Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Dàn bài Trao Duyên lớp 10 kì 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.54 KB, 9 trang )

Trao Duyên I. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả Nguyễn Du, tác phẩm Truyện Kiều và đoạn trích Trao duyên.
- Giới thiệu 18 câu thơ đầu của đoạn trích: Là lời Thúy Kiều nhờ cậy, van xin Thúy Vân thay
mình kết duyên cùng Kim Trọng
II. Thân bài:
a. Lời nhờ cậy của Thúy Kiều (2 câu đầu)
- Lời nói
“Cậy”: Đồng nghĩa với “nhờ” nhưng “cậy” còn bao hàm ý nghĩa gửi gắm, mong đợi, tin
tưởng về sự giúp đỡ đó.
“Chịu lời”: Đồng nghĩa với “nhận lời” nhưng “nhận lời” nó cịn bao hàm sắc thái tự nguyện,
có thể đồng ý hoặc khơng đồng ý, cịn “chịu lời” thì bắt buộc phải chấp nhận, khơng thể từ
chối bởi nó mang sắc thái nài nỉ, nài ép của người nhờ cậy.
- Hành động:
(+) “Lạy, thưa”: Là hành động của người bề dưới với người bề trên, nhưng ở đây Kiều là
chị lại lạy, thưa em mình.
-> Đây là hành động bất thường nhưng lại hồn tồn bình thường trong hồn cảnh này bởi
hành động của Kiều là lạy đức hi sinh cao cả của Thúy Vân. Bởi vậy, việc Thúy Kiều nhún
nhường, hạ mình van nài Thúy Vân là hồn tồn hợp lý.
=> Hành động bất thường đặt trong mối quan hệ với các từ ngữ đặc biệt đã nhấn mạnh tình
thế éo le của Thúy Kiều.
- Hoàn cảnh đặc biệt của Kiều:
+ Thúy Kiều phải tha thiết cầu xin Thúy Vân thay mình kết duyên với Kim Trọng. Kiều biết
rằng việc mình đang nhờ Vân ảnh hưởng lớn đến cuộc đời em sau này bởi Thúy Vân và Kim
Trọng khơng có tình yêu.
+ Tâm trạng của Kiều đau khổ, tuyệt vọng bởi người ta có thể trao cho nhau kỉ niệm, đồ vật
chứ khơng ai đi trao đi tình u của mình.
b. Lí lẽ trao duyên của Kiều (10 câu tiếp)
* Kiều bộc bạch về tình cảnh của mình:
- Thành ngữ “đứt gánh tương tư”: chỉ tình cảnh tình duyên dang dở của Kiều, nàng bị đẩy vào
bước đường cùng không lối thoát giữa một bên là chữ hiếu một bên là chữ tình nên trao
duyên là lựa chọn duy nhất của nàng.


- Chữ “mặc”: Là sự phó mặc, ủy thác, ủy nhiệm. Kiều đã giao toàn bộ trọng trách cho Vân
thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng. => Cho thấy tâm trạng đau đớn, xót xa của Kiều
=> Là lời thuyết phục khơn khéo của Kiều dấy lên tình thương và trách nhiệm của người em
đối với chị của Thúy Vân.
* Kiều kể về mối tình với chàng Kim:


- Hình ảnh “Quạt ước, chén thề”: Gợi về những kỉ niệm đẹp, ấm êm, hạnh phúc của Kim và
Kiều với những lời thề nguyền, đính ước gắn bó, thủy chung.
- “Sóng gió bất kì”: Tai họa bất ngờ ập đến, Kiều bị đẩy vào tình thế tiến thối lưỡng nan,
phải chọn giữa tình và hiếu. Kiều đã chọn hi sinh chữ tình. -> Mối tình Kim – Kiều là mối
tình đẹp nhưng mong manh, dễ vỡ. => Vừa bộc lộ tâm trạng đau đớn, xót xa của Kiều, vừa
khiến Vân xúc động mà nhận lời.
* Kiều nhắc đến tuổi trẻ và tình máu mủ và cái chết:
- Hình ảnh ẩn dụ “Ngày xuân’: Tuổi trẻ. => Vân vẫn còn trẻ, cịn cả tương lai phía trước.
- “Tình máu mủ”: Tình cảm ruột thịt của những người cùng huyết thống. => Kiều thuyết
phục em bằng tình cảm ruột thịt.
- Thành ngữ “Thịt nát xương mịn” và “ Ngậm cười chín suối”: nói về cái chết đầy mãn
nguyện của Kiều. => Kiều viện đến cả cái chết để thể hiện sự cảm kích thật sự của mình khi
Vân nhận lời.
-> Lý lẽ của Kiều vừa thấu tình vừa đạt lý khiến Vân không thể không nhận lời.
⇒ Kiều là một người con gái thơng minh, sắc sảo cũng đầy tình cảm, cảm xúc.
c. Kiều trao kỉ vật (6 câu tiếp):
- Kỉ vật: Chiếc vành, bức tờ mây. → Kỷ vật đơn sơ mà thiêng liêng, gợi quá khứ hạnh phúc.
- Từ “giữ - của chung - của tin”.
+ “Của chung” là của Kim, Kiều nay là cả của Vân nữa.
+ “Của tin” là những vật gắn bó gợi tình u thiêng liêng của Kim – Kiều: mảnh hương,
tiếng đàn.
=> Thể hiện sự giằng xé trong tâm trạng Thúy Kiều. Kiều chỉ có thể gửi gắm mối duyên
dang dở cho Vân chứ khơng thể trao hết tình u mặn nồng xưa kia giữa nàng và Kim Trọng.

d. Nghệ thuật:
- Cách sử dụng từ ngữ tinh tế, tài tình.
- Sử dụng các thành ngữ dân gian và hình ảnh ẩn dụ
- Sử dụng các thủ pháp nghệ thuật liệt kê, ẩn dụ.
- Giọng điệu nhẹ nhàng, da diết, giàu cảm xúc.
III. Kết bài:
- Khẳng định giá trị của 18 câu thơ đầu đối với đoạn trích nói riêng và tác phẩm nói chung.
1. Mở bài
a) Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn trích
-Đặng Trần Côn (không rõ năm sinh năm mất) quê ở làng Nhân Mục, Thanh Trì, nay thuộc
phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội, sống vào thời Lê Trung Hưng.


-Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn là tác phẩm viết bằng chữ Hán gây tiếng vang lớn trong
giới nho sĩ đương thời với nhiều bản dịch và phỏng dịch Nơm khác nhau (Đồn Thị Điểm,
Nguyễn Khản, Phan Huy Ích, Bạch Liên Am Nguyễn). Bản hiện hành là bản dịch thành cơng
nhất.
-Đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (từ câu 193 đến 216) miêu tả những cung
bậc và sắc thái khác nhau của nỗi cô đơn, buồn khổ ở người chinh phụ khát khao được sống
trong tình yêu và hạnh phúc lứa đôi.
b) Giới thiệu khái quát 16 câu thơ đầu đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ.
a. Hành động lặp đi lặp lại một cách nhàm chán, vô vị
- “Thầm reo từng bước”: Bước chân lặng lẽ dạo trên hiên vắng.
- “Rủ thác địi phen”: Vào trong phịng cuốn rèm, bng rèm
→ Hành động lặp lại đi lặp lại một cách vô thức, thể hiện sự bần thần, bất định của người
chinh phụ
- Chữ “vắng, thưa”: Không chỉ gợi sự vắng lặng của khơng gian mà cịn cho thấy nỗi trống
vắng trong lịng người người chinh phụ
b. Thao thức ngóng trơng tin chồng
- Ban ngày:

Người chinh phụ gửi niềm hi vọng vào tiếng chim thước – loài chim khách báo tin lành.
Nhưng thực tế “thước chẳng mách tin”: Tin tức chồng vẫn bặt vơ âm tín.
- Ban đêm:
+ Người chinh phụ thao thức cùng ngọn đèn hi vọng đèn biết tin tức về chồng, san sẻ nỗi
lòng cùng nàng.
+ Thực tế: “Đèn chẳng biết” “lịng thiếp riêng bi thiết” Câu thơ có hình thức đặc biệt khẳng
định rồi lại phủ định, ngọn đèn có biết cũng như khơng vì nó chỉ là vật vơ tri khơng thể san sẻ
nỗi lịng cùng người chinh phụ.
+So sánh với bài ca dao “khăn thương nhớ ai”, bài ca dao cũng có xuất hiện hình ảnh ngọn
đèn. Nếu “đèn” trong bài ca dao là tri âm tri kỉ với người phụ nữ thì ở đây ngọn “đèn” lay lắt
lại cứa sâu thêm nỗi đau trong lòng người.
- Hình ảnh so sánh “hoa đèn” và “bóng người”.
+ “Hoa đèn” dầu bấc ngọn đèn, thực tế là than. Cũng giống như ngọn đèn cháy hết mình để
rồi chỉ con hoa đèn tàn lụi, người phụ nữ đau đáu hết lịng chờ chồng nhưng cuối cùng nhận
lại sự cơ đơn, trống trải.
+ Liên hệ với nỗi cô đơn của Thúy Kiều sau khi từ biệt Thúc Sinh trở về với chiếc bóng năm
canh:
c. Cảm nhận khác thường của người chinh phụ về ngoại cảnh.
- “Gà gáy”, “sương”, “hòe”: Là những hình ảnh gắn với cuộc sống thơn q bình dị, yên ả


- Từ láy “eo óc, phất phơ”: Cực tả vẻ hoang vu, ớn lạnh đến ghê rợn của cảnh vật.
→ Dưới con mắt trống trải cô đơn cả người chinh phụ, những cảnh vật vốn gắn với cuộc sống
yên bình, êm ả nay trở nên khác thường, hoang vu, ớn lạnh. Đó là cách nói tả cảnh để ngụ
tình.
d. Cảm nhận khác thường của người chinh phụ về thời gian.
- “Khắc giờ đằng đẵng”, “mối sầu dằng dặc”: Thể hiện sự dàn trải của nỗi nhớ miên man
không dứt.
- Biện pháp so sánh kết hợp với các từ láy giàu giá trị gợi hình gợi cảm “dằng dặc, đằng
đẵng” cho thấy sự cảm nhận khác thường về thời gian, mỗi phút mỗi giờ ngắn ngủi trôi qua

mà nặng nề như một năm dài, thời gian càng dài mối sầu càng nặng nề hơn.
→ Câu thơ cực tả nỗi cô đơn tột cùng tột độ trong lòng người chinh phụ.
e. Hoạt động gắng gượng duy trì nếp sống hằng ngày.
- Điệp từ “gượng”: nhấn mạnh sự cố gắng gị ép mình của người chinh phụ
- Mâu thuẫn giữa lí trí và tình cảm:
+ Đốt hương tìm sự thanh thản nhưng tình cảm lại mê man theo những suy nghĩ viển vông,
khắc khoải, những dự cảm chẳng lành.
+ Soi gương nhưng chỉ thấy hiện lên đó gương mặt đau khổ đầm đìa nước mắt.
+ Gượng gảy đàn sắt đàn cầm để ôn lại kỉ niệm vợ chồng nhưng lại lo lắng có điềm gở. Sự lo
lắng không chỉ cho thấy nỗi cô đơn mà còn cho thấy niềm khát khao hạnh phúc lứa đôi của
người phụ nữ.
⇒ Tiểu kết:
- Nội dung: Khắc họa tâm trạng cô đơn, lẻ loi, trống vắng của người phụ nữ, ẩn sau đó thái độ
cảm thơng, chia sẻ của tác giả đối với nỗi đau khổ của con người.
- Nghệ thuật:
+ Giọng thơ trầm buồn, khắc khoải, da diết, trầm lắng
+ Khắc họa nội tâm nhân vật tài tình, tinh tế thơng qua hành động nhân vật, yếu tố ngoại
cảnh, độc thoại nội tâm
+ Các biện pháp tu từ: So sánh, điệp từ, từ láy.
3. Kết bài
- Khái quát lại giá trị nội dung của đoạn thơ đối với đoạn trích: Khắc họa tâm trạng cơ đơn, lẻ
loi, trống vắng của người phụ nữ, ẩn chứa thái độ cảm thông, chia sẻ của tác giả đối với nỗi
đau khổ của con người.


I/ Bài mẫu trao duyên: Nền văn học Việt Nam nói chung và VHTĐ nói riêng chính là
tấm gương phản ánh thời đại, xã hội và con người. Trong đó, khi nhắc đến các nhà thơ, nhà
văn lỗi lạc của thời kì VHTĐ, chúng ta khơng thể khơng nhăc đến đại thi hào dân tộc Nguyễn
Du – nhà thơ “dù tả một làn mây cũng là mây của thời đại”. Bằng kinh nghiệm sống phong
phú và cũng chính tài năng của mình, ơng đã để lại cho đời những kiệt tác có một khơng hai.

Đặc biệt, một trong những tác phẩm được xem là đỉnh cao của thơ Nôm Việt Nam chính là
“Truyện Kiều”. Đây là một kiệt tác văn học được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới, gồm
3254 câu thơ lục bát. Truyện Kiều cịn có tên là Đoạn trường tân thanh tức “tiếng kêu mới đứt
ruột” được lấy nguyên tác từ Kim Vân Kiều truyện của Thanh tâm Tài Nhân Trung Quốc. Là
một tác phẩm mang giá trị hiện thực và nhân đạo cao, Truyện kiều đặc biệt khơi gợi những
xúc cảm và sự đánh giá cao từ đọc giả. Trong phần Gia biến và lưu lạc của tác phẩm, đoạn
trích “Trao duyên” từ câu thơ 723 đến 756 chính là khơng khí của buổi trao duyên của Thúy
Kiều đối với Thúy Vân.
Sau khi Kim Trọng về Lưu Dương chịu tang chú, giai đình Kiều bị vu oan “có 300
lạng bạc việc này mới xong”. Trước hồn cảnh của gia đình, nàng quyết định bán mình chuộc
cha, hi sinh mọi thứ kể cả mối tình của mình với Kim Trọng. Nghĩ thương cho mối tình dang
dở, Thúy Kiều đã trao mối tình của mình lại cho em gái Thúy Vân. 12 câu thơ đầu của đoạn
trích chính là bức tranh của một buổi lễ trao duyên.
“Cậy em em có chịu lời / Ngồi lên cho chị lậy rồi sẽ thưa
Giữa dường đứt gánh tương tư / Keo loan chấp mối tơ thừa mặc em
Kể từ khi gặp chàng Kim / Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề
Sự đâu sóng gió bất kì / Hiếu tình khơn lẽ hai bề vẹn hai
Ngày xn em hãy cịn dài / Xót tình máu mủ, thay lời nước non
Chị dù thịt nát xương mịn / Ngậm cười chín suối hãy cịn thơm lây.”
Trao dun ư? Thật vơ lí! Bởi rằng từ xưa đến nay, dễ dàng gì mà một ai đó lại trao đi
hạnh phúc và tình dun của mình cho người khác. Có thể khẳng định rằng con người ta có
thể cho đi bất kì thứ gì nhưng tình cảm thì khơng. Nhưng dường như “Trao dun” của
Nguyễn Du lại là một lời phủ định cho điều đó. Thúy Kiều đã trao duyên cho Thúy Vân
nhưng đây chẳng phải là một chuyện dễ dàng gì vì nó rất khó để có thể mở lời.
“Hở mơi ra cũng thẹn thùng
Để lòng lại phụ tấm lòng với ai”.
Là một người con gái tinh tế, Thúy Kiều đã mở lời trao duyên cho Thúy Vân bằng cách:
“Cậy em em có chịu lời
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa”
Thúy Kiều đã thể hiện sự sâu sắc của mình qua việc sử dụng các từ ngữ “cậy” thay vì nói

“nhờ” và “chịu” thay cho “nhận”. Việc lựa chọn ngôn từ với hàm ý được gửi gắm, Thúy Kiều
đặt trọn niềm tin và sự trông mong của bản thân vào em gái. Từ “cậy” với thanh trắc nặng
trĩu như thốt lên nỗi buồn đau da diết của một người con gái trước mối tình dang dở. Khơng
những thế, Kiều cịn đặt Thúy Vân vào thế sự “đã rồi” , lời trao duyên mang tính chất bắt
buộc khiến Thúy Vân phải “chịu”, khó lịng mà từ chối. Dù vậy nhưng Kiều như càng nặng
lòng hơn vì nàng có thể cảm nhận được rằng đây là một sự hi sinh rất lớn của Vân và thậm


chí, đấy có thể là lời báo hiệu cho một cuộc đời bi kịch phía trước mà Vân sẽ phải đối mặt.
Không chỉ sử dụng ngôn từ sâu sắc để mở lời với em, Thúy Kiều còn thể hiện sự tinh tế của
mình qua hành động “lạy” và “thưa”. Tưởng chừng như vơ lí, nhưng lại là một hành động
hợp lí vơ cùng. Bởi lẽ, ở vai vế là một người chị, người có thứ bậc cao hơn trong gia đình
nhưng Thúy Kiều lại “lạy” và “thưa” em gái của mình. Ở đây, hành động đó lại trở nên phù
hợp với hồn cảnh hơn hết vì đây được xem như hành động của một kẻ mang ơn và kẻ ban
ơn. Cái “lạy” và “thưa” bày tỏ sự biết ơn của Thúy Kiều trước Thúy Vân. Bằng việc đó, Kiều
lại tạo thêm phần trang nghiêm, hệ trọng cho khơng khí của buổi trao duyên, làm cho Vân
cảm nhận được tính chất quan trọng của câu chuyện mà chị Kiều sẽ kể và đó cũng chính là
lời khẳng định cho thái độ nghiêm túc, trân trọng của Thúy Kiều đối với mối tình của mình
và chàng Kim.
“ Giữa đường đứt gánh tương tư
Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em”
Mối tình Kim-Kiều là một mối tình dang dở, “ giữa đường đứt gánh ”. Chính vì thế,
khi mở lời trao dun cho Thúy Vân, Kiều mong muốn mối duyên của em và Kim Trọng sẽ
không trở nên hờ hững và phải luôn được gắn kết bền chặt như được “keo loan chắp mối”, và
đấy sẽ là một thứ hạnh phúc dài lâu. Thúy Vân sẽ thay Kiều nối lại mối duyên ấy. Kiều ủy
thác, phó mặc cho em, đặt trọn niềm tin vào Vân và vào chính mối dun mình đã trao.
Sau khi mở lời và nói ra mong muốn của lịng mình với em gái Thúy Vân bằng những
lời lẽ khơn khéo, sắc sảo và những hành động vô cùng tinh tế, Thúy Kiều đã gợi lại câu
chuyện tình yêu đẹp đẽ giữa mình với Kim Trọng.
“Kể từ khi gặp chàng Kim

Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề.”
Bằng việc sử dụng nghệ thuật điệp từ “khi”, hai câu thơ đã gợi lại dư âm của cái đã qua, cái
khoảng thời gian trong quá khứ tươi đẹp – một khoảng thời gian biết bao hạnh phúc của mối
tình Kim-Kiều . Tình yêu thắm thiết và sâu sắc ấy được thể hiện qua những hình ảnh “quạt
ước”, “chén thề”. Bởi lẽ rằng, trong xã hội xưa, khi 2 người yêu nhau, họ sẽ trao cho nhau
những kỉ vật, và Kim-Kiều cũng thế, họ tặng nhau quạt để ngỏ ý ước hẹn trăm năm, uống
rượu thề nguyền chung thủy. Điều đó lại như thôi thúc Kiều phải liên tưởng đến cái cuộc
sống ở hiện tại : Có lẽ như cái quá khứ ấy hạnh phúc bao nhiêu, thì giờ đây Kiều lại phải đối
mặt với cảnh đời buồn đau hơn thế. Qua đó chính là cái tâm trạng nặng trĩu của Kiều với hai
từ “nuối tiếc” về những kỉ niệm đẹp đã nhanh chóng trơi qua. Hai câu thơ gợi dư âm đã qua
nhưng lại là một lời khẳng định về một tình yêu gắn bó sâu nặng của Kim-Kiều.
Qúa khứ của Kiều chính là một bức tranh đẹp, nhưng liệu rằng hiện tại có cịn đẹp như bức
tranh ấy:
“Sự đâu sóng gió bất kì
Hiếu tình khơn lẽ hai bề vẹn hai.”
Cảnh ngộ thực tại của gia đình Thúy Kiều lúc bấy giờ chính là phải gánh chịu “sóng gió bất
kì”. Gia đình Kiều bất ngờ kết thúc những tháng ngày hạnh phúc, vui vẻ, đầm ấm bởi lời vu
oan của thằng bán tơ.


“Một ngày là thói sai nha
Làm cho khóc hại chẳng qua vì tiền”
Xã hội đầy rẫy những âm mưu, toan tính và gia đình Kiều phải trở thành một trong những
nạn nhân trong xã hội ấy. Trước hoàn cảnh éo le, trái ngang , Kiều giờ đây phải đứng trước
con đường với 2 ngã rẽ “hiếu” và “tình”. Hiếu, tình khơng thể vẹn hai, tình cảnh mâu thuẫn
đẩy Kiều hồn cảnh phải lựa chọn giữa chữ “hiếu” thiêng liêng và chữ “tình” sâu nặng. Bởi lẽ
rằng, khơng những trong quan niệm phong kiến xưa mà còn cả mọi thời đại, phận làm con và
chữ hiếu ko thể tách rời, vì thế bằng cả lí trí và tình cảm của mình, Kiều đã quyết định làm
tròn bổn phận của một người con bằng cách làm cho trọn cái hiếu của mình với gia đình.
Những câu thơ tiếp theo:

“Ngày xuân em hãy cịn dài
Xót tình máu mủ thay lời nước non.”
Thúy Kiều đã đưa ra những lời thuyết phục đối với Thúy Vân với mong muốn em có thể nhận
lấy mối duyên với Kim Trọng. Lời thuyết phục hợp cả lí lẫn tình càng bộc lộ rõ hơn về bản
năng sâu sắc của một người thiếu nữ tài sắc vẹn toàn như Thúy Kiều. Xét về lí, Kiều đã
thuyết phục Vân bằng lời nói với ngụ ý rằng: Thúy Vân là một người con gái đẹp, tuổi xuân
của em còn dài nên việc nảy sinh tình cảm của em và Kim Trọng và điều có thể xảy ra, và
đây cũng sẽ trở thành một mối tình đẹp hơn cả. Khơng những rằng, Kiều phó mặc cho Thúy
Vân, đưa ra những lí lẽ để thuyết phúc em , nàng còn lấy cái chết của mình để bày tỏ:
“Chị dù thịt nát xương mịn
Ngậm cười chín suối hãy cịn thơm lây.”
Dẫu có cái chết có mang nàng rời ra khỏi cuộc sống này, dẫu cho “thịt nát xương mịn” thì
Thúy Kiều vẫn sẽ mãn nguyện, vẫn mang nặng sự biết ơn đối với em gái và sẽ “ngậm cười”
nơi chín suối nếu Vân có được hạnh phúc thực sự trong mối tình với chàng Kim. Qua đây,
người đọc cũng dường như bị thuyết phục trước sự sắc sảo của Thúy Kiều khi nàng đã đặt
Vân vào thế sự “đã rồi”, khiến Vân khó lịng mà từ chối. Cũng chính vì vậy mà có thể khẳng
định rằng, việc Thúy Kiều trao duyên cho Thúy Vân là một hành động hồn tồn được bộc
phát khi lí trí đang chiến thắng tình cảm.
Thúy Kiều là một người con gái tài sắc vẹn toàn, song phải trở thành nạn nhân của kiếp
số mệnh bạc. Nàng khơng thể có được một tình u chân chính và bền lâu với Kim Trọng,
mất hết tất cả, đau đớn đến tột cùng. Chao ôi!
“Đau đớn thay phận đàn bà

/

Hỡi ôi thân ấy biết là mấy thân.”

Một xã hội phong kiến thối nát, tất cả đều chạy theo thế lực đồng tiền mà quên đi giá trị
của con người. Con người bị xã hội chà đạp, đẩy vào các vịng xốy khơng lối thoát khiến họ
mất đi giá trị của cuộc sống và giá trị của tình u. Đoạn trích Trao dun đã lên tiếng phản

ánh những thế lực tàn bạo, làm cho con người trở nên khốn khổ và Thúy Kiều trong đoạn
trích cũng chính là nạn nhân của xã hội ấy.
Qua đoạn trích Trao dun, khơng những tác giả thành cơng trong việc khắc họa nên
khơng khí của một buổi lễ trao dun mà cịn thành cơng trong việc khơi gợi niềm xúc cảm
sâu sắc của đọc giả trước hình tượng các nhân vật qua những từ ngữ, hình ảnh bình dị mà sâu


sắc và tinh tế. Điều đó cịn góp phần khẳng định tài năng văn chương của Nguyễn Du và kinh
nghiệm sống quý báu của ông. Những “đứa con tinh thần” mà ơng để lại cho đời ln bất hủ
và góp phần phát triển một văn học phong phú của Việt Nam.
“Tiếng thơ ai động đất trời
Nghe như non nước vọng lời ngàn thu
Ngàn năm sau nhớ Nguyễn Du
Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày”
II/ Sau khi Kim Trọng về Lưu Dương chịu tang chú, gia đình Kiều bị vu oan “có 300 lạng
bạc việc này mới xong”.
“Một ngày là thói sai nha/ Làm cho khóc hại chẳng qua vì tiền.”
Trước hồn cảnh của gia đình, Thúy Kiều quyết định bán mình chuộc cha, hi sinh mọi thứ kể
cả mối tình của mình với Kim Trọng. Sau khi thu xếp ổn thỏa mọi công việc trong nhà, đêm
trước ngày ra đi Kiều đã thức suốt đêm nghĩ thương cho cuộc tình dở dang.
“Nỗi riêng riêng những bàng hồng
Dẫu chong trắng đĩa lệ tràn thấm khăn”
Khi Thúy Vân vừa chợt tỉnh giấc xuân, ân cần ghé đến hỏi han, Kiều mới nảy sinh ý định trao
duyên cho em gái, nhưng vì là một việc tế nhị nên khơng dễ dàng gì để có thể mở lời.
Hở mơi ra cũng thẹn thùng
Để lòng lại phụ tấm lòng với ai.
Sau khi mở lời trao duyên và thể hiện được mong muốn của mình đối với Thúy Vân,
Thúy Kiều đã đưa ra những lời thuyết phục hết sức sắc sảo, chặt chẽ để Vân có thể nhận lấy
mối tình mình trao. Việc đó như một lời khẳng định cho việc trao duyên của Thúy Kiều là
hành động khi lí trí đang chiến thắng tình cảm. Thử hỏi: là một người con gái với tình cảm

sâu nặng như vậy, liệu rằng sau khi trao duyên xong, tình cảm ấy của Thúy Kiều có cịn bị lấn
át bởi lí trí? Cũng như Xuân Diệu cũng từng có câu rằng:
“Làm sao sống được mà khơng u
Khơng nhớ không thương một kẻ nào?”
Trao duyên xong, Kiều trao kỉ vật cho Vân. Nàng giằng xé bản thân với tâm trạng đau đớn
đến tột cùng và điều đó được thể hiện rõ qua những câu thơ tiếp theo:
“Chiếc vành với bức tờ mây
Duyên này thì giữ, vật này của chung
Dù em nên vợ nên chồng
Xót người mệnh bạc ắt lịng chẳng qn
Mất người cịn chút của tin
Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa.”


Những kỉ vật đính ước của một mối tình sâu nặng Kim-Kiều với biết bao kí ức được lưu giữ,
giờ đây Kiều đã trao lại cho Vân, cho chính em gái của mình. “Chiếc vành”, “bức tờ mây”,
“phím đàn”, “mảnh hương nguyền” chính là những vật minh chứng cho tình yêu của Kiều và
Kim Trọng. Kỉ vật đẹp đẽ, thiêng liêng, mang giá trị tinh thần to lớn, thật khó để có thể trao
một cách dứt khốt cho người khác. Tuy rằng việc đã xong, nhưng sự giằng xé bản thân là
điều mà Thúy Kiều khó lịng tránh khỏi. Nàng khơng thể thanh thản bởi kỉ vật thì có thể trao
đi nhưng tình thì làm sao dứt khỏi nên vật đã đã trao rồi nhưng nàng vẫn cố níu kéo bằng lời
dặn “vật này của chung”. Vật kỉ niệm ngày xưa của chàng, của chị nay còn là của em. Câu
thơ không dùng từ ngữ miêu tả nội tâm nhân vật, nhưng sự dùng dằng của Kiều khi trao kỉ
vật lại khơi dậy tâm trạng tiếc nuối, vò xé, bao xót xa đọng lại qua một từ “của chung”. Từ
hiện tại cay đắng, mất đi mọi thứ, kể cả tình yêu chân chính của cuộc đời cũng đành phải hi
sinh, Kiều hình dung và tưởng tượng ra một tương lai bất hạnh của mình. Khi đối sánh số
phận mình với duyên tình của Thúy Vân , Kiều quay về tìm đến tình yêu bằng những kỉ niệm
đẹp những ngày gặp gỡ, hẹn thề sắt son nhưng tất cả đã không còn. “Ngày xưa” chỉ còn là
quá khứ, đẩy lùi những kỉ niệm ngày nào với quá khứ xa xôi. Trong phút chốc cái ngày nay
trở thành cái ngày xưa, Kiều hoảng loạn khi nhớ về quá khứ, nàng chạy trốn kỉ niệm, tìm đến

với tương lai.



×