đài bay B.52 và 2,5 lần chiếc máy bay
cường kích,với một lượng bom lớn gấp 3 lần trước năm 1968 để đánh tuyến đường
Trường Sơn, mở rộng các vùng oanh tạc liên hoàn: Bến Thủy - Linh Cảm - Đồng
Lộc; Địa Lợi - Chuông Bát - Kì Anh; Sông Gianh - Đèo Ngang - Mỹ Cầm,... tạo
thành những tam giác lửa.
Đầu năm 1969, "các chuyên gia quân sự Mỹ kết luận ‘Hàng rào điện tử’ đã
không còn phát huy tác dụng. Các chuyên gia kiến nghị khẩn cấp ứng dụng ‘chiến
trường điện tử’, ‘Tự động hóa’ và đã được Tổng thống Hoa Kỳ phê chuẩn." [8, tr.
23]. Trung tâm điều khiển các thiết bị điện tử của Mỹ đặt tại Na-Khon Pha-Nom
14
(Thái Lan), điều khiển một trăm loại thiết bị điện tử hoạt động liên tục ngày đêm
trên địa bàn Trường Sơn với hai máy tính khổng lồ IBM 360-65. Để tăng khả năng
trinh sát địa bàn các chuyên gia Mỹ bổ sung, cải tiến hệ thống máy cảm ứng âm
thanh, máy cảm ứng địa chấn, máy cảm ứng hỗn hợp địa chấn, âm thanh, máy phát
hiện hơi người. Chúng được rải xuống khắp nơi trên đường Trường Sơn và mang
tên "người gác đường". Với thủ đoạn kĩ thuật điện tử hiện đại nên hầu như nơi nào
có hoạt động của ta như bộ đội hành quân, xe vận chuyển, hay các cuộc trò

chuyện, hội họp, chúng đều nắm được, máy bay lập tức lao tới bắn phá.
Các chuyên gia Mỹ nghiên cứu, sáng chế bổ sung "Hệ thống trạm tiếp
chuyển tự động triển khai", tìm diệt các kho, khu căn cứ của ta bằng bom "thông
minh".
Mặc dù vậy, Mỹ vẫn không ngăn chặn được tiếp tế từ miền Bắc vào miền
Nam. Bộ Quốc phòng Mỹ cho nghiên cứu bổ sung loại máy bay "trừ ma quỷ"
AC.130, máy bay săn đuổi F.111, những loại này được trang bị nhiều khí tài điện
tử có thể nhận tín hiệu mặt đất và xử lí ngay được, nhìn rõ mục tiêu cơ động ban
đêm dưới rừng, tốc độ bay thích ứng để săn đuổi mục tiêu nhỏ cơ động dưới đất,
đại bác có máy điều chỉnh tầm ngắm…
Đế quốc Mỹ áp dụng mọi vũ khí hiện đại, quyết tâm ngăn chặn đường
Trường Sơn, Mỹ còn thí nghiệm và đưa vào sử dụng "mưa nhân tạo", “chất độc
hóa học” nằm hủy diệt con đường này, nhưng tất cả đều bị ta làm thất bại. Đế
quốc Mỹ lại đưa hàng chục vạn quân mở chiến dịch Lam Sơn 719, dưới sự chỉ huy
và yểm trợ trực tiếp của Mỹ về không quân, trực thăng, hậu cần, vũ khí nhằm
chiếm dọc Đường 9 với âm mưu làm chủ một khu vực rộng lớn cả Đông và Tây
đường Trường Sơn, cắt đôi tuyến chi viện. Nhưng càng ngăn chặn, đánh phá
Trường Sơn, Mỹ càng thất bại nặng nề.
Đế quốc Mỹ đã áp dụng hàng trăm thiết bị điện tử rải xuống đường Trường
Sơn, cùng với những loại máy bay cường kích, tiêm kích, thám báo hiện đại bậc
nhất thế giới nhằm cắt đứt chi viện miền Bắc đối với miền Nam cũng như chi viện
cho chiến trường Lào và Campuchia, nhưng mục tiêu của chúng không thành,
đường Trường Sơn vẫn hiên ngang tồn tại.
15
1.2.2. Một số loại vũ khí công nghệ cao Mỹ sử dụng trên đường Trường
Sơn
Ngoài những vũ khí thông thường, trên đường Trường Sơn Mỹ sử dụng một
số loại vũ khí công nghệ cao “được nghiên cứu, thiết kế, chế tạo dựa trên những
thành tựu của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, có sự nhảy vọt về
chất lượng và tính năng kỹ thuật, chiến thuật”. (Đại tá Lê Ngọc Cường, P.GĐ

Trung tâm Giáo dục Quốc phòng-An ninh, Đại học Quốc gia Hà Nội.)
1.2.2.1. Về máy bay
Những máy bay làm nhiệm vụ đánh phá trên đường Trường Sơn chủ yếu
thuộc hai binh chủng: Không quân thuộc Bộ Tư lệnh không quân chiến lược và
không quân của Hạm đội 7 ở Thái Bình Dương. Một số máy bay mà Mỹ sử dụng
trên đường Trường Sơn là: Fc4, F8, F.100, F.105, A6A, B.52, AC.130,… Trong đó
B.52 là máy bay ném bom chiến lược và máy bay AC.130, F.111 là những loại
máy bay được trang bị những thiết bị hiện đại nhất
• Máy bay trinh sát, có máy bay trinh sát điện tử không người lái U.2, SR
71, EC 121, L.19, chúng bay ở tầm cao để phát hiện toàn cảnh, hệ thống chiến
trường ta. Máy bay trinh sát chiến đấu O.2 là loại máy bay cánh quạt, tốc độ chậm,
có thể bay hàng tiếng đồng hồ, vòng lượn rất hẹp, luôn cơ động, lúc bay cao, lúc
bay thấp để quan sát mục tiêu rồi bổ nhào bắn đạn khói để chỉ điểm cho máy bay
chiến đấu đánh phá, các loại máy bay RF không người lái bay thấp. OV.10, L.19
trinh sát ban ngày, ban đêm bay đi bay lại nhiều lần chụp ảnh nhằm phát hiện hệ
thống kho tàng, bến bãi, nơi trú quân, hệ thống đường sá, cung đường vận chuyển
của ta.
•Máy bay ném bom chiến lược
- Máy bay B.52, đây là một loại máy bay ném bom chiến lược của không
quân Mỹ. Đặc điểm cấu tạo: dài 40,05 m, sải cánh 56,39 m, cao 12,4 m, có 8 động
cơ, k hối lượng cất cánh tối đa 221,35 tấn, tầm bay 12.000 km tới 16.000 km, bay ở
độ cao 15 km so với mặt biển, kíp bay 6 người, mang tới 30 tấn bom. Khoang bom
của nó có thể mang tới 36 tấn bom.
16
Trong chiến tranh Việt Nam, máy bay B.52 được cải tiến chở được 30 - 40
tấn bom. Các phi vụ dội bom của B.52 đều xuất phát từ đảo Guam nằm giữa Thái
Bình Dương và các căn cứ bên Thái Lan.
Ở chiến trường Việt Nam, máy bay B.52 đã thể hiện được sức mạnh tàn phá
rất ghê gớm của nó. Trong một vụ thả bom, máy bay B.52 thường đi thành nhóm
ba chiếc theo đội hình mũi tên, trên độ cao 9 - 10 km và ném khoảng gần 100 tấn

bom với mật độ dày đặc xuống một khu vực khoảng 2,5 km². Nếu một quả bom
tiêu chuẩn là gần 250 kg thì mật độ bom rơi là khoảng 130 quả trên 1 km², tức là
khoảng cách trung bình giữa hai hố bom cạnh nhau là khoảng 80 mét. Với mật độ
ném bom cao như vậy, xác suất huỷ diệt trong bãi bom B.52 là rất lớn.
Không quân Hoa Kỳ đã dùng B.52 để ném bom rải thảm dọn đường, ném
bom tạo bãi đáp đổ quân cho các cuộc hành quân của kỵ binh bay, đánh vào các
khu nghi ngờ tập trung quân và vào các khu hậu cần kho tàng của Quân đội Nhân
dân Việt Nam và Quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam và đã gây ra các huỷ diệt
rất lớn và gây cảm giác rất ghê sợ, hãi hùng trong hàng ngũ chiến đấu của ta,
những người đã từng trải qua các trận bom B.52.
- Máy bay F.111, là loại máy bay “ném bom chiến thuật - chiến lược” kiểu
động cơ kép, hai người lái. Thân máy bay dài 22,4 m; sải cánh lúc "xòe" rộng 19,2
m, lúc "cụp" 9,47 m; chiều cao 5,52 m; trọng lượng rỗng 20,943 tấn, trọng lượng
cực đại 41,5 tấn. Khi bay cao 18 km, vận tốc cực đại, vận tốc trung bình 800 –
1.000 km/h, tốc độ hạ cánh 185 km/h, bán kính hoạt động rộng 5.093 km, sức tải
tối đa 13,610 tấn bom. Giá một chiếc F.11A là 15 triệu đô la.
Người ta thường gọi F.111 là "cánh cụp, cánh xòe" vì cánh trước có cơ cấu
điều khiển động lực học: khi mang tải nặng hai cánh xòe ra để tăng tiết diện nhằm
tăng lực năng của không khí; khi đã trút bom xong, trọng lượng máy bay giảm, đôi
cánh trước gấp xuôi về phía sau để giảm tiết diện nhằm giảm lực cản. Trạng thái
mức độ "cụp", "xòe" tùy theo trọng tải do máy tính thực hiện.
F.111 được trang bị radar để tính toán địa hình, để bay được ở độ cao từ 80
m đến 200 m, hoạt động tốt trong mọi thời tiết, nhất là ban đêm. Do đó, F.111 có
thể độc lập tác chiến mà không cần máy bay tiêm kích và dẫn đường bay kèm vì
17
nó được trang bị thiết bị cảnh báo phát hiện radar đối phương và gắn tên lửa đối
không.
Tháng 3-1968, F.111 được đưa sang chiến trường Việt Nam nhưng không có
hiệu quả, sau đó Mỹ buộc phải dừng lại và cải tiến nó, đến năm 1972 lại đưa F.111
sang Việt Nam tiến hành cuộc thử nghiệm mới.

- Máy bay AC.130:
Máy bay AC.130 hay còn gọi là "spectre" (bóng ma) hay "con quái vật 5 đầu",
vốn là máy bay vận tải hạng trung C47 được cải tiến, với thời gian bay kéo dài từ 7
đến 8 giờ, gấp 2-3 lần máy bay phản lực, loại này được gắn thêm nhiều nòng pháo
40mm và 20mm, nguyên gốc là loại pháo cao xạ liên thanh mặt đất, với 440 viên
đạn. Thiết bị bắn mục tiêu, nhất là ban đêm (Ra đa hồng ngoại), camera LLTV (Low
Light TV- Tivi trong điều kiện ánh sáng yếu) và máy tính để điều khiển bắn chính
xác hơn tức là pháo có bộ kính ngắm khuyếch đại ánh sáng hồng ngoại gấp 4 vạn
lần, tham số bắn hoàn toàn do máy tính điện tử điều khiển nên độ bắn chính xác cao.
Máy bay thường hoạt động ở độ cao khoảng 3km, từ 8 giờ tối đến 4 giờ sáng hôm
sau. Nó còn được gắn các máy phát nhiễu tích cực nhằm chống radar của tên lửa và
pháo, đồng thời luôn có 2 chiếc F-4D bay kèm để áp chế pháo cao xạ. Kíp bay
AC.130 gồm 8 người. Cơ chế hoạt động của AC.130 gồm: máy bay trinh sát (các
kiểu RF-4C, RF-101, OV-10Avv...) bay trên tuyến giao thông cơ giới, thả "cây nhiệt
đới" (ADSIDS = air-delivered seismic instrusion detector: thiết bị thả bằng máy bay
phát hiện xâm nhập qua tiếng động) máy bay trinh sát điện tử 4 động cơ EC-121 bay
tuần tra nhận tín hiệu xác định vị trí để máy bay AC.130 đến đón bắn.
AC.130 cũng được thừa hưởng những ưu điểm của C47 là: Tuy cơ động
chậm nhưng tốc độ bay lại tương ứng với nhiệm vụ săn xe vận tải, có thể hạ thấp
độ cao dễ dàng, vòng lượn hẹp, thích hợp với việc truy lùng, phát hiện xe lẩn trốn.
Xạ thủ của máy AC.130 chỉ cần ngồi nhìn mục tiêu trên màn hình, đưa vạch ngắm
vào đúng mục tiêu mà bấm nút. Mọi việc đã có máy tính điều khiển trên cơ sở các
số liệu khí tượng và các số liệu mục tiêu được nhân viên khác cung cấp.
Sau một thời gian tiến hành cuộc chiến tranh điện tử ở Việt Nam, các chuyên
gia quân sự Mỹ rút ra kết luận biện pháp đối phó điện tử là thiết yếu giống như
18
nhiên liệu hoặc vũ khí trang bị cho máy bay. Xuất phát từ yêu cầu đó Mỹ đã xúc
tiến đưa vào trang bị các máy bay chuyên làm nhiệm vụ chiến tranh điện tử, trong
đó, AC.130 là loại nguy hiểm nhất, gây cho ta nhiều tổn thất. Mục tiêu săn đuổi
của máy bay cường kích AC.130 là các xe vận tải.

Loại máy bay này khi mới xuất hiện đã gây nhiều tổn thất cho xe đi đêm. Vì
máy bay này có khả năng phát hiện xe chạy trong đêm nên xe có tắt đèn vẫn bị bắn
trúng. AC.130 được sử dụng chủ yếu trên đường Trường Sơn để phát hiện và tiêu
điệt các đoàn xe vận tải, ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam. Tại
những trọng điểm nổi tiếng như Cua chữ A, đèo Phu La Nhích, ngầm Ta Lê... xác
xe vận tải của ta bị AC.130 bắn cháy nhiều vô kể. Ngầm là đoạn đường rải đá đi
qua lòng sông suối, hai bờ dốc lên xuống bị bom đánh lở loét. Nhiều đêm liền, xe
không lưu thông được vì máy bay địch hoạt động lúc dai dẳng, lúc dữ dội.
Có nhiều đêm hàng chục xe trúng đạn bốc cháy, có nhiều đêm trên toàn
tuyến đều bị ách tắc, số xe bị bắn cháy quá nhiều, phần lớn là do AC.130 gây ra.
Thời gian đầu, AC.130 không chỉ gây thiệt hại về xe mà còn làm cho một số chiến
sĩ lái xe hoang mang, dao động.
1.2.2.2. Về bom đạn
Bên cạnh các loại bom cổ điển vẫn được sử dụng trên quy mô lớn, trên chiến
trường Trường Sơn đưa ra nhiều loại mới hiện đại như: Bom mìn dạng chùm, và
bom thông minh như bom từ trường, bom dẫn bằng laser.
= Bom mìn dạng chùm (Cluster bomb):
Đây là ý tưởng kết cấu bom mìn mới, tăng số lượng bom mìn trong một đơn
vị. Khi rời máy bay ở một độ cao nào được định trước, "quả bom mẹ " mở ra, tung
xuống đất hàng trăm bom mìn "con", bao trùm một vùng rộng lớn.
Loại chờ nổ, phân loại theo hình dáng có mìn lá, mìn răng rồng, mìn tai hồng,
bom sỏi, mìn nhện; phân loại theo phương pháp kích nổ có bom "châu chấu", mìn
nhảy.
Loại này có khoảng 3000 quả mìn trong một "quả bom mẹ" được máy bay rải
khắp rừng Trường Sơn, dọc đường giao liên lẫn vào màu cỏ, đất và chờ lúc có
chân người hay bánh xe giẫm lên mới nổ
19
- Mìn lá, có hình thù giống như một chiếc lá, màu xanh, có những đường gân
dày hơn và nặng hơn chiếc lá. Mỹ thả hàng triệu triệu quả xuống dọc các con
đường, các cánh rừng. Tiếng nổ của nó ngang tiếng pháo đùng và sức công phá chỉ

đủ làm nát một bàn chân. Dùng mìn lá, Mỹ âm mưu đánh vào ý chí của đối
phương. Nếu một người dẫm phải mìn lá thì phải có thêm hai người giúp đỡ, phải
rời đội hình chiến đấu, làm giảm năng lực chiến đấu của đối phương.
- Bom bo, hay còn gọi là bom bi - nổ ngay và nổ chậm, một quả bom mẹ
tung ra khoảng 670 bom con (BLU- 26/B
- Bom chùm chống tăng Rockeye (mắt đá) MK20, có dạng cái chai, đuôi dài
là các cánh nhựa, nên còn gọi là bom chai, mỗi quả bom mẹ chứa 240 bom con Mk
118, mạng lượng nổ lõm, nhằm đánh vào loại mục tiêu cứng như xe tăng- thiết
giáp và các công trình nổi, bồn xăng, …
- Bom chùm dạng bẫy điện tử CBU-49, có dạng hình tròn, tương tự như quả
lựu đạn, lớn hơn bom bi một chút, nhưng trong lòng nó không chỉ chứa ngòi nổ và
thuốc nổ mà còn có cả một khối mạch vi điện tử có pin, một hệ thống nhạy cảm
gây nổ tinh tế. Khi bom chạm đất bom sẽ tự động giăng bẫy. CBU-49 có “mắt”,
trong quá trình rơi thì tự quay và tung ra 4 sợi dây màu xanh nhạt. Những sợi dây
đó quàng vào bất cứ vật gì nó chạm phải tạo thành điểm tựa để giữ bom nằm im
chờ nổ. Khi có người, động vật qua lại, vô tình vướng nhẹ vào sợi dây chỉ bất kì là
bom nổ, do bị kích thích thì các quả bom khác ở gần đó cũng nổ theo.
= Bom thông minh: là loại bom biết chờ mục tiêu đến gần nhất hay vào
trong vùng sát thương của nó mới nổ; hoặc trong quá trình bay có thể tự tìm lấy
mục tiêu địch để đánh phá. các loại bom thông minh mà Mỹ dùng trên đường Hồ
Chí Minh là bom từ trường, bom laser.
- Bom điện quang EO, nặng 1 - 2 tấn, có camera lắp ở đầu giúp bom tự tìm
đến mục tiêu, chuyên dùng để hủy diệt các công sự kiên cố như cầu, ngầm, …
- Bom Từ trường MK-36, được mệnh danh là "kẻ hủy diệt", được Mỹ sử
dụng từ năm 1967 cho đến khi kết thúc cuộc chiến tranh. Đây là loại bom thế hệ
mới, mở đầu cho cuộc cách mạng về bom hàng không, biến bom thông thường
thành bom "tinh khôn".
20
Bom từ trường MK-36 nặng 500 bảng Anh, M117 DST là loại nặng 750 bảng
Anh, MK 84 DST là loại nặng 2.000 bảng Anh. Máy bay B.52 cũng có loại bom

này, thả trên không xuống, bom từ trường dễ nhận dạng vì có đuôi dù giương ra
thành hình chữ T. Khi rơi xuống đất, bom thường được đánh dấu bằng đuôi dù,
cánh để lại trên mặt đất còn khum khum hay dạng ra hình chữ thập. Tuy vậy ở
vùng đất mềm hay đất cát có lúc cánh đuôi ở một nơi nhưng bom chui sâu, chui
chếch trong lòng đất ở nơi khác.
Kết cấu bom từ trường thông dụng loại 500 bảng MK-36 DST là loại bom
hình thuôn, đường kính 88 cm, dài 226,6 cm, nặng 254 kg. Phía đầu lắp ngòi nổ
MK30. Thực ra đây chỉ là cơ cấu đưa bom đến trạng thái chờ nổ, gồm khối thân
MK30, tự mở bảo hiểm theo thời gian đặt trước, một khối chuyền nổ (relais)
MK33, vành kíp nổ điện, hạt nổ lá gan và khối thuốc mồi MK39. Chỉ sau khi bom
rời máy bay một thời gian nhất định, các bộ phận trên mới được xoay chuyển tới
"đường lửa" từ kíp nổ điện, qua relais, được nối thông với hạt nổ lá gan và khối
thuốc mồi. Ngòi đuôi nổ MK42 thực chất là khối sensor và mạch xử lí tín hiệu -
điều khiển kíp. Đây là một khối hình trụ bằng hợp kim nhôm màu đen, dài 208
mm, bên trong chứa sensor từ tính các bảng mạch điều khiển và khối thủy ngân.
Bên trên nhô lên một ống ngắn chứa chốt nối điện, khi bom chưa được thả, chốt
nối điện bị một kẹp giữ chặt lại, điện pin chưa được nối mạch, chỉ khi bom được
thả, cánh được xòe ra, làm động tác rút chốt giữ, chốt bật lên, mạch điện được nối.
Cơ cấu gây nổ được lắp ở đuôi bom qua đĩa nhôm mạ vàng xoay vào ren ở đuôi.
Từ cơ cấu gây nổ MK42 nối với ngòi nổ MK30 ở đầu bằng cáp điện qua chốt nối
điện ở giữa thân bom. Chỉ khi đưa bom lên máy bay, chốt nối điện mới được lắp
để đảm bảo an toàn, chụp lên đuôi bom là là đuôi dù 4 cánh MK15.
Khi đã nằm yên dưới đất hoặc dưới nước, bom từ trường sẵn sàng hoạt động.
Khi có mục tiêu mang sắt thép đi qua khu vực bom, tín hiệu biến thiên từ trường
do mục tiêu gây ra được sensor từ tính tiếp nhận, biến đổi nó thành tín hiệu điện,
đưa vào mạch điện xử lí điều khiển nổ. Khối xử lí này sẽ loại bỏ những tín hiệu
không phù hợp, chỉ tiếp nhận những tín hiệu theo một mức ngưỡng và theo một mã
nhất định, mới cho ra một xung điện truyền qua đường cáp lên đầu bom, đốt kíp ở
21
vành kíp điện, kíp điện chuyền lửa qua relais, làm cháy hạt nổ lá gan, làm nổ khối

thuốc mồi để làm nổ bom.
Khi bom được thả xuống, chờ mãi không có mục tiêu thì nguồn điện ngày
một sụt áp. Khi sụt áp đến mức không bảo đảm thì bom sẽ phát huy tác dụng lần
cuối, "tự hủy" để không cho ai biết bí mật của bom và gây ra tác dụng uy hiếp nào
đó.
Bom từ trường có cấu tạo "kín nước" nên nó có thể hoạt động ở mọi địa hình.
+ Bom dẫn bằng laser MK-84 GLB: đây là loại bom thế hệ mới khác mà từ
khi mới ra đời, báo chí phương Tây đã gắn cho nó cái tên là "bom thông minh",
đây là loại bom thông thường được cải tiến phần đầu để lắp thêm bộ cánh lái và
phần đầu được gắn thêm khối sensor tiếp nhận tia laser phản xạ từ mục tiêu, cánh
đuôi được mở rộng ra để tăng thêm tầm lướt xa khi rơi.
Để sử dụng loại bom này phải sử dụng 2 máy bay, một chiếc bay vòng trên
mục tiêu chiếu laser vào mục tiêu cho đến khi bom đánh trúng mục tiêu. Máy
chiếu laser trên máy bay có thể hướng một phần về phía mục tiêu và sau đó được
tự động giữ vững hướng của nó mặc dù máy bay chuyển động. Máy bay kia bổ
nhào theo hướng mục tiêu và thả bom. Quả bom sẽ tắt tia tản xạ trên mục tiêu và
tự điều khiển để rơi trúng vào nó.
1.2.2.3. Hệ thống ngăn chặn điện tử
- Chiến trường điện tử (hệ thống ngăn chặn người):
Sau khi ý định thiết lập "Hàng rào điện tử" của Mc Namara bị thất bại năm
1968 thì giới quân sự Mỹ chuyển sang khái niệm "Chiến trường điện tử", "Chiến
trường điện tử" cơ động hơn, linh hoạt hơn "Hàng rào điện tử". Tất cả các phương
tiện máy móc có thể chuyên chở từ chiến trường khác, biến bất cứ địa hình nào
trong chốc lát trở thành một khu vực đầy nguy hiểm. Tuy "Hàng rào điện tử" bị
phá bỏ nhưng hơn 1 tỉ USD chi phí để xây dựng nó đã tập hợp được một lượng lớn
máy móc, thiết bị mới dùng cho chiến tranh hạn chế. Đã có trên 100 thiết bị được
dùng cho chiến trường điện tử, trong đó có thể kể như mìn sát thương, bom điều
khiển bằng laser; khí tài quan sát ban đêm, bom chùm, "máy đánh hơi người" (máy
phát hiện bằng phản ứng hóa học đối với hơi bốc từ thân thể của quân đối
22

phương), máy hiện hình nhiệt học, máy thu âm, máy ghi địa chấn thu nhận tiếng xe
tải hoặc bộ đội hành quân.
- Hệ thống thám báo tự động "Igloo White":
Đây là hệ thống ngăn chặn linh hoạt dựa trên kĩ thuật viễn thông quân sự hiện
đại: "Hệ thống thám báo tự động", "Hệ thống chống xâm nhập", hay cái tên khiêm
tốn hơn là “Hệ thống ngăn chặn xe". Hệ thống ngăn chặn này được Mỹ thiết lập dọc
từ bờ biển Quảng Trị sang đến biên giới Việt - Lào, có độ dài khoảng 35 km. Hệ
thống này đã áp dụng những thành tựu khoa học - kĩ thuật mới nhất lúc đó về máy
tính, vi điện tử, vật liệu mới nên đã đáp ứng gần như tức thời các yêu cầu về phát
hiện mục tiêu, thông báo tin tức mục tiêu, điều động lực lượng tấn công chính xác.
Thành phần chính của hệ thống thám báo tự động là các "máy phát hiện xâm
nhập", được bố trí kết hợp với vật cản tự nhiên và nhân tạo, phối hợp với hoạt
động của các đơn vị đồn trú và tuần tra. Trên đường Trường Sơn, địch thường sử
dụng 4 loại máy chủ yếu:
+ Máy trinh sát âm thanh (ACOU BUOY) "phao âm", nó là một ống dài, có
dù để khi thả vào trong rừng cây, dù vướng cành lá treo máy trên cây, bên dưới là
một chụp xốp bảo vệ cho micro bên trong, phần trên là đoạn rỗng có chứa ăngten.
Do ống sơn màu giống lá cây nên rất khó phát hiện.
+ Máy cảm ứng âm thanh (SPIKE BUOY) "phao cắm”, một dạng khác
cũng nguyên lí cảm ứng âm thanh như ACOU BUOY nhưng không có dù mà cắm
xuống đất, lẫn màu cỏ cây. Những máy này được thả nơi nghi có kho tàng, bến bãi,
bộ đội đóng quân hoặc xe, pháo
+ Cây nhiệt đới (ADSID), hay còn gọi là máy cảm ứng địa chấn có tần số
nhỏ nhất, đó là một ống kim loại được thả từ máy bay cắm xuống đất, phần trên
của nó là một ăngten có dạng một thân cây nhựa không lá, 4 cành ngang và một
cành đứng. “Đây là loại thiết bị được Mỹ đặt cho một cái tên rất kiêu, được tuyên
truyền là loại vũ khí siêu lợi hại” [29, tr. 394]. Cây nhiệt đới có loại ngắn, loại dài,
thông thường chúng thả loại thân dài 1,24 m, đường kính thân 7,6 cm, đường kính
đuôi 11,7 cm, nặng 16,8 kg. Bên trong chứa ba tầng linh kiện điện tử gồm các loại
bóng bán dẫn, tụ, kháng, được bao bọc bằng lớp nhựa dày hỗn hợp rất cứng, một

23
khối pin lớn và một micro nối với cần ăngten. Cấu tạo bộ ăngten gồm 4 râu, một
râu thẳng lên trời, ba râu còn lại xòe ra ba góc. Tất cả các “cây nhiệt đới” được
sơn màu xanh lá cây giống như một cây rừng.
Mục tiêu của cây nhiệt đới là những chấn động mặt đất, đối với người cự li
phát hiện 25 - 30 m, ôtô từ 200 - 300 m. Tuổi thọ của nó là 65 - 70 ngày. Quy trình
hoạt động của nó là thu các chấn động, tiếng động, phát tín hiệu lên không trung
cho một máy bay ở tọa độ 15 - 20 km, máy bay lập tức báo thông tin về trung tâm
xử lí ở đảo Guam. Trung tâm xử lí thông tin và điều máy bay đến oanh tạc.
+ Máy cảm ứng địa chấn và âm thanh (ACOUSID), có hình dạng tương tự
như ADSID nhưng trên thân máy còn có những lỗ rỗng để nhận biết âm thanh.
Tiểu kết
Đường Trường Sơn nằm trong chủ trương của Đảng là tiếp tục tiến hành
cuộc đấu tranh để thống nhất nước nhà. Con đường được hình thành năm 1959 và
theo thời gian thì đường Trường Sơn phát triển về cả quy mô, quân số và hệ thông
binh trạm. Mỗi lực lượng trên tuyến đã làm tốt nhiệm vụ mở đường, chiến đấu bảo
vệ tuyến đường, đảm bảo tuyến chi viện chiến lược.
Trên con đường này Mỹ đã dùng những âm mưu, thủ đoạn để thực hiện cuộc
chiến tranh ngăn chặn. Mỹ sử dụng các loại máy bay chiến đấu và máy bay trinh
sát như L.19, B.52, AC.130, F.111,…, một loạt các loại bom đạn như bom chum,
bom thông minh, chiến trường điện tử với hệ thống các thiết bị điện tử để thực
hiện mục tiêu "chống xâm nhập" trên tuyến vận tải chiến lược. Mỗi loại phương
tiện, vũ khí mà Mỹ sử dụng đều có những cấu tạo, tính năng nhằm thực hiện cao
nhất mục tiêu ngăn chặn sự chi viện sức người, sức của của miền Bắc cho cách
mạng miền Nam. Đây cũng là nơi thử nghiệm đầu tiên cho những ý tưởng mới,
những thế hệ phương tiện, vũ khí chiến tranh được sử dụng trong cuộc chiến tranh
công nghệ cao sau này.
Trên chiến trường Trường Sơn, quân Mỹ đã tiến hành một cuộc chiến tranh
kỹ thuật cao, với những vũ khí và trang bị chưa từng có trong lịch sử. Để đối phó
với âm mưu, thủ đoạn của Mỹ, Đảng ta phải có những chủ trương, chính sách

24
nhằm đánh bại các loại vũ khí, phương tiện đó, đảm bảo tuyến chi viện. Đây cũng
là nơi diễn ra cuộc đối đầu giữa quân đội ta với những vũ khí công nghệ cao của
Mỹ. Ở đó, trí tuệ, bản lĩnh của người Việt Nam được thể hiện một cách rõ nét.
Chương 2
ĐỐI PHÓ VỚI VŨ KHÍ CÔNG NGHỆ CAO CỦA MỸ
TRÊN ĐƯỜNG TRƯỜNG SƠN
GIAI ĐOẠN 1965-1973
2.1. Chủ trương của ta
Như đã trình bày, để tiến hành ngăn chặn tuyến chi viện chiến lược từ miền
Bắc vào cách mạng miền Nam, đế quốc Mỹ đã tiến hành một cuộc chiến tranh
ngăn chặn quy mô lớn. Nhiều loại vũ khí hiện đại đã được Mỹ đem ra sử dụng.
Trước tình hình đó, để đảm bảo duy trì sự thông suốt của tuyến đường, vấn đề đặt
ra là phải có những chủ trương, chính sách nhằm nâng cao hiệu quả, sức chiến đấu
của Đoàn 559, đảm bảo yêu cầu chi viện cho tiền tuyến.
Tại Hội nghị Trung ương 11 (3-1965) và Hội nghị Trung ương 12 (12-1965),
Đảng vạch ra phương hướng, nhiệm vụ chiến lược cách mạng, xây dựng thế trận
chiến tranh nhân dân vững chắc lâu dài ở ba vùng chiến lược (rừng núi, đồng bằng,
25

×