Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

BỆNH THOÁT vị đĩa đệm là gì

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (192.59 KB, 9 trang )

BỆNH THỐT VỊ ĐĨA ĐỆM LÀ GÌ?
NGUN NHÂN, DẤU HIỆU VÀ CÁCH
ĐIỀU TRỊ
Bệnh thốt vị đĩa đệm đang có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây
với biến chứng khó lường. Vậy thốt vị đĩa đệm là gì? Triệu chứng, nguyên
nhân và cách chữa tại nhà như thế nào hãy cùng tìm hiểu trong nội dung sau.

1.

THỐT VỊ ĐĨA ĐỆM LÀ GÌ?

Đĩa đệm có cấu trúc sụn, nằm giữa các đốt sống. Đĩa đệm gồm 2 phần là bao xơ
(mâm sụn) ở bên ngoài và nhân nhầy ở dạng keo nằm bên trong thực hiện
nhiệm vụ co giãn, giúp các đốt xương hoạt động trơn tru mà không bị cọ xát
vào nhau. Bình thường, những đĩa này rất chắc, có vai trị như một gối đỡ đàn
hồi giúp cột sống dẻo dai, thực hiện được các động tác cúi, ưỡn, xoay và
nghiêng. Tuy nhiên, khi các đĩa đệm này bị tổn thương, lệch đĩa đệm, trượt đĩa
đệm hoặc bị hư hại, vòng xơ sẽ bị mòn, rách, nhân nhầy thốt ra ngồi, chèn ép
lên các rễ thần kinh xung quanh cột sống gây nên những cơ đau đớn, khó chịu,
từ đó hình thành nên bệnh thốt vị đĩa đệm.


Nhân nhầy tràn ra ngoài chèn ép rễ thần kinh gây ra thốt vị đĩa đệm

1.

NGUN NHÂN HÌNH THÀNH BỆNH THỐT VỊ
ĐĨA ĐỆM?

Thốt vị đĩa đệm có thể bị ở nhiều đối tượng và độ tuổi khác nhau như trẻ em,
người già, phụ nữ sau sinh…Có rất nhiều nguyên nhân gây ra thoát vị đĩa


đệm. Nguyên nhân chủ yếu là do:
 Do tính chất cơng việc, khn vác nặng sai tư thế dễ gây chấn thương
cột sống, thoát vị đĩa đệm.
 Do chấn thương như té ngã khi chơi thể thao, làm việc, tai nạn giao
thông…
 Do tuổi tác: Khi ở độ ngày một cao, q trình lão hóa diễn ra, cột sống
khơng cịn mềm mại, vịng sụn bên ngồi xơ hóa, lượng nước và tính
đàn hồi bên trong nhân nhầy giảm đi, nên càng có nguy cơ cao bị mắc
thốt vị đĩa đệm.
 Thừa cân, béo phì: trọng lượng cơ thể nặng sẽ làm tăng sức nặng cho
cột sống.
 Ngồi ra cịn một vài ngun nhân khác như: Di truyền, bẩm sinh cong
vẹo cột sống, lạm dụng chất kích thích, ăn uống thiếu dinh dưỡng…

1.

TRIỆU CHỨNG BỆNH THỐT VỊ ĐĨA ĐỆM

Cũng giống như các bệnh xương khớp khác, thời gian đầu xuất hiện ở mức độ
nhẹ nên người bệnh thường chủ quan, nhưng càng về sau cơn đau càng tăng lên
dữ dội dẫn đến mệt mỏi, tâm lý chán chường, hạn chế vận động, ảnh hưởng
năng suất làm việc. Một số triệu chứng thoát vị đĩa đệm bao gồm:
 Đau nhức tay hoặc chân: Người bệnh cảm nhận thấy những cơn đau
đột ngột ở vùng cổ, thắt lưng, vai gáy, cổ và chân tay, sau đó vùng đau
có xu hướng lan ra vùng vai gáy, chân tay. Tính chất đau có thể
chuyển biến từ âm ỉ hoặc đau dữ dội khi người bệnh vận động và giảm
khi nghỉ ngơi.
 Cơ thể luôn bồn chồn, chân tay động đậy trong khi ngủ.



 Tê bì tay chân: lúc đầu chỉ có cảm giác như châm chích, kiến bị
nhưng lâu dần các triệu chứng trở nặng khiến người bệnh khó đi lại và
cầm nắm.
 Yếu cơ, bại liệt: dần mất cảm giác ở vùng đùi, chân, quanh hậu mơn
gây khó khăn đi lại vận động, dần dần dẫn tới teo hai chân, teo cơ, liệt
các chi phải ngồi xe lăn.
 Gặp phải tình trạng tiểu són hoặc bí tiểu.

Tê bì tay chân là dấu hiệu của thốt vị đĩa đệm

1.

CÁC LOẠI THỐT VỊ ĐĨA ĐỆM THƠNG
THƯỜNG

Thốt vị đĩa đệm thường xảy ra ở những vị trí đĩa đệm hoặc gần đĩa đệm. Đa số
các bệnh nhân sẽ bị ở những vị trí dưới đây:

 Thoát vị đĩa đệm cổ: C2C3, C3C4, C4C5, C5C6, C6C7
 Thoát vị đĩa đệm cổ ngực: C7T1
 Thoát vị đĩa đệm ngực: T1T2, T2T3, T3T4, T5T6, T7T8, T8T9,
T9T10, T11T2


 Thoát vị đĩa đệm lưng ngực: T12L1
 Thoát vị đĩa đệm thắt lưng: L1L2, L2L3, L3L4, L4L5, L5S1

1.

CÁC GIAI ĐOẠN THỐT VỊ ĐĨA ĐỆM


Thốt vị đĩa đệm thường xảy ra 4 giai đoạn:

4 giai đoạn thoát vị đĩa đệm

 Giai đoạn phình đĩa đệm: Phình đĩa đệm là tình trạng đĩa đệm phình
to hơn với kích thước bình thường, gây ra những cơn đau dây thần
kinh, dễ bị nhầm lẫn với bệnh đau lưng thông thường.
 Giai đoạn lồi đĩa đệm: Bệnh nhân có thể cảm thấy đau lưng cục bộ
với những cơn đau dữ dội. Cơn đau ở giai đoạn lồi đĩa đệm có thể lan
qua những khu vực khác của cơ thể. Ở giai đoạn này, người bệnh có
xu hướng di chuyển sang 1 bên cho đỡ đau.
 Giai đoạn thoát vị đĩa đệm thực thụ: Nhân nhầy thốt ra ngồi,
chèn ép vào các rễ thần kinh gây ra những cơn đau dữ dội, tê bì,
khiến người bệnh hạn chế vận động. Đây là giai đoạn khá nguy hiểm,
nếu điều trị sớm thì khó có thể phục hồi như cũ.


 Giai đoạn thốt vị đĩa đệm có mảnh rời: Các nhân nhầy đã thốt
hết ra ngồi, chèn ép lên các rễ thần kinh gây ra những cơn đau đớn,
khó chịu cho người bệnh. Đây là giai đoạn cuối, có thể gây ra những
biến chứng nguy hiểm như teo cơ hoặc tàn phế.
Thoát vị đĩa đệm diễn ra theo từng giai đoạn cụ thể, và có rất nhiều biến
chứng nguy hiểm như: Đau rễ thần kinh, rối loạn cảm giác, teo cơ, gây tê liệt,
tàn phế, rối loạn cơ thắt (rối loạn đại tiểu tiện), hội chứng đuôi ngựa theo các
tầng thoát vị đĩa đệm, hội chứng đau khập khễnh cách hồi… Do đó, việc phát
hiện bệnh càng sớm sẽ tăng khả năng điều trị bệnh khỏi hoàn toàn cũng như
giảm chi phí đáng kể.

1.


CHẨN ĐỐN BỆNH THỐT VỊ ĐĨA ĐỆM
Phương pháp chẩn đoán lâm sàng:
Đau cổ, lưng, tay, chân tê bì.
Đau lan ra tồn thân theo các rễ thần kinh.
Phù, sưng xung quanh vùng đĩa đệm thoát vị.
Khi hoạt động hoặc đứng thẳng phải nghiêng người về một bên để
thấy bớt đau.
 Khi ấn vào vùng thắt lưng thấy đau lan xuống chi dưới.
 Rối loạn đại tiểu tiện.





Phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng:
 Chụp X quang: Giúp xác định cụ thể vị trí thốt vị đĩa đệm.
 Chụp cộng hưởng từ(MRI): Chụp cộng hưởng từ là một phương pháp
chẩn đốn hình ảnh chính xác và hiện đại nhất. Phương pháp này giúp
xác định được hình thái của thốt vị, số tần và vị trí thốt vị.
 Chụp bao rễ thần kinh: Áp dụng trong trường hợp bệnh nhân nghi ngờ
bị thốt vị đĩa đệm nhưng khơng chụp được bằng MRI.
 Chụp cắt lớp vi tính: Sử dụng khi thốt vị đĩa đệm đi kèm thối hố
xương (vơi hoá dây chằng sau, dày mỏ xương và dây chằng vàng).

7. BIỆN PHÁP PHỊNG TRÁNH THỐT VỊ ĐĨA ĐỆM


Bệnh thoát vị đĩa đệm khá là nguy hiểm và ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe
cũng như sinh hoạt. Vì vậy hãy sử dụng những biện pháp dưới đây để ngăn

ngừa thoát vị đĩa đệm:
 Tập thể dục thường xuyên, chơi những môn thể thao vừa sức sẽ giúp
tăng độ dẻo dai của cột sống.
 Hạn chế mang vác nặng, đặc biệt là không mang vác nặng sai tư thế.
 Chế độ ăn uống đảm bảo đủ Canxi và Vitamin D cần thiết cho xương,
bổ sung thêm các thuốc bổ thần kinh như vitamin B1, B6, B12.
 Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá,...
 Kết hợp làm việc và nghỉ ngơi xen kẽ để đĩa đệm được phục hồi kịp
thời, tránh tình trạng mắc bệnh thoát vị đĩa đệm sau này.

8. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ THỐT VỊ ĐĨA ĐỆM
Điều trị tự nhiên, khơng dùng thuốc:
 Chiropractic (phương pháp kéo nắn xương khớp): Phương pháp này
mang lại hiệu quả ở mức độ vừa phải với cơn đau lưng dưới, kéo dài ít
nhất 1 tháng. Lưu ý, trị liệu bằng phương pháp chiropractic với bệnh
nhân bị thoát bị đĩa đệm cổ, trong một số hiếm trường hợp có thể gây
ra đột quỵ.
 Châm cứu: Làm giảm đau lưng và đau cổ kinh niên tương đối tốt.
 Massage: Giảm đau ngắn hạn cho người bị đau lưng dưới kinh niên.
 Yoga: Kết hợp vận động thể chất, tập thở và thiền, giúp cải thiện chức
năng và làm giảm đau lưng kinh niên.
 Các phương pháp tác động cột sống, kéo giãn cột sống trong điều trị
bệnh.
Ưu điểm: Không gây tác dụng phụ, không đau, không phải nhập viện…
Nhược điểm: Phải điều trị thường xuyên, vẫn có thể tiến triển nặng và
không dứt điểm được bệnh.
Điều trị theo đơn thuốc của bác sĩ:
 Thuốc giảm đau - kháng viêm: Paracetamol, diclofenac, meloxicam...
 Thuốc chống động kinh.



 Thuốc giãn cơ: mydocalm, myonal... chỉ định trong trường hợp co
cứng cơ cạnh cột sống.
Ưu điểm: Giảm đau nhanh, dễ dàng sử dụng.
Nhược điểm: Có thể gây nhờn thuốc, kháng thuốc và nhiều tác dụng
phụ khác. Không thể điều trị dứt điểm.
Phẫu thuật:
 Khi tình trạng thốt vị chèn ép tồn bộ rễ thần kinh vùng đi ngựa
(vị trí ngay bên dưới thắt lưng) gây hội chứng đuôi ngựa (biểu hiện bí
đại tiểu tiện, mất cảm giác đau xung quanh hậu môn và bộ phận sinh
dục), lúc này bệnh nhân cần phải được phẫu thuật ngay để ngăn ngừa
bệnh tiến triển nặng gây yếu tay, chân hoặc liệt.
 Trong nhiều trường hợp mổ thoát vị đĩa đệm, bác sĩ phẫu thuật có thể
loại bỏ phần nhơ ra của đĩa đệm, thậm chí một số trường hợp phải loại
bỏ tồn bộ đĩa đệm, các đốt sống có thể cần phải được kết hợp với
phần cứng kim loại để cung cấp sự ổn định cho cột sống.
Ưu điểm: Phương pháp này được sử dụng khi đau quá mức và sử dụng
thuốc giảm đau khơng có tác dụng.
Nhược điểm: Nhiễm trùng khi mổ, tổn thương các dây thần kinh, thối
hóa cột sống và dễ dàng bị tái phát lại.

9. CHỮA THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM TẠI PHÒNG KHÁM CƠ
XƯƠNG KHỚP MỸ VIỆT
Hiện tại, Phòng Khám Cơ Xương Khớp Mỹ Việt đang sử dụng hai phương
pháp điều trị dành cho bệnh thoát vị đĩa đệm. Với những ưu điểm vượt trội hơn
các phương pháp điều trị thơng thường, Phịng Khám Mỹ Việt được cơng nhận
là một trong những địa chỉ chữa thoát vị đĩa đệm uy tín bậc nhất tại TP. Hồ
Chí Minh.
Phương pháp điều trị: Sóng cao tần(vi sóng): Sử dụng các bước sóng ở nhiệt
độ cao, tác động trực tiếp vào vị trí nhân nhầy đĩa đệm đang tổn thương, sẽ làm

giảm áp lực trong lòng đĩa đệm, giúp co hồi khối thốt vị trở về vị trí ban đầu,
giải phóng dây thần kinh và mạch máu bị chèn ép.


Điều trị thốt vị đĩa đệm bằng phương pháp sóng cao tần

Phương pháp kết hợp: Kim siêu vi: Là phương pháp công nghệ, đây là thủ
thuật xâm lấn tối thiểu. Bác sĩ sẽ sử dụng kim siêu vi tác động trực tiếp vào căn
nguyên gây bệnh, bóc tách những gân cơ dây chằng xơ hóa, giúp giải phóng
hồn tồn các dây thần kinh, mạch máu bị chèn ép, từ đó giúp cho lượng máu
nuôi dưỡng phục hồi tế bào tổn thương
Ưu điểm của Sóng cao tần và Kim siêu vi trong điều trị thốt vị đĩa đệm:







Tác động bằng sóng sẽ giữ đĩa đệm được nguyên vẹn
An toàn tuyệt đối
Điều trị đạt hiệu quả cao, lâu dài
Không gây tác dụng phụ
Thời gian điều trị ngắn, chỉ khoảng 30p-45p
Không đau, không chảy máu, khơng tạo vết thương.

Liệu trình sẽ tùy theo mức độ, thông thường từ 3- 6 lần điều trị, mỗi lần điều trị
chỉ từ 30-45p tùy mức độ nặng nhẹ, khi thăm khám bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị
chi tiết.





×