Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Phát Triển Năng Lực Tự Học Tin Học Trung Học Phổ Thông Cho Học Sinh Lớp 10 Trên Mô Hình Lớp Học Đảo Ngược – Flipped Classroom

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.65 MB, 66 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM – ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
KHOA TIN HỌC

BÁO CÁO
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC TIN HỌC
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHO HỌC SINH LỚP
10 TRÊN MƠ HÌNH LỚP HỌC ĐẢO NGƢỢC –
FLIPPED CLASSROOM

Sinh viên
CBHD
Lớp

: NGUYỄN THỊ THI
: TS. TRẦN VĂN HƢNG
: 17 SPT

ĐÀ NẴNG, 04/2021


Khóa luận tốt nghiệp

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô giáo đã tận tình hướng
dẫn, giảng dạy em trong suốt quá trình học tập rèn luyện tại trường Đại học Sư
phạm – Đại học Đà Nẵng. Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô giáo
trong khoa Tin học – Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng đã tận tâm
chỉ bảo, giúp đỡ em, trang bị cho em những kiến thức, kĩ năng cần thiết trong
suốt quá trình học để thực hiện đề tài.


Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy THS. Trần Văn Hưng – giảng
viên khoa Tin học – người đã dìu dắt em trong công tác chuyên môn và hướng
dẫn, hỗ trợ tơi rất nhiều trong suốt thời gian thực hiện khóa luận.
Cuối cùng, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn đối với gia đình, với bạn bè trong lớp
17SPT ln kề vai sát cánh cùng tôi trong bốn năm học cũng như trong q
trình làm khó luận.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất.
Song do buổi đầu mới làm quen với công tác nghiên cứu khoa học nên không thể
tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Em rất mong nhận được sự góp ý, bổ sung
của q thầy cơ và các bạn sinh viên để khóa luận hồn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Đà Nẵng, tháng 04 năm 2021
Sinh viên

Nguyễn Thị Thi

SVTH: NGUYỄN THỊ THI _17SPT

1


Khóa luận tốt nghiệp

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................1
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.....................................................................................4
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................................. 5
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ .......................................................................................6
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 7
1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................7

2. Mục tiêu đề tài .........................................................................................................8
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................8
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỄN NĂNG LỰC TỰ
HỌC CHO HỌC SINH LỚP 10 TRÊN MƠ HÌNH LỚP HỌC ĐẢO NGƢỢC ........... 11
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...............................................................................11
1.1.1. Nƣớc ngoài ..................................................................................................11
1.1.2. Trong nƣớc..................................................................................................12
1.2. Về lý luận ..........................................................................................................13
1.2.1. Các khái niệm ............................................................................................. 13
1.2.2. Đặc điểm của mơ hình lớp học đảo ngƣợc .................................................15
1.2.3. Phát triển năng lực tự chủ - tự học.............................................................. 18
1.2.4. Phát triển năng lực tự học trên mô hình lớp học đảo ngƣợc....................... 26
1.3. Thực trạng sử dụng mơ hình lớp học đảo ngƣợc phát triễn năng lực tự học
Tin học ở trƣờng THPT .......................................................................................... 27
1.3.1. Thực trạng ...................................................................................................27
1.3.2. Kết quả điểu tra ........................................................................................... 28
1.4. Tiểu kết chƣơng 1 ............................................................................................. 28
CHƢƠNG 2: PHÁT TRIỂN WEBSITE HỖ TRỢ CHO HỌC SINH LỚP 10 MÔN
TIN HỌC ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC THEO MƠ
HÌNH LỚP HỌC ĐẢO NGƢỢC ...............................................................................29
2.1. Phân tích chƣơng trình giáo dục phổ thơng tổng thể năm 2018 môn Tin
học 10 ........................................................................................................................ 29
2.1.1. Mục tiêu của chƣơng trình giáo dục phổ thơng 2018 .................................29
2.1.2. Đặc điểm môn học ......................................................................................30
2.1.3. Yêu cầu cần đạt ........................................................................................... 31
2.1.4. Các năng lực chuyên biệt trong dạy học Môn Tin học THPT ....................32
2.1.5. Phân tích nội dung giáo dục của chƣơng trình giáo dục phổ thơng mơn tin
học 10 ....................................................................................................................32

SVTH: NGUYỄN THỊ THI _17SPT


2


Khóa luận tốt nghiệp
2.2 Phân tích nội dung chƣơng IV môn Tin học 10 .............................................33
2.3. Thiết kế website hỗ trợ tự học chƣơng IV tin học 10....................................34
2.3.1. Xác định mục tiêu ....................................................................................... 34
2.3.2. Xác định công cụ xây dựng Website .......................................................... 34
2.3.3. Xây dựng cấu trúc Website .........................................................................34
2.3.4. Xây dựng nội dung website ........................................................................37
2.3.5. Xây dựng nguồn học liệu ............................................................................42
2.4. Tiểu kết chƣơng 2 ............................................................................................. 51
CHƢƠNG 3: KIỂM NGHIỆM VÀ ĐÁNH GIÁ ......................................................52
3.1 Mục đích kiểm nghiệm và đánh giá .................................................................52
3.2 Phƣơng pháp kiểm nghiệm sƣ phạm ............................................................... 52
3.2.1 Nội dung, đối tƣợng, phƣơng pháp tiến hành kiểm nghiệm sƣ phạm .........52
3.2.2 Tiêu chí và cơng cụ đánh giá kết quả kiểm nghiệm. ...................................53
3.3. Nghiên cứu tác động của dạy học trên mơ hình lớp học đảo ngƣợc đến hiệu
quả học tập của HS qua bảng thống kê và đồ thị so sánh kết quả học tập giứa
lớp thực nghiệm và lớp đối chứng .........................................................................53
3.3.1. Kết quả đánh giá các bài thi trắc nghiệm:...................................................53
3.3.2. Kết quả đánh giá các bài thi lý thuyết và thực hành: ..................................56
3.4 Đánh giá kết quả thực nghiệm .........................................................................59
3.5. Tiểu kết chƣơng 3 ............................................................................................. 59
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .............................................................................61
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 63
Ý KIẾN CỦA CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
Ý KIẾN CỦA HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN


SVTH: NGUYỄN THỊ THI _17SPT

3


Khóa luận tốt nghiệp

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT

VIẾT TẮT

VIẾT ĐẦY ĐỦ

1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.

HS
GV
CNTT
ICT
THPT
TCDH
LHĐN


Học sinh
Giáo viên
Công nghệ thông tin
Công nghệ Thông tin và Truyền thông
Trung học phổ thông
Tổ chức dạy học
Lớp học đảo ngƣợc

SVTH: NGUYỄN THỊ THI _17SPT

4


Khóa luận tốt nghiệp

DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu bảng biểu

Tên bảng

Trang

Bảng 1.1

Khung năng lực tự chủ - tự học

19

Bảng 1.2.


Kế hoạch TCDH theo chủ đề

20

Bảng 2.1

Định hƣớng tin học ứng dụng

33

Bảng 2.2

Định hƣớng khoa học máy tính

33

Bảng 2.3

Phân tích nội dung chƣơng 4_Tin học 10

34

Bảng 2.4

Xây dựng hệ thống moodle website

37

SVTH: NGUYỄN THỊ THI _17SPT


5


Khóa luận tốt nghiệp

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Số hiệu

Tên hình vẽ

Trang
15

Hình 1.1

Mơ hình lớp học đảo ngƣợc và lớp học truyền thống

Hình 1.2

Hệ thống e-Learning hỗ trợ GV trƣớc khi đến lớp

22

Hình 1.3

Hệ thống e-Learning hỗ trợ HS trƣớc khi đến lớp

24

Hình 1.4


Sơ đồ TCDH trên lớp với sự hỗ trợ của e-Learning

25

Hình 2.1

Nội dung website bài 20_Tin học 10

37

Hình 2.2

Nội dung website bài 21_Tin học 10

38

Hình 2.3

Nội dung website bài 22_Tin học 10

39

Hình 2.4

Nội dung website bài tập và thực hành 10_Tin học 10

40

Hình 2.5


Nội dung website bài tập và thực hành 11_Tin học 10

41

Hình 2.6

Chức năng tạo Quiz – các bài tập củng cố nhanh

42

Hình 2.7

Hệ thống câu hỏi hình thành kiến thức trƣớc phiên giáp mặt

43

Hình 2.8

Nội dung trọng tâm của bài học

44

Hình 2.9

Bài giảng powerpoint

45

Hình 2.10


Bài giảng powerpoint thơng qua video

46

Hình 2.11

Hoạt động khởi động bằng câu hỏi trắc nghiệm

47

Hình 2.12

Hê thống hóa kiến thức bằng sơ đồ tƣ duy

48

Hình 2.13

Hoạt động luyện tập hình thành kiến thức

49

Hình 2.14

Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm phiên sau giáp mặt trên lớp

50

Hình 2.1


Bài giảng Powerpoint hệ thống hóa kiến thức.

51

Hình 3.1

Kết quả đánh giá bài thi trắc nghiệm 1

53

Hình 3.2

Kết quả đánh giá bài thi trắc nghiệm 2

54

Hình 3.3

Kết quả đánh giá bài thi trắc nghiệm 3

54

Hình 3.4

Kết quả đánh giá bài thi trắc nghiệm 4

55

Hình 3.5


Kết quả đánh giá bài thi trắc nghiệm 5

55

Hình 3.6

Kết quả đánh giá bài thi lý thuyết và thực hành 1

56

Hình 3.7

Kết quả đánh giá bài thi lý thuyết và thực hành 2

57

Hình 3.8

Kết quả đánh giá bài thi lý thuyết và thực hành 3

57

Hình 3.9

Kết quả đánh giá bài thi lý thuyết và thực hành 4

58

Hình 3.10


Kết quả đánh giá bài thi lý thuyết và thực hành 5

58

SVTH: NGUYỄN THỊ THI _17SPT

6


Khóa luận tốt nghiệp

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
- Trong cơng cuộc đổi mới tồn diện ngành giáo dục, đổi mới phƣơng pháp
dạy học có ý nghĩa quyết định cần đƣợc triển khai ở các môn học và cấp học.
Một trong những định hƣớng đổi mới phƣơng pháp dạy học hiện nay là áp dụng
các phƣơng pháp dạy học tích cực đã đƣợc các nền giáo dục tiên tiến trên thế
giới áp dụng vào thực tiễn dạy học các môn học hiệu quả. Các phƣơng pháp dạy
học hiện đại đều có mục tiêu trung tâm là ngƣời học, phát huy năng lực nhận
thức, năng lực độc lập, sáng tạo, phát hiện và giải quyết vấn đề của ngƣời học.
Dạy học theo mơ hình lớp học đảo ngƣợc ( Flipped Classroom) là một trong
những phƣơng pháp dạy học hiện đại và đáp ứng đƣợc những yêu cầu nêu trên.
Thay vì giảng bài nhƣ thƣờng lệ, với mơ hình này, giáo viên lại là một ngƣời
hƣớng dẫn, còn ngƣời học thay vì tiếp thu kiến thức một cách thụ động từ giáo
viên, các em sẽ phải tự tiếp cận kiến thức ở nhà, tự mình trải nghiệm, khám phá,
tìm tịi các thông tin liên quan về bài học.
- Dạy học theo mơ hình đảo ngƣợc (Flipped Classroom) là một trong những
phƣơng pháp hiện đại và đáp ứng đƣợc những yêu cầu đổi mới phƣơng pháp dạy
học. Đây là mơ hình dạy học đƣợc nhiều giảng viên tại các trƣờng ở Mỹ.

Australia và nhiều nƣớc trên thế giới nghiên cứu và áp dụng rất hiệu quả, từ đó
đề xuất vận dụng mơ hình tại các cơ sở giáo dục đại học, sau đại học và hơn nữa
là tại các cấp THPT, THCS ở Việt Nam.
- Tổ chức dạy học Tin học 10 theo mơ hình lớp học đảo ngƣợc nhằm bồi
dƣỡng năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực tƣ duy của học sinh.
- Ngoài ra với sự hổ trợ của mơ hình lớp học đảo ngƣợc ( Flipped
Classroom) cịn giúp học sinh thích ứng và hịa nhập với xã hội hiện đại, hình
thành và phát triển cho học sinh năng lực tin học để học tập, làm việc và nâng
cao chất lƣợng cuộc sống, đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Xuất phát từ những lí do nêu trên, tơi chọn đề tài:

SVTH: NGUYỄN THỊ THI _17SPT

7


Khóa luận tốt nghiệp

“Phát triển năng lực tự học Tin học THPT cho học sinh lớp 10 trên mơ
hình lớp học đảo ngƣợc – Flipped classroom ”
2. Mục tiêu đề tài
- Ứng dụng mơ hình lớp học đảo ngƣợc (LHĐN) vào dạy học môn Tin học
cho học sinh phổ thông theo định hƣớng phát triển năng lực tự học nhằm giúp
học sinh học tập tự chủ, tự học và chủ động, sáng tạo, trải nghiệm, tích cực
khám phá kiến thức đáp ứng chƣơng trình giáo dục phổ thơng mới.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: Năng lực tự chủ- tự học mơn Tin học trên mơ hình
lớp học đảo ngƣợc.
- Khách thể nghiên cứu: HS lớp 10 trên địa bàn Tp Đà Nẵng.

3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Học sinh lớp 10 thuộc các trƣờng THPT trên đại bàn TP Đà Nẵng.
- Nghiên cứu một số tài liệu về đổi mới phƣơng pháp, về mơ hình lớp học
đảo ngƣợc và một số sách tham khảo liên quan đến đề tài.
- Nghiên cứu một số tài liệu về đổi mới phƣơng pháp giáo dục, tạp chí giáo
dục, tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS theo
định hƣớng năng lực…
- Nghiên cứu giải pháp và xây dựng hệ thống website trên mơ hình lớp học
đảo ngƣợc.
- Thực nghiệm sƣ phạm.
3.3. Giả thuyết khoa học
- Nếu thiết kế website, kế hoạch bài dạy, quy trình và chiến lƣợc dạy học theo
hƣớng phát triển năng lực môn Tin học THPT thơng sẽ góp phần nâng cao đƣợc năng
lực tự chủ tự học của HS, hỗ trợ GV trong tiết dạy.

3.4. Nhiệm vụ và nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triễn năng lực tự học cho
học sinh lớp 10 trên mơ hình lớp học đảo ngƣợc.

SVTH: NGUYỄN THỊ THI _17SPT

8


Khóa luận tốt nghiệp

- Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc thiết kế giáo án theo chƣơng trình giáo
dục phổ thông mới hỗ trợ dạy học môn Tin học.
- Nghiên cứu chƣơng trình sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo,
sách bài tập để xác định nội dung và cấu trúc kiến thức mà học sinh cần nắm

vững.
- Tiến hành thực nghiệm sƣ phạm tại trƣờng THPT nhằm xác định mức phù
hợp, tính khả thi, hiệu quả sƣ phạm của việc dạy học theo hƣớng phát triển năng
lực tự học co học sinh lớp 10 trên mơ hình lớp học đảo ngƣợc.
- Phân tích kết quả đánh giá học sinh.
- Đƣa ra nhận xét sau khi thực nghiệm sƣ phạm, đánh giá tính khả thi của
đề tài.
- Phân tích ƣu nhƣợc điểm để điều chỉnh cho phù hợp nếu cần.
3.5. Phƣơng pháp luận và các phƣơng pháp nghiên cứu
- Phƣơng pháp nghiên cứu lí thuyết.
+ Nghiên cứu sách giáo khoa, sách GV.
+ Nghiên cứu các công văn, chỉ thị và các văn kiện của Đảng và Nhà nƣớc,
văn kiện của Bộ Giáo dục và Đào tạo về vấn đề yêu cầu chất lƣợng giáo dục
trong thời kì đổi mới.
+ Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến đề tài.
- Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, khái quát các quan điểm, cơng trình
nghiên cứu đã có về lí luận và thực tiễn ở trong nƣớc và nƣớc ngoài về mơ hình
LHĐN phát triển năng lực và phẩm chất học sinh, làm cơ sở xây dựng khung lí
thuyết của đề tài, định hƣớng cho triển khai nghiên cứu thực tiễn.
- Phƣơng pháp thống kê tốn học thơng thƣờng để xử lí số liệu.
- Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm.
+ Tiến hành trị chuyện với GV và HS để tìm hiểu tình hình giảng dạy, học
tập tin học trong nhà trƣờng phổ thông hiện nay.
+ Kiểm chứng bƣớc đầu qua đợt thực tập sƣ phạm: sẽ tiến hành giảng dạy
thử nghiệm ở trƣờng THPT bằng mơ hình Flipped Classroom nhằm kiểm tra giả
thuyết khoa học, minh họa tính khả thi và tính hiệu quả của giải pháp đề xuất.

SVTH: NGUYỄN THỊ THI _17SPT

9



Khóa luận tốt nghiệp

- Phƣơng pháp thực nghiệm: Lựa chọn và phối hợp với trƣờng THPT
Nguyễn Thƣợng Hiền thành phố Đà Nẵng để triển khai thử nghiệm một số nội
dung trong chƣơng trình GDPT mới phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.
Kết quả của thực nghiệm sẽ khẳng định tính khả thi của mơ hình LHĐN chƣơng
trình đề xuất.
- Phƣơng pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học đƣợc sử dụng trong đề
tài này để xử lí, phân tích, đánh giá định lƣợng và định tính các kết quả nghiên
cứu, đảm bảo độ tin cậy và tính khách quan trong sai số cho phép, phần mềm
đƣợc dùng là SPSS hoặc Excell.
- Phƣơng pháp đo về cách đánh giá năng lực tự học: Đề tài đề xuất cách đo
năng lực tự học bằng các chỉ báo trong bộ các chỉ báo đƣợc lấy ra từ chƣơng
trình GDPT 2018. Qua bộ tiêu chí đánh giá năng lực HS trƣớc khi thực nghiệm
và sau khi thực nghiệm sẽ so sánh đánh giá kết quả và làm rõ sự khác nhau của
năng lực tự học của HS.

SVTH: NGUYỄN THỊ THI _17SPT

10


Khóa luận tốt nghiệp

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỄN
NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH LỚP 10 TRÊN MƠ HÌNH
LỚP HỌC ĐẢO NGƢỢC
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.1.1. Nước ngoài
Lớp học đảo ngƣợc đã, đang và là một mơ hình đƣợc nhiều nhà giáo dục, nhiều
giáo viên trên thế giới áp dụng vào tổ chức dạy học nhằm thay đổi hình thức tổ chức
dạy học so với hình thức truyền thống. Nếu ở lớp học truyền thống mơ hình giảng dạy
trực tiếp, khơng cá nhân hóa đƣợc việc học về khả năng, thời gian, thái độ, hành vi học
tập và sở thích học tập của môi cá nhân ngƣời học và mang lại ít những hoạt động giàu
trải nghiệm, thì ở lớp học đảo ngƣợc học sinh (HS) đƣợc linh hoạt về việc học, có
nhiều thời gian để nghiên cứu bài học qua các đoạn video, bài giảng của giáo viên
(GV) đƣợc đƣa lên internet, HS có thể học nhiều lần những nội dung bài giảng do giáo
viên cung cấp trên hệ thống học tập trực tuyến hay các đoạn video, khả năng tƣơng tác
giữa HS và giáo viên nhiều hơn, những HS vắng mặt vẫn có thể đƣợc học bài học mà
chính giáo viên giảng dạy họ ở trên lớp. Tuy nhiên, để tổ chức dạy học với lớp học đảo
ngƣợc cho mỗi đối tƣợng, mỗi HS/nhóm HS ở những trƣờng PT ở Việt Nam đòi hỏi
nhiều vấn đề đặt ra nhƣ: hệ thống hỗ trợ học trực tuyến, nguồn học liệu, nội dung dạy
học, mơ hình dạy học, lịch trình dạy học, bài giảng (PowerPoint, word, scrom, video,
audio) là một vấn đề rất khó khăn và tốn nhiều thời gian.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng với hình thức dạy học này đòi hỏi giáo viên (GV)
phải là những nhà sƣ phạm chuyên nghiệp. Vai trò một nhà sƣ phạm chuyên nghiệp
với các lớp flipped classroom thậm chí cịn khắt khe hơn trong các lớp học truyền
thống. Giáo viên khó áp dụng các mơ hình để các HS đƣợc học tập chủ động, sáng tạo,
trải nghiệm, tích cực khám phá kiến thức, ngƣời học thƣờng tiếp thu kiến thức một
cách thụ động nên kiến thức tiếp thu đƣợc không bền vững và khó hình thành các năng
lực cốt lõi để đáp ứng với thời đại trong thế kỉ XXI. Lớp học đảo ngƣợc ra đời là một
cải tiến trong mơ hình dạy học và hình thức tổ chức dạy học.
Một số cơng bố về PP LHĐN được cơng bố ở nước ngồi:
- Clyde Freeman Herreid, Nancy A. Schiller, Case Studies and the Flipped
Classroom, Journal of College Science Teaching, Vol. 42, No. 5, 2013 đƣa ra mối
SVTH: NGUYỄN THỊ THI _17SPT

11



Khóa luận tốt nghiệp
quan tâm làm sao dạy cho HS phát triển kỹ năng tƣ duy phê phán; thời gian chuẩn bị
cho việc triển khai lớp học nhƣ thế nào? và sự hợp tác của sinh viên cũng nhƣ việc
đảm bảo nội dung học tập cũng đƣợc đƣa ra thảo luận.
- Oyeleke Oluniyi, Olagunju Oluwayemisi Elizabeth, Ayamolowo Sunday
Joseph, Aribaba Foluso Oluwagbemiga, Pedagogical and Technical Implication of
Conversion from Face- to-Face to Blended Learning, Journal of Education and
Practice, Vol.5, No.30, 2014.
- Eun Man Choi, Applying Inverted Classroom to Software Engineering
Education, International Journal of e-Education, e-Business, e-Management and eLearning, Vol. 3, No. 2, April 2013 đã triển khai ứng dụng lớp học đảo ngƣợc vào đào
tạo công nghệ phần mềm, nghiên cứu cũng cho thấy thu đƣợc kết quả khả quan về kết
quả học tập cũng nhƣ thái độ tích cực của ngƣời học so với mơ hình dạy truyền thống,
đồng thời tác giả cũng đƣa ra các thách thức cho việc xây dựng các bài giảng đƣợc ghi
hình sao cho HS có thể tăng cƣờng hơn nữa các hoạt động học ở lớp.x
- Flipped Classroom thành công ở Mỹ
Theo một cuộc khảo sát do Sophia Learning và Flipped Learning Network tiến
hành hồi tháng 5, số lƣợng giáo viên áp dụng mơ hình Flipped Classroom trong giảng
dạy ở Mỹ tăng lên 78% trong năm 2014, so với chỉ 48% vào năm 2012. Trong đó, các
giáo viên tham gia khảo sát đều đồng ý rằng mơ hình này giúp thái độ học tập trong
lớp đƣợc cải thiện rất nhiều và điểm số của học sinh tăng lên 67% so với cách học
truyền thống. Ngoài ra, 3/4 trong tổng số 180.000 học sinh trung học tham gia cuộc
khảo sát Speak Up năm 2013 cũng đồng ý rằng Flipped Classroom mang lại hiệu quả
học tập cao hơn so với bình thƣờng. Với những ƣu điểm trên, Flipped Classroom đƣợc
nhiều cơ sở giáo dục ở Mỹ áp dụng trong giảng dạy, chủ yếu ở các bậc trung học và
đại học.[6]

1.1.2. Trong nước
Ở trong nƣớc, trong thời gian gần đây cũng đã có những kết quả nghiên cứu bƣớc

đầu về mơ hình dạy học này, nhƣ:
- Tác giả Nguyễn Văn Lợi (2014) đã bƣớc đầu trình bày cơ sở lí luận và nghiên
cứu về mơ hình dạy học đảo ngƣợc, phân tích những lợi ích cũng nhƣ những điểm cần

SVTH: NGUYỄN THỊ THI _17SPT

12


Khóa luận tốt nghiệp
lƣu ý khi sử dụng phƣơng thức lớp học nghịch đảo. Tác giả lƣu tâm nhiều đến các
bƣớc tạo bài giảng ghi hình phục vụ cho LHĐN.
- Trang Web Moon.vn cũng cho biết cơ sở dạy học ngoại ngữ cũng đã triển khai
dạy tiếng Anh văn theo hình thức dạy học đảo ngƣợc này.
- Khơng những vậy, phƣơng pháp lớp học đảo ngƣợc đã đƣợc sử dụng từ khá lâu
ở bậc đại học. Hiện nay đã có một số cơ sở giáo dục sử dụng mơ hình Flipped
Classroom trong giảng dạy nhƣ Đại học FPT, Anh ngữ Việt Mỹ VATC, Trung tâm
Anh ngữ Quốc tế Apollo và các trang web giáo dục trực tuyến nhƣ Zuni.vn và
Moon.vn. Đại học FPT đã triển khai mơ hình này trên 4 lớp với 100 sinh viên. Kết quả
cho thấy, số sinh viên thi đỗ thực hành tại Đại học FPT tăng từ 30% ở các lớp thông
thƣờng lên 53% khi áp dụng Flipped Classroom. Tuy nhiên, áp dụng cho bậc phổ
thơng thì chƣa phổ biến do chƣa có bất kỳ một cuộc tập huấn nào triển khai về phƣơng
pháp này dành cho GV phổ thông.
1.2. Về lý luận
1.2.1. Các khái niệm
a) Khái niệm năng lực

- Theo cách hiểu thông thƣờng, năng lực là sự kết hợp của tƣ duy, kĩ năng
và thái độ có sẵn hoặc ở dạng tiềm năng có thể học hỏi đƣợc của một cá nhân
hoặc tổ chức để thực hiện thành công nhiệm vụ (DeSeCo, 2002). Mức độ và

chất lƣợng hồn thành cơng việc sẽ phản ứng mức độ năng lực của ngƣời đó.
Chính vì thế, thuật ngữ “năng lực” khó mà định nghĩa đƣợc một cách chính xác.
Năng lực hay khả năng, kĩ năng trong tiếng Việt có thể xem tƣơng đƣơng với
các thuật ngữ “competence”, “ability”, “capability”, … trong tiếng Anh.
- Ở một nghiên cứu khác về phƣơng pháp dạy học tích hợp, Nguyễn Anh
Tuấn (Trƣờng Đại học Sƣ phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh) đã nêu một cách
khá khái quát rằng năng lực là một thuộc tính tâm lí phức hợp, là điểm hội tụ
của nhiều yếu tố nhƣ tri thức, kỹ năng, kĩ xảo, kinh nghiệm, sự sẵn sàng hành
động và trách nhiệm.

SVTH: NGUYỄN THỊ THI _17SPT

13


Khóa luận tốt nghiệp

- Các nhà tâm lí học cho rằng năng lực là tổng hợp các đặc điểm, thuộc tính
tâm lí của cá nhân phù hợp với yêu cầu đặc trƣng của một hoạt động nhất định
nhằm đảm bảo cho hoạt động đó đạt hiệu quả cao.
- Trong chƣơng trình dạy học định hƣớng phát triển năng lực, khái niệm
năng lực đƣợc sử dụng riêng biệt trong mỗi lĩnh vực mơn học và các bình diện
khác nhau:
+ Năng lực liên quan đến bình diện mục tiêu của dạy học: mục tiêu dạy học
đƣợc mô tả thông qua các năng lực cần hình thành;
+ Trong các mơn học, những nội dung và hoạt động cơ bản đƣợc liên kết
với nhau nhằm hình thành các năng lực;
+ Năng lực là sự kết nối tri thức, hiểu biết, khả năng, mong muốn...;
+ Mục tiêu hình thành năng lực định hƣớng cho việc lựa chọn, đánh giá
mức độ quan trọng và cấu trúc hóa các nội dung và hoạt động và hành động dạy

học về mặt phƣơng pháp;
+ Năng lực mô tả việc giải quyết những đòi hỏi về nội dung trong các tình
huống: ví dụ nhƣ đọc một văn bản cụ thể,.. Nắm vững và vận dụng đƣợc các
kiến thức cơ bản.
+ Các năng lực chung cùng với các năng lực chuyên môn tạo thành nền
tảng chung cho công việc giáo dục và dạy học;
+ Mức độ đối với sự phát triển năng lực có thể đƣợc xác định trong các
chuẩn:
Đến một thời điểm nhất định nào đó, HS có thể/phải đạt đƣợc những gì ?
- Nhƣ vậy, ta có thể nhận thấy rằng, khái niệm về năng lực đƣợc các tác giả
trong và ngoài nƣớc, các chuyên gia các lĩnh vực khác nhau định nghĩa, đƣợc
hiểu theo các nghĩa khác nhau, tùy vào mỗi lĩnh vực chuyên môn và tùy thuộc
vào hoàn cảnh đƣợc nhắc đến. Nhƣng nội hàm tƣơng đối thống nhất và khẳng
định rằng sự kết hợp giữa kiến thức, thái độ và kĩ năng là yếu tố quan trọng nhất
để hình thành năng lực tƣơng ứng trên cơ sở rèn luyện, trải nghiệm hoạt động
nhất định của mỗi cá thể hoặc tập thể.
SVTH: NGUYỄN THỊ THI _17SPT

14


Khóa luận tốt nghiệp

1.2.2. Đặc điểm của mơ hình lớp học đảo ngược
- Lớp học đảo ngƣợc (Flipped classroom) là một dạng lớp học CMS mà ở
đó ngƣời học tiếp thu nội dung bài học trực tuyến qua việc xem các video bài
giảng ở nhà còn bài tập về nhà hay bài tập thực hành thì GV và HS cùng thảo
luận và giải quyết ở trên lớp thay vì GV giảng bài trên lớp và sau đó học viên
thực hành ở nhà.
- Với mơ hình này sự tƣơng tác giữa ngƣời dạy và ngƣời học đƣợc trang cá

nhân hóa hơn, thay vì giảng bài nhƣ thƣờng lệ, GV bây giờ lại là một ngƣời
hƣớng dẫn. Học viên thay vì tiếp thu kiến thức thụ động từ GV sẽ phải tự tiếp
cận kiến thức tại nhà. Mơ hình nay đang đƣợc áp dụng trên nhiều nƣớc trên thế
giới và đƣợc biết đến với tên: “Flipped Classroom” hay “lớp học đảo ngƣợc”
hay “phƣơng pháp Thayer”

Hình 1.1: Mơ hình lớp học đảo ngược và lớp học truyền thống

 Lịch sử hình thành và phát triển.
- Eric MaZur đã phát triển phƣơng pháp hƣớng dẫn theo cặp vào những
năm 20 của thế kỉ XX. Ông nhận thấy rằng việc sử dụng máy tính trong việc
giảng dạy giúp ông hƣớng dẫn học viên chứ không phải diến thuyết. Lage, Platt
và Treglia cho xuất bản bài báo học thuật lớp học đảo ngƣợc: “Cánh cửa giáo
dục toàn diện” vào năm 2000. Năm 1993, Alison King xuất bản “Từ một nhà
hiền triết xa vời trên bục giảng tới một ngƣời hƣớng dẫn trong cuốn “Dạy học
đại học” tập 41, số 1 (Winter, 1993), trang 30-35. Baker trình bày “Lớp học đảo
ngƣợc: sử dụng cơng cụ quản lí khóa học trực tuyến để GV trở thành ngƣời
hƣỡng dẫn tại hội thảo quốc tế lần thứ 11 về dạy và học đại học. Bài báo của
Baker đƣa ra một mơ hình mẫu của một lớp học đảo ngƣợc.
SVTH: NGUYỄN THỊ THI _17SPT

15


Khóa luận tốt nghiệp

- Bắt đầu vào mùa thu năm 2000, trƣờng đại học Wisconsin-Madison đã sử
dụng phần mềm để thay thế các bài giảng ngành công nghệ thông tin trên lớp
bằng các video bài giảng của GV có slides đi kèm. Các tác giả Lage, Platt và
Treglia xuất bản cơng trình “Đảo ngƣợc lớp học- cánh cửa dẫn đến sự sáng tạo

mơi trƣờng học tập trọn vẹn”, trong đó giới thiệu các nghiên cứu về lớp học đảo
ngƣợc tại các trƣờng cao đẳng. Năm 2011, hai trung tâm ở Wisconsin
Collaboratory for Enhanced Learning đã đƣợc thành lập để tập trung vào lớp học
đảo ngƣợc.
- Năm 2004, Salman Khan bắt đầu thu âm và làm video theo yêu cầu của
ngƣời em họ. Cô em họ thấy rằng những video bài học giúp cô bỏ qua những
phần mà cô đã nắm chắc và xem lại những phần mà cơ cịn chƣa hiểu. Mơ hình
của Khan chính là mơ hình dạy học theo cặp 1-1. Các video của học viện Khan
(Khan Academy) đƣợc sử dụng nhƣ một phần chiến thuật dạy học của các nhà
giáo dục.
- Trong bài thuyết trình “Lớp học đảo ngƣợc” (2006), Tenneson và
McGlasson trình bày một phƣơng cách cho GV cân nhắc xem họ có nên đảo
ngƣợc lớp học của mình hay khơng và đƣa ra các cách để cải tiến quá trình dạy.
Đồng thời, bà thuyết trình này cũng đi sâu vào hệ thống quản lí việc học trên
máy tính.
- Giáo sƣ Bill Brantley trình bày một mơ hình lớp học đảo ngƣợc ở Hội
thảo dạy và học của Hiệp hội khoa học chính trị Mỹ tháng 2/2007. Ông miêu tả
cách sử dụng hai phiên bản cho lớp học trong khi gửi tài liệu qua phần mềm
Learning Management System (LMS).
- Vào năm 2007, Jeremy Strayer công bố một nghiên cứu thực hiện tại Đại
học bang Ohio với nhan đề “Những ảnh hƣởng của lớp học đảo ngƣợc đối với
môi trƣờng học: so sánh hoạt động giữa lớp học truyền thống và lớp học đảo lộn
có sử dụng một hệ thông minh”. Nghiên cứu nêu bật lên tầm quan trọng của việc
chú trọng tới sự liên kết của hoạt động trên lớp và ngồi lớp học có thể tiêu cực
hoặc tích cực ảnh hƣởng tới việc tham gia học của HS. Cùng năm này, Jonathan
SVTH: NGUYỄN THỊ THI _17SPT

16



Khóa luận tốt nghiệp

Bergmann và Aaron Sams, hai GV hóa học trƣờng THPT Woodland Park, ghi
lại những bài giảng của mình và cung cấp cho HS vì nhiều lý do khác nhau đã
không đến lớp một cách đầy đủ để theo kịp chƣơng trình, qua đó họ đã xây dựng
mơ hình flipped classroom, làm thay đổi hồn tồn cách dạy của GV, cách học
của HS, giúp HS cải thiện rõ rệt năng lực của bản thân từ ghi nhớ, hiểu đến vận
dụng thực tế.
- Ở Mỹ, phần lớn các cơ sở giáo dục đã đảo ngƣợc quy trình nghe giảng bài
trên lớp, về nhà làm bài tập. Mơ hình dạy học mới này đƣợc gọi là Flipped
Classroom hay Lớp học Đảo ngƣợc, đƣợc áp dụng khoảng 10 năm nay.
- Theo một cuộc khảo sát do Sophia Learning và Flipped Learning Network
tiến hành hồi tháng 5, số lƣợng GV áp dụng mơ hình Flipped Classroom trong
giảng dạy ở Mỹ tăng lên 78% trong năm 2014, so với chỉ 48% vào năm 2012.
Trong đó, các GV tham gia khảo sát đều đồng ý rằng mơ hình này giúp thái độ
học tập trong lớp đƣợc cải thiện rất nhiều và điểm số của HS tăng lên 67% so
với cách học truyền thống. Ngoài ra, 3/4 trong tổng số 180.000 HS trung học
tham gia cuộc khảo sát Speak Up năm 2013 cũng đồng ý rằng Flipped
Classroom mang lại hiệu quả học tập cao hơn so với bình thƣờng. Với những ƣu
điểm trên, Flipped Classroom đƣợc nhiều cơ sở giáo dục ở Mỹ áp dụng trong
giảng dạy, chủ yếu ở các bậc trung học và đại học. Năm 2015, mơ hình này
đƣợc bầu chọn trong top 5 những xu hƣớng trong công nghệ giáo dục Mỹ.
- Ở Việt Nam, phƣơng pháp lớp học đảo ngƣợc đã đƣợc sử dụng từ khá lâu
ở bậc đại học. Hiện nay đã có một số cơ sở giáo dục sử dụng mơ hình Flipped
Classroom trong giảng dạy nhƣ Đại học FPT, Anh ngữ Việt Mỹ VATC, Trung
tâm Anh ngữ Quốc tế Apollo và các trang web giáo dục trực tuyến nhƣ Zuni.vn
và Moon.vn. Đại học FPT đã triển khai mơ hình này trên 4 lớp với 100 sinh
viên. Kết quả cho thấy, số sinh viên thi đỗ thực hành tại Đại học FPT tăng từ
30% ở các lớp thông thƣờng lên 53% khi áp dụng Flipped Classroom. Tuy
nhiên, áp dụng cho bậc phổ thơng thì chƣa phổ biến do chƣa có bất kỳ một cuộc

tập huấn nào triển khai về phƣơng pháp này dành cho GV phổ thông.
SVTH: NGUYỄN THỊ THI _17SPT

17


Khóa luận tốt nghiệp

1.2.3. Phát triển năng lực tự chủ - tự học
a) Khung năng lực tự chủ - tự học
NL1A:

- Ln chủ động, tích cực thực hiện những cơng việc của

Tự lực

bản thân trong học tập và trong cuộc sống.
- Biết giúp đỡ ngƣời sống ỷ lại vƣơn lên để có lối sống tự
lực.

NL1B:
Tự
NL1

khẳng

Năng lực

định và


tự chủ và

bảo vệ

tự học

quyền,

- Biết khẳng định và bảo vệ quyền, nhu cầu cá nhân phù
hợp với đạo đức và pháp luật.

nhu cầu
chính
đáng
NL1C
Tự điều
chỉnh
tình

- Đánh giá đƣợc những ƣu điểm và hạn chế về tình cảm,
cảm xúc của bản thân.
- Tự tin, lạc quan.
- Biết tự điều chỉnh tình cảm, thái độ, hành vi của bản thân.

cảm, thái - Ln ln bình tĩnh và có cách cƣ xử đúng.
độ, hành - Sẵn sàng đón nhận và quyết tâm vƣợt qua thử thách trong
vi của

học tập và đời sống.


mình

- Biết tránh các tệ nạn xã hội.

NL1D

- Điều chỉnh đƣợc hiểu biết, kĩ năng, kinh nghiệm của cá

Thích

nhân cần cho hoạt động mới, mơi trƣờng sống mới.

ứng với

- Thay đổi đƣợc cách tƣ duy, cách biểu hiện thái độ, cảm

cuộc

xúc của bản thân để đáp ứng với yêu cầu mới, hoàn cảnh

sống

mới.
- Nhận thức đƣợc cá tính và giá trị sống của bản thân.

NL1E

- Nắm đƣợc những thơng tin chính về thị trƣờng lao động,

Định


về yêu cầu và triển vọng của các ngành nghề.

SVTH: NGUYỄN THỊ THI _17SPT

18


Khóa luận tốt nghiệp
hƣớng
nghề
nghiệp

- Xác định đƣợc hƣớng phát triển phù hợp sau trung học
phổ thông.
- Lập đƣợc kế hoạch, lựa chọn học các môn học phù hợp
với định hƣớng nghề nghiệp của bản thân.
- Xác định đƣợc nhiệm vụ học tập dựa trên kết quả đã đạt

NL1F

đƣợc.

Tự học,

- Biết đặt mục tiêu học tập chi tiết, cụ thể, khắc phục những

tự hoàn

hạn chế.


thiện

- Đánh giá và điều chỉnh đƣợc kế hoạch học tập.
- Hình thành cách học riêng của bản thân.
- Tìm kiếm, đánh giá và lựa chọn đƣợc nguồn tài liệu phù
hợp với mục đích, nhiệm vụ học tập khác nhau.
- Ghi chép thơng tin bằng các hình thức phù hợp, thuận lợi
cho việc ghi nhớ, sử dụng, bổ sung khi cần thiết.
- Tự nhận ra và điều chỉnh đƣợc những sai sót, hạn chế của
bản thân trong quá trình học tập.
- Suy ngẫm cách học của mình, rút kinh nghiệm để có
thể vận dụng vào các tình huống khác.
- Biết tự điều chỉnh cách học.
- Biết thƣờng xuyên tu dƣỡng theo mục tiêu phấn đấu cá
nhân và các giá trị công dân.

Bảng 1.1: Khung năng lực tự chủ - tự học
b) Quy trình tự học
- Để sát với lịch trình giảng dạy và phát huy đƣợc tính tự học của HS cao hơn,
chúng ta có thể sử dụng hai hình thức xây dựng kế hoạch TCDH theo theo chủ đề
(Topics) và xây dựng theo tuần học tập (Weeks).
Nội dung

Nội dung chi tiết

chính

Sau khi học xong HS đạt đƣợc
Mục tiêu


1. Về kiến thức: Liệt kê những kiến thức HS lĩnh hội đƣợc theo mức độ
nhận thức Bloom
2. Về kỹ năng: Trình bày các kỹ năng HS có thể rèn luyện đƣợc

SVTH: NGUYỄN THỊ THI _17SPT

19


Khóa luận tốt nghiệp
3. Về thái độ: Thể hiện những phẩm chất cần giáo dục đƣợc cho HS sau
khi học xong chủ đề.
Giới thiệu
nhiệm vụ
Cụ thể
nhiệm vụ
HS làm việc
với nhau
nhƣ thế
nào?

Giới thiệu chung các nhiệm vụ của cả lớp phải thực hiện thể hiện bằng
các câu hỏi HS phải đọc tài liệu để hoàn thành chuẩn bị trƣớc khi đến
lớp.
Nhiệm vụ cụ thể cho cá nhân và các nhóm. Giao nhiệm vụ bằng các câu
hỏi, HS chuẩn bị câu hỏi ở nhà và thảo luận với nhau. Khi cần GV sẽ
giải thích và thảo luận cùng HS
Giới thiệu phƣơng pháp làm việc và nghiên cứu vấn đề và các nhiệm vụ
tổ chức học tập HS cần thực hiện. Hƣớng dẫn cách để đạt đƣợc các mục

tiêu dạy học đề ra. Những vật dụng chuẩn bị để học tập tốt.

Thời gian

Bao gồm thời gian, số tiết học trên lớp và ngoài lớp: thời gian học lý

thực hiện

thuyết, sinh hoạt nhóm, seminar, tự làm bài tập, tự học…

Tài liệu
tham khảo
Những điều
HS mong
đợi ở GV
Đánh giá
Phƣơng
châm
học tập

Giới thiệu cụ thể những tài liệu HS phải đọc, đặc biệt cần là cụ thể từ
trang nào đến trang nào, nội dung gì HS phải đọc, phải trả lời những câu
hỏi gì sau khi đọc xong kiến thức đó.
Thơng báo tên GV, thời gian có mặt tại khoa trong tuần, email, số điện
thoại hỗ trợ, địa chỉ các website chứa tài liệu tham khảo
Quy định điểm đánh giá chuyên cần, làm bài tập quá trình, bài kiểm tra
giữa kỳ và thi cuối học kỳ, trọng số của từng cột điểm.
Nêu câu châm ngôn hoặc quy tắc học để nói lên phƣơng pháp chung của
q trình học tập
Bảng 1.2. Kế hoạch TCDH theo chủ đề


- Tƣơng ứng với từng nội dung, GV sẽ chia các chủ đề để HS nghiên cứu. Các
nhóm hoặc cá nhân học viên phải hoàn thành nội dung kiến thức trong thời gian nhất
định. GV sẽ có giờ gặp HS để giải đáp những thắc mắc của cá nhân hoặc nhóm. Sau
khi hồn thành từng chủ đề GV sẽ có các bài kiểm tra đan xen vào lịch học, HS sẽ
hoàn thành các nội dung đƣợc GV giao và kết thúc học phần bằng bài kiểm tra hoặc
bài tập lớn.
Trƣớc khóa học

SVTH: NGUYỄN THỊ THI _17SPT

Tuần 1

Tuần 2

Tuần

20


Khóa luận tốt nghiệp

Nội
Chuẩn bị tồn bộ nội
Nội dung chính Nội dung chính dung
Nội dung
dung, kế hoạch TCDH
tuần 1
tuần 2
chính

của tuần
cho học phần
tuần …
- HS sẽ nhận đƣợc:
+ Đƣờng dẫn website

Chủ đề thảo luận Chủ đề thảo luận …
trực tiếp:
của tuần 2: …

Hoạt

động của + Tài liệu cung cấp
+ Chƣơng trình và thời - Bài tập tuần 1
HS

- Nhắc lại những
kiến

thức

thảo

gian của học phần
- Yêu cầu HS:

- Sự cộng tác của luận ở tuần 1:…
HSlà gì? Nội dung - Những phản hồi

+ Tìm tài liệu học tập

+ Vào các trang
website tìm hiểu,
nghiên cứu trƣớc
+ Tìm hiểu cơ bản tồn

cơng việc cụ thể
giao cho HS.
- Hạn chót để nộp
bài tập tuần 1
- Những nội dung

bộ nội dung học tập...

HS chuẩn bị cho nhiệm vụ tuần tiếp
tuần 2………
theo

- Tìm hiểu nhu cầu cá
nhân HS, các điều kiện
Hoạt
động của TCDH
- Trả lời các câu hỏi
GV
HS thắc mắc khi đăng
ký học phần

của GV về bài tập
tuần 1
- Hoàn thành các
bài tập tuần 2

- Chuẩn bị trƣớc

- Chỉ đạo quá trình …
học tập của HS
trên lớp và ở nhà
- Cung cấp các vấn
đề thảo luận
- Đƣa ra những



- Thiết kế chƣơng trình phản hồi trực tiếp
học tập và hƣớng dẫn trên lớp
HS nghiên cứu
Tổ chức dạy học:
- Để DH hiệu quả, GV cần phải có phƣơng pháp TCDH hợp lý để truyền tải hết
kiến thức đến HS. GV chỉ giảng giải những vấn đề cốt lõi, quan trọng, nâng cao, mở
rộng và khó. Những vấn đề dễ, HS đã chuẩn bị ở nhà GV chỉ cần kiểm tra mức độ
hồn thành của nhóm hoặc cá nhân thơng qua các câu hỏi trong q trình tìm hiểu kiến
thức khó. Đồng thời GV cần sử dụng phối hợp các kỹ thuật dạy học tích cực phát huy
tính tự học, tự nghiên cứu của HS: công não, tia chớp, thảo luận nhóm nhỏ…

SVTH: NGUYỄN THỊ THI _17SPT

21


Khóa luận tốt nghiệp
 e-Learning hổ trợ GV trong quá trình giảng dạy theo mơ hình lớp học đảo
ngược:

 Ở giai đoạn chuẩn bị trƣớc khi dạy học nếu GV phát tài liệu cung cấp trƣớc cho
HS là rất tốn kém vì GV thƣờng dạy nhiều lớp, tài liệu tham khảo giới thiệu cho HS
nhiều, GV không thể photo để đáp ứng đƣợc số lƣợng HS có nhu cầu về tài liệu. Khắc
phục điều này, e-Learning hỗ trợ cập nhật học liệu lên hệ thống, phân phối tài liệu theo ý
muốn tới từng HS, HS chỉ cần lƣu trong máy tính mở ra, in để học bất cứ lúc nào.
 Mặt khác nhờ có e-Learning, GV có thể xây dựng kế hoạch dạy học dễ dàng.
Trong quá trình dạy học, kế hoạch dạy học có thể bất ngờ có sự thay đổi đột xuất vì
một lý do khách quan nhƣ do phƣơng tiện (phòng học bị thay đổi, thời gian bị thay
đổi,...), nhƣng kế hoạch dạy học - “bản hợp đồng” đã phát cho HS nên GV muốn “hợp
đồng lại” để cập nhật nội dung thì rất khó khăn. Với khó khăn này,
e-Learning hỗ trợ việc cập nhật thơng tin dễ dàng mà vẫn đảm bảo đồng thời tất
cả HS và GV cùng có chung một kế hoạch dạy học thống nhất mới nhất.
 Ngoài ra để biết đƣợc thực trạng, nhu cầu của HS trƣớc khi học từ đó GV có
phƣơng án tối ƣu trong dạy học và hỗ trợ những khó khăn của HS là rất khó vì GV
chƣa gặp mặt HS trên lớp. Khi sử dụng e-Learning, nó hỗ trợ cho HS phát hành phiếu
điều tra điện tử, hỗ trợ GV thu nhận và xử lý kết quả, giúp GV có kết quả một cách
nhanh chóng.
 Từ những phân tích trên, việc sử dụng e-Learning trƣớc khi dạy học hỗ trợ GV
và HS ở những công việc cụ thể sau:
TÌM HIỂU ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

Khai thác
Hỗ trợ GV

- Bài giảng
- Giáo trình

Thư viện
điện tử tham
khảo


- Video
- Mô phỏng

Tải về tham

THIẾT KẾ BÀI

khảo/

GIẢNG ĐIỆN

sử dụng

TỬ

- Phần mềm
TÌM HIỂU THỰC TRẠNG SV

Hình 1.2. Hệ thống e-Learning hỗ trợ GV trước khi đến lớp

SVTH: NGUYỄN THỊ THI _17SPT

22


Khóa luận tốt nghiệp
- Thứ nhất, GV khai thác thƣ viện điện tử, tải về bài giảng, giáo trình để tham
khảo hoặc tải các video clip, các phần mềm, ảnh minh họa, flash mơ phỏng... để sử
dụng trong q trình biên soạn bài giảng điện tử và cập nhật ĐCCTHP.

- Thứ hai, GV copy và dán các đƣờng liên kết đến học liệu đã đƣợc cập nhật sẵn
trên hệ thống, cung cấp cho HS để lập kế hoạch học tập, nhờ đó HS có thể truy cập vào
dữ liệu trực tuyến để học tập đúng tài liệu mà không phải mất cơng tìm kiếm.
- Thứ ba, GV cập nhật, thay đổi nội dung khi TCDH ở các lớp khác nhau một
cách dễ dàng. Với sự hỗ trợ của e-Learning, GV có thể scan các giáo trình, sách bài
tập, tải các file tài liệu tham khảo lên hệ thống, liên kết đƣờng link tới các website trên
internet để giới thiệu cho HS học tập. E-Learning có thể giúp ngƣời học tiếp cận khối
lƣợng thông tin khổng lồ của nhân loại với sự hỗ trợ của Google hoặc Yahoo. Ngƣời
dạy và ngƣời học có thể tìm kiếm bất kỳ một nội dung kiến thức liên quan đến bài học
(nếu có) ở trên mạng Internet.
- Thứ tƣ, GV thông báo kế hoạch dạy học từng tuần hoặc từng nội dung để HS
thực hiện các nhiệm vụ về nhà và chuẩn bị bài mới trƣớc khi đến lớp. Cuối mỗi phần
tự học, GV kiểm tra HS bằng cách đƣa ra một số vấn đề thảo luận trên diễn đàn, yêu
cầu HS hoàn thành một số bài tập. Điều này rất phù hợp với hoạt động học bài cũ ở
nhà của HS, lúc khơng cịn trực tiếp gặp GV nữa.
- Thứ năm, GV kiểm soát, theo dõi tiến độ học tập ở nhà của HS, đánh giá
chính xác năng lực và sự tiến bộ của mỗi HS khi tham gia học tập cá nhân hoặc học
theo nhóm. Tất cả HS vào tự học GV đều có thể kiểm tra đƣợc số lần tham gia, thời
gian tự học và mức độ hoàn thành các bài tập, bài kiểm tra.
- Thứ sáu, GV nhắc nhở HS học tập, thông báo nhanh các thông tin khi cần thiết
cho tồn thể HS biết: thơng tin về thời hạn, nội dung học tập. Những thông tin này định kỳ
sẽ đƣợc gửi về email của HS hoặc hiển thị trên màn hình khi HS vào học. Vì vậy, việc
giao nhiệm vụ HS tự học thƣờng xuyên hơn, giúp cho HS có ý thức học tập tốt.
- Thứ bảy, GV tìm hiểu nhu cầu HS về giáo trình, tài liệu tham khảo,... kịp thời
nắm bắt về những khó khăn của HS khi thực hiện kế hoạch học tập, từ đó có phƣơng
án hỗ trợ kịp thời giúp HS học tập tốt hơn.
 e-Learning hỗ trợ HS tự học, tự hoàn thành các nhiệm vụ:

SVTH: NGUYỄN THỊ THI _17SPT


23


Khóa luận tốt nghiệp

Lập kế hoạch học tập
Tương tác
SV

Học liệu trên hệ

Tự nghiên cứu
Khó
khăn

thống
Thảo luận, học nhóm

Hồn
thành
các
nhiệm
vụ

Cung cấp

Tự ơn tập, KTĐG
Hỗ trợ

GV


Hình 1.3. Hệ thống e-Learning hỗ trợ HS trước khi đến lớp
- Thứ nhất: HS dựa trên kế hoạch TCDH của GV đƣợc cập nhật trên hệ thống
e-Learning, lập kế hoạch học tập với mục tiêu cụ thể trong đó phân biệt đƣợc việc
chính với việc phụ, việc làm ngay với việc sẽ phải làm; đánh giá kết quả thực hiện
mục tiêu phấn đấu để từng bƣớc tích luỹ KQHT; lập thời gian biểu với kế hoạch phân
bổ thời gian cụ thể từng tháng, tuần, buổi học dựa trên kế hoạch học tập của học kỳ,
năm học.
- Thứ hai: với những học liệu đƣợc GV cung cấp trên hệ thống, HS có thể cập
nhật thơng tin học tập, tự nghiên cứu các tài liệu học tập mà GV cung cấp, định hƣớng,
trả lời những câu hỏi đã đƣợc đặt ra. Tránh trƣờng hợp không nghiên cứu trƣớc tài liệu
lên lớp, phải chép lại những nội dung đã có trong tài liệu phổ biến trên hệ thống eLearning.
- Thứ ba: các diễn đàn trao đổi trên hệ thống e-Learning hỗ trợ HS tham gia thảo
luận, đặt ra các câu hỏi để thảo luận và hỗ trợ nhau. Qua diễn đàn HS có thể nhờ GV
gợi ý, hƣớng dẫn hoặc hỗ trợ tìm cách giải quyết những vấn đề, các khái niệm, các hệ
quả của khái niệm, các định luật, các nguyên tắc cơ bản, nâng cao và mở rộng... mà
mình chƣa nắm vững.
- Thứ tư: thông qua tham gia sinh hoạt nhóm trên diễn đàn, các nhóm nhỏ HS có
thể chia sẻ quan điểm, ý tƣởng trong nghiên cứu bài mới hoặc giải quyết các bài tập
khó của bài cũ. Từ đây có thể tự học đƣợc cách giải quyết những vấn đề khoa học, học
đƣợc cách giao tiếp, cách trình bày diễn giải bằng lời, học cách thuyết phục, học cách

SVTH: NGUYỄN THỊ THI _17SPT

24


×