Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Ứng dụng CNTT trong quản lý giáo viên và 4 học sinh của trường trung học cơ sở Trần Văn Trà, thị xã Kiến Tường, tỉnh Long An năm học 2021 - 2022

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (829.72 KB, 27 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC TP. HỒ CHÍ MINH


TIỂU LUẬN CUỐI KHĨA
Lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục Trung học Long An năm 2021

TÊN TIỂU LUẬN

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG
CÔNG TÁC QUẢN LÝ GIÁO VIÊN VÀ HỌC
SINH CỦA TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
TRẦN VĂN TRÀ, THỊ XÃ KIẾN TƯỜNG, TỈNH
LONG AN NĂM HỌC 2021 - 2022

Học viên: NGUYỄN THÁI BÌNH
Đơn vị cơng tác: Trường THCS Trần Văn Trà, thị xã Kiến Tường, tỉnh Long An

Long An, Tháng 11/ 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG CÁC BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC TP. HỒ CHÍ MINH


TIỂU LUẬN CUỐI KHĨA
Lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục Trung học Long An năm 2021

TÊN TIỂU LUẬN

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN


TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ GIÁO VIÊN VÀ
HỌC SINH CỦA TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
TRẦN VĂN TRÀ, THỊ XÃ KIẾN TƯỜNG,
TỈNH LONG AN NĂM HỌC 2021 - 2022

Học viên: NGUYỄN THÁI BÌNH
Đơn vị cơng tác: Trường THCS Trần Văn Trà, thị xã Kiến Tường, tỉnh Long An

Long An, Tháng 11/ 2021


MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................................... ii
1. Lý do chọn chủ đề tiểu luận ................................................................................. 1
1.1 Lý do pháp lý ......................................................................................................... 1
1.2 Lý do về lý luận ..................................................................................................... 2
1.3 Lý do thực tiễn ...................................................................................................... 3
2. Phân tích tình hình thực tế về công tác thực hiện ứng dụng CNTT trong
quản lý giáo viên và học sinh ở trường THCS Trần Văn Trà..................................... 4
2.1 Khái quát về trường THCS Trần Văn Trà ........................................................ 4
2.2 Thực trạng của việc ứng dụng CNTT trong quản lý giáo viên và học sinh ở
trường THCS Trần Văn Trà năm học 2021 – 2022 ..................................................... 4
2.3 Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức để nâng cao chất lượng
ứng dụng CNTT trong quản lý giáo viên và học sinh ở trường THCS Trần Văn
Trà ................................................................................................................................ 7
2.4 Kinh nghiệm thực tế/ những việc đã làm của bản thân về công tác thực
hiện ứng dụng CNTT trong quản lý giáo viên và học sinh ở đơn vị ........................... 1
3. Kế hoạch hành động để vận dụng những điều đã học trong công việc được
giao ở trường THCS Trần Văn Trà ............................................................................. 12

4. Kết luận và kiến nghị.......................................................................................... 19
4.1 Kết luận................................................................................................................ 19
4.2 Kiến nghị ............................................................................................................. 19
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................. 21

i


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt
CNTT
GD&ĐT
THCS
CBGV-NV
UBND
GV
HS
HT
PHT

Từ gốc
Công nghệ thông tin
Giáo dục và Đào tạo
Trung học cơ sở
Cán bộ, giáo viên và nhân viên
Ủy ban nhân dân
Giáo viên
Học sinh
Hiệu trưởng

Phó hiệu trưởng

ii


1. Lý do chọn chủ đề tiểu luận
1.1 Lý do pháp lý
Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01 tháng 7 năm 2014 của Bộ Chính trị về việc
“đẩy mạnh ứng dụng, phát triển CNTT đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội
nhập quốc tế”.
Kế hoạch 345/KH-BGDĐT 2017 tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong
hoạt động dạy học
Công văn 4096/BGDĐT-CNTT của Bộ GD&ĐT về việc hướng dẫn thực hiện
nhiệm vụ ứng dụng CNTT và thống kê giáo dục năm học 2021 – 2022.
Luật An ninh mạng Luật số: 24/2018/QH14, ngày 12 tháng 6 năm 2018.
Văn bản 5807/BGDĐT-CNTT ngày 21 tháng 12 năm 2018 hướng dẫn triển khai
mơ hình ứng dụng CNTT trong trường phổ thông.
Quyết định 1904/QĐ-BGDĐT năm 2019 quy định kỹ thuật về dữ liệu của hệ
thống cơ sở dữ liệu ngành về giáo dục mầm non và giáo dục phổ thong.
Quyết định 117/QĐ-TTg 2017 Đề án “Tăng cường ứng dụng CNTT trong quản
lý và hỗ trợ hoạt động dạy học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng
giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025”
Kế hoạch số 345/KH-BGDĐT ngày 23/5/2017 của Bộ GD&ĐT thực hiện đề án
“tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn
2016 - 2020, định hướng đến năm 2025”.
Kế hoạch số 175/KH-UBND ngày 30/11/2017 của UBND tỉnh Long An về việc
“tăng cường ứng dụng CNTT trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy - học, nghiên
cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo tỉnh Long An giai
đoạn 2017 – 2020, định hướng đến năm 2025”.
Kế hoạch số 2149/KH-SGDĐT, ngày 27 tháng 8 năm 2019 của Sở GD&ĐT

Long An về việc tăng cường ứng dụng CNTT trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động
dạy – học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo tỉnh
Long An năm học 2019 – 2020. Kế hoạch có nêu rõ: “Tập trung nguồn lực cho hoạt
động ứng dụng CNTT trong công tác quản lý và giảng dạy, gắn kết chặt chẽ các hoạt
động giáo dục với ứng dụng CNTT”.
Kế hoạch 2047/KH-SGDĐT ngày 29/7/2021 của Sở GD&ĐTvề việc Triển khai
chương trình Chuyển đổi số của ngành GD&ĐT Long An năm 2021.
Công văn 2281/SGDĐT-HCQT ngày 30/8/2021 của sở của Sở GD&ĐT Long An
về việc V/v tăng cường ứng dụng phần mềm trong công tác quản lý, điều hành và
giảng dạy năm học 2021-2022


2
Công văn 2380/SGDĐT-GDTrH ngày 13/9/2021 của Sở Giáo dục và Đào tạo về
việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2021-2022.
Công văn số 2608/SGDĐT-GDTrH ngày 1/10/2021 của Sở Giáo dục và Đào tạo
về việc thực hiện chương trình, dạy học trực tuyến và dạy học trên truyền hình.
1.2 Lý do về lý luận
Việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quản lý giáo dục là một trong những yêu
cầu quan trọng mà Đảng và Nhà nước ta đề ra đó cũng là nhiệm vụ trọng tâm của
ngành giáo dục.
Trong năm học 2021 – 2022, nhà trường đã xây dựng kế hoạch thực hiện nhằm
đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong quá trình dạy và học, đặc biệt là trong công tác
quản lý giáo viên và học sinh của trường trong thời điểm dịch bệnh Covid đang diễn ra
phức tạp. Để quản lý việc ứng dụng CNTT trong công tác quản lý giáo viên và học
sinh, người quản lý cần phải quản lý tốt các nội dung như:
 Triển khai hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu giáo dục của bộ. Phát huy hiệu quả các
phần mềm chuyên ngành đã triển khai: phần mềm thi đua khen thưởng; phần mềm
kiểm định chất lượng giáo dục, ngân hàng đề, phần mềm ICT, VNPT School, ...tiến
hành thu thập dữ liệu cần thiết của giáo viên và học sinh, xây dựng nguồn dữ liệu

thông tin giáo viên và học sinh của nhà trường.
 Tiếp tục tập huấn, bồi dưỡng GV trong việc ứng dụng CNTT để xây dựng giáo
án điện tử, bài giảng tương tác, giáo án tích hợp.
 Triển khai, tổ chức cho HS tham gia các cuộc thi sáng tạo phần mềm, hội thi
sáng tạo khoa học kỹ thuật, cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho HS trung học, ...
 Sử dụng hộp thư điện tử của trường và của giáo viên, nhà trường tiếp cận và
thông tin cho học sinh về các vấn đề học tập và thông tin khác theo xu hướng dễ tiếp
cập của giới trẻ qua các mạng xã hội như fanpage facebook của trường, hộp thư Zalo
của lớp.
 Tổ chức, tham gia các khóa bồi dưỡng, nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý,
GV và nhân viên về ứng dụng CNTT trong quản lý, điều hành, đổi mới nội dung,
phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá.
 Xây dựng, kiện toàn đội ngũ cán bộ phụ trách CNTT, phát triển nguồn nhân lực
CNTT chuyên trách chất lượng cao cho trường.
 Đầu tư trang bị máy tính quản lý, thiết bị hỗ trợ dạy học.
Để thực hiện được tất cả những điều trên HT phải là người tiên phong, đi đầu
trong việc ứng dụng CNTT. Sự tác động của HT vào việc ứng dụng CNTT trong quản
lý giáo viên và học sinh tại trường giúp cho việc kiểm tra giám sát củng như cập nhật
thông tin của giáo viên và học sinh nhanh chóng, góp phần bảo vệ các quyền lợi của
giáo viên và học sinh. Ngoài ra, GV xác định rõ được mục tiêu, thực hiện được hệ


3
thống các biện pháp do HT đề ra, giúp GV và HS ứng dụng CNTT đúng hướng, có
hiệu quả. Vì thế, đòi hỏi HT phải xây dựng được kế hoạch, phân bổ hợp lý nguồn lực
của nhà trường, chỉ đạo kịp thời và coi trọng cơng tác kiểm tra. Ngồi ra, HT còn phải
chú trọng đến việc xây dựng các quy định, tạo động lực cho GV thực hiện… Do đó,
HT phải khơng ngừng học hỏi, nâng cao trình độ ứng dụng CNTT của mình để làm
tấm gương sáng cho cả tập thể noi theo.
1.3 Lý do thực tiễn

Những năm gần đây, được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo mà trình độ cũng
như năng lực của người cán bộ quản lý ngày một được nâng cao. Người quản lý đã
được tiếp cận với rất nhiều công cụ quản lý mới mà đặc biệt là việc ứng dụng CNTT
vào quản lý. Hàng năm, HT luôn chỉ đạo thực hiện việc xây dựng kế hoạch ứng dụng
CNTT vào trong quản lý theo sự hướng dẫn của cấp lãnh đạo như lập Website riêng
cho đơn vị, triển khai các phần mềm ứng dụng vào công tác giáo dục và giảng dạy, tổ
chức bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng CNTT cho GV, …
Bên cạnh đó vẫn cịn mắc phải một số bất cập như: trong việc hiệu trưởng vẫn
chưa nắm được cụ thể thông tin giáo viên trong việc xét nâng lương, hồ sơ giáo viên
khi cần thiết, thông tin của học sinh trong xét học bổng, hộ nghèo…HT xây dựng kế
hoạch chưa khoa học, chưa rõ ràng, chưa phân công cụ thể nhiệm vụ của từng thành
viên cho nên khi thực hiện cịn xuất hiện tình trạng đối phó, đùn đẩy trách nhiệm cho
nhau nên hiệu quả chưa cao. Bên cạnh đó, một số CBGV – NV nhà trường có trình độ
tin học cịn hạn chế, cơ sở vật chất cũng cịn nhiều khó khăn chưa đáp ứng được nhu
cầu ứng dụng CNTT.
Để xây dựng và thực hiện tốt kế hoạch ứng dụng CNTT vào trong quản lý giáo
viên và học sinh ở trường THCS Trần Văn Trà trong năm học tiếp theo thì người HT
phải nắm được quy trình tổ chức xây dựng kế hoạch thực hiện cũng như tăng cường
công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện ứng dụng CNTT của GV. Bên cạnh đó, kịp
thời động viên, khuyến thích, tạo động lực, khen thưởng các GV có những thành tích
tốt trong việc ứng dụng CNTT.
Xuất phát từ những lý do nêu trên tôi nhận thấy việc thực hiện ứng dụng CNTT
vào trong quản lý giáo viên và học sinh có vai trị quan trọng trong hoạt động giáo dục
của nhà trường. Hiện nay, việc ứng dụng CNTT vào mọi hoạt động trong nhà trường
khơng cịn là việc phải vận động, phải phấn đấu để thực hiện mà nó trở thành một
nhiệm vụ, một nội dung quản lý của người quản lý nhà trường. Với tư cách là một HT,
tôi nhận thấy công tác thực hiện ứng dụng CNTT trong quản lý giáo viên và học sinh ở
trường THCS là một công việc hết sức cần thiết và cấp bách, tuy nhiên cơng tác này
cịn rất nhiều khó khăn, vất vả địi hỏi người cán bộ quản lý phải là người tiên phong,
đi đầu. Vì thế tơi quyết định chọn đề tài: “Ứng dụng CNTT trong quản lý giáo viên và



4
học sinh của trường trung học cơ sở Trần Văn Trà, thị xã Kiến Tường, tỉnh Long An
năm học 2021 - 2022” để nghiên cứu nhằm khắc phục hạn chế đã nêu, từng bước đưa
nhà trường phát triển tốt hơn, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục.
2. Phân tích tình hình thực tế về cơng tác thực hiện ứng dụng CNTT trong quản
lý giáo viên và học sinh ở trường THCS Trần Văn Trà
2.1 Khái quát về trường THCS Trần Văn Trà
Thạnh Hưng là một xã thuộc vùng sâu của thị xã Kiến Tường, tỉnh Long An.
Diện tích tự nhiên khoảng 6676 ha, có trên 5530 nhân khẩu. Tồn xã có 6 ấp, đa số
người dân sống bằng nghề nông là chủ yếu. Hiện xã có 1 trường mầm non, 1 trường
tiểu học và 1 trường THCS.
Trường THCS Trần Văn Trà được thành lập từ năm 1999 đến năm 2012
trường được công nhận đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1. Hiện trường có 25 CBGV NV, trong đó: 2 cán bộ quản lý, 20 GV, 3 nhân viên, đảm bảo dạy đủ tất cả các mơn
học. Đa số CBGV- NV có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn hơn 80%. Trình độ CNTT
trong đội ngũ CBGV-NV của nhà trường hiện nay như sau: 03 có bằng đại học, 20 có
chứng chỉ B tin học.
Về cơ sở vật chất, có 23 phịng, trong đó 9 phịng dành cho 9 lớp thực hiện dạy 2
buổi/ ngày, có đầy đủ các phịng chức năng: truyền thống, nghe nhìn, thư viện, thiết bị,
âm nhạc, phòng thực hành lý – hóa – sinh – cơng nghệ. Tổng số máy tính của nhà
trường gồm 27 máy đều có kết nối Internet (kể cả máy tính xách tay là 2 cái, 1 kết nối
Internet khơng dây), 5 máy in; có 1 phịng học tin học riêng được trang bị 20 máy đảm
bảo đủ máy để phục vụ cho việc dạy môn tin học. Số máy còn lại để phục vụ cho các
bộ phận khác. Ngồi ra trường cịn có 4 máy chiếu, 2 bảng tương tác và 1 bộ vi tính
kết nối màn hình LCD 52 inches.
Với cơ sở vật chất tương đối đầy đủ như trên góp phần đẩy mạnh phong trào ứng
dụng CNTT trong nhà trường nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
2.2 Thực trạng của việc ứng dụng CNTT trong quản lý giáo viên và học sinh ở
trường THCS Trần Văn Trà năm học 2021 – 2022

HT nhận thức được vai trò đặc biệt quan trọng của CNTT trong nền giáo dục 4.0
hiện nay. CNTT là công cụ đắc lực giúp HT quản lý được mọi nguồn lực và có thể đưa
ra những quyết định chính xác, kịp thời. CNTT là một động lực nâng cao tay nghề cho
GV, là biện pháp nâng cao chất lượng học tập của HS. Do đó ngay từ đầu năm, HT đã
xây dựng rất nhiều kế hoạch về ứng dụng CNTT, đề ra các biện pháp, các định hướng
nhằm giúp phong trào CNTT trong nhà trường phát triển toàn diện và hiệu quả.
HT thường xuyên quán triệt các văn bản chỉ đạo về việc ứng dụng CNTT của các
cấp quản lý; thực hiện quy định của Sở, Phòng về nhận và chuyển văn bản qua hộp thư
của trường và gửi qua mail cho giáo viên, nhà trường thành lập nhóm zalo để triển


5
khai các văn bản, cũng như giải đáp thắc mắc cho giáo viên. Nhà trường chỉ đạo giáo
viên chủ nhiệm thành lập các nhóm zalo của lớp để thơng báo các vấn đề về nhà
trường, vấn đề học tập, cũng như nắm bắt kịp thời các khó khăn của học sinh.
Trong năm học vừa qua, về cơ bản nhà trường đã có ứng dụng CNTT trong giáo
dục theo hướng tin học hoá quản lý giáo dục và sử dụng CNTT như là một công cụ hỗ
trợ đắc lực nhất cho việc đổi mới phương pháp quản lý và dạy học như: triển khai
chương trình quản lý nhân sự, hệ thống thông tin quản lý giáo dục trong nhà trường;
Tin học hố cơng tác quản lý tài chính, ngân sách nhà nước; Khai thác tốt các phần
mềm quản lý đang thực hiện trong nhà trường theo sự chỉ đạo của ngành: Phần mềm
phổ cập, vermis, Emis,… ; Trong dạy và học, chỉ đạo, khuyến khích GV tăng cường
khai thác, sử dụng có hiệu quả các phần mềm như: phần mềm mơ tả, mơ phỏng, minh
hoạ, chứng minh, vẽ hình học, ... để đổi mới nội dung và phương pháp dạy học; Sử
dụng tốt các phần mềm thiết kế bài dạy như: phần mềm Microsoft PowerPoint,
Microsoft Frontpage, HTML, Violet, Macromedia Flash, …; Thơng báo thơng tin điện
tử (Website) của Phịng, Sở và địa chỉ email chung của nhà trường để CBGV-NV nắm
bắt các thông tin, hoạt động của ngành, của nhà trường nhanh chóng và chính xác;
Tăng cường khai thác thơng tin trên mạng internet để tra cứu, tải các thông tin, phần
mềm phục vụ công tác chuyên môn và đổi mới phương pháp ở nhà trường và đây cũng

là môi trường thuận lợi giúp các nhà giáo khai khác nhanh nhất các nguồn thông tin
hiện đại trên thế giới. Thành lập ban CNTT trong nhà trường do HT hoặc uỷ quyền
cho PHT làm trưởng ban để theo dõi, giúp đỡ các cán bộ, GV, tích hợp và triển khai
các hoạt động về ứng dụng CNTT trong nhà trường, coi tiêu chí ứng dụng CNTT là
một tiêu chí thi đua trong nhà trường.
Về công tác xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT trong quản lý giáo viên và học
sinh, đầu năm HT bám sát các văn bản chỉ đạo của cấp trên để xây dựng các kế hoạch,
ra các văn bản, quyết định có tính chất chiến lược lâu dài, kết hợp triển khai theo từng
mảng công việc, giao trách nhiệm cho các cán bộ quản lý và các tổ chức khác trong
nhà trường thực hiện các nhiệm vụ về CNTT. Tạo sự đồng thuận, nhất trí trong ban
giám hiệu và các tổ chức khác trong trường. Kế hoạch ứng dụng CNTT trong quản lý
chuyên môn, giáo viên, học sinh của HT ban hành là một phương án tổng hợp bao
gồm các yếu tố: Mục tiêu, thời gian, không gian, nội dung của các hoạt động, nguồn
nhân lực, vật lực, tài chính, phương án tổ chức bộ máy, sắp xếp cán bộ cho việc triển
khai thực hiện. Xác định các mục tiêu, các bước đi cụ thể về ứng dụng CNTT trong
công tác chuyên môn, cập nhật hồ sơ của giáo viên, học sinh cho từng giai đoạn, từng
học kỳ, từng năm học.
HT nhà trường không chỉ quan tâm đến việc đầu tư trang thiết bị, mà còn chú
trọng trong kế hoạch kinh phí cho bảo trì, bảo dưỡng; mua phần mềm; lắp đặt và khai


6
thác đường truyền Internet, xây dựng cơ sở dữ liệu điện tử phục vụ dạy học và quản lý.
Mặt khác, khai thác triệt để các phần mềm quản lý giáo dục Long An về quản lý điểm
số, hồ sơ thông tin học sinh, phần mềm quản lý cán bộ công chức viên chức để quản lý
hồ sơ giáo viên, về khen thưởng sử dụng phần mềm thi đua khen thưởng.
Hiện nay, tất cả CBGV-NV của nhà trường đẩy mạnh việc soạn giảng, báo cáo,
lưu trữ dữ liệu bằng vi tính đối với tất cả các loại hồ sơ sổ sách để phục vụ công tác
kiểm định chất lượng sau này.
HT giao nhiệm vụ cho PHT chuyên môn tăng cường chỉ đạo các tổ, nhóm

chun mơn ứng dụng CNTT trong dạy học trực tuyến, áp dụng tối đa các phương
pháp kỹ thuật dạy học phù hợp với dạy học trực tuyến qua google meet, kiểm tra qua
Azota. Chỉ đạo cho các tổ nhóm chun mơn thường xun báo cáo kinh nghiệm về
phương pháp khi dạy trực tuyến. Nhà trường đã tạo điều kiện cho GV về cơ sở vật chất
khi dạy trực tuyến trong nhà trường. Tập huấn cho GV về cách thức và hình thức dạy
học và kiểm tra trực tuyến. Lên kế hoạch bồi dưỡng tin học cơ bản cho CBGV-NV các
phần mềm đơn giản như: Word, Excel, Power Point, sử dụng bảng tương tác và tiếp
tục nâng cao kỹ năng ứng dụng CNTT vào dạy học trong đó chú trọng kỹ năng thiết kế
và sử dụng bài giảng điện tử phù hợp với đặc điểm của từng môn học, kỹ năng sử dụng
các phương tiện kỹ thuật hiện đại vào giảng dạy, kỹ năng sử dụng các phần mềm trên
máy tính như: IMindMap, Activlnspire, kỹ thuật sử dụng bảng tương tác, phần mềm
quản lý cơ sở dữ liệu, phần mềm thi đua khen thưởng, phần mềm quản lý văn thư.
Trong năm học 2021 – 2022, các loại điểm kiểm tra của GV và HS đều được lưu
trữ trên máy vi tính thơng qua phần mềm cơ sở dữ liệu của bộ giáo dục và VNPT
School, cơng tác tính điểm trung bình, xếp loại học lực, hạnh kiểm, danh sách lên lớp,
ở lại được thống kê đầy đủ, hiệu quả, giảm tỷ lệ sai sót. Tiếp tục thực hiện theo sự chỉ
đạo của Sở GD&ĐT Long An về các phần mềm quản lý giáo viên và học sinh về lí
lịch và điểm số. Do đó cơng tác quản lý điểm, thống kê, chế độ báo cáo từ cấp trường
lên Phịng, Sở ngày càng tiện lợi, nhanh chóng.
Tóm lại, cơng tác tổ chức triển khai và quản lý ứng dụng CNTT trong nhà trường
đã đạt được một số kết quả khả quan, tuy nhiên vẫn tồn tại một số việc cần khắc phục
như:
Việc xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT trong quản lý chuyên môn, giáo viên,
học sinh của HT các biện pháp hết sức chung chung, không phù hợp với các nguyên
nhân và kém tính khả thi, chưa phân cơng nhiệm vụ cụ thể cho cấp phó, tổ trưởng
chun mơn và các bộ phận trong nhà trường nên cịn xuất hiện tình trạng đối phó, đùn
đẩy trách nhiệm cho nhau.
HT chưa quan tâm và kiểm tra công tác nhập dữ liệu, khi thiếu thì chỉ thơng báo
giáo viên nộp mặc dù cùng loại tài liệu và lập đi lập lại nhiều lần.



7
Một số CBGV – NV chưa tự giác nâng cao trình độ tin học nên gặp khó khăn
trong cơng việc như: không thường xuyên sử dụng các kênh liên lạc, thông báo của
trường như: website, E – mail, ... không sử dụng được các phần mềm hỗ trợ cho từng
bộ môn.
Điều đáng quan tâm là công tác kiểm tra, đánh giá chưa chặt chẽ, chưa tổ chức sơ
kết, tổng kết các hoạt động và yếu tố dẫn đến sự thành cơng là chưa đưa vào tiêu chí
để đánh giá cuối năm nên việc triển khai kế hoạch này trong thực tiễn cịn gặp nhiều
khó khăn.
Từ các thực trạng trên, tơi sẽ quyết tâm nghiên cứu và thực hiện từng giải pháp
để đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong quản lý giáo viên và học sinh của trường
THCS Trần Văn Trà trong năm học 2021 -2022 trong thời gian tới nhằm từng bước
đưa nhà trường phát triển tốt hơn, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo
dục nước nhà.
2.3 Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức để nâng cao chất lượng ứng
dụng CNTT trong quản lý giáo viên và học sinh ở trường THCS Trần Văn
Trà
2.3.1. Những điểm mạnh
Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho dạy học, đặc biệt là phục vụ cho việc
dạy tin học và ứng dụng CNTT của nhà trường tương đối đầy đủ, tất cả các máy tính
đều có kết nối mạng Internet. Hàng năm HT đều quan tâm mua sắm bổ sung và tu sữa
thiết bị để phục vụ tốt công tác này.
Hiện nay, tất cả CBGV-NV của nhà trường đều biết sử dụng vi tính cơ bản, có 2
GV thuộc chun mơn ngành tin học; 1 cán bộ quản lý có bằng đại học tin học; đa số
GV có trình độ đạt chuẩn và 50% trên chuẩn, trẻ, khỏe, nhiệt tình trong cơng tác, có
tinh thần trách nhiệm cao thực hiện tốt việc ứng dụng CNTT. Nội bộ đoàn kết thống
nhất cao, với quyết tâm hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao là nhân tố dẫn đến sự
thành công của việc ứng dụng CNTT trong nhà trường.
Đa số CBGV-NV, lãnh đạo nhà trường có nhận thức cao về vai trò của việc ứng

dụng CNTT trong hoạt động giáo dục, thuận lợi trong việc lưu trữ hồ sơ của giáo viên
và học sinh. Đa phần HS rất năng động và u thích mơn học, ln khám phá và sáng
tạo trong việc học kiến thức và rèn luyện kỹ năng thao tác trên máy tính và mạng
Internet.
Hàng năm, lãnh đạo nhà trường tổ chức tốt việc phổ biến và quán triệt thực hiện
các văn bản pháp quy của Nhà nước về ứng dụng CNTT trong giáo dục nhằm nâng
cao nhận thức trách nhiệm của cá nhân trong nhà trường thấy được sự cần thiết trong
việc ứng dụng CNTT trong quản lý và dạy học.


8
Ban lãnh đạo nhà trường luôn quan tâm đến công tác tập huấn, bồi dưỡng đội
ngũ GV về ứng dụng CNTT trong giảng dạy. Cử cán bộ, GV tham gia các lớp tập huấn
do Phòng và Sở GD&ĐT tổ chức, sau đó về truyền đạt kinh nghiệm cho các GV khác,
để các GV cùng nắm được kiến thức mới. Đặc biệt việc ứng dụng CNTT trong quản lý
chuyên môn ở đơn vị bước đầu đã đạt được một số thành tựu cơ bản là tiền đề đẩy
mạnh việc ứng dụng CNTT trong những năm tiếp theo.
2.3.2. Những điểm yếu
Kiến thức, kỹ năng về công nghệ thông tin ở một số cán bộ GV vẫn còn hạn chế,
chưa đủ vượt ngưỡng để đam mê và sáng tạo, thậm chí cịn né tránh.
Việc sử dụng CNTT để đổi mới phương pháp dạy học chưa được nghiên cứu kỹ,
dẫn đến việc ứng dụng nó khơng đúng chỗ, khơng đúng lúc, nhiều khi lạm dụng nó,
q hình thức.
Các phương tiện, thiết bị phục vụ cho việc đổi mới phương pháp dạy học còn
thiếu và chưa đồng bộ. Ở một góc độ nào đó nhiều GV thụ động trong cách sử dụng
các thiết bị dạy học như máy tính, Projector, bảng tương tác, … dẫn đến một số thiết bị
nhanh đi vào hư hỏng. Một số máy tính đã qua sử dụng nhiều năm thường hay bị lỗi
chương trình nên bị hư hao nhiều, kinh phí tu sửa cịn hạn hẹp.
Cơng tác đào tạo, cơng tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng tin học còn hạn chế, chưa sâu
GV vẫn còn hạn chế về kiến thức, kỹ năng CNTT cho nên khi thực hiện còn chậm, đặc

biệt là khi sử dụng các phần mềm mất nhiều thời gian và công sức để sử dụng trong
giảng dạy một cách có hiệu quả.
Việc kết nối và sử dụng Internet được thực hiện triệt để và có chiều sâu nhưng
có một vài GV sử dụng khơng thường xun.
Đầu năm, HT nhà trường có xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT trong quản lý
giáo viên và học sinh ở đơn vị nhưng nhìn chung kế hoạch chưa khoa học, mục tiêu
chưa cụ thể, chưa phân công nhiệm vụ rõ ràng. Công tác chỉ đạo chưa chặt chẽ dẫn đến
khi triển khai thực hiện kế hoạch cịn mang tính đối phó, đùn đẩy trách nhiệm dẫn đến
hiệu quả chưa cao. Công tác kiểm tra, đánh giá chưa chặt chẽ, chưa tổ chức sơ kết,
tổng kết các hoạt động và chưa đưa vào tiêu chí để xét thi đua cuối năm nên việc triển
khai kế hoạch này trong thực tiễn còn gặp nhiều khó khăn.
2.3.3. Những cơ hội
Với sự phát triển của kinh tế, khoa học kỹ thuật, mở ra thời đại 4.0, cơng nghệ số
phát triển địi các giao dịch, các loại hồ sơ, cơng việc phải được số hóa và thực hiện
các cơng việc trên máy tính, trang web, mạng internet. Sự kết nối của con người nhanh
hơn, đa đạng và rộng rãi.


9
Việc tiếp cận CNTT trong dạy học ngày càng được áp dụng và tiếp cận dễ dàng
hơn, kiến thức được cập nhật thường xuyên và dễ dàng. Các sản phẩm cơng nghệ hỗ
trợ giáo viên trong q trình giảng dạy và quản lý học sinh đa dạng.
Xu hướng trường học thông minh ngày càng được quan tâm và phát triển áp
dụng trong giáo dục.
Được quan tâm và sự chỉ đạo trực tiếp của Đảng bộ và chính quyền địa phương,
Phịng GD& ĐT Kiến Tường về nhân sự, đội ngũ GV, cũng như bổ sung các thiết bị
cần thiết phục vụ cho công tác ứng dụng CNTT trong nhà trường.
Hàng năm được sự quan tâm của các mạnh thường quân, các doanh nghiệp lớn
hoặc các nhà tài trợ khác đầu tư hỗ trợ thêm thiết bị và phần mềm góp phần thực hiện
tốt ứng dụng CNTT của nhà trường.

Đời sống kinh tế của người dân từng bước được nâng cao, đa số cha mẹ HS đã
hiểu rõ sự cần thiết của việc ứng dụng CNTT để việc phát triển giáo dục tồn diện nên
đã từng bước mua sắm máy vi tính và kết nối Internet nhằm phục vụ cho việc học tập
của con em tại nhà.
2.3.4. Những thách thức
Bên cạnh những mặt mạnh và những cơ hội, nhà trường mắc phải một số thách
thức về việc thực hiện ứng dụng CNTT trong quản lý giáo viên và học sinh:
 Ngày nay, với sự bùng nổ của thời đại CNTT có sức ảnh hưởng lớn đến sự phát
triển của ngành giáo dục địi hỏi lãnh đạo nhà trường phải có sự nhận thức, nắm bắt,
thay đổi kịp thời để ứng dụng CNTT vào trong q trình quản lý để góp phần nâng
cao chất lượng giáo dục của nước nhà.
 Hệ thống thông tin của nhà trường đôi khi không đảm bảo, không thông suốt do
bị động trong sự quản lý của nhà mạng.
 Việc có quá nhiều các thiết bị ứng dụng CNTT trong dạy học vừa là thời cơ,
củng là một thách thức lớn đối với giáo viên trong việc bắt cập xu hướng dạy học
khơng để mình bị tụt lại phía sau.
 Việc chọn lọc các nguồn thơng tin chính xác trên không gian mạng.
 Quản lý, báo cáo trên khơng mạng địi hỏi người quản lý và giáo viên phải tự
nhận thức nâng cao ứng dụng cơng nghệ.
 Tình hình dịch bệnh covid địi hỏi giáo viên phải dạy trực tuyến.
 Việc lưu trữ và bảo mật thông tin của giáo viên và học sinh.
 Học sinh tiếp cận nhiều nguồn thông tin việc định hướng chọn lọc thông tin cho
học sinh củng là một thách thức lớn của giáo viên và học sinh.
 Sự tiếp thu và ứng dụng nhanh nhạy về công nghệ thông tin của học sinh so với
giáo viên.


10
2.4 Kinh nghiệm thực tế/ những việc đã làm của bản thân về công tác thực hiện
ứng dụng CNTT trong quản lý giáo viên và học sinh ở đơn vị

Bản thân tơi đã có nhiều cố gắng trong việc xây dựng, triển khai thực hiện kế
hoạch ứng dụng CNTT trong nhà trường trong thời gian qua bước đầu thu được một số
kết quả và kinh nghiệm như sau:
2.4.1. Nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBGV-NV
Đây là một giải pháp quan trọng, có tính quyết định. Bằng nhiều hình thức và
biện pháp khác nhau, tôi đã đẩy mạnh việc tuyên truyền cho GV thấy rõ hiệu quả và
yêu cầu mang tính tất yếu của việc ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp giảng
dạy, quản lý thông qua việc triển khai các văn bản của Bộ, ngành chỉ đạo công tác ứng
dụng CNTT trong dạy học và quản lý. Trong tất cả các văn bản, nghị quyết, kế hoạch,
nhiệm vụ năm học của nhà trường và các bộ phận, đoàn thể, chúng tôi đã khẳng định:
“ Đã là cán bộ, GV phải tiếp cận với tin học, phải thực sự quan tâm đến CNTT, phải tự
vượt lên khó khăn, khắc phục các khó khăn cả trong tư duy và cơng việc, đặc biệt
trong công tác soạn giảng để từng bước đưa CNTT vào nhà trường, để đáp ứng kịp
thời nhu cầu của sự nghiệp giáo dục hiện nay”.
2.4.2. Nâng cao trình độ tin học cho đội ngũ CBGV-NV
Tuy nhà trường đã đạt được các chỉ tiêu về tin học, GV sử dụng thơng thạo tin
học văn phịng, nhưng với sự phát triển của CNTT thì việc lưu trử hồ sơ và sử dụng
các phần mềm trong giảng dạy, với bối cảnh dịch bệnh hiện nay việc dạy học trực
tuyến rất cần thiết. Từ đó nhà trường tiến hành họp lựa chọn phần mềm dạy học trực
tuyến và triển khai tập huấn cho GV. Giúp GV nhận ra việc dạy học trực tuyến là cần
thiết và thích hợp trong thời buổi dịch bệnh, làm cho GV cảm thấy hứng thú và áp
dụng trong dạy học. Nhà trường tìm các phương pháp, phần mềm hỗ trợ việc dạy học
tập huấn, hỗ trợ cho giáo viên và học sinh.
2.4.3. Ứng dụng CNTT trong quản lý hồ sơ GV, nhân viên, học sinh.
Ứng dụng CNTT trong quản lý hồ sơ, soạn giáo án: từ năm học 2014 đến nay tất
cả CBGV – NV đều soạn giảng bằng vi tính. Tuy nhiên, vẫn cịn nhiều GV lợi dụng
mạng Internet để khai thác một cách tiêu cực giáo án của đồng nghiệp như chép y
nguyên, không nghiên cứu, không chỉnh sửa cho phù hợp với điều kiện dạy học của
mình. Giáo án in khơng đủ cơ sở pháp lý, đóng bìa kẹp, đánh số trang cịn rất tùy tiện.
Như vậy, với kinh nghiệm bản thân thì cán bộ quản lý và bộ phận chuyên môn cần có

sự chỉ đạo cụ thể như: soạn giáo án một cách tích cực, chi tiết và có sự điều chỉnh cần
thiết, hợp lý trước và sau mỗi tiết dạy để giáo án có tác dụng tốt nhất. Có kế hoạch lưu
trữ cẩn thận, khoa học để sử dụng cho những năm học sau, trao đổi giáo án với đồng
nghiệp để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp. Điều quan trọng hơn nữa là cán bộ quản


11
lý, tổ trưởng chuyên môn cần phải tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hồ sơ của
GV.
Trong thời buổi dịch bệnh, việc nộp các quyết định lương của giáo viên hay
thơng tin của học sinh rất khó khăn, nên việc cập nhật các loại hồ sơ trực tuyến của
nhà trường rất quan trọng. Thơng qua các nhóm chat zalo của nhà trường GV CNTT sẽ
tập hợp các hồ sơ hoặc hướng dẫn GV và học sinh cập nhật các loại hồ sơ một cách dễ
dàng để phục vụ công tác báo cáo, thống kê, nâng lương trao học bổng cho GV và HS.
2.4.4. Ứng dụng CNTT trong quản lý điểm HS
Hiện nay, theo sự chỉ đạo của Sở GD&ĐT Long An thì tất cả các trường trên địa
bàn tỉnh Long An thực hiện phần mềm quản lý giáo dục Long An (qlgd.longan.edu.vn)
và Vnedu để quản lý điểm của HS (nhưng vẫn phải thực hiện VeMis vì đây là chủ
trương của Bộ GD&ĐT). So với cách quản lý điểm truyền thống bấy lâu nay ở các
trường thì việc ứng dụng CNTT để quản lý điểm có nhiều ưu điểm nổi trội: cơng khai,
chính xác, minh bạch… giúp nhà trường dễ dàng trong việc thống kê phân loại học lực
của HS trong nhiều thời điểm của năm học.
Qua một số thành tựu đã đạt được trong quá trình ứng dụng CNTT trong quản lý
chuyên môn ở trường THCS Trần Văn Trà thực hiện trong những năm qua đó là nhờ
sự quan tâm và giúp đỡ của cấp trên về cơ sở vật chất như máy tính ..., quan trọng hơn
là sự nhiệt tình của lãnh đạo nhà trường, sự hăng hái tích cực miệt mài học tập và
thường xuyên rèn luyện kỹ năng sử dụng CNTT của CBGV - NV trong trường.
Nhà trường xây dựng góp vốn hỗ trợ mua laptop cho giáo viên có thể dễ dàng
dạy học trực tuyến tại nhà, tạo thuận lợi cho việc dạy học.



12
3. Kế hoạch hành động để vận dụng những điều đã học trong công việc được giao ở trường THCS Trần Văn Trà
Căn cứ vào thực trạng hiện nay của nhà trường về ứng dụng CNTT trong quản lý giáo viên và học sinh ở đơn vị trường THCS
Trần Văn Trà, để phát huy những mặt làm được và khắc phục những hạn chế yếu kém cịn mắc phải, tơi mạnh dạn xây dựng kế hoạch
hành động trong thời gian 10 tháng tới ( từ tháng 9/2021 – 6/2022) như sau:
Nội dung
cơng
việc

Mục tiêu
cần đạt

Có ban chỉ
đạo
hành
động
ứng
dụng CNTT
trong quản lý
giáo viên và
học sinh.
2. Lập kế Có kế hoạch
hoạch ứng hành động
ứng
dụng
dụng
CNTT trong
CNTT
quản lý quản

trong
lý giáo viên
quản lý
giáo viên và học sinh.
và học
sinh

1. Thành
lập ban
chỉ đạo

Người
thực hiện/
phối hợp

Điều kiện
thực hiện

Cách thức thực hiện

Dự kiến khó khăn,
rủi ro

HT.

Tháng 9/ 2021.

HT lên kế hoạch.

HT đi cơng tác.


HT,
PHT
chun mơn,
tổ trưởng, GV
chun tin, kế
tốn,
nhân
viên thiết bị.

- Tại trường
hoặc tại nơi cư
trú của GV,
tiến hành họp
online.
- Phổ biến lấy ý
kiến qua họp
liên tịch, họp
hội đồng sư
phạm
nhà
trường.
- Tuần 2 tháng
9/2021
họp
online.
- Dự toán ngân

- Lấy ý kiến cán bộ GV, nhân viên.
- GV có những ý kiến

- HT tổng hợp, viết hồn chỉnh.
khơng đồng tình, khơng
- Thơng báo trong họp hội đồng sư phạm ủng hộ.
và đưa vào nghị quyết nhà trường thực
hiện.

Biện
pháp
khắc
phục
Tranh
thủ thời
gian tự
làm
trước.
Tìm hiểu
nguyên
nhân dựa
trên cơ
sở pháp
lý, cơ sở
thực tiễn
để giải
quyết.


13

3. Triển
khai tổ

chức thực
hiện ứng
dụng
CNTT
trong
quản lý
giáo viên
và học
sinh.

Toàn
thể
CBGV - NV,
HS, cha mẹ
HS nắm rõ
kế
hoạch
thực
hiện
ứng
dụng
CNTT trong
quản lý giáo
viên và học
sinh của nhà
trường.

HT, PHT, tổ
trưởng
chuyên môn,

GV,
nhân
viên, HS, ban
đại diện cha
mẹ HS…

4. Nâng
cao nhận
thức đội
ngũ
CBGV-NV
về ứng
dụng
CNTT

CBGV - NV HT,
nhà trường GV,
nắm được cơ viên.
sở pháp lý
của việc ứng
dụng CNTT,
văn bản dạy
học
trực

sách chi cho kế
hoạch khoảng
10.000.000đ
- Tại trường
-Triển

khai
online
thơng
qua
google
meet,
nhóm
zalo rộng rãi
trong trường,
trong HS và
cha mẹ HS.
-Thực
hiện
trong tuần 4
tháng 9/2021.

- HT thông qua kế hoạch trong họp hội
đồng sư phạm online.
- Giao cho PHT chuyên môn tổ chức thực
hiện.
- Chỉ đạo hàng tháng mỗi GV, các tổ, cấp
phó phải tự đánh giá việc thực hiện ứng
dụng CNTT vào trong công việc qua mẫu
báo cáo hàng tháng.
- Tổ trưởng chuyên môn phân công
nhiệm vụ cụ thể từng thành viên, từng nội
dung thực hiện theo đúng tiến độ của kế
hoạch.
- GV tự cập nhật các loại hồ sơ của mình
vào thư mục, GVCN yêu cầu HS chụp

các hồ sơ cần thiết tổng hợp.GV CNTT
tổng hợp các hồ sơ.
- Phân công bộ phận theo dõi, giám sát và
kiểm tra kết quả từng giai đoạn.
- Quy định rõ quyền hạn và trách nhiệm
của cấp phó, tổ trưởng chun mơn trong
việc giám sát thi hành kế hoạch.
PHT, - Các văn bản Lãnh đạo nhà trường triển khai thông qua
nhân chỉ đạo của Bộ, họp hội đồng sư phạm, họp chuyên môn,
Sở
GD&ĐT họp tổ online.
Long
An,
Phòng GD&ĐT
Kiến
Tường,
hướng dẫn thực
hiện nhiệm vụ

- Bộ phận theo dõi giám Chấn
sát chưa chặt chẽ, chỉnh kịp
nghiêm túc.
thời.

- GV vắng họp, cúp Dời ngày
điện, đường truyền kém họp, vận
động
VNPT
nâng cấp
data cho

GV.


14
tuyến từ đó
nâng
cao
tinh thần tự
học để đáp
ứng yêu cầu
giáo
dục
ngày càng
cao.
Lưu
trữ GV, HS, HT,
5. Cập
nhật thông thông tin của GV CNTT,
giáo viên và nhân viên
tin của
giáo viên học sinh.
và học
sinh
trong giáo
dục đào
tạo

6. Xây
dựng hệ
thống

thông tin
trong nhà
trường

Hệ
thống
thông
tin
trong
nhà
trường đảm
bảo
thông
suốt,
hiệu
quả từ lãnh
đạo
nhà
trường đến
GV,
từ
trường đến

GV chun
tin được phân
cơng
giảng
dạy. Kỹ thuật
viên tin học
(nếu có thể),

kế tốn.

CNTT năm học
2021 – 2022.
- Thực hiện
tuần 1 của
tháng 10/2021.

- Văn phịng
trường
(đảm
bảo 5k), máy vi
tính kết nối
mạng.
- Thực hiện từ
tuần 2 tháng 10
đến tuần 2
tháng 11.
- Kinh phí hỗ
trợ theo quy
chế chi tiêu nội
bộ.
- Tại trường,
đảm bảo 5k,
hoặc online
- Các máy vi
tính đều được
kết nối Internet.
- Thực hiện
trong

tháng
10/2021

tháng 11/2021.
- Kinh phí theo

- GV photo hoặc scan văn bằng chứng
chỉ, các quyết định lương. Cập nhật các
thông tin vào phần mềm quản lý cán bộ
công chức viên chức. GV CNTT tập hợp
hồ sơ xếp vào thư mục.
- GV chủ nhiệm thông báo tập hợp các
loại hồ sơ của học sinh gửi lại cho GV
CNTT.
- HS photo hoặc chụp lại các loại hồ sơ
theo yêu cầu gửi lại cho GV chủ nhiệm.
- Cập nhật thông tin của học sinh vào
phần mềm quản lý giáo dục của Long An
và cơ sở dữ liệu ngành của bộ.
- Tạo website riêng cho đơn vị.
- Tạo E - mail cố định cho từng GV để
trao đổi thông tin: GV biết cách nhận và
gởi E - mail để trao đổi thông tin.
- Tạo thư mục cho giáo viên và học sinh,
phân loại từng hồ sơ cho vào thư mục.

- GV làm chậm trể
- Nhắc
- HS cịn chậm, khơng nhở hổ
chịu nộp hồ sơ.

trợ cho
giáo viên
gặp khó
khăn.
- Nhắc
nhở học
sinh, hỗ
trợ photo
các loại
giấy tờ
cần thiết.
- GV chuyên tin gặp - Mời kỹ
khó khăn trong việc thuật
thực hiện gửi hồ sơ, hồ viên tin
sơ bị thất lạc.
học để hỗ
- GV chưa quen gởi, trợ, cho
nhận E - mail, host có giáo viên
thể tăng cường thời mượn lại
gian thực hành nhiều hồ sơ.
hơn.
Tổ
trưởng
chuyên


15
cấp trên.
GV có kỹ
năng

sử
dụng một số
phần mềm
đơn
giản
trong
hoạt
động
dạy
học.

- GV chuyên
tin, chuyên
gia tin học, kế
toán.

8. Quản lý GV biết cách
điểm của nhập điểm,
tính
điểm
HS
trung bình,
xếp loại HS
thơng
qua
các
phần
mềm.

PHT, CBGV

- NV trường,
quản trị mạng
của trường,
nhân
viên
VNPT
School, HS,
cha mẹ HS.

7. Bồi
dưỡng kỹ
năng ứng
dụng
CNTT
trong hoạt
động dạy
học

quy chế chi tiêu
nội bộ.
- Tại trường,
đảm bảo 5k.
- Máy vi tính
đầy đủ, đảm
bảo.
- Cài đặt sẵn
một số phần
mềm hỗ trợ:
IminMap, thiết
kế bài giảng

điện tử, bài
giảng
E

learning, giáo
án tương tác, ...
- Dự kiến hoàn
thành
trong
tháng 1/2022.
- Kinh phí theo
quy chế chi tiêu
nội bộ.
- Tại trường
đảm bảo 5K.
- Cài đặt sẵn
phần
mềm
VeMis, VNPT
School.
- Máy tính đầy
đủ kết nối
Internet.
- Hoàn thành

GV chuyên tin hướng dẫn giảng dạy:
- Cài đặt ImindMap và thực hiện vẽ bản
đồ tư duy: thao tác trên máy vi tính, xuất
file PowerPoint.
- Thiết kế 1 bài giảng điện tử mẫu (có

hình ảnh minh họa, đoạn phim, âm
thanh…); có kịch bản giáo án.
- Cài đặt và hướng dẫn sử dụng phần
mềm tạo bài giảng E – learning, bài giảng
tương tác cho GV.
- Hướng dẫn GV sử dụng bảng tương tác.
- Hướng dẫn GV chuyển đổi Word sang
PDF, PDF sang Word, PowerPoint sang
PDF và ngược lại, hình sang PDF,…

- Triển khai cách sử dụng phần mềm
qlgd.longan.edu.vn và CSDL ngành đối
với phân hệ, quản lý điểm, quản lý hồ sơ
HS, cách nhập điểm, xuất điểm trung
bình sang Excel, xếp loại học lực, hạnh
kiểm, danh hiệu thi đua, danh sách lên
lớp, ở lại, thi lại…
- Triển khai sử dụng phần mềm Edu.VN
cách đăng nhập thông qua phân quyền
ODP, quản lý hồ sơ HS, quản lý điểm,

môn hỗ
trợ.
- GV chưa biết cài đặt -GV dạy
các phần mềm.
có thể
- GV có thể chưa nắm hướng
rõ các kỹ năng.
dẫn thật
chậm

phần cài
đặt hoặc
cài tại
nhà cho
GV.
- Tăng
cường
thực
hành
nhiều
hơn lý
thuyết.

- Có thể GV khơng nắm
rõ, dễ nhầm lẫn trong
quá trình triển khai thực
hiện 2 phần mềm trên.
- GV có thể quên mật
khẩu khi đăng nhập.
- Khi nhập điểm hệ
thống mạng có thể
chậm, khơng vào được.

- Có thể
hướng
dẫn sử
dụng
Edu.VN
để quản
lý điểm

HS rồi
lấy kết
quả đổ


16

9. Ứng
dụng
CNTT
trong sắp
thời khóa
biểu

Sắp
thời - PHT chun
khóa
biểu mơn,
GV
nhà trường chun tin.
bằng phần
mềm VeMis.

trong
tháng
12/2021.
- Kinh phí theo
quy chế chi tiêu
nội bộ.


tính điểm trung bình, xếp loại học kỳ, cả
năm, xếp loại hạnh kiểm, thống kê chất
lượng bộ môn, chất lượng hai mặt giáo
dục, sổ liên lạc điện tử, sổ điểm điện tử.
- HS, cha mẹ HS biết được thành tích học
tập của con em mình thơng qua truy cập
phần mềm Edu.VN trên Internet.

- Tại trường.
- Cài sẵn phần
mềm VeMis.
- Thực hiện
trong
tháng
10/2021

- GV chuyên tin triển khai cách sử dụng
phân hệ quản lý, phân công chuyên môn.
- PHT chuyên môn: nhập phân cơng vào
phân hệ quản lý sắp thời khóa biểu, thực
hiện các ràng buộc phù hợp với đặc điểm
GV của nhà trường.
- Xuất file thời khóa biểu.

- Có thể thực hiện xếp
thời khóa biểu chưa
đẹp, chưa phù hợp.
- Trong q trình nhập
phân cơng GV, thực
hiện các ràng buộc thì

phần mềm có thể bị
mắc lỗi khơng sắp được
thời khóa biểu.
- Tránh nhập ràng buộc
quá nhiều và đặc biệt là
ràng buộc bị mâu thuẫn.

sang
VeMis.
- Quản trị
nhà
trường
tạo
lại
tên đăng
nhập và
mật
khẩu.
- Liên hệ
bộ phận
viễn
thông
của thị xã
Kiến
Tường để
khắc
phục.
- Có thể
xem lại
để bổ

sung cho
hồn
chỉnh.
- Ràng
buộc
từng lần
cho chạy
thời khóa
biểu, nếu
chưa đẹp


17

10. Khai
thác mạng
Internet
phục vụ
công tác
dạy học

GV, HS biết
sử khai thác

liệu,
thông tin, bài
giảng, giáo
án…
từ
Internet.


- GV chuyên - Các máy tính
tin, GV , nhà trường kết
nhân
viên, nối Internet.
HS
- GV trang bị vi
tính kết nối
Internet tại nhà.
- Gia đình HS
trang bị vi tính
kết nối Internet.

11. Kiểm
tra, đánh
giá thực
hiện kế
hoạch

Nhằm thực
hiện
kế
hoạch

chất lượng
và đảm bảo
về mặt thời
gian,
điều
chỉnh những

khó
khăn
gặp
phải
trong
q
trình
thực

Tồn
thể
CBGV - NV
trong
nhà
trường; GV
chun tin,
kỹ thuật viên
tin học, chính
quyền
địa
phương, ban
đại diện cha
mẹ HS, phụ
huynh và HS.

- HT kiểm tra
vào cuối mỗi
hoạt động.
- Kiểm tra lý
thuyết và thực

hành tại nhà
trường.
- Kinh phí theo
quy chế chi tiêu
nội bộ.

thực hiện
ràng
buộc tiếp
theo.
- Có thể
nhờ GV
chuyên
tin hướng
dẫn lại.
- GV chuyên tin hướng dẫn cách truy cập - GV có thể chưa biết - GV tin
Internet để lấy thông tin, biết cách chọn cách dowload các thông học
lọc tư liệu phù hợp tiết kiệm thời gian mà tin, tư liệu, hình ảnh.
hướng
vẫn mang lại hiệu quả.
dẫn mẫu.
- Địa chỉ các trang web GV nên quan
tâm: ; ;
;
;
;
;
;
- HT họp ban chỉ đạo, tiến hành kiểm tra, Dự toán kế hoạch ban Lãnh đạo
thu thập thơng tin phản hồi trong việc đầu có thể khơng đủ.

nhà
thực hiện ứng dụng CNTT trong quản lý
trường
chuyên môn đối chiếu với những tiêu
cân đối
chuẩn đề ra nhằm đề xuất những quyết
ngân
định thích hợp để cải thiện thực trạng,
sách chi
nâng cao chất lượng và hiệu quả của kế
cho kế
hoạch.
hoạch
- HT phân tích, nhận định những mặt làm
thực hiện
được, chưa làm được, phối hợp với ban
đúng thời
đại diện cha mẹ HS để nắm bắt thêm tình
gian và
hìnhvà gợi ý cần có sự hỗ trợ của cha mẹ
có chất


18
hiện.
Nhà
trường sẽ có
một
kế
hoạch hồn

chỉnh
về
thực
hiện
ứng
dụng
CNTT trong
quản

chun mơn.

HS.
- Sơ kết mỗi tháng: có hình thức tun
dương, khen thưởng những cá nhân có
thành tích học tập tích cực.
- Động viên nhắc nhở kịp thời để các cá
nhân chưa thực hiện tốt theo kế hoạch đề
ra.
- Tiếp tục tìm ra các giải pháp phù hợp
hơn cho năm học sau.
- Tổng kết kế hoạch vào cuối tháng
6/2022.

lượng.


19
4. Kết luận và kiến nghị
4.1 Kết luận
Từ nhu cầu cấp thiết của sự phát triển chung cho toàn cầu về ứng dụng CNTT.

Đối với Việt nam là điều kiện cần thiết cho sự hội nhập khu vực và quốc tế; do đó đẩy
mạnh ứng dụng và phát triển CNTT để phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước là một nhiệm vụ quan trọng. Chính vì lẽ đó đưa CNTT vào nhà trường
nói chung và trường THCS nói riêng là một cơng việc cần thiết, cấp bách, quan trọng
và đúng đắn. Cần tới tầm nhìn của người cán bộ quản lí nhà trường, cần tới một định
hướng triển khai đúng đắn và cần sự ủng hộ của tập thể cán bộ, GV trong toàn trường.
Với nhiệm vụ đó trường tơi đã kịp thời thực hiện ứng dụng CNTT trong quản lý giáo
viên và học sinh nhà trường theo sự chỉ đạo của các cấp, đã được đội ngũ cán bộ quản
lý, GV, nhân viên tích cực hưởng ứng và thực hiện đạt kết quả rất đáng tự hào; nhờ sự
nhiệt tình tích cực học hỏi và tự bồi dưỡng thêm về ứng dụng CNTT vào trong quản lý
và giảng dạy góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tồn diện. Mục đích của việc ứng
dụng CNTT vào trường THCS Trần Văn Trà là sử dụng CNTT như một cơng cụ lao
động trí tuệ, giúp lãnh đạo nhà trường nâng cao chất lượng quản lí nhà trường, giúp
các thầy giáo, cô giáo nâng cao chất lượng dạy học. Ngồi ra cịn các nhân tố khác góp
phần mang lại thắng lợi trong việc thực hiện ứng dụng CNTT của trường là các chính
sách, chủ trương về ứng dụng CNTT trong quản lý, điều kiện thực tế của nhà trường,
gia đình, cộng đồng và xã hội. Đó là điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh việc ứng dụng
CNTT trong nhà trường phổ thơng. Vì vậy, ứng dụng thành cơng hay khơng, có mang
lại lợi ích như mong muốn hay khơng chỉ cịn là sự quyết tâm và phương pháp tổ chức
của từng đơn vị trường học.
4.2 Kiến nghị
Đối với phòng giáo dục
Hàng năm tiếp tục xây dựng các văn bản chỉ đạo về thực hiện ứng dụng CNTT
sát với thực tiễn ở địa phương. Tiến hành tổ chức hội nghị tổng kết hàng năm về thực
hiện ứng dụng CNTT tách ra thành một chuyên đề riêng lẻ.
Đối với bộ phận phụ trách CNTT của Phịng cần có sự chỉ đạo kịp thời để hỗ trợ
các trường khắc phục hạn chế trong quá trình sử dụng các phần mềm quản lý.
Nên biên chế ở các trường có một kỹ thuật viên CNTT kiêm văn thư để quản lý
hồ sơ trực tuyến cũng như các phần mềm. Nếu giáo viên kiêm nhiệm mảng CNTT
trong trường học cần có chế độ phụ cấp phù hợp như là giảm được 8 tiết 1 tuần hoặc

hệ số phụ cấp 0,2.
Đầu tư mua sắm và cấp bổ sung cơ sở vật chất: máy tính, máy chiếu, bảng ương
tác, phần mềm hỗ trợ.


20
Tham mưu với Ban đại diện Cha, mẹ học sinh tạo điều kiện hỗ trợ cùng với nhà
trường đầu tư cơ sơ vật chất thang thiết bị tin học để cho các em học sinh có điều kiện
học tập thuận lợi hơn.
Nhà trường nên hướng dẫn cho các em sử dụng Internet để truy cập và tìm kiếm
các trang Web lành mạnh, các thơng tin bổ ích trên mạng hỗ trợ cho việc học tập, vui
chơi, giải trí của các em để các em giảm đi gánh nặng căng thẳng trong học tập.
Có xếp loại giáo viên đồng thời đề nghị khen thưởng các giáo viên có năng lực
về CNTT cũng như các cá nhân hoàn thành tốt nhiệm vụ sau mỗi năm học.


21

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01 tháng 7 năm 2014 của Bộ Chính trị về việc đẩy
mạnh ứng dụng, phát triển CNTT đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập
quốc tế.
[2] Văn bản số 3946/BGDĐT-CNTT của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc hướng dẫn
thực hiện nhiệm vụ CNTT năm học 2019 – 2020 ngày 30 tháng 8 năm 2019.
[3] Kế hoạch số 345/KH-BGDĐT ngày 23/5/2017 của Bộ GD&ĐT thực hiện đề án
tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động
dạy - học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo
giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025.
[4] Văn bản số 5807/BGDĐT-CNTT ngày 21/12/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về

việc hướng dẫn triển khai mô hình ứng dụng CNTT trong trường phổ thơng.
[5] Kế hoạch số 175/KH-UBND ngày 30/11/2017 của UBND tỉnh Long An về việc
tăng cường ứng dụng CNTT trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy - học,
nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo tỉnh Long
An giai đoạn 2017 – 2020 định hướng đến năm 2025.
[6] Kế hoạch số 2149/KH-SGDĐT, ngày 27 tháng 8 năm 2019 của Sở GD&ĐT về
việc tăng cường ứng dụng CNTT trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy – học,
nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo tỉnh Long
An năm học 2019 – 2020.
[7] Một số tài liệu tập huấn về công tác bồi dưỡng cán bộ quản lý chuyên môn và GV
cốt cán năm 2016- 2017; 2017- 2018; 2018- 2019.
[8] Một số kế hoạch thực hiện ứng dụng CNTT trong trường phổ thông trên mạng.
[9] Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lý trường phổ thông về chuyên đề ứng dụng CNTT
và truyền thông trong trường phổ thông do Th.S Phan Tấn Chí biên soạn.


×